XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP AYUN HẠ 2014-1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT

            Công trình hồ chứa nước Ayun Hạ nằm ở phía Đông Nam thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai, chạy dọc theo tỉnh lộ 7B và hai bên thềm sông Ayun. Khu tưới gồm 6 xã thuộc huyện Ayun Pa, hồ chứa thuộc xã Hờ Bông – huyện Chư Sê.
Hình 1.1. Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Ayun Hạ
            Tuyến đập hồ Ayun Hạ có toạ độ địa lý:
                        Vĩ độ Bắc: 13034’44”
                        Kinh độ Đông: 108015’04”
            Tọa độ địa lý khu tưới:
                        Vĩ độ Bắc: 13023’30” đến 13034’30”
                        Kinh độ Đông: 108015’08” đến 108025’10”
Công trình thủy lợi Ayun Hạ được Chính phủ phê duyệt thiết kế vào ngày 11/12/1986, khởi công xây dựng vào ngày 17/03/1991, đến tháng 01/1995 đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 1999. Công ty Điện Gia Lai đã xây dựng nhà máy thủy điện và đưa vào vận hành từ tháng 04/2001.
Cụm công trình đầu mối của hồ chứa Ayun Hạ nằm trên sông Ayun, cách thành phố Pleiku 60km, thuộc xã Chư A Thái, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Khu tưới gồm 6 xã thuộc huyện Ayun Pa dọc theo tỉnh lộ 7B và 2 thềm sông Ayun, diện tích tự nhiên là 18.900 ha, diện tích đất nông nghiệp là 12.700 ha.

1.1. Mở đầu

1.1.1. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Địa chỉ: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0593.821.816                                            Fax: 0593.824.227

1.1.2. Đơn vị tư vấn

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TƯ VẤN & CGCN TRƯỜNG ĐH THỦY LỢI - CNMN
Địa chỉ: 191 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 38642541      Fax: 08. 38632505
Email: ctc_sb@wru.edu.vn
            Các nhân sự chính tham gia thực hiện gói thầu
ThS. Phạm Cao Tuyến:                          Chủ nhiệm kiểm định
ThS. Phạm Cao Huyên                      :   Chủ trì kiểm định.
ThS. Vương Trung Nghĩa:                     Chủ trì chuyên đề thủy công.
KS. Vũ Đình Tình:                                   Chủ nhiệm địa hình.
ThS. Võ Ngọc Hải:                                 Chủ nhiệm địa chất.
KS. Phạm Thị Tố Trinh:                          Chủ trì chuyên đề thủy văn, thủy lực.
KS. Trương Đức Hạnh:                          Chủ trì cơ điện.
KS. Lê Bá Triều:                                     Quản lý chất lượng.

1.1.3. Tên gói thầu, địa điểm:

- Gói thầu: Kiểm định an toàn đập hồ chứa nước Ayun Hạ.
- Vị trí công trình: Xã Chư A Thái, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

1.1.4. Thời gian lập đánh giá, kiểm định

             Bắt đầu: 26/06/2014
             Kết thúc: 26/08/2014

1.2. Những căn cứ để lập kiểm định an toàn đập hồ Ayun Hạ

1.2.1. Những căn cứ pháp lý

a. Các văn bản luật
- Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 qui định về quản lý và sử dụng đất đai;
b. Các nghị định, thông tư, chính sách
- Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an tòan đập.
- Thông tư 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều nghị định số 72/2007/NĐ-CP
- Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương (Viết tắt: BCT) ban hành Quy định về Quản lý an toàn đập của công trình thủy điện
-  Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10-2-2009 của Chính Phủ “Về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình”;
- Nghị định số: 112/2009/NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí  đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 48/2010//NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
c. Các căn cứ khác
- Căn cứ hợp đồng số 11/2014/HĐTV ngày 26/06/2014  giữa Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai và Chi nhánh miền Nam - Công ty TV&CGCN Đại học Thủy Lợi về việc Kiểm định an toàn đập hồ Ayun Hạ”.
- Hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình do công ty TV&CGCN trường Đại học Thủy lợi thực hiện tháng 06-2014.
- Báo cáo thủy văn, thủy lực, kiểm định bê tông, thủy công do công ty TV&CGCN trường Đại học Thủy lợi thực hiện tháng 06-2014.
- Hồ sơ thiết kế công trình hồ Ayun Hạ phê duyệt năm 1986.

1.2.2. Các danh mục tiêu chuẩn, phần mềm sử dụng

a. Tiêu chuẩn, quy chuẩn khảo sát địa hình
[2]. TCVN 4419-1987: Khảo sát cho xây dựng, nguyên tắc cơ bản;
[3]. TCVN 8224:2009: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình;
[4]. TCVN 8225:2009: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình;
[5]. TCVN 8226:2009: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ 1/200 đến 1/5.000
[6]. TCVN 8478:2010: Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.
[7]. Quy phạm kí hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 của Tổng cục địa chính ban hành năm 1995.
[8]. QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao (Thay thế quy phạm xây dựng lưới độ cao nhà nước hạng 1, 2, 3, 4 năm 1989).
[9]. QCVN 04:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ (Thay thế quy phạm tam giác nhà nước hạng I, II, III, IV của Cục đo đạc bản đồ nhà nước ban hành năm 1976);
[10]. Các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan khác.
b. Tiêu chuẩn, quy chuẩn khảo sát địa chất.
STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
1 Tiêu chuẩn Quốc gia: Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế TCVN 8477:2010
2 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259:2000
3 Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất TCVN9155:2012
4 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định độ thấm nước của đất bằng phương pháp đổ nước thí nghiệm trong hố đào và trong hố khoan 14TCN 153 – 2006
5 Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu TCVN 2683:2012
6 Đất xây dựng - Phân loại TCVN 5747:1993
7 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm TCVN 4202:2012
8 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong thí nghiệm TCVN 4201:2012
9 Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm TCVN 4200:2012
10 Đất xây dựng - Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng TCVN 4199:2012
11 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm TCVN 4198:1995
12 Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm TCVN 4197:2012
13 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm TCVN 4196:2012
14 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm TCVN 4195:2012
15 Phương pháp xác định hệ số thấm của đất trong phòng thí nghiệm TCVN 8723:2012
16 Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất TCVN 9148:2012
17 Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình TCXDVN239-2006
18 Bê tông nặng – Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nảy để xác định cường độ nén TCXD171-1989
19 Bê tông nặng – Chỉ dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm để đánh giá chất lượng bê tông TCXD225-1998
20 Các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan khác.
c. Tiêu chuẩn, qui chuẩn thiết kế được áp dụng:
STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
1
Công trình thuỷ lợi, các qui định chủ yếu về thiết kế
QCVN 04-05:2012
2 Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253 – 2012
3
Công trình thủy lợi - Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu
TCVN 8421:2010
4 Tiêu chuẩn tính toán lực gió tác dụng lên công trình TCVN 2737-1995
5 Kết cấu bê tông và BTCT thủy công TCVN 4116-1985
6 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi TCVN 8304 : 2009
7 Thiết kế tầng lọc ngược TCVN 8304 : 2009
8 Thép cốt bê tông TCVN 1651: 2008
9 Thiết kế đập đất đầm nén TCVN 8216:2009
10 Quy trình tính toán thủy lực đập tràn. TCVN 9147:2012:
11 Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu. TCVN 9151:2012
12 Tính toán các đặc trưng của dòng chảy lũ TCVN9845-2013
Các tiêu chuẩn quy định, quy phạm hiện hành khác.
d. Danh mục phần mềm sử dụng:
 [1]. Phần mềm địa kỹ thuật của công ty quốc tế GEO – SLOPE – CANADA
 [2]. Một số phần mềm thông dụng khác.

1.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ kiểm định an toàn đập hồ Ayun Hạ

1.2.3.1. Mục tiêu:
 Đánh giá tổng hợp về mức độ an toàn công trình hồ chứa và kiến nghị biện pháp đảm bảo an toàn cho hồ chứa.
1.2.3.2. Nhiệm vụ:
a. Thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu: bản đồ, địa mạo…,điều tra lưu vực;
b. Khảo sát hiện trạng, kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép:
 Khảo sát hiện trạng đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước;
 Kiểm định bê tông cốt thép thân cống lấy nước bằng súng bật nẩy kết hợp siêu âm;
 c. Khảo sát địa hình:
 Đo đạc địa hình, địa vật tại khu vực xây dựng công trình;
d. Khảo sát địa chất:
 Khoan khảo sát để kiểm tra chất lượng thân đập, các lớp nền và vai đập;
 Lấy mẫu đất đá để xác định tính chất cơ lý của đất đá;
e. Tính toán lũ, khả năng xả lũ theo tài liệu thủy văn cập nhật:
   Thu thập bổ sung số liệu khí tượng, thủy văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo, độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực hồ chứa kể từ giai đoạn thiết kế hoặc kể từ lần kiểm định gần nhất đến thời điểm lập báo cáo kiểm định an toàn đập;
Tính toán kiểm tra lại dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra (gồm mô hình lũ, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ) với việc cập nhật các số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn trong giai đoạn vận hành;
Tính toán kiểm tra khả năng xả lũ của đập tràn với dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra đã được kiểm định.
f. Tính toán kiểm tra an toàn đập đất:
Kiểm tra cao trình đỉnh đập theo tiêu chuẩn thiết kế hiện hành và điều kiện khí tượng thủy văn cập nhật;
Tính toán thấm và đánh giá tình trạng chống thấm của đập, khả năng làm việc của bộ phận tiêu thoát nước;
Tính toán ổn định mái đập trong các điều kiện thấm ổn định, mực nước hồ rút nhanh;
g. Kiểm tra, đánh giá tình trạng bồi lắng của hồ chứa:
Phân tích, đánh giá về tình trạng bồi lắng của hồ chứa trên cơ sở các số liệu quan trắc, đo đạc trong quá khứ; phân bố bồi lắng theo các mặt cắt quan trắc bồi lắng trên hồ, dự báo bồi lắng và tuổi thọ hồ chứa;
Phân tích, đánh giá về các nguyên nhân gây sự gia tăng hoặc giảm thiểu lượng phù sa bồi lắng về hồ chứa;
Đề xuất chu kỳ đo đạc, quan trắc bồi lắng lòng hồ: Số lượng và vị trí các tuyến đo đạc, quan trắc bồi lắng.
h. Đánh giá công tác quản lý vận hành:
Đánh giá công tác quản lý vận hành đập và thực hiện công tác phòng chống lụt bão công trình;
Lập báo cáo đánh giá công tác quản lý an toàn đập.
i. Đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão tại công trình
Đánh giá công tác kiểm tra định kỳ trước và sau mùa lũ; công tác phòng chống lụt bão tại công trình.

1.2.4. Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn:

a. Cấp công trình và tần suất thiết kế
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 -05/2012 BNNPTNT:
- Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 38m, trên nền đất loại B (nền đất), công trình thiết kế cấp I.
- Theo điều kiện tưới lớn nhất 13.500ha: công trình cấp II
- Theo điều kiện dung tích hồ: Ứng với MNDBT V = 253x106m³: công trình cấp I
Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán kiểm định là công trình cấp I
b. Các chỉ tiêu thiết kế và các hệ số lệch tải:
b.1. Các chỉ tiêu thiết kế:
   - Mức đảm bảo phục vụ tưới: 75%
   - Tần suất lũ thiết kế: 0,5%; Tần suất lũ kiểm tra: 0,1%
   - Hệ số ổn định mái dốc cơ bản: K = 1,5; đặc biệt: K = 1,2.
   - Thời gian cho phép bồi lắng lòng hồ: 100 năm
- Hệ số đầm chặt của đập >= 0,97
   b.2. Hệ số lệch tải:
- Trọng lượng bản thân công trình:                 n = 1,05 (0,95)
- Áp lực đất thẳng đứng:                                              n = 1,10 (0,90)
- Áp lực ngang của đất:                                                n = 1,20 (0,80)
- Áp lực nước:                                                  n=1,00
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ AYUN HẠ

2.1. Điều kiện địa hình, địa mạo

Quá trình đo đạc cho từng nội dung công việc như đo đường chuyền Hạng IV tuyến đường chuyền cấp II, thuỷ chuẩn hạng IV, thuỷ chuẩn kỹ thuật, bình đồ 1/500, bình đồ 1/5000, cắt ngang các tuyến được tiến hành khảo sát kết hợp với nhau. Các loại số liệu đo ghi trực tiếp trên máy toàn đạc và máy đo sâu hồi âm dạng mã hóa khác nhau tương thích cho từng loại máy và phần mềm xử lý của các hãng sản xuất thiết bị.
Các tài liệu bản vẽ đã thành lập như bình đồ tỷ lệ 1/500, 1/5000, cắt ngang đã mô tả chi tiết địa hình, địa vật trong khu vực công trình, sử dụng tốt cho công tác đánh giá sự an toàn của đập và bồi lắng lòng hồ.
Đập hồ chứa nước Ayun Hạ có cao trình đỉnh đập thực tế từ 211,30 ÷ 211,70m, cao trình tường chắn sóng từ 212,10 ÷ 212,40 m.

2.2. Điều kiện địa chất

2.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và khối lượng công tác khảo sát địa chất

Công tác khảo sát địa kỹ thuật ở đây nhằm những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định được các đơn nguyên địa chất trong nền khu vực xây dựng công trình và trong thân đập.
- Xác định cao độ đường bão hòa tại những vị trí khảo sát.
- Dựa vào kết quả khảo sát hiện trường và thí nghiệm trong phòng đánh giá điều kiện địa chất công trình tại vị trí xây dựng và chất lượng thân đập.
- Cung cấp các chỉ tiêu tính toán của các đơn nguyên địa chất nhằm phục vụ cho công tác kiểm định nền móng công trình, đề xuất các biện pháp xử lý nền móng. Đánh giá chính xác địa tầng và tính chất cơ lý các lớp đất khu vực xây dựng công trình nhằm cung cấp số liệu để phục vụ công tác tính toán thiết kế.
- Khối lượng thực hiện
Bảng 2.1. Khối lượng khảo sát địa chất
TT Hạng mục công việc Đơn vị tính Cấp
khảo sát
Khối lượng

Khảo sát địa chất


1 Khoan xoay bơm rửa tại tuyến đập: 1 hố đỉnh đập sâu 35m  m I-III 35
2 Khoan xoay bơm rửa tại tuyến đập: 1 hố trên cơ đập sâu 15m  m I-III 15
3 Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan (5m/1 lần) lần
6
4 Thí nghiệm mẫu nguyên dạng 17 chỉ tiêu mẫu
13
2.2.2. Điều kiện địa chất công trình
a.         Điều kiện địa chất đập đất
Lớp 1:   Nhựa đường và đá nền đường.
Lớp 2: Cát trung đến thô lẫn bột sét, sạn sỏi màu xám vàng, xám xanh, kết cấu kém chặt. Nguồn gốc là đất đắp gia tải. (Lớp 6a hồ sơ thiết kế)
Lớp 3: Đá tảng granit. Nguồn gốc là vật thoát nước hạ lưu đập đất.
Lớp 4: Sét màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Nguồn gốc đất đắp thân đập. (lớp đất đắp 3a hồ sơ thiết kế)
Lớp 5: Sét màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng. Nguồn gốc đất đắp thân đập. (lớp đất đắp 3c hồ sơ thiết kế)
 b.   Chỉ tiêu cơ lý
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chỉ tiêu tiêu chuẩn kiến nghị
Lớp đất                                                 Chỉ tiêu  Đơn vị 2 4 5
Hạt sỏi % 27.3 2.0 1.0
Hạt cát % 72.7 42.8 23.9
Hạt bụi % - 16.9 30.3
Hạt sét % - 38.3 44.8
Giới hạn chảy Wch % - 46.3 50.4
Giới hạn dẻo Wp % - 28.0 29.8
Chỉ số dẻo Id % - 18.3 20.6
Độ sệt B
- 0.165 <0 span="">
Độ ẩm W % 17.8 27.8 29.6
KL thể tích tự nhiên gw g/cm3 - 1.915 1.924
KL thể tích khô gk g/cm3 - 1.468 1.484
KL thể tích đẩy nổi gđn g/cm3 - 0.924 0.934
KL thể tích bão hòa gbh g/cm3 - 1.924 1.934
Tỷ trọng Ñ
2.66 2.69 2.70
Độ rỗng n % - 45.7 45.0
Hệ số rỗng e0
- 0.844 0.820
Độ bão hòa G % - 97.8 97.4
Góc ma sát trong j0 - 10039’ 13029’
Lực dính tự nhiên C kG/cm2 - 0.386 0.487
Mô đun biến dạng E1-2 kG/cm2 - 23.7 25.1
Hệ số thấm K cm/s 6.8x10-4 6.5x10-6 1.9x10-6



Kết quả thí nghiệm các lớp đất sau khi loại trừ sai số.lượng mẫu không đủ để thực hiện thống kê (N< 6), Tư vấn khảo sát đề nghị dùng chỉ tiêu trị tiêu chuẩn kiến nghị để tính toán cho công trình. Lớp 1 và lớp 3 là các lớp đất hạt lớn nên không thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm..

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả thí nghiệm thấm hiện trường
STT Tên hố khoan Độ sâu thí nghiệm Hệ số thấm K Lớp đất số
(m) (cm/s)
1 HK1 3.0-10.0 7.88E-06 4
2 HK1 10.0-17.5 5.05E-06 4
3 HK1 17.5-23.0 2.22E-06 5
4 HK1 23.0-26.0 1.66E-06 5
5 HK2 1.0-6.2 5.84E-04 2
6 HK2 6.4-11.0 7.68E-04 2
Nhận xét:
Trong phạm vi khảo sát, địa tầng đất đắp thân đập gồm 5 lớp như trên.
Các lớp đất chống thấm có hệ số thấm bé, chỉ số cơ học cao.
Lớp gia tải hạ lưu có hệ số thấm lớn.
Các lớp xuất hiện giống hồ sơ thiết kế. Cao trình xuất hiện và kết thúc lớp giữa khảo sát thực tế và hồ sơ thiết kế có sai khác. Tuy nhiên, sự sai khác này không ảnh hưởng đến tính ổn định của công trình.
Hệ số thấm giữa kết quả thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng sai khác nhau trong cùng một lớp đất. Kết quả thí nghiệm thấm hiện trường cho kết quả trên một đoạn thí nghiệm (đoạn lớn thường trên 3.0m) và là thấm ngang. Thí nghiệm thấm trong phòng chỉ thực hiện trên một mẫu nhỏ và là thấm đứng. Thí nghiệm hiện trường thể hiện đúng với thực tế thấm của công trình. Chỉ số đưa trong báo cáo là kết quả thí nghiệm thấm hiện trường.

2.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn

2.3.1. Các đặc trưng khí tượng

Huyện Chư Sê, Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, lượng mưa lớn, không có sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây thích hợp cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
a, Nhiệt độ không khí
v       Nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối ổn định, giao động trong khoảng từ 25.2-26.9°C
v       Nhiệt độ trung bình hàng tháng chênh lệch không lớn, giao động từ 21-29°C
v       Các tháng có nhiệt độ thấp thường là tháng XII, tháng I, các tháng còn lại nhiệt độ tương đối mát mẻ
Bảng 2.4. Bảng thể hiện nhiệt độ bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
°C TB 22.3 24.0 26.5 28.3 28.3 27.5 27.0 26.7 26.2 25.3 23.9 22.4
Min 20.7 22.5 24.6 27 27.1 26.4 26.2 25.7 25.5 24.3 22.8 21.3
Max 24.4 26 27.9 29.8 29.3 29.6 28.4 27.4 27 26.3 25.1 23.5
b, Độ ẩm không khí
Sự thay đổi độ ẩm không khí trong khu vực theo các tháng mùa khô và mùa mưa là tương đối lớn, trung bình dao động trong khoảng 70% - 90%. Đặc biệt có những năm có tháng độ ẩm thấp xuống còn 62%.
Bảng 2.5. Bảng thể hiện độ ẩm bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
Tháng  I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Độ ẩm (%)  TB 78.6 75.0 71.0 71.4 76.7 79.6 80.3 82.5 85.0 87.2 84.7 81.5
Min 67 62 63 71 71 69 78 67 83 77 75 0
Max 82 79 80 80 84 85 86 87 89 91 90 85
c, Mưa
Nằm trong vùng nhiệt đới, lưu vực chịu ảnh hưởng chính của hai cơ chế gió mùa: Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông, nên mưa được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hạ (Tây Nam) từ tháng IV đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng III năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80-95% tổng lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1372mm
Bảng 2.6. Bảng thể hiện lượng mưa bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
 Lượng mưa (mm) 1.2 3.6 15.0 62.3 170.1 156.2 131.8 149.1 224.9 256.8 151.7 30.3
d, Nắng
Thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, khí hậu mát mẻ, tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khoảng 2493 giờ. Nắng nhiều vào các tháng từ tháng I đến tháng VIII
Bảng 2.7. Bảng thể hiện lượng mưa bình quân theo tháng trạm Ayun Pa
 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Số giờ nắng 199 231 268 264 252 214 215 196 175 167 157 155

2.3.2. Các đặc trưng thủy văn

 Khu vực công trình nằm ở phía Đông Trường Sơn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của bão từ biển Đông và Thái Bình Dương. Diện tích lưu vực khoảng 1670 km², chiều dài lưu vục 66.8km, chiều dài sông chính Ls=135 km, độ dốc lòng sông 4.4 %o.

2.4. Hiện trạng hồ chứa nước Ayun Hạ

2.4.1. Các thông số kỹ thuật hồ chứa Ayun Hạ

              - Hồ chứa
TT Chỉ tiêu thiết kế Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Diện tích lưu vực FLV Km² 1670
2 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 204
3 Mực nước lũ thiết kế MNLTK m 209,92
4 Mục nước chết MNC m 195
5 Dung tích toàn bộ
106 253
6 Dung tích hữu ích Whi 106 201
7 Dung tích chết WC 106 52
8 Hệ số sử dụng dòng chảy

0,53

-       Cụm công trình đầu mối
TT Hạng mục – Thông số Đơn vị Giá trị
I Đập đất

1 Hình thức kết cấu đập m Đồng chất, chống thấm nền bằng chân khay giữa
2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng - 212
3 Cao trình đỉnh đập - 211
4 Chiều cao đập Hmax - 37
5 Chiều dài đỉnh đập - 366
6 Chiều rộng đỉnh đập - 6
7 Cấp công trình Cấp II (Theo QCVN 04-05:2012 công trình cấp I)
II Tràn xả lũ

1 Hình thức tràn
Tràn có cửa
2 Cao trình ngưỡng tràn m 199
3 Khẩu diện tràn m 3(6x5)
4 Cột nước tràn Ht (T/ Kế) m 10,92
5 Lưu lượng xả qua tràn (Q1%) m³/s 1237
6 Chiều dài dốc nước m 80
7 Độ dốc dốc nước % 2,50
8 Nối tiếp và tiêu năng hạ lưu
Tiêu năng mặt, mũi phun + kênh xả hạ lưu
9 Thiết bị đóng mở cửa van
Xi lanh thủy lực
III Cống lấy nước

1 Chế độ chảy qua cống m Có áp
2 Khẩu diện  cống (D) - 3x3,5
3 Cao trình ngưỡng cống - 190,50
4 Chiều dài cống - 113
IV Hệ thống kênh

4.1 Kênh chính

1 Tổng chiều dài kênh Km 48
2 Kết cấu mặt cắt kênh
Kênh hở, hình thang
4.2 Kênh cấp I+II


Tổng chiều dài kênh Km 233

2.4.2. Đánh giá hiện trạng đập chính hồ chứa nước Ayun Hạ

        Đập hồ chứa nước Ayun Hạ có tổng chiều dài 366 m, cao trình đỉnh đập thực tế từ 611,30 ÷ 611,70m, cao trình tường chắn sóng từ 612,10 ÷ 612,40 m. Đập làm bằng đất nhiều khối, chiều rộng đỉnh đập 6m. Mặt đập được kết hợp làm tuyến đường giao thông nội bộ trong khu vực bề mặt phủ nhựa đường. Mái đập phía thượng lưu được lát đá khan, mái hạ lưu trồng cỏ.
 

Hình 2.1. Mặt đập hồ Ayun Hạ (nhánh trái)
 
Hình 2.2. Mặt đập hồ Ayun Hạ (nhánh phải)
Mặt đập được phủ nhựa đường, cao độ tương đối đều tuy nhiên có nhiều vị trí bong tróc đã được trám lại bằng bê tông.

 
Hình 2.3. Mái đập phía thượng lưu
            Mái thượng lưu làm bằng đá lát khan, phần mái đập phía giáp tràn và phía cống được gia cố tấm đan. Hiện trạng mái ổn định và còn rất tốt, chưa có hiện tượng bong tróc, lún sụt chứng tỏ đập đất rất ổn định.

Hình 2.4. Mái đập phía thượng lưu tại vị trí gần tràn xả lũ

Hình 2.5. Mái đập phía thượng lưu tại vị trí gần cống lấy nước

Mái hạ lưu đập rất ổn định, cỏ mọc dày đặc, rãnh thoát nước hạ lưu không có nước, chưa phát hiện hiện thượng thấm tập trung ở mái đập hạ lưu. Có it nước xuất hiện ở chân đập hạ lưu ở khu vực đống đá tiêu nước, tuy nhiên không phát hiện dòng thấm nào trên mái đập chứng tỏ khả năng chống thấm của đập và nền đập là rất tốt và vật thoát nước hạ lưu còn hoạt động tốt. Các rãnh thoát, bậc thang lên xuống phía mái hạ lưu còn tốt tuy nhiên cỏ mọc phủ kín cần phát quang vệ sinh sạch đảm bảo an toàn, tiêu thoát nước về mùa mưa.

Hình 2.6. Mái đập phía hạ lưu cỏ mọc dày đặc

Hình 2.7. Rãnh thoát nước mái đập phía hạ lưu cỏ mọc phủ kín 

 
Hình 2.8. Bậc thang lên xuống phía hạ lưu cỏ mọc phủ kín
 
Hình 2.9. Lăng trụ tiêu nước hạ lưu
Hệ thống mốc quan trắc đập bao gồm: 03 mốc bản, 2 mốc phụ, mốc mặt đập chính 23 mốc, mốc mặt gắn mặt bê tông 65 mốc, 18 mốc quan trắc thấm (3 mốc mới xây dựng năm 2013). Qua kiểm tra khảo sát thực tế nhận thấy: có 17 mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường, 01 mốc quan trắc thấm bị hư không thể quan trắc được là A9.

Hình 2.10. Hiện trạng mốc quan trắc thấm A1

Hình 2.11. Hiện trạng mốc quan trắc thấm A9



Hình 2.12. Hiện trạng mốc quan trắc thấm A18


Hình 2.13. Hiện trạng mốc quan trắc thấm mới bổ sung phía thượng lưu Abs1

Hình 2.14. Hiện trạng mốc quan trắc thấm  mới bổ sung phía hạ lưu Abs2



Hình 2.15. Hiện trạng mốc quan trắc thấm mới bổ sung phía hạ lưu Abs3



Hình 2.16. Mốc cơ sở đo lún CB3

Hình 2.17. Mốc cơ sở đo chuyển dịch CD3



Hình 2.18. Mốc mặt đo lún gắn mặt bê tông M42

2.4.3. Đánh giá hiện trạng tràn xả lũ

 Thân tràn xả lũ công trình hồ chứa nước Ayun Hạ có chiều rộng khoảng 18m gồm 3 khoang mỗi khoang rộng 6m, điều tiết bằng cửa van cung. Đóng mở cửa van tràn có 2 hệ thống: Đóng mở bằng tời theo thiết kế ban đầu và được nâng cấp đóng mở bằng xilanh thủy lực, với 2 tường bên và 2 trụ pin giữa.

Hình 2.19. Hạ lưu tràn xả lũ



Hình 2.20. Rò rỉ nước ở chân tường tràn khoang thứ 1 

Hình 2.21. Khoang giữa tại vị trí chân trụ pin bị bong tróc

Hình 2.22. Thấm qua khe lún tường hạ lưu tràn

                       Nhìn chung thân tràn còn đang rất tốt, tại vị trí chân tường trụ pin xuất hiện 01 vị bong tróc, hai bên tường bên xuất hiện vài vị trí thấm. Cửa van tràn còn tốt, lớp sơn bảo vệ còn mới, chưa thấy gỉ sắt, có hiện tượng rò rỉ nước ở chân các khoang tràn chứng tỏ bộ phận joint kín nước bị hư hỏng.      


        

Hình 2.23. Dốc nước sau tràn



Hình 2.24. Tiêu năng cuối dốc nước
Nhà vận hành đóng mở van bị thấm nhiều vị trí làm cho lớp mặt ngoài bị bong tróc, nấm mốc, mái ngói bị vỡ một vài chỗ.

Hình 2.25. Trần tháp vận hành van bị thấm



Hình 2.26. Lan can nhà vận hành tràn bị hỏng gãy 

Hình 2.27. Kính nhà vận hành van bị vỡ
             Kết luận: tràn xả lũ còn tốt, bê tông chưa có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, phần quét vôi mặt ngoài của nhà vận hành đã cũ, rêu mốc, trần nhà vận hành bị thấm, lan can bị gãy, mái ngói, vách kính bị vỡ cần xử lý. Cửa van tràn còn tốt, lớp sơn bảo vệ còn mới, chưa thấy gỉ sắt, có hiện tượng rò rỉ nước ở chân tràn chứng tỏ bộ phận joint kín nước bị hỏng.

2.4.4. Đánh giá hiện trạng cống lấy nước

                                  - Cống lấy nước chảy có áp kích thước bằng BTCT, khẩu diện cống 3x3.5m, chiều dài cống 133m, cao trình ngưỡng cống 190.5 m, bố trí van côn điều tiết.
           - Tại vị trí thân cống giữa đốt 2 và đốt 3 (số thứ tự đốt cống được tính từ thượng lưu về hạ lưu) có hiện tượng nước từ thân đập chảy vào cống trên nóc và vách. Trên vách đốt 3 cách khớp nối với đốt 2 (20cm) và cách nóc (1.6m) xuất hiện hiện tượng nước phun thành dòng, nước trong. Tường cánh phía hạ lưu có 01 vị trí bong tróc. Các thiết bị cửa van vận hành cống lấy nước vẫn đang còn sử dụng tốt.
          -Nhà cống là công trình kiên cố còn tốt, phía bên ngoài quét vôi lâu ngày bị bong tróc, rêu mốc, mái ngói bị vỡ, trần nhà bị thấm.

Hình 2.28. Tháp vận hành cống nhìn từ phía đập đất 

Hình 2.29. Phía trong thân cống bị rò nước

Hình 2.30. Tường cánh cống lấy nước phía hạ lưu bị bong tróc, xâm thực
             Kết luận: Cống lấy nước có dấu hiệu xuống cấp, bên trong thân cống có lổ thủng gây thấm nước trần cống cần phải có biện pháp xử lý để đảm bảo an tòan cho cống và đập. Nhà vận hành cống phía thượng lưu còn tốt tuy nhiên cần sữa chữa mái nhà, chống thấm và quét vôi lại.
2.4.5. Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí 
2.4.5.1. Cửa van tràn
Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt.
Bề mặt tole bưng cửa còn tốt.
Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ.
Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định.
Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van.

Hình 2.31. Cửa van cung tràn nhìn hạ lưu
2.4.5.2. Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn
Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực rò rỉ gây hoen gỉ.

Hình 2.32. Xilanh thủy lực
Hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt.

Hình 2.33. Hệ thống điều khiển của van tràn



Hình 2.34. Hệ thống tời kéo phai sự cố
2.4.5.3. Cống lấy nước
   Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường.

Hình 2.35. Thiết bị vận hành cửa cống

2.4.6. Kết luận hiện trạng công trình

            Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Ayun Hạ có những kết luận sau:
- Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 366 m là đập đất đồng chất, chống thấm bằng chân khay ở giữa, hiện vẫn sử dụng tốt, hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, vật thoát nước còn hoạt động tốt. Đá lát khan phía thượng lưu cũng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu có cỏ dại mọc dày đặc phủ kín bậc thang lên xuống và hệ thống rãnh thoát nước phía hạ lưu. Do đó cần phải có lịch định kỳ cắt cỏ và thu gom để đảm bảo hệ thống thoát nước mái hoạt động tốt về mùa mưa. Hệ thống mốc quan trắc thấm bị hư 01 mốc A9 nên cần sửa chữa.
- Tràn xả lũ còn tốt, phát hiện 01 vị trí bong tróc bê tông cần gia cố lại. Trần nhà vận hành van bị thấm cần sửa chữa chống thấm, mái ngói và kính bị vỡ cần thay thế. Ở chân tường tràn bị rò rỉ nước cần xem xét sửa chữa joint đáy. Mặt ngoài nhà tháp vận hành van phần quét vôi đã cũ, rêu mốc cần được quét mới để thẩm mỹ hơn.
+ Thiết bị cơ khí cửa van và thiết bị đóng mở cửa đều còn tốt chưa cần sửa chữa hay thay thế. Bộ phận joint đáy của cửa van không kín nước cần thay thế.
- Cống lấy nước: Mái ngói nhà tháp vận hành bị vỡ rất nhiều cần lợp lại để chống thấm cho mái và tạo thẩm mỹ cho nhà tháp, thân cống bị rò rỉ nước cần gia cố để đảm bảo an toàn vận hành cống và an tòan cho đập. Tường hạ lưu cống có 1 vị trí bong tróc bê tông cần gia cố lại.
+ Các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa hay thay thế
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẬP
Đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa Ayun Hạ từ năm 1999.
Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có nghành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3.1. Công tác xây dựng đập

                        - Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng.
                        - Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng cần thiết.
                        - Có bố trí thiết bị quan trắc lún, chuyển vị và thấm để kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn, ổn định của công trình đầu mối. Tuy nhiên, các mốc quan trắc chuyển vị đập đất hiện đã bị hư hỏng không tìm thấy.
                       - Có quy trình vận hành điều tiết hồ chứa
                       - Có quy trình vận hành, bảo trì công trình và thiết bị lắp đặt tại công trình.
                       - Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản, công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định.
                       - Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận.

3.2. Công tác quản lý đập

Công ty đã thực hiện đúng các quy định của pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi số 32/PL-UBTVQH10, ngày 4/4/2001, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cùng với các quy định khác có liên quan.
Việc quản lý công trình, Công ty bố trí đầy đủ cán bộ kỹ thuật, công nhân và các trang thiết bị cần thiết cho việc khai thác và bảo vệ công trình. Kiểm tra tu sửa thường xuyên, hồ được vận hành và khai thác theo đúng quy trình vận hành đã được Bộ Nông Nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 64/2004/QĐ-BNN ngày 11/11/2004. Ngoài ra còn có quy trình đóng mở tràn xả lũ, qui trình đóng mở cống lấy nước.
Việc kiểm tra đập cũng được thực hiện thường xuyên thông qua phân tích đánh giá bằng trực quan tại hiện trường. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm.
Vận hành cửa van tràn xả lũ tích nước và xả lũ ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình. Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước. Thiết bị đóng mở cửa van tràn xả lũ đã được nâng cấp bằng hệ thống xi lanh thủy lực, tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên sử dụng vận hành thử tời đóng mở cửa van để đề phòng xi lanh thủy lực xảy ra sự cố còn có thiết bị dự phòng vận hành cửa, đồng thời tời còn phục vụ cho việc thả phai.
Báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập. Chưa có tài liệu quan trắc lún và chuyển vị ngang của công trình, do các mốc đo lún và chuyển vị của đập hiện không tìm thấy (có thể bị che khuất trong quá trình sửa chữa nâng cấp).
Hiện nay, tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo qui định và do lưu vực của hồ rất lớn 1.670km² nên để có cơ sở dự báo chính xác điều kiện thời tiết trên lưu vực để phục vụ công tác quản lý vận hành hồ chứa, đặc biệt là dự báo chính xác tình hình mưa lũ để làm cơ sở tính tóan quyết định các phương án vận hành xả lũ là rất cần thiết. Vì vậy, cần phải xây dựng các trạm đo đạc khí tượng thủy văn trên lưu vực để liên kết với các trạm khí tượng thủy văn trên khu vực  nhằm làm tốt hơn công tác dự báo.
Công ty cũng thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng đập: thường xuyên duy tu, bảo dưỡng từng bộ phận công trình và các thiết bị, kịp thời sửa chữa những hư hỏng để đảm bảo công trình vận hành an toàn. Hiện có 1 lổ thủng ở trần cống lấy nước là chưa được xử lý triệt để dù đã nhiều lần sửa chữa.
Công tác kiểm tra đập cũng được thực hiện thường xuyên và định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm theo quy định.
Sửa chữa nâng cấp đập: đã nâng đỉnh đập và làm đường mặt đập, mới xây dựng thêm 3 mốc quan trắc thấm. Hiện nay, hệ thống mốc quan trắc chuyển vị của đập không còn nên cần thiết bổ sung hệ thống mốc quan trắc chuyển vị để có cơ sở theo dõi và đánh giá mực độ ổn định của đập.
Hằng năm Công ty đều có báo cáo hiện trạng an toàn đập gửi về Sở NN & PTNT theo đúng qui định.
Kiểm định an toàn đập: Từ khi đưa công trình vào vận hành khai thác đến nay đã được 19 năm nhưng chưa làm kiểm định an toàn đập lần nào. Đây là lần kiểm định an tòan đập đầu tiên.

3.3. Công tác thực hiện phòng chống lụt bão tại công trình

Vận hành điều tiết hồ chứa theo đúng quy trình, thường xuyên kiểm tra hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa lũ, điều hành xả lũ đảm bảo an toàn ở hạ du. Thường xuyên kiểm tra rà soát nhân lực và vật tư thiết bị, chủ động phòng ngừa sự cố khi vào mùa mưa lũ.
Công tác phòng chống lụt bão: Cần có cơ chế phối hợp với địa phương vàng hạ du công trình, lập phương án phòng chống lũ (Công ty chủ động lập, lấy ý kiến địa phương và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du).
Xây dựng phương án bảo vệ và phương án phòng chống lũ cho công trình.
Đối với công trình hồ chứa Ayun Hạ là công trình cấp I, hồ chứa có dung tích trữ 253 triệu m3 nước. Như vậy việc đảm bảo an tòan trong công tác phòng chống lũ hạ du là một nội dung rất quan trọng. Để đáp ứng vấn đề này, cần thiết phải xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du với các kịch bản như: Xả lũ vượt tần suất thiết kế (lũ cực hạn). Trường hợp vỡ đập. Trên cơ sở bản đồ ngập lụt đã có, xây dựng hệ thống mốc cảnh báo lũ, xây dựng các phương án ứng cứu di dời dân khỏi vùng ngập khi có sự cố để đảm bảo an tòan tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời làm cơ sở trong công tác quản lý vận hành như xây dựng các phương án xả lũ an toàn, ít gây thiệt hại nhất cho vùng hạ du.

3.4. Đánh giá qui trình vận hành hồ chứa

            Qui trình vận hành điều tiết hồ đáp ứng phù hợp với  TCVN 8412-2010 công trình thủy lợi, hướng dẫn lập qui trình vận hành. Tuy nhiên Qui trình vận hành hồ chứa cần điều chỉnh cập nhật lại theo các thông số như cấp công trình, mực nước hồ, dung tích, quá trình xả lũ, quan trắc mực nước trong thân đập.
Hiện nay, hồ chứa Ayun Hạ đã được vận hành theo Qui trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực Sông Ba được ban hành theo quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, Qui trình vận hành điều tiết hồ Ayun Hạ trước dây do Bộ NN & PTNT ban hành năm 2004 cần phải được điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp với Qui trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ.

3.5. Kết luận

Trong quá trình quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Ayun Hạ. Đơn vị quản lý đã thực hiện tốt theo đúng các quy định ban hành của Nhà nước. Công trình được đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đập, cần phải thực hiện một số công việc như sau:
- Xây dựng lại 12 mốc quan trắc lún, chuyển vị ngang của đập đất thường xuyên quan trắc, ghi chép đầy đủ làm cơ sở đánh giá an toàn đập lần tiếp theo.
- Xây dựng lại 01 hố quan trắc mực nước thấm trong thân đập đã bị hư.
- Bảo dưỡng và vận hành thử định kỳ hệ thống tời nhằm dự phòng khi hệ thống xi lanh thủy lực đóng mở cửa van tràn bị sự cố.
- Đối với vị trí thấm trong cống lấy nước cần phải theo dõi quan sát thường xuyên để phát hiện kịp thời khi xuất hiện hiện tượng trôi đất gây mất ổn định công trình trong khi chờ xử lý.
- Xây dựng qui trình vận hành phù hợp với Qui trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ ban hành, đồng thời cập nhật các thông số mới theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
- Xây dựng thêm trạm khí tượng thủy văn trong lưu vực để dự báo thời tiết phục vụ công tác quản lý vận hành.
- Xây dựng phương án phòng chống lũ hạ du công trình.

1 nhận xét: