XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đánh giá lại các cuộc đi biển của Trịnh Hòa

Tác giả : Geoff Wade
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới thiệu
Ngày nay trên toàn thế giới, hoặc chí ít là trong các xã hội Trung Quốc, xuất hiện một loạt vấn đề có thể được coi là nhận thức “phổ thông” về viên đô đốc hoạn quan thời Minh Trịnh Hòa và các chuyến hải hành do ông chỉ huy vào đầu thế kỷ 15. Các quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng bằng các đoạn trích dưới đây:
從鄭和時代到社會主義建設新時期,鄭和下西洋的事跡成爲中華民族進行愛國主義教育的一片很好的教材. 黃慧珍薛金度《鄭和研究八十年 》.
“Từ thời Trịnh Hòa đến các giai đoạn mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành tựu của Trịnh Hòa trong những chuyến hải hành của ông đến Tây Dương đã trở thành những tư liệu tuyệt hảo để tiến hành giáo dục lòng yêu nước cho dân tộc Trung Hoa”. [Hoàng Tuệ Trân, Tiết Kim Độ]
正是这样友好的外交活动,郑和七次下西洋的整个活动中没有占领邻国一寸土地,没有建立一个军事要塞,没有夺取他国一份财富,在商业,贸易活动当中,采取了厚往薄来的做法,赢得了沿途各国人民的欢迎和赞扬. 中國交通部副部长徐祖远, 2004 年 7 月
 “Vì vậy mà đây là những hoạt động ngoại giao hữu hảo. Trong toàn bộ bảy chuyến hải hành đến Tây Dương, Trịnh Hòa không hề chiếm một tấc đất, lập một cứ điểm, hoặc chiếm đoạt bất cứ chút tài vật nào của các nước láng giềng. Trong các hoạt động thương mại, mậu dịch, ông dùng phép hậu vãng bạc lai, cho nhiều hơn nhận, vì vậy mà được tất cả người dân các nước dọc tuyến ven biển ông đi chào đón, ngợi khen” [Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Từ Tổ Viễn, tháng 7 năm 2004].    
“鄭和是歷史上最偉大的航海家” 陳達生 《亞洲文化》第27 期, 2003 年 6 月
“Trịnh Hòa là nhà hàng hải vĩ đại nhất trong lịch sử” [Trần Đạt Sinh, Á châu văn hóa, số 27, tháng 6 năm 2003]
鄭和是明代偉大的航海家, 傑出的和平友好使者, 他率領近3万人的龐大船隊, 7次遠航亞, 非30多個國家和地區,為世界的航海事業,為中國與各國的友好作出了卓越的貢獻.孔遠志《鄭和與馬來西亞 》2000 年出版.
“Trịnh Hòa là nhà hàng hải vĩ đại thời nhà Minh, là một sứ giả hòa bình hữu nghị kiệt xuất. Ông đã chỉ huy một đội thuyền lớn gần 3 vạn người trong 7 chuyến đi biển đến hơn 30 quốc gia xa xôi ở châu Á và châu Phi. Do đó ông đã có những đóng góp kiệt xuất cho ngành hàng hải thế giới và cho tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước khác. [Khổng Viễn Chí, Trịnh Hòa và Malaysia, xuất bản năm 2000].
Đây là những nhận định của những con người ở các vị trí khác nhau:
1) Hai học giả nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khảo sát hầu hết các nghiên cứu về Trịnh Hòa từ xưa đến nay;
2) Một quan chức chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm Trịnh Hòa lần đầu tiên dẫn đội tàu biển đến Đông Nam Á;
3) Trần Đạt Sinh, chủ tịch Hội Trịnh Hòa Quốc tế có trụ sở tại Singapore, và là người xây dựng Bảo tàng Trịnh Hòa và tổ hợp các hệ thống bán lẻ và khách sạn ở Malacca;  
4) Khổng Viễn Chí, một học giả về Đông Nam Á tại Đại học Bắc Kinh.
Bốn nhận định trên chỉ là một số nhỏ trong vô số đánh giá tương tự, khá phổ biến trong các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung Quốc về nhà hàng hải hoạn quan và vị thế của ông trong lịch sử Trung Quốc và toàn cầu.
Vì vậy mà quan điểm truyền thống và chính thống về Trịnh Hòa, ít nhất là theo truyền thống Trung Quốc, đó là vào thời Hoàng đế Vĩnh Lạc, họ đã 7 lần cử sứ bộ (còn sứ bộ thứ 8 vào năm 1424 thường bị bỏ qua) dẫn các đội tàu ra nước ngoài, đó là người dạn dày sóng gió có sứ mệnh đi đến các miền đất xa để xây dựng các mối quan hệ hữu hảo với người trị vì ở các vùng đất đó. Người ấy đã tham gia vào công việc thương mại trên tuyến đó và đã đưa nhiều thủ lĩnh nước ngoài trở về Trung Quốc để cống nạp lên triều đình. Rõ ràng là với ý định tổ chức 600 năm Trịnh Hòa lần đầu tiên đi biển đến các chính thể của nơi ngày nay được gọi là Đông Nam Á và Ấn Độ Dương (năm 2005), làm cho người ta chú ý đến các chuyến đi biển và vị thế của Trịnh Hòa nhiều hơn trong lịch sử thế giới. Được chú ý nhiều hơn thì rõ ràng là sẽ có nhiều quan điểm khác nhau hơn. Với tư cách là một phần của quá trình này, tôi muốn đưa ra một cái nhìn mang tính xét lại về các chuyến đi biển của ông, động lực, chức năng của các chuyến đi, và về chính viên hoạn quan đã dẫn đầu các chuyến đi đó.       
Trịnh Hòa: Con người và các Chuyến đi
Con người này là ai? Tích truyện về một gã trai Vân Nam, có họ Mã, bị bắt trong cuộc xâm chiếm của quân Minh đến vùng này và đã bị hoạn để phục dịch như một hoạn quan trong cung đình, đã trở nên rất phổ biến. Ông trở thành một người thân tín của朱棣 Chu Lệ, con trai của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, và sau đó theo ông khi ông nhận tước phong 燕 王 Yên vương với  thái ấp tại vùng Bắc Kinh ngày nay. 鄭和Trịnh Hòa (cái tên do Yên vương đặt cho) đã chiến đấu với quân Mông bên cạnh Chu Lệ, và khi Chu Lệ phát động chống lại người cháu là 建文 Kiến Văn đế năm 1399 thì Trịnh Hòa theo ông về miền nam, đến Nam Kinh và lập một chế độ mới ở đó. Với tư cách là Hoàng đế mới, Chu Lệ đặt tên triều đại bằng hiệu Vĩnh Lạc, và cái tên này đã trở nên nổi tiếng gắn liền với Chu Lệ.
Sự mở rộng dưới thời Vĩnh Lạc
Để khảo sát các cuộc hải hành mà Trịnh Hòa đã thực hiện, trước hết chúng ta hãy xem xét bối cảnh của các cuộc đi đó. Cuộc tấn công quân sự của vị hoàng đế từ Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) về phía nam đã không dừng lại ở kinh đô nhà Minh đóng ở Nam Kinh ngày nay. Hơn nữa, Vĩnh Lạc đã quyết định cố gắng bành trướng ảnh hưởng của mình đến khắp những vùng đất đã biết. Cuối cùng, ông đã theo đuổi ba mũi tấn công về phương nam:  
  1. a) Cuộc xâm chiếm các chính thể Thái ở Vân Nam
Năm 1369, chỉ một năm sau khi Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh, ông đã gửi chiếu chỉ cho 雲南日本等國 Vân Nam, Nhật Bản đẳng quốc, các nước như Vân Nam, Nhật Bản. [2] Sự thừa nhận Vân Nam như một “nước” bên ngoài lãnh thổ nhà Minh sau đó đã nhanh chóng thay đổi. Vào năm 1380, Vân Nam được coi là “lãnh thổ của Trung Quốc từ thời Hán” [3], tạo cơ sở đạo lý cho cuộc xâm lăng vùng này. Sau đó, năm 1382, nhà Minh đã huy động khoảng 250.000 quân tấn công vào các chính thể vùng này, chiếm大理 Đại Lý, 庐江, Lư Giang và 金歯 Kim Xỉ, rồi thành lập các khu gia binh người Hán trên tòa bộ vùng đó. Nhờ đó, Minh Thái tổ đã kiểm soát được toàn bộ các trung tâm chính của vùng tây bắc Vân Nam ngày nay, bao gồm cả những khu vực của người Thái. Các vùng đất bị Hán hóa này được hấp thụ vào Vân Nam của nhà Minh. [4] 
Trong quá trình đồng hóa dần dần của nhà Minh, các chính thể này đã phải chịu hàng loạt yêu sách cống nạp, lao dịch và các loại thuế khóa, kể cả binh dịch. Điển hình là chính thể 才卯 Tài Mão của 麓川,平緬 Lộc Xuyên, Bình Miễn [5], nhà Minh đòi 15.000 con ngựa, 500 con voi, và 30.000 con trâu của thủ lĩnh Si Lun Fa vào năm 1397. [6] Đó là thực chứ không phải là những con số biểu trưng. Tiếp theo nhà Minh còn đòi thu một lượng bạc lớn (thay cho lao dịch) từ chính thể này. Số lượng bổ thu hàng năm, lúc đầu là 6900 lượng [7], và sau đó gần như tăng lên gấp ba lần, lên đến 18.000 lạng. Đến khi nhận ra không thể đáp ứng được số lượng đó, nhà Minh giảm số bổ thu xuống bằng mức ban đầu. [8]  
Triều đại của hoàng đế Vĩnh Lạc (1403 – 25) được coi là sự phát triển chính trong quá trình xâm chiếm Vân Nam. Trước cuộc xâm lăng của Vĩnh Lạc vào chính thể Đại Việt năm 1406, ông ta đã tiếp tục mở rộng xâm lược Vân Nam. Quá trình xâm lược các vùng người Thái thuộc Vân Nam của nhà Minh trong thế kỷ XV bằng cách vừa phủ dụ, vừa đe dọa bằng sức mạnh quân sự. Ngoài ra nhà Minh còn thành lập hệ thống đồn bảo trên toàn vùng để đảm bảo an ninh và sự thống trị về chính trị. Các đội quân độc lập dưới sự chỉ huy trực tiếp của viên Thái thú được bố trí ở Teng-chong [9] và Yong-chang [10] ở Vân Nam năm 1043 [11] và những đội quân này có trách nhiệm kiểm soát chủ yếu đối với quá trình Hán hóa các chính thể Thái Vân Nam trong thế kỷ tiếp theo.  
Cùng năm đó nhà Minh đã lập thủ phủ tại Zhe-le Dian, Da-hou, Gan-yai, Wan Dian và Lu-jiang, [12] và năm 1406 nhà Minh đã thành lập thêm 4 thủ phủ nữa tại bảo Ning-yuan thuộc vùng Sip Song Chau Tai, Việt Nam. [13] Vào năm 1404 (Hsenwi) và Meng-yang, cả hai nay đều thuộc bắc Miến Điện đều trở thành Quân dân bình giám quản. [14] Việc triều đình nhà Minh thừa nhận các chính thể này và các thủ lĩnh của họ để có được cái giá độc lập của mình và nếu các chính thể ấy không hòa hợp với những gì mà tân hoàng đế của nhà Minh yêu cầu thì nhà Minh sẽ sử dụng quân đội để đàn áp họ. Chẳng hạn năm 405, viên đại diện của chính quyền nhà Minh tại Vân Nam là Mu Sheng đã phát động cuộc tấn công chống lại Ba Bai (La Na). [15] Nhà Minh đã ra sức bành trướng quyền lực của họ đến tận vùng Assam, Ấn Độ ngày nay, bằng cách gửi các sứ bộ đe dọa tiêu diệt Dagula, chính thể của Uttarakula nằm ở bờ bắc sông Brahmaputra. [16]     
Sau một giai đoạn ngắn ngủi thừa nhận địa vị bá chủ của triều đình nhà Minh ở Nam Kinh (và sau năm 1421, ở Bắc Kinh), thông qua hành động đe dọa quân sự, hệ thống quan lại người Hán đã được triều đình bổ nhiệm đến các bản xứ phủ để “giúp đỡ” thủ lĩnh bản xứ và đảm bảo quyền lợi cho nhà Minh ở đó. Tại đây hệ thống quan lại sử dụng ngôn ngữ Hán vào năm 1404, [17] trong khi đó các vị trí quan lại tương tự cũng được xây dựng tại 7 thủ phủ thổ tù tại Vân Nam vào năm 1406. [18] Dần dần các viên quan lại Hán đã chính thức được bổ nhiệm để trợ giúp cho các thổ tù ấy. [19] Vì vậy chúng ta đã thấy những bước khởi đầu mà các chính thể Đông Nam Á trước đây đã dần dần được hấp thụ vào đế chế Trung Quốc thông qua quá trình đồng hóa. Từ đó các chính thể “thổ ty” phụ thuộc vào các nhu cầu lấy vàng bạc thay cho lao dịch, do ty thuế quan phụ trách [20], bên cạnh đó là yêu sách về binh dịch để trợ giúp thêm cho các chiến dịch quân sự của nhà Minh. Chẳng hạn năm 1406, Mu-bang (Hsenwi) đã bị buộc phải cử binh lính đến đàn áp Ba Bai (La Na). [21] Cách thức dùng binh lính bản xứ chống lại người bản xứ như vậy cũng được nhà Minh sử dụng tại Đại Việt.
Các quá trình này vẫn được tiếp tục sau triều Vĩnh Lạc. Đặc biệt là trong các thập niên 1430 và 1440, nhà Minh đã tiến hành nhiều cuộc động binh chống lại các chính thể Thái ở Vân Nam, đặc biệt là chính thể 才卯 Tài Mão mà người Hán gọi là 麓川Lộc Xuyên, nhưng các hiện tượng ấy đều vượt quá phạm vi của bài viết này.
  1. b) Cuộc xâm lăng Đại Việt – Cuộc đồng hóa thất bại của nhà Minh
Vào 1406, nhằm tăng cường ảnh hưởng và quyền lực của nhà Minh đối với Đại Việt (chính thể này được nhà Minh gọi là An Nam) [22], Hoàng đế 永樂 Vĩnh Lạc đã cho đưa thủ lĩnh con rối Trần Thiêm Bình về Đại Việt. [23] Trần Thiêm Bình đã bị giết khi về đến nước. Vụ hạ sát này của người Việt đã lập tức trở thành cái cớ cho 永樂 Vĩnh Lạc  phát động cuộc xâm lăng Đại Việt, trong khi đó kế hoạch xâm lăng đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Ông ta đã cử các tướng dày dạn trận mạc chỉ huy các hải đội, các đội hỏa khí, các đội đánh thần tốc, các đội kỵ binh. Nhằm ngày 30 tháng 7 năm 1046, các hải đội căng buồn từ Nam Kinh tiến đánh Đại Việt. Họ đổ bộ ở nam Trung Quốc và hợp với các lực lượng khác tại tỉnh biên giới Quảng Tây. Các lực lượng này bao gồm 95.000 lính từ các tỉnh Triết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Quảng, thêm 10.000 kỵ binh và bộ binh từ các mũi tấn công khác nhau, và 30.000 “bản binh” Quảng Tây. [24] Lại thêm 75.000 kỵ binh và bộ binh được huy động từ Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên. Các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam cũng được lệnh phải cung cấp 200.000 thạch [25] lương nuôi quân, và Vân Nam phải bố trí 10.000 lính làm lực lượng tiếp viện. Các con số chính thức cho biết có khoảng 800.000 lính đã được nhà Minh huy động cho cuộc xâm lược này. [26]  
Hỏa khí là một yếu tố cơ bản của cuộc xâm lăng, và ước tính có khoảng 10% số lính được trang bị hỏa khí. Trong một bài viết mới đây, Sun Laichen đã xem xét việc sử dụng hỏa khí của nhà Minh trong cuộc xâm lược Việt Nam. [27] Quân đội nhà Minh còn đóng thuyền tại Việt Nam để tiếp tục các cuộc tấn công, và vào tháng Giêng năm 1407 đã có được một chiến thắng quan trọng đối với toàn bộ chiến dịch, khi họ chiếm được thành Đa Bang. [28] Các sử liệu còn lại đã mô tả chi tiết cách thức các lực lượng nhà Minh cải trang ngựa của họ thành hình sư tử để dọa voi chiến của quân Việt, và có được lợi thế của hỏa pháo bắn mũi tên lửa. [29] Trong các tuần tiếp theo Đông Kinh của Đại Việt đã bị sụp đổ, còn Tây Kinh thì đã bị bỏ trống cho quân Minh chiếm đóng. Vào giữa năm 1407 vua Việt Hồ Quý Ly và con trai ông đã bị bắt, và triều đại ngắn ngủi của nước Đại Ngu của nhà Hồ đã đến hồi kết thúc. Nhà Minh tuyên bố thắng lợi, thừa nhận lời buộc tội 7 triệu người Việt bị giết chết trong chiến dịch đầu tiên xâm lăng Đại Việt. [30] Vào cuối năm 1407, Giao Chỉ [31] trở thành tỉnh thứ 14 của nhà Minh, và duy trì tình trạng đó đến năm 1428, khi các toán quân Minh bị đẩy lui và không thể thống trị Đại Việt được nữa.
Cuộc đồng hóa đất nước này bắt đầu một cách sốt sắng ngay lập tức, với các đội quân xâm lược buộc người bản xứ phải phục dịch cho chúng. Tướng Minh là Trương Phụ [張輔 1375 – 1449] đã dâng tấu về triều đình “Vì hoàn cảnh nên các đội quân từ Vân Nam, Quảng Đông, và Quảng Tây bây giờ đã phải rút về. Họ muốn chọn binh lính An Nam để lấp vào chỗ trống”. [32] Lời thỉnh cầu đã được chấp thuận và nhà Minh đã bắt đầu thi hành chế độ cưỡng bách quân dịch bản xứ. Các ranh giới hành chính đã được hoạch định, các sở thuế vụ, sở diêm điền, các trường dạy Khổng học, các sở đăng ký Phật giáo và các sở khác đã được thiết lập, trong khi 7600 thương nhân và thợ thủ công (kể cả những người đúc súng) bị bắt ở Đại Việt đã được đưa về kinh đô nhà Minh ở Nam Kinh ngày nay. [33] Vào năm 1048, nhà Minh đã thành lập 472 cơ quan quân sự và dân sự tại Giao Chỉ, [34] tất cả đều theo luật lệ nhà Minh, trong số đó nhiều ty cũng tuyển nhân viên người Việt. Trong vòng hai năm trời, ba 市舶提舉司* Thị bạc đề cử ty chuyên giám sát thương mại đường biển đã được thành lập tại tỉnh mới này, phần Trung Quốc còn lại cũng chỉ có từng ấy ty. Đây là chỉ báo cho thấy khát vọng của nhà Minh trong việc kiểm soát thương mại đường biển và khai thác lợi thế kinh tế bằng cách kiểm soát như vậy đối với phương Nam. [35] Cách khai thác kinh tế khác liên quan đến các loại thuế ngũ cốc, các loại thuế thường niên về sơn mài, gỗ tấm, lông chim trả, quạt, hương, và việc đánh thuế độc quyền nghề làm vàng, bạc, sắt, muối và đánh cá, thậm chí chúng dùng cả phép 差發金/銀 sai phát kim ngân – nộp vàng bạc thay cho lao dịch. [36] Hơn nữa các viên hoạn quan được cử đến Giao Chỉ với nhiệm vụ thu thập bảo vật cho Hoàng đế, nhưng họ cũng vơ vét được một số lượng tương đương cho riêng mình. 
  1. c) Mũi nhọn thứ Ba – Các chuyến hải hành của Trịnh Hòa và sự khai hóa vùng biển
Việc cử các sứ bộ do hoạn quan đứng đầu đến “Tây Dương” (phía tây Đông Nam Á từ Borneo đến Ấn Độ Dương), cũng như các sứ bộ khác đến Đông Dương (nay là Philippines, Borneo và Đông Indonesia) vì vậy mà trở thành chiếc ngạnh thứ ba của Hoàng đế Vĩnh Lạc chĩa xuống phương Nam. Hầu hết mọi người đều chú ý đến bảy chuyến hải hành nhưng niên đại thì lại vẫn còn phải tranh cãi với các bi ký và các văn bản khác không phải lúc nào cũng khớp với nhau. Tuy nhiên, đây không phải là những chuyến hải hành sớm nhất của nhà Minh xuống Đông Nam Á. Đã có sự giao tiếp thường xuyên bằng đường biển với các chính thể Đông Nam Á trong 30 năm cuối cùng của thế kỷ 14 dưới thời hoàng đế Hồng Vũ. Gần đây, 彭蕙 Bành Huệ đã công bố một bài viết tuyệt vời, cung cấp một cách chi tiết các chuyến đi này [37], hầu hết do các quan chức triều đình dẫn đầu. [38]
Thực chất của các cuộc hải hành dưới thời Vĩnh Lạc khác với các cuộc hải hành dưới thời 洪武帝 Hồng Vũ, hầu hết do các hoạn quan chỉ huy. Nổi tiếng nhất trong số các sứ bộ này là Trịnh Hòa, còn được biết với cái tên 三寶 Tam Bảo. Đó là vì xung quanh viên hoạn quan này có rất nhiều truyền thuyết vẫn còn đến ngày nay tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, có hàng loạt chánh sứ hoạn quan đã đến các vùng biển châu Á, bao gồm 王貴通* Vương Quý Thông, và 侯顯* Hầu Hiển. 張騫* Trương Khiên và các viên hoạn quan khác rõ ràng là có nhiệm vụ đối với các chính thể ở vùng Đông Hải và đã đưa các sứ bộ và các thủ lĩnh Bo-ni, Pangasinan, Sulu và Luzon đến Trung Quốc. Danh mục trong phần phụ lục của bài viết này cho thấy các viên hoạn quan được cử đi trong 30 năm đầu tiên của thế kỷ XV, như đã được ghi lại trong 明實錄 Minh Thực lục. Danh sách này đặt Trịnh Hòa vào loại bối cảnh riêng. Mặt khác, trong một bối cảnh rộng lớn hơn, thực tế cho thấy một số lớn hoạn quan được cử đi trong cùng thời gian đến các chính thể thuộc Vân Nam và Giao Chỉ, tên gọi khác của Đại Việt.
Rõ ràng là thủy thủ của các đội tàu này thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhiều thuyền trưởng là hoạn quan Hồi giáo, các thủy thủ thường không phải là người Trung Quốc, và đó có thể là con cháu của người Phúc Kiến. Nhiều người Ả Rập cũng có mặt trong thủy thủ đoàn. Các nhà hàng hải có lẽ thuộc các tỉnh ven biển, còn binh lính có lẽ thuộc các đội quân cấm vệ, và có thể bao gồm cả những nhóm người Nguyên vùng Trung hoặc Tây Á. Các sứ bộ này, giống như cuộc xâm lược của Vĩnh Lạc vào Vân Nam và Đại việt, có ý định thiết lập tính chính thống cho vị Hoàng đế tiếm quyền, phô trương thanh thế của nhà Minh đối với các chính thể đã biết để bắt họ thần phục nhà Minh và vì vậy mà đạt được một nền thái bình kiểu nhà Minh trên phạm vi thế giới đã biết và chiếm đoạt bảo vật về dâng cho triều đình. [39]   
Để đạt được mục đích này, các hải đội được cử đi cần phải vừa lớn, vừa hùng mạnh. Việc đóng tàu hầu như đã được bắt đầu ngay từ khi hoàng đế Vĩnh Lạc lên cầm quyền. Năm 1403, binh trấn Phúc Kiến đã được lệnh đóng 137 chiếc tàu đi biển. [40] Cũng trong năm đó, nhiều đơn vị quân đội đã được lệnh đóng thêm tàu thuyền với con số lên đến 400 chiếc. Trong năm 1405, ngay sau khi Trịnh Hòa bắt đầu chuyến hải hành lần thứ nhất, trấn Triết Giang và các binh trấn khác được lệnh đóng 1180 con tàu đi biển. [41] Vào năm 1408, Bộ binh và Bộ công có nhiệm vụ phải đóng 48 寳船 Bảo thuyền. [42] Các nhiệm vụ khác bao gồm việc đóng thêm từ 50 đến 250 tàu làm cho chúng trở thành các hạm đội hùng mạnh bằng mọi giá, [43] sao cho có thể rời khỏi Trung Quốc trong vòng vài năm mới về. Các nguồn sử liệu cung cấp các thông tin khác nhau về số người đi theo các sứ bộ, nhưng con số thông thường là từ 27.000 đến 30.000 người cho những sứ bộ lớn nhất. Bên cạnh đó các sứ bộ cao cấp còn có một sứ mệnh tiêu biểu, trong đó có 100 viên sứ bộ thuộc các phẩm trật khác nhau, 93 viên chỉ huy, 104 viên cai đội và phó cai đội cùng các lang y và các chiêm tinh gia đi theo. Theo một tài liệu thì 26.800 trong số 27.4000 người trên các đội tàu là binh lính, quân không chính quy, lính thiện chiến, cũng như các thủy thủ và bọn thư lại. [44]
Có vẻ như tất cả các sứ bộ đều mang theo vật dụng nhiều hơn cho số 20.000 lính. Trong một dẫn chiếu Minh Thực lục năm 1427, có nói đến “10.000 lính thiện chiến đã được cử đi Tây Dương” [45] cũng cho thấy rằng một tỷ lệ lớn thành viên của các đội tàu là lính. Và cũng giống như các lực lượng đã được cử đến Vân Nam và Đại Việt, các đơn vị binh lĩnh này được trang bị bằng các hỏa pháo tốt nhất và tiên tiến nhất trên thế giới vào thời đó. Họ là các quân đoàn có nhiệm vụ với các mục tiêu chiến lược. Khía cạnh quân sự của các cuộc hải hành này cần phải được nhấn mạnh, một phần vì những sức ép đặt lên vai các sứ bộ này trong nhiều mối quan hệ, cả Trung Quốc và không phải Trung Quốc, đó là “các chuyến hải hành hữu nghị”.
Để tạo điều kiện cho các đội tàu này duy trì được phương thức thái bình nhà Minh trong vùng lân cận và bơi qua Ấn Độ dương đến châu Phi, thì cần phải tạo ra những vị trí dừng chân ở vùng ngày nay gọi là Đông Nam Á. Các bến bãi 官厰 quan xưởng này gồm có các đơn vị đồn trú – với – kho tàng đã được xây dựng ở Malacca và ở cực bắc của eo Malacca gần chính thể  Samudera ở Sumatra. [46] Có thể thấy các quan xưởng này trên các tấm bản đồ 武備志 Vũ Bị chí, có vẻ là những tấm bản đồ đã được sử dụng hoặc đã được vẽ ra từ các cuộc hải hành trong nửa đầu thế kỷ XV. Eo biển Malacca có lẽ tấp nập hơn trong thế kỷ XV, khi các mối liên hệ quốc tế còn hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển, khác với ngày nay, và việc kiểm soát tuyến hải lộ này là bước thiết yếu đầu tiên trong việc kiểm soát toàn vùng. Vì vậy có thể là nhà Minh đã trợ giúp cho sự phát triển của quốc gia cảng Malacca [47] dọc theo cơ sở đường thủy của nhà Minh ở vị trí đó. Các mối liên hệ giữa Malacca và nhà Minh vì vậy vẫn còn rất mật thiết trong hầu hết nửa đầu thế kỷ XV. Mức độ phát triển của cảng thị Malacca, và các chính thể cảng bắc Sumatra là một sản phẩm của các chính sách hàng hải của nhà Minh tại Đông Nam Á trong giai đoạn đầu thế kỷ XV, vẫn cần phải được nghiên cứu thêm.  
Rõ ràng là một sức mạnh như vậy đã đóng vai trò răn đe chủ chốt, gọi là phép 震懾*chấn nhiếp, gây kinh sợ [漢書,東方朔傳: “天下震懾,諸侯賓服”* Hán thư, Đông Phương Sóc truyện: Thiên hạ chấn nhiếp, chư hầu tân phục – Thiên hạ kinh hãi, chư hầu quy thuận*], và phép này rất hữu dụng trong việc cổ súy các nhân vật trị vì ngoại bang đến tận triều đình nhà Minh bày tỏ quy thuận. Tuy nhiên, vẫn có lúc cần phải có sự hiện diện quân sự và lịch sử các chuyến hải hành của Trịnh Hòa đã thừa mứa bạo lực khi những tên hoạn quan chỉ huy cố thực hiện các đòi hỏi của hoàng đế nhà Minh. Các hoạt động quân sự chủ yếu gồm có:  
  1. i) Cuộc tấn công Cựu cảng ở Sumatra năm 1407
Vào năm 1407, Trịnh Hòa quay trở về từ chuyến hải hành đầu tiên, đem theo về một “tên cướp biển” có tên là 陳祖義* Trần Tổ Nghĩa bị bắt tại 舊港* Cựu cảng, được báo cáo là đã “trá hàng, nhưng lại bí mật bày mưu kế tấn công quân đội Hoàng đế”. [48] Các hải đội nhà Minh báo cáo là có 5000 người bị giết, với 10 tàu bị đốt cháy, và 7 chiếc bị bắt giữ. Vào cuối năm đó, nhà Minh đã công nhận chính thể 舊港* Cựu cảng. Tuy nhiên vì phần lớn người Trung Quốc cả cựu quân nhân lẫn dân thường từ Quảng Đông và Phúc Kiến sống ở đó, nên nó không có vẻ gì là một quốc gia cả. Hơn nữa nó lại được công nhận là một 宣慰使司* Tuyên úy sử ty, sử dụng cho các chính thể không do người Trung Quốc trị vì trên vùng biên giới Trung Quốc. Người được giao cai quản vùng này là Thi Tấn Khanh, có lẽ do Trịnh Hòa bổ nhiệm làm đại diện cho nhà Minh ở đó [施晉卿,協助鄭和航海,被封為宣慰使* Thi Tấn Khanh, hiệp trợ Trịnh Hòa hàng hải, bị phong vi tuyên úy sử – Thi Tấn Khanh, người trợ giúp cho nhà hàng hải Trịnh Hòa đã được phong làm Tuyên úy sử [ở Cựu cảng] *]. [49] Tại đây chúng ta đã thấy một thuộc địa của nhà Minh ở Đông Nam Á. Các dẫn chiếu về chính thể này kết thúc vào năm 1430, hàm ý rằng số phận của nó gắn bó với sự tiếp tục tồn tại của triều đại nhà Minh ở Đông Nam Á, điều đó cho thấy thêm rằng các nhân vật cai quản ở đây thực sự là các đại diện của nhà Minh. [50]      
  1. ii) Bạo lực ở Java năm 1407
Năm 1407, khi quân đội của Trịnh Hòa đổ bộ lên đảo Java, 170 người đã bị giết trong một cuộc đánh lộn với lực lượng địa phương. Đội quân này có vẻ như thuộc về Majapahit, là người cạnh tranh chủ yếu với nhà Minh để bá chủ vùng biển Đông Nam Á, hoặc là các nhóm quân Java đối kháng với Majapahit thực sự rất đáng kể. Các sử liệu Trung Quốc cho biết binh lính Trung Quốc “đổ bộ lên đảo để buôn bán”, “nơi đó vị vua Đông Java cai trị”, điều đó cho thấy sự can dự của người Trung Quốc, một cách có chủ ý hoặc kiểu khác trong cuộc nội chiến của người Java. 
Để đáp lại, nhà Minh đã đưa ra yêu sách đòi nhà vua Tây Java bồi thường. “Lập tức trả 60.000 lạng [51] vàng bồi thường cho sinh mạng của chúng và để chuộc lại tội lỗi nhà ngươi đã gây ra…Nếu không tuân thủ thì cũng không còn cách nào khác là phải đưa quân đến trừng phạt tội lỗi của nhà ngươi. Ở An Nam ta cũng đã làm như vậy”. [52] Ý nói đến cuộc xâm lược An Nam đã đề cập ở trên. [53]  
(iii) Đe dọa Miến Điện năm 1409
Vào những năm đầu triều đại của mình, trong khi phải ganh đua với Ava-Burma để tăng cường ảnh hưởng ở Vân Nam, Vĩnh Lạc đặc biệt quan tâm đến chính thể Mu-bang (Hsenwi). Khi sứ bộ Mu-bang đến triều đình nhà Minh năm 1409, phàn nàn về那羅塔* Na La Tháp* [54] thì nhà vua Ava-Burma được Vĩnh Lạc trả lời như sau: “那羅塔* Na La Tháp* có một mẩu đất bằng bàn tay mà dám cư xử thậm sai trái, thật là đứa phản phúc. Lâu nay ta đã biết rõ về nó. Nguyên do ta không cho quân đến thảo phạt là vì ta e rằng người ngay sẽ bị hại. Ta đã cho người mang chỉ dụ đến đòi y phải thay đổi và phải canh cải. Nếu y không canh cải, ta sẽ lệnh cho các tướng đưa quân đến. Quân ta sẽ đánh lên từ phía biển và khanh có thể sắp xếp kỵ binh thổ quân tấn công trên đất liền. Kẻ hạ tiện ấy không đáng được như vậy”. [55] Dẫn chiếu này đề cập đến lực lượng hải quân chính là nói về các đội tàu Tây Dương của viên hoạn quan chỉ huy Trịnh Hòa, đã cùng với 王景弘* Vương Cảnh Hoằng và 侯顯* Hầu Hiển chỉ huy một chuyến hải hành khác về phía Tây Dương. Lời đe dọa ấy của hoàng đế nhà Minh đã nhấn mạnh đến thực chất quân phiệt và 震懾* chấn nhiếp – gây kinh sợ của các chuyến hải hành.
(iv) Tấn công Sri Lanka năm 1411
Có lẽ sự kiện gây ấn tượng mạnh nhất thể hiện bản chất của các chuyến hải hành do bọn hoạn quan chỉ huy là cuộc xâm lăng Sri Lanka năm 1411, bắt một thủ lĩnh địa phương và đưa ông về triều đình nhà Minh, nay là Nam Kinh. Trịnh Hòa tấn công cấm thành, bắt giữ nhà vua, triệt phá quân đội và đem nhà vua cùng gia đình hoàng gia về triều đình. [56] Một số người cho rằng xá lợi Phật nha cũng bị lấy đi, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy văn bản nào hỗ trợ cho quan điểm này. Giống như kịch bản đã xảy ra tại Vân Nam, nhà Minh đã dựng lên một ông vua bù nhìn để thế chỗ nhà vua đã bị bắt, có lẽ điều đó có lợi cho nhà Minh. [57] Quan binh Trung Quốc quay về từ Sri Lanca đã được tưởng thưởng giống như sau cuộc xâm lăng Đại Việt năm 1406, đã cho thấy mục đích của các đội quân này. [58]
(v) Tấn công và bắt giữ Sultan Iskandar của Samudera năm 1415
Thêm một ví dụ nữa về các mục đích và phương pháp của các chuyến hải hành vào năm 1415, khi Sultan Iskandar [米蘇拉* Mễ Tô Lạp] người được cho là “trùm của các băng đảng Samudera” đã bị Trịnh Hòa bắt giữ và đưa từ Sumatra về Trung Quốc. Trong khi các sự kiện ấy xả ra hay không xảy ra vào các năm 1414 và 1415 vẫn còn mơ hồ vì các nguồn sử liệu mâu thuẫn với nhau, [59] thì có vẻ như Trịnh Hòa và quân đội của ông ta đã tự mình xía vào cuộc nội chiến tại bắc Sumatra, hỗ trợ cho phe không thù địch với nhà Minh và dấn sâu vào cuộc chiến chống lại bên kia. Hơn nữa chúng ta còn thấy một ví dụ về chuyến hải hành chủ yếu hành động như một đạo quân nhằm áp đặt một nền thái bình kiểu nhà Minh vào các vùng ngày nay là Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
(vi) Bạo lực ở Ayudhya
Trong 東西洋考 Đông Tây dương khảo năm 1618, 張燮 Trương Tiếp đã khẳng định rằng Trịnh Hòa đã hạ lệnh san bằng ít nhất là một ngôi tháp ở Ayudhya vào đầu thế kỷ XV. Văn bản này cho biết, ở mục “Mốc giới”: “Tháp tây: tháp này không có ngọn tháp. Người ta nói là khi bọn man dân [60] lần đầu xây dựng, đã làm một ngọn tháp đẹp. Tuy nhiên Trịnh Hòa đã ra lệnh san phẳng nó và sau đó, mặc dù cố gắng, nhưng man chúng không thể làm lại được như cũ”.
(vii) Các bạo lực khác
費 信 Phí Tín cho biết rằng người Mogadishu hay sinh sự, bằng cách nói rằng có mối bất đồng với người Trung Quốc, trong khi thiên truyện của 羅懋登 La Mậu Đăng được công bố vào năm 1597: 三寶太監西洋記通俗演義* Tam Bảo thái giám Tây Dương kí thông tục diễn nghĩa dường như có cơ sở nào đó trong các sự kiện của các chuyến hải hành, cũng lưu ý về cách thức mà các đội quân Trung Quốc sử dụng súng thần công để chống lại ngôi thành có tên là Lasa, trên bán đảo Ả Rập, và đã tham gia bằng mọi thủ đoạn độc ác vào các vụ thảm sát trong suốt tuyến hải hành.
Đánh giá chung về các cuộc hải hành do hoạn quan chỉ huy
Các ví dụ ở trên cho thấy rằng các lực lượng hải đội được cử đi nước ngoài trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ 15 có mục đích tìm kiếm sự công nhận quyền thống trị của nhà Minh về (hoặc có lẽ là quyền bá chủ) toàn bộ các chính thể của thế giới biển đã được biết đến. Để đạt được mục đích này, họ đã sử dụng sức mạnh hoặc sự đe dọa. Số quốc chủ Đông Nam Á đến Trung Quốc với sứ bộ Trịnh Hòa cho thấy sự cưỡng bức chắc hẳn phải là một yếu tố của các cuộc hải hành. Dường như đối với các quốc chủ Đông Nam Á, không thấy nói về các chuyến thăm viếng các chính thể khác. Thực tế nhiều quốc chủ đến với triều đình nhà Minh trong giai đoạn này như vậy đã cho thấy có sự cưỡng bức nào đó. “Ngoại giao tàu chiến” không phải là từ thường được sử dụng cho các chuyến hải hành của Trịnh Hòa. Tuy nhiên rõ ràng là các sứ bộ này trên danh nghĩa đã tham gia vào công việc ngoại giao và điều đó cho thấy các hải đội của Trịnh Hòa thực sự là các tàu chiến, có lẽ với 26.000 trong số 28.000 thành viên của các cuộc hải hành là binh lính, và “ngoại giao tàu chiến” có vẻ là từ thích hợp đối với nhiệm vụ của các hải đội này.    
Thông qua cưỡng bách, mục đích của các chuyến hải hành này còn là để kiểm soát các cảng và các tuyến hàng hải. Nhiệm vụ của các chuyến hải hành này không phải là kiểm soát lãnh thổ – đó là sứ mệnh của việc khai hóa. Đúng ra đó chính là việc kiểm soát chính trị và kinh tế theo không gian – kiểm soát các tuyến giao thông huyết mạch, các điểm nút và các mạng lưới kinh tế. Bằng việc kiểm soát hệ thống cảng và các tuyến thương mại, người ta có thể dễ dàng kiểm soát được công việc thương mại, một yếu tố quan thiết của các chuyến hải hành chính là nhiệm vụ vơ vét vàng bạc, báu vật. Các hải đội thực dân này chính là các công cụ cần thiết để đảm bảo cho việc kiểm soát này có hiệu lực thường xuyên và lâu dài. Bằng cách thức của mình, nhà Minh thông qua các chuyến hải hành này đã dấn sâu vào nguyên chủ nghĩa thực dân biển. Có nghĩa là họ đã dấn sâu vào hình thức thực dân biển sơ khai thông qua việc sử dụng các hải đội thống trị để kiểm soát (và cả để răn đe) các chính thể cảng biển chủ yếu dọc theo mạng thương mại biển Đông – Tây, cũng như giữa các vùng biển với nhau để thâu tóm các lợi ích kinh tế và chính trị.       
Nguyên chủ nghĩa thực dân biển của nhà Minh, như đã đề cập liên quan đến các cuộc hải hành của Trịnh Hòa, khá tương đồng với chủ nghĩa thực dân biển sau này của Bồ Đào Nha trong thế kỷ XV – XVI. Ở một mức độ nào đó, Pearson [61] đã mô tả đế quốc Bồ Đào Nha như là sự tiếp nối của các thành bang Ý. Ông cho rằng ở mức độ chính thống, đã có sự gắn kết rất chặt chẽ giữa triều đình và thương mại. Không nghi ngờ gì nữa, đây rõ ràng là một thực tế của nhà Minh. Hơn nữa, dựa trên cơ sở các công trình của Rothermund [Asian Trade and European Expansion] và của Steensgard [Asian Trade Revolution], Pearson cho rằng “đây là một đế quốc sử dụng cưỡng bức quân sự để mong đạt được các lợi thế về kinh tế. Về cơ bản thương mại châu Á là cống nạp; Bồ Đào Nha đã tạo ra một loại răn đe mới về bạo lực đối với hàng hải châu Á và sau đó bán lấy quyền bảo hộ bằng sự răn đe này, như đã thấy trong chính sách thuế quan và thông quan. Trong thực tế nó không hề cung cấp dịch vụ nào cho người cống nạp; nói theo cách hiện đại thì đó chính xác là một mánh bảo kê. Vì vậy kiểu gì thì nó cũng bị thất bại”. [62] Chỉ việc thay từ “Bồ Đào Nha” bằng từ “Trung Quốc” thì chúng ta sẽ có được một mô tả tuyệt vời về các hành động của nhà Minh tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương trong vòng 30 năm đầu của thế kỷ XV. Sức mạnh quân sự mà các hải đội Trịnh Hòa sử dụng có nhiệm vụ duy trì loại thái bình nhà Minh, là loại thái bình tối thiểu cũng đem lại cho nhà Minh lợi thế về kinh tế và chính trị. Việc kết thúc các cuộc hải hành của nhà Minh là một trong những lý do về việc tại sao nguyên chủ nghĩa thực dân biển Trung Quốc đã không bao giờ phát triển được thành một thứ chủ nghĩa thực dân chính thức theo kiểu mà người phương Tây theo đuổi. Các nhân tố góp phần vào việc kết thúc của các cuộc hải hành ấy thì rất nhiều. Cái chết của Hoàng đế Vĩnh Lạc là một nhân tố, các khoản chi phí khổng lồ cho các cuộc hải hành cũng vậy. Các vị đại thần trong nhiều thập kỷ cũng phản đối các chuyến hải hành vì đó là các cuộc phiêu lưu tốn kém và về cơ bản lại do hoạn quan lèo lái. Sau cái chết của người bảo trợ cho các chuyến hải hành thì rồi cuối cùng các sứ mệnh của nó cũng bị cuốn đi.      
Tuy nhiên một tài liệu trong Biên niên sử thời Minh năm 1445 cho biết rằng việc kiểm soát (hoặc cố gắng kiểm soát) hàng hải đã được duy trì tối thiểu cho đến giữa những năm 1440. Tài liệu tham khảo cho biết rằng ba người Java đi thuyền từ Java đến buôn bán với nước Xiêm đã bị nhà Minh bắt và đưa đến kinh đô Trung Quốc. [63] Việc nhà Minh xây dựng chính sách thương mại riêng giữa Java và Xiêm trong giai đoạn này cho thấy rằng các cố gắng trong việc kiểm soát thương mại biển trong vùng nhìn chung vẫn tiếp tục tối thiểu là một nửa thế kỷ nữa.
“Chủ nghĩa thực dân” và nhà Minh
Việc kiểm tra ba lĩnh vực trong hoạt động của nhà Minh vào thế kỷ XV tại Đông Nam Á, và gắn liền với mỗi loại nhãn “thực dân”, đó là nhờ tác giả đưa ra một loại biện hộ nhất định cho các nhãn đó.  
Vậy thì “chủ nghĩa thực dân” có phải là một thuật ngữ thích hợp cho các hành động ấy của nhà Minh? Herold Wiens đã đưa ra một phản ứng tích cực, khi trong công trình China’s March Toward the Tropics xuất bản năm 1954, ông viết về “những khu tự trị dân tộc” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau năm 1949 đã được sử dụng để “che đậy một chủ nghĩa thực dân cũ”. [64] Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của ông được công bố trong những năm tháng căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, và cuốn sách ấy, về một số phương diện đã được coi là một phản ứng đối với tình trạng phân đôi chính trị tồn tại trong thời gian đó. Liệu các quan điểm của ông có quá cường điệu? Hay là lịch sử bành trướng của Trung Quốc vào đầu thời nhà Minh đã thực sự cho thấy một “chủ nghĩa thực dân”?      
Thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân” tự thân nó có một lịch sử rất đa sắc, được sử dụng để nói về quá trình định cư của người La Mã tại các vùng mà đế quốc La Mã chinh phục được; để nói về quá trình mở rộng của đế quốc Nga sang phía đông; về sự bành trướng của đến quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ; và về các hoạt động trên biển của các cường quốc châu Âu sau thế kỷ XV. Tuy nhiên cuộc luận chiến về chủ nghĩa thực dân giờ đây đã gắn liền với sự bành trướng của các đế quốc hàng hải châu Âu đến mức việc áp dụng thuật ngữ đó cho Trung Quốc như là một tác nhân chứ hơn là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân, ở một mức độ nào đó, hầu như lại có vẻ không dễ định nghĩa.
Những quan điểm khác thì lựa chọn phương án phân biệt “chủ nghĩa đế quốc” châu Âu, được nuôi dưỡng bởi các nguồn lực của cuộc cách mạng công nghiệp, và dẫn đến quá trình giải-công nghiệp hóa và sản xuất nông nghiệp phi-thực phẩm tại các thực dân địa, từ quá trình bành trướng thực dân châu Âu sớm hơn vào thế kỷ XVI và XVII. Nhưng liệu chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa đế quốc” để nói về sự bành trướng của nhà Minh? Phải chăng sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ XIV – XV phù hợp với định nghĩa chủ nghĩa đế quốc của Schumpeter là khi “một nhà nước chứng tỏ một xu hướng không mục đích đối với việc mở rộng bằng sức mạnh vượt khỏi tất cả các giới hạn có thể xác định”, đến mức là các hành động chinh phục của nó xảy ra “không phải thực sự là phương tiện để đạt đến một mục đích nào đó ngoại trừ cái ẩn chứa trong chính sự thực thi hành động của nó”. [65] Vậy thì liệu có thể nói rằng các hành động bành trướng của nhà Minh chỉ bị thúc đẩy bởi một “ý chí thống trị” hoặc bởi một cái gì đó đã được tính toán, và có thể phân loại là “chủ nghĩa thực dân”?
Liệu có phải sự bành trướng sớm và quá trình xâm lược của nhà Minh đối với các chính thể khác là một sản phẩm của nhu cầu kinh tế? Liệu quan niệm của J.A. Hobson dùng để nói về chủ nghĩa đế quốc Anh có thể được ứng dụng cho nhà Minh? Hobson cho rằng: “Từ lập trường này, khoản chi cho quân sự và hải quân ngày càng tăng của chúng ta trong những năm gần đây có thể chủ yếu được coi là các chi phí bảo hiểm để bảo hộ các thị trường thuộc địa hiện có và các khoản phí tổn hiện hành cho các thị trường mới”. [66]    
Hoặc phải chăng kích thích tố cho quá trình bành trướng trong thời Hồng Vũ (1368-98) và Vĩnh Lạc (1403-24) cũng giống như các tình trạng khẩn cấp khiến cho hoàng thân thủ tướng Nga Gorchakov đã mô tả cuộc đông tiến của Nga năm 1864 là “Tình hình của nước Nga, chính là trạng huống mà tất cả các nhà nước văn minh bắt đầu tiếp xúc với bọn du mục không có tổ chức nhà nước…Để chống lại các cuộc tấn công cướp phá của họ, chúng ta cần phải chinh phục họ và kiểm soát họ thật chặt. Nhưng cũng còn có những cách khác nữa… cuối cùng chúng ta cũng vẫn phải dấn tới…Chúng ta hành binh bởi nhu cầu bắt buộc cũng như bởi tham vọng thúc dục”. [67]    
Một số định nghĩa đã được đề xuất cho thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân”, mà tính đa dạng của nó cho thấy đó chính là một khái niệm không dễ nắm bắt trọn nghĩa. Trong công trình Modern Colonialism: institutions and policies của mình, T.R. Adam định nghĩa chủ nghĩa thực dân là “sự kiểm soát chính trị của một dân tộc kém phát triển có đời sống kinh tế và xã hội do quyền lực thống trị dẫn dắt”. [68] Hans Kohn thì cho rằng “chủ nghĩa thực dân là sự thống trị ngoại bang áp đặt vào một dân tộc”. [69] Michael Doyle quan niệm chủ nghĩa thực dân là sản phẩm khả dĩ của chủ nghĩa đế quốc, đến lượt mình, nó là một quá trình thiết lập “một mối quan hệ, chính thức hoặc phi chính thức, trong đó một nhà nước kiểm soát chủ quyền thực thi chính trị của một xã hội chính trị khác”. [70] Đối với R.J. Horvath thì sự khác biệt quan trọng giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc là ở chỗ chủ nghĩa thực dân can dự vào sự hiện diện của một số lớn cư dân từ cường quốc thực dân trong một quốc gia bị thực dân hóa. Ferro cũng đồng ý với quan điểm này khi cho rằng quá trình thực dân hóa “gắn liền với quá trình chiếm đất ở nước ngoài, còn bọn thực dân thì dùng đất đó để canh tác và để ở”. [71]
Học thuyết “nước mặn” quy định chặt chẽ cách viết về chủ nghĩa thực dân, giải thực dân và cho rằng thuật ngữ chủ nhĩa thực dân đặc biệt được áp dụng vào mối quan hệ giữa các cường quốc thực dân châu Âu và các “lãnh thổ nước ngoài” của họ tỏ ra là một cách phân chia võ đoán, dựa trên cơ sở “sự trải rộng mặc dù là một giả định không có cơ sở, có nguồn gốc từ các cuộc thám hiểm thế kỷ XV, khi các đế quốc thực dân được thành lập bằng các sức mạnh trên biển, ngược lại việc bành trướng đến nhiều vùng đất liền kề thì lại không sản sinh ra…chủ nghĩa thực dân”. [72] Đối với học thuyết này thì các lãnh thổ cần phải tách biệt khỏi mẫu quốc bằng biển cả thì mới được coi là các thực dân địa. Học thuyết này dựa trên thứ được một số tác giả coi là “nguyên lý khoảng cách” như một yếu tố không thể thiếu được của chủ nghĩa thực dân. Vậy thì liệu khoảng cách có tạo ra sự khác biệt về chất trong hiện tượng không?  
Các lý lẽ của David Armitage dường như đã đem đến một ý tưởng bao quát và thuyết phục hơn về chủ nghĩa thực dân. Ông thừa nhận câu chuyện của chủ nghĩa thực dân Anh vận hành theo một đường thẳng từ nước Anh, qua Ireland đến vùng Carribbe và sau đó đến bờ đông châu Mỹ. [73] Khoảng cách và sự chia tách bởi biển cả không phải là những đặc trưng quyết định. Đó là các hệ tư tưởng, các chính sách và các thực tiễn của quyền lực thực dân quyết định bản chất của hiện tượng. Ông cũng coi Scotland, giống như nước Anh, là “tên thực dân”, trong đó nó sử dụng sự định cư, tích hợp văn hóa và tình trạng phụ thuộc về kinh tế là phương tiện để “khai hóa” các vùng biên lãnh thổ và các cư dân của nó. [74]
Các định nghĩa khái quát do Osterhammel và Emerson cung cấp có lẽ gần với cách thức mà tôi sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa thực dân trong bài viết này. Osterhammel và Frisch nói về nó như là “một mối quan hệ thống trị giữa một nhóm bản địa đa số (hoặc nhập cư cưỡng bách) và một thiểu số xâm lược nước ngoài. Các quyết định cơ bản tác động đến sinh mạng của người dân bản địa là do bọn thực dân đưa ra và thực hiện”. [75] Emerson định nghĩa “chủ nghĩa thực dân” là “việc thiết lập và duy trì, trong một khoảng thời gian dài, quyền thống trị đối với một dân tộc khác bị tách biệt, nhưng lại phụ thuộc vào cường quốc thống trị”. [76]  
Quay trở lại với ba nhóm chính sách và thực thi chính sách của nhà Minh đã được đề cập chi tiết ở trên, và dưới ánh sáng của các ý tưởng và các định nghĩa của Armitage, Osterhammel và Emerson, thì có vẻ như hoàn toàn có đủ cơ sở để phân loại các hành động đó là của một nhà nước thực dân.
  1. Các cuộc hải hành do hoạn quan lãnh đạo vào đầu thế kỷ XV chỉ tạo ra một nguyên chủ nghĩa thực dân biển vì không có sự thống trị thực sự đối với các dân tộc hoặc lãnh thổ khác. Nhưng lại có sự thống trị tại các điểm nút và các mạng lưới đường biển. Quân sự tạo ra sức mạnh mà các hải đội nhà Minh sử dụng và vai trò của nó là duy trì kiểu thái bình nhà Minh, tạo cho nhà Minh năng lực tác động ảnh hưởng đến các chính thể, và chí ít thì ở một mức độ nào đó, họ cũng đạt được những lợi thế kinh tế ngắn hạn.
  1. Cuộc xâm lược của nhà Minh đối với Đại Việt có lẽ là một ví dụ rõ ràng nhất về một hành động phiêu lưu thực dân. Có xâm lấn, xâm chiếm đất, áp đặt quân sự, hành chính, bóc lột kinh tế và thống trị của triều đình đó lên kinh đô của nước bị thống trị. Chính quá trình giải thực dân hóa rõ ràng đã diễn ra sau thất bại của hành động phiêu lưu này đã nhấn mạnh đến bản chất thực dân của nó.
  1. Sự xâm lược và chiếm đóng của nhà Minh đối với các chính thể Thái Vân Nam trong thế kỷ XV là một hành động phiêu lưu thực dân thành công nhất đã được xem xét, khi nhiều vùng đã bị thực dân hóa trong thời nhà Minh vẫn tạo thành một bộ phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Vẫn còn đôi chút nghi ngờ về việc liệu các hành động này của vua quan nhà Minh có phải bản chất là thực dân không. Họ đã can dự vào việc sử dụng một lực lượng quân đội hùng hậu để xâm lược các dân tộc khác biệt về tộc thuộc với người Trung Quốc; để chiếm lãnh thổ, xé lẻ lãnh thổ của họ thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn; để bổ nhiệm đội ngũ tay chân dễ bề sai bảo và bọn “quan bảo hộ”; để bóc lột kinh tế đối với các vùng mà họ chiếm được. Quân đội thực dân nhà Minh, gồm cả người địa phương và người Hán, đã sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực nhằm duy trì sự thống trị của họ tại các vùng người Thái ở Vân Nam.
Việc xem xét kinh nghiệm thực dân tại Đông Nam Á của bài viết chỉ giới hạn vào giai đoạn trước khi người châu Âu đặt chân đến vùng này. Các ý kiến đưa ra ở trên cho dù vẫn chưa đủ để tác động quyết định đến bạn đọc, nhưng tối thiểu thì nó cũng mở ra một đường hướng cho việc thừa nhận rằng khi nghiên cứu chủ nghĩa thực dân tại Đông Nam Á chúng ta cần mở rộng các giới hạn thời gian đã có để bao gồm cả việc xem xét các hành động của các chính thể mà chúng ta biết là nằm dưới cái nhãn “Trung Quốc”. [77]   
Nguồn: Geoff Wade 2004. The Zheng He Voyages: A Reassessment, In The ARI Working Paper Seriesis published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore, October 2004. 
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.
Tài liệu dẫn
  1. The author wishes to thank Anthony Reid for comments and criticisms on an earlier draft of this paper.
2 Ming Tai-zu shi-lu, juan 39.1b. Another reference to Yun-nan as a “country” can be found at Tai-zu shi-lu, juan 53.9a-b.
3 Ming Tai-zu shi-lu, juan 138.5a-b.
4 For much of the Ming, in addition to being a provincial designation, the term “Yun-nan” was a generic term for areas to the Southwest, extending as far as knowledge extended. In this  respect, Yunnan was somewhat like the term “the West” in the European movement across the Northern American continent in the 18th and 19th centuries.
5 Lu-chuan/Ping-mian were the Chinese names for the Tai Mao polity of Möng Mao and Pong Respectively.
6.Ming Tai-zu shi-lu, juan 190.3b.
7 See footnote 52.
8 Ming Tai-zong shi-lu, juan 17.6a.
9 Located in Teng-yue Subprefecture, west of Baoshan, in what is today Teng-chong. Approximately 160 km north of Bhamo and 150 km southeast of Myitkying. See also Liew Foon Ming, The Treatises on Military Affairs of the Ming Dynastic History, Vol. 2, pp. 94-95.
10 Previously known as the Jin-chi (Golden Teeth) Guard. Located in what is today Bao-shan. See Liew Foon Ming, The Treatises on Military Affairs of the Ming Dynastic History, Part 2, pp. 91-92.
11 Ming Tai-zong shi-lu, juan 23.4b.
12 Ming Tai-zong shi-lu, juan 16.3a. These polities were situated in what is today the southwest of the Chinese province of Yun-nan.
13 Ming Tai-zong shi-lu, juan 53.2b.
14 Ming Tai-zong shi-lu, juan 32.1a.
15 Ming Tai-zong shi-lu, juan 49.1a-b.
16 Ming Tai-zong shi-lu, juan 82.1a-b.
17 Ming Tai-zong shi-lu, juan 35.2b.
18 Ming Tai-zong shi-lu, juan 55.1b.
19 Much like the advisers appointed by the British to assist the rulers of the Malay States post-1876. Reid, however, cautions that as the British never tried to fully incorporate the Malay States into the United Kingdom, it is the differences as much as the similarities in the colonialisms that are worthy of study.
20 See, for example, Ming Tai-zong shi-lu, 17.6a.
21 Ming Tai-zong shi-lu, juan 57.2a-b.
22 More usually Annam. The polity of Đại Việt (the Great Viet) in the early 15th century was nowhere near as large as the modern Vietnam. It was centred on the Red River Valley and controlled some territory to its north and to the south. Not far to its south lay the large Austronesian polity of Champa and to its west lay the Tai polities.
23 Ming Tai-zong shi-lu, juan 52.6a-7a. Chen Tian-ping (Trần Thiên Bình) was a Vietnamese defector who claimed descent from the former Trần rulers.
24 These were non-Chinese troops under the “native offices” of Guang-xi, and likely people who are today called Zhuang and Yao.
25 A shi is approximately equivalent to a hectolitre.
26 Ming Tai-zong shi-lu, juan 60.1a-4a. This figure of 8000,000 cited in the Ming shi-lu may well be an exaggeration. Whitmore claims a figure of 215,000 was more likely. See John K. Whitmore, Vietnam, Hồ Quý Ly and the Ming (1371-1421) (New Haven, Connecticut: Yale Centre for International and Area Studies, 1985), p. 89.
27 Sun Laichen, Chinese Military Technology and Dai Viet 1390-1497, ARI Research Institute Electronic Working Paper No. 11, September 2003. www.ari.nus.edu.sg/See especially pp. 6-11 for the use of firearms by the invading Ming armies.
28 Situated to the west of modern-day Hanoi.
29 Ming Tai-zong shi-lu, juan 62.3a-b. See also Whitmore, Vietnam, Hồ Quý Ly and the Ming, pp. 91-92.
30 Ming Tai-zong shi-lu, juan 68.3b-7a.
31 The new name of the occupied Đại Việt.
32 Ming Tai-zong shi-lu, juan 67.3b-4a, dated to the equivalent of 26 June 1407.
33 Ming Tai-zong shi-lu, juan 71.6a.
34 Ming Tai-zong shi-lu, juan 80.3b-4a.
35 The importance of Vietnamese maritime trade in this period is underlined in Momoki Shiro, “Đại Việt and the South China Sea Trade: From the 10th to the 15th Century,” in Crossroads, Vol 12, No. 1 (1998).
36 Tobias Rettig has drawn comparisons with the opium, alcohol and salt monopolies implemented by the French in Vietnam more than 450 years later.
37 Peng Hui (彭蕙), “Ming-dai Hong-wu nian-jian chu-shi Nan-yang shi-jie yan-jiu” (Research on the diplomatic missions sent to the Nan-yang during the Hong-wu reign), Dong-nan-ya yang-jiu 2004 No 1 pp. 80-86. My thanks to Liu Hong for drawing this article to my attention.
38 From Peng Hui’s article, we note only three eunuch envoys to Southeast Asia over the approximately 30 years of the Hong-wu reign — Chen Neng (陳能) to Annam in 1378, and Zhao Da (趙達)and Song Fu (宋福)to Siam in 1395.
39 The eunuchs sent to Jiao-zhi (the occupied Đại Việt) and Burma by the Ming emperors were also engaged in collection of precious stones, gold and pearls. A later reference from 1459 suggests that the obtaining of gold was a major task of the eunuch-led voyages. See Ying-zong shi-lu, juan 307.3b.
40 Ming Tai-zong shi-lu, juan 19.
41 Ming Tai-zong shi-lu, juan 43.3b.
42 Ming Tai-zong shi-lu, juan 279.1a.
43 Anthony Reid has provided, by way of comparison, a note that the Dutch East India Company-Verenigde Oostindische Compagnie (VOC), generally considered the inventor of a very different kind of trade-based empire, sent 181 ships from the Netherlands to Asia between its foundation in 1602 and 1620, providing an average of 10 ships per year of 480 tons each. The number of people on board averaged 111 per ship over the period 1602-10 and 162 per ship in 1610-20. See J.R. Bruijn, F.S. Gaastra and I. Schöffer, Dutch-Asiatic Shipping in the 17th and 18th Centuries - Vol. I (Den Haag, 1987), pp. 174, 144.
44 J.V.G. Mills, Ma Huan: Ying-yai Sheng-lan, ‘The Overall Survey of the Ocean’s Shores’ [1433],
Cambridge, published for the Hakluyt Society by Cambridge University Press, 1970. See pp. 31-32.
45 Xuan-zong shi-lu, juan 26.2a.
46 Samudera was a major entrepot-polity located near the modern the port city of Lhokseumawe in Aceh.
47 The rise of the entrepot-polity of Malacca began in the early 15th century. The chronological collocation between its rise and the Ming voyages was no coincidence. It is obvious that the military support provided by the Ming forces allowed Malacca to disregard the threats posed to new polities at this time by both Majapahit in Java and Ayudhya in what is today Thailand. 
48 Tai-zong shi-lu, juan 71.1a.
49 Tai-zong shi-lu, juan 71.5a.
50 Another likely instance of such an arrangement was Brunei. Following the death of the Brunei ruler Ma-na-re-jia-na-nai (Maharajadhirat?) in China in 1408, his son Xia-wang was sent back to the country with Chinese escorts who remained in Brunei for close to two years. At the same time, Majapahit was warned not to require Brunei to submit camphor as tribute. It is worthy of attention that Palembang and Brunei were major trade-based entities on the furthest boundaries of the Majapahit empire, areas where the Ming was trying to impose its dominance.
51 A Chinese unit of weight, often referred to as a “Chinese ounce”. During the Ming, it averaged 37 grams. 
52 Tai-zong shi-lu, juan 71.6a-b.
53 The methods of the later European colonial armies in Asia, demanding compensation from the vanquished following their own military adventures, might be seen as useful comparative examples of such imperial opportunism. 
54 The phonetics suggest Nawrahta, but this name does not accord with existing lists of Burman rulers.
55 Tai-zong shi-lu, juan 94.5b.
56 Tai-zong shi-lu, juan 116.2a-b.
57 Tai-zong shi-lu, juan 130.1b-2a. 
58 Tai-zong shi-lu, juan 118.4a.
59 For a likely romantic account of the origins of Su-gan-la, see the account of Samudera in Ying-yai sheng-lan. This has been translated in J.V.G. Mills’ Ma Huan,Ying-yai Shen-lan, pp. 116-17.
60 A reference to the inhabitants of Ayudhya.
  1. M.N. Pearson, “Merchants and States” in James D. Tracy (ed.), The Political Economy of Merchant Empires: State Power and World Trade 1350-1750(Cambridge: Cambridge University Press, 1991), pp. 41-116. See p. 77. 62. Ibid. p. 79. Để biết thêm về nghiên cứu phân đoạn sự bành trướng thương mại biển, xem Sanjay Subramanyam and Lúis Filipe F.R. Thomaz, “Evolution of empire: The Portuguese in the Indian Ocean during the sixteenth century” in James D. Tracy (ed.), The Political Economy of Merchant Empires: State Power and World Trade 1350-1750 (Cambridge: Cambridge University Press, 1991), pp. 298-331. Các tác giả đã mô tả chi tiết ba mô hình tổ chức đế quốc (một mạng lưới pháo đài ven biển trong tình trạng đặc hữu của chiến tranh ở bắc Phi; nhà nông và quá trình thực dân hóa lãnh thổ và định cư tại các đảo Đại Tây Dương; một mạng lưới ven biển ít bạo lực, nhiều thương mại trên vùng bờ biển Guinea), và gợi ý rằng giai đoạn đầu tiên trong “cuộc phiêu lưu châu Á” liên quan đến các phụ loại của cả ba mô hình. Kinh nghiệm hàng hải của nhà Minh có cái gì đó rất gần gũi với mô hình Guinea.
    63. Ming Ying-zong shi-lu, juan 132.8a.
  1. Herold J. Wiens, China’s March toward the Tropics. Hamden-Connecticut: Shoe String Press 1954.
  1. Quoted in Marc Ferro, Colonization: A Global History (London: Routledge, 1997), p. 13.
  1. J.A. Hobson, Imperialism: A Study, London, Unwin Hyman, 1988 (original edition 1903), p. 64.
  1. Quoted in Ferro, Colonization, p. 14.
  1. T.R. Adam, Modern Colonialism: institutions and policies, New York, Doubleday and Company, 1955, p. 3.
  1. In R. Strausz-Hupe and H. W. Hazard (eds.), The Idea of Colonialism (Foreign Policy Research Institute, University of Pennsylvania, 1958), p. 11.
  1. M. Doyle, Empires (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1986).
  1. Ferro, Colonization, p. 1.
  1. L. C. Buchheit, Secession, the `Legitimacy of Self-determination (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1978), p.18.
  1. David Armitage, The Ideological Origins of the British Empire, (Cambridge: Cambridge University Press, 2000), p. 45.
  1. Ibid., p. 26.
  1. Jürgen Osterhammel and Shelly L. Frisch, Colonialism: A Theoretical Overview, Princeton: Markus Weiner, 1997), pp. 16-17.
  1. R. Emerson, “Colonialism: Political Aspects” in D.L. Sills (ed.), International Encyclopedia of the Social Sciences, vol. 3, pp.1-6. (New York: Macmillan and Free Press, 1968).
  1. Anthony Reid cho rằng chúng ta cần phải mở rộng các mối quan tâm vượt khỏi tình trạng phản đạo đức hóa về chủ nghĩa thực dân Trung Quốc để xem xét những gì đã làm cho các đến chế Trung Quốc thành công trên bộ, còn về cơ bản lại không thành công trong quá trình bành trướng bằng đường biển. Rõ ràng là sự thất bại trong việc tạo ra một cơ sở kinh tế bền vững cho các cuộc phiêu lưu hải hành là một nhân tố chủ chốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét