1.1-Yêu cầu chung
- Điều 17, Nghị định 72/2007/NĐ-CP quy định cụ thể công tác kiểm định đập, trong đó đã xác định rõ:
+ Chủ đập chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm định đập;
+
Việc kiểm định an toàn đập được thực hiện định kỳ không quá 10 năm đối
với hồ chứa có dung tích trữ bằng hoặc lớn hơn 10 triệu m3 nước và không quá 7 năm đối với hồ có dung tích trữ nhỏ hơn 10 triệu m3 nước;
+ Nội dung kiểm định an toàn đập đối với hồ chứa có dung tích từ 10 triệu m3 trở lên được quy định tại khoản 1, Mục 1c Điều 17 Nghị định 72/2007/NĐ-CP;
+ Nội dung kiểm định an toàn đập đối với hồ chứa có dung tích dưới 10 triệu m3 được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 72/2007/NĐ-CP.
-
Điều 8, thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương
về về nội dung kiểm định, bao gồm các công tác chính sau:
+ Đánh giá kết quả công tác quản lý đập
+ Kiểm tra, phân tích tài liệu đo đạc, quan trắc đập
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng về an toàn của đập
+ Kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa
+ Tính toán lũ, khả năng xả lũ hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành
+ Đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình.
Căn
cứ vào các cơ sở pháp lý nói trên, nội dung yêu cầu công tác kiểm định
sẽ được triển khai thực hiện phù hợp quy mô của đập, hồ chứa nghiên cứu.1.2. Cơ sở để kiểm định đập
- Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập;
- Thông tư số 33/2008/TT-BNN về việc hướng dẫn thực hiện NĐ 72/2007/NĐ-CP;
- Quy trình vận hành và bảo trì hiện hành của đập đã được phê duyệt;
- Hồ sơ thiết kế ban đầu, hồ sơ hoàn công;
- Hồ sơ vận hành quản lý vận hành hoặc từ đợt kiểm định lần gần đây nhất;
- Tài liệu khí tượng thủy văn lưu vực hồ chứa, khu vực hạ du và khu vực lân cận;
- Đề cương kiểm định đập được phê duyệt.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG
2.1-Thông tin chung về công trình
- Tên công trình : Hồ chứa nước Hà Ra Nam
- Vị trí xây dựng : Xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
- Đơn vị quản lý :Xí
nghiệp PleiKu-MangYang được Công ty TNHH MTV khai thác công trình
thủy lợi Gia Laigiao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ
chứa nước Hà Ra Nam.
- Nhiệm vụ công trình:
Cấp nước tưới chủ động cho 275 ha đất canh tác (hình thức tự
chảy);Cấp nước sinh hoạt cho 2.000 người; Tạo cơ sở phát triển
kinh tế toàn diện trong vùng dự án; Cải tạo cảnh quan môi
trường vùng dự án, kết hợp nuôi thủy sản trong lòng hồ;
2.2-Thành phần nhân sự tham gia dự án
Tư vấn kiểm định an toàn Công trình đập Hà Ra Nam do Viện Kỹ thuật công trình – Trường Đại học Thủy lợi thực hiện, thành phần nhân sự tham gia dự án như sau:TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Chức danh |
1 | Nguyễn Hữu Huế | PGS.TS chuyên ngành thủy lợi | Chủ nhiệm dự án |
2 | Dương Đức Tiến | Tiến sĩ chuyên ngành thủy lợi | Phó chủ nhiệm dự án |
3 | Nguyễn Quang Cường | PGS.TS chuyên ngành thủy lợi | Chuyên gia |
4 | Mai Lâm Tuấn | Thạc sĩ thủy lợi | Chuyên gia |
5 | Ngô Lê An | Tiến sĩ chuyên ngành thủy văn | Chuyên gia |
6 | Trần Thanh Tùng | PGS.TS chuyên ngành thủy văn | Chuyên gia |
7 | Phạm Văn Tuấn | Thạc sĩ thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
8 | Nguyễn Văn Sơn | Thạc sĩ thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
9 | Nguyễn Viết Thắng | Thạc sĩ thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
10 | Lê Thị Minh Hà | Thạc sĩ thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
11 | Kiều Văn Nguyên | Thạc sĩ thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
12 | Nguyễn Khắc Hùng | Kỹ sư thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
13 | Nguyễn Hữu Hoàn | Kỹ sư thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
14 | Hoàng Văn Thái | Kỹ sư thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
15 | Nguyễn Văn Giang | Kỹ sư thủy lợi | Cán bộ kỹ thuật |
2.3-Các cơ sở pháp lý
- Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
- Căn cứ văn bản số 4874/2014/QĐ-UBND ngày 08/12/2014 của UBND tỉnh Gia
Lai về việc đầu tư bổ sung các hạng mục thuộc công trình hồ chứa nước
Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc, huyện Mang Yang và hồ chứa nước Ia Hrung, huyện Ia
Grai.
- Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-KTTL ngày 18/12/2014 của Giám đốc Công ty
TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Gia Lai về việc phê
duyệt chỉ định thầu gói thầu kiểm định an toàn đập, công trình hồ chứa
nước Hà Ra Nam, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai;
- Hợp đồng số 03/HĐ-HRN ngày 18/12/2014 về việc: Kiểm định an toàn đập
thuộc công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh
Gia Lai.
2.4-Giới thiệu công trình
2.4.1-Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1- Vị trí địa lý
Công trình hồ chứa Hà Ra Namđược xây dựng trên suối He Ra thuộc địa bàn địa bàn xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, có toạ độ vị trí trung tâm dự án:
- 14o 01’40’’ Vĩ độ Bắc;
- 108o23’20’’ Kinh độ Đông.
Vùng
trung tâm nằm trên trục đường quốc lộ 19, cách thị trấn Mang
Yang khoảng 36km, thị xã Pleiku 53km về phía Đông, cách thị trấn
An Khê 38km, cách quốc lộ 1A khoảng 108km về phía Tây.Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai
Ảnh Google Earth (2011)
Hình 2‑1: Khu vực hồ chứa nước Hà Ra Nam
2.4.1.2-Đặc điểm địa hình
Xã Hà Ra nằm trên mái phía Tây của đèo Mang Yang, phân thủy của lưu vực thượng sông Ba và sông Ayun. Cao độ bình quân của xã từ 700-1000m. Vành đai bao quanh phía Bắc, Đông, Nam của xã là vùng núi từ 1100-1500m, địa hình khá dốc. Vùng trung tâm xã địa hình sơn nguyên, cao nguyên xen lẫn đồi bát úp, độ dốc địa hình tương đối thoải.2.4.1.3-Đặc điểm địa chất
a) Lòng hồ
Theo
kết quả khảo sát giai đoạn thiết kê: Toàn bộ lòng hồ chủ yếu
được phủ lớp đất á sét nặng đến sét, phân thủy dày. Theo tài
liệu ép nước vùng tuyến, lượng mất nước đơn vị khá cao nhưng
các lớp sườn tích, tàn tích có tính dễ bị lấp nhét trong
quá trình tích nước sẽ hạn chế tính thấm của đất đá, nên
lòng hồ đảm bảo trữ nước tốt.
b) Vùng tuyến
Vùng tuyến có các loại đất đá sau:
-
Lớp đất ký hiệu 1: á sét nặng, trạng thái dẻo cứng đến nửa
cứng kết cấu chặt vừa. Chiều dày trung bình là 3m. Phân bố
chủ yếu ở thềm sông. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).
- Lớp đất có ký hiệu 1a: cát thạch anh hạt vừa, rời rạc phân bố cục bộ. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).
-
Lớp đất có ký hiệu 1b: á sét nặng, còn tồn tại một số
thấu kính hữu cơ chưa phân giải hết. Đất kém chặt ở trạng
thái dẻo chảy tới chảy. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).
-
Lớp đất có ký hiệu 2: cát thạch anh hạt vừa tới thô, ẩm rời
rạc, lẫn ít vảy mica. Gần cuối tầng còn xen kẹp các lớp sét
mỏng, đáy tầng cát lẫn nhiều cuội sỏi. Hệ số thấm được
đánh giá theo kinh nghiệm là K=5x10-2 cm/s. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).
-
Lớp đất có ký hiệu 3: sét chứa ít sạn sỏi, trạng thái
cứng, kết cấu chặt tới chặt vừa. Nguồn gốc pha tàn tích
(edQ).
-
Lớp đất ký hiệu 4: á sét nặng tới sét lẫn dăm sạn. Trạng
thái cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc pha tàn tích (edQ).
-
Đá gốc: trong khu vực đá gốc gồm 2 loại: đá badan và đá
granit. Các hố khoan tại tuyến hầu hết đều gặp đá gốc là đá
granit, bị ép mạng, đá cứng chắc.
c) Kênh và công trình trên kênh
Xét
toàn bộ bình diện thì điều kiện địa chất chung của cả khu
vực nghiên cứu bao gồm cả kênh chính, kênh tả, kênh hữu và các
công trình trên kênh đều có điều kiện địa chất công trình, địa
chất thủy văn khá tương đồng.Bảng 2‑1: Chỉ tiêu cơ lý, lực học chính của nền đập, kênh
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Vùng tuyến | Kênh | |||
Lớp 1 | Lớp 1b | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp3 | |||
1 | Thành phần hạt - Hạt sét - Hạt bụi - Hạt cát - Hạt sạn sỏi |
% % % % |
32.4 13.6 45.8 8.2 |
34.8 30.2 42.8 2.20 |
40.10 14.60 37.90 7.40 |
2920 15.60 47.10 8.10 |
36.00 12.40 44.80 6.80 |
2 | Độ đặc B | % | -0.10 | 0.75 | -0.56 | -0.39 | -0.63 |
3 | Dung trọng khô (γc) | T/m3 | 1.36 | 1.15 | 1.33 | 1.38 | 1.42 |
4 | Lượng ngậm nước (ωc) | % | 31.1 | 47.8 | 25.56 | 21.24 | 20.17 |
5 | Độ rỗng (n) | % | 49.1 | 55.57 | 50.74 | 48.63 | 47.10 |
6 | Góc ma sát trong (φ) | độ | 10 | 5 | 16 | 13 | 13 |
7 | Lực dính kết (C) | Kg/cm2 | 0.12 | 0.02 | 0.25 | 0.2 | 0.18 |
8 | Hệ số nén lún (a1-2) | cm2/kg | 0.055 | 0.15 | 0.052 | 0.059 | 0.050 |
9 | Hệ số thấm | cm/s | 5x10-5 | 1x10-5 | 5x10-5 | 1x10-5 | 5x10-5 |
2.4.1.4. Đặc điểm khí hậu chung
Vùng dự án thuộc vùng khí hậu trung gian giữa Đông và Tây Trường Sơn.Lượng mưa năm từ 1.600 ÷2.000 mm. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X; chiếm khoảng 75% ÷90% lượng mưa năm Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, thời kỳ này mưa ít, bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp trên nền nhiệt độ cao (lượng mưa mùa khô với mức đảm bảo 75% là 128.1 mm trong khi bốc thoát hơi tiềm năng cùng thời kỳ lên tới 684 mm) dẫn tới tình trạng khô hạn khá gay gắt. Mùa khô trùng với vụ lúa Đông Xuân và thời kỳ khô hạn nhất xảy ra vào thời đoạn gieo cấy (tháng XII đến I) nên vụ này thiếu nước nghiêm trọng và sản xuất hay bị thiệt hại.Về mùa lũ, với địa hình miền núi dốc, các suối nhỏ, ngắn, dốc và cường độ mưa tập trung nên lũ về nhanh, cường suất lớn gây xói mòn đất, sạt lở và phá hủy các công trình thủy lợi, giao thông…
2.4.2. Các tiêu chuẩn thiết kế
Hồ chứa nước Ha Ra Nam được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1998, trong giai đoạn thiết kế sử dụng tiêu chuẩn: TCVN 5060:1990 công trình thuỷ lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, quy mô cho thiết kế công trình là cấp III có tần suất đảm bảo tưới P=75%; tần suất lũ thiết kế P=1%, lũ kiểm tra P=0,5%.Hiện nay theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Hà Ra Nam có chiều cao đập Hmax = 22m là công trình cấp II có các chỉ tiêu thiết kế:
- Lũ thiết kế với P = 1,0%
- Lũ kiểm tra với P = 0,2%
- Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
Công trìnhhồ chứaHà Ra Nam được đưa vào sử dụng năm 2001 và được thi công nâng cấp năm 2013 với các thông số kỹ thuật như sau:Bảng 2‑2: Các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi hồ chứa nước Hà Ra Nam
TT
|
Các thông số chính
|
ĐVT
|
Hà Ra Nam
|
1
|
Thủy văn
|
||
-
|
Diện tích lưu vực
|
km2
|
8,14
|
-
|
Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm
|
m3/s
|
0,143
|
-
|
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 1%
|
m3/s
|
134,8
|
2
|
Hồ chứa
|
||
-
|
Cao trình mực nước dâng bình thường
|
m
|
728,8
|
-
|
Cao trình mực nước chết
|
m
|
719,0
|
-
|
Cao trình mực nước dâng gia cường
|
m
|
731,0
|
-
|
Diện tích mặt hồ ứng với ( MNGBT)
|
ha
|
36,42
|
-
|
Dung tích toàn bộ
|
106 m3
|
2,39
|
-
|
Dung tích hữu ích
|
106 m3
|
2,004
|
-
|
Dung tích chết
|
106 m3
|
0,386
|
3
|
Đập chính
|
||
-
|
Cao trình đỉnh đập
|
m
|
731,7
|
-
|
Chiều dài đập
|
m
|
228,6
|
-
|
Chiều rộng đình đập
|
m
|
5
|
-
|
Chiều cao đập chỗ lớn nhất
|
m
|
22
|
4
|
Cống lấy nước
|
||
-
|
Chiều dài cống
|
m
|
90
|
-
|
Khẩu diện cống ống thép tròn
|
mm
|
D600
|
-
|
Cao trình đáy cửa vào
|
m
|
717,5
|
-
|
Lưu lượng thiết kế
|
m3/s
|
0,358
|
5
|
Tràn xả lũ
|
||
-
|
Cao trình ngưỡng tràn
|
m
|
728,8
|
-
|
Chiều rộng tràn
|
m
|
14
|
-
|
Kích thước cửa
|
m
|
-
|
-
|
Số cửa van
|
cửa
|
-
|
-
|
Hình thức đóng mở
|
Tràn tự do
|
|
-
|
Lưu lượng thiết kế
|
m3/s
|
71,23
|
2.4.2.1. Đập đất:
Đập đất có kết cấu đập đất đồng chất, có tường chắn sóng ; gia cố mái thượng lưu bằng đá lát khan dày 25cm, phía hạ lưu trồng cỏ trên lớp đất màu dày 10cm, thiết bị thoát nước hạ lưu bằng lăng trụ tiêu thoát nước.Bảng 2‑3: Các thông số kỹ thuật đập đất (sau khi nâng cấp 2013)
TT | Thông số kỹ thuật | Đơn vị | Ký hiệu | Trị số | Ghi chú |
1 | Cao trình đỉnh đập | m | ÑĐĐ | 731,7 | |
2 | Cao trình đỉnh tường chắn sóng | m | ÑĐĐ | 732,2 | |
3 | Cao trình cơ hạ lưu | m | Ñch | 722 | |
4 | Cao trình cơ thượng lưu | m | Ñct | 720 | |
5 | Cao trình lăng trụ thoát nước | m | Ñlt | 713 | |
6 | Chiều dài theo đỉnh đập | m | LĐĐ | 228,6 | |
7 | Chiều cao đập lớn nhất | m | HĐmax | 22 | |
8 | Hệ số mái | h/s | mHL | m=3; 3,5 | |
9 | Chiều rộng đỉnh đập | m | Bđ | 5,0 |
2.4..2.2. Tràn xả lũ
Tràn xả lũ có hình thức là tràn tự do được bố trí tại vai trái đập với phần kết cấu bên trong bằng đá xây vữa M100. Cao trình ngưỡng tràn +728,8m với bề rộng 14m. Tràn được thiết kế là hình thức tràn đỉnh rộng, không cửa van. Tiêu năng sau hạ lưu bằng hình thức mũi phun, cao trình mũi phun là 718,3m.Bảng 2‑4: Các thông số kỹ thuật tràn xả lũ
TT | Thông số kỹ thuật | Đ.vị | K.Hiệu | Trị số | Ghi chú |
1 | Loại đập | Tràn tự do | M/c đỉnh rộng | ||
2 | Cao trình ngưỡng tràn | m | Ñtràn | 728,8 | |
3 | Chiều rộng tràn | m | Btràn | 14 | |
4 | Số khoang tràn | khoang | n | 01 | |
5 | Lưu lượng xả thiết kế (P=1,0%) | m3/s | QTK | 71,23 |
2.4..2.3. Cống lấy nước
Cống lấy nước dưới đập bằng bê tông cốt thép được bố trí bên vai phải hồ chứa, kết cấu cửa vào bằng BTCT, thân cống là ống thép đường kính 60cm. Cao trình đáy cống tại cửa vào là +717,5m, cao trình đáy cống tại cửa ra là +717m. Các thông số cụ thể như trong bảng sau :Bảng 2‑5: Các thông số kỹ thuật cống lấy nước
TT | Thông số kỹ thuật | Đ.vị | K.Hiệu | Trị số | Ghi chú |
1 | Kiểu kết cấu cửa lấy nước | Ống thép | |||
2 | Cao trình đáy cửa vào | m | Ñngưỡng | 717,5 | |
3 | Cao trình đáy cửa ra | m | Ñngưỡng | 717,0 | |
4 | Số cửa | cửa | 01 | ||
5 | Kích thước cửa |
m
|
D
|
0,6
|
|
6 | Chiều dài cống | m | L | 90 | |
7 | Lưu lượng thiết kế | m3/s | Q | 0,358 |
2.4.2.4. Kênh dẫn nước sau đập
Hệ thống kênh chính hồ chứa nước Hà Ra Nam có chiều dài 6,85km (kênh chính Hữu 3,9km, kênh chính Tả 2,95km) đảm bảo tải nước với diện tích tưới 275ha. Kênh được xây dựng kiên cố bằng BTCT.2.4.2.5. Nhà quản lý
Nhà quản lý công trình đặt tại khu vực thôn Phú Danh, xã Hà Ra để điều hành chung cho toàn hệ thống, ngoài ra còn có nhà quản lý tại khu vực đầu mối các công trình để trực tiếp bảo vệ và làm chốt tiền tiêu ứng cứu vào mùa mưa bão hàng năm.2.5. Đánh giá hiện trạng công trình
Công trình hồ chứa nước Ha Ra Nam được xây dựng vào năm 1998, hoàn thành vào 2000, được sửa chữa nâng cấp năm 2013.
- Đập đất được thiết kế dạng đập đất đồng chất, cao trình đỉnh đập 731,7 bề rộng đỉnh đập B=5,0m, chiều cao đập lớn nhất Hmax=22,0m.
Mái thượng lưu là đá lát khan, mái hạ lưu trồng cỏ. Năm 2013 đã được sử
lý mối thân đập, mái đập hạ lưu và môi trường xung quanh. Tuy nhiên tại
thời điểm kiểm tra có xuất hiện một số tổ mối ở mái hạ lưu đập cần có
phương án xử lý, khắc phục kịp thời để đảm bảo an toàn đập.
-
Tràn xả lũ được thiết kế tràn tự do, mặt cắt thực dụng, kết cấu bê tông
và đá xây. Năm 2013 phần hố xói đuôi tràn bị hư hỏng đã được sửa chữa,
phần thượng lưu cửa vào đã được gia cố bằng BTCT M200 đảm bảo an toàn.
-
Cống lấy nước: Hiện tại, cống hoạt động bình thường, không có biểu hiện
hư hỏng, xuống cấp, năm 2013 được đầu tư xây dựng mới nhà tháp van bảo
vệ van đĩa đóng mở hạ lưu để đảm bảo thiết bị vận hành, quản lý được
thuận lợi, an toàn.
Hình 2‑3: Dốc nước tràn tháo lũ
Hình 2‑2: Nhà van – phía hạ lưu
2.6. Kết luận hiện trạng công trình
Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam có những kết luận sau:- Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 228,6 m là đập đất đồng chất được sửa chữa nâng cấp năm 2013, hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, thiết bị thoát nước còn hoạt động tốt. Mái thượng lưu đập, tường chắn sóng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu có xuất hiện một vài tổ mối. Do đây là công trình mới đầu tư, nâng cấp và xử lý mối năm 2013, do đó Chủ đập tiếp tục phối hợp với đơn vị thi công mối có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn đập Hệ thống mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường.
- Tràn xả lũ còn tốt mới được đầu tư nâng cấp năm 2013.
- Nhà tháp van cống lấy nước còn tốt mới được đầu tư nâng cấp năm 2013; các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa hay thay thế.
Đơn
vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
được UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa
Hà Ra Nam từ năm 2001.
Công
ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinh
doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có ngành nghề quản lý khai
thác công trình thủy lợi.
3.1. Công tác xây dựng đập
Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng trong giai đọan đầu tư xây dựng.Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng cần thiết.
Có bố trí thiết bị quan trắc lún, thấm để kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn, ổn định của công trình đầu mối.
Có quy trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.
Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản, công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định.
Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận.
3.2 Đánh giá công tác vận hành hồ chứa:
3.2.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành hồ:
Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Ha Ra Nam theo trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2001 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt. Tuy nhiên để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.2.2. Sự phù hợp của quy trình vận hành hàng năm:
Hồ được vận hành và khai thác đúng theo quy trình vận hành hồ đã được duyệt ngoài ra còn có quy trình đóng mở cửa lấy nước.
3.2.3. Sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành hồ chứa:
Trong
quá trình vận hành hồ chứa Chủ đập đã thực hiện báo cáo đầy đủ theo
đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc
mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân
đập, quan trắc lún của đập.
3.2.4. Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung:* Mặt được:
Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2001 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt. .
* Tồn tại:
Tuy nhiên để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.3. Đánh giá công tác vận hành các cửa van công trình:
3.3.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành cửa van cống lấy nước:
Quy trình vận hành cửa van cống lấy nước (van côn hạ lưu) do Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 11/1998 làm căn cứ để đơn vị quản lý vận hành, đảm bảo an toàn; Nội dung đầy đủ tính pháp lý và phù hợp theo yêu cầu.
3.3.2. Đánh giá sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành cửa van:
Quá trình vận hành cửa van cống có lập đầy đủ nhật ký vận hành cống lấy nước ghi chép và lưu trữ các quá trình vận hành này đầy đủ và nghiêm túc.
3.4 Đánh giá công tác quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn:
3.4.1. Đánh giá tính hợp lý của việc bố trí mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn và quan trắc đập:
Chủ đập thường xuyên tổ chức đo đạc, quan trắc các diễn biến về: Thấm, rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai đập, lún đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại chân, nền và phạm vi lân cân công trình.
Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Chưa có tài liệu quan trắc chuyển vị ngang của công trình.
3.4.2. Đánh giá năng lực, chất lượng hiện tại của các thiết bị quan trắc đo đạc và trình độ vận hành quản lý của các cán bộ vận hành hệ thống đo đạc.
Chất lượng các thiết bị quan trắc hiện đang sử dụng được. Tuy nhiên, các thiết bị quan trắc đo đạc còn lạc hậu và phải thực hiện bằng thủ công.
Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Cần xây dựng bổ sung trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo qui định để đáp ứng công tác dự báo tình hình mưa lũ trên lưu vực phục vụ công tác quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo an tòan xả lũ cũng như đảm bảo tích đủ nước đáp ứng nhiệm vụ của công trình.
Lực lượng cán bộ quản lý có đầy đủ số lượng và năng lực theo quy định.
3.4.3. Đánh giá chất lượng đo đạc:
Số liệu đo đạc mưa là liên tục và đầy đủ, phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có.
Chủ đập tuân thủ tốt quy trình đo đạc, số liệu đầy đủ liên tục phù hợp theo yêu cầu quản lý, số liệu có độ chính xác cao đáp ứng tốt theo yêu cầu của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.5 Đánh giá công tác Bảo vệ:
3.5.1. Xem xét đánh giá phương án bảo vệ đập: Quy mô công trình hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 5 triệu mét khối nước, theo thông tư 45/2009//TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT không phải lập phương án bảo vệ theo quy định. Để đảm bảo an toàn trong quản lý vận hành Chủ đập đã lập phương án bảo vệ đập để tổ chức thực hiện, bố trí đầy đủ các phương tiện bảo vệ đập như nội quy, quy định ra vào đập và hệ thống các mốc chỉ giới, hàng rào, biển báo;
3.5.2. Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ đập:
* Bố trí tổ chức, nhân sự:
Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp thủy nông Pleiku – Mang Yang.
+ Trạm thuỷ nông Hà Ra (tổ bảo vệ số 1) gồm có 9 CBCN trong đó tổ bảo vệ có 4 người chuyên trách.
+ Trạm thủy nông Pleiku (tổ bảo vệ số 2 Gồm 11 CNV)
+ Tiểu đội tự vệ gồm cán bộ công nhân viên của xí nghiệp thủy nông Pleiku – Mang Yang có 20 người.
* Tuần tra canh gác: 24/24 giờ hàng ngày
* Kiểm tra kiểm soát: Thường xuyên, liên tục tất cả các ngày trong năm.
* Giải pháp đối phó trong các tình huống khẩn cấp:
Khi xả lũ hoặc công trình có sự cố thì huy động Trung đội tự vệ của Xí nghiệp tham gia ứng cứu, khi thay ca trực bảo vệ phải ghi chép đầy đủ tình hình và ký nhận vào sổ đầu mối.
* Phối hợp với các lực lượng địa phương:
Ban chỉ đạo PCLB và TKCN huyện Mang Yang; Đài phát thanh truyền hình huyện Mang Yang; UBND các xã Ha Ra.
* Kiến nghị:
Hiện nay hồ chứa nước Ha Ra Nam chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
3.6. Đánh giá công tác Kiểm tra đập:
3.6.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch kiểm tra hàng năm của chủ đập:
Chủ đập thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.6.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra:
- Kiểm tra thường xuyên: 1 tháng /1 lần thông qua phân tích, đánh giá tài liệu đo đạc, quan trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường.
- Kiểm tra định kỳ: 3 tháng /1 lần hoặc hàng năm vào các thời điểm trước khi bước vào mùa lũ, tiến hành kiểm tra, đánh giá chung về ổn định đập; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh, ngành, địa phương để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của đập. Sau khi kết thúc lũ, tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có), đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, tồn tại.
- Kiểm tra đột xuất: Khi có thông tin gây mất an toàn cho công trình qua chế độ quan trắc thường xuyên, đề ra giải pháp xử lý.
- Các tài liệu ghi chép, tổng kết, báo cáo các đợt kiểm tra. Đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.6.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác kiểm tra:
Phát hiện kịp thời những sự cố của đập nhằm bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp đảm bảo an toàn đập và giảm chi phí sửa chữa công trình.
3.7 Đánh giá công tác duy tu, bảo dưỡng đập:
3.7.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm của chủ đập, sự phù hợp của kế hoạch với quy trình bảo trì đã được phê duyệt:
Hàng năm Chủ đập lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, mời đoàn kiểm tra gồm các phòng ban của Công ty, xí nghiệp thuỷ nông Pleiku – Mang Yang và sở Nông nghiệp & PTNT, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xác minh hiện trạng công trình trước khi duy tu bảo dưỡng. Sau khi hoàn thành công tác duy tu, sửa chữa Chủ đập đã chủ động mời các ban ngành trên đi nghiệm thu công tác sửa chữa công trình. Quy trình bảo trì chưa được lập và phê duyệt theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành TW. Đề nghị Chủ đập xây dựng và phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định.
3.7.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng:
- Đối tượng được bảo dưỡng: Đập, cống, tràn
- Nội dung bảo dưỡng: Sơn sửa nhà tháp, tô trát những vị trí bị xâm thực có khả năng gây nguy hại hoặc làm giảm tuổi thọ của công trình, cánh cửa cống; vệ sinh lau chùi thiết bị đóng mở, bơm dầu, mỡ cho các thiết bị đóng mở.
- Phương pháp sử dụng và phương tiện thực hiện: Thủ công
- Các tài liệu, báo cáo của công tác bảo dưỡng theo quy định: Sổ ghi chép, phiếu thu, chi, phiếu nhập và xuất kho.
3.7.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng:
Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng và tác dụng của công tác này đối với việc vận hành hiệu quả và an toàn, duy trì và kéo dài tuổi thọ công trình.
3.8 Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng an toàn đập:
3.8.1. Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về báo cáo hiện trạng an toàn đâp:
Hàng năm, Chủ đập đều gửi báo cáo về sở Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan liên quan theo quy định về hiện trạng an toàn đập theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về báo cáo hiện trạng an toàn đập.
3.8.2. Đánh giá sự đầy đủ, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập:
Chủ đập đã lập đầy đủ số liệu, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập.
3.9. Đánh giá kết quả thực hiện công tác PCLB công trình:
3.9.1. Tổ chức PCLB:
1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy PCLB hiện tại.
* Đối với Công ty, đã ban hành Quyết định.
+ Thành lập ban chỉ huy PCLB công ty, trong đó: Trưởng ban là giám đốc công ty, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng ban chuyên môn và giám đốc xí nghiệp thủy nông trực thuộc làm thành viên.
+ Ban chỉ huy PCLB có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với các công trình thủy lợi do Công ty quản lý. Tham gia ứng cứu với các địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan thường trực của ban PCLB được đặt tại văn phòng Công ty số 97A Phạm Văn Đồng, TP PleiKu, Gia Lai. Trưởng ban chỉ huy PCLB sử dụng con dấu của Công ty để giao dịch.
+ Ban hành quy chế hoạt động của ban của Ban chỉ huy PCLB công ty để có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên ban chỉ huy trong việc tổ chức và phối hợp hoạt động.
* Đối với xí nghiệp thủy nông Pleiku – Mang Yang.
+ Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình Hà Ra Nam – Hà Ra Bắc, đồng thời hàng năm có quyết định bổ sung kiện toàn ban chỉ huy PCLB. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế, Trong đó trưởng ban là giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng tổng hợp và các trạm trưởng trực thuộc làm thành viên. Đồng thời mời các Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có công trình nằm trên địa bàn làm phó ban để đảm bảo phối hợp, điều động nhân lực địa phương tham gia ứng cứu khi có tình huống sự cố xả ra trong mùa mưa bão hàng năm
+ Ban chỉ huy PCLB công trình Hà Ra Nam – Hà Ra Bắc có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với công trình do xí nghiệp quản lý. Tham gia ứng cứu với địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan thường trực của Ban PCLB công trình Hà Ra Nam – Hà Ra Bắc được đặt tại trụ sở làm việc tại nhà quản lý Hà Ra. Trưởng tiểu Ban chỉ huy PCLB công trình sử dụng con dấu của xí nghiệp để giao dịch.
2. Tình hình công tác điều hành PCLB trong các năm qua.
+ Công tác điều hành PCLB công trình Hà Ra Nam: Từng thành viên của ban chỉ huy PCLB công ty và tiều ban chỉ huy PCLB công Hà Ra Nam đều là cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, nhận thức thấy rõ vai trò, tầm quan và phạm vi ảnh hưởng trong của công trình Hà Ra Nam do đó công tác điều hành đã đi vào hoạt động nề nếp, thường xuyên và có kế hoạch.
+ Các thành viên ban chỉ huy PCLB thực hiện nghiêm túc theo nhiệm vụ đã được phân công đồng thời chấp hành tuyệt đối khi có lệnh hoặc yêu cầu của trưởng ban.
+ Phối hợp tốt giữa các đơn vị trong công ty, từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình Hà Ra Nam, chính quyền và nhân dân địa phương như Ủy ban nhân dân xã Ha Ra, thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Mang Yang và các phòng ban chuyên môn của Huyện.
+ Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt Phương án phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão Ha Ra Nam.
+ Thiết lập và thực hiện đều đặn cơ chế thông tin liên lạc thông suối giữa ban chỉ huy PCLB từ tỉnh đến huyện, xã trên địa bàn có liên quan và từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình Ha Ra Nam.
+ Tổ chức trực ban 24/24h trong suối mùa mưa bão hàng năm, tổ chức kiểm tra về việc chấp hành nhiệm vụ từng tổ chức, các nhân chấp hành.
+ Kết thúc mùa mưa bão hàng năm ban chỉ huy PCLB công ty, tiểu ban chỉ huy PCLB công trình Ha Ra Nam tiến hành tổng kết đánh giá công tác PCLB năm qua rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế, bổ sung thực hiện cho kế hoạch năm sau.
3. Đánh giá công tác điều hành:
* Những kết quả đạt được.
+ Công tác PCLB công trình Ha Ra Nam hàng năm được duy trì thường xuyên, tổ chức được cũng cố và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
+ Đội ngũ cán bộ được đào tạo năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ đập, hội thảo về công tác PCLB do các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
+ Năng lực cán bộ: Nhân lực được tăng cường, kiện toàn đáp ứng yêu cầu công tác như: cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành thủy lợi, công nhân vận hành đã qua đào tạo v.v.. Đáp ứng yêu cầu năng lực kỹ thuật đối với tổ chức quản lý vận hành hồ chứa, đập dâng. (điều 8,9,10,11 thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT)
+ Công tác điều hành chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng đến từng thành viên, thông qua quy chế hoạt hoạt động có chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh.
+ Đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCLB với địa phương và sẵn sàng hỗ trợ huy động nhân lực, phương tiện, vật tư tại chỗ gần nhất để ứng cứu khi có sự cố mất an toàn công trình trong mùa mưa bão.
* Hạn chế và nguyên nhân.
+ Năng lực, trình độ chuyên môn nhất ở địa phương còn hạn chế và thiếu đội ngũ chuyên trách, do kiêm nhiệm nhiều công việc.
+ Tuy đã ký kết quy chế phối hợp với công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai , nhưng quá trình thực hiện đôi lúc còn chậm do việc thông tin về xả lũ công trình đến thôn, làng, chưa kịp thời; việc phối hợp, chỉ đạo của địa phương còn hạn chế.
+ Phương tiện, vật tư, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đã có trang bị nhưng chưa đầy đủ do thiếu kinh phí.
+ Phương án phòng chống lụt bảo đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ chưa được phê duyệt theo quy định. Chủ đập cần hoàn chỉnh nội dung dung phương án, trình duyệt theo quy định.
3.9.2. Nội dung Kế hoạch PCLB công trình Ha Ra Nam:
Căn cứ dự báo về tình hình thời tiết của địa bàn khu vực công trình Ha Ra Nam - tỉnh Gia Lai trong mùa mưa bão sắp đến.
Căn cứ vào hiện trạng các công trình trước mùa mưa bão do Công ty quản lý;
Nhằm chủ động và thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhân dân và các công trình thủy lợi, nhà cửa, kho bãi các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh... đặc biệt là các công trình hồ chứa vừa và lớn trên địa bàn, góp phần ổn định sản xuất, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội được UBND tỉnh giao.
1.Nội dung xây dựng kế hoạch PCLB Công trình Ha Ra Nam như sau:
- Các đơn vị sản xuất của xí nghiệp
b. Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công ty đã ban hành. Công ty tiến hành xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời ra quyết định kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công trình, Xây dựng phương án PCLB (bổ sung nếu có)
c. Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập đượt phương án phòng chống, thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng xí nghiệp thành viên.
d. Công tác chuẩn bị:
Để thực hiện tốt công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời xử lý sự cố hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lụt bão gây ra, công ty đã xây dựng phương án 4 tại chổ (Chỉ huy, lực lượng, vật tư và hậu cần tại chổ) làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
Phương án phòng chống lụt bảo được công ty triển khai và quán triệt sớm đến tận cơ sở (Xí nghiệp, Trạm, Cụm và từng các nhân tham gia lực lượng PCLB) với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.
+ Chỉ huy:
- Đối với công ty, Ban chỉ huy PCLB do Giám đốc công ty làm trưởng ban, các phó giám đốc công ty làm phó ban trường trực phụ trách từng khu vực, các thành viên là các trưởng phòng ban và các giám đốc xí nghiệp trực thuộc.
- Đối với xí nghiệp ; Ban chỉ huy PCLB do các giám đốc xí nghiệp làm trưởng ban, phó giám đốc xí nghiệp làm phó ban thường trực các thành viên là trưởng phòng tổng hợp, trạm trưởng. Văn phòng thường trực ban PCLB tại văn phòng các xí nghiệp.
+ Lực lượng:
- Lực lượng tại chổ bao gồm toàn bộ CBCNV xí nghiệp phụ trách khu vực PCLB được phân công. Ngoài lực lượng tại chổ trong trường hợp khẩn cấp Giám đốc công ty huy động thêm lực lượng địa phương và các xí nghiệp khác để hỗ trợ và điều hành trực tiếp (trường hợp xảy ra báo động cấp 3 trở lên)
+ Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị PCLB và tìm kiếm cứu nạn:
- Công ty đã tiến hành kiểm tra, thống kê vật tư, vật liệu, dụng cụ và trang thiết bị PCLB tìm kiếm cứu nạn của từng đơn vị để sẳn sàng huy động và ứng cứu khi cần thiết, đồng thời lập dự trù vật tư , cấp bổ sung cho một số công trình còn thiếu.
- Hiện nay các công trình do công ty quản lý đã chuẩn bị đầy đủ vật tư , các trang thiết bị cho PCLB, tìm kiếm cứu nạn được tập kết tại công trình đầu mối và các vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố.
Về vật tư : Gồm đá hộc , rọ thép, bao tải, vải bạt.
Về dụng cụ : Pa lăng xích (5 - 10 tấn), cuốc, xẻng, mỏ lết răng, xe rùa, xà peng.
Về trang thiết bị bao gồm: Ca nô composit, thuyền máy, Phao cứu sinh, áo phao các loại, ủng, đèn pin.
+ Công tác hậu cần:
Xây dựng kiểm tra kế hoạch tài chính, dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho công tác hậu cần tại chổ, sẳn sàng cung cấp đầy đủ trong thời gian khi có lụt bão xảy ra.
e. Công tác triển khai hệ thống thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc đã được lắp đặt đến từng công trình, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.
Hệ thống liên lạc đã xây dựng từ đầu mối đến từng trạm cụm, khu tưới.. Thường xuyên bố trí người trực 24/24 trong mùa mưa bão, kịp thời để thông báo cho nhân dân vùng hạ dụ khi vận hành tràn xả lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân thông qua phương tiện phát thanh và truyền hình địa phương nơi có công trình.
g. Tăng cường công tác chỉ đạo quản lý kiểm tra bảo đảm an toàn hồ chứa nước:
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong quản lý vận hành hồ chứa đúng theo quy trình quy phạm, phổ biến đến từng cán bộ công nhân quản lý các văn bản pháp luật quy định về an toàn đập, hồ chứa. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP, Quyết định 3562/QĐ-BNN-TL. v.v...
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo vệ và ngăn chặn kịp thời khi có sự cố xảy ra gây mất an toàn công trình.
2. Nhận xét đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.
Kế hoạch PCLB công trình Ha Ra Nam có tính khả thi và tương đối hợp lý khi thực hiện. Với phương châm 4 tại chổ: Chỉ huy, lực lượng, vật tư, hậu cần và sự phối hợp với chính quyền địa phương sẳn sàng ứng phó kịp thời trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
3. Các kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện.
Là công trình đã được xây dưng từ năm 1998 đưa vào khai thác năm 2001 đến nay đã qua 14 năm khai thác, năm 2013 được đầu tư nâng cấp. Tuy hàng năm đơn vị quản lý thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn công trình như thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, công tác vận hành tuân thủ đúng quy định. Hệ thống kênh đã được kiên cố nhưng tuyến kênh nằm trên sườn dốc, có địa hình chia cắt thường xuyên xảy ra sạt lở, bồi lấp kênh chính, Chủ đập cần bố trí kinh phí để sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn phục vụ tưới.
+ Đề nghị Chủ đập bố trí kinh phí xây dựng phương án phòng chống lũ lụt hạ du đập để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập.
+ Cấp kinh phí đầu tư các trang thiết bị, vật tư, phương tiện (hoặc bổ sung nếu thiếu) cho các công trình thủy lợi đảm bảo đủ để thực hiện ứng cứu kip thời.
3.9.3. Tình hình thực hiện các năm qua:
1. Công tác chuẩn bị.
+ Công tác chuẩn bị tại đầu mối và hạ du, trước mùa mưa bão thực hiện đầy đủ, chú trọng công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với nhiều hình thức như: Điện thắp sáng, điện thoại bàn, di động, Fax, mạng vi tính, được tổ chức đến tận các trạm, trại của xí nghiệp.
+ Vật tư, phương tiện và hậu cần được bố trí trong khu vực đầu mối, gần điểm tiếp cận công trình khi đưa vào sử dụng.
+ Giữ mối liên lạc thường xuyên với địa phương, các đơn vị sản xuất trên địa bàn để trao đổi thông tin, thông báo, cảnh báo khi có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản khi công trình vận hành điều tiết xả lũ .v.v…
+ Kịp thời cập nhật bản tin về dự báo thời tiết, hình thế thời tiết gây mưa lũ trên sông, lưu vực công trình Ha Ra Nam của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương và đài khí tượng thủy văn Tây Nguyên để vận hành hồ chứa kịp thời.
2. Công tác vận hành hồ chứa trong mùa lũ.
+ Căn cứ thực hiện quy trình vận hành hồ Ha Ra Nam. Viện khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.
+ Đơn vị quản lý thực hiện đúng quy định về quy định vận hành điều tiết hồ trong mùa lũ. Công tác chế độ quan trắc, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác vận hành liên hồ, đơn hồ được cập nhật thường xuyên và cung cấp kịp thời đến các cơ quan như quy định.
+ Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây nguyên, thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Gia Lai, (Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai là cơ quan thường trực), Ủy Ban nhân dân Huyện Mang Yang.
3 Công tác phòng chống lũ lụt hạ du:
+ Xây dựng và triển khai thực hiên công tác phối hợp ứng cứu vùng hạ du khi có lũ lụt xảy ra để đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng ở vùng hạ du đập.
4. Nhận xét công tác vận hành PCLB.
- Vận hành của bộ máy: công tác vận hành bộ máy từ chỉ đạo điều hành, thực hiện đồng bộ thống nhất từ ban chỉ huy PCLB công ty đến tiểu ban chỉ huy PCLB công trình Ha Ra Nam, bộ máy thường xuyên được điều chỉnh, kiện toàn đáp ứng yêu cầu.
- Phối hợp tốt giữa địa phương, Sở, Ban ngành các đơn vị trên địa bàn và Ban chỉ huy PCTT và TKCN và Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
- Tuân thủ các kế hoạch chỉ thị của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, địa phương và kế hoạch PCLB công ty ban hành. Thực hiện đúng quy trình, quy định đã ban hành.
3.9.4. Kết luận chung:
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác PCLB.
Đơn vị quản lý công trình đã thực hiện cơ bản đầy đủ công tác PCLB hàng năm của công trình trên các mặt tổ chức, lập kế hoạch theo quy định về an toàn đập, hồ chứa. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP.
2. Bài học và đề xuất kiến nghị khắc phục tồn tại.
+ Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và công tác đảm bảo an toàn công trình trong PCLB nói riêng có tầm quan trọng nhằm duy trì khai thác công trình bền vững, lâu dài và hiệu quả theo nhiệm vụ đã phê duyệt, là đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao nhiệm quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định phân cấp, do đó ngoài nhiệm vụ chính cần làm tốt công tác xã hội hóa và toàn dân, các cấp chính quyền cùng tham gia quản lý và bảo vệ công trình có hiệu quả theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001.
+ Quán triệt và phối hợp tốt với địa phương các ban ngành trong việc thực hiện công tác PCLB hàng năm.
+ Nâng cao nhận thức và cũng cố bộ máy (đào tạo, tổ chức, xây dựng kế hoạch, ứng dụng tiến bộ KH-KT) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.
+ Kiến nghị: Đề nghị các cấp thẩm quyền cấp kinh phí sửa chữa lớn công trình, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa công tác quản lý, quan trắc v.v..
3.10. Kết luận và kiến nghị
3.10.1 Kết luận
Trong quá trình quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Hà Ra Nam. Đơn vị quản lý đã thực hiện tốt theo đúng các quy định ban hành của Nhà nước, có sự phân cấp từ Công ty khai thác đến các đơn vị quản lý trực tiếp, đảm bảo an toàn công trình phát huy năng lực thiết kế, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Công tác duy tu bảo dưỡng đập và kiểm tra đập thực hiện định kỳ, lập báo cáo hiện trạng được quản lý chặt chẽ. Đơn vị quản lý có nhật ký sổ sách chi tiết, có ngày giờ kiểm tra định kỳ. Việc lập các báo cáo kiểm tra định kỳ được đơn vị quản lý hồ thực hiện hàng tháng.3.10.2 Kiến nghị
Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đập, cần phải thực hiện một số công việc như sau:+ Đề nghị Chủ đập báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng phương án phòng chống lũ lụt hạ du đập để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập
+ Hiện nay hồ chứa nước Ha Ra Nam chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định. + Việc quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn phục vụ công tác quản lý đập, hiện nay chủ đập mới trang bị bị thùng đo mưa để đo lượng mưa tại đầu mối công trình , chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Cần xây dựng bổ sung trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo qui định để đáp ứng công tác dự báo tình hình mưa lũ trên lưu vực phục vụ công tác quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo an tòan xả lũ cũng như đảm bảo tích đủ nước đáp ứng nhiệm vụ của công trình.
+ Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Ha Ra Nam theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa số No 19Đ -01-VH do đơn vị tư vấn Viện Khoa học thuỷ lợi lập tháng 7/2001.Việc vận hành theo quy trình này từ năm 2001 đến nay cơ bản phù hợp. Để đảm bảo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢ LŨ CỦA HỒ CHỨA THEO TÀI LIỆU CẬP NHẬT
4.1 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Trong và ngoài lưu vực hồ Hà Ra Nam có các trạm đo KTTV ở hình vẽ và bảng sau:Bảng 4‑1:Mạng lưới các trạm Khí tượng Thủy văn
TT | Trạm | Yếu tố | Thời gian | TT | Trạm | Yếu tố | Thời gian |
I | Thủy văn | II | Khí tượng | ||||
1 | Pơ Mơ Re (F=310km2) |
X Q H |
1978¸1991; 1977¸1979; 1981; 2005¸nay 1979¸1991 |
1 | Plei ku | T, U, V, S, Z, X |
1926¸1944; 1956¸1974; 1976÷nay |
2 | Ayun Hạ (F= 1670km2) |
X, Q, H |
1989¸1992;1978; 1979 | 2 | Cheo reo (Hậu Bổn) | T, U, V, S, Z, X | 1961¸ 1974; 1977÷nay |
3 | Biển Hồ (F = 39km2) |
Q | 1977 ¸ 1978 | 3 | Kom Plong | T, U, V, S, Z, X | 1978 ¸ nay |
4 | Chư PRông (F = 121km2) |
X; Q |
1978÷nay; 1979¸ 1980; |
4 | Chư Xê | X | 1978 ¸ nay |
5 | An Khê (F = 1440km2) |
X; Q; H | 1966÷1974; 1978÷nay |
5 | Đăk Đoa | X | 1925¸1964, 1981 ¸ 1990; 1993÷1995; 1997÷nay |
6 | Hà Tam (F = 73km2) |
Q | 1980÷1983 | 6 | Ajunpa | X | 1978 ¸nay |
7 | Kon Tum (Đakbla) (F= 3030km2) |
X; Q |
1917÷1941; 1961÷1967; 1970÷nay; 1967÷nay |
7 | Mang Yang | X | 1979 ¸1982; 1984 ÷1995; 1997÷2003 |
8 | Đăk Cấm (F = 158km2) |
X Q |
1978÷1981; 1977÷1983 |
8 | Ayun hạ | X | 1978 ¸ nay |
9 | Buôn Hồ (F = 178km2) |
X, Q, H |
1977÷nay; 1977÷1986 |
9 | Krông Pa | X | 1978 ¸ nay |
10 | Krông H năng (F = 235km2) |
Q, H | 1979÷1988 | 10 | Ma Đ’răk | X | 1930¸1944; 1960¸1962; 1977¸nay |
11 | Cầu 42 (Krông Buk) (F = 459km2) |
X, Q, H, ρ | 1968÷1973; 1977÷nay | 11 | Chưpah | X | 1978÷1982 |
12 | Sông Hinh (F = 752km2) |
Q, H | 1980÷1985; 1988÷nay | ||||
13 | Củng Sơn (F= 12 800km2) |
Q, H, ρ | 1978÷nay |
X: lượng mưa; T: Nhiệt độ; U: Độ ẩm; Z: Bốc hơi;
S: Số giờ nắng; V: Tốc độ gió; Q: Lưu lượng;
Tài liệu KTTV có chất lượng đo đạc tốt, tin cậy được dùng trong tính toán.
Hình 4‑1: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực
4.2-ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Lưu vực suối Hà Ra Nam nằm ở phía đông của Tây Nguyên, thuộc thượng nguồn suối Ayun. Công trình đầu thuộc địa phận xã Hà Ra nằm trên phía tây của đèo Mang Yang, phân thủy của lưu vực thượng sông Ba và sông Ayun. Cao độ bình quân của xã từ 700m đến 1000m. Vành đai bao bọc quanh phía bắc, đông, nam của xã là vùng núi từ 1100 đến 1500m, địa hình khá dốc. Vùng trung tâm xã địa hình sơn nguyên, cao nguyên xen kẽ lẫn đồi bát úp. Điều kiện địa hình lưu vực dốc dần từ Đông Nam xuống Tây bắc. Khu tưới có hướng dốc từ Đông sang Tây.Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã chịu tác động qua lại của 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa lũ từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa mùa chiếm 82% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn VII, VIII, IX.
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa tháng I, II, III rất nhỏ có năm tháng I, II không có mưa.
Dòng chảy các tháng mùa kiệt nhỏ dần từ tháng XII đến tháng IV và thấp nhất vào tháng III và tháng IV.
4.2.1 Nhiệt độ không khí
Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN được ghi ở bảng sau:Bảng 4‑2: Đặc trưng nhiệt độ không khí Pleiku
Đơn vị: oC
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Ttb
|
19,4 | 21,3 | 23,2 | 24,8 | 25,1 | 24,5 | 24,1 | 23,9 | 23,9 | 23,0 | 21,8 | 20,1 | 22,9 |
4.2.2 Độ ẩm không khí
Bảng 4‑3: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm PleikuĐơn vị: %
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Utb
|
79,0 | 76,7 | 74,7 | 75,7 | 78,6 | 83,4 | 83,7 | 85,3 | 85,4 | 84,2 | 82,9 | 81,1 | 80,9 |
4.2.3 Số giờ nắng
Bảng 4‑4:Đặc trưng số giờ nắng trạm PleikuĐơn vị: giờ
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Giờ nắng
|
256,0 | 260,0 | 275,0 | 233,0 | 209,0 | 142,0 | 138,0 | 118,0 | 135,0 | 179,0 | 198,0 | 233,0 | 2376,0 |
4.2.4 Tốc độ gió trung bình
Bảng 4‑5:Đặc trưng tốc độ gió trung bình trạm PleikuĐơn vị: m/s
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Vtb
|
3,1 | 3,2 | 2,8 | 2,2 | 2,1 | 3,1 | 2,9 | 3,5 | 1,9 | 2,1 | 3,2 | 3,4 | 2,8 |
4.2.5 Lượng bốc hơi ống Piche
Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm ghi ở bảng sau:Bảng 4‑6:Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku
Đơn vị: mm
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Z(mm)
|
114,7 | 126,5 | 153,4 | 130,6 | 87,6 | 51,2 | 43,9 | 36,9 | 40,6 | 57,2 | 78,5 | 97,8 | 1018,8 |
4.2.6 Đặc trưng dòng chảy năm
Bảng 4‑7:Đặc trưng dòng chảy năm tuyến hồ Hà Ra Nam
Giai đoạn
|
Flv
|
Xo
|
Qo
|
Mo
|
Yo
|
Wo
|
ao
|
(km2)
|
(mm)
|
(m3/s)
|
(l/s.km2)
|
(mm)
|
(106m3)
|
||
TKKT – TDT năm 1998
|
8,144
|
1850 |
0,143
|
17,60
|
555,0
|
4,52
|
0,30
|
Tư vấn kiểm định
|
8,144
|
1826,8 |
0,162
|
19,9
|
627,6
|
5,111
|
0,34
|
Dòng chảy năm thiết kế đến hồ Hà Ra Nam được phân phối theo dạng phân phối của năm điển hình. Năm điển hình được chọn theo nguyên tắc: lưu lượng bình quân năm xấp xỉ lưu lượng năm thiết kế Q85%. Thu phóng dạng phân phối năm điển hình, đảm bảo lưu lượng thiết kế, được mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế tại tuyến đập Hà Ra Nam ở bảng sau:
Bảng 4‑8: Phân phối dòng chảy P = 85% tại tuyến đập Hà Ra Nam
Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)
Tháng
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
Năm
|
Q | 79,2 | 75,3 | 59,6 | 56,4 | 51,5 | 94,7 | 136,7 | 236,6 | 194,3 | 220,9 | 170,3 | 88,5 | 122,0 |
W | 21,2 | 18,2 | 16,0 | 14,6 | 13,8 | 24,6 | 36,6 | 63,4 | 50,4 | 59,2 | 44,1 | 23,7 | 384,7 |
4.2.7 Đặc trưng dòng chảy lũ
Đường quá trình lũ đến hồ Hà Ra Nam ở bảng sau:Bảng 4‑9:Quá trình lũ thiết kế đến hồ Hà Ra Nam
T(giờ) | Q0,2% (m3/s) | Q1,0% (m3/s) |
1,0 | 34,3 | 18,0 |
1,5 | 116 | 90,0 |
2,0 | 213 | 166 |
2,5 | 199 | 159 |
3,0 | 154 | 131 |
3,5 | 116 | 99,1 |
4,0 | 88,0 | 73,1 |
4,5 | 63,0 | 53,0 |
5,0 | 46,0 | 40,0 |
4.2.8 Phân phối tổn thất bốc hơi
Theo thuyết minh tính toán Thủy văn, lượng tổn thất bốc hơi ở bảng sau:Bảng 4‑10:Phân phối lượng tổn thất bốc hơi
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
DZ
|
43,0 | 47,5 | 57,6 | 49,0 | 32,9 | 19,2 | 16,5 | 13,9 | 15,2 | 21,5 | 29,5 | 36,7 | 382,3 |
4.3 LƯỢNG MƯA LƯU VỰC HỒ HÀ RA NAM
4.3.1 Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Hà Ra Nam
Lưu vực hồ Hà Ra Nam nằm trong vùng có lượng mưa hàng năm biến đổi khá phức tạp. Qua thống kê, phân tích số liệu mưa năm các trạm xung quanh lưu vực Hà Ra Nam ta thấy tại khu vực trạm Chưpah lượng mưa lớn nhất, lượng mưa giảm dần xuống khu vực trạm Đak đoa, trạm Pơmơrơ, thấp nhất trạm An Khê sau đó tăng dần đến khu vực trạm Chư Prông, với biên độ dao động lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm lớn. Tại trạm Đak đoa lượng mưa năm biến đổi từ 1179,4mm đến 3560,4mm trung bình nhiều năm là 1972,1mm. Trạm Chưpah lượng mưa năm từ 1316,5mm đến 3188,1mm trung bình nhiều năm là 2549,1mm. Tại trạm Pleiku lượng mưa năm biến đổi từ 1429,3mm đến 3174,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 2165,0mm. Tại trạm Chư Prông lượng mưa năm dao động từ 995,9mm đến 3710,7 mm lượng mưa trung bình nhiều năm là 2295,5mm. Trạm Pơmơrơ lượng mưa năm dao động từ 1259,0mm đến 2466,9mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1826,8mm.Tại trạm An Khê lượng mưa năm dao động từ 684,9mm đến 2236,5mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1469,5mm.Theo bản đồ Atlat của Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia, lượng mưa năm của lưu vực Hà Ra Nam từ 1800mmm đến 2000mm.
Hồ chứa nước Hà Ra Nam có trạm đo mưa, số liệu từ năm 2001 đến nay. Từ hơn chục năm tài liệu đo mưa cho thấy lượng mưa năm dao động khoảng gần 1000mm đến lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 2000,0mm.
Tuy nhiên lưu vực hồ Hà Ra Nam nằm gần trạm đo mưa Pơmơrơ, số liệu đo mưa dài 34 năm, chất lượng đo đạc tốt, được quản lý bởi Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia. Do đó sau khi phân tích số liệu lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm xung quanh lưu vực và trạm đo mưa gần tuyến đập, lượng mưa bình quân lưu vực hồ Hà Ra Nam là: 1826,8mm.
Bảng 4‑11:Lượng mưa năm hồ chứa nước Hà Ra Nam
Giai đoạn
|
Flv
|
Xo
|
(km2)
|
(mm)
|
|
TKKT – TDT năm 1998
|
8,144
|
1850 |
Tư vấn kiểm định
|
8,144
|
1826,8 |
4.3.2 Lượng mưa 1 ngày lớn nhất vùng công trình
Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất các trạm Chưpah; Chư Prông, Yaly, Komtum, Đak đoa, Pleiku, Pơ rơ mơ và An Khê xác định lượng mưa ngày lớn nhất lưu vực Hà Ra Nam theo phương pháp trạm năm, giá trị lượng mưa lớn nhất gây lũ trên lưu vực Hà Ra Nam với tần suất thiết kế như bảng sau:Bảng 4‑12:Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế
Đơn vị: mm
Giai đoạn
|
X0,2%
|
X1,0%
|
X1,5%
|
X5%
|
TKKT – TDT năm 1998
|
259,8 | 24,2 | 197,4 | |
Tư vấn kiểm định
|
395,0 | 323,2 | 304,7 | 248,5 |
4.3.3 Lượng mưa tưới thiết kế
Căn cứ vào lượng mưa năm trạm Pơ rơ mơ, tính toán lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Namvới tần suất 85% ở bảng sau:Bảng 4‑13:Lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Nam
Giai đoạn
|
X75%(mm)
|
X85%(mm)
|
TKKT – TDT năm 1998
|
1585,8 | |
Tư vấn kiểm định
|
1556,7 |
Bảng 4‑14:Phân phối lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Nam
Đơn vị: mm
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
X85%
|
1,1 | 1,1 | 23,4 | 65,4 | 181,3 | 233,5 | 201,4 | 284,5 | 252,6 | 192,1 | 104,2 | 16,1 | 1556,7 |
4.3.4 Tổn thất bốc hơi và phân phối lượng tổn thất bốc hơi
1. Bốc hơi trên lưu vực (Zlv):Lượng bốc hơi lưu vực được tính bằng phương trình cân bằng nước:
Zlv = Xo - Yo
2. Bốc hơi mặt hồ (Zn):
Lượng bốc hơi mặt hồ được tính theo công thức kinh nghiệm từ dụng cụ đo bốc hơi Piche.
Zn = k1× k2 × Zpiche
Trong đó:
k1 = 1,35 hệ số chuyển từ bốc hơi piche về bốc hơi thùng GGI-3000 lấy từ trạm Pleiku (theo dự án thủy điện H’Chan).
k2 = 1,15 hệ số chuyển từ bốc hơi thùng GGI-3000 về bốc hơi mặt nước (theo dự án thủy điện H’Chan).
3. Chênh lệch bốc hơi mặt nước và bốc hơi lưu vực
DZ = Zn - Zlv
Phân phối lượng tổn thất bốc hơi hồ chứa nước Hà Ra Nam được trình bày như bảng sau:
Bảng 4‑15:Bảng phân phối tổn thất bốc hơi hồ chứa trong năm
Đơn vị: mm
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
DZ
|
43,0 | 47,5 | 57,6 | 49,0 | 32,9 | 19,2 | 16,5 | 13,9 | 15,2 | 21,5 | 29,5 | 36,7 | 382,3 |
4.3.5 Tài liệu Nhu cầu dùng nước
Lượng nước dùng trong nông nghiệp ở bảng sau:
Bảng 4‑16:Lượng nước tưới tại đầu mối tuyến đập Hà Ra NamĐơn vị: Q(l/s);W (104m3)
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Q
|
321,2 | 255,1 | 219,5 | 124,0 | 62,2 | 138,9 | 37,7 | 28,2 | 8,3 | 64,3 | 104,9 | ||
W
|
86,0 | 61,7 | 58,8 | 32,1 | 16,7 | 36,0 | 10,1 | 7,6 | 2,1 | 17,2 | 328,4 |
Lượng
nước dùng trong sinh hoạt với lưu lượng 80 lít/người/ngày cho 2000
người dân với hệ số lợi dụng kênh mương 0,7; tổng lượng nước dùng cho
sinh hoạt là: 5,84×104m3.
Tổng hợp lượng nước dùng tại đầu mối hồ Hà Ra Nam là:Bảng 4‑17:Tổng lượng nước dùng tại đầu mối hồ chứa nước Hà Ra Nam
Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Q
|
321,3 | 255,3 | 219,7 | 124,2 | 62,4 | 139,1 | 39,6 | 28,4 | 8,5 | 0,2 | 0,2 | 64,5 | 105,3 |
W | 86,5 | 62,2 | 59,3 | 32,6 | 17,2 | 36,5 | 10,6 | 8,1 | 2,6 | 0,5 | 0,5 | 17,7 | 334,2 |
4.3.6 Tài liệu đường đặc tính lòng hồ
Z (m) | 711 | 712 | 714 | 715 | 716 | 717 | 718 | 719 | 720 | 721 | 722 |
F (km2) | 0 | 0.003 | 0.018 | 0.035 | 0.067 | 0.094 | 0.105 | 0.107 | 0.151 | 0.164 | 0.175 |
V (10^6 m3) | 0 | 0.00 | 0.02 | 0.05 | 0.10 | 0.18 | 0.28 | 0.39 | 0.51 | 0.67 | 0.84 |
Z (m) | 723 | 724 | 725 | 726 | 727 | 728 | 729 | 730 | 731 | 732 |
F (km2) | 0.182 | 0.204 | 0.225 | 0.235 | 0.245 | 0.287 | 0.299 | 0.327 | 0.364 | 0.412 |
V (10^6 m3) | 1.02 | 1.21 | 1.43 | 1.66 | 1.90 | 2.16 | 2.46 | 2.77 | 3.11 | 3.50 |
4.4 LƯU LƯỢNG BÌNH QUÂN NHIỀU NĂM
Trong lưu vực Hà Ra Nam không có trạm đo dòng chảy, xung quanh lưu vực có các trạm Hà Tam (F = 73km2) đo từ năm 1980÷1983, trạm Biển Hồ (F = 39km2) đo 1977÷1978, trạm Đắk Cấm (F = 158km2) đo lưu lượng từ năm 1977 ÷ 1983.Dòng chảy lưu vực hồ Hà Ra Nam được tính theo phương pháp mưa rào dòng chảy. Sử dụng Mô hình Tank khôi phục dòng chảy tại trạm thủy văn Đắk Cấm với mưa lưu vực Đắk Cấm và bốc hơi tại trạm Khí tượng Kom Tum để tính dòng chảy lưu vực tại trạm thủy văn Đắk Cấm. Dòng chảy tại lưu vực hồ Hà Ra Nam được tính theo trạm tương tự thủy văn Đắk Cấm.
4.4.1 Giới thiệu Mô hình
Phương pháp tính theo mô hình toán là một trong các phương pháp hiện nay đang được dùng khá phổ biến. Mô hình TANK mô tả khá chi tiết và đầy đủ quá trình hình thành dòng chảy từ mưa, có xét đến các yếu tố về bốc hơi, quá trình thấm, độ ẩm của đất..., mô hình này được dùng nhiều trong tính toán để khôi phục số liệu dòng chảy từ mưa.Mô hình TANK được trung tâm phòng chống thiên tai Nhật Bản xây dựng từ năm 1956, tác giả là M.Sugawara. Mô hình được phổ biến và ứng dụng ở nhiều sông trên thế giới và Việt Nam. Đây là một trong 10 mô hình được tổ chức Khí tượng Thủy văn thế giới WMO trao giải thưởng trong cuộc thi mô hình quốc tế tại Geneve năm 1967. Từ đó đến nay mô hình được nhiều lần cải tiến. Du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, mô hình Tank nhanh chóng được thực tế chấp nhận.
Cấu trúc mô hình được mô tả như sau:
Y= (A1¸D1) (X- H)
Yo=(Ao¸ Do) X
Trong đó:
A1, B1, C1, D1 là các thông số cửa ra
A0, B0, C0, D0 là các thông số cửa đáy
HA1, HA2, HB, HC, HD là độ cao ngưỡng
R1, R2 hệ số điều tiết của lòng sông
Cấu trúc ẩm của lưu vực được mô tả:
Tầng đất mặt (Bể A) được chia thành tầng trên và tầng dưới, giữa chúng có cơ cấu truyền ẩm cho nhau theo 2 chiều tương tự hiện tượng thấm do trọng lực và hút nước do mao dẫn, tương ứng với lớp ẩm bão hoà là PS và SS
Lớp ẩm thực tế của các bể (XA, XB, XC, XD) được biến đổi theo phương trình
Truyền xuống:
Với các TB, TBo,TC,TCo là các hệ số truyền ẩm lấy theo kinh nghiệm,
Đánh giá độ tin cậy của hiệu chỉnh thông số áp dụng theo chỉ tiêu
NASH-SUTCLIFFF =
Với F =
Fo =
QEi = lưu lượng tính toán
Qi = lưu lượng thực đo
4.4.2 Bộ thông số của Mô hình và kiểm định bộ thông số
Xác định thông số mô hình: Sử dụng chuỗi số liệu mưa tháng của trạm Komtum và dòng chảy tháng thực đo của trạm thuỷ văn Đăk Cấm. Từ số liệu mưa và dòng chảy thực đo dùng mô hình Tank để xác định bộ thông số với hệ số Nash – Sutclift: R2= 85,5%.THONG SO CUA MO HINH TANK:
A1 = 0,1 A2 = 0,05 B1 = 0,05
C1 = 0,05 D1 = 0,01 A0 = 0,11
B0 = 0,15 C0 = 0,15 D0 = 0
HA1 = 150 HA2 = 150 HB = 100
HC = 50 HD = 200
HS = 2000 PS = 50 SS = 20
XA = 20 XS = 20 XB = 10
KXF = 1 Tlag = 0
WX(Kp=1) = 1
KX = 1 1 1 1 1 1
1 1 1 1 1 1
=====================================================================
Tiêu chuẩn đánh giá sai số (%) NASH-SUTCLIFFE là: R=85,5% =====================================================================
Kiểm định bộ thông số: Từ bộ thông số trên xác định được dòng chảy tính toán tại trạm Đak Cấm từ năm 1977 ÷ 1983 với Qbqtính toán = 3,44m3/s. Dòng chảy thực đo bình quân từ 1977 ÷ 1983 tại trạm Đak Cấm Qbqthựcđo = 3,37m3/s. Kết quả như sau:
Hình 4‑2: Lưu lượng tháng trạm Đắk Cấm (thời đoạn 1977-1981)
4.4.3 Kết quả tính toán dòng chảy đến tuyến đập Hà Ra Nam
Dùng bộ thông số trên để khôi phục lại dòng chảy tại trạm thủy văn Đắk Cấm được chuỗi dòng chảy 37 năm (1977¸2013). Dòng chảy tại vị trí tuyến đập Hà Ra Nam (F=18km2) được tính toán theo công thức sau:Qtuyếncôngtrình = QĐC × KF× KX
Trong đó:
Qtuyếncôngtrình: Dòng chảy đến hồ Hà Ra Nam (m3/s).
QĐC: Dòng chảy đến trạm thủy văn Đắk Cấm (m3/s).
KF: Hệ số diện tích lưu vực hồ Hà Ra Nam và trạm thủy văn Đắk Cấm.
KX: Hệ số tỉ lệ mưa lưu vực hồ Hà Ra Nam và mưa lưu vực trạm thủy văn Đắk Cấm.
Kết quả tính toán dòng chảy đến hồ Hà Ra Nam ở bảng sau:
Bảng 4‑18: Đặc trưng dòng chảy năm tuyến hồ Hà Ra Nam
Giai đoạn
|
Flv
|
Xo
|
Qo
|
Mo
|
Yo
|
Wo
|
ao
|
(km2)
|
(mm)
|
(m3/s)
|
(l/s.km2)
|
(mm)
|
(106m3)
|
||
TKKT – TDT năm 1998
|
8,144
|
1850 |
0,143
|
17,60
|
555,0
|
4,52
|
0,30
|
Tư vấn kiểm định
|
8,144
|
1826,8 |
0,162
|
19,9
|
627,6
|
5,111
|
0,34
|
Bảng 4‑19: Mưa năm, hệ số dòng chảy năm các công trình tỉnh Gia Lai
Tên công trình | Vị trí |
Flv
(km2)
|
Xo (mm) |
ao |
Thủy điện Quen Thoa | Xã Dun, huyện Chư Sê |
305
|
1910 | 0,40 |
Thủy điện Ia Đrăng | Xã IaBoong, huyện Chư Prông | 149 | 2333,4 | 0,42 |
Thủy điện Đakphihao | Xã Chơ Long, huyện Kông Chro | 215 | 1500,0 | 0,44 |
Công trình hồ chứa nước Ia M lăh | Vùng Đông Bắc huyện KrôngPa | 110 | 1230 | 0,46 |
4.5 DÒNG CHẢY NĂM VÀ PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ
4.5.1 Dòng chảy năm thiết kế
Sử dụng chuỗi dòng chảy khôi phục vẽ đường tần suất theo dạng phân phối Pearson III được dòng chảy năm thiết kế như sau:Bảng 4‑20: Kết quả tính toán dòng chảy năm thiết kế
Giai đoạn
|
Q75% (m3/s)
|
Q85% (m3/s)
|
W75% (106m3)
|
W85%(106m3) |
TKKT – TDT năm 1998
|
0,124 | 3,91 | ||
Tư vấn kiểm định
|
0,122 | 3,847 |
4.5.2 Phân phối dòng chảy năm thiết kế
Dòng chảy năm thiết kế đến hồ Hà Ra Nam được phân phối theo dạng phân phối của năm điển hình. Năm điển hình được chọn theo nguyên tắc: lưu lượng bình quân năm xấp xỉ lưu lượng năm thiết kế Q85%. Thu phóng dạng phân phối năm điển hình, đảm bảo lưu lượng thiết kế, được mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế tại tuyến đập Hà Ra Nam ở bảng sau:Bảng 4‑21: Phân phối dòng chảy P = 85% tại tuyến đập Hà Ra Nam
Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)
Tháng
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
Năm
|
Q | 79,2 | 75,3 | 59,6 | 56,4 | 51,5 | 94,7 | 136,7 | 236,6 | 194,3 | 220,9 | 170,3 | 88,5 | 122,0 |
W | 21,2 | 18,2 | 16,0 | 14,6 | 13,8 | 24,6 | 36,6 | 63,4 | 50,4 | 59,2 | 44,1 | 23,7 | 384,7 |
4.6 TÍNH TOÁN NHU CẦU DÙNG NƯỚC
4.6.1 Yêu cầu tính toán
Tính toán nhu cầu nước tưới mặt ruộng cho các loại cây trồng.+ Cây lúa: VụĐông Xuân và vụ Mùa.
4.6.2 Tiêu chuẩn tính toán
Theo QCVN – 04 – 05:2012/BNN PTNT, mức đảm bảo của công trình thủy lợi phục vụ tưới là 85%.Quy trình tưới được lấy theo tiêu chuẩn “TCVN 8641: 2011 Công trình Thủy lợi kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và thực phẩm”.
4.6.3 Phương pháp tính toán nhu cầu nước tưới mặt ruộng
4.6.3.1 Khái quát chung
Trong những năm gần đây, công nghệ tin học và phương pháp mô hình toán đã phát triển rất nhanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Trong tính toán lượng nước tưới đã có một số mô hình tính toán chế độ tưới cho lúa và cây trồng cạn được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.Hiện nay có nhiều phương pháp tính toán xác định nhu cầu nước của cây trồng, tổ chức Nông nghiệp& Lương thực thế giới (FAO) đã đề xuất 4 phương pháp chính nhằm áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tình hình tài liệu thực đo của các vùng khác nhau trên thế giới.
Phương pháp Blaney-Criddle: Chỉ xét đến yếu tố khí hậu duy nhất là nhiệt độ.
Phương pháp bức xạ: Xét đến hai yếu tố khí hậu là nhiệt độ và số giờ nắng.
Phương pháp Penman: Xét đến 4 yếu tố khí hậu chủ yếu là: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và số giờ chiếu nắng.
Phương pháp bốc hơi chậu: Suy diễn từ đại lượng bốc hơi, đo đạc từ các loại chậu bốc hơi.
Trong mỗi phương pháp nêu trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong những điều kiện áp dụng cụ thể. Đối với nước ta, những phương pháp này cũng đã được nghiên cứu và bước đầu áp dụng vào thực tế sản xuất trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia và kinh nghiệm thực tế thì phương pháp Penman xét đến nhiều yếu tố khí hậu hơn cả và thường cho kết quả có độ tin cậy cao nhất. Chính vậy mà tổ chức lương thực thế giới (FAO) đưa ra chương trình CROPWAT dựa trên cơ sở là công thức Penman song có cải tiến để phù hợp với điều kiện khí tượng giữa ban ngày và ban đêm gọi là công thức Penman-Monteith. Quá trình tính toán thuỷ nông cho hệ thống thủy lợi hồ Hà Ra Nam được áp dụng theo chương trình CROPWAT.
4.6.3.2 Mô hình tính toán lượng nước tưới khu vực dự án
1. Phương trình cân bằng nước khu tưới.Với một khu ruộng canh tác được tưới, lượng nước đến khu ruộng là lượng nước tưới được bổ sung cho cây trồng và lượng nước mưa rơi trong khu ruộng đang xét. Lượng nước ra khỏi khu tưới là lượng nước bị tiêu hao do cây trồng sử dụng để phát triển, lượng nước thấm xuống lớp đất dưới sâu và lượng nước bị chảy tràn xuống kênh tiêu trong những ngày mưa lớn.
Phương trình cân bằng nước tại mặt ruộng có thể viết như sau:
IRR = (ETc + LPrep + Prep) - Peff (mm/ngày) (4 - 1)
Trong đó:
IRR: Lượng nước cần tưới cho cây trồng.
ETc: Lượng bốc hơi mặt ruộng.
Peff: Lượng mưa hiệu quả cây trồng sử dụng.
Prep: Lượng nước ngấm ổn định trong đất.
LPrep: Lượng nước làm đất.
Đối với cây trồng cạn: IRReq = ETC - Peff
Phương trình (3.1) là cơ sở của mô hình tính toán lượng nước tưới, trong đó để tính toán thành phần lượng nước cần tưới, cần phải xác định các thành phần ở vế phải của phương trình. Ngoài lượng mưa có thể đo đạc, tính toán thủy văn được, các thành phần khác sẽ được xác định bằng phương pháp mô phỏng.
2. Mô phỏng các thành phần
Nội dung cụ thể của tính toán và mô phỏng như sau:
- Xác định lượng bốc hơi mặt ruộng (ETC)
Trong đó:
KC: Hệ số cây trồng xác định từ thực nghiệm cho các loại cây trồng khác nhau. Mỗi loại cây trồng tùy thuộc vào thời kỳ phát triển có hệ số KC khác nhau. Đây là tham số được xác định từ kết quả đo đạc thực nghiệm tại các trạm thực nghiệm tưới lúa và cây trồng cạn. Hệ số cây trồng KC được lấy theo hướng dẫn của chương trình trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8641: 2011.
ETo: Lượng bốc hơi tiềm năng. ETo được xác định theo công thức Penman - Monteith. Trong đó ETo là hàm số của nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió thời gian chiếu sáng và độ bức xạ mặt trời.
- Lượng nước ngấm ổn định (Prep)
Trong đó:
K: Hệ số ngấm ổn định của đất (mm/ngày).
t: Thời gian tính toán (ngày).
- Lượng mưa hiệu quả (Peff):
Trong đó:
Pmưa: Lượng mưa thiết kế (mm).
C: % lượng mưa hiệu quả sử dụng trong thời đoạn tính toán.
- Lượng nước làm đất (LPrep)
4.6.4 Tài liệu tính toán
4.6.4.1 Tài liệu khí tượng
Các yếu tố khí hậu trung bình tháng: gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, số giờ nắng,lượng mưa tưới thiết kế vùng hồ Hà Ra Nam với tần suất 85% ở bảng sau:Bảng 4‑22:Các đặc trưng khí hậu vùng tưới hồ Hà Ra Nam
Tháng | T (0C) | U (%) | h (giờ) | V (m/s) | X85% (mm) |
I | 19,4 | 79,0 | 256,0 | 3,1 | 1,1 |
II | 21,3 | 76,7 | 260,0 | 3,2 | 1,1 |
III | 23,2 | 74,7 | 275,0 | 2,8 | 23,4 |
IV | 24,8 | 75,7 | 233,0 | 2,2 | 65,4 |
V | 25,1 | 78,6 | 209,0 | 2,1 | 181,3 |
VI | 24,5 | 83,4 | 142,0 | 3,1 | 233,5 |
VII | 24,1 | 83,7 | 138,0 | 2,9 | 201,4 |
VIII | 23,9 | 85,3 | 118,0 | 3,5 | 284,5 |
IX | 23,9 | 85,4 | 135,0 | 1,9 | 252,6 |
X | 23,0 | 84,2 | 179,0 | 2,1 | 192,1 |
XI | 21,8 | 82,9 | 198,0 | 3,2 | 104,2 |
XII | 20,1 | 81,1 | 233,0 | 3,4 | 16,1 |
Năm | 22,9 | 80,9 | 2376,0 | 2,8 | 1556,7 |
4.6.4.2 Tài liệu về cây trồng
Thời vụ cây trồng được căn cứ vào điều kiện khí hậu ở khu vực dự án, lịch thời vụ của các loại cây trồng hiện có. Qua thu thập tài liệu, thực tế sản xuất ở địa phương, lịch thời vụ, diện tích tưới của các loại cây trồng ở bảng sau:Bảng 4‑23:Diện tích tưới, thời vụ các loại cây trồng
Yếu tố | Lúa vụ Đông Xuân (ha) | Lúa vụ Mùa (ha) |
Fthiết kế (ha) | ||
Fnăng lực (ha) | 180 | 120 |
Ngày gieo cấy (ngày/tháng) | 20/XII¸15/I | 20/V¸15/VI |
Ngày thu hoạch vụ (ngày/tháng) | 10/V | 1/X |
4.6.5 Kết quả tính toán nhu cầu nước tưới mặt ruộng
1. Lượng bốc hơi tiềm năng và lượng mưa hiệu quả xem phụ lục tính toán.
2. Yêu cầu nước tưới cho từng loại cây trồng ở bảng sau:
Bảng 4‑24: Mức tưới các loại cây trồng Tháng | Tuần (10ngày) | Lúa Đ. Xuân (mm/ha) | Lúa Hè Thu (mm/ha) |
1 | 163,8 | ||
I | 2 | 60,6 | |
3 | 63,2 | ||
1 | 65,4 | ||
II | 2 | 66,9 | |
3 | 66,2 | ||
1 | 66,4 | ||
III | 2 | 66,9 | |
3 | 61,8 | ||
1 | 54,4 | ||
IV | 2 | 43,5 | |
3 | 27,1 | ||
1 | 13,7 | ||
V | 2 | ||
3 | 76,7 | ||
1 | 161 | ||
VI | 2 | 25 | |
3 | 24 | ||
1 | 22,2 | ||
VII | 2 | 19,6 | |
3 | 17,1 | ||
1 | 15,3 | ||
VIII | 2 | 13,9 | |
3 | 14,9 | ||
1 | 9,9 | ||
IX | 2 | 2,6 | |
3 | 0 | ||
1 | |||
X | 2 | ||
3 | |||
1 | |||
XI | 2 | ||
3 | |||
1 | |||
XII | 2 | ||
3 | 67,0 | ||
Tổng | 365 | 886,9 | 402,2 |
4.6.6 Tính yêu cầu nước tưới
Để tính được tổng lượng nước yêu cầu của toàn vùng tưới phải căn cứ vào lượng nước tưới từng tháng và diện tích của từng loại cây trồng đó.4.6.6.1 Yêu cầu nước tưới tại mặt ruộng (MMr)
Trong đó:
mi:Là lượng nước tưới mặt ruộng của từng loại cây trồng trong thời đoạn tính toán (m3).
Fi: Diện tích của từng loại cây trồng (ha).
åFi: Tổng diện tích tưới của vùng (ha).
4.6.6.2 Yêu cầu nước tưới tại đầu mối (MDm)
Trong đó:
h: Là hệ số lợi dụng của kênh mương.
Đối với vùng tướihồ Hà Ra NamhTK = 0,70.
Lượng nước dùng trong nông nghiệp ở bảng sau:
Bảng 4‑25: Lượng nước tưới tại đầu mối tuyến đập Hà Ra Nam Đơn vị: Q(l/s);W (104m3)
Tháng
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
VII
|
VIII
|
IX
|
X
|
XI
|
XII
|
Năm
|
Q
|
321,2 | 255,1 | 219,5 | 124,0 | 62,2 | 138,9 | 37,7 | 28,2 | 8,3 | 64,3 | 104,9 | ||
W
|
86,0 | 61,7 | 58,8 | 32,1 | 16,7 | 36,0 | 10,1 | 7,6 | 2,1 | 17,2 | 328,4 |
4.7 CÂN BẰNG NƯỚC (TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT NĂM)
4.7.1 Tần suất tính toán
Theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT các chỉ tiêu thiết kế chính hồ chứa nước Hà Ra Nam là công trình cấp II, nên được thiết kế theo tần suất tính toán đảm bảo tưới: P = 85%.4.7.2 Nguyên tắc tính toán
Tổng lượng dòng chảy năm đến năm đến hồ Hà Ra Nam là: Wđến85%.Tổng lượng dòng chảy năm yêu cầu tại đầu mối hồ Hà Ra Nam: Wdùng85%.
Wđến > Wyêu cầu , chế độ điều tiết hồ Hà Ra Nam là điều tiết năm.
4.7.3 Điều tiết dòng chảy năm
Mực nước chết (MNC)= 719,0m.Mực nước dâng bình thường (MNDBT) = 728,80m.
Căn cứ vào khả năng nguồn đến hồ Hà Ra Nam và nhu cầu sử dụng nước, chế độ điều tiết được lựa chọn là Chế độ điều tiết năm.Để đảm bảo hồ chứa đáp ứng yêu cầu nước tưới và sinh hoạt với tần suất thiết kế tưới P = 85%; sinh hoạt P = 95%. Cân bằng tính toán điều tiết hồ chứa quy mô hồ chứa nước Hà Ra Namở bảng sau:
Bảng 4‑26: Thông số hồ chứa nước Hà Ra Nam (kết quả tính toán điều tiết năm)
MNC (m)
|
MNDBT (m)
|
Fhồ (ha)
|
Vc (104m3)
|
Vtb (104m3)
|
Vhi (104m3)
|
719,00
|
728,80
|
29,64
|
38,58
|
239,8
|
201,205
|
Bảng 4‑27: Cân bằng nước (Tính toán điều tiết năm)
Công trình: Hà Ra Nam | |||||||||||||
Wdùng | Tổn thất | Các thông số (có tổn thất) | |||||||||||
Tháng | Qđến85% | Wđế85% | Wtới | WSH | Wyêu cầu | ΔZ | Wtổn thất | Wcần | + | - | Wh | Zhố | Wxả |
(l/s) | (104m3) | (104m3) | (104m3) | (104m3) | (mm) | (104m3) | (104m3) | (104m3) | (104m3) | (104m3) | (m) | (104m3) | |
38,580 | 719,00 | ||||||||||||
7 | 136,7 | 36,613 | 10,097 | 0,496 | 10,593 | 16,5 | 1,175 | 11,768 | 24,845 | 63,425 | 720,76 | ||
8 | 236,6 | 63,370 | 7,560 | 0,496 | 8,056 | 13,9 | 1,999 | 10,055 | 53,315 | 116,739 | 723,77 | ||
9 | 194,3 | 50,365 | 2,143 | 0,480 | 2,623 | 15,2 | 3,057 | 5,680 | 44,685 | 161,425 | 725,82 | ||
10 | 220,9 | 59,162 | 0,000 | 0,496 | 0,496 | 21,5 | 4,207 | 4,703 | 54,459 | 215,884 | 727,98 | ||
11 | 170,3 | 44,139 | 0,000 | 0,480 | 0,480 | 29,5 | 5,181 | 5,661 | 38,478 | 239,785 | 728,80 | 14.576 | |
12 | 88,5 | 23,704 | 17,229 | 0,496 | 17,725 | 36,7 | 5,553 | 23,278 | 0,426 | 239,785 | 728,80 | 0.426 | |
1 | 79,2 | 21,202 | 86,019 | 0,496 | 86,515 | 43,0 | 4,859 | 91,374 | -70,173 | 169,612 | 726,16 | ||
2 | 75,3 | 18,218 | 61,710 | 0,448 | 62,158 | 47,5 | 3,586 | 65,744 | -47,526 | 122,087 | 724,04 | ||
3 | 59,6 | 15,973 | 58,786 | 0,496 | 59,282 | 57,6 | 2,634 | 61,917 | -45,944 | 76,143 | 721,53 | ||
4 | 56,4 | 14,617 | 32,143 | 0,480 | 32,623 | 49,0 | 1,801 | 34,424 | -19,807 | 56,336 | 720,31 | ||
5 | 51,5 | 13,797 | 16,671 | 0,496 | 17,167 | 32,9 | 1,389 | 18,556 | -4,759 | 51,577 | 720,01 | ||
6 | 94,7 | 24,550 | 36,000 | 0,480 | 36,480 | 19,2 | 1,067 | 37,547 | -12,997 | 38,580 | 719,00 | ||
Tổng | 122,0 | 385,710 | 328,359 | 5,840 | 334,199 | 382,3 | 36,509 | 370,707 | 216,208 | -201,205 | 15.003 | ||
Dung tích chết | 38,580 | x 104m3 | Mực nước chết: | 719,00 | m | ||||||||
Dung tích toàn bộ | 239,785 | x 104m3 | Mực nước DBT: | 728,80 | m | ||||||||
Dung tích hữu ích | 201,205 | x 104m3 |
4.8 TÍNH TOÁN KIỂM TRA DÒNG CHẢY LŨ
4.8.1 Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo Cường độ giới hạn
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến công trình được xác định theo Công thức cường độ giới hạn theo QP.TL. C6-77Qmax = Ap.j.HTP.F.d1
HTP: Lượng mưa lớn nhất thiết kế với tần suất P%ở bảng 1-8 (mm).
Ap : Mô đuyn đỉnh lũ tương ứng với tần suất thiết kế P%.
j : Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
d1 : Hệ số xét tới ảnh hưởng của ao hồ làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ, ở đây lấy bằng 1.
F : Diện tích lưu vực (F = 8,144km2).
Kết quả tính được ghi ở bảng sau:
Bảng 4‑28: Lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến công trình hồ Hà Ra Nam
Giai đoạn
|
QP = 0,2% (m3/s)
|
QP = 1,0% (m3/s)
|
QP = 1,5% (m3/s)
|
QP = 5,0% (m3/s)
|
TKKT – TDT năm 1998
|
134,8
|
124,6
|
99,0
|
|
Tư vấn kiểm định
|
213
|
166
|
154
|
4.8.2 Tổng lượng lũ thiết kế
Tổng lượng lũ được xác định theo công thức tính tổng lượng trong QP.TL C6-77:Wp = 103.HTP.y.F
HTP : Lượng mưa lớn nhất thời khoảng tính toán T=1 ngày với tần suất thiết kế
y: Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
F: Diện tích lưu vực (km2).
Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4‑29: Tổng lượng lũ thiết kế đến tuyến công trình hồ Hà Ra Nam
Giai đoạn
|
WP = 0,2% (106m3)
|
WP = 1,0% (106m3)
|
WP = 1,5% (106m3)
|
WP = 5,0% (106m3)
|
TKKT – TDT năm 1998
|
1,481
|
1,392
|
1,125
|
|
Tư vấn kiểm định
|
1,800
|
1,492
|
1,39
|
4.8.3 Đường quá trình lũ thiết kế
Từ kết quả tính toán đỉnh và lượng lũ ở trên, theo Quy phạm tính toán thủy văn QP.TL C6-77 đối với lưu vực nhỏ sử dụng đường quá trình lũ tam giác, chọn tỷ số giữa thời gian nước xuống và thời gian nước lên β = 2. Thời gian lũ tính theo công thức sau:Trong đó:
WP: Tổng lượng lũ thiết kế (106m3).
F: Diện tích lưu vực (km2).
QP: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (m3/s).
Kết quả tính toán đường quá trình lũ như bảng sau:
Bảng 4‑30: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Hà Ra Nam
T(giờ)
|
Q0,2% (m3/s)
|
Q1,0% (m3/s)
|
1,0
|
34,3
|
18,0
|
1,5
|
116
|
90,0
|
2,0
|
213
|
166
|
2,5
|
199
|
159
|
3,0
|
154
|
131
|
3,5
|
116
|
99,1
|
4,0
|
88,0
|
73,1
|
4,5
|
63,0
|
53,0
|
5,0
|
46,0
|
40,0
|
4.9 TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG XẢ LŨ
4.9.1 Nguyên lý cơ bản
Dòng chảy lũ chuyển động trong sông là dòng không ổn định, hoàn toàn tuân theo hệ phương trình Sain-Vernant.Diễn toán lũ trong sông chính là giải hệ phương trình Sain-Vernat nhằm xác định diễn biễn của dòng chảy theo thời gian (quá trình dòng chảy) tại các vị trí trên đường chảy khi đã biết quá trình dòng chảy vào tại một hoặc một số vị trí trên thượng lưu. Tuy nhiên tùy từng điều kiện cụ thể mà một số thành phần trong các phương trình có thể bỏ qua, hoặc được đưa về dạng đơn giản hơn để thuận tiện trong việc giải hệ phương trình.
Trong một hệ thống thủy văn, dòng chảy vào I(t), chảy ra Q(t) và lượng trữ S(t) liên hệ với nhau qua phương trình liên tục:
(4-5)
Nếu đường quá trình đi vào hệ thống I(t) đã được cho trước, ta vẫn chưa thể giải trực tiếp phương trình (4-5) để xác định quá trình dòng chảy ra Q(t) vì cả hai đại lượng Q và S trong phương trình đều là ẩn số. Vậy cần phải có một quan hệ thứ hai đó là hàm lượng trữ nhằm thiết lập mối quan hệ hàm số giữa S, I và Q. Sự kết hợp giữa hàm lượng trữ với phương trình liên tục sẽ cho ta hai phương trình với hai ẩn số. Dạng tổng quát, hàm lượng trữ có thể biểu thị như là một hàm số của I, Q và các đạo hàm của các đại lượng này theo thời gian như sau:
(4-6)
Tuỳ thuộc vào bản chất riêng biệt của hệ thống hồ chứa đang xét, dạng giải tích cụ thể của hàm lượng trữ dùng trong diễn toán lũ có thể là:
Lượng trữ là một hàm phi tuyến, đơn trị của lưu lượng Q:
S = f(Q) (4-7)
Hàm f(Q) được xác định thông qua mối liên hệ giữa mực nước hồ với dung tích và lưu lượng ra khỏi hồ (hệ thống là một hồ chứa).
Lượng trữ được coi là một hàm tuyến tính của I và Q như trong phương pháp Muskingum dùng cho diễn toán dòng chảy trong lòng dẫn.
Lượng trữ được coi là hàm tuyến tính của Q và các đạo hàm theo thời gian.
Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với phương pháp diễn toán dòng chảy. Mối quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ được minh họa bằng hình 4-3 dưới đây. Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có thể là tĩnh hoặc động. Trong quan hệ tĩnh hàm lượng trữ có dạng (4-7) được áp dụng cho hồ chứa có đường mặt nước nằm ngang. Quan hệ động giữa lượng trữ và lưu lượng ra được áp dụng cho hồ chứa dài, hẹp hoặc lòng dẫn hở tại đó đường mặt nước có độ cong đáng kể được tạo ra bởi tác động của nước vật. Độ lớn của đường lượng trữ do nước vật phụ thuộc vào cường suất biến đổi theo thời gian của dòng chảy qua hệ thống.
Đối với trường hợp dòng chảy lũ vào kho nước, ta thấy có những đặc điểm sau: do đập ngăn nước, độ dốc mặt nước trong hồ rất nhỏ, mặt cắt sông mở rộng đột ngột, chiều rộng, độ sâu dòng chảy rất lớn, tốc độ nước nhỏ. Vì vậy chúng ta có thể coi bài toán điều tiết lũ bằng kho nước là một bài toán riêng của diễn toán lũ. Lúc này phương trình liên tục đưa về dạng vi phân :
Idt - Qdt = Fdh
hay: (I-Q) dt = ds.
nếu thay Fdh = ds ta được: (I-Q) dt = dv nếu thay dt = Dt = t2-t1 ta sẽ có phương trình cân bằng nước dạng sai phân sau:
(4-8)
Trong đó :
F là diện tích mặt thoáng của kho nước,
S1, S2 là lượng nước có trong kho ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt
I1, I2, Q1, Q2 là lưu lượng nước đến và xả khỏi hồ ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt.
(a) Quan hệ không đổi (b) Quan hệ thay đổi
Hình 4‑3: Quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ
Trong phương trình (4.8) có hai ẩn số chưa biết là Q2, S2 nên chưa thể giải trực tiếp được. Vậy chúng ta cần có một phương trình nữa là phương trình động lực. Phương trình này được thay bằng phương trình thuỷ lực của công trình xả với dạng tổng quát :
Q = F(Zt, Zh, C) (4-9)
Trong đó : Zt là mực nước thượng lưu công trình xả
Zh là mực nước hạ lưu công trình xả
C là tham số biểu thị công trình.
Phương trình (4-9) sẽ được cụ thể hóa tùy theo hình thức công trình xả và chế độ chảy theo bảng sau:
Như vậy nguyên lý cơ bản của điều tiết lũ kho nước là việc hợp giải phương trình cân bằng nước (4-8) và phương trình thuỷ lực (4-9). Dưới đây sẽ trình bày ba phương pháp thường dùng để tính toán điều tiết lũ kho nước.
Bảng 4‑31: Các phương trình tính lưu lượng qua đập tràn
4.9.2 Phương pháp thử dần
Phương pháp này dựa trên cơ sở phương trình (4.4)(4-10)
Với bài toán đã cho biết quá trình lũ đến, quan hệ mực nước và dung tích hồ chứa, mực nước trước khi lũ đến trong kho, hình thức xả công trình xả (Z-Q). Yêu cầu tìm quá trình xả lũ (Q-t) tương ứng với mực nước lớn nhất đạt tới hay dung tích phòng lũ. Quá trình tính toán bằng phương pháp thử dần được thực hiện qua các bước:
(1) Chia quá trình lũ đến ra nhiều thời đoạn bởi các bước các thời khoảng Dti sao cho điểm chia đi qua đỉnh lũ.
(2) Xây dựng quan hệ Z-S và Z-Q.
(3) Tính tổng lượng lũ đến kho nước trong thời gian Dti.
(4) Giả thiết mực nước kho nước vào cuối thời đoạn tính Z2 để tìm ra Q2, từ đó theo phương trình cân bằng nước (4-10) xác định được S2.
(5) Từ S2 xác định được mực nước Z2
dựa vào quan hệ Z-S. Nếu mực nước này trùng với mực nước giả thiết trên
thì đúng, nếu sai phải giả thiết lại cho tới khi thoả mãn.
(6)
Tiếp tục tính cho các thời đoạn sau bằng cách lặp lại từ bước (3) đến
bước (5). Phương pháp này có ưu điểm có thể tính cho mọi trường hợp Dti
thay đổi và với mọi hình thức công trình xả cũng như các điều kiện vận
hành ràng buộc. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối hình 4-3
dưới đây.
4.9.3 Phương pháp PÔTAPÔP
Từ hai phương trìnhvà Q = F(Zt, Zh, C) tác giả đưa về dạng sau : như vậy với bất kỳ thời đoạn Dt nào thì vế phải đều đã biết và ta có hai quan hệ phụ trợ
, . Thay thế vào phương trình trên ta có : F2 = Itb + F1.
Với bài toán cho quá trình lũ đến, địa hình kho nước, công trình xả lũ và dung tích cắt lũ hoặc mực nước cao nhất đạt tới trong kho nước, các bước tính toán theo phương pháp này như sau:
(1) Xây dựng biểu đồ phụ trợ
- Lựa chọn bước thời gian tính toán Dt, sau đó giả thiết nhiều trị số mực nước trong kho để tính ra lưu lượng xả tương ứng.
- Dựa vào quan hệ Z-S ứng với các mực nước giả thiết tìm ra dung tích kho nước tương ứng Sk từ đó tìm được S = Sk - Stl (trong đóStl là dung tích kho nước trước khi lũ đến hồ chứa).
- Tính giá trị F1, F2 ứng với các giá trị Q vừa tính.
(2) Sử dụng biểu đồ phụ trợ để tính toán điều tiết
- Với mỗi thời đoạn Dt tính Itb = 0,5 (I1+I2).
- Từ I1 đã biết tra trên biểu đồ xác định được giá trị F1 và tính được:
F2 = Itb +F1
- Từ F2 tra biểu đồ ngược lại sẽ được lưu lượng xả lũ ở cuối thời đoạn tính toán Q2.
(3) Lặp lại bước (2) cho các thời đoạn sau cho đến khi kết thúc.(4) Từ quá trình lũ đến và quá trình xả ta xác định được dung tích cắt lũ, mực nước lớn nhất trong hồ.
Phương pháp này khá đơn giản, thông dụng đối với các bài toán điều tiết lũ. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối sau hình 4-4 dưới đây:
Hình 4‑4: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp thử dần
Hình 4‑5: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp Pôtapốp
4.9.4 Phương pháp PHÁP RUNGE - KUTTA bậc ba
Phương trình liên tục viết dưới dạng vi phân : .Trong kho nước vì Z = f(t) do đó Q = F(z), dv = A(Z) dz. Do đó phương trình liên tục có thể viết về dạng:
Trong đó A(z) là diện tích mặt hồ ứng với cao trình mực nước Z. Nội dung của phương pháp này được thực hiện như sau:
(1) Chọn bước thời gian tính toán Dt và chia bước thời gian tính ra làm ba thời đoạn nhỏ, từ đó tính được các trị số xấp xỉ thay đổi cột nước dZ.
(2) Các trị số xấp xỉ DZ1, DZ2, DZ3 được xác định cho mỗi bước thời gian Dti theo các công thức sau:
(4-11)
(4-12)
(4-13)
Giá trị Zj+1 được tính bằng: Zj+1 = Zj +DZ (4-14)
với (4-15)
Các bước tính toán được thể hiện trong hình 4-6, sơ đồ khối của phương pháp Runge - Kutta bậc 3 được trình bày trong hình 4-7:
Hình 4‑6: Các bước để xác định số gia của mực nước trong phương pháp Runge - Kutta bậc 3
Hình 4‑7: Sơ đồ khối tính điều tiết theo phương pháp Runge-Kutta
4.9.5 Tính toán điều tiết lũ
4.9.5.1 Tiêu chuẩn thiết kế
Theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Hà Ra Nam được thiết kế với các tiêu chuẩn sau:
- Công trình cấp II
- Tần suất đảm bảo chống lũ thiết kế của công trình: P = 1,0%
- Tần suất đảm bảo chống lũ kiểm tra của công trình: P = 0,2%
4.9.5.2 Tài liệu dùng trong tính toán
(1) Đường quan hệ W = f(Z) lòng hồBảng 4‑32: Đường quan hệ W = F(Z) lòng hồ Hà Ra Nam
Z(m)
|
712
|
714
|
715
|
716
|
717
|
718
|
719
|
720
|
721
|
722
|
W(106m3)
|
0,001
|
0,022
|
0,049
|
0,100
|
0,181
|
0,280
|
0,386
|
0,515
|
0,672
|
0,841
|
Z(m)
|
723
|
724
|
725
|
726
|
727
|
728
|
729
|
730
|
731
|
732
|
W(106m3)
|
1,020
|
1,212
|
1,427
|
1,657
|
1,897
|
2,163
|
2,456
|
2,769
|
3,115
|
3,502
|
Bảng 4‑33: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Hà Ra Nam
T(giờ) | Q0,2% (m3/s) | Q1,0% (m3/s) |
1,0 | 34,3 | 18,0 |
1,5 | 116 | 90,0 |
2,0 | 213 | 166 |
2,5 | 199 | 159 |
3,0 | 154 | 131 |
3,5 | 116 | 99,1 |
4,0 | 88,0 | 73,1 |
4,5 | 63,0 | 53,0 |
5,0 | 46,0 | 40,0 |
(3) Hình thức tràn: Tràn xả mặt
Công thức tính:
Trong đó:
- Qxả: Lưu lượng xả qua tràn (m3/s)
- ΣB: Tổng chiều rộng tràn (ΣB = n ´ b) (m)
- H: Cột nước trên ngưỡng tràn (m)
- m: Hệ số lưu lượng
(4) Tài liệu dùng trong tính toánĐường quá trình lũ P = 1,0% và P = 0,2%
MNTL = MNDBT : 728,80m.
Kích thước tràn:
Chiều rộng tràn : 14,0m
Cao trình ngưỡng tràn : 728,80m.
Hệ số lưu lượng, m : 0,46
4.9.5.3 Kết quả tính toán
Bảng 4‑34: Kết quả tính điều tiết lũ thiết kế
P (%)
|
Qđến (m3/s)
|
Zng (m)
|
B (m)
|
Qxả (m3/s)
|
Zmax (m)
|
1,0%
|
165,6
|
728,8
|
14,0
|
91,0
|
730,99
|
0,2%
|
212,9
|
728,8
|
14,0
|
115,6
|
731,34
|
Nhận xét:
Khi có lũ về mực nước dâng gia cường ứng với trận lũ thiết kế tần suất P = 1,0% xấp xỉ mực nước thiết kế cũ (Ñthiết kế cũ = 731,0m). Mực nước lớn nhất trong hồ (Ñ0,2% = 731,34m) nhỏ hơn cao trình đỉnh đập thiết kế (Ñđỉnh đập = 731,70m). Như vậy mực nước lớn nhất khi có lũ về ứng với tần suất P = 0,2% nhỏ hơn cao trình đỉnh đập là 36cm và thấp hơn cao trình tường chắn sóng (Ñđỉnh TCS = 732,20m) là 86cm. Do vậy đập đảm bảo an toàn ứng với tần suất P = 0,2%.
4.10 KẾT LUẬN
4.10.1 Kết luận
-
Kết quả tính toán thủy văn cho thấy dung tích hữu ích đến nay cũng đã
tăng hơn so với thời điểm thiết kế.Hồ chứa nước Hà Ra Nam cung cấp nước
tưới đáp ứng tần suất đảm bảo cấp nước của hệ thống P ≈ 85%.
-
Kết quả tính toán lũ cũng cho thấy lưu lượng lũ đến hồ hiện nay cao hơn
so với thiết kế, vì vậy việc đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ là hết
sức cần thiết.
- Khi có lũ về mực nước dâng gia cường ứng với trận lũ thiết kế tần suất P = 1,0% xấp xỉ mực nước thiết kế cũ (Ñthiết kế cũ = 731,0m). Mực nước lớn nhất trong hồ (Ñ0,2% = 731,34m) nhỏ hơn cao trình đỉnh đập thiết kế (Ñđỉnh đập
= 731,70m). Như vậy mực nước lớn nhất khi có lũ về ứng với tần suất P =
0,2% nhỏ hơn cao trình đỉnh đập là 0,36m và thấp hơn đỉnh tường chắn
sóng (Ñđỉnh đập = 732,20m) 0,86m; Do vậy đập đảm bảo an toàn ứng với tần suất P = 0,2%.
4.10.2 Kiến nghị
Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, việc quản lý hồ cũng như lên kế hoạch sử dụng nước hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nước và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân.Trong mùa lũ, chủ đập cần thường xuyên quan trắc mực nước cũng như các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho đập như tôn cao, gia cố mái mái đập. Phải có kế hoạch kiểm tra lại lăng trụ thoát nước cũng như rãnh thu nước ở mái đập, đảm bảo nước chảy được thuận lợi, không bị cản trở.
CHƯƠNG 5: YÊU CẦU TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỔN ĐỊNH ĐẬP ĐẤT
5.1 MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN
Tính toán ổn định nhằm đảm bảo từng bộ phận của công trình và cả công trình làm việc bình thường theo yêu cầu thiết kế, tức là công trình phải đảm bảo điều kiện ổn định về thấm (không bị xói ngầm) cũng như biến dạng (lún không quá lớn hoặc chuyển vị ngang không quá lớn). Căn cứ vào những điều kiện như vậy, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp xử lý đối với những vấn đề phức tạp về địa chất công trình, nhằm đảm bảo công trình làm việc ổn định lâu dài.5.2 TÀI LIỆU DÙNG CHO TÍNH TOÁN
5.2.1 Kích thước công trình
Nhằm đảm bảo tính chính xác cho việc tính toán, các kích thước công trình phải được xây dựng dựa trên:
- Bình đồ tổng thể công trình tại thời điểm hiện tại.
- Mặt cắt ngang hiện trạng của công trình.
- Các tài liệu về bùn cát lắng đọng trước hồ.
Do
trong đề cương được duyệt không có công tác đo đạc địa hình lòng hồ
cũng như mặt cắt hiện trạng công trình nên trong tính toán sẽ sử dụng
mặt cắt trong bản vẽ hoàn công của dự án.5.2.2 Tài liệu địa chất được đo tại thời điểm kiểm định
Các thông số cần dùng trong tính toán:
- Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập.
- Chỉ tiêu cơ lý của các lớp địa chất nền đập.
- Chỉ tiêu cơ lý của bùn cát lắng đọng trước đập.
Do
đề cương kiểm định không có phần khảo sát địa chất, các chỉ tiêu cơ lý
của đất đắp đập cũng như nền đập không có nên báo cáo sẽ dùng số liệu từ
giai đoạn thiết kế.5.2.3 Tài liệu thủy văn
Toàn bộ tài liệu thủy văn bao gồm các thông số mực nước thiết kế, mực nước kiểm tra được lấy từ tài liệu điều tiết lũ đã được cập nhật và tính toán tại chương 4 của thuyết minh.5.2.4 Tổng hợp các thông số sử dụng cho công tác tính toán
Bảng 5‑1: Bảng thông số chính sử dụng xây dựng mô hình tính toán ổn định
Cấp công trình
|
Hình thức đập
|
CT đỉnh đập
|
Chiều cao đập
|
Chiều dài đập
|
MNDBT
|
MNLKT
|
II
|
Đất đầm nén
|
731,7
|
22
|
212
|
728,8
|
731,0
|
- Các tiêu chuẩn áp dụng (QCVN 04-05:2012, TCVN 8216-2009)
5.3 Công cụ sử dụng tính toán kiểm tra
Phần mềm GeoStudio 2007 là bộ phần mềm của công ty Geo-Slope international của Canada, được phát triển từ các nguyên lý ổn định của Bishop, Frelund. Bộ phần mềm bao gồm các modun có thể giải quyết được hầu hết các bài toán thực tế và mang lại kết quả đáng tin cậy. Các modun của phần mềm:+ Slope/W: Phân tích ổn định mái dốc
+ Seep/W: Phân tích thấm của nước trong đất
+ Sigma/W: Phân tích biến dạng và ứng suất
+Quake/W: phân tích trạng thái đất trong động đất.
+Temp/W: phân tích truyền nhiệt trong đất.
+ Vadose/W: phân tích lớp đất bề mặt và đất trong vùng không bão hòa.
+ Ctran/W: phân tích vận chuyển các chất gây ô nhiễm trong đất.
+ Seep 3D: phân tích thấm theo phần tử hữu hạn 3D.
Hình 5‑1: Giao diện chính của phần mềm GeoStudio 2007
Việc tính toán kiểm tra ổn định cho đập chính hồ chứa nước Hà Ra Nam sử dụng 2 modun Seep/W, Slope/W. Hai modun này có thể liên kết trực tiếp với nhau do đó hạn chế tối đa được sai số trong quá trình tính toán.
MẶT CẮT ĐẬP THEO HỒ SƠ THIẾT KẾ DÙNG TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Hình 5‑2: Mặt cắt ngang đập Đ3
Hình 5‑3: Mặt cắt ngang đập Đ8
Hình 5‑2: Mặt cắt ngang đập Đ3
Hình 5‑3: Mặt cắt ngang đập Đ8
5.4 Yêu cầu tính toán, kiểm tra ổn định của đập
5.4.1 Yêu cầu tính toán kiểm tra ổn định thấm
a) Mục đích tính toán
Tính
toán ổn định thấm nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn trong các
trường hợp theo yêu cầu của thiết kế. Đối với đập đất cần phải khống chế
lượng thấm nước qua nền, vai và thân đập để không xảy ra các hiện tượng
mất ổn định thấm như xói ngầm hoặc chảy đất.Căn cứ vào những điều kiện
như vậy, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp xử lý đối với những vấn
đề phức tạp về địa chất công trình, nhằm đảm bảo công trình làm việc ổn
định lâu dài.
b) Phương pháp tính toán
Theo
bảng 5 của TCVN-8216-2009 quy định trị số gradient cho phép [J] ở trong
khối đắp thân đập công trình cấp II phải thỏa mãn điều kiện như sau:Bảng 5‑2: Bảng quy định trị số gradient cho phép
STT | Loại đất | Gradient cho phép [J] |
1 | Sét | 1,10 |
2 | Á sét | 0,75 |
3 | Cát trung bình | 0,55 |
4 | Á cát | 0,45 |
5 | Cát mịn | 0,40 |
q = k . i
Trong đó: q là lưu lượng thấm đơn vị
k là hệ số thấm
i là độ dốc thủy lực
Phương trình vi phân được sử dụng trong tính toán ổn định thấm như sau:
Trong đó: H là cột nước tổng
kx là hệ số thấm theo phương x
ky là hệ số thấm theo phương y
Q là điều kiện biên của dòng thấm
Q là lượng chứa nước thể tích
t là thời gian
5.4.2 Yêu cầu tính toán kiểm tra ổn định
a) Mục đích tính toán
Tính
toán ổn định trượt nhằm đảm bảo đập đất không bị phá hoại do các ứng
suất cắt gây trượt phát sinh từ thân đập hoặc từ thân đập và nền đập của
tải trọng bản thân đập, áp lực nước lỗ rỗng và các ngoại lực. Căn cứ
vào những điều kiện như vậy, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp xử lý
đối với những vấn đề phức tạp về địa chất công trình, nhằm đảm bảo công
trình làm việc ổn định lâu dài.
b) Phương pháp tính
Theo TCVN-8216-2009 quy định tính toán kiểm tra ổn định của đập đất cần phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
K ≥[K] = 1.35 đối với tổ hợp cơ bản
K ≥[K] =1.15 đối với tổ hợp đặc biệt
Trong
bộ phần mềm GeoStudio 2007, nguyên lý cơ bản để tính toán ổn định là
phương pháp cân bằng giới hạn. Hệ số an toàn ổn định Kminmin được xác định dựa vào điều kiện cân bằng của lực và mô men chống trượt so với lực và mô men gây trượt.Theo phương pháp cân bằng giới hạn thì khối trượt được giả thiết có dạng mặt trượt trụ tròn. Khối trượt được phân thành các thỏi, hệ số an toàn ổn định được xác định dựa vào tổng mô men các lực chống trượt và gây trượt tác dụng lên các thỏi đất. Theo Odinarry thì tác giả bỏ qua các lực tương tác giữa các thỏi, còn Bishop và Janbu coi lực tương tác giữa các thỏi chỉ gồm các lực pháp tuyến trong khi đó Morgentern-Price thì xét cả các lực tương tác pháp tuyến và tương tác tiếp tuyến. Trong tính toán này, hệ số an toàn ổn định trượt được tính cả với 4 cách khác nhau và lựa chọn giá trị nhỏ nhất trong 4 cách làm hệ số an toàn ổn định Kminmin.
Hình 5‑4:Minh họa phân tích ổn định theo phương pháp cân bằng giới hạn
5.4.3 Sơ đồ tính toán
Mặt cắt được lựa chọn tính toán kiểm tra là mặt cắt đập Đ3 (mặt cắt sườn đồi ) và Đ8 (mặt cắt lòng sông).Hình 5‑5:Mặt cắt tính toán Đ3
\
Hình 5‑6:Mặt cắt tính toán Đ8
5.4.4 Yêu cầu các trường hợp tính toán
Căn cứ theo yêu cầu cho công tác kiểm định an toàn cho đập Hà Ra Nam, và TCVN 8216-2009 các trường hợp được lựa chọn sau để tính toán kiểm tra ổn định của đập:TT | Trường hợp tính toán | Tổ hợp | Mái tính ổn định |
1 | Ở thượng lưu là MNDBT; ở hạ lưu có nước ứng với mực nước lớn nhất có thể xảy ra trong thời kỳ cấp nước nhưng không lớn hơn 0,2 Hđập. | Cơ bản | Hạ lưu |
2 | Ở thượng lưu là MNLNTK, ở hạ lưu là mực nước ứng với Qxả kiểm tra. | Đặc biệt | Hạ lưu |
5.5 Yêu cầu kết quả tính toán
5.5.1 Tính toán kiểm tra ổn định thấm
Các nội dung cần tính toán kiểm tra:+ Xác định điểm ra của đường bão hòa từ đó kiểm tra lại cao trình thoát nước mái và cao trình lăng trụ hạ lưu.
+ Xác định lưu lượng nước qua thân đập và chân đập hạ lưu.
+ Phân bố cột nước áp lực trong thân đập.
+ Phân bố vận tốc thấm theo phương X, phương Y trong thân đập và nền đập.
+ Phân bố Gradient theo phương X, Y trong thân và nền đập.
+ Kiểm tra điều kiện Jmax ≤ [Jra]
5.5.2 Yêu cầu tính toán kiểm tra ổn định mái đập
+ Xác định hệ số ổn định mái của đập.+ Kiểm tra điều kiện K ≥ [K] (mục 2.4.2b).
Trên đây là những trình tự cũng như các bước tính toán mà tư vấn kiểm định đề nghị, tuy nhiên do không có đủ dữ liệu tính toán nên không thể đưa ra những kết luận chính xác.
5.6 Kết quả tính toán
5.6.1 Kết quả tính toán thấm
5.6.1.1 Mặt cắt đập Đ3
Hình 5‑7:Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑8:Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑9: Phân bố vận tốc thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑10: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑11: Phân bố vận tốc thấm theo trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑12: Phân bố gradient thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑13: Phân bố gradient thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑14: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑15: Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑16: Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑17: Phân bố vận tốc thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑18: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑19: Phân bố vận tốc thấm trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑20: Phân bố gradient thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑21: Phân bố gradient thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑22: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH2)
Nhận xét:
Trong cả hai trường hợp tính, có thể nhận thấy đường bão hòa đều nằm khá cao, tức là dòng thấm có xu hướng đi ra ở mái hạ lưu đập.
Tuy nhiên, Gradient thấm của đập tại cửa ra trong cả hai trường hợp đều nhỏ hơn [J] = 0,75. Công trình đảm bảo ổn định thấm.
5.6.1.2 Mặt cắt đập Đ8
Hình 5‑23: Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑24: Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑25: Phân bố vận tốc thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑26: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑27: Phân bố gradient thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑28: Phân bố gradient thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑29: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH1)
Hình 5‑30: Phân bố cột nước tổng trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑31: Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑32: Phân bố vận tốc thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑33: Phân bố vận tốc thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑34: Phân bố vận tốc thấm trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑35: Phân bố gradient thấm theo phương X trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑36: Phân bố gradient thấm theo phương Y trong thân và nền đập (TH2)
Hình 5‑37: Phân bố gradient thấm trong thân và nền đập (TH2)
Nhận xét:
Tại mặt cắt Đ8, đường bão hòa có xu hướng hạ thấp và đi vào khối tiêu nước hạ lưu. Trong cả hai trường hợp tính, Gradient thấm tại vị trí điểm ra của đường bão hòa khá nhỏ (Jra=0,015)đều nhỏ hơn [J] = 0,75. Công trình đảm bảo ổn định thấm.
5.6.2 Kết quả tính toán ổn định của đập
5.6.2.1 Mặt cắt Đ3
Hình 5‑38: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH1)
Hình 5‑39: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH1)
Hình 5‑40: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH1)
Hình 5‑41: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH1)
Hình 5‑42: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH2)
Hình 5‑43: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH2)
Hình 5‑44: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH2)
Hình 5‑45: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH2)
Nhận xét:
Trong trường hợp đầu tiên, kết quả tính toán cho thấy hệ số ổn định theo Ordinary là thấp nhất K = 1,358 > [K] = 1,35. Trong trường hợp hai, kết quả cho thấy K = 1,385 > [K] =1,15. Như vậy có thể thấy hệ số an toàn của mái đập hạ lưu trong trường hợp tính toán 1 chỉ lớn hơn hệ số an toàn cho phép một lượng nhỏ (0,008).
Mặt cắt Đ8
Hình 5‑46: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH1)
Hình 5‑47: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH1)
Hình 5‑48: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH1)
Hình 5‑49: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH1)
Hình 5‑50: Kết quả tính ổn định theo Ordinary (TH2)
Hình 5‑51: Kết quả tính ổn định theo Janbu (TH2)
Hình 5‑52: Kết quả tính ổn định theo Bishop (TH2)
Hình 5‑53: Kết quả tính ổn định theo Morgenstern-Price (TH2)
Nhận xét:
Kết quả tính toán tại mặt cắt Đ8 cho thấy hệ số an toàn của mái đập khá cao, gấp khoảng 2 lần so với hệ số ổn định cho phép. Như vậy, mặt cắt lòng sông mái đập hạ lưu đảm bảo ổn định trượt.
5.7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-
Báo cáo đã tính toán kiểm tra cho mặt cắt sườn đồi (Đ3) và mặt cắt lòng
sông Đ8. Kết quả tính toán cho thấy cả hai mặt cắt đều đảm bảo về ổn
định thấm cũng như ổn định trượt mái. Tuy nhiên, trong trường hợp mực
nước dâng bình thường mái đập tại mặt cắt Đ3 có hệ số ổn định khá thấp
chỉ lớn hơn hệ số an toàn cho phép một lượng nhỏ (Kminmin=1,358 > [K] = 1,35). Do vậy chủ đập cần thường xuyên theo dõi kiểm tra mặt cắt này để có phương án xử lý.
-
Để đảm bảo an toàn cho công trình, Tư vấn kiểm định kiến nghị Chủ đầu
tư khi có điều kiện nên bổ sung thêm công tác khoan khảo sát địa chất để
xác định chỉ tiêu cơ lý hiện trạng của các lớp địa chất tại tuyến đập
cũng như đất đắp đập để tính toán kiểm tra lại. Do kinh phí hạn chế cho
nên trong hợp đồng kiểm định không có công tác khoan khảo sát địa chất
nên toàn bộ số liệu tính toán đều sử dụng các số liệu của đơn vị tư vấn
thiết kế (năm 1999), số liệu thi công và hoàn công công trình và quá
trình theo dõi quản lý, vận hành từ năm 2001 đến nay (14 năm) theo tài
liệu của Chủ đầu tư cung cấp công trình làm việc ổn định, dòng chảy thấm
qua thân đập không đáng kể, không có hiện tượng nứt, lún, sạt trượt mái
đập, vì vậy hiện nay đập làm việc ổn định, an toàn.
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN KIỂM TRA CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP
6.1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Đập là một hạng mục công trình quan trọng nhất trong cụm công trình đầu mối, nó chiếm một khối lượng không nhỏ về mặt vốn đầu tư. Kích thước cũng như cao trình đỉnh đập có ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc an toàn và giá thành của đập.Khi xác định cao trình đỉnh đập, một mặt cần bảo đảm trong các trường hợp xảy ra lũ và sóng vỗ nước vẫn không tràn qua đỉnh đập được, nhưng mặt khác cần xác định được hợp lý các trường hợp có khả năng xảy ra sự cố, để cao trình đỉnh đập đã được xác định không quá thấp hoặc quá cao. Nếu quá thấp sẽ không đảm bảo an toàn cho đập, còn nếu quá cao thì sẽ gây lãng phí.
Tính toán kiểm tra cao trình đỉnh đập theo tiêu chuẩn thiết kế hiện hành nhằm đánh giá chiều cao hiện trạng của đập so với yêu cầu về an toàn đập, từ đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm bảo bảo quá trình làm việc lâu dài của đập.
6.2 TÀI LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN
- Tài liệu về địa chất thuỷ văn và địa chất công trình;
- Tài liệu về tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ (xem chi tiết trong báo cáo chuyên đề tính toán thủy văn, thủy lực);
- Tài liệu về thông số kỹ thuật công trình hồ chứa Hà Ra Nam;
- Các tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4253-2012, TCVN-8216-2009).
6.3 XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP
6.3.1 Nguyên lý xác định
Theo TCVN-8216-2009, Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén quy định như sau:
-
Cao trình đỉnh đập là cao trình lớn nhất xác định trên cơ sở tính toán
độ vượt cao của đỉnh đập trên các mực nước tính toán của hồ chứa (mực
nước dâng bình thường, mực nước lớn nhất khi có lũ thiết kế và lũ kiểm
tra) đảm bảo nước không tràn qua đỉnh đập quy định theo cấp công trình.
-
Cao trình đỉnh đập là tổng của cao trình mực nước tính toán của hồ chứa
và độ vượt cao của đỉnh đập tương ứng. Nếu trên đỉnh đập dự kiến xây
dựng tường chắn sóng loại thẳng đứng, được liên kết với bộ phận chống
thấm của thân đập thì độ vượt cao của đỉnh đập được tính từ cao trình
mực nước tính toán đến đỉnh tường chắn sóng. Trường hợp này cao trình
đỉnh đập phải cao hơn mực nước gia cường kiểm tra tối thiểu 0.3m.
6.3.2 -Phương pháp xác định
Cao trình đỉnh đập được xác định dựa theo 3 điều kiện sau:
- Xác định theo MNDBT :Z1 = MNDBT + Dh + hsl + a (6-1)
- Xác định theo MNLTK :
Z2 = MNLTK + Dh’ + hsl’+ a’ (6-2)
- Xác định theo MNLKT:
Z3 = MNLKT + a’’ (6-3)
Trong đó :
+ MNDBT : Mực nước dâng bình thường.
+ MNLTK : Mực nước lũ thiết kế ( MNDGC).
+ Dh và Dh’ : độ dềnh do gió ứng với gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất.
+ hsl và hsl’ : chiều cao sóng leo (có mức bảo đảm 1%) ứng với gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất.
+ a và a’, a’’ - độ vượt cao an toàn lấy theo chỉ tiêu thiết kế
+ Cao trình đỉnh đập được chọn theo trị số nào lớn nhất trong các kết quả tính theo (6-1); (6-2) và (6-3).
Tần suất tính toán gió theo quy định trong TCVN-8216-2009 như sau:
Bảng 6‑1: Tần suất gió thiết kế
Điều kiện làm việc của hồ chứa
|
Tần suất gió thiết kế theo cấp của Đập (%)
|
||
I-II
|
III-IV
|
V
|
|
Mực nước dâng bình thường
|
2
|
4
|
10
|
Mực nước lũ thiết kế
|
25
|
50
|
50
|
Bảng 6‑2: Chiều cao an toàn đập
Điều kiện làm việc của hồ chứa
|
Chiều cao an toàn a theo cấp của Đập (m)
|
||||
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
|
Mực nước dâng bình thường
|
1.5
|
1.2
|
0.7
|
0.5
|
0.5
|
Mực nước lũ thiết kế
|
1.0
|
1.0
|
0.5
|
0.5
|
0.5
|
Mực nước lũ kiểm tra
|
0.5
|
0.3
|
0.2
|
0.2
|
0.0
|
6.3.3 Xác định Dh và hsl ứng với gió lớn nhất V
a) Xác định Dh
Dh được xác định theo công thức :(6-4) Trong đó :
- V : Vận tốc gió tính toán lớn nhất lấy với tần suất p = 4%.
- D : Đà sóng ứng với MNDBT (m), (được xác định bằng cách đo trực tiếp trên bình đồ lòng hồ).
- g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 (m/s2).
- H : Chiều sâu nước trước đập (m).
H = MNDBT – Zđáy .
- as : Góc kẹp giữa trục dọc của đập và hướng gió.
b) Xác định hsl
Theo quy phạm C1 – 78, chiều cao sóng leo có mức bảo đảm 1% xác định như sau :hsl 1% = K1.K2.K3.K4.hs 1%. (6-5)
Trong đó :
- hs 1% : chiều cao sóng ứng với mức bảo đảm 1%.
- K1, K2, K3, K4 : Các hệ số.
- hs 1% được xác định như sau ( theo QPTL C1 – 78) :
- Giả thiết rằng trường hợp đang xét là sóng nước sâu (6-6)
- Tính các đại lượng không thứ nguyên ,
Trong đó :
t - Thời gian gió thổi liên tục (s), do không có tài liệu nên ta có thể lấy t = 6 giờ.
- Tra đường bao đồ thị hình P2-1, ta xác định được các đại lượng không thứ nguyên , .
- Chọn trị số nhỏ trong 2 trị số tra được ở trên. Từ đó xác định được các giá trị: nhưsau:(6-7)
(6-8)
(6-9)
- Kiểm tra lại điều kiện sóng nước sâu theo (3-6)
Nếu thoả mãn => ta tính tiếp :
(-) Tính hs 1% :
(6-10) Trong đó :
- K1% - Hệ số ứng với mức bảo đảm 1%, tra ở đồ thị hình P2-2 ứng với đại lượng
- Hệ số K1, K2 tra ở bảng P2-3 phụ thuộc vào đặc trưng lớp gia cố mái và độ nhám tương đối trên mái.
Ở đây ta chọn hình thức gia cố mái đá lát khan và độ nhám tương đối D/hs1%< 0,02 => K1 = 0,9,và K2 = 0,8.
- Hệ số K3 tra ở bảng P2-4 phụ thuộc vào vận tốc gió và hệ số mái m.
- Hệ số K4 tra ở đồ thị, phụ thuộc vào hệ số mái m và trị số
6.3.4 Kết quả tính toán
Kết quả tính toán cao trình đỉnh đập như sau:Bảng 6‑3: Bảng tính cao trình đỉnh đập
THÔNG SỐ | TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN | ||
MNDBT | MNLTK | MNLKT | |
Zđáy | 709,5 | 709,5 | 709,5 |
MN(m) | 728,8 | 730,99 | 731,34 |
D (m) | 120 | 180 | |
V (m/s) | 23.17 | 16.1 | |
a (m) | 1,2 | 1,0 | 0,3 |
Δh (m) | 0,0006 | 0,0004 | |
gD/V2 | 2,19 | 6,81 | |
gt/V | 9145.27 | 13161.24 | |
0,0013 | 0,004 | ||
0,3 | 0,6 | ||
0,07 | 0,11 | ||
0,71 | 0,98 | ||
0,78 | 1,51 | ||
K1% | 2,1 | 2,1 | |
hs1%(m) | 0,15 | 0,22 | |
K1 | 0,71 | 0,75 | |
K2 | 0,53 | 0,6 | |
K3 | 1,5 | 1,35 | |
/hs1% | 5,25 | 6,82 | |
K4 | 1,2 | 1,5 | |
Ka | 1,0 | 1,0 | |
hsl1% | 0,1 | 0,2 | |
Zđđ | 730,10 | 732,19 | 731,64 |
Zchọn | 732,19 |
6.3.5 So sánh đánh giá cao trình đỉnh đập
6.3.5.1 Cao trình đỉnh đập yêu cầu
Căn cứ và kết quả tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ (xem chi tiết
trong báo cáo chuyển đề thủy lực, thủy văn) và tiêu chuẩn hiện hành thì
cao trình đỉnh đập Hà Ra Nam theo yêu cầu là +732,19m.
6.3.5.2 Cao trình đỉnh đập thực tế
Kết quả đo đạc địa hình cho thấy, cao trình đỉnh đập hiện tại (đỉnh tường chắn sóng) đạt giá trị là +732,2 m.
6.3.5.3 Nhận xét và đánh giá
Căn cứ vào tài liệu thu thập, kết quả tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ, kết với hợp tính toán kiểm tra cao trình đỉnh đập Hà Ra Nam, theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN-8216-2009 thì đập Hà Ra Namđảm bảo yêu cầu về cao độ.6.4 -KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.4.1 Kết luận
Kết quả tính toán kiểm tra cao trình đỉnh đập cũng cho thấy đập đảm bảo yêu cầu về cao độ đỉnh đập6.4.2 Kiến nghị
Kết quả tính toán thủy văn cho thấy, trong trường hợp có lũ cao trình đỉnh đập cao hơn mực nước lũ gia cường 0,36m. Do vậy, đập làm việc đảm bảo an toàn.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén TCVN-8216-2009, cũng như kết quả tính toán dòng chảy lũ và điều tiết lũ, kiểm tra cao trình đỉnh đập, tính toán thấm, tính toán ổn định trượt cho thấy đập Hà Ra Nam:
- Đáp ứng được các yêu cầu đối với công tác quản lý an toàn đập;
- Đảm bảo yêu cầu về cao độ đỉnh đập;
- Đảm bảo các yêu cầu về ổn định thấm;Đảm bảo các yêu cầu về ổn định trượt;
- Đảm bảo dòng chảy lũ và điều tiết lũ của hồ chứa;
- Thực hiện theo đúng nội dung pháp lệnh phòng chống lụt bão, quyết định, và chỉ thị liên quan.
Kiến nghị
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mọi trường hợp bất lợi, Tư vấn kiểm định kiến nghị một số vấn đề sau:
- Các hồ chứa miền Trung Tây Nguyên chủ yếu là đập đất đầm
nén bằng các vật liệu đất đỏ Bazan (đập Hà Ra Nam)nên xuất hiện
một số tổ mối trong thân đập. Do đó chủ đập cần thường xuyên
kiểm tra theo dõi thân đập bằng mắt thường kết hợp các thiết
bị chuyên dụng để kịp thời phát hiện các tổ mối, từ đó đề
xuất các biện pháp xử lý kịp thời. Một trong những giải pháp
hữu hiệu hiện nay để xử lý mối trong thân đập mà Tư vấn
khuyến nghị Chủ đập Hà Ra Nam nên áp dụng là biện pháp xử lý diệt
mối tại tổ, phụt vữa lấp bịt sau đó tiến hành phòng mối. Đây là biện
pháp hiệu quả và triệt để về mối nhằm mục đích tiêu diệt tổ mối đồng
thời phụt sét bịt các lỗ rỗng do mối tạo nên trong thân đập nhằm xử lý
triệt để các ẩn hoạ do mối đã gây ra và phòng mối trong mùa bay giao
hoan phân đàn bay vào thân đập làm tổ. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi
kỹ thuật cao và đơn vị thi công phải có thiết bị chuyên dụng trong việc
xử lý mối cho công trình thuỷ lợi.
- Tổ chức thực hiện công tác quan trắc bồi lắng hồ chứa theo chu kỳ và
trên toàn bộ hồ chứa để đưa ra biện pháp xử lý và đánh giá tuổi thọ của
công trình.
- Cần triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc chuyển dịch đứng và chuyển
dịch ngang. Theo đó, số liệu sẽ được đo theo từng chu kỳ: Thời kỳ đầu
năm, thời kỳ kiệt trước lũ, thời kỳ lũ, thời kỳ MNDBT và thời kỳ trước
lũ năm sau để có những số liệu quan trắc liên tục và có độ tin tưởng
cao. Qua đó đánh giá được chất lượng của thiết bị quan trắc cũng như thể
hiện được quy luật của quá trình ổn định đập.
- Ngoài việc lưu trữ số liệu trong máy tính cần in ấn báo cáo định kỳ
theo các đợt đo, các chu kỳ đo để việc theo dõi có hệ thống. Trong công
tác lập báo cáo nên đề cập đầy đủ các nội dung như: Kết qủa phân tích
số liệu, dự báo xu hướng tăng hoặc giảm của các số đọc trong thời gian
tới, các kết luận và đề nghị liên quan đến thiết bị quan trắc; Đề xuất
lịch quan trắc cho thời gian tiếp theo.
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN THỦY VĂN
Hình PL1: Đường tần suất lượng mưa max vùng suối Hà Ra Nam
Hình PL2: Đường tần suất lượng mưa năm trạm Pơrơmơ
Hình PL3: Đường tần suất dòng chảy năm đến lưu vực Hà Ra Nam
Hình PL2: Đường tần suất lượng mưa năm trạm Pơrơmơ
Hình PL3: Đường tần suất dòng chảy năm đến lưu vực Hà Ra Nam
CROPWAT : 18 November 2014
┌──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┐
│ Reference Evapotranspiration ETo according Penman-Monteith │
├==========================================================================┤
│ Country : VIET NAM Meteo Station : PLEI KU ( yr) │
│ Altitude : 800 meter Coordinates : 13.59 N.L. 108.00 E.L │
├──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ Month AvgTemp Humidity Windspeed Sunshine Sol.Radiat. ETo-PenMon │
│ °C % km/day hours MJ/m²/day mm/day │
├──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ January 19.4 79 268 8.3 18.5 3.2 │
│ February 21.3 77 277 9.3 21.5 3.9 │
│ March 23.2 75 242 8.9 22.6 4.5 │
│ April 24.8 76 190 7.8 21.6 4.5 │
│ May 25.1 79 181 6.7 19.7 4.2 │
│ June 24.5 83 268 4.7 16.5 3.6 │
│ July 24.1 84 251 4.5 16.2 3.5 │
│ August 23.8 85 302 3.8 15.3 3.3 │
│ September 23.9 85 164 4.5 16.0 3.3 │
│ October 23.0 84 181 5.8 16.9 3.3 │
│ November 21.8 83 277 6.6 16.5 3.1 │
│ December 20.1 81 294 7.5 16.9 3.1 │
├──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ YEAR 22.9 81 241 6.5 18.2 1316 │
└──────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘
Hình PL4: Tính ET0
CROPWAT : 18 November 2014
┌─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┐
│ Rice Evapotranspiration and Irrigation Requirements │
├=============================================================================┤
│ Climate : PLKU85 Station: PLEIKU │
│ Crop : RICE DONG XUAN Date of Transplant : 5 January │
│ Effective Rainfall: 0 % │
├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ Month Stage Area Coeff ETcrop Perc. LPrep RiceRq EffRain IRReq. IRReq │
│ Decade % mm/day mm/dy mm/dy mm/day mm/dec mm/day mm/dec │
├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ Dec 3 N/L 0.25 1.07 0.84 0.6 12.0 13.4 0.1 13.40 67.0 │
│ Jan 1 L/A 0.75 1.16 2.75 1.7 12.0 16.5 1.0 16.38 163.8 │
│ Jan 2 A 1.00 1.20 3.84 2.3 0.0 6.1 0.8 6.06 60.6 │
│ Jan 3 A 1.00 1.20 4.12 2.3 0.0 6.4 1.0 6.32 63.2 │
│ Feb 1 A/B 1.00 1.19 4.37 2.3 0.0 6.7 1.3 6.54 65.4 │
│ Feb 2 B 1.00 1.17 4.55 2.3 0.0 6.9 1.6 6.69 66.9 │
│ Feb 3 B 1.00 1.13 4.65 2.3 0.0 6.9 3.3 6.62 66.2 │
│ Mar 1 B/C 1.00 1.11 4.77 2.3 0.0 7.1 4.3 6.64 66.4 │
│ Mar 2 C 1.00 1.10 4.95 2.3 0.0 7.3 5.6 6.69 66.9 │
│ Mar 3 C 1.00 1.10 4.95 2.3 0.0 7.3 10.7 6.18 61.8 │
│ Apr 1 C/D 1.00 1.09 4.91 2.1 0.0 7.0 15.8 5.44 54.4 │
│ Apr 2 D 1.00 1.07 4.80 1.6 0.0 6.4 20.8 4.35 43.5 │
│ Apr 3 D 1.00 1.03 4.55 1.0 0.0 5.6 28.4 2.71 27.1 │
│ May 1 D 1.00 1.00 4.30 0.3 0.0 4.6 18.7 2.74 13.7 │
├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ Totals 558 253 240 1000 114 887 │
└─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘
Hình PL5: Mức tưới Lúa Đông Xuân
CROPWAT : 18 November 2014
┌─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┐
│ Rice Evapotranspiration and Irrigation Requirements │
├=============================================================================┤
│ Climate : PLKU85 Station: PLEIKU │
│ Crop : RICE MUA Date of Transplant : 5 June │
│ Effective Rainfall: 0 % │
├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ Month Stage Area Coeff ETcrop Perc. LPrep RiceRq EffRain IRReq. IRReq │
│ Decade % mm/day mm/dy mm/dy mm/day mm/dec mm/day mm/dec │
├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ May 3 N/L 0.25 1.18 1.18 0.8 14.0 15.9 5.9 15.34 76.7 │
│ Jun 1 L/A 0.75 1.23 3.51 2.3 14.0 19.8 36.6 16.10 161.0 │
│ Jun 2 A 1.00 1.26 4.54 3.0 0.0 7.5 50.4 2.50 25.0 │
│ Jun 3 A 1.00 1.26 4.49 3.0 0.0 7.5 50.9 2.40 24.0 │
│ Jul 1 B 1.00 1.24 4.37 3.0 0.0 7.4 51.5 2.22 22.2 │
│ Jul 2 B 1.00 1.19 4.18 3.0 0.0 7.2 52.1 1.96 19.6 │
│ Jul 3 B/C 1.00 1.16 3.99 3.0 0.0 7.0 52.8 1.71 17.1 │
│ Aug 1 C 1.00 1.15 3.87 3.0 0.0 6.9 53.4 1.53 15.3 │
│ Aug 2 C 1.00 1.15 3.79 3.0 0.0 6.8 54.1 1.39 13.9 │
│ Aug 3 C 1.00 1.15 3.80 3.0 0.0 6.8 53.1 1.49 14.9 │
│ Sep 1 D 1.00 1.14 3.77 2.5 0.0 6.3 52.7 0.99 9.9 │
│ Sep 2 D 1.00 1.13 3.71 1.8 0.0 5.5 52.1 0.26 2.6 │
│ Sep 3 D 1.00 1.11 3.66 0.9 0.0 4.5 47.5 0.00 0.0 │
├─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┤
│ Totals 483 318 280 1015 613 402 │
└─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘
Hình PL6: Mức tưới Mùa
Bảng PL 1: Bảng tính toán điều tiết lũ thiết kế 0,2%
Btràn1 | 14,0 | m | Btràn2 | 0 | MNTL | 728,80 | m |
m1 | 0,460 | m2 | 0 | MNGC | 731,34 | m | |
Ngưỡng 1 | 728,8 | m | Ngưỡng 2 | 0 | Ho1 | 2,54 | m |
Dt | 1800 | Sec | MNVH | 728,80 | T. Qxả | 115,6 | m3/s |
Thời đoạn | Qđến | Qxả | DQ | DW | W | Zhồ | Qxả |
m3/s | m3/s | m3/s | 106m3 | 106m3 | m | m3/s | |
2,397 | 728,80 | ||||||
1,0 | 34,3 | 0,9 | 33,4 | 0,060 | 2,46 | 729,00 | 0,9 |
1,5 | 115,6 | 10,3 | 105,3 | 0,190 | 2,65 | 729,61 | 10,3 |
2,0 | 212,9 | 41,1 | 171,8 | 0,309 | 2,96 | 730,54 | 41,1 |
2,5 | 198,6 | 82,8 | 115,8 | 0,208 | 3,16 | 731,13 | 82,8 |
3,0 | 154,1 | 108,4 | 45,7 | 0,082 | 3,25 | 731,34 | 108,4 |
3,5 | 115,6 | 115,6 | 0,0 | 0,000 | 3,25 | 731,34 | 115,6 |
4,0 | 88,0 | 111,8 | -23,8 | -0,043 | 3,20 | 731,23 | 111,8 |
4,5 | 63,0 | 102,1 | -39,1 | -0,070 | 3,13 | 731,05 | 102,1 |
5,0 | 46,0 | 89,3 | -43,3 | -0,078 | 3,06 | 730,83 | 89,3 |
Hình PL7: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ Hà Ra Nam P=0,2%
Bảng PL 2: Bảng tính toán điều tiết lũ thiết kế 1,0%
Btràn1 | 14,0 | m | Btràn2 | 0 | MNTL | 728,80 | m |
m1 | 0,460 | m2 | 0 | MNGC | 730,99 | m | |
Ngưỡng 1 | 728,8 | m | Ngưỡng 2 | 0 | Ho1 | 2,19 | m |
Dt | 1800 | Sec | MNVH | 728,80 | T.Qxả | 91,0 | m3/s |
Thời đoạn | Qđến | Qxả | DQ | DW | W | Zhồ | Qxả |
m3/s | m3/s | m3/s | 106m3 | 106m3 | m | m3/s | |
2,397 | 728,80 | ||||||
1,0 | 18,0 | 0,4 | 17,6 | 0,032 | 2,429 | 728,91 | 0,4 |
1,5 | 90,0 | 6,0 | 84,0 | 0,151 | 2,580 | 729,40 | 6,0 |
2,0 | 165,6 | 27,9 | 137,8 | 0,248 | 2,828 | 730,17 | 27,9 |
2,5 | 159,2 | 59,4 | 99,8 | 0,180 | 3,008 | 730,69 | 59,4 |
3,0 | 130,6 | 81,8 | 48,8 | 0,088 | 3,096 | 730,95 | 81,8 |
3,5 | 99,1 | 91,0 | 8,1 | 0,015 | 3,110 | 730,99 | 91,0 |
4,0 | 73,1 | 89,6 | -16,5 | -0,030 | 3,081 | 730,90 | 89,6 |
4,5 | 53,0 | 82,2 | -29,2 | -0,053 | 3,028 | 730,75 | 82,2 |
5,0 | 40,0 | 72,6 | -32,6 | -0,059 | 2,969 | 730,58 | 72,6 |
Hình PL8: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ Hà Ra Nam P=1,0%
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét