XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

Nhà Lê Trung hưng không dùng Thành nhà Hồ là nơi đóng đô hay đóng quân đồn trú

Sa thương trực lộ

Cuối nước đầu non


TẠI SAO NAM TRIỀU NGUYỄN KIM – TRỊNH KIỂM LẬP HÀNH CUNG CHỐNG NHÀ MẠC Ở LÀO 13 NĂM Ở THANH HOÁ 47 NĂM NHƯNG KHÔNG CHỌN ĐÓNG ĐÔ Ở THÀNH NHÀ HỒ MÀ LẠI ĐÓNG ĐÔ Ở SÁCH VẠN LẠI THỌ XUÂN – PHẢI CHĂNG LÀ DO PHONG THUỶ:

Nhà Lê Sau khi bị nhà Mạc cướp ngôi có Nguyễn Kim. Viên cựu thần triều Lê quê ở trang Gia Miêu ngoại, huyện Tống Sơn (Thanh Hoá). Năm 1530 Ông đã chọn vùng Sầm Châu (Ai Lao) làm căn cứ để tập hợp và gây dựng lực lượng, tôn phò Lê Duy Ninh lên ngôi ở Ai Lao vào năm 1533. Từ năm 1533 – 1545 Nhà Lê Nam Triều đóng đô ở Lào; Năm 1546 dời đô về Sách Vạn Lại – Thọ Xuân – Thanh Hoá, đến năm 1592 đánh đổ Nhà Nạc chiếm Lại Thăng Long; Trong suốt 60 năm chiến tranh với Nhà Mạc nhà Lê Trung Hưng đóng đô ở Thanh Hoá 47 nhưng tuyệt nhiên không đóng đô ở Thành Nhà Hồ có lẽ vì lý do phong thuỷ được người đời trước và sau triều Hồ Nhìn nhận:

+ Địa giới: Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến (Trước đây là đất của Động An Tôn) huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ. Xung quanh tòa thành này có một giai thoại phong thủy được dân gian lưu truyền bấy lâu nay.

Theo sách "Thành nhà Hồ và những câu chuyện xây thành đắp lũy", khi chọn đất đóng đô, Hồ Quý Ly đã cho các thầy phong thủy tìm long mạch rất cẩn thận. Xem khắp các vùng trong nước, sau cùng ông lựa chọn động An Tôn làm nơi xây đô thành cho triều đại của mình.

Theo tính toán của Hồ Quý Ly, đất này là một vùng đất tốt có hình như quả ấn của trời, lại có long mạch dài hàng ngàn cây số là con sông Mã. Xung quanh lại có nhiều “tiểu long”chầu vào long mạch chủ.

Thực vậy, từ trên thành nhà Hồ mà ngắm nhìn phong cảnh xung quanh cũng dễ dàng nhận ra cảnh quan hùng vĩ, địa thế hiểm trở của vùng này. Bên ngoài có nhiều dãy núi vòng cung bao bọc vây kín bốn phương tám hướng.

Vòng trong có sông Mã, sông Bưởi lượn tròn như những chiến hào tự nhiên vây quanh. Ở trong cùng, một khu đất nổi lên như cái ấn của Trời đặt ở đó. Bên trên là vòm trời xanh được ví như chiếc lọng che cho cái ấn thật huyền

Sông Mã được xem như long mạch của thế đất này bắt nguồn từ vùng biên giới Việt - Lào. Uốn lượn như rồng, dòng sông này chảy qua địa phận tỉnh Sơn La rồi chảy sang nước bạn Lào và trở lại đất Việt ở Thanh Hóa.

Con sông này lại có nhiều chi giang đổ vào như sông Luồng, sông Lò, sông Âm, sông Chu, sông Bưởi… Mỗi chi giang này được xem như một chi long mạch hợp vào long tổ.

Hồ Quý Ly khi cho xây thành ở đất này đã rất tâm đắc, ông nói với các con mình rằng: "Đất này là đất Thạch bàn long xà lục thập niên ký". Nghĩa là “thế đất rồng chầu, rắn cuốn vững như bàn thạch có thể trụ được 60 năm”.

Tuy nhiên, con trai thứ của Hồ Quý Ly là Hồ Hán Thương lại có ý kiến khác. Tương truyền, lúc đó Hán Thương tuy còn trẻ tuổi nhưng đã khá am tường môn phong thủy, khi xem thế đất chọn xây thành đã nhận ra điều không ổn.

Hồ Hán Thương đã tâu với vua cha rằng: Quỹ đất này đúng là đất rồng chầu, rắn cuốn nhưng đất còn non nên chỉ gọi là “Long, xà ẩm thủy - Lục niên ký chủ”, nghĩa là “Nơi rồng rắn hút nước, ở được trên dưới 6 năm”.

Có lời kể rằng Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết cũng dâng thư can vua: “An Tôn là vùng đất hẻo lánh, cuối nước đầu non chỉ hợp với loạn mà không hợp với trị”. (Đầu Non là Tượng Sơn (Núi Voi ở phía Bắc Thành); Cuối nước là nơi hợp lưu sông Bưởi và sông Mã tại địa phận làng Hồ Nam xã Vĩnh Khang)

+ Về Sơn: Hồ Quý Ly đã phớt lờ tất cả những lời can gián. Cuối cùng, sự tồn tại ngắn ngủi của vương triều Hồ từ năm 1400–1407 đã ứng với lời “tiên tri” của Hồ Hán Thương và Nguyễn Nhữ Thuyết...

Khi chọn vị trí xây thành, Hồ Quý Ly đã chọn núi Đốn Sơn làm án (địa phương gọi là núi Đún). Núi Đún sơn nằm chính diện cửa Ngọ Môn, cách khoàng 2,5km. Hồ Quý Ly đã cho đắp 1 con đường chạy thẳng từ chính diện cửa Ngọ Môn lên Đốn Sơn, và trên núi đặt đàn tế Nam Giao. Tuy nhiên, núi Đốn sơn thế vốn nằm dọc, như một mũi tên nhọn chiếu thằng vào cửa Ngọ Môn. Trong địa lý, kỵ nhất là “thương sa, trực lộ”, tức là sa sơn như mũi thương đâm thẳng vào, đường đi xuyên thẳng vào trung tâm. Cả 2 điều đó Hồ Quý Ly đều vấp phải. Điều này tạo nên một thế xung sát rất mạnh, nguyên nhân của đại họa diệt vong sau này.

+ Về thủy, đây là chỗ hợp lưu của 2 con sông : Sông Mã và Sông Bưởi. Sông Mã bắt nguồn từ hệ thống chi lưu ở khu vực Vân Nam, hợp nhau tại bên Lào rồi đổ vào đất Việt từ địa phận tỉnh Sơn La. Sông Bưởi bắt nguồn từ khu vực Cao Phong Hòa Bình, hai dòng sông hộ tống thủy này khí thế đều mạnh mẽ, sông Mã nổi tiếng với khí thế hung hãn, nhiều vực sâu thác lớn. Khi về đến khu vực thành thì uốn lượn, bồi đắp nên một vùng đồng bằng trù phú.

Hồ Quý Ly cho rằng như thế mới có khí thế hùng mạnh. Nhưng trong địa lý, thì Thủy quý ở chỗ thanh kỳ khuất khúc mà hiền hòa chậm rãi, còn nếu quá cương mãnh thì mang hung khí đến, không phải cát địa. Và căn cứ vào vị trí hợp lưu của sông Mã và Sông Bưởi, Hồ Quý Ly cho rằng đó là nơi hợp thủy, khí mạch ắt sẽ tụ lại, và chọn đất ấy đặt thành là hợp cách.

Tuy nhiên, trên địa hình thực tế, dòng sông Mã tại đây 2 lần chuyển mình, lần thứ nhất tại khúc sông phía trên thành, chỗ đầu núi Voi. Sau khi chuyển mình, do khí thế còn quá sung mãn, nên tiếp tục lao xuống và chuyển mình uốn khúc lần thứ hai tại khu vực thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay, đó là phía dưới chỗ đặt thành, và thành nằm giữa hai đoạn uốn khúc này. Như vậy, xét về mặt địa lý, thì vị trí đặt thành chưa phải là nơi đắc địa. Bởi lẽ, chỗ đặt thành hiện tại, khí mạch vẫn chưa dừng, chưa đáp ứng được yêu cầu “long đình, khí chỉ”, tức là thành vẫn nằm trên “hành long”. Nếu vậy, vị trí mà Hồ Quý Ly chọn thuộc thế Kỵ Long, là đất không thể định đô, vì thế Kỵ Long vốn là kỳ địa, rất hiếm khi ổn định, chỉ thích hợp với việc xây đền miếu, mà không thích hợp cho việc làm đô thị dương cơ.

+ Về sa, thì sa sơn ở đây tản mát, long hổ không chầu, không bao bọc được cho trung tâm. Quan sơn (trước huyệt trường) thì thấp nhỏ, mà Quỷ sơn (sau huyệt trường) thì lại cao lớn và quá nhiều sát khí.

Một vị trí mà thế mạch vốn dĩ đã khẩn yếu, lại thuộc thế Kỵ Long, sa sơn đã tản mát mà lại hung hãn lao vào chính huyệt, án sơn là núi Đốn cũng thấp nhỏ, hình thế như mũi thương lao thẳng vào Đoan môn. Cho nên, có thể kết luận một điều rằng, đất này không thể là cát địa, lại càng không thể là nơi đế đô muôn đời được. Lịch sử đã chứng minh, triều Hồ diệt vong chỉ trong vòng 7 năm sau khi lên ngôi và thiên đô vào đất này.

Một nhầm lẫn lớn trong cách nhìn nhận của Hồ Quý Ly về thế đất nơi đây. Đó là ông cho rằng vị trí hợp lưu của 2 con sông sẽ là nơi khí mạch tụ lại, bất chấp lời can gián của các học giả, thậm chí bỏ ngoài tai cả lời nhận xét của con trai mình. Thực tế thì cho thấy, khí mạch của nơi đây vốn phát tích từ Vân Nam, nếu cho rằng dòng sông Mã dẫn khí mạch xa ngàn dặm về, đóng vai trò hộ tống thủy thì đúng. Nhưng còn dòng sông Bưởi, là dòng sông nhỏ, chạy bên đất Hòa Bình đổ xuống, bản thân nó chỉ là một chi lưu cuối nguồn của sông Mã, mà nhất định không phải là hộ tống thủy. Bởi vậy, Nguyễn Nhữ Thuyết, Hồ Hán Thương đều là những người am tường địa lý mới nhận xét rằng đó chỉ là nơi “đầu non cuối nước”, không phải nơi thịnh vượng.

Sưu Tầm từ nhiều nguồn sử liệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét