XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Quyết định số 70/1999/QĐ-UB quy định tạm thời về việc thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trong Tỉnh Gia Lai

 UỶ BAN NHÂN DÂN                     CỘNG HÒA  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      TỈNH GIA LAI                                         Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
       ---------------                                            ---------------------------------------
 Số: 70/1999/QĐ-UB                                 Pleiku, ngày 16 tháng 8 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
(Ban hành quy định tạm thời về việc thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trong Tỉnh Gia Lai)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
- Căn cứ điều 41 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994;
- Căn cứ vào Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố ngày 31//8/1994;
- Căn cứ Nghị định số: 112/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 25/8/1984 “V/v thu thủy lợi phí”;
          Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai.

QUYẾT ĐỊNH
          Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về việc thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trong tỉnh Gia Lai.
          Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành, những quy định của UBND Tỉnh về việc thu thủy lợi phí trước đây đều bãi bỏ.
          Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Pleiku, Giám đốc công ty thủy nông Gia Lai, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy nông và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:                                                                     T/M . ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
+ Bộ NN&PTNT.                                                                               CHỦ TỊCH
+Thường trực Tỉnh ủy                                                                            
+ Thường trực HĐND Tỉnh                                                               Đã ký
+ Như điều 3                                                                              Đào Quang Phổ
+ Sở KH & ĐT
+ Cục QLV &TSDNNN
+ Đài PT& TH Tỉnh                                                                             
+ Sở VH-TT
+ Lưu VT-NL-TH.                                                            
                                                                                 

UỶ BAN NHÂN DÂN                  CỘNG HÒA  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
       TỈNH GIA LAI                                         Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

        QUY ĐỊNH TẠM THỜI
Về việc thu thuỷ lợi phí các công trình thuỷ lợi trong tỉnh Gia Lai
(Ban hành theo Quyết định số 70/1999/QĐ-UB ngày 16/8/1999 của UBND tỉnh Gia Lai)
          Sau thời gian dài thực hiện Quy định số 253/QĐ-UB ngày 6/6/1985 “Quy định thu thủy lợi phí” do UBND Tỉnh Gia Lai – Kon Tum trước đây ban hành, đến nay quy định trên không còn phù hợp với tình hình thực tế do mức thu chưa tương xứng với từng loại hình dịch vụ, công tác tổ chức quản lý chưa đảm bảo theo quyết định số 13/1999/QĐ-UB của UBND Tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác bảo vệ công trình thủy lợi;
          Để phục vụ có hiệu quả và phát huy năng lực của từng công trình thủy lợi, không để tình trạng chỉ biết khai thác mà không đầu tư lại nhằm đảm bảo công trình không xuống cấp, tăng thêm tuổi thọ. Trong khi chờ Bộ Nông nghiệp & PTNT soạn thảo trình Chính phủ ban hành văn bản mới thay thế cho Nghị định 112/HĐ-BT phù hợp với các văn bản về luật và pháp lệnh đã ban hành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, UBND tỉnh Gia Lai Quy định tạm thời về việc thu thủy lợi phí như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1: Thủy lợi phí là chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc xây dựng chính sách thu thủy lợi phí ở Tỉnh Gia Lai căn cứ Nghị định số 112/HĐ-BT đồng thời có tính đến đặc thù riêng của từng vùng trong tỉnh. Mức thu thủy lợi phí trong Quy định này chưa tính đến khấu hao cơ bản các công trình xây đúc, bằng đất, các máy bơm lớn là thể hiện sự bao cấp một phần của Nhà nước cho người sản xuất nông nghiệp;
          Thủy lợi phí là khoản tiền (quy đổi sản phẩm theo thời giá) thuộc chi phí sản xuất mà hộ dùng nước phải trả, phải thanh toán với đơn vị phục vụ tưới trong quá trình sản xuất. Đó là chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào giá thành sản xuất;
          Điều 2: Mọi tổ chức, cá nhân được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ công trình thủy lợi (bao gồm: tưới, tiêu, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, vận tải thủy, nuôi cá, phát điện...) đều phải trả thủy lợi phí.
          Điều 3: Đối tượng áp dụng quy định này là các tổ chức, cá nhân được UBND Tỉnh cấp giấy phép hành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi (thực hiện phân cấp quản lý theo chương 3 về Quy định phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Quyết định số 13/QĐ-UB ngày 3/2/1999 của UBND Tỉnh Gia Lai) và sử dụng nước của công trình thủy lợi. Thu phí sử dụng nước ngầm theo Luật tài nguyên nước có hướng dẫn cụ thể riêng;
Chương II
MỨC THU THỦY LỢI PHÍ
          Điều 4: Mức thu thủy lợi phí đối với diện tích trồng lúa
        a - Trường hợp được tưới chủ động:
VÙNG TƯỚI
CÔNG TRÌNH AYUN HẠ
VÙNG TƯỚI KHÁC
TRONG TỈNH
LOẠI CÔNG TRÌNH




VỤ ĐX
(kg thóc khô/ha)
VỤ MÙA (kg thóc khô/ha)
VỤ ĐX
(kg thóc khô/ha)
VỤ MÙA (kg thóc khô/ha)
  1. Tưới tự chảy
  2. Bơm điện (dầu)
350
450
300
400
250
450
200
400
          * Tưới chủ động là áp dụng biện pháp tưới hợp lý (dẫn nước hoặc bơm, tát) cung cấp đảm bảo đủ nhu cầu dùng nước;
          * Tưới tự chảy là nước được dẫn đến mặt ruộng không thông qua hình thức bơm, tát;
          Mức thu được tính trên căn cứ tỷ lệ của điều 5 Nghị định 112/HĐBT và năng suất lúa bình quân của ba năm liền kề, cụ thể như sau:
-Đối với vùng tưới của công trình thủy lợi Ajunhạ:
+Tỷ lệ tính 7% đối với vụ sản xuất Đông xuân  và 6% đối với vụ mùa cho tưới tự chảy;
+Tỷ lệ tính bằng 9% đối với vụ Đông xuân và 8% đối với vụ mùa cho tưới bơm;
-Các vùng tưới khác trong tỉnh:
+Tưới tự chảy: tỷ lệ tính bằng 5% đối với vụ Đông xuân và 4% đối với vụ mùa;
+Tưới bằng bơm: tỷ lệ tính bằng 9% đối với vụ Đông xuân và 8% đối với vụ mùa;
          b - Trường hợp dùng nước tạo nguồn để tưới: (Nước tạo nguồn là nước trữ lại, chặn lại do việc xây dựng công trình thủy lợi).
Thủy lợi phí thu bằng 50% của mức thu tưới tự chảy trong trường hợp được tưới chủ động.
          c- Trường hợp tưới chưa chủ động:   (Tưới chưa chủ động là vừa tưới tự chảy nhưng phải sử dụng một phần biện pháp bơm tát mới đảm bảo đủ nhu cầu dùng nước)
          -Khi hộ dùng nước còn phải sử dụng dưới 1/3 biện pháp bơm tát để tưới: Thủy lợi phí thu bằng 70% của mức thu tưới tự chảy của mục a nêu trên;
          -Khi hộ dùng nước sử dụng trên 1/3 biện pháp bơm tát để tưới: Thủy lợi phí thu bằng 50% của mức thu tưới tự chảy của mục a nêu trên;
          d- Đối với vùng bơm chuyền nhiều bậc: được thu tăng so với mức thu bơm điện (dầu) nêu trên nhưng phải có sự thỏa thuận với hộ dùng nước và thể hiện cụ thể trong hợp đồng.
          Điều 5: Mức thu thủy lợi phí đối với diện tích trồng cây cà phê
          a-Trường hợp tưới nước chủ động bằng hình thức tưới tự chảy
        - Mức thu cà phê thời kỳ XDCB là 25kg cà phê nhân/ha/năm
                     (Tính 3 năm đầu kể từ năm mới trồng)
        - Mức thu cà phê trong 3 năm đầu thời kỳ kinh doanh là 50kg cà phê nhân/ha/năm
                     (Từ đầu năm thứ 4 đến cuối năm thứ 6 tính từ năm trồng mới)
         - Mức thu cà phê năm thứ tư trở đi thời kỳ kinh doanh là 68kg cà phê nhân/ha/năm
                     (Từ đầu năm thứ 7 trở đi tính từ năm trồng mới)
          b-Trường hợp dùng nước tạo nguồn bơm để tưới:
-Bơm lấy nước trên kênh tính bằng 60% mức tưới chủ động mục a nêu trên;
-Bơm lấy nước trong lòng hồ thì thu 50%mức tưới chủ động mục a nêu trên
          Điều 6: Thủy lợi phí đối với các dịch vụ khác
a-Sử dụng nước tự chảy tưới rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả:
Mức thu bằng 50% mức thu đối với cây lúa có thời vụ tương ứng. Trong trường hợp tưới cho vườn ươm, cây đặc sản mức thu như tưới cho cây cà phê, nếu thu cao hơn thì có sự thỏa thuận hộ dùng nước và được ghi vào hợp đồng; 
b-Sử dụng nước nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản trong hồ chứa: Thu 10kg thóc khô/ha/năm của diện tích mặt nước hồ chứa được tính ở cao trình mực nước trung bình giữa mực nước dâng bình thường và mực nước chết của hồ.
Nuôi trồng thủy sản trong ruộng, ao, đầm và không kết hợp trồng trọt: Thu 20kg thóc khô /1.000m3 nước cấp bằng tự chảy và 30kg thóc khô/1.000m3 nếu cấp bằng trạm bơm điện (dầu) thuộc công trình quản lý.
c-Sử dụng nước cho sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp (chế biến mủ cao su và đường):
Mức thu là 85kg thóc khô/1.000m3 nước, hộ dùng nước tự đặt đồng hồ hoặc theo thỏa thuận m3 nước sử dụng giữa hai bên. Nếu dùng nước tạo nguồn thì mức thu bằng 60% mức thu này.
d-Những nhà máy thủy điện sử dụng nước của công trình thủy lợi:
Mức thu bằng 5% sản lượng điện của Trạm thủy điện thực tế phát tại nhà máy (sản lượng điện này tính bằng đơn vị ki lô oát giờ (kwh) và quy đổi thành tiền theo giá bán điện của nhà máy.
e-Công trình không đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước:
Nếu cần thu cao hơn mức quy định để thu hồi vốn thì phải lập phương án trình duyệt theo sự phân cấp của UBND tỉnh.
Chương III
PHƯƠNG THỨC THU VÀ MIẼN GIẢM THỦY LỢI PHÍ
          Điều 7: Các tổ chức hoặc cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi cùng các hộ sử dụng nước ký kết hợp đồng kinh tế hàng năm và từng vụ, trong đó ghi đầy đủ các điều khoản ràng buộc và phần thỏa thuận thêm được cấp quyết định cho phép (nếu có). Sau khi phục vụ tưới tiêu phải được thanh lý hợp đồng. Xác định số thủy lợi phí phải nộp, thủy lợi phí miễn, giảm sau mỗi vụ sản xuất và hàng năm. Thực hiện thanh quyết toán theo quy định của công tác quản lý tài chính.
          Điều 8: Đối với những diện tích trồng lúa thì thu thủy lợi phí bằng thóc khô, những diện tích trồng cà phê thì thu bằng cà phê nhân, tất cả đều quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo giá thị trường tại thời điểm thu. Thủy lợi phí đối với các dịch vụ khác thì thu bằng tiền đồng Việt Nam theo giá thị trường tại thời điểm thanh lý hợp đồng.
          Điều 9:  Thông tư Liên tích số 90/1997/TTLT/TCNN của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 19 tháng 12 năm 1997 chỉ hướng dẫn sử dụng thủy lợi phí cho các doanh nghiệp công ích QLKT công trình thủy lợi do vậy các tổ chức khác làm dịch vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi như: HTX, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân khi sử dụng thủy lợi phí thu dược phải hạch toán thể hiện đầy đủ đúng quy định của pháp luật dưới sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và được UBND cấp quản lý trực tiếp chấp nhận.
          Điều 10: Số thủy lợi phí thu tăng so với mức thu trong điều khoản của Chương 2 mặc dầu có sự thỏa thuận của hộ dùng nước nhưng các tổ chức, cá nhân phục vụ nước phải có phương án thu trình ngành chuyên môn thẩm định trình duyệt theo sự phân cấp của UBND Tỉnh.
          Điều 11: Tổ chức, cá nhân sử dụng nước phải ký kết hợp đồng với đơn vị cung cấp nước và phải nộp thủy lợi phí theo hợp đồng đúng thời hạn. Thời gian thu nộp không quá 1 tháng kể từ khi thu hoạch. Nếu không nộp đầy đủ thủy lợi phí thì cơ quan cấp nước có quyền từ chối cấp nước.
          Điều 12: Cuối vụ tưới các tổ chức, các nhân quản lý khai thác công trình và các hộ dùng nước phải tổ chức nghiệm thu trong bản thanh lý hợp đồng. Nếu việc phục vụ tưới thiếu trách nhiệm, không theo yêu cầu hợp đồng làm thất thu thì đơn vị phục vụ tưới phải chịu bồi thường thiệt hại tương xứng.
          Điều 13: Miễn, giảm thủy lợi phí
Hai trường hợp miễn, giảm là:
          -Trường hợp thiên tai gây thiệt hại nặng cho mùa màng thì được miễn giảm thủy lợi phí theo các mức sau:
+Thiệt hại 30% đến dưới 50% thì giảm 30%.
+Thiệt hại từ 50% đến dưới 70% thì giảm 50%.
+Thiệt hại 70% trở lên thì miễn.
          - Trường hợp hộ dùng nước thuộc diện xóa đói, giảm nghèo thì được miễn nộp thủy lợi phí. Những trường hợp này để được miễn giảm phải căn cứ vào đánh giá mức thiệt hại giữa các thành viên: hộ dùng nước, đơn vị phục vụ nước, chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp & PTNT  trình UBND Tỉnh duyệt.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
          Điều 14: Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định này thì được khen thưởng, nếu có hành vi vi phạm các quy định đối với việc thu thủy lợi phí thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
          Điều 15: Sở Tài chính-Vật giá, Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai quy định này và thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ, nhân dân có trách nhiệm tiết kiệm nước, bảo vệ công trình an toàn không để xuống cấp nhất là mùa mưa lũ.
          Trong quá trình áp dụng quy định này các tổ chức, cá nhân có gì vướng mắc báo cáo về UBND Tỉnh xem xét, giải quyết. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.

                                                                   TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
                                                                                    CHỦ TỊCH
                                                                                      Đã ký
                                                                             Đào Quang Phổ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét