XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Nguồn gốc câu nói: Chim dữ đã hết, thì cung nỏ tốt bị gác bỏ; thỏ đã săn hết, thì chó săn bị làm thịt

Việt Vương Câu Tiễn chỉnh đốn chính sự, khuyến khích sản xuất, làm cho thế nước dần dần giàu mạnh lên. Ông liền cùng hai đại phu là Văn Chủng và Phạm Lãi bàn bạc về kế hoạch đánh Ngô.
Lúc đó, Ngô Vương Phù Sai vì đã được làm bá chủ nên trở thành kiêu căng, ham mê hoang lạc. Văn Chủng khuyên Câu Tiễn dâng gái đẹp cho vua Ngô, Câu Tiễn liền sai người đi khắp nước để tìm những con gái đẹp nhất. Kết quả tìm được một cô gái tuyệt sắc tên là Tây Thi ở núi Trữ La (nay ở phía nam Chư Hý, tỉnh triết Giang). Câu Tiễn cử Phạm Lãi đưa Tây Thi sang dân cho Phù Sai.
Phù sai nhìn thấy Tây Thi có dung mạo tuyệt vời, như tiên giáng trần, hết lòng sủng ái.
Một lần, nước Việt Văn Chủng sang gặp Hạp Lử, nói nước Việt mất mùa, dân chúng bị đói, xin nước Ngô cho vay một vạn thạch lương, năm sau sẽ trả đủ.Phù Sai thấy có Tây Thi trước mặt, liền đáp ứng ngay.
Năm sau, nước Việt được mùa Văn Chủng lại mang một vạn thạch lương trả lại cho nước Ngô. Phù Sai thấy nước Việt giữ tín nghĩa, rất yên tâm và cao hứng, Ông ta vốc lúa lên xem, thấy hạt nào cũng căng may, liền nói với Bá Phỉ: “Hạt lúa của nước Việt căng mẩy hơn lúa của ta. Hãy phát một vạn thạch lúa này cho dân chúng làm giống.
Bá Phỉ đem số lúa đó phát cho nông dân, hạ lệnh đem gieo trồng. Đến mùa xuân, hạt giống được gieo xuống, đợi tái mười mấy ngày, vẫn không nảy mầm. Mọi người nghĩ, có thể là hạt giống tốt thì nảy mầm chậm chăng, liền kiên nhẫn chờ đợi thêm. Không ngờ, sau một số ngày nữa những hạt giống đó đều thối rữa hết. Họ muốn thay bằng hạt giống của nước Ngô, thì đã lỡ mất thời vụ.
Năm đó, nước Ngô gặp nạn đói lổn, dân chúng đều oán giận Phù Sai. Họ đâu có biết đó là kế của Văn Chủng. Một vạn thạch lúa đó đều đã được đem hấp chín rồi phơi khô, làm sao có thể mọc mầm được nữa?
Câu Tiễn nghe tin nước Ngô bị nạn đói, muốn nhân cơ hội đưa quân sang đánh.
Vàn Chủng nói: “Vẫn còn sớm. Một là, nước Ngô tuy bị đói, trong nước vẫn chưa khánh kiệt. Hai là, Ngũ Tử Tư còn đó, chưa dễ hành động”.
Câu Tiễn thấy Văn Chủng nói có lý, lại tiếp tục cho thao luyện binh mã và tuyển thêm quân.
Lịch sử Trung Quốc năm 484 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai muốn đi đánh Tề. Ngữ Tử Tư vội đi gặp Phù Sai, can: “Tôi nghe tin Câu Tiễn nằm gai nếm mật, đồng cam cộng khổ với dân chúng,’xem ra có ý muốn đánh báo thù nước Ngô. Nếu không trừ diệt Câu Tiễn, thì sẽ là hậu hoạ cho nước Ngô. Xin đại vương đi đánh nước Việt trước”.
Untitled
Phù Sai không chịu nghe theo lời Ngũ Tử Tư, cứ đem quân đánh Tề, kết quả thắng trận đem quân về. Văn võ bá quan đều tới chúc mừng, nhưng Ngũ Tử Tư lại nói: “Đánh lại được Tề, chỉ là mối lợi nhỏ; Nước Việt lại diệt nước Ngô, mới là mối họa lớn”.
Do đó, Phù Sai càng ngày càng chán ghét Ngũ Tử Tư, cộng thêm sự gièm pha của Bá Phỉ, nên Phù Sai trao cho Ngũ Tử Tư một thanh kiếm, buộc ông tự sát.
Trước khi chết, Ngũ Tử Tư uất hận nói với sứ giả của Phù Sai: “Hãy móc hai con mắt ta, treo trên cửa đông của nước Ngô để ta xem Câu Tiễn đánh vào như thế nào?”
Phù Sai giết Ngũ Tử Tư rồi, liền phong Bá Phỉ làm Thái Tể.
Năm 482 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai hẹn với Lỗ Ại Công, Tấn Định Công đến họp ở Hoàng Trì (nay ở Tây nam huyện Phong Khâu, tỉnh Hà Nam), đem theo tất cả quân tinh nhuệ, chỉ để lại một số quân già yếu.
Khi Phù Sai dương dương tự đắc từ Hoàng Trì trở về, thì Việt Vương Câu Tiễn đã đem đại quân sang chiếm đô thành Cô Tô. Quân Ngô từ xa trở về, đều rất mỏi mệt, lại gặp phải quân Việt được huấn luyện lâu ngày, tinh thần hăng hái. Hai bên giao chiến, quân Ngô đại bại.
Phù Sai không có cách nào khác, phải sai Bá Phỉ sang gặp Câu Tiễn xin hòa, Câu Tiễn bàn với Phạm Lãi, quyết định tạm thời chấp nhận giảng hòa, rút quân về nước.
Năm 475 trước Công nguyên, Câu Tiễn chuẩn bị đầy đủ, liền tiên công đại qui mô vào nước Ngô. Nước Ngô thua trận liên tiếp. Quân Việt bao vây đô thành nước Ngô suốt hai năm trời. Phù Sai không còn đường thoát, than thở; “Ta không còn mặt mũi nào gặp lại Ngũ Tử Tư nữa.” Nói xong, lấy tay áo che mặt tự sát.
Việt Vương Câu Tiễn diệt xong nước Ngô, ngồi tại triều dinh của Phù Sai. Phạm Lãi, Vãn Chủng và các quan lại khác đều tới triều kiến. Bá Phỉ, thái tể của nước Ngô cũng đứng ở đó để chờ phong thưởng. Hắn cho rằng mình đã giúp đỡ Câu Tiễn rất nhiều.
Câu Tiễn nói với Bá Phỉ: “Ngươi là đại thần của nước Ngô, ta không dám nhận ngươi làm bầy tôi. Ngươi hãy đi làm bạn với quốc quân của ngươi.”
Bá Phỉ nhục nhã lui ra. Câu Tiễn phái người đuổi theo, giết chết.
Diệt xong nước Ngô, Câu Tiễn lại dẫn đại quân vượt qua sông Hoài, họp với các nước chư hầu Trung Nguyên ở Từ Châu. Thiên Tử nhà Chu cũng phái sứ thần mang thịt tế đến tặng Câu Tiễn. Từ đó về sau, binh mã nước Việt hoành hành suốt dải Giang – Hoài, các nước chư hầu đều thừa nhận Việt là bá chủ.
Câu Tiễn đắc thắng trở về, mở đại hội mừng công, khen thưởng các công thần, nhưng thấy thiếu mặt Phạm Lãi. Truyền thuyết nói ông mang theo Tây Thi, thay tên đổi họ đi tới nước khác.
Trước khi đi, Phạm Lãi để lại cho Văn Chủng một bức thư nói: “Chim dữ đã hết, thì cung nỏ tốt bị gác bỏ;thỏ đã săn hết, thì chó săn bị làm thịt. Con người Câu Tiễn chỉ có thể chung hoạn nạn, chứ không thể chung yên vui. Ông nên bỏ đi cho mau”.
Văn Chủng không nghe. Một hôm, Câu Tiễn cử ngưòi đưa tới một thanh kiếm. Văn Chủng nhìn xem. thì đúng là thanh kiếm mà Phù Sai đã trao cho Ngũ Tử Tư. Ván Chủng hôi hận đã không tin theo lời của Phạm Lãi, đành phải tự sát. Ngô Việt tranh bá đã là một khúc vĩ thanh của thòi Xuân Thu. Theo đà phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất và các cuộc khởi nghĩa không ngừng của nô lệ, xã hội nô lệ dần dần tan rã. Đến năm 475 trước Công nguyên, bắt đầu thời kỳ Chiến quốc, xã hội Trung Quốc cũng bước sang chế độ phong kiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét