XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

2023 MÈO HAY THỎ



Năm Quý Mão 2023 - Đặc điểm của mèo và thỏ, cùng một năm nhưng lại có 2 con giáp. Tại sao người Việt lại chọn con mèo (Mão) không chọn con thở như các nước xung quanh. Phải chăng tính cách Việt gần giống tính cách của Mèo;

         Thời điểm năm mới đã đến! năm 2023 là năm Quý Mão, có rất nhiều người thắc mắc và đặc biệt là các du học sinh tại Việt Nam rằng: tuy ở cùng một năm nhưng lại có sự khác biệt về quan niệm ở mỗi nước về năm Quý Mão. Tại Việt Nam coi đây là năm con mèo trong khi đó ở Trung Quốc, Nhật Bản , Triều Tiên và Singapore coi đây là năm con thỏ.

         Tại bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cả 2 nhân vật và nguồn gốc của sự khác biệt này nhé, nhưng dù là mèo hay thỏ thì đây cũng là một con giáp đẹp, chúng đều là những con vật xinh xắn, dễ thương được nhiều gia đình nuôi như thú cảnh, trong quan niệm của người phương Đông thì con giáp này là biểu tượng của sự cát tường và thịnh vượng.

1/ Lý giải sự khác biệt này

Theo văn hóa của người Trung Quốc âm lịch ngày, tháng, năm được tính bằng Thập Nhị Chi, con thỏ là chi thứ tư. Con mèo không nằm trong Thập Nhị Chi nhưng phiên âm chữ Hán giống với con thỏ (“máo” theo âm Hán- Việt là “miêu”). Cả hai từ này khác nhau về dấu song về âm thì thỏ (măo) và mèo là (máo) đều là mao, mặc khác ở trong Việt Nam tự điển thì chữ Mão - nghĩa là thỏ

Văn hóa Việt - Trung Theo PTS Sim Sang - Joon (Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn) thì sự khác biệt này là do Việt Nam đã tiếp thu chọn lọc trong quá trình giao lưu về văn hóa. Có thể hiểu rằng điều kiện môi trường và thời tiết ở Việt Nam không phù hợp để loài thỏ phát triển và sinh sôi mạnh vì ở nước là văn hóa thảo mộc không phải là thảo nguyên, trong khi đó mèo lại là một loài vật thân thiết với văn hóa thảo mộc với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, các thảm thực vật đan xen nhau

Theo cách lý giải này là vẹn cả đôi đường về sự tiếp thu Thập Nhị Chi (12 con giáp) trong khi Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

2/ Một số sự khác biệt thú vị giữa MÈO VÀ THỎ

Đều là các “bạn nhỏ lắm lông” và nhận sự yêu thích của nhiều người nhất là giới trẻ hiện tại, vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm của cả 2 “bạn nhỏ” này nhé, biết đâu sau khi hiểu về 2 loài này các bạn sẽ yêu thích và muốn rước ngay chúng về nuôi!

3/ Một số thông tin về mèo và thỏ

Một số thông tin thú vị trên đã cho chúng ta hiểu biết thêm về 2 loài vật này, như chúng ta thấy thì thỏ có vẻ vượt trội hơn hẳn mèo về mặt “ mắn đẻ”, trên thực tế do điều kiện khí hậu và phòng tục tập quán thì hiện tại nước láng giềng Trung Quốc có mật độ nuôi thỏ lớn hơn chúng ta rất nhiều. Nhưng ngược lại mèo lại có tuổi thọ cao hơn và thời gian gắn bó với con người lâu hơn so với thỏ

4/ Một số sự thật thú vị về mèo

Xu thế nuôi chó, mèo hiện nay đang ngày càng cao, đặc biệt là loài mèo. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, việc có cho mình một “người bạn lắm lông” không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Các nghiên cứu đã cho thấy việc nuôi mèo có thể giúp chúng ta giảm stress, giảm bớt các căn bệnh tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu đang ngày một tăng lên trong xã hội hiện đại. Đôi khi, mèo lại là một “ liều thuốc tâm lý” giúp chúng ta được chữa lành sau những khi căng thẳng và mệt mỏi.

5/ Mèo rơi từ 6m có khả năng chấn thương cao hơn khi rơi từ độ cao 90m

Nghe thật điên rồ đúng không, nhưng bạn không nghe nhầm đâu. Điều này có thể lý giải là do mèo cần thời gian để điều chỉnh cân bằng và xác định vị trí tiếp đất chính xác, cấu tạo đặc biệt của cơ thể mèo từ chân và các khớp ngón chân đã giúp chúng làm được điều đặc biệt này

6/ Mèo có khả năng nhảy cao và giữ thăng bằng vượt trội

Mèo nổi tiếng là một chuyên gia giữ thăng bằng và cực kỳ khéo léo: do trung khu ở tiểu não của mèo rất phát triển đã giúp chúng có thể giữ được thăng bằng ngay cả khi đi trên dây leo trèo

7/ Kẻ mang chủ nghĩa cơ hội

Thật vậy, trong tự nhiên mèo là loài sống độc lập, nếu bạn đặt 2 chú mèo xa lạ lại với nhau, khả năng cao là bạn sẽ thấy cùng khè nhau hơn là tìm cách để thân thiết. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể chịu cảnh sống chung với nhau chỉ khi bạn không cho chúng sự lựa chọn nào khác hoặc việc tụ tập thành bầy sẽ đem lại lượi ít về thức ăn cho chúng. Đặc biệt là mèo đực, chúng không thích nhau cho lắm.

Chúng mang trong mình suy nghĩ rằng: “được, tôi sẽ làm cùng bạn nếu nó đem lại lợi ích cho tôi, nhưng trước hết tôi sẽ sống cho bản thân mình”

8/ Mèo chỉ kêu meo meo khi là mèo con và để gọi mẹ của chúng

Chúng ta thường có xu hướng nói với tông giọng cao hơn khi nói chuyện với mèo

Ôiii, connn gáiii cưng của mẹ! đó thường là cách mà ta nói chuyện với mèo, nghe có vẻ rất quen thuộc đúng không. Vì thực chất chúng ta có xu hướng coi mèo giống như em bé khi tiếp xúc với chúng, cách chúng kêu meo meo cũng gần giống với tiếng của em bé, cũng như là kích thước và cơ thể mềm mại của chúng vậy. Thật thú vị! cũng chính vì đặc điểm này mà những chú mèo thân thiệt với chúng ta thường kêu meo. Nhưng meo meo, không phải là cách chúng giao tiếp với nhau chúng rất ít khi kêu với đồng loại như vậy, mà lại thường gầm gừ với nhau hơn

Mèo chỉ kêu meo meo khi là mèo con và để gọi mẹ của chúng. Chính vì vậy, khi mèo thân thiết với chúng ta chúng sẽ kêo meo meo như gọi mẹ của chúng vậy “tiếng gọi yêu thương” này rất ấm áp đúng không, nhưng điều này hầu như chỉ xảy ra khi chúng đòi ăn

Tông giọng của con người thường thay đổi khi nói chuyện với mèo

9/ Người vân tay, mèo có vân mũi

Thật vậy, điều này xảy ra với cả chó vào mèo. Con người chúng ta có thể xác định danh tính khác nhau qua vân tay thì mèo có vân mũi, vậy nên việc lấy vân mũi ở mèo cũng là một điều vô cùng thú vị nhỉ

Vân mũi là một đặc điểm nhận dạng của mèo

10/ Mèo kém dung nạp sữa khi trưởng thành

Giống như người, khi lớn lên tôi sẽ không hấp thu sữa nữa. Thật vậy, như chúng ta đã biết: Sữa bò chỉ dành cho bê con mà thôi!

Người và mèo cũng vậy, khi lớn lên lượng enzyme để tiêu hóa sữa sẽ ít dần đi và chỉ còn lại một ít để hấp thu. Mặt khác một số mèo cũng sẽ mắc hội chúng không dung nạp lactose giống người. Ngoài ra việc cho mèo uống sữa của người rất dễ khiến chúng bị tiêu chảy. Vì vậy, hãy chỉ cho mèo con uống các sản phẩm sữa dành cho mèo thôi nhé!

11/ Thận của Mèo có thể lọc được cả nước biển

Thật đáng kinh ngạc đúng không? Thận của mèo có thể đạt hiệu quả tới mức chúng có thể lọc được nước biển trong trường hợp chúng không có nguồn nước ngọt.

Nhưng việc uống nước mặn hay nước biển trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thận và các chức năng trong cơ thể. Vậy nên hãy hạn chế cho mèo ăn mặn nhé!

Chức năng thận của mèo rất mạnh có thể lọc được cả nước biển khi cần thiết

12/ Mèo là một loài động vật sạch sẽ?

Trong thế giới động vật, mèo nổi tiếng là một kẻ sạch sẽ khi liên tục liếm lông, đi vệ sinh ở chỗ kín,…

Nhưng có thật sự bởi vì chúng sợ bẩn hay không? Không đâu, chỉ bởi vì trong tự nhiên, chúng cần phải che dấu bản thân mình và việc có mùi sẽ ảnh hưởng tới sinh mạng của chúng. Nhất là thời điểm đi vệ sinh là thời điểm chúng dễ bị tổn thương nhất! vì vậy, mèo đi vệ sinh thường rất kín đáo và thường sạch sẽ!

13/ Mèo là một thực khách khó tính

Kĩ lưỡng trong việc lựa chọn thức ăn

Bởi lẽ, trong tự nhiên việc ăn tạp một thứ gì đó sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Nên có thể coi mèo là một loài rất cẩn thận trong phương diện này, ngoài ra mèo còn có cách ăn rất thông thả, bởi chúng sống độc lập không giống như kiểu sống bầy đàn, chúng không cần lo lắng rằng kẻ cùng đàn sẽ cướp miếng ăn của mình.

14/ “Cha mẹ sinh con, mèo sinh tính”

Nếu câu thành ngữ này để nói về tính cách không ai giống ai của con người thì mèo cũng vậy. Trong một bầy, mèo con cũng sẽ có tính cách khác nhau

Ngoài ra theo nghiên cứu cho thấy màu lông cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của mèo, trái ngược với tiếng xấu của mèo đen, những con mèo có bộ lông màu đen thường thân thiết với đồng loại và con người hơn, những con mèo lông màu hung lại thường cáu gắt với những con mèo có màu lông khác

Tính cách của mèo cũng ảnh hưởng bởi những gì chúng trải qua khi còn bé. Chúng có thể trở nên sợ sệt, ngại ngùng khi bị bạo hành lúc còn bé. Nhưng đáng mừng là giống như con người, mèo cũng có thể thay đổi tính cách khi chúng ta yêu thương chúng hơn. Đặng Tiểu Bình Trung Quốc nói “Mèo trắng hay đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” điều đó có nghĩa là mèo cũng có thể giáo dục được.

15/ Hồi kết: Nhìn chung, mèo là một loài vật bí ẩn và thú vị hơn bạn nghĩ. Đôi lúc chúng tỏ ra lạnh lùng, đôi khi lại quấn quýt, ngọt ngào làm chúng ta rất tò mò về chúng. Dù ở nước ta có quan niệm không tốt về mèo nhưng sự thật là mèo lại là một biểu tượng của sự tốt đẹp, may mắn đặc biệt là ở trong kinh doanh trong văn hóa của nhiều nước; Mèo được người Việt dùng thay con thỏ trong 12 con vật hàng Chi có lẽ vì một số điểm, một số lý do liên quan sau:

          a- Thích sống độc lập; Là vật nuôi được con người thuần hóa nhưng không từ bỏ được tính hoang dã vốn có, ít ăn cơm nhà, thường tự kiếm ăn (săn mồi ban đêm) là chính;  Đặc biệt giống là Không quan hệ với con thứ hai để chống lại con thứ ba, độc lập kiểu mồ côi; Không thích tranh ăn phải đổ máu bên ngoài thà chọn ăn vụng trong nhà an toàn hơn (vì ít khi bị đánh chết) kiểu gà cồ ăn quẩn cối xay; Sẵn tính hoang đàng nên nhiều khi đang là mèo nhà lại trở thành mèo hoang giống như trẻ hư bỏ nhà đi bụi vậy;

         b- Dân Việt xuất phát điểm là săn bắn hái lượm và mẫu hệ không hưởng nền văn minh lúa nước sơm như Hoa Hạ Trung Hoa, tập tính săn bắn đi tắt, đón đầu, rình rập con mồi giống hệt giống mèo, ngoài ra còn có tính khôn vặt bắt được chuột không ăn ngay mà tha về để trước mặt chủ để báo công rồi mới tha đi ăn, Tôn trọng và phấn đấu cho sự khôn ngoan hơn là đầu tư cho tài giỏi giống y như người, ăn sổi ở thì,..bắt chuột chưa thông đã tinh ỉa bếp; 

          c- Mèo còn có tính rất thích ăn vụng, hay dấu diếm. Đi nhẹ, nói (kêu) khẽ, nhai (ăn) không phát ra tiếng động (kiểu ăn vụng) gặp việc gì cũng dấu diếm đúng là dấu như mèo dấu cứt. Bệnh tham nhũng có lẽ cũng từ giống mèo mà ra.

        d- Mèo có tính thích làm biếng. Thích thì đi săn mồi không thích thì năm ngủ ù lỳ làm biếng chờ chủ cho ăn…có câu mèo lười, lười như mèo, không muốn làm mà chỉ muốn ăn;

         e- Mèo cũng rất khó dạy, rất khó đồng hóa theo cuộc sống con người hay cuộc sống trong nhà có nhiều vật nuôi; Dạy mèo khó hơn dạy chó. Rất giống người Việt rất khó bị đồng hóa, bị Trung quốc đô hộ từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN thậm chí trải qua 4 lần bắc thuộc nhưng vẫn không đồng hóa được tộc Việt; Thực dân Pháp đô hộ từ năm 1858 đến năm 1954 gần 100 năm cũng không thể đồng hóa, mặc dù giáo dục Pháp nổi tiếng thế giới, tính học mót, bắt chước làm hàng giả chẳng bao giờ tập trung sản xuất hàng thật, hàng có gí trị;

          g- Mèo nhỏ con, đẹp đẽ nhìn qua gương thấy mình to hơn cả Hổ nên rất Tự cao, Tự đại, Tự Hào; Sức yếu nhưng hung hăng hay ta đây vỗ ngực không sợ và thấy mình còn oai trên cả Hổ. Rất giống người Việt nghèo nhưng cho là mình giàu thích ra oai làm bánh trưng to hàng tấn không ai dám ăn, sản xuất cái gì cũng to nhất, cao nhất, dài nhất, sâu nhất, nặng nhất nhưng không dám nói và làm sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất, nhỏ nhất chất lượng nhất;

          h- Mèo còn có tính vô ơn, phản chủ, ăn cháo, đá bá. Khi đói dạy bảo gọi nghe theo người, khi no đủ gọi không thư khộng động đậy thậm chí còn bỏ đi, có con bỏ đi luôn không bao giừ quay lại làm luôn mèo hoang; Những con đó lại mò đến nhà người khác khi đói ăn nhưng người ta không nuôi, vì dân gian đã có câu “mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì may”;

        i/ Mèo cũng không thích làm con đầu đàn như Sói, chúa sơn lâm như Hổ, như sư tử, nhưng thích sống thầm lặng, khôn vặt, săn mồi độc lập, giỏi đi đêm, đi cửa sau (thức đêm ngủ ngày); Sống dựa dẫm kiểu cây tre “gió chiều nào che chiều đó”

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét