hay chuyện Gieo và Gặt
Võ Hương
An
Nhà
Nghiên cứu, Hoa Kỳ.
“Ai công
hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?
Thế
Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!”
Người
Việt Nam chơi câu đối đều biết đến đôi câu đối trứ danh này bởi vế ra mang nghĩa
thách thức cả về nội dung lẫn hình thức với 4 chữ ai nhiều nghĩa, và vế đối đã
hiên ngang trả lời chan chát không một chút do dự, nhún mình. Người ra câu đối
là Đặng Trần Thường, thuộc phe chiến thắng; người đối lại là Ngô Thì Nhậm,
thuộc phe chiến bại. Nhưng vì đâu nên nỗi?
“Ai dễ
biết ai” – Hồi một
Ngô Thì
Nhậm (1746 – 1803) – từ năm 1848 trở đi đổi gọi là Ngô Thời Nhiệm vì kiêng húy
của vua Tự Đức là Nhậm và Thì – vốn thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc của đất
Bắc, con của Ngô Thì Sĩ, quê làng Tả Thanh Oai, nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội.
Vốn thông minh, học giỏi nên năm 21 tuổi đỗ giải nguyên (thủ khoa hương cống,
1768), rồi tiến sĩ (1775), và ra làm quan vào đời chúa Trịnh Sâm (1763 – 1782)
đến chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc, sau qua Thái Nguyên.
Năm
1788, vâng lệnh Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Văn Nhậm (rể Nguyễn Nhạc) đem quân
ra Bắc, diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, đuổi vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc.
Cũng trong năm đó, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm, thu lại
binh quyền, trực tiếp cai trị Bắc hà và kêu gọi các cựu thần nhà Lê ra hợp tác.
Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Ngô Thì Nhậm… là ba trong số những người hưởng
ứng lời kêu gọi của tân triều.
Vốn đã
nghe tiếng Ngô Thì Nhậm nên khi được ông này ra hợp tác, Bắc Bình Vương rất lấy
làm mừng, coi Nhậm như là của trời dành cho. Nhậm được phong ngay làm Tả Thị
lang bộ Lại và chỉ một thời gian sau đó, thăng làm Thượng thư bộ Lại rồi Thượng
thư bộ Binh. Khi Bắc B.nh Vương về lại Phú Xuân thì Ngô Thì Nhậm là một trong
những người được tin cậy giao nhiệm vụ hợp tác với Đại Tư Mã Ngô Văn Sở, Đô đốc
Nguyễn Văn Tuyết, Nội hầu Phan Văn Lân lo việc cai trị Bắc hà. Quả thật, Ngô
Thì Nhậm đã không phụ lòng tin tưởng của Bắc Bình Vương. Khi quân Thanh ồ ạt
xâm lăng Việt Nam dưới chiêu bài “phù Lê”, chính Ngô Thì Nhậm đã đưa ra kế
hoạch bỏ ngỏ Thăng Long, rút đại quân về giữ đèo Tam Điệp để bảo toàn lực lượng
trong khi chờ viện binh từ Phú Xuân ra. Rồi sau khi đại thắng quân Thanh, cũng
chính nhờ ngòi bút tài ba của Ngô Thì Nhậm qua những văn thư ngoại giao khôn
khéo mà tránh được can qua có thể tiếp diễn giữa hai nước, biến nỗi tức giận
thua trận của vua khi vua Quang Trung thăng hà (1792) thì ông không còn được
tín nhiệm như trước nữa nên cáo lão về hưu.
Còn Đặng
Trần Thường (1759 – 1813) là ai?
Đại Nam liệt truyện
(sau đây gọi tắt là Liệt truyện) viết khá chi tiết về cuộc đời của ông này.
Theo đó, Đặng TrầnThường người huyện Chương Đức, trấn Sơn Nam (nay thuộc Chương
Mỹ, Hà Nội) cũng thuộc con nhà dòng dõi, đậu Sinh đồ (Tú tài) cuối đời Lê, có
quen biết với Ngô Thì Nhậm từ hồi ở huyện Thanh Oai. Vốn học rộng và tự biết
mình có tài nhưng chưa được ai biết đến nên khi thấy Ngô Thì Nhậm ra cộng tác
với Tây Sơn và được trọng dụng thì ông tìm đến gặp Nhậm để nhờ tiến cử.
Theo
Wikipedia, thấy thái độ khúm núm nhờ vả của Thường làm mất phong độ kẻ sĩ, Nhậm
đã nói rằng:
“Ở đây
cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn
ra cúi thì đi nơi khác”.1
Riêng
Liệt truyện thì thuật lại rằng, trong cuộc gặp gỡ này, Nhậm đã không nhiệt tình
giúp đỡ mà còn lên mặt kẻ cả đang lên voi, cho Thường một bài học khi hai người
bàn về việc đời.
Nhậm
nói: “Người quân tử quí ở chỗ biết thông biến mới có thể làm nên được công nghiệp, chứ kẻ thất phu chỉ biết tự tin
mình, rồi có ích gì.”
Thường
nghe vậy, rũ áo đứng dậy ra về. Về đến nhà, ông nói với người nhà:
“Ta sẽ
giết tên giặc ấy”2 và quyết chí tìm đường vào Nam để tiến thân với Nguyễn Vương
nhưng chưa có cơ hội.
Tại miền
Nam ,
sau khi tái chiếm Gia Định năm 1787, thế lực Nguyễn Vương ngày một mạnh.
Năm
1793, Nguyễn Vương lấy lại thành Diên Khánh và cuối năm đó, giao cho Đông cung
Cảnh (tức Hoàng tử Cảnh) trấn giữ thành này. Vương cũng đồng thời cử một cận
thần là Nguyễn Đình Đắc bí mật ra Bắc tìm người có tài để thuyết phục vào Nam giúp sức.
Đang
muốn vào Nam, nay gặp được Nguyễn Đình Đắc là người có thẩm quyền được ủy nhiệm
tìm đến cầu hiền thì còn cơ hội nào tốt hơn, đúng là vận hên đã tới, nên sau
cuộc gặp gỡ này, Đặng Trần Thường rủ Nguyễn Bá Xuyên và vài người đồng chí
hướng khác nữa vượt biển vào Nam.
Đặng
Trần Thường đầu tiên cập bến Diên Khánh, nơi Đông cung Cảnh đang trấn nhậm. Yết
kiến Đông cung, Thường không lạy mà chỉ vái ba cái (hành tam khấu lễ) với lời
thưa rằng chưa gặp quân vương (Nguyễn Vương) nên chưa dám lạy Thái tử. Có lẽ đã
được Nguyễn Vương hay Nguyễn Đình Đắc thông báo trước, lại thêm cái phong độ ra
mắt của Thường hơi khác người – tôn kính nhưng không hạ mình, sợ sệt – nên Đông
cung Cảnh sinh biệt nhãn, tiếp đón Đặng Trần Thường khá niềm nở, vui vẻ, tặng
tiền lộ phí rất hậu để Thường dong buồm đi tiếp vào Gia Định.
Mùa xuân
năm Giáp Dần (1794), thuyền đến cửa Cần Giờ. Ông cho người đi trước, mang biểu
dâng lên Nguyễn Vương. Chúa Nguyễn xem biểu, thấy đây là người có tài nên ra
lệnh cho tả hữu rằng khi Thường đến thì đưa vào ra mắt ngay. Trong cuộc gặp gỡ
đầu tiên, qua đối đáp rất trúng , Nguyễn Vương nhận ra đây là người mà Vương
đang cần để giúp chóng hoàn thành nghiệp lớn nên tỏ rõ trọng đãi, ban ngay 300
quan tiền và 100 phương gạo để làm phương tiện định cư ban đầu.
Thấy
được Nguyễn Vương biết tài và tin cậy nên từ đó Đặng Trần Thường ra sức bày mưu
hiến kế để đem lại chiến thắng cho quân Gia Định. Ngay trong năm đầu tiên
(1794) ở miền Nam, ông đã được đi theo đạo quân do Nguyễn Vương chỉ huy, giữ
việc tham mưu, ra giải vây thành Diên Khánh cứu Đông cung Cảnh.
Với
thành tích này, Đặng Trần Thường được thăng làm Hữu Tham tri bộ Lại (chỉ đứng
sau Tả Tham tri và Thượng thư). Từ đó, ông thường được phái theo các đạo quân
lớn của các tướng kỳ cựu như Tôn Thất Hội, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành,
Lê Văn Duyệt, khi th. giữ vai tham mưu, khi thì giữ chức phó tướng, chỉ huy một
cánh quân, phối hợp chiến đấu, lập được nhiều công trạng.
Năm 1802,
vua Gia Long tiến quân ra Bắc, chấm dứt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước. Chức
Tổng trấn Bắc Thành được lập ra, giao cho Nguyễn Văn Thành trông coi việc cai
trị và trị an miền Bắc (gồm 11 trấn) với sự giúp đỡ của ba cơ quan lớn là Tào
Binh, Tào Hộ và Tào Hình. Đặng Trần Thường coi Tào Binh. Năm 1809, ông được
thăng Thượng thư bộ Binh nhưng vẫn coi Tào Binh, mùa đông năm 1810 được triệu
về Kinh.
Trở lại,
vào mùa Xuân năm 1803, ba cựu Thượng thư của triều Tây Sơn là Ngô Thì Nhậm,
Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan, sau một thời gian trốn tránh đã ra đầu thú vì
nghe có lệnh tha. Cả ba được giải về Kinh.
Đặng
Trần Thường nhân dịp này, dâng sớ, nói: “Bọn Nhậm là bề tôi nhà Lê, nỡ cam tâm
thờ giặc [Tây Sơn], đặt lời dối trá để lừa bịp nước Thanh, hãm đồng loại vào
con đường bất nghĩa… Thực là người có tội trong danh giáo, nếu không giết đi,
lấy gì để răn bảo người sau”.3
Vua giao
vụ việc cho các quan nghị tội. Nguyễn Văn Thành nói rằng tội của bọn Nhậm thật
quá đáng chết nhưng vì đãcó chiếu chỉ tha tội cho người ra đầu thú, nên nếu bây
giờ giết đi, hóa ra nhà vua thất tín. Vì vậy, triều đình quyết định chỉ đem ba
người ra trước Văn Miếu Thăng Long đánh đòn rồi tha về.
Đặng
Trần Thường là người chủ trì việc thi hành án phạt. Chính trong cuộc giáp mặt
sau mười lăm năm không gặp này đã làm nảy sinh đôi câu đối bất hủ. Ngồi trên
ghế nơi công đường oai vệ. Đặng Trần Thường hất hàm hỏi Ngô Thì Nhậm đang quỳ
dưới sân:
Ai công
hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?
Họ Ngô
không chút e dè, lấy mệnh trời đáp ngay:
Thế
Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!
Thấy tới
bước đường cùng này mà kẻ thù xưa vẫn không chịu hạ mình thua cuộc, Đặng Trần
Thường lấy làm giận lắm, sai lính đánh đòn. Sau khi cả ba cựu thần Tây Sơn chịu
đòn xong thì được về nhà, hai người kia bình thường, riêng Ngô Thì Nhậm về nhà
mấy hôm sau thì mất. Liệt truyện nói rằng, vì Nhậm bị đau quá, chịu không nổi
mà chết nhưng nguồn tin khác lại ghi nhận rằng vì thù xưa quyết trả nên Thường
đã bí mật ra lệnh cho lính tẩm thuốc độc vào roi, đánh thật đau, gây thành
thương tích, thuốc ngấm vào người, về nhà thì tất Nhậm phải chết.
Wikipedia
dẫn nguồn tài liệu không rõ kể rằng, trước khi chết, Ngô Thì Nhậm có làm bài
thơ, sai người nhà chuyển đến cho Đặng Trần Thường, như sau:
Ai tai
Đặng Trần Thường
Chân như
yến xử đường
Vị Ương
cung cố sự
Diệc nhĩ
thị thu trường.
Nghĩa
là:
Thương
thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm
tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao
tổ, rồi bị Hán Cao tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cuộc của ngươi rồi cũng thế đó.
Tạm
dịch:
Thương
thay Đặng Trần Thường
Tổ yến
nhà xử đường
Vị Ương
cung chuyện cũ
Tránh
sao kiếp tai ương?”
Quả
nhiên bài thơ ứng nghiệm như một lời tiên tri hay một lời nguyền. Nhưng đó là
câu chuyện thuộc “Ai dễ biết ai” – Hồi hai. Riêng tôi, không mấy tin chắc rằng
đó là thơ của Ngô Thì Nhậm; biết đâu sau này có người hiếu sự, sau khi biết rõ
cuộc đời hai người trong cuộc đã làm ra bài thơ đó cho đậm đà câu chuyện!
“Ai dễ
biết ai” – Hồi hai
Tây Sơn
có một tướng tài, người huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là Lê Chất (1774 – 1826),
hễ quân Gia Định của Nguyễn Vương đụng trận với Lê Chất thì thường thua đậm.
Chất làm
đến chức Đô đốc, dưới quyền của Tư lệ Lê Trung. Từ năm 1797, khi thấy nội tình
bất ổn và suy yếu của Tây Sơn, Chất đã có ý hàng Nguyễn Vương nhưng chưa có
dịp.
Khi Lê
Trung bị vua Cảnh Thịnh giết, Lê Chất sợ bị vạ lây, bèn giả chết bằng cách đem
một người có khuôn mặt giống mình cho uống thuốc độc, rồi phao lên Chất đã sợ
mà tự tử, làm ma chay xong, ông bí mật đem mẹ và vợ con trốn vào núi Trà Bồng
để tránh sự truy nã.
Màn kịch
diễn ra hay đến nỗi ai cũng lầm, ngay cả mẹ Lê Chất lúc đầu cũng tưởng con mình
chết thật, thương khóc thảm thiết. Sau đó, nhờ người giới thiệu, Lê Chất trốn
vào Quy Nhơn đầu quân dưới trướng Đại Tổng quản Lê Văn Thanh.
Năm
1799, khi Võ Tánh đem quân đánh thành Quy Nhơn, Lê Chất đem 200 thuộc hạ về
hàng, Nguyễn Vương cho đặt dưới quyền điều khiển của Võ Tánh, lập được nhiều
chiến công ban đầu. Thu phục được thành này, vua đổi tên làm Bình Định, cho Lê
Chất làm Tả đồn Thống chế. Sau đó thành bị Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu đem quân
thủy bộ vào vây đánh rất ngặt, Võ Tánh phải vào thành cố thủ, phái Lê Chất về
Gia Định.
Năm
1801, Nguyễn Vương đem đại binh giải vây Bình Định, Lê Chất giữ vai tiên phong,
đánh rất hăng nhưng trước lực lượng bao vây hùng hậu của Tây Sơn, không làm gì
được. Theo đề nghị của Võ Tánh, đạibinh Nguyễn Vương tiến ra đánh Phú Xuân. Lê
Chất và Lê Văn Duyệt dẫn quân đi trước, đã phối hợp nhịp nhàng chọc thủng được
phòng tuyến Tư Hiền, mở đường tái chiếm cố đô, lập công đầu.
Khi Lê
Văn Duyệt, Lê Chất và Nguyễn Văn Thành được lệnh đem quân vào giải vây cho Võ
Tánh và Ngô Tùng Châu ở thành Bình Định thì thành này đã thất thủ và cả hai đều
tuẫn tiết.
Năm
1802, Nguyễn Vương ban bố niên hiệu Gia Long tại Phú Xuân, mở đầu một triều đại
mới, sau đó cùng Lê Văn Duyệt, Lê Chất và các tướng khác đem quân ra Bắc, truy
quét Tây Sơn, bắt được vua tôi Cảnh Thịnh, hoàn thành công cuộc thống nhất đất
nước.
Với công
trạng này, Lê Chất được phong tước Quận công, mang ấn Bình Tây Tướng Quân.
Thấy
Chất là bầy tôi mới, thuộc loại hàng thần mà được chức lớn, Đặng Trần Thường
nói với những người thân cận rằng:
“Chất mà
bình Tây thì ai bình Chất? Chất mà quận công thì ta nên 10 quận công”.
Lê Chất
nghe vậy rất hận Đặng Trần Thường nhưng để bụng và cũng biết đang có sự ganh
ghét ngấm ngầm nên trong lòng không yên, bèn dâng biểu nói:
“… tôi
bất tài, mới phụ, ví với các quan lao khổ vạn phần, tài không kịp một phần, đã
tước quận công, lại chưởng hậu quân, lạm ở cao quý, không dám tự đương, xin
xuống đứng cùng hàng với đô thống chế”4 nhưng vua không chịu.
Trong
thời gian vua Gia Long trị vì (1802 – 1820), Lê Chất đã được giao những nhiệm
vụ quan trọng sau:
– Năm
1803, cùng Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Khiêm đốc xuất hàng vạn quân binh xây dựng
Kinh thành Phú Xuân.
– Cũng
trong năm đó, đang khi hộ tống vua Gia Long ra Bắc nhận sắc phong của nhà
Thanh, đã theo lệnh vua cùng Nguyễn Văn Trương đem quân dẹp yên giặc biển ở
Quảng Yên. Khi trở về, tiếp tục cùng các đại thần khác trông coi việc xây dựng
cung điện, hoàng thành, tu sửa các lăng.
– Năm
1810, được cử làm Hiệp Tổng trấn Bắc thành.
– Năm
1813, làm Giám đốc Cục Bảo tuyền, cơ quan đúc tiền của Bắc thành.
– Năm
1818, làm Tổng trấn Bắc thành.
Năm
1826, Lê Chất xin nghỉ phép về quê Bình Định thì phát bệnh và mất tại đấy,
hưởng thọ 53 tuổi(ta). Vua Minh Mạng nghỉ chầu 3 ngày, ban các loại gấm, sa,
đoạn và 3.000 quan tiền để làm đám, tặng
hàm Thiếu phó, thụy Trung Nghị.
Bi kịch
“Ai dễ biết ai” – Hồi hai diễn ra khi Lê Chất lên nắm quyền ở Bắc Thành. Bấy
giờ là năm Gia Long thứ 10 (1811), Lê Chất giữ chức Hiệp trấn Bắc thành (Phó
Tổng trấn). Từ chỗ nghe phong thanh có sự man trá trong việc phong sắc thần
thời Đặng Trần Thường làm việc, Lê Chất tìm hiểu, điều tra, phát giác ra có đến
560 đạo sắc phong cho thần linh là giả mạo (sắc phong của vua là thật nhưng
thần giả, không đáng làm thần). Liên quan đến vụ này có Đặng Trần Thường, Tham
tri Bộ Lễ Nguyễn Gia Cát cùng với con là Nguyễn Dục và Thiêm sự Vũ Quý Dĩnh.
Điển hình là Vũ Quý Dĩnh đẫ làm sắc phong cho cha cố và bố mẹ vợ làm phúc thần
và làm gian cho người khác nữa, còn Đặng Trần Thường dư biết Hoàng Ngũ Phúc là
tướng họ Trịnh, người đã đem đại quân vượt lũy Trường Dục đánh chiếm Phú Xuân
năm 1774, tiêu diệt cơ nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong mà vẫn che giấu, xin
phong làm Thanh Danh Văn Võ Thánh Thần Đại Vương,… Khi bị xét hỏi, các người
liên hệ đều thú tội. Vua Gia Long nói:
“… Bọn
ngươi làm gian trá, dối người khinh thần, không tội nào lớn bằng. Và cuộc biến
loạn năm Giáp Ngọ (1774) Hoàng Ngũ Phúc là thủ ác, nay lại cất lên mà cho là
thần, thế chẳng phải là bán nước sao? Việc ấy còn nỡ làm thì việc gì lại chẳng
nỡ!”.5
Tất cả
đều bị hạ ngục và vua giao án cho Bộ Hình nghị tội. Phạm Như Đăng cho là tội
của Đặng Trần Thường nên cách chức, còn tội Gia Cát thì xử tử. Lê Bá Phẩm cho
rằng cả hai cùng tội như nhau, sao hình phạt lại khác, vậy phải xử tội chết cả
hai mới công bình. Vua chưa quyết định, đưa án nghị của Bộ Hình ra cho triều
đình xét lại. Các quan lớn như Nguyễn Văn Thành, Lê Quang Định, Nguyễn Đức
Huyên, Nguyễn Hữu Thận viện dẫn việc Thường và Cát đều có công, xin được theo
bát nghị (8 hạng người được chiếu cố, xem xét giảm nhẹ hình phạt luận tội) mà
xét xử.
Nhóm các
quan lớn khác như Trịnh Hoài Đức, Trần Văn Trạc theo lời nghị của Phạm Như
Đăng. Vua Gia Long quyết định:
Vũ Quý
Dĩnh bị án trảm (chém), Thường và Gia Cát bị án trảm giam hậu (giam lại, chém
sau).
Vào dịp
duyệt xét các vụ án vào mùa thu (thu thẩm) năm Gia Long thứ 12 (1813), vua nghĩ
thương tình cả hai đều có công trong thời gian phục quốc nên tha tội chết cho
Đặng Trần Thường và Nguyễn Gia Cát, chỉ xóa tên trong sổ bộ các quan (quan
tịch) và cho phép lưu ngụ tại Kinh.
Việc
thoát chết của Thường không làm cho Lê Chất hài lòng, ông nén lòng chờ cơ hội
khác.
Năm Gia
Long thứ 18 (1819), Lê Chất lên giữ chức Tổng trấn Bắc thành, quyền uy tột bậc.
Ông (hay thuộc hạ theo lệnh ông?) phát hiện ra những việc làm sai trái khác của
Đặng Trần Thường, chẳng hạn che giấu thuế đầm ao, che giấu việc kê khai sổ đinh
và sổ điền thổ (ẩn lậu đinh điền) liền tâu xin trị tội. Đặng Trần Thường liền
bị hạ ngục để điều tra. Trong ngục, ông làm bài Hàn Vương tôn phú, lấy chuyện
Hàn Tín giúp Lưu Bang dựng nên nhà Hán rồi bị vu tội để ví với mình, và khi có
rượu vào thìphát ngôn bừa bãi, có ý oán hận. Bởi vậy, khi vua giao vụ án cho
đình nghị, ông bị kết án giảo (thắt cổ ngay) và gia sản bị tịch thu.
Thế là
màn kịch Đặng Trần Thường hạ màn nhưng chưa hạ màn với Lê Chất, dù đã chết.
“Ai dễ
biết ai” – Hồi ba
Lúc sinh
thời, Lê Chất giao du thân mật với Lê Văn Duyệt. Hai người rất ăn ý với nhau;
năm 1824, ông cùng Lê Văn Duyệt rủ nhau xin từ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia
Định thành, gây khó xử cho vua Minh Mạng không ít.
Lê Văn
Duyệt mất vào năm 1832. Năm 1833, vua Minh Mạng bỏ chức Tổng trấn Gia Định
thành, đổi các trấn ở phía Nam làm tỉnh và đặt các chức Tổng đốc, Tuần vũ, Bố
chánh, Án sát. Cũng trong năm 1833, do sự hà khắc của Tổng đốc Bạch Xuân
Nguyên, con nuôi của Lê Văn Duyệt là Lê Văn khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An
và các tỉnh Nam Kỳ, triều đình mất ba năm hao binh tổn tướng mới dẹp yên.
Vua Minh
Mạng rất giận về việc này. Biết ý vua, người ta mới truy cứu trách nhiệm đến Lê
Văn Duyệt, làm thành án. Từ vụ Lê Văn Duyệt, Lại bộ Tả Thị lang Lê Bá Tú dâng
sớ hạch Lê Chất phạm 17 tội (vì khi còn sống, cả hai người này chơi thân với
nhau và ngầm cùng có ý không phục tùng vua). Khi vua giao triều đình nghị án,
các quan lớn khác như Tổng đốc Nguyễn Công Trứ, Tuần phủ Hà Thúc Lương, Hộ phủ
Trần Văn Tuyên lại tố cáo thêm tội khác và các đồng lõa khác.
Triều
đình kết án Chất 6 tội xử lăng trì (xẻo thịt cho tới chết), 8 tội trảm (chém
đầu) và 2 tội giảo (thắt cổ). Khi bản án dâng lên, vua Minh Mạng quyết định: vì
Chất đã chết (1826) nên sai Tổng đốc Võ Xuân Cẩm san bằng mộ phần, dựng bia đá
nơi mộ, đề mấy chữ “Gian thần Lê Chất phục pháp xử” (Đây là nơi gian thần Lê
Chất chịu hình phạt) để răn đời, truy thu các sắc phong, tịch thu gia sản (được
hơn 22 ngàn quan tiền), đem cấp cho dân nghèo 12 tỉnh Bắc Kỳ. Vợ là Lê Thị Sa
bị đày làm nô tì, các con là Cận, Trương, Thường, Ky đều bị trảm quyết.
Năm
1848, đời Tự Đức, Đông các Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn (nhạc gia của vua) xin vua
truy lục công của Chất, nhờ vậy cháu là Luận được làm Cai đội. Năm sau, Tổng
đốc Tạ Quang Cự xin vua rửa sạch tội cho Chất vua không chấp thuận, vì rằng về
tư cách và công trạng, không thể đem Chất sánh với Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn
Thành. Vua xem việc tha dựng bia kể tội và thu dụng cháu tên là Luận vào hàng
ngũ quan lại là đã tỏ ân điển của triều đình rồi.
Đến đây
thì chuyện Trong trần ai, ai dễ biết ai? tạm kết thúc. Quả thật danh lợi làm
điên đảo lòng người, gây ra biết bao thảm cảnh cho người, cười đó rồi khóc đó.
Nguyễn Công Trứ, sau mấy chục năm quay trong cơn lốc xoáy ấy, đến khi thoát ra
mới thấm thía mà hát rằng:
Kiếp sau
xin chớ làm người
Làm cây
thông đứng giữa trời mà reo
Giữa
trời vách đá cheo leo
Ai mà
chịu rét thì trèo với thông.
V.H.A.
Tạp chí
Nghiên cứu-Trao đổi số 56-8
CHÚ
THÍCH
1
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%C3%AC_Nh%E1%BA%ADm
2, 3, 4
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Tập 2, Bản dịch của Tổ phiên
dịch Viện Sử học (Huế: Thuận Hóa, 1997), 491, 494, 444.
5 Quốc
sử quán triều Nguyễn, Đại Nam
thực lục, Tập 1. Bản dịch của Tổ phiên dịch, Viện Sử học (Hà Nội: Giáo dục,
2002), 815.
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
Quốc sử
quán triều Nguyễn. 2002. Đại Nam
thực lục.Tập 1. Bản dịch của Tổ phiên dịch Viện Sử học. Hà Nội: Giáo dục.
Quốc sử
quán triều Nguyễn. 1997. Đại Nam
liệt truyện. Tập 2. Bản dịch của Tổ phiên dịch Viện Sử học. Huế: Thuận Hóa.
V.
Hương-An. 2012. Từ điển Nhà Nguyễn. Califonia: Nam Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét