Ông đã
từng đến với golf và không trở thành một golf thủ, vì định mệnh đã trói buộc
ông với khoa học. Ông từ chối tất cả, kể cả ngôi vị Tổng thống, để đeo đuổi các
phương trình. Theo ông, chính trị là cho hiện tại,còn phương trình là cho vĩnh
viễn. Ông chính là Albert Einstein – người đàn ông của thế kỷ, nhà bác học vĩ
đại nhất trong 100 năm gần đây.
Albert
Einstein đã đến với golf trong một thời gian ngắn,tuy không trở thành một golf
thủ, nhưng ông đã để lại bài học quý giá cho những ai đam mê golf và nhất là
những người dạy golf.
Mỗi lần chỉ một thứ
Năm 1932
Albert Einstein được mời đến làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp thuộc Đại học
Princeton Hoa Kỳ. Đây là nơi quy tụ những nhà khoa học xuất sắc hàng đầu thế
giới để nghiên cứu các lý thuyết mới và phát minh ra những sáng chế mang tính
bước ngoặt của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đại học Princeton là Đại học số một
của Hoa kỳ về khoa học tự nhiên, sánh vai cùng Đại học Havard lừng danh về đào
tạo khoa học xã hội. Được mời làm việc tại Princeton là niềm vinh hạnh lớn lao
cho bất cứ nhà khoa học nào.
Tiến sỹ
Abraham Flexner, người sáng lập Viện nghiên cứu cao cấp đã giới thiệu với
Einstein về môn thể thao golf mà Flexner rất đam mê. Bị khuất phục bới lời chào
hấp dẫn của một nhân cách uy tín, tuy không có nguyện vọng, nhưng Einstein đã
quyết định thử làm quen với golf.
Ông đến
học golf tại câu lạc bộ golf Springdale gần Princeton. Thầy hướng đẫn golf cho
Einstein là Gigi Carneval - một trợ lý chuyên nghiệp trẻ đầy nhiệt huyết. Rất hãnh
diện được dạy cho một thiên tài của nhân loại, Gigi hăm hở mang hết những gì mà
mình có để truyền đạt cho Einstein. Anh thao thao chỉ dẫn hết kỹ thuật này sang
kỹ thuật khác, còn Einstein thì lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Rồi đột
nhiên Einstein bỏ gậy golf sang một bên, và nhờ Gigi trao cho ông mấy quả bóng.
Gigi nhìn Einstein một cách dò xét, không hiểu lý do, nhưng cũng miễn cưỡng
trao cho ông bốn quả bóng golf. Einstein nói to: “ Hãy bắt lấy”, rồi ông tung
nhanh cùng lúc cả bốn quả bóng cho Gigi. Anh giáo viên trẻ huơ tay đón bóng
nhưng không bắt được quả bóng nào. “ Anh thấy không, khi tôi ném cho anh mỗi
lần một quả bóng thì anh bắt được. Còn khi tôi ném cho anh cùng lúc bốn quả thì
anh không bắt được quả nào. Vì vậy, khi anh dạy, mỗi lần chỉ một thứ”. Gigi
tròn xoe mắt ngạc nhiên vì người học trò của anh đã cả gan hướng dẫn lại cho
thầy. Nhưng thực sự đó là những nhận xét rất tinh tế của một thiên tài khoa học
và sư phạm.
Nếu bộ
óc của Einstein không có khả năng thu nhận nhiều thứ cùng một lúc thì những
người bình thường có cơ hội được bao nhiêu. Phương pháp của Einstein cho thấy,
những điều phức tạp nhất có thể học được rất nhanh nếu từ từ học dần từng điều
một. Đó cũng là cách mà cha ông chúng ta truyền dạy: “Muốn đi nhanh thì phải đi
chậm”. Điều tưởng chừng như phi lý nhưng lại rất biện chứng. Còn ứng dụng sang
nghề nghiệp thì câu tục ngữ tương đồng có thể là: “Một nghề không kín, chín
nghề không xong”. Quả là những bài học quý giá.
Tưởng tượng là tất cả
Einstein
để lại nhiều nhận xét triết lý, trong số đó có những điều có thể là bổ ích cho
những ai yêu golf. Ông viết: “ Tưởng tượng là tất cả.Tưởng tượng là cách nhìn
trước cuộc sống. Tưởng tượng quan trọng hơn tri thức.”
Thông
thường, trước khi chuẩn bị cho một cú put,các golf thủ thường quan sát cả từ
bốn phía để đọc green, xác định quỹ đạo của quả bóng.Tuy nhiên khi bước vào thế
và bắt đầu cú put thì golf thủ tập trung và lãng quên mất sự hình dung về đường
đi của quả bóng sắp xẩy ra. Và đó là điều mấu chốt cần phải thay đổi.Sự tưởng
tượng hay sự hình dung ra toàn bộ sự kiện sắp xẩy ra rất quan trọng. Ở một
chừng mực nhất định nó có tác động đến kết quả của hành động sắp thực hiện.
Không chỉ ở những cú put, mà ở bất cứ cú đánh nào, trước khi thực hiện, nếu
biết tưởng tượng ra diễn biến của tương lai thì hiệu quả có thể có cơ gia tăng
đáng kể.
Bài học
về tưởng tượng của Einstein có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Vì thực chất, tưởng
tượng hay ý thức là sự chuyển động của vật chất và đương nhiên sẽ có hiệu ứng
tương tác lên thế giới liên quan, không khái giản và mông lung như cách hiêủ về
thần giao cách cảm. (ST)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét