Nguyễn
Bỉnh Khiêm(1491-1585)
Nguyễn Thiên Thụ sưu tập, chú giải
LỜI NÓI ĐẦU
Theo thời gian và cũng vì thời đại,
chúng ta đã mất nhiều tài liệu và không được tiếp cận với các tài liệu xưa. Vì
vậy mà tôi lập Sơn Trung thư trang để làm một thư viện nhỏ với tinh thần vô vị
lợi, tôi có thể giữ cho tôi và cống hiến cho moi người. Khi còn ở Việt Nam, tôi
đã thu thập một số sách, một số tài liệu, trong đó có Sấm Trạng Trình. Xưa nay
có rất nhiều bản khác nhau vì nhiều người sửa đổi. Không biết bản nào là bản
chính, nên trước khi san định, nghiên cứu, chúng ta phải sưu tập tài liệu. Tại
các thư viện Việt Nam nhất là tại Hà Nội có nhiều bản Sấm Trạng Trình chữ Nôm
và các bản này cũng khác nhau.
Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu
“cảm đề” và 248 câu “sấm ký” là gốc của bản Quốc ngư Hoàng Xuân và Thời Tập.
Bản AB.444 Viện Hán Nôm gốc của bản quốc ngữ Mai Lĩnh.`
Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản
về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là
tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác
Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội. Trước 1975, tại miền Nam đã có khoảng 20 bản
quốc ngữ, nay Hà Nội cũng in thêm vài bản. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm
nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 .
Riêng tôi có một bản nôm.Từ lâu tôi đã có ý phổ biến nhưng chưa thực hiên được.
Nay cơ duyên đã đến, ltôi cố gắng y sao chép dần để trình chư vị . Tôi tuyển
chọn những bản xưa nhất và đáng tin cậy để tái bản trong thư trang của tôi. Tôi
tập hợp các bản lại và gọi là Sấm Ký Toàn Tập.
Năm 2010, tôi đã đăng tải vào Sơn
Trung Thư Trang. Nay tìm thêm vài tài liệu, tôi phổ biến ấn bản 2011 để cống
hiến quý độc giả.
Ottawa
ngày 20 tháng 7 năm 2011
Nguyễn Thiên Thụ
TỔNG QUAN VỀ SẤM KÝ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(1491-1585)
I. TIỂU SỬ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn
Bỉnh Khiêm 阮秉謙 ( 1491–1585) được biết đến
nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn cũng như tài tiên tri các tiến triển của
lịch sử Việt Nam.
Ông sinh
năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng
Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh
Bảo, Hải Phòng.
Sinh
trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công
Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn
Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số.
Lớn lên
ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh
Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen
ngợi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới
đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học
sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi
ông là Trạng Trình.
Làm quan
được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên
xin cáo quan năm 1542.
Khi về
trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh
sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử”. Bạn của ông là những
tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu,
Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều
người nổi tiếng như Nguyễn Dữ- tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ
Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư
Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử,
Tiến sĩ
Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính …
Ông mất
năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình
là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử
người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà
Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy
phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ
Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc
công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi
là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được
một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia
Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử
thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.
Nhờ học
tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người
Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”.
Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên
tri” số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho
hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”.
Tương
truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê.
Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam
với câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (có tài liệu viết là “khả dĩ
dung thân”) nghĩa là “Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài”. Nguyễn Hoàng
nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà
Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng
tuy thiển, khả diên số thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được).
Nhà Mạc
theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê – Trịnh, khi
vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng
còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông.
Ông nói
với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì
ăn oản” (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo,
sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi,
tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền
điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai
bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu:
“Lê tồn
Trịnh tại”.
Nhận xét
về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch
triều hiến chương lọai chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.
La Sơn
Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình
tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài
“Huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo hóa).
Tiến sĩ
thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng
Trạng
Như núi
Thái sơn, sao Bắc Đẩu
Nghìn năm sau như vẫn một ngày
II. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI SẤM KÝ
Trong
quan niệm của tôi, công việc của người sau là sưu tập, hiệu đính và chú thích
tác phẩm của tiền nhân để bảo tồn văn hóa cũ. Việc này đòi hỏi người biên khảo,
dịch thuật phải trung thực, khách quan, thấy sao nói vậy, biết gì nói nấy.
Tôi mong
rằng sẽ có một nhóm người khảo cứu hết các bản nôm trong thư viện. Một nhóm
người khảo cứu tất cả các bản quốc ngữ đã xuất bản. Riêng tôi chỉ phụ trách
nghiên cứu một số bản quốc ngữ trong tầm tay.
Hôm nay
tôi làm việc này thật ra là chưa được hoàn hảo vì kiến thức còn hạn chế. Hơn
nữa không có trong tay các bản nôm và đầy đủ các bản quốc ngữ. Tôi chỉ làm được
những gì trong khả năng hạn hẹp của mình.
Dẫu sao
thì vạn vật vô thường, mục đích của tôi là cố lưu lại những vốn cũ của tiền
nhân, và giúp bạn đọc một số tài liệu mà tôi đã thu thập và nghiền ngẫm hơn nửa
thế kỷ. Làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Vì thích
nghiên cứu cổ văn cho nên tôi đã tìm hiểu các tác tác phẩm cổ. Nguyễn Bỉnh
Khiêm được nhân dân ta ca tụng vì khí tiết thanh cao và tài thơ văn. Thi văn
của Ngài có thơ chữ Hán và thơ Quốc Âm. Thơ Quốc Âm gồm có thơ nôm và Sấm Ký.
Câu chuyện Nguyễn Hoàng và con cháu họ Trịnh tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm là
chuyện thực, liên hệ đến lịch sử chứ không phải là giai thoại.
Tại thư
viện Viễn Đông Bác cổ Hà Nội và Viện Khảo Cổ Sai gon đều có vài bản Sấm Trạng
Trình bản nôm chép tay. Trước 1945, chúng tôi thấy các bậc cha chú đọc các bản
Sấm Ký Quốc Ngữ. Trong khi vào Nam, tôi cũng mượn bạn bè các sách Sấm ký rồi
chép lại vì trong thời gian chiến tranh, sách xưa đã tuyệt bản nên rất hiếm
hoi, chỉ cho mượn trong thân hữu chọn lọc..
Sau
1975, xem danh mục thư viện thì thấy có tên sách, nhưng tôi không dám mượn vì e
ngại công an theo dõi, và kết tội dùng sấm để “yêu ngôn hoặc chúng”. Tôi chỉ âm
thầm tìm kiếm, và thu thập được một số.
Tại miền
Nam, Sấm Trạng Trình in bằng quốc ngữ từ sau 1945 cho đến 1975 cũng có gần hai
chục quyển. Sau 1975, tại Hà Nội cũng có một vài quyển gọi là. Thư viện Viễn
Đông Bác Cổ nay là thư viện khoa học Xã hội có gần 20 bản Sấm Ký nôm. Thỉnh
thoảng có vài người giới thiệu sơ sài mà không trích dẫn câu nào. Nhà nghiên
cứu không dám đi sâu vào sợ bị gán cho cái tội duy tâm thần bí, tuyên truyền
phản động thì muôn kiếp phải sống trong lao tù.
Ông
TrầnVăn Giáp chuyên về chữ Nôm, ông biên tập các nhan đề sách chữ Nôm và Hán
thành bộ ” Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm 2 quyển”, nhưng ông không kê khai lấy danh
hiệu một bản dù trong thư viện có hàng chục bản “Sấm Trạng Trình”. Theo nguyên
tắc nghiên cứu, ông cứ ghi tên sách, số hiệu sách nhưng ông có thể nói là sách
ghi vậy nhưng e không phải của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đỏ quá hay ông sợ cộng
sản quá, không dám ghi lấy tên sách và số hiệu sách vì sợ dân chúng sẽ vào lục
tìm. Ông muốn giấu sách nếu không nói là muốn đốt sách, chôn sách. Ông phủ nhận
sự hiện hữu của Sấm Trạng Trình. Ông viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Ông là người
nổi tiếng học rộng, nghiên cứu dịch kinh, chuyên về lý học, tinh thông khoa
tính Thái Ất, cho nên người ta lợi dụng cái học của ông truyền tụng nhiều câu
sấm nói là của ông, để tuyên truyền và mê hoặc mọi người.” (1)
Thiết
tưởng con người ta trong xã hội có người không tin bói toán, không tin thần
thánh, nhưng một số rất tin. Bói toán mà sai thì cũng đương nhiên vì đó là khoa
học không chính xác, Ta cần xem thời tiết nhưng các bản tin thời tiết không
phải lúc nào cũng đúng, nhưng không phải vì thế mà dẹp bỏ ngành thiên văn, khí
tượng và nghiên cứu không gian. Đừng có theo tây phương vài năm, theo cộng sản
vài giờ mà cho mình là có óc khoa học.
Karl
Marx và các ông cộng sản đề cao khoa học, luôn làm ầm ỉ về thành tích khoa học
trong khi bên tư bản người ta im lặng làm mà thành quả vượt Liên Xô, Trung
Quốc! Marx tự hào là khoa học nhưng những tiên đoán, những ước vọng, những
chính sách vĩ đại của Lenin, Stalin và Mao đã sụp đổ thảm thương! Ông thầy mu
ruà ờ Lăng Ông Bà Chiểu, hay ông thầy tử vi ở chùa Trấn Quốc chỉ ăn vài ngàn
bạc hay chục ngàn bạc Việt Nam mà không làm hại ai, còn lão tổ Karl Marx tiên
đoán tầm bậy gây cho cái chết hàng trăm triệu người!
Ai bảo
người Pháp mê tín? Tại Pháp có mấy ngàn hay mấy chục ngàn thầy bói, và hàng
chục người viết về Nostradamus, có ai cấm đóan hay chê bai dân Pháp? Ai bảo
nước Mỹ dị đoan lạc hậu? Nghe nói người Mỹ có lúc đã dùng “thiền” để liên lạc
với tàu vũ trụ đó sao? Trong chiến tranh Việt Nam khoảng 1970, một người Mỹ có
đến hỏi giáo sư Bửu Cầm ở Sài gon:
“Kình cư
hải ngoại huyết lưu hồng là gì” Có phải có thủy chiến ngoài các đảo không?
(Trong
khoảng 70-90, tôi thường đến thăm GS Bửu Cầm được thầy thuật lại việc trên) và
gần đây ông Nguyễn Văn Hiệp có thuật việc CIA lấy cắp bản ghi chép của thiếu
tướng Nguyễn Văn Chức về tiên đoán của ông đạo Nhỏ.
Người ta
khoa học văn minh như thế mà còn nghiên cứu huyền học, dùng chiêm tinh còn
chúng ta được kiến thức khoa học bao lăm, nhất là cái khoa học xuyên tâm liên
và bèo hoa dâu mà lên mặt khinh thế ngạo vật ư?
Ở đâu
cũng có kẻ gian dối. Đâu có phải vì bọn bán thuốc ê, vì bọn lang băm lấy cơm
khô trộn mật làm thuốc mà ta đốt sách y, bắt nhốt và giết tất cả người hành y?
Ví như có kẻ làm giả sấm ký, sửa đổi vài chữ, vài câu, vài đoạn, ta không nên
vội vơ đũa cả nắm bảo là là hàng mạo hóa mà quăng đi hoặc đốt hết sấm ký. Trái
lại,người nghiên cứu lại càng phải gia công nghiên cứu hơn, tìm hiểu, phân biệt
giả chân, tốt xấu. Không thể dễ dàng phủ nhận cũng không nên vội vàng tin tưởng
trước khi suy nghĩ và xem xét.
Tôi
nghiền ngẫm Sấm ký từ lâu, chỉ hiểu vài đoạn. Sau khi xem Kim Cổ Kỳ Quan, Tứ
Thánh của Bửu Sơn Kỳ Hương, tôi nhận thấy sức mạnh tâm linh của Phật giáo, của
Lý học và Đạo học. Và quả là có phương pháp tu đạt đến cái nhìn xuyên suốt quá
khứ vị lai và cũng có người có tài năng thấy trước. Tôi cũng đọc Toàn Thư trong
đó có nhiều huyền bí và đúng. Tôi lại càng nghĩ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là
một bậc khải thánh chứ không phải là tầm thường cho nên tôi cố gắng tìm hiểu
chứ không coi rẻ như các vị khác mang tâm sắt đá hoặc tâm dun dế.
Mình
không hiểu vì mình bị vô minh che lấp chứ không phải ta thông minh mà sách nói
vu vơ, và hiền thánh điên khùng. Trước khi khoa học tìm ra kính hiển vi và kính
viễn vọng, đức Phật đã thấy những vật cực tiểu và những vật cực đại hay sao?
Nay thì khoa học cho thấy ngoài Thái dương hệ của ta còn có nhiều Thái dương hệ
khác. Mắt ta lòa chứ không phải thế giới đen tối, vạn vật hư vô như những ai đã
kiêu căng chế nhạo. Sự thực các bạo chúa đã sợ khoa chiêm tinh và báo chí. Họ
mượn danh khoa học để bịt miệng và che mắt nhân dân!
Một vài
người phủ nhận Sấm Trạng Trình vì cho rằng những bản trên là do người sau chế
tác. Người ta cho rằng văn chương trong đó rất mới, đời Mạc chưa có lối lục
bát.
Nhận xét
này khá đúng, có những bản Sấm ký, có những đoạn người sau ở triều Nguyễn chế
tác hoặc thêm vào. Nhưng xem kỹ, các bản Sấm ký có đủ thể loại thi ca, có lục
bát, song thất lục bát thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ thuyết, ngũ ngôn tứ tuyệt
và ngũ ngôn tràng thiên.
Thể lục
bát là thể xưa trong ca dao, và cũng đã thể hiện trong các truyện xưa như
truyện Trinh Thử, hoặc Gia Huấn Ca, còn song thất lục bát cũng là một thể khá
xưa như Lê Đức Mao (1462-1529) , với bài Nghĩ bát giáp thưởng đào văn:
Xuân
nhật tảo khai gia cát hội,
Hạ đình
thông xướng thái bình âm.
Tàng câu
mở tiệc năm năm,
Miếu Chu
đối việt, chăm chăm tấc thành.
Hương
dâng ngào ngạt mùi thanh,
Loan bay
khúc múa, hoa quanh tịch ngồi;”
Song thất lục bát tuyệt diệu như trên thì trước đó thơ lục bát tất cũng điêu luyện.
III. GIỚI THIỆU CÁC BẢN
Bản nôm
hiện ở các thư viện có nhiều, chưa ai ra công khảo cứu đầy đủ. Còn bản quốc ngữ
thì nhiều. Sớm nhất là bản của Sở Cuồng do Quốc Học tùng thư ấn hành năm 1930,
và bản Nam Ký năm 1945 . Ông Phạm Đan Quế đã giới thiệu khá đầy đủ về các văn
bản Sấm ký toàn chép tay
trong
thư mục Hán Nôm lưu trữ tại thư viện Hà Nội Khoa Học Xã hội (Viện Viễn Đông Bác
Cổ) và Thư viện Quốc Gia Hà Nội thì hiện nay còn bảy tài liệu chữ nôm sau đây
có Sấm Trạng Trình (2) :
(1)-Bạch
Vân Nguyễn Trình Quốc công lục ký 25 trang, ký hiệu VNB3
(2)-Trạng
Quốc công ký: -2 quyển: VHV 1453/b – 36 trang; VHV 102; 32 trang.
(3)-Trình
Quốc công sấm ký : 34 trang: AB345
(4).
Trình tiên sinh quốc ngữ : 22 trang: AB444.
(5). Sấm
ký bí truyền 34 trang; VHV 2261.
(6).
Thiên Nam ngữ lục ngoại ký có phụ chép một số câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và
Phùng
Thượng
thư; AB192.
(7).
Nhất tích thiên văn gia truyền VHV 1382 có một bài sấm nói là của Trạng Trình.
Ông cũng cho biết các bản quốc ngữ sau:
(1)-Bản
quốc ngữ đầu tiên của Sở Cuồng trong Quốc Học tùng thư, Nam Ký xuất bản tại Hà
Nội 1930; 53 trang, in tại nhà in Trịnh Văn Bích. Trong quyển Thư Mục Đông
Dương (Bibliographie en l’ Indochine ), quyển V, xuất bản ở Đông Dương năm
1935, ông Paul Boudet có ghi” Bạch
Vân Am
Thi Tập, văn thơ sấm ký của cụ trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm , recueilli par Sở
Cuồng, Nam Ký Thư quán, 1930, Impr Trịnh Văn Bích- Coll Quốc Học Tùng Thư.
(2)-Phụ
trương Khoa Học huyền bí của Tiểu Thuyết Nhật Báo do Mai Lĩnh xuất bản năm 1939
(3)-Đông
Tây Tiểu Thuyết phát hành ở Nam Định, số Xuân 1940.
(4)-Sấm
Ký, nhà xuất bản Đại La, Hà Nội 1948.
(5)-Sấm
Trạng Trình của cư sĩ Minh Điền, nhà in Thái Bình, Saigon 1948.
(6)-Sấm
ký của Bùi Xuân Tiến, Nam Ký Hà Nội, 1952.
(7)-Sấm
Trạng Trình của Hưng Long thư quán, Hà Nội, 1952.
(7)-Sấm
Trạng Trình của Chu Ngọc Chi, Hưng Long, Hà Nội, 1954.
(8)-Trạng
Trình của Phạm Văn Giao, Phạm Văn Tươi, Saigon, 1956
(9)-Trạng
Trình Nguyễn BỈnh Khiêm, Thái Bạch, Sống Mới, Saigon, 1957.
(10)-Đại
chiến thứ ba với Sấm Trạng Trình, Thiệu Nghĩa Minh; Phương Thảo, Saigon, 1964.
(11)-Nguyễn
Bỉnh Khiêm và Nostradamus của Nguyễn Duy Hinh; Dân Trí, Saigon; 1963.
(12)-Sấm
Trạng Trình; trong Thành Ngữ, Điển tích, Danh nhân từ điển của Trịnh Văn Thanh,
Saigon
1966.
(13)-
Bạch Vân Quốc Ngữ Thi của Nguyễn Quân; Sống Mới, Saigon, 1974.
Chúng
tôi đã sưu tập được một số Sấm Ký nôm và Quốc ngữ , tuy chưa đầy đủ, song từ số
tài liệu tương đối này, chúng tôi có thể phân loại về xếp đặt thành các dòng.
Chúng tôi cố gắng đi tìm ý nghĩa các bản sấm ký dù rằng việc đó là việc khó
khăn, nhưng chúng tôi nghĩ với tâm thành và tinh thần khách quan là tạm đủ.
Chúng tôi không chú ý lắm về các từ ngữ nôm Việt dịch khác nhau, đọc khác nhau
hoặc đúng sai.
Như đã
trình bày, cho đến hiện nay (2011) có lẽ đã có trên 20 bản Quốc ngữ khác nhau.
Xét theo các câu trong các tập, chúng tôi tạm phân loại như sau:
1. Bản
Sở Cuồng và bản Mai Lĩnh
Bản 1
Sơn Trung, do tôi phiên âm chú thích từ bản nôm trong thư viện cụ Nghè Bân,
chép cùng Phùng Thượng Thư Ký cũng là bản trong Thiên Nam ngữ lục ngoại ký. Ông
Nguyễn Văn Y, bạn tôi, một tay sưu tầm sách cổ, mất khoảng 1990, cho biết ông
đã tặng một người bạn đi Canada quyển sấm trạng trình và Sấm Trạng Bùng. Như
vậy bản này phiên âm từ bản nôm, và bản nôm cũng có gốc tích ở Thư Viện Hà Nội.
Và nhiều bậc danh gia đã sao chép tài liệu này. Tài liệu này là thật, không giả
mạo, nhưng không mới lạ vì bản này cũng chỉ là phần hai của bản của Sở Cuồng,
chỉ khác một số chữ vì phiên âm khác hoặc đánh máy, hoặc xếp chữ sai chánh tả.
Nay tìm
thấy tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Khuê (3) , mới biết bản Mai Lĩnh mà tôi có rất
giống với bản của Sở Cuồng, có lẽ xuất phát từ bản của Sở Cuồng.
Bản Sở
Cuồng có gốc là bản AB.444 tại Viện Hán Nôm Hà Nội. Tôi may mắn có bản Mai Lĩnh
là bản in sau bản Sở Cuồng. Bản mà chúng tôi có trong tay in năm 1939 tại tủ
sách một bạn học thời Trung học Huế. Bản này có hai ưu điểm là:
-bản
tương đối sớm nhất, có trước 1945, vì các bản sau này, người ta thêm vào mấy
chữ, mấy câu, hoặc bóp méo, xuyên tạc để tuyên truyền.
-Bản này
phổ biến nhất vì được nhiều người dùng hoặc in lại.
Bản này
khởi đầu:
Vận lành
mừng gặp tiết lành và kết thúc: Đông Tây vô sự Nam thành quốc gia. Có một số
câu bị mất, còn lại 487 câu.
Nhiều
bản chung gốc này mặc dầu có vài chữ khác nhau vì cách đọc chữ nôm khác nhau và
sai chính tả:
-Bản
Nguyễn Khuê
-Bản
Đông Nam Á, Saigon 1964.
-Bản
Hùynh Tâm, Saigon ?
-Wikisource
2010. Bản này tham khảo bản Huỳnh Tâm, Saigon, không rõ in năm nào, có lẽ
khoảng
thập niên 60.
Theo
thiển kiến, đây là bản quốc ngữ xưa nhất, lại có bản nôm rõ rệt cho nên bản này
đáng tin cậy nhất
2. Bản Anh Phương, Saigon 1960? do Hoàng Xuân
sưu tập.
Bản này
gốc ở bản Nôm A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Cảm đề :
Thanh nhàn vô sự là tiên. . .
Mở đầu:
Nước Nam từ họ Hồng Bàng/ Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần.
Kết: Một
mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
Các bản sau đây chung gốc:
-Tạp chí
Thời Tập (1973-1975, Viên Linh. )
-Wikisource
2010
Bản
Trịnh Vân Thanh, 1966.
– Bản
Phạm Đan Quế , 1992.
3. Bản HƯƠNG SƠN
Bản này
do Thiên Phúc Nguyễn Phúc Ấm sưu tập. Bản này vốn ở quyển Lục Nhâm Bát Sát, Độn
Thái Ất, phụ thêm Sấm Trạng Trình, Hương Sơn, Hà NỘi xuất bản trước 1954, sách
70 trang, Sấm Trạng Trình từ trang 48-68.
Khởi
đầu: Nước Nam thường có thánh tài/Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng. . .
Kết
thúc: Gió mây ta lại đi về gió mây.
-Bản
Bạch Vân Ca của Nguyễn Quân, Sống Mới, Saigon, 1974 giống bản Hương Sơn.
-Theo
một bạn đọc, bản này cũng giống bản Nam Ký phát hành năm 1948 , do Bùi Xuân
Tiêu và
Nguyễn
Can Mộng lấy từ bản VH-2261 của kho sách Viện Viễn Bác Cổ, mở đầu có câu :
“Nước
nam thường có thánh tài
Sơn Hà
vững đặt mấy ai rõ ràng
Kìa Nhị
Thuỷ, nọ Đảo Sơn
Bãi ngọc
đất nổi, âu vàng trời cho
Học cách
vật mới dò tới chốn. . .”
Bản này
có cấu trúc đặc biệt là có nhiều bài thơ theo nhiều loại khác nhau như ngũ
ngôn, thất ngôn tứ tuyệt,thất ngôn bát cú, lục bát và song thất lục bát.
Bản này
có lẽ do người sau ghi lại các câu sấm truyền tụng trong dân gian chứ không
phải của Trạng Trình, hoặc xáo trộn các đoạn trong sấm trạng Trình mà tạo thành
. Việc này do biên chép vô ý hoặc cố ý.
Bản nôm
của Nguyễn Văn Sâm nhan đề khác với các bản: 古庵先生讖歌文 Cổ Am Tiên Sinh Sấm Ca Văn.Bản nôm này giống bản Hương
Sơn từ
câu đầu:
Nước Nam
thường có thánh tài,
Sơn hà
vững đặt mấy ai rõ ràng
đến bài
thơ 14 của bản Hương Sơn.
Can qua
việc nước bời bời
Trên
thuân lòng trời dưới đẹp lòng dân.
Lục thất
dư ngũ bách xuân
Bấy giờ
trời mới xoay vần nơi nao.
Thấy sấm
tự đấy chép vào
Một chút
tơ hào chẳng dám sai ngoa.
Câu kết
của bản Hoàng Xuân cũng giống:
Thấy sấm
tự đấy chép vào
Một chút
tơ hào chẳng dám sai ngoa.(247-48)
Đọc kỹ
nội dung bản này, ta thấy bản này viết sau thời Tây Sơn và đầu thời Nguyễn Ánh
vì trong bản này có những chữ như lời ngạn , phương ngôn ( Nguyễn Văn Sâm),
nghĩa là những câu đó đã truyền tụng rất lâu trước khi tác giả cầm bút. và các
câu Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong, và Cha nhỏ đầu con lại nhỏ chân/Nào ai
có biết nguỵ quân cầm quyền/Phụ nguyên chính thống hẳn hoi…Đó là những sản phẩm
của đời Nguyễn, không phải của Nguyễn BỈnh Khiêm.
4. BẢN WIKISOURCE 2010
Bản này
chép bản Mai Lĩnh 1939 và bản Anh Phương (1960?)
Nói
chung, dù trên 20 bản, chỉ có ba dị bản chính thức như đã so sánh và trình bày
ở trên. sự khác biệt này có thể do nhiều người soạn chứ không phải riêng Trỉnh
Quốc Công, vì chính tôi cũng có một bản sấm ký chữ nôm của Trạng Trình và một
bản của Phùng Khắc Khoan sẽ trình bày sau. Có những bản cùng nguồn gốc nhưng có
sửa đổi vài câu vài chữ.
Bản Minh
Điền là một chêm dặm. Theo Phạm Đan Quế, bản này giống bản Anh Phương 22 câu,
từ câu 374 đến câu 431, ngoài ra các câu khác hoàn toàn lạ lùng. Nhưng chính
Phạm Đan Quế đã trích dẫn 50 câu đầu và 30 câu cuối của bản này thì thấy là hơn
120 câu giống chứ không phải chỉ 22 câu .
Nay
chúng tôi công bố bản Phùng thương Thư Ký là một bản đã có từ lâu nhưng chưa ai
phiên dịch. Đọc bản này thì cho thấy rằng ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có Phùng
Khắc Khoan cũng soạn Sấm Ký. Còn có ai nữa không? Bản của Phùng Khắc Khoan có
vài đoạn giống bản của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
IV.TÍNH CHẤT CỦA CÁC BẢN
Nhìn
chung, các bản có chung một vài điểm sau:
1. Tính bí mật:
Sấm Ký
mang tính cách bí mật thuộc phạm vi quốc cấm, phải cất kín cũng như Kim Cổ Kỳ
Quan, Tứ Thánh, chỉ bàn bạc với người thân mà thôi. Thái độ của nhân dân đối
Sấm Ký khác với Lục Vân Tiên và truyện Kiều. Ấy cũng bởi ngày xưa các nho sĩ
dùng Sấm ký để chống triều đình , chống Pháp, mà bọn tay sai cũng dùng sấm ký
vu oan giá họa cho dân lành cho nên quan quân đã bắt bớ dân chúng, và người ta
phải cất giấu các tài liệu này.
2. Tính thiếu chân thực:
Thói
quen của ta là tự tiện sửa chữa, thêm bớt các bản chính cho nên truyện Kiều,
thơ Hồ Xuân Hương đã bị tam sao thất bản.. Nhiều người sau này sửa sấm ký hoặc
bóp méo văn nghĩa cho vừa khuôn khổ quyền lợi của phe nhóm họ.
3.Tính không thống nhất:
Có thể
một người viết mà chia ra nhiều đoạn, do viết nhiều thời gian khác nhau. Có thể
là do nhiều bản của nhiều người khác nhau mà người sau chép chung làm một tập.
Như bản Mai Lĩnh ít nhất là hai tập khác nhau.
Một số
là thu thập nhiều bài sấm ký khác nhau cho vào một tập như bàn Thiên Phúc
Nguyễn Phúc Ấm do Hương Sơn xuất bản trước 1954, cho nên trong đó có nhiều bài
thơ. Có thể do nhiều gốc khác nhau. Cũng có kẻ cắt vài đoạn bỏ vào cái khuôn
của mình để mập mờ đánh lận con đen trong chính sách tuyên truyền dối trá của
họ. cũng có thể do phương cách làm việc chưa khoa học, nghĩ đến đâu, viết đến
đó, nhiều khi trùng hợp, cái trước nói sau, việc sau nói trước.
Cũng có
thể người ta tráo đoạn trước ra sau, đoạn sau lên trước để giữ bí mật, như đoạn
cuối bản Mai Lĩnh : “Đào Tiền xử sĩ… nam thành quốc gia” nhưng trong bản Hương
Sơn lại nằm gần cuối, dưới câu kết còn có 24 câu nữa (Phân phân đông bắc khởi..
. Gió mây ta lại đi về gió mây). Sự kiện này gây khó khăn cho người nghiên cứu.
4. Tính mơ hồ:
Các bản
có chỗ thần diệu nhưng cũng có chỗ mơ hồ, giống các bản của Sư Vải Bán Khoai,
Huỳnh Giáo chủ và Thanh Sĩ. . . chỉ nói tí , sửu ,dần, mẹo. . . rất mơ hồ trong
khi các bản Kim Cổ Kỳ Quan và Tứ Thánh thì rõ ràng hơn.
V. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
A. CÁC TỪ NGỮ
1. Quốc hiệu Việt Nam.
Bản Mai
Lĩnh 1939 ở gần đoạn đầu có câu: Việt Nam khởi tổ gây nền,/ Lạc Long ra trị
đương quyền một phương (câu 7-8). Đời Nguyễn nước ta có quốc hiệu Việt Nam. Sấm
Trạng trình cách nhà Nguyễn mấy trăm năm sao lại ghi Việt Nam? Ai đó sửa lại
hay ngày xưa cụ Trạng đã biết mấy trăm năm sau quốc hiệu là Việt Nam?
Tự điển
Wikipedia giải thích về Quốc hiệu Việt Nam:
Quốc
hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào
thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam
Việt, với lý lẽ rằng “Nam” có ý nghĩa “An Nam” còn “Việt” có ý nghĩa “Việt
Thường”. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm
cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam
để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804. Tuy nhiên, tên
gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn.
Ngay từ
cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do
Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15
của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ “Việt Nam”. Điều này còn
được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: “Việt
Nam khởi tổ xây nền”. Người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm
bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam
Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh… Đặc biệt bia Thủy
Có thể
một người viết mà chia ra nhiều đoạn, do viết nhiều thời gian khác nhau. Có thể
là do nhiều bản của nhiều người khác nhau mà người sau chép chung làm một tập.
Như bản Mai Lĩnh ít nhất là hai tập khác nhau.
Một số
là thu thập nhiều bài sấm ký khác nhau cho vào một tập như bàn Thiên Phúc
Nguyễn Phúc Ấm do Hương Sơn xuất bản trước 1954, cho nên trong đó có nhiều bài
thơ. Có thể do nhiều gốc khác nhau. Cũng có kẻ cắt vài đoạn bỏ vào cái khuôn
của mình để mập mờ đánh lận con đen trong chính sách tuyên truyền dối trá của
họ. cũng có thể do phương cách làm việc chưa khoa học, nghĩ đến đâu, viết đến
đó, nhiều khi trùng hợp, cái trước nói sau, việc sau nói trước.
Cũng có
thể người ta tráo đoạn trước ra sau, đoạn sau lên trước để giữ bí mật, như đoạn
cuối bản Mai Lĩnh : “Đào Tiền xử sĩ… nam thành quốc gia” nhưng trong bản Hương
Sơn lại nằm gần cuối, dưới câu kết còn có 24 câu nữa (Phân phân đông bắc khởi..
. Gió mây ta lại đi về gió mây). Sự kiện này gây khó khăn cho người nghiên cứu.
B. CÁC CÂU, CÁC ĐOẠN
1. Các
câu giống nhau:
(a).Hai bản Mai Lĩnh và Anh Phương :
-Hai bản
thường khởi đầu bằng các câu sấm đời trước như của Vạn Hạnh, và các tác giả vô
danh đời trước. Hòa đao mộc lạc.. ./ Thập bát tử thành.
– Tan
tác Kiến kiều tan đất nước,/Xác xơ cổ thụ sạch an mây.
(AP 49;
ML 381)
-Uy nghi
dung mạo khác mình/ Thác cư một góc kim tinh phương đoài
(AP 125, ML 141)
(b). -Bản Anh Phương với bản Hương Sơn
Nước Nam
thường có thánh tài/Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường.
(HS. 1; AP:105)
(c). Mai Lĩnh và Hương Sơn
Thủy trung
tàng bảo cái…. Đông Tây vô sự nam thành quốc gia.
(ML
446-487; HS, 26)
-Phá
điền đầu khỉ cuối thu. . . Tái binh mọi giống thập thò liền sang.
(HS.16;ML
199)
-Thủy
binh cờ xí vừng hồng.. .Bắc binh sang có việc gì chăng?… Đã ngu dại Hoàn Linh
đời
Hán…
(ML 83;
HS 12)
-Bách
tính khổ tai ương… Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
(ML467-487;
HS 26)
-Bắc
phương chính khí sinh ra/ Có ông Bạch xỉ (sĩ) điều hòa hôm mai.
(ML 135;
HS16 )
-Man mác
một lĩnh Hoành Sơn/Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
( ML
195; HS 16)
-Lại nói sự Hoàng giang sinh thánh/ Sông Bảo giang thiên định ai hay.
(ML 125,
257; HS 17 )
Bắc kinh
mới thật đế kinh/ Giấu thân chưa dễ giấu danh đục nào.
(ML 238;
HS 16)
Quần
hùng binh kéo đầy khe/ Kẻ xưng cứu nước người khoe trị đời..
Thương
những kẻ ăn rau, ăn giới.
(ML 103;
HS 16 )
Canh tân
( niên) tàn phá/ Tuất hợi phục sinh
(ML 395;
HS 18)
Ma vương
sát đại quỷ/ Hoàng thiên tru ma vương/Kiền khôn phú tái khôn lường
Cơ nhị
ngũ thư hùng vị quyết/ Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân.
(ML 475;
HS 26 )
-Phân
phân đông (tùng ) bắc khởi.. Bất chiến tự nhiên thành
( ML
443; HS 26)
-Tộ
trường nhị thập ngũ/ Vận khải ngũ diên trường
(ML 462;
HS 26)
-Nực
cười những lũ bàng quan/Cờ tàn lại muốn toan đường đấu xe (AP 125; HS 26)
(d).Ba bản giống nhau:
-Bắc hữu
kim thành tráng
Nam hữu
ngọc bích thành
(
AP,214; ML 426-427, HS, 25)
-Long vĩ
xà đầu khởi chiến tranh. . .kiến thái bình.
(ML 398;
HS 24, AP 171)
-Cửu cửu
càn khôn dĩ định. . . Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.
(AP151;
ML 410; HS 21)
-Xem ý
trời có lòng khải thánh/ Dốc sinh ra điểu đỉnh hộ mai.
(AP 131,
ML 131, HS 16)
-Có thầy
Nhân thập đi về/ Tả phù hữu trì cây cỏ thành binh.
AP 231,
(ML 261; HS 17)
-Bảo
giang thiên tử xuất/ Bất chiến tự nhiên thành
(AP 217;
ML 415; HS 25 )
-Phú quý
hồng trần mộng,
Bần cùng
bạch phát sinh
(AP209,
ML 430; HS 25)
-Thái
nguyên cận Bắc đường xa
(AP 123; HS 14; HS 14)
2. Các câu được giải thích để tuyên truyền:
(1).
Thấy đâu bò đái thất thanh/ Ấy điềm sinh thánh rành rành chẳng sai.(HS 14)
Một bản
giải thích:
Ở Bắc
Kạn có khe Bò Đái.
Một bản
ghi:
Nghệ An
Bò Đái thất thanh.
Một bản
khác ghi:
Nam Đàn Bò Đái Thất thanh.
Trong quyển La Sơn Phu Tử, Hoàng Xuân Hãn có trích thơ Nguyễn Thiếp, bài Gặp người đánh cá ở sông PhùThạch, HXH nói đến câu ca dao Đụn sơn phân giái/ Bò Đái thất thanh/ Đông Thành sinh thánh. Huyện Đông Thành ở phủ Diễn châu, còn Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh ở huyện Nam Đàn, phủ Anh Đô. Chính trong bài thơ trên, Nguyễn Thiếp viết: “Núi Liệt lở, Song Ngư nước cạn, /Sấm người xưa đánh lẫn dân ngu (tr.62) Chữ Hán tên là Lao Tuyền, HXH nói tên tục là Bò Đái không biết có đúng không vì Lao Tuyền là Khe Bò mà thôi.
(2).Đầu can võ tướng ra binh/ Ắt là trăm họ thái bình âu ca (AP 197) Thái Bạch giải thích Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra binh năm giáp thân (1944).
(3). Thánh nhân hương Có người theo bản Hương Sơn giải thích
1.Thánh
nhân hương
2- Thuỷ trung tàng bảo cái ( bài 19 và bài 26)
VI. KẾT LUẬN
Sau khi nghiền ngẫm khoảng 20 bản, tôi thấy quanh đi quẩn lại chỉ có ba phiên bản chính, được nhiều người sử dụng :
-Mai
Lĩnh
-Anh Phương
-Hương Sơn.
Trong ba bản, theo thiển kiến, bản Mai Lĩnh tức bản Sở Cuồng là đáng tin cậy nhất. Hai bản kia có lẽ chỉ là ghi chép những câu sấm truyền trong dân gian. Đây cũng chỉ là giả thuyết chờ sau này ai đó nghiên cứu thêm nhiều bản nôm thì rõ hơn.
1. Mai
Lĩnh:
Bản Mai Lĩnh chính là bản đầu tiên là bản Sở CUồng in năm 1930
2.Hương
Sơn:
Đoạn kết
giống Mai Lĩnh 2:Sau một thời gian sống với cộng sản ( Ta hồ vô phụ vô quân),
nước ta sẽ thái
bình như thời hoàng kim.
3.Anh
Phương:
Đoạn kết giống Mai Lĩnh 1: sau này có ” thầy Nhân Thập” về cứu nước.
Các bản Sở Cuồng, Mai Lĩnh và Sơn TRung có liên quan đến Phùng Thượng Thư Ký. Bản này có chú thích của Tiền nhân trước 1937 là năm cụ Nghè Bân mất. Các bản khác cũng chỉ thêm thắt và xáo trộn bản chính. Theo quyển Phùng Thượng Thư Ký, chủ yếu sấm ngữ là nói về giai đoạn Lê Mạc cho đến Trịnh Nguyễn và qua nhà Nguyễn. Như vậy có lẽ sấm không đi vượt thời gian 1945 là năm nhà Nguyễn mất.
Từ Ðinh
đổi đời chí lục thất gian
(Sơn Trung ,4)
Chữ rằng
lục thất nguyệt gian
Ai mà
nghĩ được mới gan anh tài
Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
Thì phụ
nguyên mới chổ (trổ) binh ra
Bốn
phương chẳng động can qua
Quần
hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ
mở rộng qui khôi
Thần
châu thu cả mọi nơi vạn toàn.
(SC, 117-124)
Quyển
vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh
đổi đời chí lục thất gian
(SC,483-84)
Hòa đao
mộc lạc,
Thập bát
tử thành,
Ðông A
nhật xuất,
Dị mộc
tái sinh.
Chấn
cung xuất nhật,
Ðoài
cung vẩn tinh.
Phụ
nguyên chì thống,
Ðế phế
vi đinh.
Thập
niên dư chiến,
Thiên hạ
cửu bình.
(Anh Phương, 7-16)
205.Kể
từ đời Lạc Long Quân,
Ðắp đổi
xoay vần đến lục thất gian.
(Anh Phương, 205-06)
Nói chung, đa số nói về các sự lịch sử cho đến cuối nhà Nguyễn năm 1945. Tuy nhiên, nhiều nhà biên khảo cho rằng Sấm Trạng Trình có giá trị lâu dài. Việc này cũng tùy văn bản, như bản Anh Phương:
” Ô hô
thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc
hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn
sơn trung mao tận bạch,
Kình cư
hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh
ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu
xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong
“(95-102)
Bài này đưa ra nhiều vấn đề. Thời Lê mạt, Nguyễn sơ, nước ta chưa có đường sắt và xe lửa. Pháp khởi công làm đường sắt năm 1881 đầu tiên đi từ cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn dài 13 km. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ở Việt Nam là vào ngày 20 tháng 7 năm 1885. Trong chiến tranh từ 1945 cho đến 1975, cộng sản thực hiện tiêu thổ kháng chiến, phá cầu, phá đường, đắp mô, giật mìn gây trở ngại giao thông cho dân chúng. Thời chiến tranh, hai miền Nam Bắc phân ly, đường sắt đứt nối nhiều đoạn.
Năm 1975, Việt Nam thống nhất , năm 1986, Chính phủ Việt Nam tiến hành khôi phục lại các tuyến đường sắt chính và các ga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc Nam. Tuy nhiên, vẫn có câu hỏi: Phải chăng là đường sắt cao tốc mà Trung Cộng muốn làm? Hồ ẩn sơn trung Mao tận bạch, phải chăng là đường sắt này sẽ thực hiện , hay thực hiện xong sau khi HỒ CẨm Đào về hưu? mao tận bạch là gì? Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng là gì? Là trận thủy chiến ngoài Trường Sa, Hoàng Sa năm 1974 giữa Trung Cộng và VNCH? Là cuộc chiến giữa Việt Cộng- Trung Cộng năm 1988? Và cuộc thế chiến ba ở biển Đông?
Kê minh
ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu
xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Câu này
không rõ.
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong.
Chờ khi Hoa Kỳ( chim ưng) đánh vào Hoa lục ( sư tử) thì thiên hạ mới thái bình!
Chú thích
(1).
Trần Văn Giáp. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm , quyển I, Thư viện Quốc Gia, Hà Nôi,
1970,tr. 87).
( 2).
Phạm Đan Quế, Giai Thoại và Sấm Ký Trạng Trình; Văn Nghệ TP HoChi Minh, 1992;
78-79)
(3). Nguyễn Khuê. Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Bạch Vân Am Thi Tập. Nhà xb.HochiMinh, 1997, 379-402
ĐIỂN SẤM
TRẠNG TRÌNH
Sấm Trạng trình có nhiều bản khác nhau nhưng các bản này vẫn có những đoạn giống nhau. Trước đây, trong ấn bản Sơn Trung, chúng tôi đã chú thích các bản Sấm Trạng Trình. Như đã nói, chúng tôi đã có bản nôm Trình Quốc Công Ký và bản nôm Phùng Thượng Thư Ký mà bạn tôi, ông Trương Quang Gia đã phiên âm từ 1990. Nhưng người nghiên cứu vẫn để yên trong ngăn tủ, nay mới đem ra xem xét cẩn thận, thì thấy người xưa đã chú thích phần lớn. Nay đem cả chú thích mới và cũ tập họp lại theo dạng tự điển để độc giả tiện tra cứu.
Bạch sĩ
: chưa rõ
Bảo
Giang (Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Sông Bảo Giang đã định ai hay): không rõ nghĩa
Bắc hữu
kim thành tráng
Nam tạc
ngọc bích thành
Hỏa thôn
đa khuyển phệ
Mục giả
dục nhân canh
(Sở Cuồng, 426-429; TVThanh,227-230)
Nói về kinh đô Thăng Long và kinh đô Phú Xuân hay thủ thủ đô Hà Nội và thủ đô Sàigòn?
Cưu, nhạn : chim cưu và chim nhạn, nói nhân dân.
Cửu cửu
càn khôn dĩ định,
Thanh
minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo
dương đầu mã vĩ,
Hồ binh
bát vạn nhập Trường An.
(Bản Anh Phương, 151-154; bản Sở Cuồng, 410-413, Trịnh Vân Thanh, 165-168))
Bản Phùng Thượng Thư nói về quân Mãn Thanh sang Việt Nam kỷdậu 1789 còn các bản sau này nói Cộng sản vào Hà Nội năm giáp ngọ 1954.
Cửu
thiên hồng nhật: họ Trịnh 鄭 chữ Trịnh có chữ nhật.
Chấn
cung nhật hiện: chỉ họ Mạc莫, vì trong chữ Mạc có chữ
nhật.
Dư đồ chia xẻ: Trịnh Nguyễn phân tranh.
Đao: Xem
Hòa đao mộc lạc.
Điếm
tuần: điếm là nơi canh gác, thường là cái chòi tranh để tuần phu ngồi trong lúc
canh phòng. Tuần là đi rảo xung quanh làng xóm để xem xét kẻ gian phi.
Đỉnh Hoành sơn: ( Đỉnh Hoành Sơn tam liệt ngũ phân.) nói về chiến tranh giữa Trịnh, Nguyễnvà Tây Sơn tại miền Trung.
Đông A :là nhà Trần 陳. (Trong chữ Trần có chữ Đông và bộ phụ của chữ A 阿). Âm vị là con gái. Trần Cảnh lấy Chiêu hoàng là nữ, là vợ truyền ngôi cho chồng.
Hòa đao
mộc lạc chỉ họ Lê 梨, 棃.có chữ đao .Họ Lê lên thay họ Đinh.
Hoàng Giang: (Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh Sông Bảo Giang đã (thiên) ai hay): không rõ nghĩa. Phải chăng chỉ dòng họ Nguyễn Hoàng ?
Kìa cơn
gió thổi lá rung cây
Rung Bắc
sang Nam Ðông tới Tây
Tan tác
kiến kiều an đất nước
Xác xơ
cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm
nổi sóng mù thao cát
Hưng địa
tràng giang hóa nước đầy
Một gió
một yên ai sùng bái
Cha con
người Vĩnh Bảo cho hay
(Bản Sở Cuồng, Mai Lĩnh, câu 379-386)
Các bản sau này giải thích việc Nguyễn Thái Học khởi nghĩa năm 1930, và việc Pháp dùng 5 máy bay ném bom triệt hạ làng Cổ Am, căn cứ của Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo. Hải Dương.
Kỳ mộc:
cây lạ, chỉ họ Lê. Lê Lợi lên ngôi.(Xem Hòa Đao mộc lạc ).
Khí hủ: hủ là hư nát trong nghĩa hủ bại. Các bản khác ghi là hư.
Long vĩ
xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua
xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề
dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu
niên lai kiến thái bình.
(Anh Phương 171-174; Trịnh VÂn Thanh, 185-188)
Bản Phùng Thượng Thư Ký và một số có đoạn này. Bản Phùng Thượng Thư không chú rõ. Các bản khác đều cho rằng đioạn này nói kỷ dậu 1945 chấm dứt thế chiến, nhưng điều này khiông đúng vì từ năm dậu 1945 nước ta bắt đầu với đại họa cộng sản chứ không được hưởng thái bình.
Lục thất
, hay lục thất nguyệt gian ( hay niên gian):
Lục thất
cho biết ngày dầy (rày)
(Ngôn Nguyễn thị sanh ư bắc phương, cư tại Sơn Tây xứ).
Phụ nguyên ấy thực ở miền (rày) Tào khê (SC. 260) Bản Phùng Thượng Thư Ký chú là họ Nguyễn ở Sơn Tây . Tuy nhiên Tào Khê ở tỉnh Quảng Đông, là nơi Lục tổ Huệ Năng truyền đạo.
Lục thất 六七 ám chỉ họ Nguyễn vì Lục Thất có đồng âm 陸 室. Lục là họ Nguyễn vì trong chữ lục có chữ Nguyễn. Thất là nhà. Lục thất là nhà Nguyễn. Họ Nguyễn làm vua thì giòng Nguyễn Gia Miêu là ở Thanh Hóa. họ Nguyễn (hay Hồ) nhà Tây Sơn ở Bình Định, chưa có vua nào ở Sơn Tây.
Mõ cá: cái mõ băng gỗ, hình con cá, thôn quê ngày xưa dùng báo hiệu. có đám cháy hay trộm cướp.
Nhân Doãn: 允 Nhân Doãn tức là ngươi Doãn, Duẫn, hoặc người tên Doãn, Duẫn) chỉ vua Lê Chiêu Thống 黎昭統 .Trong chữ Thống có chữ Duẫn cũng đọc là Doãn.
Nhân kiến : Chỉ Lê Chiêu Thống 黎昭統, 1765 – 1793), tên thật là Lê Duy Khiêm 黎維謙 tên là Duy Khiêm. Chữ Khiêm 謙 trong có chữ Kiến 毽 , 建 . Khi Lê Chiêu Thống theo quân Thanh chạy sang Trung Quốc, bỏ Thăng Long, sau đó thì Nguyễn HUệ đem binh đánh tan quân Thanh, và một thời gian nữa thì Nguyễn Ánh đem binh ra đánh tan Tây Sơn, thống nhất đất nước.
Ô hô thế
sự tự bình bồng,
Nam Bắc
hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn
sơn trung mao tận bạch,
Kình cư
hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh
ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
100.Ngưu
xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong ”
(Bản Anh Phương, Trịnh Vân Thanh , 109-116)
Các bản giải thích là sau 1945, cộng sản phá hoại đường giao thông, trong đó có đường sắt. Đường sắt nối lại sau 1975 là lúc Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều chết. Sau đó là có chuiến tranh ở Hoàng Sa, Trường Sa…
Phá điền
: quốc phá, là nước mất bởi vì chữ điền 田giống
chữ Quốc 国, cả hai chữ thuộc bộ vi
囗.Cũng có người giải là năm sửu vì chữ sửu 丑 giống nửa chữ điền
Rau, rới: có bản ghi “giới”. Rau, rới, giới, rưới đều có nghĩa là rau. Có lẽ do từ Giới 芥 là rau, là đồ hèn hạ (rác rới, rác rưới, rác rưởi)
Tái binh: binh ngoài biên cương, binh ngoại quốc: Chỉ quân Mãn Thanh.
Tam hiểm
( Tìm nơi tam hiểm mà hầu lánh thân): Ba nơi hiểm trở có đủ yếu tố thiên thời,
địa lợi và nhân hòa. Quyển Phùng Thượng Thư Ký cho biết ba nơi là vùng sơn động
Thái Nguyên, Tản Viên (Sơn Tây), và Vị Khê ( không rõ ở đâu.
Thập bát
tử: họ Lý 李 . Chữ Lý chiếrt tự là Thập bát
tử.
Thầy
Nhân Thập : trước đây các vị đã giải đoán là chữ Tản 傘 vì có chữ Nhân 人 và 4
chữ Nhân nhỏ với chữ Thập 十 thành chữ Tản 傘 . Ba chữ Thầy Nhân Thập đọc và viết theo pháp âm chữ Nho là
Thập Nhân Tử 人十子 (chữ Tử còn gọi là Thầy như Lão
Tử, Trang tử, Khổng Tử …). Chữ Thập Nhân Tử còn có nghĩa là chữ Lí 李 (họ Lý). Ông này tên Tản hay tên Lý? Hay tên gì?
Theo lời chú trong bản Phùng Thượng Thư Ký, ông này tuổi ngọ giúp vua trị vì dài lâu ( Chữ 午 chiết tự thành nhân thập)
Trần
công nãi thị phúc tâm
Giang hồ
xử sĩ Đào Tiềm xuất du.
(Sở Cuồng, 482-483)
Không rõ họ Trần nào, xuất hiện vào lúc nào? Nước ta từ Lê Lợi đên nay có Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm… . .làm vua, và các nhà chính trị nổi danh như Đào Duy Từ, Ngô Thời Nhậm, Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim nhưng chưa có vua nào họ Trần.
BẢN I :
SƠN TRUNG 2011
TRÌNH
QUỐC CÔNG KÝ
tủ sách cụ Nghè Bân, Sơn Tây
LỜI NÓI ĐẦU
Đây là bản nôm tìm thấy trong thư viện cụ nghè Nguyễn Văn Bân ( 1868- 1937.) Cụ nghè Nguyễn Văn Bân , sinh năm mậu thìn (1868), quê làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây, đậu cử nhân khoa đinh dậu (1897), đậu tiến sĩ khoa tân sửu, năm Thành Thái 13 (1901), đồng khoa với Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Huy tức Nguyễn Sinh Sắc, và Phan Chu Trinh, hàm Hồng Lô tự khanh, sung Bắc kỳ thượng nghị viện , Tổng Đốc Hải Dương.
Cụ Nghè Bân ở Sơn Tây , gần làng Phùng, cùng huyện Thạch Thất với Phùng Thượng Thư cho nên bản này rất đáng tin cậy vì ngày xưa các cụ thường mượn sách nhau sao chép, nghĩa là bản này có thể là sao chép từ tủ sách quan thượng Phùng Khắc Khoan.
Đại tá Nguyễn Sùng đậu cử nhân luật bên Pháp, người Chàng Thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, làm việc tại bộ Tổng Tham mưu quân đội VNCH, là tế tử của cụ nghè.
Khoảng năm 1985, gia đình đại tá Nguyễn Sùng, sang định cư tai Pháp. Trước khi đi, hai ông bà tặng tôi một số sách cổ, trong có bản Trình Quốc công ký và Phùng Thượng thư ký. Tôi giữ từ đó đến nay, chỉ nhìn qua rồi cất kín vì lúc bấy giờ tôi đang tập trung tư tưởng và thời giờ viết bộ Văn Học Sử Việt Nam. Vả lại lúc bấy giờ việc nước tang thương, ai cũng lo việc y thực và tìm tự do. Nay có bạn đọc hỏi về Sấm Ký, tôi bèn đem tất cả Sấm Ký Quốc ngữ mà tôi đã sưu tập và bản Nôm này trình làng. Như vậy bản nôm chép tay đã có khoảng hơn một trăm năm, mà tôi cất giữ cũng đã 25 năm, nay mới ra mắt độc giả.
Hôm nay xem kỹ, và sau khi so sánh các bản Quốc ngữ, tôi xin thưa với các độc giả vài điều:
1. Sấm Trạng Trình là có thực. Bản này có gốc tích rõ ràng từ một bậc danh gia ở Sơn Tây, đồng hương với Trạng Bùng, mà trạng Bùng lại là đệ tử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn nữa, hơn 20 bản nôm trong các thư viện cũng là một thực thể mạnh, không thua gì Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du, trong đó có những dị bản, nhưng không thể phủ nhận sự hiện hữu của Trình Quốc Công ký.
2.Bản này giống phần thứ hai của Mai Lĩnh. Tôi chưa xem bản nôm AB 444 của Viện Hán Nôm Hà Nội, song có thể nghĩ rằng hai bản nôm này cùng nguồn gốc. Tuy nhiên, đọc kỹ thì thấy bản quốc ngữ của Mai Lĩnh và bản nôm này tuy ý từng câu, từng đoạn giống nhau, mà trong mỗi câu it nhất là có một chữ bị sửa . Tuy nhiên phần cuối bản nôm này ( từ câu 101) khác hẳn bản Mai Lĩnh.
Tôi chỉ phiên âm, còn phần chú thích tôi đã chú thích trong bản Mai Lĩnh, nay chỉ chú một đôi dòng cần thiết mà thôi. Xin tha thứ những sai lầm trong bản này.
Ottawa
ngày 6-10-2010
Nguyễn Thiên Thụ
phiên âm:
1.Vừa
năm canh tý (1) xuân đầu
Thanh
nhàn ngồi tựa long câu (2) nghĩ đời
Quyển
vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh
đổi đời chí lục thất (3) gian
5.Mỗi
đời có một tôi ngoan
Giúp
chưng (4) giữ nước dân an thái bình
Kể từ
Lạc Long đế kinh,
Thế cùng
xem biết sự tình thấp cao.
Nhân vì
biết được tơ hào
10.
Truyền chưng chép vào chẳng tiếc làm chi.
Luận
chung một tập kim thì (5)
Tướng
tài coi gẫm, nam nhi học đòi
Trượng
phu có chí thời coi
Những câu
nhiệm nhặt đáng doi (6) cho cần
15. Già
nay cũng đấng hiên ngang
Biết
chưng đời trị biết đường đời suy
Kể từ
nhân duẫn ( 7) mà đi
Sau thì
chưa đến biết thì nói ra.
Tiếc
thay hiền sĩ tuổi già
20. Phúc
bằng Bành Tổ cùng là Thái Công
Thử cho
tay thước ( 8) ra dùng
Tài này
cùng hẹn anh hùng xem sao
Trên
trời chỉn chín tầng cao
Tai nghe
bằng một tơ hào (9) biết hay
25. Hiềm
vì sinh phải thời này
Rấp thù
lỗi kiếp tiếc thay chưng đời
Dẫu hay
tấn chước (10) ngàn lời,
Sinh
phải lỗi đời ắt cũng có dư.
Chẳng
sinh phải kiếp người ta,
30. Sinh
ra phải kiếp quỷ ma nhà trời.
Nói ra
thì lộ sự đời,(11)
Che nghe
(12) cho phải lụy này,
Nói ra
ám chúa bội quân
Ðương
thời đời trị xoay vần được đâu
35. Chờ
cho nhân duẫn về sau
Ðến
chừng đời ấy thật âu nhiều nàn
Trời
sinh ra những kẻ gian,
Nhật dạ
đạo kiếp suy tàn đông tây.
Quân nào
thần ấy làm vày (13),
40.
Thượng nhân bất chính hạ nay tác loàn.
Đua nhau
bạo ngược làm càn,
Phá gia
ba kẻ dân tàn khốn thay
Anh hùng
gẫm được thời hay,
Xem
chưng thời vận biết hay trong lòng.
45. Nam
nhi có chí anh hùng,
Muốn làm
tướng súy lập công chưng đời.
Thời xem
tuần vận điềm trời,
Cơ mưu
nhiệm nhặt nên trai anh hùng.
Đi tìm
cho đến thánh công,
50. Để
phù trợ trị nên công vẹn tuyền.
Trong
ngoài cương kỷ cho bền,
Bốn
phương điều vận cho yên trong ngoài.
Chờ khi
chuyển đất động trời,
Bấy giờ
mới biết mặt trai anh hùng.
55. Còn
bận (14) thì náu chưa xong,
Nhân lực
chẳng đoạt thiên công đâu là.
Ðời này
những quỉ cùng ma
Chẳng
phải người thế dân ta thiện hiền.
Trời cao
đất rộng mông minh,
60. Ngu dân
đâu biết chân tình đế vương.
Thế gian
ai chẳng biết tường,
Thánh
thời ở tại khảm phương tuần này.
Ấy là
lục thất gian nay,
Tuần
hoàn đã định đến ngày hưng vương.
65.Xem
chưng tuần vận cho tường,
Bảo
giang thánh xuất trung ương thuở này.
Vua ngự
thạch bàn xa thay,
Nhân
(15) ngàn vắng vẻ những cây cùng rừng
Chim kêu
vượn hót vang lừng,
70.
Ðường đi thỏ thẻ dặm chưng khôn ngờ.
Nhân
gian vắng vẻ bằng tờ
Sơn lâm
bát ngát đổ (16) nhờ khôn thay!
Vua còn
cuốc nguyệt cày mây
Phong
điều vũ thuận đợi ngày làm ăn
75.
Phong đăng hoà cốc chứa chan
Vua ở
trên ngàn có ngũ sắc vân.
Khảm
cung thời tiết mở vần,
Thực là
thiên tử thánh nhân ra đời.
Anh hùng
ai có chí tài,
80. Công
phu chẳng ngại tìm đòi ra đi.
Tìm đi
đến Bàn thạch khê,
Đất sinh
thánh đế bên kia cuối làng.
Nhìn đi
nhìn lại cho tường,
Do nay
phỏng có sinh vương đâu là.
85.
Chẳng tin thì đến bản gia,
Đất sinh
thiên tử xem qua địa hình.
Bốn bề
phong cảnh cực thanh,
Tả long
triều lại uốn vành vũ khai.
Hữu thời
cửu khúc giang nay,
90. Minh
Ðường thất diệu ra bày tay coi
Trông xa
thấy một đầu voi
Đầu cúi
cuốn lại phục triều nguyệt sơn .
Ứng điềm
thiên tử về chầu,
Tượng
trời thánh đế thật âu trị dài.
95. Song
thiên nhật nguyệt sáng soi,(17)
Sinh
được tuổi ấy thật ngôi chẳng cầu
Ðến tuần
hưng vượng về sau,
Chờ đến
tam hợp thúc nhau mới làm
Khuyên
người Ðông Bắc Tây Nam
100.
Muốn làm tướng súy thì xem sấm này
Anh hùng
lượng được thời hay
Chép làm
một quyển để ngay chẳng mòn.
Ai nên
bia tạc biển son,
Nguyện
đem phúc vận tử tôn ơn nhờ.
105.Nay
nhờ truyền bảo sau xưa,
Những
câu nhiệm nhặt nên sơ tỏ tường
Tìm đi
cho đến khảm phương
Hình
dung thánh đế khiêm nhường từ bi.
Chính
trung diện mạo uy nghi,
110. Râu
rồng tóc phượng thật thì đế vương.
Nhìn xem
cho biết tỏ tường,
Để hòa
(mà) giúp rập đế vương tuần này.
Quân
thần hội họp rồng mây,
Đạo trời
hay chứa bàn tay nhưng là.
115. Cõi
tiên thế giới đất ta,
Mông
lung bốn bể ắt là giao lân.
Trời xui
thiên tử vạn dân,
Rắp hết
xa gần triều lục thất gian.
Phò vua
ra đến Tràng An,
220. Bao
nhiêu ngụy đảng loài gian lại hiền.
Đời ấy
những Phật cùng tiên,
Sinh
những người hiền trợ giúp trị dân.
Lục thất
dư ngũ vạn xuân,
Bây giờ
trời lại xoay vần chốn nao.
225.Thấy
sự thời để chép vào,
Lâu thời
chẳng biết nói sao nên lời.
Ai mà độ
lượng trí tài,
Công phu
chẳng ngại tìm thôi đến này.
Phò vua
vực trị trợ đời,
230. Ơn
trên đức rộng cho trai ơn nhuần.
Vũ thời
phong đại tướng quân,
Văn thời
thất phẩm đại thần cao ngôi.
Trông ân
đức rộng bằng trời,
Cả dung
cho khắp thỏa người tôi con.
235. Chớ
nề bạch ốc chu môn,
Nam nhi
có chí khỏe khôn đều dùng,
Quân
minh lại gặp thần trung,
Tướng
vốn vô dùng điều dụng mới trai.
Trảo nha
những đứng trí tài,
240. Bất
văn thạch phụng nào ai biết gì.
Ai ai là
chẳng nam nhi,
Sinh
chẳng kịp thì nên muộn công danh.
Trông ơn
đức rộng cao minh,
Tuất cập
đến kẻ hết tình làm tôi.
245.
Quân thần tướng tá giúp đời,
Quân
minh thần hiệp mỗi điều cho tin,
Trợ phù
nhà nước khoẻ bền.
Công phu
kiếp trước hữu duyên cùng người.
Trời
sinh lão tướng giúp đời,
250.
Khai quốc cùng toại cho đòi khảm phương.
Khác nào
thuở trước nhà Đường,
Quân
minh lại gặp thần lương mới bền.
Đời xưa
những đấng khá khen,
Đời nay
những đấng tôi hiền ai so
255.Xưa
trượng phu, nay cũng trượng phu,
Tài nay
khá mượn tài xưa giúp đời.
Mong ơn
trên trị chưng đời,
Chớ hề
quên nghĩa phụ người công phu.
Sống
thời ăn bổng lộc vua,
260.Thác
thời ban cấp cho con thơ rày
Trận
tiền hết sức, ra tay,
Cờ xây
súng trỏ sắc rày ban cho.
Hoặc là
tử trận đương cô,
Quan
thời dân xã cấp cho bổng thờ.
265.
Quân thời cấp ruộng điền tô,
Làm cho
con cháu ơn vua đời đời.
Để cho
nức lòng con trai.
Đến khi
có giặc cho trai liều mình.
Thấy tặc
nó hội phụng kinh
270. Anh
hùng ai chẳng liều mình cướp nhau.
Sống thì
chức trọng quyền cao,
Thác thì
miêu duệ ân nhiều giàu sang.
Lập nên
giềng mối kỷ cương.
Trong an
ngoài cũng bốn phương thuận hòa,
275. Đâu
đâu xướng thái bình ca,
Thiên
thuận địa hòa, chủ quý thần vinh.
Tảo an
thiên hạ thái bình,
Bây giờ
sĩ mở lệ thư luật điều
Sĩ hiền
biết bấy nhiêu điều,
280.
Tiên bảo cùng sấm mỗi điều chép ra.
Khuyên
người Nam Việt trai hiền,
Ai xem cho biết để mà làm công.
CHÚ THÍCH
(1). Các
bản ghi giáp tí, nhâm tí nhưng bản này ghi canh tí. Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 sinh 1491 và mất năm 1585. Canh tí là năm 1540, nhâm tí là
1552; giáp tí là 1564. Năm canh tí là lúc ông 50 tuổi.
(2).
Câu: câu là câu lơn, bao lơn, hành lang.
(3).Nguyên
bản lục thất 六 七
( lục thất nguyệt gian, lục thất niên gian) có lẽ cổ nhân dùng để chỉ lục thất 陸 室 nhà Nguyễn vì trong chữ
lục có chữ Nguyễn 阮.
(4).
Chưng: cũng như chi, sở là hư tự. Chưng ở đây là ở.
(5).Kim
thời: thời nay.
(6). Doi:
noi theo, theo dõi.
(7).Nhân
duẫn 人允 : duẫn, doãn , chỉ Lê Chiêu
Thống, vì trong chữ Thống có chữ Duẫn, Doãn; nói việc Lê Chiêu Thống theo quân
Thanh trở về Thăng Long thì bị Nguyễn Huệ đem binh đánh tan, sau đó Nguyễn Ánh
đem quân ra Bắc..
( 8).
tay thước : Thước là thanh gỗ dài hơn một thước, rộng khoảng 3 hay bốn cm.Thước
là vũ
khí của
tuần phu ngày xưa.
(9). ti
hào: ti là sợi tơ, hào là sợi lông, nói những điều nhỏ nhặt.
(10).
Tấn chước: đưa ra mưu kế, kế hoạch.
(11).Đoạn
này bị sót
(12).Che
nghe : chẳng nghe.
(13).làm
vày : làm tầm bậy, sai lầm. Vày trong nghĩa giày vò, vày vò, tà vạy.
(14).
Bận: vướng bận, bận bịu; còn vướng bận, không thể ra cứu nước.
(15).
Bản Mai Lĩnh ghi là Đại ngàn.
(16).
Đỗ: ở đỗ, ở nhờ.
(17).Tuổi quý 癸.
BẢN II :
* SỞ CUỒNG 1930 & MAI LĨNH 1939
1. Vận
lành mừng gặp tiết lành
Thấy
trong quốc ngữ tập tành nên câu
Một câu
là một nhiệm màu
Anh hùng
gẫm được mới hầu giá cao
5. Trải
vì sao mây che Thái Ất
Thủa
cung tay xe nhật phù lên
Việt Nam
khởi tổ gây nên
Lạc Long
ra trị đương quyền một phương
Thịnh
suy bĩ thái chẳng thường
10. Một
thời lại một nhiễu nhương nên lề.
Ðến Ðinh
Hoàng là ngôi cửu ngủ
Mở bản
đồ rủ áo chắp tay
Ngự đao
phút chốc đổi thay
Thập bát
tử (giầy) rày quyền đã nổi lên
15. Ðông
A âm vị nhi truyền
Nam
phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh
Chấn
cung hiện nhật quang minh
Sóng lay
khôn chống trường thành bền cho
Ðoài
cung vẻ rạng trăng thu
20.Ra
tay mở lấy đế đô vạn toàn
Sáng cửu
thiên ám vừng hồng nhật
Dưới lẩn
trên ăn vẫn uống quen
Sửa sang
muôn vật cầm quyền
Ngồi
không ai dễ chẳng nhìn giúp cho
25.Kìa
liệt vương khí hủ đồ ủng
Mặc
cường hầu ông ổng tranh khôn.
Trời
sinh ra những kẻ gian
Mặc khôn
đổi phép, mặc ngoan tham tài
Áo vàng
ấm áp đà hay
30.Khi
sai đắp núi khi sai xây thành
Lấy đạc
điền làm công thiên hạ
Ðược mấy
năm đất lở riếng ( giếng) mòn
Con yết
ạch ạch tranh khôn
Vô già
mở hội mộng tôn làm chùa
35.Cơ
trời xem đã mê đồ
Ðã đô
lại muốn mở đô cho người
Ấy lòng
trời xui lòng bất nhẫn
Suốt vạn
dân cưu giận nhạn than
Dưới
trên dốc trí lo toan
40.Những
đua bán tước bán quan làm giàu
Thống ru
nhau làm mồi phú quí
Mấy
trung thần có ý an dân
Ðua nhau làm sự bất nhân
Ðã tuần
rốn bể lại tuần đầu non
45.Dư đồ
chia rẽ càn khôn
Mối
giường man mác khiếp mòn lòng nhau.
Vội sang
giàu giết người lấy của
Sự có
chăng mặc nọ ai đôi
Việc làm
bất chính tơi bời
50.Mình
ra bỗng lại thấy thôi bấy giờ
Xem
tượng trời đã gia ( giơ) ra trước
Còn hung
hăng bạc ngược quá xưa
Cuồng
phong cả sớm liền trưa
Ðã đờn
cửu khúc còn thơ thi đề
55. Ấy
Tần Vương ngu mê chẳng biết
Ðể vạn
dân dê lại giết dê
Luôn năm
chật vật đi về
Âm binh
ở giữa nào hề biết đâu
Thấy
thành đô tiếng kêu ong ỏng
60. Cũng
một lòng trời chống khác nào
Xem
người dường vững chiêm bao
Nào đâu
còn muốn ước ao thái bình
Một góc
thành làm tám chúng quỷ
Ðua một
lòng ích kỷ hại nhân
65. Bốn
phương rỡ rỡ hồng trần
Làng
khua mỏ cá , làng phân điếm tuần
Tiếc là
những xuất dân làm bạo
Dục khua
loài thỏ cáo tranh nhau
Nhân
danh trọn hết đâu đâu
70. Bấy
giờ thiên hạ âu sầu càng ghê
Hùm già
lạc dấu khôn về
Mèo non
chi chí tìm về cố hương
Chân dê móng
khởi tiêu tường
Nghi
nhau ai dễ sửa sang một mình
75.Nội
thành hoảng hốt hư kinh
Ðầu khỉ
tin sứ chèo thành lại sang
Bở mồ
hôi Bắc giang tái mã
Giữa hai
xuân bỗng phá tổ long
Quốc
trung kinh dụng cáo không
80.Giữa
năm vả lại khiếm hung mùa màng
Gà đâu sớm
gáy bên tường
Chẳng
yêu thì cũng bất tường chẳng không
Thủy
binh cờ phất vầng hồng
Bộ binh
tấp nập như ong kéo hàng
85. Ðứng
hiên ngang đố ai biết trước
Ấy Bắc
binh sang việc gì chăng ?
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia
bắt nọ, tưng bừng đôi nơi
Chưa từng
thấy đời nào sự lạ
90. Bỗng
khiến người giá họa cho dân
Muốn
bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên
sao chẳng dục dân ruộng cày
Ðã nên
si Hoàn Linh đời Hán
Ðúc tiền
ra bán tước cho dân
95.Xun
xoe những rắp cậy quân
Chẳng
ngờ thiên xoay vần đã công
Máy hoá
công nắm tay dễ ngỏ
Lòng báo
thù ai dễ đã nguôi
Thung
thăng tưởng thấy đạo trời
100. Phù
Lê diệt Mạc nghỉ dời quân ra
Cát lầm
bốn bể can qua
Nguyễn
thì chẳng được sẽ ra lại về
Quân
hùng binh nhuệ đầy khe
Kẻ xưng
cứu nước kẻ khoe trị đời
105. Bấy
giờ càng khốn ai ôi
Quỉ ma
chật vật biết trời là đâu ?
Thương
những kẻ ăn rau ăn rới
Gặp nước
bung con cái ẩn đâu
Báo thù
ấy chẳng sai đâu
110.Tìm
non có rẫy chưng sau mới toàn
Xin
những kẻ hai lòng sự chúa
Thấy đâu
hơn thì phụ thửa ân
Cho nên
phải báo trầm luân
Ai khôn mới được bảo thân đời này
115. Nói
cho hay khảm cung rồng dấy
Chí anh
hùng xem lấy mới ngoan
Chữ rằng
lục thất nguyệt gian
Ai mà
nghĩ được mới gan anh tài
Hễ nhân
kiến đã dời đất cũ
120. Thì
phụ nguyên mới chổ (trổ) binh ra
Bốn
phương chẳng động can qua
Quần
hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ
mở rộng qui khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn
125. Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Hoàng
phúc xưa đã định tây phong
Làu làu
thế giới sáng trong
Lồ lộ
mặt rồng đầu có chữ vương
Rõ sinh
tài lạ khác thường
130.Thuấn
Nghiêu là trí Cao Quang là tài
Xem ý
trời có lòng khải thánh
Dốc sinh
hiền điều đỉnh hộ mai
Chọn
Đẩu, Thai những vì sao cả
Dùng ở
tay phụ tá vương gia
135. Bắc
phương chính khí sinh ra
Có ông
Bạch sĩ điều hoà hôm mai
Song
thiên nhật rạng sáng soi
Thánh
nhân chẳng biết thì coi cho tường
Ðời này
thánh kế vi vương
140.Ðủ
no đạo đức văn chương trong mình
Uy nghi
trạng mạo khác hình
Thác cư
một gốc kim tinh phương đoài
Cùng
nhau khuya sớm dưỡng nuôi
Chờ cơ
sẽ mới ra tài cứu dân
145.
Binh thơ mấy quyển kinh luân
Thiên
văn địa lý nhân luân càng mầu
Ở đâu đó
anh hùng hẳn biết
Xem sắc
mây đã biết thánh long
Thánh
nhân cư có thụy cung
150.
Quân thần đã định gìn lòng chớ tham
Lại dặn
đấng tú nam chí cả
Chớ vội
vàng tất tả chạy rông
Học cho
biết lý kiết hung
Biết
phương hướng hội có dùng lầm chi.
155. Hễ
trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ
chi ngộ màng gì tưởng trông
Kìa
những kẻ vội lòng phú quí
Xem
trong mình một tí đều không
Ví dù có
gặp ngư ông
160.Lưới
chài đâu sẵn nên công mà hòng
Xin
khuyên đấng thời trung quân tử
Lòng
trung nghì ai nhớ cho tinh.
Âm dương
cơ ngẫu ngô sinh
Thái
nhâm thái ất trong mình cho hay
165. Văn
thì luyện nghiên bài quyết thắng
Khen Tử
Phòng cũng đấng Khổng Minh
Võ thông
yên thủy, thần kinh
Ðược vào
trận chiến mới rành biến cơ
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
170.
Biết ray tay miệng biến? nói không
Ngõ hay
gặp hội mây rồng
Công
danh choi chói chép trong vân đài
Bấy giờ
phỉ sức chí trai
Lọ là
cho phải ngược xuôi nhọc mình
175.Nặng
lòng thật có vĩ kinh
Cao tay
mới gẩm biết tình năm nao
Trên
trời có mấy vì sao
Ðủ no
hiền tướng anh hào đôi nơi
Nước Nam
thường có thánh tài
180.Ai
khôn xem lấy hôm mai mới tường
So mấy
lời để tàng kim quỉ
Chờ hậu
mai có chí sẽ cho
Trước là
biết nẻo tôn phò
Sau là cao chí biết lo mặc lòng
185.Xem
đoài cung đến thời bất tạo
Thấy vĩ
tinh liệu rạo (rảo, tháo?) cho mau
Nguôi
lòng tham tước tham giàu
Tìm nơi
tham ( tam ?) hiểm mới hầu bảo thân
Trẻ con
mang mệnh tướng quân
190.Ngỡ
oai đã dậy, ngỡ nhân đã nhường
Ai lấy
gương vua U thủa trước
Loạn ru
vì tham ngược bất nhân.
Ðòi
phương ong khởi lần lần
Muôn
sinh ba cốc cầm binh dấy loàn
195.Man
mác một đỉnh Hoành Sơn
Thừa cơ
liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là
những binh thù thái thái
Lòng
trời xui ai nấy biết ru ?
Phá điền
đầu khỉ cuối thu
200.Tái
binh mới động thập thò liền sang
Lọ chẳng
thường trong năm khôn xiết
Vẻ lại
thêm hung hiệt mất mùa
Lưu tinh
hiện trước đôi thu
Bấy giờ
thiên hạ mây mù đủ năm
Coi thấy
những sương xâm tuyết lạnh
Loài bất
bình tranh mạnh hung hăng
Thành
câu cá, lửa tưng bừng
Kẻ ngàn
Ðông Hải người rừng Bắc Lâm
Chiến
trường chốn chốn cát lầm
210. Kẻ
nằm đầy đất kẻ trầm đầy sông
Sang thu chín huyết hồng tứ giả
Noi đàn
dê tranh phá đôi nơi
Ðua nhau
đồ thán quần lê
Bấy giờ
thiên hạ không bề tựa nương
215.Kẻ
thì phải thửa hung hoang
Kẻ thì
binh hỏa chiến trường chết oan
Kẻ thì
mắc thửa hung tàn
Kẻ thì
bận của bỗng toan khốn mình
Muông
vương dựng tổ cắn tranh
220.Ðiều
thì làm chước xuất binh thủ thành
Bời bời
đua mạnh tranh giành
Ra đâu
đánh đấy đem binh sớm ngày
Bể thanh
cá phải ẩn cây
Ðất bằng
nổi sấm cát bay mịt mù
225,Nào
ai đã dễ nhìn u
Thủy
chiến bộ chiến mặc dù đòi cơn
Cây bay
lá lửa đôi ngàn
Một làng
còn mấy chim đàn bay ra
Bốn
phương cùng có can qua
230. Làm
sao cho biết nơi hòa bảo thân
Ðoài
phương thực có chân nhân
Quần
tiên khởi nghĩa chẳng phân hại người
Tìm cho
được chốn được nơi
Thái
nguyên một giải lần chơi trú đình
235.Bốn
bề núi đá riễu quanh
Một
đường tiểu mạch nương mình đấy an
Hễ Ðông
Nam nhiều phen tàn tặc
Lánh cho
xa kẻo mắc đao binh
Bắc kinh
mới thật đế kinh
240.
Giấu thân chưa dễ giấu danh được nào
Chim
hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho
được chốn mới vào thần kinh.
Ai dễ
cứu con thơ sa giếng
Ðua một
lòng tranh tiếng giục nhau.
245. Vạn
dân chịu thửa âu sầu
Kể dư
đôi ngũ mới hầu khoan cho
Cấy cày
thu đãi thời mùa
Bấy giờ
phá ruộng lọ chờ mượn ai
Nhân ra
cận duyệt viễn lai
250.Chẳng
phiền binh nhọc chẳng nài lương thêm
Xem
tượng trời biết đường đời trị
Gẫm về
sau họ Lý xưa nên
Giòng
nhà để thấy dấu truyền
Gẫm xem
bốn báu còn in đời đời
255.Thần qui cơ nổ ở trời
Ðể làm thần khí thửa nơi trị trường
Lại nói
sự Hoàng Giang sinh thánh
Sông Bảo
Giang thiên định ai hay
Lục thất
cho biết ngày dầy (rày)
260.Phụ
nguyên ấy thực ở giầy (rày) Tào khê
Có thầy
Nhân thập đi về
Tả phụ
hữu trì cây cỏ làm binh
Giốc hết
sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn
dân cho đẹp lòng trời
265.Ra
tay điều đỉnh hộ mai
Bấy giờ
mới biết rằng tài yên dân
Lọ là
phải nhọc kéo quân
Thấy
nhân ai chẳng mến nhân tìm về
Năm giáp
tý vẽ khuê đã rạng
270.Lộ
Ngũ tinh trinh tượng thái hanh
Ân trên
vũ thí vân hành
Kẻ thơ
ký tuý kẻ canh xuân đài
Bản đồ
chảng sót cho ai
Nghìn
năm lại lấy hội nơi vẹn toàn
275.Vững
nền vương cha truyền con nối
Dõi muôn
đời một mối xa thư
Bể kình
tăm lặng bằng tờ
Trăng
thanh ai chẳng ơn nhờ gió xuân
Âu vàng
khỏe đặt vững chân
280.Càng bền thế nước vạn xuân lâu dài
281. Vừa
năm giáp tý xuân đầu
Thanh
nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời
Quyển
vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh
đổi đời chí lục thất gian
285.Một
thời có một tôi ngoan
Giúp
trong việc nước gặp an thái bình
… . . . . . . . . .
Luận
chung một tập kim thời
Tướng
quyền tử sĩ nam nhi học đòi
Trượng phu có chí thời coi
290.Những
câu nhiệm nhặt đáng đôi nhành vàng
Tài nầy
nên đấng vẻ vang
Biết
chừng đời trị biết đường đời suy
Kể từ
nhân doãn mà đi
Số chưa
gặp thì biết hoà (mà) chép ra
295.Tiếc
thay hiền sĩ bao già
Ước bằng
Bành Tổ ắt là Thái Công
Thử cho
tay giúp ra dùng
Tài này
so cùng tài trước xem sao
Trên
trời kể chín tầng cao
300. Tai
nghe bằng một ti hào biết hay
Hiềm vì
sinh phải thời này
Rấp phù
mở nước tiếc thay chưng đời.
Hợp đà
thay thánh nghìn tài
Dáng
sinh rủi kiếp quỉ ma nhà trời
305.Nói
ra thì lậu sự đời
Trái tai
phải lụy tài trai khôn luần
Nói ra
ám chúa bội quân
Ðương
thời đời trị xoay vần đặng đâu.
Chờ cho
nhân doãn hết sau ,
310.Ðến
chừng đời ấy thấy âu nhiều nàn
Trời xui
những kẻ ắt (ác?) gian
Kiếp đời
đạo thiết làm loàn có hay
Vua nào
tôi ấy đã bày
Trên đầu bất chính dưới nay dấy loàn
315. Ðua
nhau bội bạn nghịch vi
Ích gia
phi kỷ dân thì khốn thay
Tiếc tài
gẫm được thời hay
Ðã sao
như vậy ra tay sẽ dùng
Tài trai
có chí anh hùng
320.Muốn
làm tướng súy lập công chưng đời
Khá xem
nhiệm nhặt tộ trời
Cơ mưu
nhiệm nhặt mấy trai anh hùng
Ði tìm
cho đến đế cung
Rấp phù
xuất lực đế cung được toàn.
325. Bảo
nhau cương kỷ cho tường
Bốn
phương cũng được cho yên trong ngoài
Chờ cho
động đất chuyển trời
Bấy giờ thánh sẽ nên trai anh hùng
Còn bên
thì náu chưa xong
330.
Nhân lực cướp lấy thiên công những là
Ðời ấy
những quỉ cùng ma
Chẳng
còn ở thật người ta đâu mà
Trời cao
đất rộng bao xa
Làm sao
cho biết cửa nhà đế vương
335.Dù
trai ai chửa biết tường
Nhất thổ
thời sĩ Khảm Phương thuở này
Ý ra lục
thất gian nay,
Thời vận
đã định thời nầy hưng vương
Trí xem
nhiệm nhặt cho tường
340.Bảo
Giang thánh xuất trung ương thuở nầy
Vua ngự
thạch bàn xa thay
Ðại ngàn
vắng vẻ những cây cùng rừng
Gà kêu
vượn hót vang lừng
Ðường đi
thỏ thẻ dặm chưn khôn dò
345.Nhân
dân vắng mạt bằng tờ
Sơn lâm
vào ở đổ nhờ khôn thay
Vua còn
cuốc nguyệt cày mây
Phong
điều vũ thuận thú rày an dân
Phong
đăng hoà cốc chứa chang
350.Vua
ở trên ngàn có ngũ sắc mây
Chính
cung phương khảm vần mây
Thực
thay thiên tử là nay trị đời
Anh hùng
trí lượng thời coi
Công
danh chẳng ngại tìm đòi ra đi
355.Tìm
lên đến thạch bàn khê
Có đất
sinh thánh bên kia cuối làng
Nhìn đi
nhìn lại cho tường
Dường
như chửa có sinh vương đâu là
Chảng
tìm thì đến bình gia
360.Thánh
chưa sinh thánh báo ca địa bình
Nhìn xem
phong cảnh cũng xinh
Tả long
triều lại có thành đợt vây
Hửu hổ
uấn khúc giang này
Minh
Ðường thất diệu trước bày mặt ta.
365.Ở xa
thấy một con voi
Cúi đầu
quen bụi trông hồ sau
Ấy điềm
thiên tử về chầu
Tượng
trưng đế thánh tộ lâu trị đời
Song
thiên nhật nguyệt sáng soi
370.Sinh
đặng chùa ấy là ngôi chẳng cầu
Ðến thời
thịnh vượng còn lâu
Ðành đến tam hợp chia nhau sẽ làm
Khuyên
cho Ðông Bắc Tây Nam
Muốn làm tướng súy thì xem trông này
375.Thiên
sinh thiên tử ư hỏa thôn
Một nhà
họ Nguyễn phúc sinh tôn
Tiền
sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn
Kìa cơn
gió thổi lá rung cây
380.
Rung Bắc sang Nam Ðông tới Tây
Tan tác
kiến kiều an đất nước
Xác xơ
cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm
nổi sóng mù thao cát
Hưng địa
tràng giang hóa nước đầy
385.Một
gió một yên ai sùng bái
Cha con người Vĩnh Bảo cho hay
Con mừng
búng tít con quay
Vù vù
chong chóng gió bay trên đài
Nhà cha
cửa đóng then cài
390. Ầm
ầm sấm động hỏi người đông lân
Tiếc tám
lạng thương nửa cân
Biết
rằng ai có dù phần như ai
Vắt tay
nằm nghỉ dông dài
Thương người có một lo hai phận mình.
395.Canh
niên tàn phá
Tuất hợi
phục sinh
Nhị ngũ dư bình
Long hổ
xà đầu khởi chiến tranh
Can qua
tứ xứ khởi đao binh
400. Mã
đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình.
Non đoài
vắng vẻ bấy nhiêu lâu
Có một
đàn xà đánh lộn nhau
Vượn nọ
leo cành cho sỉ bóng
405.Lợn
kia làm quái phải sai đầu
Chuột nọ
lăm le mong cắn tổ
Ngựa kia đủng đỉnh bước về tầu
Hùm ở
trên rừng gầm mới dậy
Tìm về quê cũ bắt ngựa tầu.
410.Cửu
cửu kiền khôn dĩ định
Thanh
minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo
dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.
Bảo
Giang thiên tử xuất
415. Bất
chiến tự nhiên thành
Lê dân
đào bão noãn
Tứ hải
lạc âu ca
Dục thức
thánh nhân hương
Qua kiều
cư Bắc phương
420.
Danh vi Nguyễn gia tử
Kim tịch sinh ngưu lang
Thượng
đại nhân bất nhân
Thánh ất
dĩ vong ân
Bạch hổ
kim đai ấn
425.Thất thập cổ lai xuân
Bắc hữu
kim thành tráng
Nam tạc
ngọc bích thành
Hỏa thôn
đa khuyển phệ
Mục giả
dục nhân canh
430.Phú quí
hồng trần mộng
Bần cùng
bạch phát sinh
Anh hùng
vương kiếm kích
Man cổ
đổ thái bình
Nam Việt
hửu Ngưu tinh
Quá thất
thân thủy sinh
Ðiạ giới
sĩ vị bạch
Thủy
trâm nhi bắc kinh
Ký mã xu
dương tẩu
Phù kê
thăng đại minh
440.Chư
thử giai phong khởi
Thìn mão xuất thái bình
Phân
phân tùng Bắc khởi
Nhiểu
nhiểu xuất Ðông chinh
Bảo sơn
thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Thủy
trung tàng bảo cái
Hứa cập
thánh nhân hương
Mộc hạ
châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lường
450.
Danh vi Nguyễn gia tử
Tinh bản
tại Ngưu lang
Mại dữ
lê viện dưỡng
Khởi
nguyệt bộ đại giang
Hoặc
kiều tam lộng ngạn
Hoặc ngụ
kim lăng cương
Thiên dữ
thần thực thụy
Thụy
trình ngũ sắc quang
Kim kê
khai lựu điệp
Hoàng
cái xuất quí phương
460.
Nhân nghĩa thùy vi địch.
Ðạo đức
thùy dữ đương
Tộ truyền
nhị thập ngũ
Vận khải
ngũ viên trường
Vận đáo
dương hầu ách
Chấn
đoài cương bất trường
Quần
gian đạo danh tự
Bách
tính khổ tai ương
Can qua
tranh đấu khởi
Phạm
địch thán hung hoang.
470.Ma
vương sát đại quỉ
Hoàng
thiên tru ma vương
Kiền
khôn phú tái vô lường
Ðào viên
đỉnh phát quần dương tranh hùng (40)
Cơ nhị
ngũ thư hùng vị quyết
Ðảo
Hoành Sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô
phụ vô quân
Ðào viên
tán lạc ngô dân thủ hành.
Ðoài
phương phúc điạ giáng linh
Cửu
trùng thụy ứng long thành ngũ vân.
480. Phá
điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ
nhược hải mưu thần như lâm.
Trần
công nãi thị phúc tâm
Giang hồ
xử sĩ Đào Tiềm xuất du
Tướng
thần hệ xuất y chu
Thứ ky
phục kiến Ðường ngu thi thành
Hiệu
xưng thiên hạ thái bình
487.Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia .
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sơn
Trung chú thích:
Bản này là bản phổ biến nhất. Gốc là bản AB.444 tại viện Hán Nôm Hà Nội. BẢN ĐÔNG NAM Á, Saigon 1964 (1962?) cũng giống bản này chỉ khác vài chữ vì đánh máy sai hoặc đọc sai. Các bản khác cũng vậy. Thực ra, bản Mai Lĩnh phiên âm sai (sẽ nói rõ ở bản nôm Trình Quốc Công Ký trong thư viện của cụ nghè Nguyễn Văn Bân do Sơn Trung sưu tập, phiên âm và chú giải sau đây).
Ngày xưa chữ nôm không đánh số La mã, bản Sở Cuồng và Mai Linh có đánh số , chứng tỏ bản này là tập hợp hai bản khác nhau, không biết cùng của Trạng Trình hay của ai. Bản Trình Quốc CÔng ký tại nhà cụ Nghè Bân là đoạn thứ hai.
BẢN III
* HƯƠNG SƠN 1950?
Bản này gồm nhiều nhiều bài thơ, khởi dầu ghi là có ngạn rằng, có thơ rằng. Để tiện việc nghiên cứu, Sơn Trung xin đánh số các đoạn theo phân đoạn của nhà xuất bản.
Nước Nam
thường có thánh tài (tr.48)
Sơn hà
vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị
thủy nọ Đao sơn
Bãi ngọc
đất nổi âu vàng trời cho
Học cách
vật mới dò tới chốn
Chép ghi
làm một bản xem chơi
Muôn
việc cũng bởi tại trời
Suy
thông mới biết sự đời nhường bao
Khéo
chẳng sai tơ hào cũng vậy
Truyền
hậu thế ai nấy xem cho
Những
lời nghiêm ngặt khôn lo
Ai mà
biết được trượng phu nên người.
Nay xem
chữ một nghĩa mười
Nói xuôi
cũng được ngược thời cũng nên
Kể từ
Lạc Long Quân dựng nước
Sang
Hùng Vương được 18 đời
Tiên
Hoàng ngày trước mở ngôi
Cờ lau
lập trận thay trời trị dân
Mão được
12 dư xuân (tr.49)
Lê Hoàn
kế vị xa gần âu ca
Truyền
đã được mười ba rằm lẻ
Đến Ngọa
triều nào kể tài năng
(2) Ngôi
trời truyền đến Lý nay
Long
thành bát diệp đến ngày dực phân
Chiều
Hoàng là ả nữ quân
(3) Mê
về nhan sắc trào Trần thái tôn
………………………………………………..
Trăm bảy
mươi in dấu thất niên
Đông A
chốn ấy còn bền
Quý Ly
tiếm thiết thay quyền đã cam
Thái ngu
được mười bốn năm
Hậu thập nhị để lại trăm đố hồi
Suy ra
mới biết sự trời
Lam Sơn
khởi nghĩa là đời Lê gia
Mười đời
ngồi ngự ngai vàng
Lại phải
Mạc thị thiêu tàn kinh su
Xưa làm
lực sỹ đồ du
Trời cho
nên trị làm vua một đời
Sáu mươi
năm bất tái hồi
Tống Sơn
chốn ấy có đời thạch công
Định mưu
phù lập Trang Tôn
Phù Lê
diệt Mạc anh hùng ai đương
Lại bàn
bỉnh chính Sóc Sơn
Trịnh
Vương toan chiếm ngai vàng Lê gia
Tây Sơn
sừng sực kéo ra
Nghiệm xem thế tục gọi là hiệu chi ?
II
Lại có ngạn rằng:
(tr.50)
Đầu cha chắp lấy đầu con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi.
III
Có thơ rằng:
Cha nhỏ
đầu con lại nhỏ chân
Nào ai
có biết nguỵ quân cầm quyền
Phụ
nguyên chính thống hẳn hoi
Yêu dê
lại phải theo đòi đàn dê
Nọ nào
ngang dọc trong huê
Mà cho
thiên hạ khôn bề làm ăn
Chó mừng
chủ, gà cũng cục tác
Lợn ăn no tha rác, chuột chơi.
IV
Ngạn lại
có câu rằng:
Gà bỏ
con kêu cục tác
Chó vẩy
đuôi mừng thánh chúa
Lợn ăn
no ủn ỉn nằm
Mới kể
là đời thịnh thế
Mà thiên
hạ sao nỡ sẻ làm hai
Bởi Tần
Vương u mê chẳng biết
Rồi phen
này dê lại giết dê
Tới khi
thực tận binh bì
Âm binh
ở giữa ai thì biết sao!
Trời cho
ta giơ dao giết quỷ
Khắp
dưới trời bằng quỷ khư khư
Ai từng
cứu con thơ sa giếng
Giốc một
lòng chinh chiến đua nhau
Muôn dân
chịu thuở âu sầu
Kể dư
dôi ngũ mới hầu khoan cho
Chốn
đông nam là nơi khổ ải
Lánh cho
xa kẻo phải đao binh
Bắc kinh
mới thực đế kinh,
Giấu
thân chưa dễ dấu danh được nào
Vả mình
là đấng anh hào
Đánh làm
sao được ước ao đêm ngày
Bò men
lên núi Vu Sơn
Thừa cơ
mới nổi một cơn phục thù
Ấy những
quân phụ thù thui thủi
Lòng trời xui ai lại biết đâu…
V
Có thơ rằng:
Dần Mão
chư dương giai vị cập (tr. 51)
Lai
chiêu lục thất xuất minh quân
Hồng Lam
ngũ bách niên thiên hạ
Hưng tộ diện trường ức vạn xuân.
VI
Có thơ rằng:
Hầu đáo
kê lai khởi chiến qua
Thuỳ tri
thiên hạ chuyển như sa
Anh hùng
mai thảo mã
Tướng
suý tận tiêu ma
Phá điền
thiên tử xuất
Tràng vỹ
tảo sơn hà
Gà kia
bên tường khuya sớm gáy
Chẳng yêu ra áy náy bất bình.
VII
Có thơ rằng:
Một đám
mây xanh đứng giữa trời
Ba thằng
nho nhỏ đánh nhau chơi
Thiên hạ
mười phần còn có một
Bây giờ
Bạch Sỷ mới ra đời
Thầy
tăng mở nước trời không bảo.
Thấy vĩ
tinh thì tháo cho mau
Chớ có
tham của tham giàu
Tìm nơi
tam hiểm mới hầu an thân (tr. 52)
Đằng
giang chốn ấy cũng gần
Kim ngưu
chốn ấy cũng lần tới nơi.
VIII Thơ
rằng: Ba thục riêng một góc trời
Thái
Nguyên một giải là nơi trú đình
Bốn bề
núi đá mọc xanh
Có đường
tiểu mạch nương mình ai hay
Bốn mùa
chim núi đá cây
Trời
xanh cỏ biếc hoa bay ngạt ngào
Khuyên
ai là đấng anh hào
Đợi chờ
Nghiêu, Thuấn ngày nào sẽ hay
Bốn bụt
xuất thế đã chầy
Chưa chọn được ngày ra cứu muôn dân.
IX
Thơ rằng:
Ấy là
điềm xuất thánh quân
Hễ ai
tìm thấy thì thân mới tường
Chữ rằng
“Hữu xạ tự nhiên hương”
Có dễ
tầm thường thuốc dấu bán rao
Nắng lâu
ắt có mưa rào
Vội chi
tát nước xôn xao cày bừa
Nắng rồi
thì phải có mưa
Buồm
đang đợi gió cày bừa đợi cơn
Tuần này
thánh xuất khảm phương
Sự thật
đã tường chẳng lọ phải say
Tuần này
thiên địa chuyển hồi
Thiên
sầu địa thảm lòng người chẳng yên
Trời sai
quỷ sứ dọn đường
Để cho
thánh xuất khảm phương sau này
Vội chi
đua sức ra tay
Người
vội cày bừa ta sẻ cấy chơi
Suy cho
thấu biết sự đời
Sấm ký
mấy lời sự thực chẳng ngoa.
X
Thơ
rằng:
1- Tích
nhất đương lang khởi bộ thuyền
2- Ưng
tri hoàng thước tại thân biên (tr.53)
3- Tước
bị lạm nhân cung đạn đả
4- Lạp
nhân cách tự hổ lang huyên
5- Tuệ
tinh xuất long xà
6- Thần
xuất cửu cửu gia
7- Ngưu
mã thiên hạ động
8- Đinh
hạ nãi Đông A.
Rồi ra
mới biết thánh minh
Mừng
rằng gặp hội hiển vinh kêu hò
Nhị Hà
một giải quanh co
Chính
thức chốn ấy cố đô hoàng bào
Khắp hoà
thiên hạ nghêu ngao
Có bến
mưa rào có thứ cùng chăng
Nói đến
độ Thầy Tăng mở nước
Đánh quỷ
sứ xuôi ngược đi đâu
Bấy lâu
những cậy phép mầu
Bây giờ
phép ấy để đâu không hào ?
Cũng có
kẻ non trèo biển lội
Lánh
mình chơi vào quận Ngô Tề.
XI
Thơ
rằng:
1- Di lặc
giáng sinh
2- Sa
phù dĩ chỉ
3- Lục
thất dĩ thành
4- Kiến
long sào kinh
5- Nhật
xuất điện thượng (tr.54)
6- Thiên
hạ thái bình
XII
Thơ
rằng:
Giang
Nam nổi trận mạt thù
Bảy mươi
hai tướng phò vua ngất trời
Phùng
trời nay gặp thái lai
Can qua
chiến trận để người phong công
Trẻ già
được hết sự lòng
Ghi làm
một bản nội phòng mở xem
Rước vua
về đến Tràng An
Bao
nhiêu nguỵ đảng loài gian diệt tàn
Đời ấy
cùng thánh, cùng tiên
Sinh
những người hiền giúp nước yên dân.
Này
những lúc thánh nhân chưa ra đời
Chó còn nằm
đầu khỉ cuối thu
Lợn nằm
cũng thấy lợn lo
Thái
bình mới động thập thò liền sang
Ngang
cung văn vũ khác thường
Chẳng
yêu thì cũng bất tường chẳng không
Thuỷ
binh cờ xí vừng hồng
Bộ binh
rầm rập như ong kéo đàn
Đứng
hiên ngang nào ai biết trước
Bắc kinh
sang có việc gì chăng?
Ai còn
khoe trí khoe năng
Cấm kia
bắt nọ tưng bừng đòi nơi
Chưa
từng thấy nay đời sự lạ
Bỗng
khiến người vu vạ cho dân
Muốn
bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên
sao chẳng giục dân cày bừa
Đã ngu
dại Hoàn Linh đời Hán
Đúc tiền
ra bán tước cho dân
Xun xoe
những cậy thánh thần
Ai ngờ
thiên địa xoay vần đã công
Ngẫm hoá
công sẵn tay khôn ví
Xưa phục
thù ai sửa ngôi cho (tr.55)
Mạc kia
cũng muốn nên trò
Dấy binh
hai Quảng cơ đồ ghê thay!
Kẻ thì
tự xưng Lê nay
Tam phân
rồi chẳng được gì cả ba.
Bốn
phương cũng có can qua
Mạc thì
chẳng được đã ra lại về
Quân
hùng binh dấy giang khê
Kẻ khoe
cứu nước, người khoe trị vì…
XIII
Thơ
rằng:
1- Hầu
đáo kê lai vị chính kỳ
2- Quốc
dân hãm nịch quốc dân di
3- Nhàn
giãn dục dĩ chu nhi Tống
4- Phong
nghỉ tung hoàng thị mạc vi
XIV Thơ
rằng (1) Hạ huyền thượng đảo nhân vô thủ
(2) Tài
tận dân hao thế lực suy
(3)
Huyết chiến dê đầu nhân huyết chiến
(4) Kham
tiếu không huyền tiệm thất ky
Xem thấy
những sương sam tuyết lạnh
Loài bất
bình tranh cạnh hung hăng
Thành ao
cá nước tưng bừng
Kẻ xiêu
Đông hải người tàn Bắc lâm
Chiến
trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm
đầy đất người nằm đầy sông.
Sang thu
chín huyết vừng hồng
Kẻ mong
ngày hạ người mong mưa nhuần
Trẻ con
mang lệnh tướng quân
Ngỡ uy
đã sợ ngỡ nhân đã nhường
Dùng uy
bát là đường ngũ bá (tr.56)
Cũng
tưởng rằng đế tá dân hoan
Cỏ cây
lá rụng đầy ngàn
Một làng
còn mấy chim đàn bay ra
Bốn
phương cùng có can qua
Làm sao
còn biết có nhà Đà giang
Tả bạch
hạc, Hữu thuỷ trường
Kiều môn
án trước cao bành tựa sau
Thái
nguyên cận bắc đường sau
Hễ mà
tìm thấy mới hầu thần cơ
Cùng
nhau gặp mặt bây giờ
Trúc
mong kỳ úc thung chờ non đông
Vui mừng
gặp mặt tam công
Cá được
hoá rồng trăm trắm ngôi cao
Mai kia
cùng đấng anh hào
Ba người
làm bạn ngôi cao lộc lành
Vậy nên
một áng phong tình
Mới hay
phú quý hiển vinh lạ lùng
Bõ khi
chém lợn vẽ rồng
Bõ khi
vay mượn điều cùng trượng phu
Bõ khi
kẻ việt người Hồ
Bõ khi
kẻ Sở người Ngô xa đường
Ngày
thường trông thấy quyển vàng
Của
riêng quốc bảo xé mang xem chơi.
Tinh
thái ất giờ đời là thực
Sấm trời
xem vô giá muôn phần
Kể từ
đời Lạc Long Quân
Đắp đổi
xoay vần đến lục thất gian
Một đời
có một tôi ngoan
Giúp
chưng nhà nước dân an thái bình
Thấy đâu
bò đái thất thanh
Ấy điềm
sinh thánh rành rành chẳng nghi
Phá điền
than đến đàn dê
Hễ mà
chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê
lại tuôn buồn
Đàn ghi
nó cũng một môn phù trì.
XV
Thơ
rằng:
Ghê thay
thau lẫn với vàng, (tr.57)
Vàng kia
thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra
tuyết tán mây tan
Bây giờ
đuốc sáng rõ ràng mọi nơi
Can qua
việc nước bời bời. Trên thuận lòng trời dưới đẹp lòng dân
Lục thất
dư ngũ bách xuân
Bây giờ
trời mới xoay vẫn nơi nao
Thấy sấm
tự đấy chép vào
Một chút
tơ hào chẳng dám sai ngoa.
XVI
Thơ
rằng:
Quân
hùng binh kéo đầy khe
Kẻ xưng
cứu nước người khoe trị đời
Bấy giờ
càng khốn ai ơi
Quỷ ma
chật vật biết trời là đâu ?
Thương
những kẻ ăn rau, ăn muối.
Gặp nước
buông con cái ẩn đâu ?
Báo thù
ấy chẳng sai đâu
Đạo trời
chẳng trước thì sau chẳng nhầm
Kia
những kẻ hai lòng sự chủ
Thấy đâu
hơn thì phụ sở ân
Cho nên
phải kiếp trầm luân
Ai khôn mới
giữ được thân đời này
Nói cho
hay khảm cung ong dậy
Chí anh
hùng chiếm lấy mới ngoan
Chữ rằng
lục thất nguyệt gian
Ai mà
nghĩ được mới nên anh tài
Hễ nhân
kiến là đời đất cũ
Thì phụ
nguyên mới trổ binh ra
Bốn
phương chẳng động can qua
Quân
hùng nổi dậy điều hoà làm tôi
Bấy giờ
ruộng mở quy khôi
Thần
châu thu cả mọi nơi vẹn toàn.
Lại nói
sự Hoàng giang sinh thánh
Hoàng
phúc kia đã định tay phong
Lồng
lộng thế giới rạng trong, (tr.58)
Lồ lộ
mặt rồng đầu có chữ Vương
Giời
sinh tài lạ khác thường
Thuấn
Nghiêu là chí Cao Quang là tài
Xem ý
trời có lòng khải thánh
Giốc
sinh hiền điều đỉnh hộ mai
Trên
trời thấy những vì sao lạ
Dùng ở
tay phụ tá vương gia
Bắc
phương chính khí sinh ra
Có ông
Bạch Sỷ điều hoà hôm mai
Song
thiên nhật tượng sáng soi
Thánh
nhân chẳng biết thì coi cho tường
Đời này
thánh kế vi vương
Thu cả
đạo đức văn chương trong mình
Uy nghi
trạng mạo khác thường
Thác cư
một góc kim tinh phương đoài
Cùng
nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ
sẻ mới ra đời cứu dân
Binh thư
mấy quyển kinh luân
Thiên
văn địa lý nhân luân càng mầu.
Khắp đâu
đâu anh hùng hẳn biết
Xem sắc
mây vẽ rõ vẻ rồng
Thánh
nhân cư có thuỷ cung
Quân
thần đã định gìn lòng chớ tham
Lại dặn
đừng tú man chi cả
Chớ vội
vàng tất tả chạy rông
Học cho
biết nhẽ cát hung
Biết
phương hướng đúng, chớ đừng lầm chi
Hễ trời
sinh xuống phải thì
Bất kỳ
nhi ngô tưởng gì đợi mong
Kìa
những kẻ vội lòng phú quý
Xem
trong mình một tý đều không
Ví dù có
gặp Ngư Ông
Lưới
chăng đầu sẵn nên công mà hòng
Xin
khuyên đứng trời trung quân tử
Lòng
trung nghĩa hãy chứa cho tinh
Âm dương
cơ ngẫu ngộ sinh
Thái
nhâm, thái ất trong mình cho hay
Văn thi
luyện nghiên bài quyết thắng (tr.59)
Học Tử
Phòng cùng với Khổng Minh
Võ thông
yên thuỷ thần kinh
Được vào
chiến trận mới lành biết cơ
Chớ vật
vờ quen loài ong kiến
Biết
trao tay miệng tiếng nói không
Ngộ may
gặp hội mây rồng
Công
danh rực rỡ chép trong vân đài
Bấy giờ
phỉ sức chí tài
Lọ là
đâu phải ngược xuôi nhọc mình
Vương
lương thực có vĩ kinh
Cao tay
mới biết ngẫm tình năm nao.
Trên
trời có mấy vì sao
Đủ cả hiền
tướng anh hào đôi nơi.
Nước Nam
thường có thánh tài
Ai khôn
học lấy hôm mai mới tường.
So mấy
lề để tàng kim quỹ
Chờ sau
này có chí mới cho.
Trước là
biết nẻo tôn phù
Sau là
cao trí biết lo mặc lòng
Xem đoài
cung thiên thời bất tạo
Thấy vĩ
tinh thì tháo cho mau
Chớ có
tham tước, tham giàu
Tìm nơi
tam hiểm mới hầu bảo thân.
Đôi phen
ong dấy rầm rầm
Muông
sinh ba góc kéo quân dấy loàn
Man mác
một lĩnh Hoành sơn
Thừa cơ
liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là
quân phục thù thai thải
Lòng
trời xui ai lại biết chi
Phá điền
đầu khỉ cuối thu
Tái binh
mọi giống thập thò liền sang
Nọ chẳng
thương trong nam khôn xiết
Vả lại
thêm hung kiệt mất mùa
Lưu tinh
hiện trước đôi thu
Bấy giờ
thiên hạ mây mù đủ năm
Sang thu
chín huyết hồng tứ giã
Nối đàn
dê tranh phá đòi nơi (tr.60)
Đua nhau
quần thán đồ lê
Bấy giờ
thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì
phải thửa hung hoang
Kẻ thì
binh lửa chiến tràng chết oan.
Kẻ thì
mắc phải hung tàn,
Kẻ thì
bận của bỗng toan khốn mình
Muông
sinh giông tố cạnh tranh
Điêu thì
làm trước xuất binh thủ thành
Bời bời
đua mạnh tranh hành
Ra đâu
đánh đấy xuất binh sớm ngày
Bể thành
cá phải ẩn cây
Đất bằng
nổi sấm cát bay mịt mù
Nào ai
đã dễ nhìn ru
Thuỷ
chiến bộ chiến mặc dầu đòi cơn.
Cây bay
lá cháy đôi ngàn
Một làng
còn thấy chim đàn bay ra.
Bốn
phương cùng có can qua,
Làm sao
còn biết nơi hoà bảo thân
Đoài
phương thật có chân nhân
Quần
tiên dĩ nghĩa chẳng phân hại người.
Hễ đông
nam nhiều phen tàn tặc
Lánh cho
xa kẻo mắc đao binh
Bắc kinh
mới thật đế kinh,
Giấu
thân chưa dễ giấu danh được nào!
Chim
hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho
được chốn mới vào thần kinh.
Cấy cày
tu dãi thời mùa
Bây giờ
cấy ruộng lo chờ mướn ai
Nhân ra
cận duyệt viễn lai
Chẳng
phiền binh nhọc chẳng phiền lương thêm.
Xem
tượng trời biết đường đời trị
Ngẫm về
sau họ lý xưa nên
Dòng nhà
đã thấy dấu truyền
Ngẫm xem
thế giới còn in đời đời
Thần quy
có nó ở trời
Để làm
thần khí sửa nơi trị trường.
XVII
DÂN BỊ
KHỔ CHIẾN TRANH TRONG 10 NĂM
Lại nói
sự Hoàng giang sinh thánh, (tr.61)
Sông Bảo
giang thiên định ai hay ?
Lục thất
cho biết ngày rầy
(1) Phụ
nguyên ấy thực ở dầy (rày) Tào khê
Có thầy
nhân thập đi về
Tả hữu
phù trì cây cỏ là quân
Dốc hết
sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn
dân cho đẹp lòng trời
Ra tay
điều đỉnh hộ mai
Bấy giờ
mới biết rằng tài an dân
Nọ là
phải nhọc kéo quân
Thấy
nhân ai chẳng mến nhân tìm về
XVIII
Những
bài sấm ngắn
Trời
sinh thiên tử ở hỏa thôn
Một nhà
họ Nguyễn phúc sinh tôn
Tiền
sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh
thiên tử bảo giang môn
Canh tân
tàn phá
Tuất hợi
phục sinh
Nhị ngũ
dư bình.
Nhân
sinh ngọ tuế vi sư
Tị nhân vị
tướng
Thìn
tuất vị tôn sư
XIX
Thơ rằng
1- Thánh
nhân hương
2- Thuỷ
chung tàng bảo cái
3- Thánh
nhân chu xứ (tr.62)
4- Tử
bích hoàn nhiễu, long hổ chầu vào
5- Chỗ
thánh nhân sinh ra
6- Cận
bảo giang thuỷ
7- Thuỷ
nhiễu chu toàn
8- Thánh
nhân danh
9- Mộc
hạ liên đinh khẩu
10-
Thánh nhân diện bộ đạo đức
11- Nghi
quảng tầm chương trích cú
12-
Thánh nhân dĩ hữu niên
13- Thuỳ
năng thức đắc yên
14- Dãn
nhân bất chúc nhĩ
15- Nhập
ba thục xuất thái nguyên
16-
Thánh nhân sinh ư bách sỉ tự tối linh
17- Thử
nhật thiên giáng ngũ sắc vân xích quang màn tự
18- Tự
trung dị hương, tam nhật bất tán
19- Thầy
tăng tu tại thử, dĩ vị thánh nhân thị
20- Toại
chưởng dưỡng chi
21-
Thánh mẫu diện xú như lam
22- Niên
tam thập lục sinh thánh nhân (tr.63)
23- Hoài
nhâm chi nhật
24- Tam
nhật thực nhất lý ngư
25- Cư ư
giang thượng
26- Quần
ngư tranh dược
27- Mối
trạch kỳ, mỗi tiểu chữ thục thực chi
28- Hậu
thường tầm thực chi vu bạch sỉ.
29.Tự
nhi sinh thánh nhân yên.
30-
Nhược ấu thời, cư tại nam nhị thuỷ huyện
31- Cận
gia quan thời cư ư Thái nguyên viên sơn
32- Thất
thập nhị hiền diệc tại thử yên
DỊCH
1- Nơi
sinh ra ông Thánh nhân
2- Trong
làn nước biếc chứa tàn lọng quý
3- Chỗ
trú ngụ của Thánh nhân
4- Long
hổ bốn bên chầu cả vào
5- Nơi
sinh ra Thánh nhân
6- Gần
sông Bảo giang
7- Xung
quanh đều có nước
8- Tên
hiệu của Thánh nhân
9- Chữ
mộc ở dưới chữ đinh là quẻ ly
10- Ông
thánh nhân diện mão rất có đạo đức
11- Nên
tìm rộng từng bài chọn từng câu
12-
Thánh nhân sinh ra đã lâu năm
13- Ai
đã dễ biết được
14- Vì
người ta chẳng biết vậy
15- Vào
Ba Thục, ra Thái Nguyên
16-
Thánh nhân sinh ở chùa Bạch sỉ rất thiêng
17- Ngày
ấy sinh ra ông thánh nhân trời có năm sắc mây
18- Đỏ
sáng khắp cả chùa
19- Chùa
trong có mùi thơm ba ngày không hết
20- Lúc
bấy giờ có ông sư tu cho điềm lạ có thánh nhân.
21- Sư
bản tự nuôi lớn cho đến trưởng thành
22- Mẹ
ông thánh nhân mặt xấu như đổ chàm
23- Bà
mẹ 36 tuổi sinh ông thánh nhân
24- Tính
từ ngày có thai
25-
Trong ba ngày lại ăn một con cá chép
26- Trú
ở bên sông
27- Lũ
cá tranh nhau nhảy vào
28- Chọn
xem con nào bé thì nấu ăn
29- Sau
thường đi kiếm ăn quanh chùa Bạch Sỉ
30- Rồi
sinh ra ông thánh nhân
31- Lúc
nhỏ sinh ở Nam nhị thuỷ huyện
32- Lúc
lớn ở Thái Nguyên núi Viên Sơn.
XX
Thơ vận
niên bằng tên các súc vật
Non đoài
vắng vẻ bấy nhiêu lâu
Có một đàn
xà đánh lộn nhau
Vượn nọ
leo cành cho hả dạ
Lợn kia
làm quá phải xoay đầu
Chuột nọ
lăm le mong cắn tổ
Ngựa kia
đủng đỉnh chạy về tàu
Hùm ở
trên rừng gầm mới dậy
Tìm về
chốn cũ bắt vào tầu
Lợn nằm
cũng thấy tên thù
Đại binh
đã động phục thù nghênh ngang
Thánh
chúa đang ở hang vàng
Khi nào
chuột bắc cầu sang mới về.
XXI
Cửu cửu
kiền khôn dĩ định
Thanh
minh thời tiết hoa tân
Trực đáo
dương đầu mã vĩ
Hồ binh
bát vạn nhập Tràng An (tr.64)
XXII
Thục vị
lai tại thực vi lai
Nam môn
vị toả, bắc môn khai
Phong
suy ngọc điện lai lai vãng
Nghĩ tụ
kim thành khứ khứ hồi
Bách
tính âu ca thiền vũ dạ
Cửu châu
hoa thảo mả (?) liên đôi
Thử hồi
nhị ngũ thiên chu tống
Hảo bá
sơn đầu tửu nhất bôi.
XXIII
Thiên
địa tuần hoàn âm phục dương
Tứ
phương binh khởi tứ phương cường
Tây
dương cảnh giới tây dương chủ
Nam quốc
sơn hà, nam quốc vương
Lý đỉnh
tương huyền, hiềm đỉnh trọng
Mạc
thành dục chúc, khủng thành trường
Hoành
sơn lộc tẩu nhân dân cộng
Thái
lĩnh long phi thục cảm đương
XXIV
Có thơ
rằng
1- Long
vĩ xà đầu khởi chiến tranh (tr.65)
2- Can
qua xứ xứ khởi đao binh
3- Mã
đầu dương cước anh hùng tận
4- Thân
dậu niên lai kiến thái bình .
XXV
Thơ rằng
1- Bảo
giang thiên tử xuất
2- Bất
chiến tự nhiên thành
3- Lê
dân đào bảo noãn
4- Tứ
hải lạc âu ca
5- Dục
thức thánh nhân hương
6- Quá
kiều cư bắc phương
7- Danh
vị Nguyễn gia tử
8.Kim
tịch sinh Ngưu lang
9- Bắc
hữu kim thành tráng
10- Nam
tạc ngọc bích thành
11- Hoả
thôn đa khuyển phệ
12- Mục
giã dục nhân canh
13- Phú
quý hồng trần mộng
14- Bần
cùng bạch phát sinh
15- Anh
hùng vương kiếm kích
16- Minh
cổ đổ thái bình .
XXVI
Thơ
rằng:
1- Việt
Nam hữu Ngưu tinh
2- Quá
thất thân thuỷ sinh
3- Địa
giới sỉ vị bạch
4- Thuỷ
trầm nhĩ bất kinh
5- Kỵ mã
khu dương tẩu
6- Phù
kê thắng đại minh
7- Trư
thử giai phong khởi
8- Thìn
mão xuất thái bình
9- Thuỷ
trung tàng bảo cái
10- Hứa
cập thánh nhân hương
11- Mộc
hạ trâm trâm khẩu
12- Danh
thế xuất nan lường
13- Danh
vị nguyễn gia tử
14- Tinh
bản tại ngưu lang
15- Mại
dữ liên viên dưỡng
16- Khởi
nguyệt hộ đại giang
17- Hoặc
kiều tam lộng ngạn
18- Hoặc
ngụ kim lăng cương
19-
Thiên dữ thần thực thuỵ
20- Thuỵ
trình ngũ sắc vân
21- Kim
kê khai lực diệp
22-
Hoàng cái xuất quý phương
23- Nhân
nghĩa thuỳ vi địch
24- Đạo
đức thục dữ đương
25- Tô
truyền nhi thập ngũ
26- Vận
khải ngũ duyên trường
27- Vận
đáo dương hầu cách
28- Chấn
đoài cương bất chấn
29- Quần
gian đạo danh tự
30- Bách
tính khổ tai ương
31- Can
qua tranh đấu khởi
32- Phạm
địch thán hung hăng
33- Ma
vương sát đại quỷ
34-
Hoàng thiên chu ma vương
35- Kiến
khôn phú tải khôn lường
36- Đào
viên đỉnh phú quần dương tranh hùng
37- Cơ
nhị ngũ thư hùng vị quyết
38- Nẻo
Hoành sơn tam liệt ngũ phân
39- Ta
hồ vô chủ vô quân
40- Đào
viên tan tác ngô dân thủ thành
41- Đoài
phương phúc địa giáng linh
42- Cửu
trùng thuỵ ứng long thành ngũ vân
43- Phá điền
thiên tử giáng trần
44- Dũng
sỹ như hai mưu thần nhược lâm
45- Trần
công nãi thị phúc tâm
46- Đào
Tiềm, xử sỹ giang hồ xuất du
47-
Tướng thần hệ xuất y chu
48- Chư
cơ phục kiến, đường ngu thị thành
49- Hiệu
xứng thiên hạ thái bình
50- Đông
tây vô sự nam thành quốc gia
51- Phân
phân đông bắc khởi
52-
Nhiễu nhiễu xuất đông kinh
53- Bảo
giang thiên tử xuất
54- Bất
chiến tự nhiên thành
Tên treo
ba mối phục thù (tr.68)
55- Khen
thay Khắc Dụng bày trò cho con
Ngọn cờ
nhô nhấp đầu non
56-
Thạch thành mèo lại bon bon chạy về.
Dặm
trường lai láng máu dê
Con quay
ngã trắng ba que cuộc tàn
Trời nam
giở lại đế vương
Thần
nhân không phải là phường thầy tăng
Đồng
giao đã có câu rằng
57- Non
xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ
Bấy giờ
quét sạch thử ly
Xin ai
nhớ lấy sấm ghi kẻo lầm
Đương
khi sấm chớp ầm ầm
Chẳng
qua khó số để găm trị bình
Thất phu
giám chống thư sinh
Sông ô
chấp cả mấy anh thuỷ hoàng
Nực cười
những lũ bàng quan
59- Cờ
tàn lại muốn toan đường đấm xe
Thôi
thôi mặc lũ thằng hề
Gió mây
ta lại đi về gió mây
BẢN IV *
ANH PHƯƠNG 1960?
CẢM ĐỀ
1.Thanh
nhàn vô sự là tiên,
Năm hồ
phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi.
Cơ tạo
hóa,
Phép đổi
dời,
Ðầu non
mây khói tỏa,
Mặt nước
cánh buồm trôi.
Hươu Tần
mặc kệ ai xua đuổi,
Lầu Hán
trăng lên ngẫm mệnh trời.
Tuổi già
thua kém bạn,
Văn
chương gởi lại đời.
Dở hay
nên tự lòng người cả,
Bút
nghiên soi hoa chép mấy lời.
Bí
truyền cho con cháu,
14. Dành
hậu thế xem chơi.
SẤM KÝ
1. Nước
Nam từ họ Hồng Bàng,
Biển dâu
cuộc thế, giang sơn đổi vần.
Tự Ðinh,
Lê, Lý, Trần thưở trước.
Ðã bao
lần ngôi nước đổi thay,
Núi sông
thiên định đặt bày,
Ðồ thư
một quyển xem nay mới rành.
Hòa đao
mộc lạc,
Thập bát
tử thành,
Ðông A
nhật xuất,
10. Dị
mộc tái sinh.
Chấn
cung xuất nhật,
Ðoài
cung vẩn tinh.
Phụ
nguyên chì thống,
Ðế phế
vi đinh.
15.Thập niên
dư chiến,
Thiên hạ
cửu bình.
Lời thần
trước đã ứng linh,
Hậu lai
phải đoán cho minh mới tường.
Hòa đao
mộc hồi dương sống lại,
20.Bắc
Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời
biện lại vi vương, (1)
Thử thời
Bắc tận Nam trường xuất bôn.
Lê tồn
Trịnh tại,
Trịnh
bại Lê vong.
25.Bao
giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân
Vĩnh Lại Quận Công cả làng.(2)
Hà thời
thạch mã độ giang,
Thử thời
Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
Chim
bằng cất cánh về đâu ?
30.Chết
tại trên đầu hai chữ Quận Công (3)
Bao giờ
trúc mọc qua sông, (4)
Mặt trời
sẽ lại đỏ hồng non Tây.
Ðoài
cung một sớm đổi thay,
Chấn
cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
35.Ðầu
cha lộn xuống thân con,(5)
Mười bốn
năm tròn hết số thì thôi.
Phụ
nguyên chính thống hẳn hoi, (6)
Tin dê
lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng
chinh chích u mê,
40.Thập
trên tứ dưới nhất đề chữ tâm.(7)
Ðể loài
bạch quỷ Nam xâm,
Làm cho
trăm họ khổ trầm lưu ly.
Ngai
vàng gặp buổi khuynh nguy.
Gia đình
một ở ba đi dần dần.
45.Cho
hay những gã công hầu,
Giầu
sang biết gởi nơi đâu chuyến này.
Kìa kìa
gió thổi lá rung cây, (8)
Rung Bắc
rung Nam Ðông tới Tây.
Tan tác
Kiến kiều An đất nước.
50.Xác
xơ Cổ thụ sạch Am mây.
Lâm
giang nổi sóng mù Thao cát,
Hưng địa
tràn dâng Hóa nước đầy.
Một ngựa
một yên ai sùng bái ?
Nhắn con
nhà Vĩnh bảo cho hay.
55.Tiền
ma bạc quỷ trao tay,
Ðồ, Môn,
Nghệ, Thái dẫy đầy can qua.(9)
Giữa năm
hai bảy mười ba,
Lửa đâu
mà đốt tám gà trên mây. (10)
Rồng nằm
bể cạn dễ ai hay,
60.Rắn
mới hai đầu khó chịu thay.
Ngựa đã
gác yên không người cỡi,
Dê khôn
ăn lộc ngoảnh về Tây.
Khỉ nọ
ôm con ngồi khóc mếu,
Gà kia
vỗ cánh trập trùng bay,
65.Chó
nọ vẩy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn
ỉn lợn kêu ngày.
Nói cho
hay khảm cung ong dậy,
Chí anh
hào biết đấy mới ngoan,
Chữ rằng
lục thất nguyệt gian,
70.Ai mà
giữ được mới nên anh tài.
Ra tay
điều đỉnh hộ mai,
Bấy giờ
mới rõ là người an dân
Lọ là
phải nhọc kéo quân,
Thấy
nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
75.Phá
điền than đến đàn dê,
Hễ mà
chuột rúc thì dê về chuồng,
Dê đi dê
lại tuồn luồn.
Ðàn đi
nó cũng một môn phù trì.
Thương
những kẻ nam nhi chí cả,
80.Chớ
vội sang tất tả chạy rong,
Học cho
biết chữ cát hung,
Biết
phương hướng đứng chớ đừng lầm chi.
Hể trời
sinh xuống phải thì,
Bất kỳ
nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
85.Kìa
những kẻ vội lòng phú quí,
Xem
trong mình một tí đều không.
Ví dù có
gặp ngư ông,
Lưới giăng
đâu dể nên công mà hòng.
Khuyên
những đấng thời trung quân tử,
90.Lòng
trung nghi nên giữ cho minh.
Âm dương
cơ ngẩu hộ sinh,
Thái
nhâm, thái ất mình cho hay..
Chớ vật
vờ quen loài ong kiến,
Hư vô
bàn miệng tiếng nói không.
95.” Ô
hô thế sự tự bình bồng,(11)
Nam Bắc
hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn
sơn trung mao tận bạch,
Kình cư
hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh
ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
100.Ngưu
xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong ”
Ngõ may
gặp hội mây rồng,
Công
danh rạng rở chép trong vân đài
105.Nước
Nam thường có thánh tài,
Sơn hà
vững đặt ai hay tỏ tường ?
So mấy
lề để tàng kim quỹ,
Kể sau
này ngu bỉ được coi,
Ðôi phen
đất lở cát bồi,
110.Ðó
đây ong kiến dậy trời quỷ ma.
Ba con
đổi lấy một cha,
Làm cho
thiên hạ xót xa vì tiền.
Mão,
Thìn, Tý, Ngọ bất yên,
Ðợi tam
tứ ngũ lai niên cũng gần.
115.Hoành
sơn nhất đái,(12)
Vạn đại
dung thân.
Ðến thời
thiên hạ vô quân,
Làm vua
chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Gà kêu
cho khỉ dậy nhanh,
120.Phụ
nguyên số đã rành rành cáo chung.
Thiên
sinh hữu nhất anh hùng,
Cứu dân
độ thế trừ hung diệt tà.
Thái
Nguyên cận Bắc đường xa,
Ai mà
tìm thấy mới là thần minh.
125.Uy
nghi dung mạo khác hình,
Thác cư
một góc kim tinh phương Ðoài.
Cùng
nhau khuya sớm chăn nuôi,
Chờ cơ
mới sẽ ra đời cứu dân.
Binh thư
mấy quyển kinh luân,
130.Thiên
văn, địa lý, nhân dân phép mầu.
Xem ý
trời ngõ hầu khải thánh,
Dốc sinh
ra điều đỉnh hộ mai.
Song
thiên nhật nguyệt sáng soi,
Thánh
nhân chẳng biết thì coi cho tường,
135.Thông
minh kim cổ khác thường,
Thuấn
Nghiêu là trí, Cao Quang là tài.
Ðấng
hiên ngang nào ai biết trước,
Tài thao
lược yêm bác vũ văn.
Ai còn
khoe trí khoe năng,
140.Cấm
kia bắt nọ hung hăng với người,
Chưa
từng thấy nay đời sự lạ,
Chốc lại
mồng gá vạ cho dân.
Muốn
bình sao chẳng lấy nhân,
Muốn yên
sao lại bắt dân ghê mình.
145.Ðã
ngu dại Hoàn, Linh đời Hán,
Lại đua
nhau quần thán đồ lê.
Chức này
quyền nọ say mê,
Làm cho
thiên hạ khôn bề tựa nương.
Kẻ thì
phải thưở hung hoang,
150.Kẻ
thì bận của bỗng toan khốn mình.
Cửu cửu
càn khôn dĩ định,
Thanh
minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo
dương đầu mã vĩ,
Hồ binh
bát vạn nhập Trường An.
155.Nực
cười những kẻ bàng quan,
Cờ tan
lại muốn toan đường chống xe.
Lại còn
áo mũ xum xoe,
Còn ra
xe ngựa màu mè khoe khoang.
Ghê thay
thau lẫn với vàng,
160.Vàng
kia thử lửa càng cao giá vàng.
Thành ra
tuyết tán mây tan,
Bấy giờ
mới sáng rõ ràng nơi nơi.
Can qua
việc nước tơi bời,
Trên
thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân.
165.Oai
phong khấp quỷ kinh thần,
Nhân
nghĩa xa gần bách tính ngợi ca.
Rừng xanh
núi đỏ bao la,
Ðông tàn
Tây bại sang gà mới yên.
Sửu, Dần
thiên hạ đảo điên,
170.Ngày
nay thiên số vận niên rành rành.
Long vĩ
xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua
xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề
dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu
niên lai kiến thái bình.
175.Sự đời
tính đã phân minh,
Thanh
nhàn mới kể chuyện mình trước sau :
Ðầu thu
gà gáy xôn xao,
Mặt
trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
Chó kêu
ầm ỉ mùa Ðông,
180.Cha
con Nguyễn lại bế bồng nhau đi.
Lợn kêu
tình thế lâm nguy.
Quỷ
dương chết giữa đường đi trên trời..
Chuột sa
chỉnh gạo nằm chơi,
Trâu cày
ngốc lại chào đời bước ra.
185.Hùm
gầm khắp nẻo gần xa.
Mèo kêu
rợn tiếng quỷ ma tơi bời,
Rồng bay
năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua
sửa soạn hết đời sa tăng,
Ngựa
lồng quỷ mới nhăn răng,
190.Cha
con dòng họ thầy tăng hết thời.
Chín con
rồng lộn khắp nơi,
Nhện
giăng lưới gạch dại thời mắc mưu.
Lời
truyền để lại bấy nhiêu,
Phương
Ðoài giặc đã đến chiều bại vong.
195.Hậu
sinh thuộc lấy làm lòng,
Ðến khi
ngộ biến đường trong giữ mình.
Ðầu can
võ tướng ra binh,
Ắt là
trăm họ thái bình âu ca.
Thần
Kinh Thái Ất suy ra,
200.Ðể
giành con cháu đem ra nghiệm bàn.
Ngày
thường xem thấy quyển vàng,
Của
thiên bảo ngọc để tàng xem chơi.
Bởi Thái
Ất thấy lạ đời,
Ấy thưở
sấm trời vô giá thập phân.
205.Kể
từ đời Lạc Long Quân,
Ðắp đổi
xoay vần đến lục thất gian.
Mỗi đời
có một tội ngoan,
Giúp
chung nhà nước dân an thái bình.
Phú quí
hồng trần mộng,
210.Bần
cùng bạch phát sinh.
Hoa thôn
đa khuyển phệ,
Mục giả
giục nhân canh.
Bắc hữu
Kim thành tráng.
Nam hữu
Ngọc bích thành,
215.Phân
phân tùng bách khởi,
Nhiễu
nhiễu xuất Ðông chinh,
Bảo
giang thiên tử xuất,
Bất
chiến tự nhiên thành.
Rồi đây
mới biết thánh minh,
220.Mừng
đời được lúc hiển vinh reo hò.
Nhị hà
một dải quanh co,
Chính
thực chốn ấy đế đô hoàng bào.
Khắp hòa
thiên hạ nao nao.
Cá gặp
mưa rào có thích cùng chăng ?
225.Nói
đến độ thầy tăng ra mở nước,
Ðám quỷ
kia xuôi ngược đến đâu ?
Bấy lâu
những cậy phép mầu,
Bây giờ
phép ấy để lâu không hào..
Cũng có
kẻ non trèo biển lội,
230.Lánh
mình vào ở nội Ngô, Tề.
Có thầy
Nhân Thập đi về,
Tả hữu
phù trì, cây cỏ thành binh.
Những
người phụ giúp thánh minh.
Quân
tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai.
235.Phùng
thời nay hội thái lai,
Can qua
chiến trận để người thưởng công.
Trẻ già
được biết sự lòng,
Ghi làm
một bản để hòng dở xem.
Ðời này
những thánh cùng tiên,
240.Sinh
những người hiền trị nước an dân.
Nầy
những lúc thánh nhân chưa lại,
Chó còn
nằm đầu khải cuối thu.
Khuyên
ai sớm biết khuông phù,
Giúp cho
thiên hạ Ðường, Ngu ngõ hầu
245.Cơ
tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn
rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm
từ đây chép vào,
248.Một
mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
____
SƠN
TRUNG
sưu tập,
hiệu đính và chú thích,
Bài này
được truyền tụng nhiều, là bản A của trường Viễn Đông Bác cổ nay là Thư Viện
Khoa Học Xã Hội Hà Nội. Tôi chưa xem bản chữ nôm cho nên không rõ bản này có từ
đời nào và so với bản quốc ngữ có khác nhau không. Và bản quốc có do ai bịa ra
đọan nào. Tại Sài gòn có bản in của Hoàng Xuân sưu tập, Anh Phương xuất bản
trong khoảng 1960, và Thời Tập. Không biết trước đó có bản quốc ngữ nào không?
Từ câu 1
đến 16 là nói tổng quát, sau đó là nói rõ từng thời kỳ. Bắt đầu nói về nhà hậu
Lê của Lê Lợi. Đời Lê mạt, chiến tranh liên miên.
(1).
Biện lại vi vương: Nguyễn Nhạc làm biện lại: Nhà Tậy Sơn nổi lên, chiến tranh
liên miên.
(2). Lê
tồn Trịnh tại,
Trịnh
bại Lê vong.
..Bao
giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân
Vĩnh Lại Quận Công cả làng.
Hà thời
thạch mã độ giang,
Thử thời
Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
Trịnh
Khải bị Tây Sơn giết, họ Trịnh mất thì nhà Lê cũng mất theo. Khi Trịnh Khải
xuất bôn, qua làng Vĩnh Lại, kêu gọi cần vương, những ai giúp công giúp của đều
được ban quận công cho nên cả làng Vĩnh Lại được phong quận công.
(3).Chim
bằng cất cánh về đâu ?
30.Chết
tại trên đầu hai chữ Quận Công .
Nói việc
Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết.
(4). Bao
giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời
sẽ lại đỏ hồng non Tây.
Chưa rõ
là gì.
(5).
.Ðầu cha lộn xuống thân con,
Mười bốn
năm tròn hết số thì thôi.
Nói về
nhà Tây Sơn vì vua Quang Trung , chữ Quang có ba nét trên đầu光 nhưng đến con là Cảnh Thịnh, chữ Cảnh景 có ba nét giống đầu chữ Quang mà lại nằm dưới. Nhà Tây Sơn
tồn tại trong 14 năm kể từ 1788 là năm Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đến năm
1802 nhà Tây Sơn bị
diệt
vong, Nguyễn Ánh lên ngôi. Nếu kể từ năm tân mão (1771), Tây Sơn khởi nghĩa cho
đến1801 thì 31 năm.
(6).Phụ
nguyên chính thống hẳn hoi, Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê. Nguyễn Ánh tin vào
Pháp ( người Tây dương, dương là bể, dương cũng đồng âm với dương là dê , dê
chỉ người Pháp) cho nên sau mất nước vào tay Pháp.
(7). Dục
lòng chinh chích u mê,
Thập
trên tứ dưới nhất đề chữ tâm.
Ðể loài
bạch quỷ Nam xâm,
Làm cho
trăm họ khổ trầm lưu ly.
Ngai
vàng gặp buổi khuynh nguy.
Gia đình
một ở ba đi dần dần.
Nói vua
Tự Đức 嗣德 ( thập trên tứ dưới nhất đè chữ
tâm là chữ 德 chỉ vua Tự Đức) và sau đó Dục
tông (Dục Đức 育德) để cho Pháp ( bạch quỷ) xâm
chiếm Việt Nam. Sự thật thì ta yếu địch mạnh phải thua mặc dù vua quan đã hết
sức chiến đấu. Gia đình một ở ba đi dần dần là nói việc sau khi vua Tự Đức
băng, ba vị vua nói tiếp bị phế và bị giết là Dực Đức, Hiệp Hòa, và Kiến Phúc .
Vua Hàm Nghi lên ngôi sau chống Pháp bị đày.
(8). Câu
47-54
Kìa kìa
gió thổi lá rung cây,
Rung Bắc
rung Nam Ðông tới Tây.
. . . .
. . . . . .
Một ngựa
một yên ai sùng bái ?
Nhắn con
nhà Vĩnh bảo cho hay.
Nói việc
Nguyễn Thái Học khởi nghĩa và VNQĐ bị tàn sát.
(9).Tiền
ma bạc quỷ trao tay,
Ðồ, Môn,
Nghệ, Thái dẫy đầy can qua..
Cộng sản
nổi dậy năm 1930 tại Nghệ An ( Sô Viết Nghệ Tĩnh)
(10).Giữa
năm hai bảy mười ba,
Lửa đâu
mà đốt tám gà trên mây.
Đầu năm
1934, âm lịch có hai tháng bảy thành ra có 13 tháng, Toàn quyền Pasquier ( Bát
Kê
:Tám Gà)
bị cháy máy bay mà chết.
(11).” Ô
hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc
hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn
sơn trung mao tận bạch,
Kình cư
hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh
ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu
xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong .
Bao giờ
đường sắt được thông thương?
Sau
1945, cộng sản phá cầu đường, thiết lộ bị phá hủy. Sau 1954, miền Nam khôi phục
xe lửa trong Nam. Mãi đến sau 1975, đường săt mới thông suốt. Lúc này thì Hồ
Chí Minh (1890 – 1969) đã chết mà Mao Trạch Đông (1893 – 1976 ) cũng không còn
(Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch).Lúc này cũng xảy ra cuộc hải chiến ở Trường Sa,
Hoàng Sa giữa quân Trung Cộng và VNCH (Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng). Hoặc
sắp tới có hải chiến tại biển Đông? Và Mỹ Trung Cộng sẽ đánh nhau ( Ưng lai sư
tử thượng: Ưng là Mỹ, Sư tử: Trung Quốc), lúc đó Việt Nam và thế giới mới hòa
bình.
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong .
(12).Hoành
sơn nhất đái,
Vạn đại
dung thân.
Ðến thời
thiên hạ vô quân,
Làm vua
chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Gà kêu
cho khỉ dậy nhanh,
Phụ
nguyên số đã rành rành cáo chung.
Hoành
sơn nhất đái nói về họ Nguyễn xưng vương xưng đế nhưng đến thời cộng sản ( vô
quân) thì họ Nguyễn cáo chung. Thậy vậy, năm ất dậu (1945), vua Bảo Đại thoái
vị.
BẢN V :
TRỊNH VĂN THANH 1966
1- Thanh
nhàn vô sự là tiên
Năm hồ
phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo
hoá
Phép đổi
dời
Đầu non
mây khói tỏa
Mặt nước
cánh buồm trôi
Hươu Tần
mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán
trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già
thua kém bạn
Văn
chương gửi lại đời
Dở hay
nên tự lòng người cả
Nghiên
bút soi hoa chép mấy lời
Bí
truyền cho con cháu
Dành hậu
thế xem chơi.
SẤM KÝ
15- Nước
Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu
cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh,
Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao
lần ngôi nước đổi thay
Núi sông
thiên định đặt bày
Đồ thư
một quyển xem nay mới rành
21- Hoà
đao mộc lạc,
Thập bát
tử thành.
Đông A
xuất nhập
Dị mộc
tái sinh.
25- Chấn
cung xuất nhật
Đoài
cung vẫn tinh.
Phụ
nguyên trì thống,
Phế đế
vi đinh.
29- Thập
niên dư chiến,
Thiên hạ
cửu bình.
Lời thần
trước đã ứng linh,
Hậu lai
phải đoán cho minh mới tường.
33- Hoà
đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam
thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời
biện lại vi vương,
Thử thời
Bắc tận Nam trường xuất bôn.
37- Lê
tồn, Trịnh tại,
Lê bại,
Trịnh vong.
Bao giờ
ngựa đá sang sông,
Thì dân
Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời
thạch mã độ giang.
Thử thời
Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
43- Chim
bằng cất cánh về đâu?
Chết tại
trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ
trúc mọc qua sông,
Mặt trời
sẽ lại đỏ hồng non Tây.
47- Đoài
cung một sớm đổi thay,
Chấn
cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha
lộn xuống chân con,
Mười bốn
năm tròn hết số thời thôi.
51- Phụ
nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê
lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng
chim chích u mê,
Thập
trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
55- Để
loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho
trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai
vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình
một ở ba đi dần dần.
Cho hay
những gã công hầu,
Giầu
sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
61- Kìa
kìa gió thổi lá rung cây
Rung
Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác
kiến kiều an đất nước
Xác xơ
cổ thụ sạch am mây.
65- Lâm
giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa
tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa
một yên ai sùng bái?
Nhắn con
nhà vĩnh bảo cho hay.
69- Tiền
ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn,
Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm
hai bẩy mười ba,
Lửa đâu
mà đốt tám gà trên mây.
73- Rồng
nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới
hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã
gác yên không người cưỡi
Dê không
ăn lộc ngoảnh về Tây.
77- Khỉ
nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia
vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ
vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn
ỉn lợn kêu ngày.
81- Nói
cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh
hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng
lục, thất nguyệt gian
Ai mà
giữ được mới nên anh tài.
85- Ra
tay điều độ hộ mai
Bấy giờ
mới rõ là người an dân
Lọ là
phải nhọc kéo quân,
Thấy
nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
89- Phá
điền than đến đàn dê
Hễ mà
chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê
lại tuồn luồn
Đàn đi
nó cũng một môn phù trì
93-
Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội
sang tất tả chạy rong
Học cho
biết chữ cát hung
Biết
phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời
sinh xuống phải thì
Bất kỳ
nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
99- Kìa
những kẻ vội lòng phú quý
Xem
trong mình một tí đều không
Ví dù có
gặp ngư ông
Lưới
dăng đâu dễ nên công mà hòng.
103-
Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng
trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương
cơ ngẫu hộ sinh
Thái
Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật
vờ quen loài ong kiến
Hư vô
bàn miệng tiếng nói không.
109- Ô
hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc
hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn
sơn trung mao tận bạch
Kình ngư
hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê
minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu
xuất lam điền nhật chính đông
Nhược
đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ
phương thiên hạ thái bình phong.
117- Ngỡ
may gặp hội mây rồng
Công
danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam
thường có thánh tài
Sơn hà
đặt vững ai hay tỏ tường?
121- So
mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau
này ngu bỉ được coi
Đôi phen
đất lở, cát bồi
Đó đây
ong kiến, dậy trời quỷ ma
125- Ba
con đổi lấy một cha
Làm cho
thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn
Tí Ngọ bất yên
Đợi tam
tứ ngũ lai niên cùng gần.
129-
Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại
dung thân
Đến thời
thiên hạ vô quân
Làm vua
chẳng dễ, làm dân chẳng lành.
133- Gà
kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ
nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên
sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân
độ thế trừ hung diệt tà.
137-
Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà
tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi
dung mạo khác hình
Thác cư
một góc kim tinh non đoài
141-
Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ
mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư
mấy quyển kinh luân
Thiên
văn địa lý, nhân dân phép màu
145- Xem
ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh
ra điều đỉnh hộ mai
Song
thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh
nhân chẳng biết thì coi như tường
149-
Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn
Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng
hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược
thao uyên bác vũ văn
Ai còn
khoe trí khoe năng
Cấm kia
bắt nọ hung hăng với người.
155-
Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại
mòng gá vạ cho dân
Muốn
bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên
sao lại bắt dân ghê mình?
159- Đã
ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua
nhau quần thán đồ lê
Chức này
quyền nọ say mê
Làm cho
thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì
phải thuở hung hoang
Kẻ thì
bận của bổng toan, khốn mình
165- Cửu
cửu càn khôn dĩ định
Thanh
minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo
dương đầu mã vĩ
Hồ binh
bát vạn nhập Tràng An
169- Nực
cười những kẻ bàng quang
Cờ tam
lại muốn toan đường chống xe
Lại còn
áo mũ xun xoe
Còn ra
xe ngựa màu mè khoe khoang.
173- Ghê
thay thau lẫn với vàng
Vàng kia
thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra
tuyết tán mây tan
Bây giờ
mới sáng rõ ràng nơi nơi.
177- Can
qua, việc nước bời bời
Trên
thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai
phong khấp quỷ kinh thần
Nhân
nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
181-
Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông
tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần
thiên hạ đảo điên
Ngày nay
thiên số vận niên rành rành.
185-
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua
xứ xứ khổ đao binh
Mã đề
dương cước anh hùng tận
Thân dậu
niên lai kiến thái bình
189- Sự
đời tính đã phân minh
Thanh
nhàn mới kể chyện mình trước sau
Đầu thu
gà gáy xôn xao
Mặt
trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
193- Chó
kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con
Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu
tình thế lâm nguy
Quỷ
vương chết giữa đường đi trên giời
197-
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày
ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm
khắp nẽo gần xa
Mèo kêu
rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
201-
Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua
sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa
hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con
dòng họ thầy tăng hết thời
205-
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện
giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời
truyền để lại bấy nhiêu
Phương
đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh
thuộc lấy làm lòng
Đến khi
ngộ biến đường trong giữ mình.
211- Đầu
can Võ tướng ra binh
Ắt là
trăm họ thái bình âu ca
Thần
Kinh Thái Ất suy ra
Để dành
con cháu đem ra nghiệm bàn
215-
Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của
riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái
Ất thấy lạ đời
Ấy thuở
sấm trời vô giá thập phân
219- Kể
từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi
xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời
có một tôi ngoan
Giúp
chung nhà nước dân an thái bình
223- Phú
quý hồng trần mộng
Bần cùng
bạch phát sinh
Hoa thôn
đa khuyển phệ
Mục giã
giục nhân canh
Bắc hữu
Kim thành tráng
Nam hữu
Ngọc bích thành
Phân
phân tùng bách khởi
Nhiễu
nhiễu xuất đông chinh
Bảo
giang thiên tử xuất
Bất
chiến tự nhiên thành
233- Rồi
ra mới biết thánh minh
Mừng đời
được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà
một dải quanh co
Chính
thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà
thiên hạ nao nao
Cá gặp
mưa rào có thích cùng chăng?
239- Nói
đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ
kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu
những cậy phép màu
Bây giờ
phép ấy để lâu không hào
243-
Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh
mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy
Nhân Thập đi về
Tả hữu
phù trì, cây cỏ thành binh
247-
Những người phụ giúp thánh minh
Quân
tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng
thời nay hội thái lai
Can qua
chiến trận để người thưởng công
251- Trẻ
già được biết sự lòng
Ghi làm
một bản để hòng giở xem
Đời này
những thánh cùng tiên
Sinh
những người hiền trị nước an dân
255- Này
những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn
nằm đầu khải cuối thu
Khuyên
ai sớm biết khuông phù
Giúp cho
thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.
259- Cơ
tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn
rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm
từ đây chép vào
Một mảy
tơ hào chẳng dám sai ngoa.
Trịnh
Văn Thanh.Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) – Sài Gòn – 1966
BẢN VI :
MINH ĐIỀN 1948
LỜI NÓI
ĐẦU
Vì sao
có quyển sấm nầy ra đời ? – Không dám vọng ngữ , quyển sấm nầy cần phải ra đời
vì nó quý báu bằng tất cả kho tàng của một nước Đại Việt và hơn nữa, đã đến
giai đoạn cần thiết của thời cuộc hiện tại mà lời sấm đã ghi đúng đắn từng li
từng tí mỗi một cuộc biến cố xảy ra trong nước.
Bắt đầu
từ Cổ Am bị tàn phá cho đến ngày lịch sử cách mạng tháng 8, kế đến giai đoạn Hoàng
Đế Bảo Đại về nước, mỗi mỗi đều nhốt tất cả trong 487 câu thơ mà Đức Trạng
Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một bầu tâm sự đầy nhiệt huyết nhả ngọc phun châu cho
vạn cổ anh hùng suy nghiệm.
Hởi các
chí sĩ anh hùng trong thiên hạ ! Chớ nên quá ư căn cứ vào khoa học mà chê những
truyện sấm giảng là hoang đường, vì có những sấm giảng và sấm giảng.Hoang đường
là lời nói vu vơ, ảo mộng không biết bao giờ xuất hiện như lời đã nói. Còn
quyển sấm nầy viết từ 400 năm nay mà mỗi mỗi đều ứng nghiệm ngoài đời thực tế
cho đến những cái tên riêng của những người chủ trương trong mấy phong trào quá
khứ, hiện tại và vị lai cũng đều ứng nghiệm ghi rõ .
Nó là
môn khoa học huyền bí vì Trạng chuyên môn lý số nhờ ở bộ ” Thái Ất Thần Kinh ”
mà ghi chép ra chứ nó đâu phải ngất ngưởng như bóng với đồng. Nếu không phải
khoa học, sao cụ lại được tặng câu ” Annam lý học hữu học Trình truyền ” của
Tàu là một nước bao giờ cũng tự hào rằng mình cao hơn hết về khoa lý số.
TỰU
TRUNG :
Cũng vì
lòng từ bi, bác ái mà đức Trạng có quyển sấm nầy ra cốt để cho các vị trượng
phu anh hùng xem lấy mà tránh cái nạn cốt nhục tương tàn.
Cũng vì
lòng yêu nước thiết tha mà Đức Trạng có quyển sấm nầy ra là cốt để cho trong
tôn giáo, ngoài xã hội xem lấy biết nẻo tôn phò ” lòng trung nghì ai nhớ cho
tinh ” và cũng vì lòng hiếu kỳ mà soạn giả khởi đọc quyển sấm nầy hồi 1930 sau
cuộc biến động Cổ Am do Quốc Học Tùng San xuất bản. Soạn giả cũng không nệ hà
tài hèn hiến cho bạn đọc những đoạn dịch chánh bản và phụ trương mong rằng
thích đúng trong muôn một.
Viết ở
Sài-Thành mùa đông năm Mậu Tí 1948.
Cư Sĩ
MINH ĐIỀN
PHẦN THỨ
NHẤT
Dục thức
thánh nhân xứ
Đa xuất
ứng Bảo giang
Dục thức
thánh nhân hương
Thủy lam
bảo trung tàng
Dục thức
thánh nhân tính
Mộc hạ
liên đinh khẩu
Dục thức
thánh nhân diện
Tu tẩm
trương cú kiến
Giang
nam nhị thủy huyện
Tại sơn
vô hổ lang
Thất
thập nhị hiền tướng
Phụ tá
thánh quân vương
Phá điền
thiên tử xuất
Bất
chiến tự nhiên thành.
…………………….
…………………….
Tư tâm
dục thức thánh nhân diện
Lưỡng
biên bàn ngạt tùy nhất khối
Thủ túc
chánh vương tam lương tự.
PHẦN THỨ
HAI
Cuộc đời
ai dễ biết đâu
Yêu tinh
gian trá bóp hầu thần tiên
Quan
làng ỷ thế ỷ quyền
Dân khôn
giả dại mới yên phận mình
Mặc ai
chia rẽ thị khinh
Việc
làng việc nước làm thinh chớ bàn
Ta tin
ta mới đặng an
Luận bàn
bè bạn chỉ đàng cho nhau
Việc
người thì mặc người âu
Nghiêng
tai giả điếc lắc đầu làm ngơ
Muốn yên
mồn lặng như tờ
Luận bàn
việc nước thì khô xác hình
Bởi đời
quốc thể bù nhìn
Quan
làng tàn bạo sanh linh tơi bời
Lương
dân than khổ đòi nơi
Quốc hồn
mờ ám hởi ôi thế quyền
Nước nhà
nghiêng ngửa ngửa nghiêng
Tham
quan hại nước lợi riêng cho mình
Biết chi
là ám với minh
Sớm ưa
trưa ghét dân tình đời ni
Kim tiền
quyền thế tương tri
Không
quyền không thế người khi ngu đần
Chớ hà
hiếp nhớ siêng cần
Đến nơi
Tiên Phật Thánh Thần mới an
Nghèo
nàn bổng chốc giàu sang
Đứa ngu
đội bạc ra đường dại khôn
Bởi đời
toàn lũ vô hồn
Khinh
khi nhân nghĩa trọng tôn bạc tiền
Dốt ngu
đội lốt Thánh Hiền
Mở miệng
thì rặc đồ điên một dòng
Chừng
nào cây sắt trổ bông
Đường
đen như mực Lạc Hồng tai phi
Trung
thần ái quốc dễ khi
Phản
thần mãi quốc nên ghi để đời
Thức
thời quốc sử bỏ rơi
Ngay
không nhầm lúc dĩ hơi hại mình
Vô quân
vô tướng vô binh
Trung
không cùng chúa cúng kinh ích gì
Chừng
nào lú mọc trên chì
Voi đi
trên giấy đến kỳ Đông Chu
Trí thời
giả điếc giả ngu
Khôn
thời giả dại mà tu lấy mình
Cầm
quyền toàn lủ yêu tinh
Quan
nhiều Mảng Tháo cùng sinh hại đời
Mua quan
bán tước lấy lời
Hại dân
hại nước coi trời như không
Bì trung
cốt nịnh rặc ròng
Kết phe
kết đảng giết giòng phải nguy
Nồi da
xáo thịt ngộ thay
Miễn
mình béo bở mặc ai ốm gầy
Cáo kia
mượn thế hại cầy
Mẹ cha
ưa nịnh ghét bầy con ngu
Động tâm
Thượng Đế dạy ru
Xuống
nhiều tai họa xuân thu sửa lần
Gió sầu
mưa thảm cõi trần
Thiên
luân địa chấn quân thần nó xem
Canh tân
sực nức mùi hèm
Mhâm quý
bằng lặng ngoại binh đem vào
Giáp
thời thấy rõ binh đao
Ất niên
chiến họa xâm vào tràn lan
Thiên
tai chiến sự đa đoan
Quốc gia
nghiêng ngửa tham quan hại đời
Phản
thần bán nước khi trời
Gọi rằng
trung trực hởi ôi thế quyền
Nhứt hữu
liên sơn nhứt hữu bình
Tam
giang khí địa nhụ giang kinh
Tu châu
tai lạc thế châu khổ
Ngu lại
hườn chung khổ hại mình
Xác dân
xung tận cung đình
Thiên
oai chấn nổ luật hình ban ra
Mười
phần mất bảy còn ba
Mất hai
còn một mới ra thái bình
Trục kia
chọi với đồng minh
Hai sông
khô cạn nhựt tinh tỏ ngời
Ra oai
đánh dẹp mọi nơi
Năm châu
bốn bể thây phơi chập chùng
Mùa xuân
gió bấc lạnh lùng
Cua kình
trở gọng về cùng lũ dê
Cuộc đời
như thể trò hề
Nực cười
lũ chó còn mê lợi quyền
Sình
ương khó nướng xào chiên
Quốc gia
nghiêng ngửa đảo điên bốn bề
Ra đi
thì khó nỗi về
Xe kia
hết bánh thả rề sông trôi
Chừng
nào Chợ Lớn hết vôi
Bề Đông
cá đặt cuộc đời lao đao
Lò rèn
thiếu thép rèn dao
Hết đồng
đúc đỉnh hết thau bán nồi
Chợ đen
vốn một lời mười
Gạo châu
củi quế lời người than van
Vải bô
giá sánh bằng vàng
Kẻ đói
người rách lan tràn chợ quê
Tiết
trời đánh đổ bông huê
Nhân dân
phải chịu thảm thê họa sầu
Theo Âu
nên phải lo âu
Mấy ai
hiểu nghĩa Bá Di-Thúc Tề
Khỉ đàn
vừa gặp lũ dê
Bắc
trung phải chịu thảm thê họa đầu
Đại bàng
xung phá đài lầu
Ngạc ngư
phóng toát thuyền cầu tan hoang
Rồi Nam
cũng chịu lầm than
Phương
đông ba tỉnh phải mang họa sầu
Trớ trêu
cảnh sắp nhiệm mầu
Phồn hoa
đô hội thảm sầu đớn đau
Cuộc đời
gẫm thiệt cơ cầu
Trung
thua quyền nịnh tiên hầu quỉ ma
Khỉ đàn
gặp cặp mảng xà
Trăng
tròn thiếu một thì ta xuống hầm
Yêu
đương cũng phải lạc lầm
Sáu nơi
khói lữa sấm gầm Sài môn
Nghèo
nàn không có quách chôn
Gian
tham quyền thế biết khôn lánh rồi
Nhưng mà
họa có đâu thôi
Bồng con
bế cái nổi trôi đầy đàng
Đến hồi
quốc vận lâm nàn
Chi tiêu
ăn mặc cường quan độc quyền
Càng
ngày càng đảo càng điên
Dân ta
như thể đàn chiên đánh vồn
Ô hô
giống khéo giống khôn
Vay thời
phải trả xác hồn lìa xa
Thịt rơi
xương nát máu sa
Thầy
tăng chẳng chịu ở nhà phù tang
Sưu cao
thuế nặng ta mang
Đàng xa
mới biết xa đàng nặng cân
Thân dậu
lánh việc nương thân
Miên
thành Sài trấn đến gần bỏ thây
Khỉ bầy
bị một gà khi
Cuộc đời
như vậy tham chi mà bòn
Gà mừng
gặp lúa túc con
Miễn con
no dạ mất còn kể chi
Cái năm
chiến họa loạn ly
Mưa to
gió họa hại gì tham quan
Nhơn dân
khốn khổ đa đoan
Mọi điều
khốn khổ lại càng bằng hai
Tu hành
hiền hậu chết hoài
Sai ngoa
gian trá sống dai chật đàng
Cơ trời
định vậy chớ than
Tương
vong yêu nghiệt hành tàng đấy ư !
Đầu xuân
gà gáy hăm tư
Thầy
tăng đến hạn họa trư tuyệt kỳ
Thiên cơ
máy tạo huyền vi
Tuần
hườn máy tạo ai thì có hay
Nực cười
cho lủ vô tài
Tôi tôi
chúa chúa hôm mai Sở Tần
Xuân
phân cho đến thu phân
Quốc gia
điên đảo thần dân rối nuồi
Buồn
buồn tủi tủi vui vui
Tiếng
thì để tiếng muốn lui lắm lần
Rồi đây
bày tỏ trung cang
Trời cho
Tiên Phật xuống trần trị yêu
Văn minh
cơ khí đủ điều
Cọp đồng
gấu sắt phi phiêu thủy hành
Phong
luân họa giáng lôi oanh
Kết phe
lập đảng tranh giành thế ni
Năm châu
nổi sóng một khi
Chuồn
bay khói tỏa tử thi như bèo
Mưa dầu
nắng lửa sấm reo
Hai loài
xâu xé họa gieo dân lành
Đảng dân
đại bại tan tành
Cầu cùng
đảng Cộng ra tranh chiến cùng
Tu binh
mãi mã chiêu hùng
Núp lưng
đảng cộng trung hưng nước nhà
Rồi sau
sanh sự bất hòa
Lại cùng
đảng cộng can qua chiến trường
Non cao
bể cả đôi đường
Phân ranh
biên giới tỏ tường mới an
….
Đảng dân
đại bại tan tành
Cầu cùng
đảng Cộng ra tranh chiến cùng
Tu binh
mãi mã chiêu hùng
Núp lưng
đảng cộng trung hưng nước nhà
Rồi sau
sanh sự bất hòa
Lại cùng
đảng cộng can qua chiến trường
Non cao
bể cả đôi đường
Phân
ranh biên giới tỏ tường mới an
Vầng
hồng rọi khắp bốn phang
Tây
phang cuốn gió tìm đàng đào vong
Bập bồng
Tần quốc bập bồng
Là nơi
chiến địa huyết hồng tràn lan
Hải hồ
rửa máu nghỉ an
Tiền Âu
hậu Á Thiên Hoàng định thu
Thân gà
dạ khỉ đấy chừ
Thì là
ngọn lửa mới thu dịu lần
Kỳ phang
thay đổi cuộc trần
Chó kia
gặp chủ nó cần sủa tru
Quân
minh dân sự ôn nhu
Heo kia
thong thả ngao du đầy đàng
Chuột
mừng gặp cảnh bình an
Trâu kia
thong thà nghêng ngang đồn điền
Cọp rày
làm chúa lâm điền
CHÓ kia
GẶP CHỦ nó cần sủa tru
UÂN MINH
dân sự ôn nhu
HEO kia
THONG THẢ ngao du đầy đàng
CHUỘT
mừng gặp cảnh BÌNH AN
TRÂU kia
THONG THẢ nghênh ngang đồn điền
CỌP rày
LÀM CHÚA lâm điền
QUÂN
THẦN CỘNG LẠC MIÊN MIÊN CỬU TRƯỜNG.
TRẦN
CÔNG nãi thị phúc tâm
GIANG HỒ
SỬ SĨ đào tiềm XUẤT DU
Tướng
thần hệ xuất Y CHU
Thứ ky
PHỤC KIẾN ĐƯỜNG NGU thi thành
Hiệu
xưng THIÊN HẠ THÁI BÌNH
487.ĐÔNG
TÂY VÔ SỰ NAM THÀNH QUỐC GIA.
Thiên cơ
máy tạo huyền vi
Tuần
hườn máy tạo ai thì có hay
Nực cười
cho lủ vô tài
Tôi tôi
chúa chúa hôm mai Sở Tần
Xuân
phân cho đến thu phân
Quốc gia
điên đảo thần dân rối nuồi
KHẢO DỊ
Ngày nay
bản Minh Điền có khác vài điểm .
1. Một
độc giả cho biết phần I và II của bản này là ở phần Phụ trương của Minh Điền.
Phần I .
Dục thức
Thánh nhân xứ
Đa xuất
ứng Bảo Giang, ……..
Phần 2:
Cuộc đời
ai dễ biết dâu,
Yêu tinh
gian trá bóp hầu thần tiên,
Quan
làng ỷ thế ỷ quyền,
Dân khôn
giã dại mới yên phận mình,
Măc ai
chia rẽ thị khinh,
Việc
làng việc nước làm thinh chớ bàn,
Ta tinh
ta mới dặng an,
Luận bạn
bè bạn chỉ đàng cho nhau,
Việc
người thì mặc người âu,
Nghiêng
tai giả điếc lắc đầu làm ngơ
Muốn yên
mồm lặng như tờ,
Luận bàn
việc nước thì khô xác hình . . .
Ông bạn
cũng cho biết bản Minh Điền cũng tam sao thất bản, tôi không rõ là do chép tay
hoặc in đi in lại mà ra thế!
Các bản
đều có câu kết giống nhau:
Hiệu
xưng THIÊN HẠ THÁI BÌNH
ĐÔNG TÂY
VÔ SỰ NAM THÀNH QUỐC GIA.
Theo
Phạm Đăng Quế, bản Minh Điền có 487 câu, chỉ có 22 câu giống bản Mai Lĩnh từ
câu 374 đến 431, còn lại là khác hoàn toàn. Ông đã trích 50 câu đầu và 30 câu cuối
của Mai Lĩnh thì thấy 80 câu này hai bản giống nhau. Tôi chỉ có bản sao của
Minh Điền nhưng không có bản chính nên không rõ sự thực như thế nào.
BẢN NÔM
NGUYỄN VĂN SÂM – SƠN TRUNG PHIÊN ÂM
1. Nước
Nam thường có thánh tài
Sơn hà
vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị
thủy nọ Đảo sơn
Bãi ngọc
đất nổi âu vàng trời cho
5. Học
cách vật mới dò tới chốn
Chép ghi
làm một bản xem chơi
Muôn
việc cũng bởi tại trời
Suy
thông mới biết sự đời nhường bao
Khéo
chẳng sai tơ hào cũng vậy
10.
Truyền hậu thế ai nấy xem cho
Những
lời nghiêm ngặt khôn lo
Ai mà
biết được trượng phu nên người.
Nay xem
chữ một nghĩa mười
Nói xuôi
cũng được ngược thời cũng nên
15. Kể
từ Lạc Long Quân dựng nước
Sang
Hùng Vương được 18 đời
Tiên
Hoàng ngày trước mở ngôi
Cờ lau
lập trận thay trời trị dân
Mão được
12 dư xuân
20. Lê
Hành (1) kế vị xa gần âu ca.
Truyền
đã được mười ba năm lẻ
Đến Ngọa
triều nào kể tài năng
Ngôi
trời truyền đến Lý nay
Long
thành bát diệp đến ngày dực phân
25.
Chiều Hoàng là ả nữ quân
Mê về
nhan sắc trao Trần thái tôn
Mười hai
đời một lòng nhân hậu.(2)
Trăm bảy
mươi in dấu thất niên
Đông A
chốn ấy còn bền
30. Quý
Ly tiếm thiết thay quyền đã cam.
Thái ngu
được mười bốn năm
Hậu thập
nhị để lại trăm đố hồi
Suy ra
mới biết sự trời
Lam Sơn
khởi nghĩa là đời Lê gia
35. Mười
đời ngồi ngự ngai vàng
Lại phải
Mạc thị thiêu tàn kinh sư.
Xưa làm
lực sỹ đô du
Trời cho
nên trị làm vua một đời.
Sáu mươi
năm bất tái hồi
40. Tống
Sơn chốn ấy có đời Thạch công (3)
Định mưu
phù lập Trang Tôn
Phù Lê
diệt Mạc anh hùng ai đương
Lại bàn
bỉnh chính Sóc Sơn
Trịnh
Vương toan chiếm ngai vàng Lê gia
Tây Sơn
sùng sục kéo ra
46.
Nghiệm xem thế tục gọi là phương ngôn. (4)
Bài thơ
số I
Thơ
rằng:
Lê tồn
Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.
Đầu cha
chắp lấy đầu con
Mười bốn
năm tròn hết số thì thôi.
Kẻ sau
này ngu Trịnh được lâu
Bài thơ
số II
Lại có
thơ rằng:
Cha nhỏ
đầu con lại nhỏ chân
Nào ai
có biết nguỵ quân cầm quyền
Phụ
nguyên chính thống hẳn hoi
Yêu dê
lại phải theo đòi đàn dê
Nọ nào
ngang dọc trong (5) huê
Mà cho
thiên hạ khôn bề làm ăn
Chó mừng
chủ, gà cũng cục tác
Lợn ăn
no tha rác, chuột chơi.
Bài thơ
số III
Ngạn lại
có câu rằng:
Gà bỏ
con kêu cục tác
Chó vẩy
đuôi mừng thánh chúa
Lợn ăn
no ủn ỉn nằm
Mới kể
là đời thịnh thế
Mà thiên
hạ sao nỡ sẻ làm hai
Bởi Tần
Vương u mê chẳng biết
Rồi phen
này dê lại giết dê
Tới khi
thực tận binh bì
Âm binh
ở giữa ai thì biết sao!
Trời cho
ta giơ dao giết quỷ
Khắp
dưới trời bằng quỷ khư khư
Ai từng
cứu con thơ sa giếng
Giốc một
lòng chinh chiến đua nhau
Muôn dân
chịu thuở âu sầu
Kể dư
dôi ngũ mới hầu khoan cho
Chốn
đông nam là nơi khổ ải
Lánh cho
xa kẻo phải đao binh
Bắc kinh
mới thực đế kinh,
Giấu
thân chưa dễ dấu danh được nào
Vả mình
là đấng anh hào
Đánh làm
sao được ước ao đêm ngày
Bò men
lên núi Vu Sơn
Thừa cơ
mới nổi một cơn phục thù
Ấy những
quân phụ thù thui thủi
Lòng
trời xui ai lại biết đâu…
Bài thơ
số IV
Có thơ
rằng:
Dần Mão
chư dương giai vị cập
Lai
chiêu lục thất xuất minh quân
Hồng Lam
ngũ bách niên thiên hạ
Hưng tộ
diện trường ức vạn xuân.
Bài thơ
số V
Có thơ
rằng:
Hầu đáo
kê lai khởi chiến qua
Thuỳ tri
thiên hạ chuyển như sa
Anh hùng
mai thảo mã
Tướng
suý tận tiêu ma
Phá điền
thiên tử xuất
Tràng vỹ
tảo sơn hà
Gà kia
bên tường khuya sớm gáy
Chẳng
yêu ra áy náy bất bình.
Bài thơ
số VI
Có thơ
rằng:
Một đám
mây xanh đứng giữa trời
Ba thằng
nho nhỏ đánh nhau chơi
Thiên hạ
mười phần còn có một
Bây giờ
Bạch Sỷ mới ra đời
Thầy
tăng mở nước trời không bảo.
Thấy vĩ
tinh thì tháo cho mau
Chớ có
tham của tham giàu
Tìm nơi
tam hiểm mới hầu an thân
Đằng
giang chốn ấy cũng gần
Kim ngưu
chốn ấy cũng lần tới nơi.
Bài thơ
số VII
Thơ
rằng: Ba thục riêng một góc trời
Thái
Nguyên một giải là nơi trú đình
Bốn bề
núi đá mọc xanh
Có đường
tiểu mạch nương mình ai hay
Bốn mùa
chim núi đá cây
Trời
xanh cỏ biếc hoa bay ngạt ngào
Khuyên
ai là đấng anh hào
Đợi chờ
Nghiêu, Thuấn ngày nào sẽ hay
Bốn bụt
xuất thế đã chầy
Chưa
chọn được ngày ra cứu muôn dân.
Bài thơ
số VIII
Thơ
rằng:
Ấy là
điềm xuất thánh quân
Hễ ai
tìm thấy thì thân mới tường
Chữ rằng
“Hữu xạ tự nhiên hương”
Có dễ
tầm thường thuốc dấu bán rao
Nắng lâu
ắt có mưa rào
Vội chi
tát nước xôn xao cày bừa
Nắng rồi
thì phải có mưa
Buồm
đang đợi gió cày bừa đợi cơn
Tuần này
thánh xuất khảm phương
Sự thật
đã tường chẳng lọ phải say
Tuần này
thiên địa chuyển hồi
Thiên
sầu địa thảm lòng người chẳng yên
Trời sai
quỷ sứ dọn đường
Để cho
thánh xuất khảm phương sau này
Vội chi
đua sức ra tay
Người
vội cày bừa ta sẻ cấy chơi
Suy cho
thấu biết sự đời
Sấm ký
mấy lời sự thực chẳng ngoa.
Bài thơ
số IX
Thơ
rằng:
1- Tích
nhất đương lang khởi bộ thuyền
2- Ưng
tri hoàng thước tại thân biên
3- Tước
bị lạm nhân cung đạn đả
4- Lạp
nhân cách tự hổ lang huyên
5- Tuệ
tinh xuất long xà
6- Thần
xuất cửu cửu gia
7- Ngưu
mã thiên hạ động
8- Đinh
hạ nãi Đông A.
Rồi ra
mới biết thánh minh
Mừng
rằng gặp hội hiển vinh kêu hò
Nhị Hà
một giải quanh co
Chính
thức chốn ấy cố đô hoàng bào
Khắp hoà
thiên hạ nghêu ngao
Có bến
mưa rào có thứ cùng chăng
Nói đến
độ Thầy Tăng mở nước
Đánh quỷ
sứ xuôi ngược đi đâu
Bấy lâu
những cậy phép mầu
Bây giờ
phép ấy để đâu không hào ?
Cũng có
kẻ non trèo biển lội
Lánh mình
chơi vào quận Ngô Tề.
Bài thơ
số X
Thơ
rằng:
1- Di
lặc giáng sinh
2- Sa
phù dĩ chỉ
3- Lục
thất dĩ thành
4- Kiến
long sào kinh
5- Nhật
xuất điện thượng
6- Thiên
hạ thái bình
Bài thơ
số XI
Thơ
rằng:
Giang
Nam nổi trận mạt thù
Bảy mươi
hai tướng phò vua ngất trời
Phùng
trời nay gặp thái lai
Can qua
chiến trận để người phong công
Trẻ già
được hết sự lòng
Ghi làm
một bản nội phòng mở xem
Rước vua
về đến Tràng An
Bao
nhiêu nguỵ đảng loài gian diệt tàn
Đời ấy
cùng thánh, cùng tiên
Sinh
những người hiền giúp nước yên dân.
Này
những lúc thánh nhân chưa ra đời
Chó còn
nằm đầu khỉ cuối thu
Lợn nằm
cũng thấy lợn lo
Thái
bình mới động thập thò liền sang
Ngang
cung văn vũ khác thường
Chẳng
yêu thì cũng bất tường chẳng không
Thuỷ
binh cờ xí vừng hồng
Bộ binh
rầm rập như ong kéo đàn
Đứng
hiên ngang nào ai biết trước
Bắc kinh
sang có việc gì chăng?
Ai còn
khoe trí khoe năng
Cấm kia
bắt nọ tưng bừng đòi nơi
Chưa
từng thấy nay đời sự lạ
Bỗng
khiến người vu vạ cho dân
Muốn
bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên
sao chẳng giục dân cày bừa
Đã ngu
dại Hoàn Linh đời Hán
Đúc tiền
ra bán tước cho dân
Xun xoe
những cậy thánh thần
Ai ngờ
thiên địa xoay vần đã công
Ngẫm hoá
công sẵn tay khôn ví
Xưa phục
thù ai sửa ngôi cho
Mạc kia
cũng muốn nên trò
Dấy binh
hai Quảng cơ đồ ghê thay!
Kẻ thì
tự xưng Lê nay
Tam phân
rồi chẳng được gì cả ba.
Bốn
phương cũng có can qua
Mạc thì
chẳng được đã ra lại về
Quân
hùng binh dấy giang khê
Kẻ khoe
cứu nước, người khoe trị vì…
Bài thơ
số XII
Thơ
rằng:
1- Hầu
đáo kê lai vị chính kỳ
2- Quốc
dân hãm nịch quốc dân di
3- Nhàn
giãn dục dĩ chu nhi Tống
4- Phong
nghỉ tung hoàng thị mạc vi
Bài thơ
số XIII
Thơ rằng
Hạ huyền
thượng đảo nhân vô thủ
Tài tận
dân hao thế lực suy
Huyết
chiến dê đầu nhân huyết chiến
Kham
tiếu không huyền tiệm thất ky
Xem thấy
những sương sam tuyết lạnh
Loài bất
bình tranh cạnh hung hăng
Thành ao
cá nước tưng bừng
Kẻ xiêu
Đông hải người tàn Bắc lâm
Chiến
trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm
đầy đất người nằm đầy sông.
Sang thu
chín huyết vừng hồng
Kẻ mong
ngày hạ người mong mưa nhuần
Trẻ con mang
lệnh tướng quân
Ngỡ uy
đã sợ ngỡ nhân đã nhường
Dùng uy
bát là đường ngũ bá
Cũng
tưởng rằng đế tá dân hoan
Cỏ cây
lá rụng đầy ngàn
Một làng
còn mấy chim đàn bay ra
Bốn
phương cùng có can qua
Làm sao
còn biết có nhà Đà giang
Tả bạch
hạc, Hữu thuỷ trường
Kiều môn
án trước cao bành tựa sau
Thái
nguyên cận bắc đường sau
Hễ mà
tìm thấy mới hầu thần cơ
Cùng
nhau gặp mặt bây giờ
Trúc
mong kỳ úc thung chờ non đông
Vui mừng
gặp mặt tam công
Cá được
hoá rồng trăm trắm ngôi cao
Mai kia
cùng đấng anh hào
Ba người
làm bạn ngôi cao lộc lành
Vậy nên
một áng phong tình
Mới hay
phú quý hiển vinh lạ lùng
Bõ khi
chém lợn vẽ rồng
Bõ khi
vay mượn điều cùng trượng phu
Bõ khi
kẻ việt người Hồ
Bõ khi
kẻ Sở người Ngô xa đường
Ngày
thường trông thấy quyển vàng
Của
riêng quốc bảo xé mang xem chơi.
Tinh
thái ất giờ đời là thực
Sấm trời
xem vô giá muôn phần
Kể từ
đời Lạc Long Quân
Đắp đổi
xoay vần đến lục thất gian
Một đời
có một tôi ngoan
Giúp
chưng nhà nước dân an thái bình
Thấy đâu
bò đái thất thanh
Ấy điềm
sinh thánh rành rành chẳng nghi
Phá điền
than đến đàn dê
Hễ mà
chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê
lại tuôn buồn
Đàn ghi
nó cũng một môn phù trì.
Bài thơ
số XIV
Thơ
rằng:
Ghê thay
thau lẫn với vàng,
Vàng kia
thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra
tuyết tán mây tan
Bây giờ
đuốc sáng rõ ràng mọi nơi
Can qua
việc nước bời bời.
Trên
thuận lòng trời dưới đẹp lòng dân
Lục thất
dư ngũ bách xuân
Bây giờ
trời mới xoay vẫn nơi nao
Thấy sấm
tự đấy chép vào
Một chút tơ hào chẳng dám sai ngoa._____
CHÚ THÍCH:
(1).
Nguyên bản viết Lê Hành, các bản phiên là Lê Hoàn
(2).
Mười hai đời một lòng nhân hậu.Các bản thiếu câu này.
(3).
Tống Sơn chốn ấy có đời Thạch công
Định mưu
phù lập Trang Tôn: Nói việc Nguyễn Kim phò Lê Trang Tông.
(4). Các
bản phiên là hiệu chi.
(5). Chữ nôm là trung. Phải chăng là tung huê?
Nguồn
pdf vietnamvanhien.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét