XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

36 cách nuôi và chăm sóc chó

36. Cách nuôi dưỡng chó con
          Chó con để nuôi làm kiểng đương nhiên đó là giống quí hiếm, không những đắt tiền mà nhiều khi có sẵn tiền trong tay nhưng cũng chưa chắc đã dễ dàng mua được.
          Nuôi một con chó kiểng là để nhờ cậy về lâu về dài, dù sự nhờ cậy ở đây chỉ đơn thuần để giải trí, coi như một "người bạn" để kết thân, chứ không phải để sinh lợi. Vì vậy, trong thời gian sáu tháng đầu, là thời gian ta phải "cực thân" với con chó con.
          Trước hết, ta phải lo đến việc bổ dưỡng cho chó, luôn luôn cung cấp cho chó đầy đủ những chất thức ăn bồi bổ để cho mau được tăng trọng. Chính sự lên cần đều đều của con chó trong mấy tháng đầu mới đem lại sự yên tâm cho người nuôi, vì rằng chó mau lớn là hiện tượng nó được khỏe mạnh, không bệnh hoạn.
           Khi chó được hai tháng tuổi là phải nghĩ đến việc xổ giun sán, để trừ tuyệt về lâu dài loại ký sinh trùng độc hại, phá hoại nội tạng của chó, và có thể giết hại chó.
           Độ ba tháng tuổi, ta phải chích ngừa cho chó bệnh care, một căn bệnh quái ác, cũng có thể giết hại con vật.
           Ngoài những công việc đó ra, người nuôi chó còn phải lo tắm rửa, chải gỡ bộ lông cho chó được mượt mà, đồng thời theo dõi để trừ tuyệt ký sinh trùng ngoài da như ve và bọ chét chó.
           Đó là chưa nói đến việc tập luyện cho chó đi vào nề nếp, như biết vâng lời, biết được chỗ ăn chỗ ở, chỗ tiêu tiểu, cùng tập tành những tính tốt để chủ được hài lòng.
           Sáu tháng đầu của tuổi đời con chó, nếu được trôi đi trong sự hài lòng của chủ nuôi, thì coi như sự vất vả ở phía trước không còn gì đáng lo ngại nữa.
           Nuôi một con chó kiểng là cả một công phu to lớn, nhưng bù lại, ta sẽ nhận được một sự ưng ý hài lòng không có gì sánh được.


35. Dạy chó ngủ đúng chỗ
        Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm cầu thang... Nơi đây ta để cho chó một cái hộc bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.
       Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo "nằm xuống", với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi ... ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chổng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó lại chổi dậy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh trên, ta cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày (mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ), và trong nhiều ngày liên tiếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi "ngủ lang" sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.
       Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chõ cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.


34. Cách chọn một con chó tốt
        Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết... Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?
        Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó, con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà, lanh lợi thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì "như chó ăn vụng bột", hoặc đểnh đoảng "như chó sủa ma" thì có cho các cụ cũng chẳng thèm.
        Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, nhưng cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây:
A. Chọn chó nhỏ mà nuôi:
         Nếu đó là chó con mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bõ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn ngủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có "thọ" hơn năm ba năm nữa, thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa, chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!
         Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khỏe mạnh có thể "trẻ" hơn trước tuổi. . Vậy, tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi của bò vậy.
          Được biết:
       - Chó một tháng tuổi đã mọc đủ răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến chó mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.
       - Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc lên răng mới. Đây là loại "răng thật", còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
       - Chó một năm tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
       - Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
       - Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
       - Chó bảy năm tuổi trở lên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
       - Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.
       - Khi chọn được một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.
B. Chọn chó đực:
          Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con chó khỏe mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ phận sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.
C. Chọn chó cái:
          Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực (tất nhiên là so sánh những con cùng dòng giống với nhau), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và ít nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.
           Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Dắt chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.

33. Tránh "đụng độ" giữa chó dẫn đường và chó thả rông
      Chó dẫn đường (guide dog) là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ và nhiều  nước phát triển khác chó dẫn đường đã được huấn luyện từ nhiều năm qua và trở thành trợ thủ đắc lực cho rất nhiều người khuyết tật, đặc biệt là người khiếm thị và người già.
      Chó dẫn đường giúp người khuyết tật và người già tự tin, lạc quan, yêu đời hơn và hòa nhập cuộc sống tốt hơn. Họ có thể đi mua sắm, đi dạo phố, vào quán ăn và thậm chí vào lớp học với chú chó của mình nằm bên cạnh.
      Chó dẫn đường được huấn luyện đặc biệt ngay từ lúc nhỏ, rồi được bán hoặc tặng cho người khuyết tật. Một chú chó dẫn đường "lành nghề" có thể có giá lên đến 43.000 USD. Thời gian phục vụ của chó dẫn đường thường là 10 năm, sau đó chúng "về hưu" và được chăm sóc chu đáo ở "nhà dưỡng lão" trong tuổi xế chiều.
      Nhưng chó dẫn đường và chủ không phải không gặp khó khăn.
      Chó thường được xem là những người bạn nhỏ đáng yêu của con người, nhưng có những lúc chúng "trở chứng" và không thân thiện cho lắm. Tổ chức Seeing Eye - Trường chuyên huấn luyện chó dẫn đường cho người khiếm thị có uy tín ở Mỹ - cho rằng người nuôi chó phải thật sự có trách nhiệm và có những cách can thiệp phù hợp khi chó trở nên bất trị. Điều đó đã khiến một số chó dẫn đường đang còn trong thời gian làm việc phải "về hưu non" và đánh mất niềm tin và sự được phép tự do đi lại khi thực hiện nhiệm vụ của những chú chó đã "tốt nghiệp" khác trong những năm gần đây.
      Dưới đây không phải là những giải pháp hoàn hảo, nhưng có thể giảm đáng kể những rắc rối do chó bất trị gây ra.
Chó bảo vệ "lãnh địa" của mình thường sủa chứ ít cắn
      Khi một chú chó dẫn đường đang dẫn chủ đi trên đường đụng phải một con chó nhà thả rông hung hăng, khó mà xác định được con chó chạy rông có thật sự muốn tấn công hay chỉ có ý cảnh báo chú chó dẫn đường không được xâm lấn lãnh địa của mình. Khi chó "nói chuyện" với nhau, chúng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể và phát ra những âm thanh cảnh báo. Cũng rất khó phân biệt tiếng gầm gừ tiềm ẩn sự hung hãn với tiếng gầm gừ đơn thuần chỉ để cảnh báo. Điều này càng khó hơn khi người chủ không có khả năng quan sát ngôn ngữ cơ thể của con chó thả rông.
     Nói chung, chó khá nhát và ít cắn. Vì vậy, chỉ cần người chủ nói lớn tiếng và phớt lờ sẽ tránh được cuộc đụng độ. Thường chó ở một khu vực nào đó thường không cho phép một con chó thả rông khác hoặc một chú chó nghiệp vụ xâm phạm lãnh thổ của mình mà không có sự thách thức nào. Một khi chú chó nghiệp vụ đã đi khỏi lãnh địa của nó, nó thường chẳng thèm quan tâm nữa. Cũng có trường hợp chó nhà lẽo đẽo theo chó dẫn đường qua mấy khu phố, nhưng chó dẫn đường chỉ xem đó là điều phiền toái hơn là mối đe dọa. Vì vậy, người chủ chỉ cần nói giọng khiêm nghị cũng có thể khiến con chó kia không bám theo nữa.
     Nếu chú chó dẫn đường sẵn có máu hăng hoặc người chủ vẫn chưa thoát khỏi gã chó rất "ngầu" kia, có một cách khác là kéo chú chó dẫn đường vào sát người mình để tránh chúng nhìn thẳng vào mắt nhau, nơi tiềm ẩn sự thách thức. Đó cũng là cách khá hiệu quả để tránh một cuộc quyết chiến.
Chó thật sự muốn gây hấn cần có cách xử trí khéo léo hơn
     Đối với những chú chó thả rong quá hiếu chiến, để tránh đụng độ, người chủ nên kêu chó của mình đi tiếp và không để chó có cơ hội thủ thế. Tuy nhiên, cũng có những con chó vẫn muốn cắn nhau. Trong trường hợp đó, nên bỏ dây xích ra để chú chó dẫn đường có cơ hội tự vệ hoặc ... bỏ chạy để tránh thương tích. Người chủ cũng không nên chen vào giữa cuộc đụng độ nảy lửa để tránh bị cắn nhầm. Cũng có thể nhờ người đi đường nào đó can thiệp dùm.
     Tuy vậy, những cuộc đụng độ thường diễn ra trong tích tắc và người chủ thường không có thời gian để kịp phản ứng hợp lý. Vì không có cuộc tấn công nào giống nhau hoàn toàn nên không thể đưa ra lời khuyên đầy đủ để xử lý mọi tình huống. Nhiều người nuôi chó vẫn có thói quen thả chó chạy rông ngoài đường, vì vậy cần phải có quy định nghiêm hơn để bảo vệ chó nghiệp vụ khỏi những gã chó chạy rông có khả năng gây nguy hiểm. 


32. Những chú chó dũng cảm
     Không chỉ là những con vật nuôi bé bỏng, xinh xắn, các chú cẩu hiền lành cũng có lúc trở thành những anh hùng can đảm và nhanh nhẹn trong những tình huống bất ngờ.
Cứu trẻ sơ sinh thoát chết
     Một chú chó 9 tháng tuổi đã giành lấy cậu chủ của mình khỏi tay thần chết ngay khi cậu bé mới chào đời. Chuyện xảy ra trong một khu nhà tập thể từ thiện ở Đài Loan, một sản phụ trẻ đơn thân đã sinh con một mình lúc đi vệ sinh và kiệt sức, suýt chết ngạt. Chú chó anh hùng đã kéo đứa trẻ ra khỏi bồn cầu, dùng lưỡi liếm sạch khuôn mặt ướt đẫm của em bé, giúp bé thở và cất tiếng khóc đầu tiên. Chú chó thông minh còn đi "thông báo" cho mọi người biết để đến giúp đỡ hai mẹ con. Vì quá nghèo, bà chủ của chú chó nọ không thể nuôi cả đứa trẻ lẫn con chó trung thành của mình nên đã đưa cả hai vào viện mồ côi. Ngay sau khi tờ United Daily News đăng mẩu tin xúc động trên, rất nhiều người đã nộp đơn xin nuôi chú chó anh hùng.
Chó cứu hỏa
      Không được huấn luyện chương trình cứu hỏa nhưng Kodiak, một chú chó vệ sĩ đã cứu cả đàn cừu thoát khỏi cơn hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ trang trại khi chủ nhân đi vắng (Mỹ). Khi thần lửa ập đến, bầy cừu hoảng loạn tháo chạy khắp nơi, một số con đâm đầu vào giữa vùng lửa đang rực sáng. Cực kỳ bình tĩnh và khéo léo, Kodiak đã sủa to trấn áp bầy cừu và chỉ dẫn cho từng con một thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Chú chó can đảm còn nán lại trong vùng lửa, chờ cả bầy cừu thoát khỏi trang trại đang bốc cháy mới chạy ra và bị cháy sém một mảng lông trên lưng và chân. Khi lính cứu hỏa đến, họ nhìn thấy một bầy cừu ung dung đứng cách biển lửa cả trăm mét, quan sát mái  nhà của chúng ra tro và một anh chó thủ lĩnh đang bình thản liếm những vết bỏng trên mình.


31. Những bí mật của loài chó
           Bạn chăm chút cho chú cún cưng của mình rất cẩn thận và thường xuyên chơi đùa, chuyện trò của chúng. Nhưng bạn có hiểu rõ những bí mật bên trong "đời tư" con cún cưng nhà bạn chưa? Trả lời những câu hỏi sau để xem bạn biết gì về người bạn 4 chân của mình nhé.
          Chó bị mù màu và chúng không hề phân biệt được các màu sắc với nhau.
           Không hẳn vậy! Nghiêm túc mà nói, chó không hề mù màu hoàn toàn vì chúng có khả năng nhìn thấy những màu căn bản như vàng, xanh dương và xám. Chó là loại động vật sống về đêm và những con mồi của chúng cũng thường là các đối tượng "xã hội đen" - những con mồi ẩn mình trong bóng tối đen đặc, và lúc đó, màu mè không còn là vấn đề chính yếu mà quan trọng là ai nhìn thấy rõ hơn trong bối cảnh "tắt đèn". Chính vì vậy "tài năng kiệt xuất" của cún cưng nhà bạn không tùy thuộc vào chuyện nhận diện bao nhiêu màu sắc mà tùy vào khả năng nhìn rõ trong đêm.
          Chó có thể gây bệnh suyễn cho người.
           Chưa đúng! Hen suyễn là bệnh do di truyền chứ không phải từ cún cưng nhà bạn mà ra! Tuy nhiên, lông và nước bọt của chú cún có thể làm bệnh bộc phát hoặc làm nghiêm trọng hơn. Dù vậy, chúng không phải là nguyên nhân chính.
          Chó có thể lây lệnh cho người.
          Chính xác! Thú nuôi có thể truyền bệnh sang người. Chó có thể truyền sang người nhiều loại ký sinh trùng, giun sán, phổ biến nhất là giun móc (gây bệnh ngứa ngoài da). Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, vì tất cả những căn bệnh này đều có thể ngăn ngừa bằng các biện pháp vệ sinh sạch sẽ. Và rất may mắn là tất cả các loại virus có ảnh hưởng đến con chó nhà bạn đều không "xi nhê" gì đến chủ nhân của chúng, vì hầu hết các loại virus này đều là những con đặc chủng "made in ... cẩu" mà thôi!
        Chó có thể ăn thức ăn của người ăn nên không cần sử dụng thức ăn đặc biệt dành riêng cho chó
           Đúng vậy! Chó không cần các thức ăn đặc biệt mà chỉ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Mỗi loại chó có một chế độ dinh dưỡng khác nhau cùng với những nhu cầu riêng về protein, chất béo, khoáng chất, vitamin và chất lỏng. Vì vậy, bạn nên thận trọng hi cho cún cưng ăn các bữa ăn hàng ngày. Không nên cho chúng ăn nhiều dạng thức ăn làm sẵn, đóng hộp nhan  nhản trong các siêu thị mà nên chế biến thức ăn tươi sống cho cún cưng dùng. Thức ăn dạng "fastfood" rất dễ làm chó bị lên cân, béo phì và mất cân bằng trong cấu trúc cơ thể. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để cung cấp cho cún cưng nhà bạn một chế độ ăn đầy đủ và hợp lý nhất.
          Phải đánh răng thường xuyên cho chó.
           Chính xác! Các chất cặn bã, thức ăn thừa rất dễ vướng vào các kẽ răng, tạo thành mảng bám, cao vôi. Chính vì vậy, cún cưng cũng cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cẩn thận để tránh bệnh hôi miệng và sâu răng cho chúng. Cần sử dụng bàn chải và kem đánh răng chuyên cho chú cún nhà bạn luôn có hàm răng trắng khỏe, hơi thở thơm tho nhé!
          Nhiều con chó buổi sáng thích "ăn cỏ".
          Không đúng!
Do buổi sáng trong dạ dày của chó có rất nhiều a xít. Để giảm bớt lượng a xít, chó phải tìm cách ăn cỏ để gây nôn bớt a xít ra.


Khi chó "tuổi cao"
"Những chú chó cưng của bạn sẽ không thể nào mãi sung sức như những ngày còn trẻ khỏe có thể khiến bạn phải bở hơi tai khi chơi đùa với chúng. Chúng sẽ phải già đi, không còn khỏe mạnh và tính tình thì cũng thay đổi. Đây chính là thời điểm khó khăn cho cả chúng lẫn người nuôi."
           Một khi phát hiện ra những thay đổi ở chú chó của mình, bạn có thể giúp nó vượt qua những khó khăn của giai đoạn lão hóa. Điều quan trọng mà bạn cũng cần ghi nhớ là trong nhiều trường hợp, không phải là nó không tuân theo các chỉ dẫn hay không hiểu mà là "lực bất tòng tâm". Do đó, bạn phải kiên nhẫn để giúp chúng sống thoải mái trong giai đoạn hoàng hôn của cuộc đời.
          Lo lắng bị bỏ rơi
           Đây là một trong những vấn đề về hành vi thường gặp nhất ở những chú chó luống tuổi. Một chú chó, thể sống rất độc lập và sinh động trước đây nhưng bây giờ thì nó không thể chị đựng được khi phải ở xa chủ chỉ trong một thời an ngắn. Nó sẽ tỏ ra lo lắng khi biết rằng chủ nhân sắp sửa đi đâu đó. Một khi chủ nhân của nó bước chân ra khỏi nhà, nó sẽ không ngighe lời, sủa to hay hú lên và thậm chí có thể làm ngay một bãi ngay trong nhà hay chảy nước miếng liên tục. Còn ngay khi chủ của nó về đến nhà thì nó sẽ mừng rỡ khôn xiết như thể đã lìa xa người chủ bao nhiêu năm.
          Có một vài cách để giúp những chú chó như vậy bớt đi nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Người nuôi không nên "làm to chuyện" khi đi ra ngoài hay lúc trở về nhà. Để ý chăm sóc chúng chỉ nhằm động viên chúng mà thôi. Phải tập cho nó quên với sự vắng mặt của bạn bằng cách đi ra khỏi nhà trong những khoảng thời gian ngắn rồi sau đó thưởng cho nó nếu nó vẫn giữ được bình tĩnh, không làm mọi chuyện rùm beng khi bạn quay về. Rồi tăng dần "thời gian vắng nhà" cho đến khi nó không còn quá lo lắng nữa. Ngoài ra, bạn có thể nhờ một người quen đến làm bạn với nó trong khi bạn vắng nhà, điều này cũng sẽ giúp nó phần nào quên đi nỗi sợ hãi.
           Nếu mấy cách vừa nêu không có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để cho chú chó của bạn sử dụng thuốc. Nhưng lưu ý rằng nếu chỉ dùng thuốc thì sẽ không thể giải quyết được vấn đề và nên xem đây là giải pháp cuối cùng mà thôi. Bạn nên làm việc với bác sĩ thú y và cả chuyên gia về hành vi của động vật để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất.
          Hung dữ
           Những chú chó già sẽ trở nên hung hăng, hay gây hấn vì nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là hậu quả của một căn bệnh nào đó như chứng viêm khớp hay đau răng, mất thị giác hay thính giác (khiến cho dễ bị giật mình), di chuyển khó khăn nên nó không thể tránh xa những vật hay chỗ khiến nó khó chịu, chẳng hạn như một chú chó con bắng nhắng. Những căn bệnh này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của nó. Những chú chó già cũng sẽ trở nên hung dữ nếu bị stress do xuất hiện một thành viên mới trong gia đình hay những chú chó trẻ tổi hơn bắt đầu lăm le tiếm quyền.
           Một khi đã xác định được nguyên nhân thì chúng có thể giảm hay loại bỏ bớt những yếu tố đó. Nên để ý để phát hiện các dấu hiệu stress để nhanh chóng giúp chú chó vượt qua được những khó khăn đó. Đôi với chú chó già "quá khích", đặc biệt trong gia đình có trẻ con hay chó con, có thể dùng dây xích lại hay rọ mõm để có thể điều khiển được chúng.
          Đi bậy trong nhà
           Một số chú chó lớn tuổi, vốn đã được huấn luyện biết cách đi vệ sinh đúng chỗ, sẽ có thể gặp sự cố đi bậy trong nhà do hậu quả của bệnh viêm đường ruột, béo phì hay vấn đề về gan thận. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là chúng bị đau nhức nên khó khăn trong việc di chuyển ra ngoài. Còn có trường hợp nguyên nhân chính là sự lo lắng bị bỏ rơi như đã đề cập ở phần trên.
           Những chú chó như vậy nên được đưa đến bác sĩ thú y và người chủ phải cho bác sĩ biết rõ thói quen đi ngoài của nó, thay đổi trong khẩu phần ăn và khi nào thì chuyện đó xảy ra. Những vấn đề về sức khỏe khiến chó đi bậy trong nhà cần được chữa trị đúng cách. Nếu chó đi bậy liên tục thì chủ nhân của nó nên sắp xếp thời gian hay nhờ một ai đó đến để dẫn nó ra ngoài đi vệ sinh. Bạn cũng nên xem lại thực đơn hàng ngày của nó để tránh chuyện đau bao tử.
          Sợ tiếng ồn
           Một vài chú chó lớn tuổi sẽ trở nên quá nhạy cảm với tiếng ồn. Trí nhớ suy giảm, di chuyển khó khăn sẽ khiến chó không thể tránh xa những nơi ồn ào. Chuyện sợ tiếng ồn cũng có nguyên nhân là do chúng mất khả năng kiểm soát stress.
           Con người có thể nghe được tiếng ồn như sấm sét, nhưng phải nhớ rằng chó con có thể nghe được những tần số mà con người không thể nghe được. Đó có thể là một âm thanh có tần số cao ví dụ như tiếng còi xe lửa từ xa. Do đó, những hành vi của chó đều có liên quan đến các thay đổi trong môi trường.
           Một trong những cách trị bệnh này là mở băng ghi âm một âm thanh nào đó nhưng chỉnh cho âm lượng nhỏ và thưởng cho chú chó nếu nó không tỏ ra sợ hãi. Dần dần, bạn tăng âm lượng lên và tiếp tục thưởng nếu nó vẫn bình tĩnh cho đến khi quen với âm thanh đó. Ngoài ra, nên phối hợp với việc sử dụng thuốc.
          "To tiếng"
           Một trong những hậu quả của stress là sủa, rên rỉ hay hú to hơn bình thường. Chuyện này thường xảy ra ở những con bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi bị bỏ rơi để thu hút sự chú ý của người chủ hay do bị rối loạn nhận thức.
           Bạn cũng phải tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết. Nếu nó sủa to chỉ đơn thuần để được bạn chú ý đến thì bạn nên lờ đi để không khuyến khích nó làm có hành động như vậy nữa. Ngoài ra, bạn có thể làm cho nó giật mình bằng cách ném một thứ đồ chơi có tiếng động về phía nó hay vỗ tay thật lớn để không cho nó sủa hay rên rỉ nữa. Tuy nhiên, nế nguyên nhân là do bệnh tật thì phải dùng thuốc chữa trị kịp thời.
          Thay đổi thói quen đi ngủ
           Khi già đi, nhiều chú chó có thể mắc bệnh khó ngủ, :thao thức" về đêm, rảo bước khắp nhà, sủa hay hú suốt đêm. Rắc rối này có thể do nhu cầu phải đi ngoài tăng lên, mất thị giác hay thính giác, ăn không ngon miệng hay rối loạn nhận thức.
          Rối loạn nhận thức
           Chó từ 10 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị rối loạn nhận thức với những dấu hiệu sau đây:
         - Lẫn lộn hay mất phương hướng, có thể bị lạc ngay trong cả trong sân vườn của gia đình hay bị kẹt trong các góc tủ.
         - Đi lòng vòng hay thức trắng đêm hoặc thay đổi thói quen đi ngủ.
         - Mất khả năng đi vệ sinh đúng chỗ.
         - Không còn lanh lợi, nhanh nhẹn.
         - Giảm khả năng tập trung hay nhìn mông lung vào khoảng không.
         - Không nhận ra bạn bè hay thành viên trong gia đình.
           Khi đã xác định bị rối loạn nhận thức, bác sĩ sẽ kê đơn bốc thuốc để giúp chúng giảm nhẹ bệnh. Nếu phương thuốc này có hiệu quả thì nên tiếp tục áp dụng mỗi ngày trong suốt quãng đời còn lại của chúng.
           Bất kỳ ở giai đoạn nào trong cuộc đời, trẻ trung hay già cỗi thì chó vẫn luôn là người bạn trung thành. Để đáp lại sự tin yê và tình cảm của chúng, bạn nên đối xử với chúng thật kiên nhẫn và tìm hiểu những khó khăn của chúng để có thể làm cho cuộc sống của chúng nhẹ nhàng hơn trong giai đoạn khó khăn này.


29. Tập thói quen đi vệ sinh
"Bạn có bao giờ gặp phải "sự cố" ngay trong nhà với một chú cún con mới đem về chưa?"
           Chó vốn cảm thấy có nhu cầu đi ngoài ở một chỗ có mặt xốp và thật không may chỗ đó lại là một tấm nệm mới của nhà bạn. Để tránh rắc rối như vậy, bạn nên ập cho cún con thói quen đi vệ sinh ngay từ những ngày còn nhỏ.
           Khi có nhu cầu ấy, hầu hết các chú chó con sẽ rời khỏi chỗ nằm của nó, nhìn quanh nhà để tim một chỗ thích hợp cho nên người nuôi phải dạy cho chúng biết chỗ nào thì được còn chỗ nào thì cấm. Không nên chửi rủa hay đánh chú cún vì đã lỡ làm một bãi ngay trong nhà. Cách trừng phạt như vậy sẽ chẳng có hiệu quả gì trong việc dạy dỗ. Một chú cún không thể thấy có gì liên quan giữa việc bị trừng phạt và việc đi bậy trong nhà, nhưng nó lại liên tưởng chuyện này với người đã la nó. Nó sẽ cho rằng không được đi bậy như vậy khi có mặt của bạn. Và rồi khi bạn đi vắng...
          Bắt đầu từ chỗ ngủ
           Cách đơn giản nhất để một người chủ thực hiện việc "huấn luyện" là ngay tại nơi nó ngủ, đó có thể là một cái thùng giấy hay một cái rổ cao vừa đủ để cún con không chuồn ra ngoài. Theo bản năng, cún con cố gắng không đi bậy ngay chỗ nằm của nó, nên chúng sẽ có những dấu hiệu cho thấy chúng muốn được đem ra ngoài để làm chuyện ấy. Điều này tùy thuộc vao chủ nhân của nó là có biết được lúc nào nó ở đâu và đang làm gì hay không.
          "Lên lịch"
           Cún con thường muốn đi ngoài khoảng 30 phút sau khi chơi đùa, ăn uống hay sau khi ngủ dậy. Bạn phải nhớ đem cún con ra ngoài ít nhất ba đến bốn lần một ngày. Theo thời gian, bàng quang của nó sẽ hoạt động tốt hơn nhưng phải luôn nhớ rằng ban phải có mặt ở đó trong một vài tháng đầ tiên để theo dõi nó.
          Để ý dấu hiệu
           Những đấ hiệu đầu tiên cho thấy cún con đang có nhu cầ là nó chạy qanh, ngồi xổm, rên ư ử, ngửi dưới sàn, hướng đầu nhìn ra phía cửa. Bạn phải mang nó ra ngoài ngay khi nhìn thấy những dấu hiệu này. Nếu bắt gặp cún con đang ngồi xổm trong nhà, bạn nên vỗ tay thật to, đập vào tường hay lên bảng rồi sau đó đem nó ra ngoài, ra đúng nơi mfa bạn đã chọn và khuyến khích nó giải quyết nhu cầu ở đó. Nếu quá trễ, nó đã lỡ tè ngay trong nhà thì vẫn đem nó ra ngoài.
          Khen thưởng
           Sau khi cún làm tốt bài tập, bạn nên khen thưởng cho nó ngay lúc ấy. Nếu sau 10 phút ở ngoài mà nó vẫn không đi thì đem trở vào trong và đặt vào chỗ của nó. Đợi khoảng 30 phút nữa để rồi lại đem nó ra ngoài. Nếu cuối cùng chú cún cũng đi ra ngoài thì bạn nên thực hiện "chiến lược khen thưởng" ngay, vì nếu đợi vào trong nhà rồi mới thưởng thì không còn tác dụng gì. Cún con nhanh quên và nếu vào trong nhà rồi mới nhận phần thưởng thì nó sẽ chẳng hiểu tại sao lại được như vậy.
          Nhất quán
           Bạn phải lên một lịch luyện tập nhất quán. Cún nên được cho ăn, tập thể dục, được đem ra ngoài để đi vệ sinh và đưa vào chỗ ngủ vào thời gian nhất định mỗi ngày. Bằng cách đem cún ra ngoài qua một lối đi duy nhất và đến một chỗ duy nhất ở ngoài để đi vệ sinh, cún sẽ dễ dàng quen với trình tự này. Nó sẽ biết mình thấy và đánh hơi cái chỗ đi ngoài của nó và biết đó là chỗ nó phải làm chuyện này. Mặc dù bạn phải đứng ngay đó để theo dõi và thưởng cho nó, nhưng lưu ý là không được "quấy rầy" nó va phải có khoảng cách nhất định để nó cảm thấy "thoải mái" và làm thật nhanh.
          Giờ đi ngủ
           Trước khi đến giờ lên giường của cả bạn và nó, bạn nên mang nó ra ngoài để đi vệ sinh một lần nữa. Chỗ ngủ của nó phải nơi yên tĩnh và ra vào dễ dàng, không nên ở một xó xỉnh khó tìm nào đó. Nếu nó bắt đầu rên vào ban đêm, thì đó có thể là thời điểm phải đi ra ngoài một lần nữa. Đem nó ra ngoài nhưng không ồn ào hay đùa giỡn gì cả để không khuyến khích nó có thói quen đi vệ sinh vào giờ đó. Nếu sau khi xong việc, nó vẫn rên ư ử thì bạn nên lờ đi. Lần này nó làm vậy cốt chỉ để gây sự chú ý. Hãy dạy nó biết rằng ban đêm là thời gian đi ngủ trừ khi có sự cố về đường ruột.
           Bạn cũng phải nhớ rằng nếu có lúc nào đó bạn không thể để mắt đến chú cún của mình, thậm chí chỉ một chốc lát, bạn phải mang nó ra ngoài ngay khi nó có những dấu hiệu muốn đi ngoài như đã nói ở trên. Nếu bạn không để ý nó trong một khoảng thời gian dài, nó bắt buộc phải đi ra ngoài ngay tại chỗ ngủ và bạn sẽ phải mất thời gian dọn dẹp và thậm chí còn cáu bẳn.
           Không phải chú cún con nào cũng dễ dàng tuân theo hay nhớ những gì bạn dạy. Nếu nó hơi chậm hiểu, bạn nên kiên nhẫn cho đến khi nó hiểu được ý bạn muốn. Nếu bạn để cún con ở nhà một mình suốt ngày thì chắc chắn việc luyện tập sẽ mất nhiều thời gian hơn.


28. Bệnh thiếu Canxi
  Hiện tượng thiếu canxi trên chó thường biểu hiện dưới hai dạng bệnh khác nhau: thiếu canxi trong xương thường gây ra bệnh còi xương trên chó con và thiếu canxi trong máu thường gặp trên chó mẹ đang cho con bú.
CÒI XƯƠNG
         Đây là một loại bệnh dinh dưỡng xảy ra trên xương, đặc biệt trên chó con trong giai đoạn tăng trưởng và rất thường gặp trên những loại chó thuộc giống lớn con (Berger, Dobermann, Danois...). Bệnh gây ra do một sự thiếu hụt trong quá trình khoáng hóa, có thể là do thiếu canxi trong thức ăn hàng hoặc do thiếu vitamin D gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa canxi từ máu vào trong xương tới sự chuyển hóa canxi từ máu vào trong xương
         Chó bị bệnh còi xương có biểu hiện mệt mỏi, bụng to, thường bị tiêu chảy. Xương chân bị biến dạng, các đầu khớp xưng đau. Nhìn chung, bệnh biểu hiện qua 3 nhóm triệu chứng chính:
        1. Chậm lớn, thấy rõ nhất vào giai đoạn 5 tháng tuổi;
        2. Đầu các khớp xương sưng đau, đặc biệt là các khớp cổ chân và khớp xương ức-sườn;
        3. Có khuynh hướng hạ bàn (đi trên cả bàn chân trong khi chó khỏe phải đi trên các ngón chân).
         Ngoài ra, chó mắc bệnh thường có khung xương chậu hẹp làm cho dáng đi bất thường (2 chân sau túm lại khi di chuyển), vì vậy không thể để làm giống. Do yếu chân sau, nên con đực thì không thể nhảy giống, con cái thì không thể đỡ nổi con đực.
         Trên phim chụp xương, có thể thấy sụn khớp sưng to. Tuy vậy, khó có thể phát hiện bệnh bằng phương pháp xét nghiệm máu vì hàm lượng canxi huyết vẫn ở mức bình thường, lý do là nếu thiếu canxi trong máu thì hệ thống đệm của cơ thể sẽ huy động canxi trong xương để bù đắp cho phần thiếu hụt trong máu làm mất đi lượng canxi trong xương.
         Nguyên tắc của việc điều trị là bù đắp phần canxi và phần vitamin D thiếu hụt. trong thức ăn công nghiệp (thức ăn khô) và các loại thức ăn tự trộn có bổ sung vitamin khoáng thì thông thường đã cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi và vitamin D cần thiết. Đối với các giống chó lớn và những trường hợp nghi ngờ có khả năng mắc bệnh, cần bổ sung thêm vitamin D và canxi, nhưng lưu ý cẩn thận khi sử dụng dạng vitamin D dành cho người (hàm lượng, liều dùng, cách dùng...).
         Để phòng trị, thông thường sử dụng canxi với liểu 0.5/kg thể trọng/ngày. Dùng vitamin D với liều 20UI/kg thể trọng/ngày. Cung cấp thuốc qua đường miệng thích hợp hơn so với chích trực tiếp vào cơ thể vì có thể tránh tình trạng dùng quá liều vitamin. Việc trị bệnh chỉ có hiệu quả trong giai đoạn chớm bệnh (mới nghi ngờ mắc bệnh) vì khi xương đã biến dạng thì khả năng phục hồi rất thấp.
HẠ CANXI HUYẾT
         Khác với bệnh còi xương thường không thể xác định bằng xét nghiệm máu thì hạ canxi huyết là một triệu chứng xảy ra khi hàm lượng canxi trong máu giảm từ 80mg/l xuống dưới 65mg/l.
         Con chó bị hạ canxi huyết thường có biểu hiện đầu tiên là bồn chồn, lo lắng, ngứa ngáy trên mặt và nhay đầu ngón chân (có thể là do cảm giác tê chân hay kiến bò); sau đó con vật có cảm giác khó thở nên thở gấp và nhiều. Triệu chứng tiếp theo chúng ta sẽ thấy con chó bị rung cơ, yếu hẳn đi, thậm chí tê liệt. Cuối cùng cơn co giật sẽ đến. Đôi khi thân nhiệt hạ thấp dưới 37,5 độ C.
        Trường hợp hạ canxi huyết thường gặp nhất là trên chó mẹ đang cho sữa khoảng vài ngày tính từ lúc bắt đầu tiết sữa nhất là khi có quá nhiều chó con trong một lứa. Tuy nhiên trong một vài trường hợp triệu chứng hạ caxin huyết trên chó mẹ có thể thấy trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Nguyên nhân là do lượng canxi từ trong máu được cơ thể dùng tạo sữa quá lớn và quá đột ngột nên cơ thể không kịp huy động canxi từ trong xương gây ra tình trạng thiếu canxi cấp tính trong máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây hạ canxi huyết trên chó như suy thận hay thiểu năng tuyến giáp, tuy nhiên các nguyên nhân này thường hiếm khi gặp trong thực tế.
       Để điều trị việc hạ canxi huyết thường qua hai giai đoạn:
       1. Cung cấp canxi ngay lập tức:
        Tiêm ngay canxi (thường dùng dưới dạng muối glucanate 10% do có tính an toàn cao có thể chích dưới da sau khi hòa tan với dung dịch muối đẳng trương theo tỷ lệ 1:1) là biện pháp đầu tiên. Liều trung bình trong 15 phút đầu khoảng 1mg/kg thể trọng bằng đường tiêm tĩnh mạch; và nếu cần thiết 1,5ml/kg thể trọng/giờ trong những giờ kế tiếp (theo R.Moraillon).
         2. Cung cấp canxi và vitamin D thường xuyên:
         Bổ sung canxi với liều 20mg/kg thể trọng/ngày và chia làm hai đến bốn lần trong ngày để tránh tiêu chảy, sự cung cấp canxi được tính theo bảng dưới (Bảng điều trị canxi). Bổ sung vitamin D với liều 20UI/kg thể trọng/ngày.
BẢNG ĐIỀU TRỊ CANXI
Dạng muối canxi                                                        % canxi hoạt hóa có thể sử dụng
 Carbonate                                                                                     40
 Gluconate                                                                                      10
 Lactate                                                                                          13
 Phosphate tricalcique                                                                     40


27. Bệnh béo phì
" Ăn uống vô tội vạ là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì không chỉ ở người mà còn ở tất cả các loại vật nuôi, trong đó không loại trừ chú cún tinh nghịch  nhà bạn. Chính vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng thích hợp và nghiêm khắc để chú cún của bạn không bị thừa cân, ục ịch hoặc thậm chí béo phì vì những căn bệnh này có tác động rất lớn đến sức khỏe và thể lực của chúng."
        "Ghét cho ngọt cho bùi"
         Đừng nghĩ cứ cho cún cưng ăn thoải mái, thỏa thích là bạn đang thương yêu chúng hết lòng, vì cho cún ăn nhiều quá hoặc không đúng chế độ, cho dù là những thức ăn đắt tiền, cũng là nguyên nhân làm hỏng sức khỏe và bộ máy tiêu hóa của chúng. Chó là loài vật có đặc trưng khoái sục sạo, vì vậy, khi bát thức ăn đã nhẵn, chúng lập tức kèo nài để đòi thêm. Nếu bạn "yếu lòng", cho chúng một chút thức ăn thêm, bạn sẽ tạo cho chúng thói quen "đòi hỏi", và cứ dần dà, thói quen "muốn gì được nấy" sẽ làm chúng tăng cân không kiểm soát.
          Một trong những người nuông chiều chó nhất là các cô, cậu bé. Mỗi lần chúng rên ư ử đòi ăn, các cô, cậu chủ nhỏ thường "rộng rãi" phát cho chúng các món fast food ngon lành như bánh mì sandwich, pizza, cơm và các loại thịt nguội hấp dẫn. Và những thời điểm cho ăn thêm dễ làm chó lên cân là lúc chiều tối, sau các bữa ăn chính. Các chú chó rất giỏi khoản mè nheo, vòi vĩnh thêm một chút thức ăn bằng "biện pháp" rên khe khẽ, cào cào vào chân chủ hoặc cụp tai, mắt nhìn rất chi là não ruột. Nhưng đó chỉ là những hư chiêu, do "lòng tham không đáy" của chú cún nhà bạn chứ không phải do chúng thiếu ăn. Nếu bạn không thể nào cầm lòng trước nét mặt khổ sở của chúng, tốt nhất là chỉ cho chúng ăn những khẩ phần ít calori, ít béo và giảm ngay thức ăn cho bữa kế tiếp để chúng không bị thích lũy mỡ thừa. Chỉ nên cho chó ăn dặm bằng các loại rau quả tươi như đậu xanh, cà rốt, cam hoặc vài lát táo và các loại rau xanh khác. Đừng cho chúng nạp tiếp các loại thịt mỡ, đồ hộp hay thức ăn giàu đạm vào bữa phụ, vừa khó tiêu vừa dễ lên cân.
          Không cho "ăn cơm trước kẻng"
          Bạn nên lên một "thời khóa biểu" ăn uống cho cún cưng nhà bạn. Nếu không cho chó ăn vào những giờ nhất định trong ngày, bất cứ lúc nào rảnh rỗi là chúng lại "giở trò" vòi vĩnh để được cho ăn, và cứ như thế, khoản năng lượng nạp vào cơ thể chúng sẽ không thể nào kiểm soát được. Có lịch trình nhất định, chúng sẽ biết chờ đến giờ ăn và không làm loạn lên bất cứ lúc nào đẻ được ăn như trước. Đây cũng là một trong những nguyên tắc giúp cún cưng nhà bạn có lối sống kỷ luật hơn, có thể kết hợp phương pháp này trong các bài tập huấn luyện cách đi vệ sinh, giờ ngủ...
          Nếu chú chó của bạn đang ở trong thời kỳ kiêng khem do những căn bệnh khác (tiểu đường, rối loạn tiêu hóa...), sau khi khỏi bệnh, chúng vẫn cần được duy trì chế độ dinh dưỡng ít béo, ít năng lượng như trước, dù chúng không thừa cân cũng vậy. Nguyên nhân là, ăn ít hơn một chút sẽ giúp chú chó của bạn hoạt bát hơn và tránh các nguy cơ tái phát bệnh cũ cũng như mắc thêm bệnh béo phì.
          Một vài thực đơn chuyên dụng để trị bệnh khô da, khô lông của chó có khoản bổ sung dầu cá, acid béo Omega hoặc dầu thực vật, nhưng những thành phần phụ trội này sẽ làm tăng lượng calori đáng kể cho chú chó của bạn. Trong những trường hợp đó, tốt nhất là cho chúng những thức ăn có sẵn hàm lượng acid béo hoặc vitamin E để có thể kiểm soát thành phần và mức năng lượng trong khẩu phần của chúng. Và bạn cũng cần biết rằng, đôi khi bệnh khô da, khô lông là dấu hiệu của một căn bệnh khác hoặc do dị ứng chứ không hề liên quan đến chế dộ ăn!
         Tập thể dục thường xuyên
          Cũng giống như chúng ta, để duy trì vóc dáng và giữ sức khỏe dẻo dai, các chú chó cần có chế độ tập luyện, vận động vừa đủ và hợp lý. Theo các chuyên gia, mỗi tuần bạn phải cho cún tập thể dục ít nhất 2 lần dưới các hình thức đi bộ đường dài, chơi đùa tự do hoặc các bài tập nghiêm túc để giúp các múi cơ định hình tốt, khung xương vững chắc và giảm mỡ thừa. Chỉ cho chó đi loanh quanh trong sân vẫn chưa đủ "đô", bạn nên dẫn chúng đi cùng trong các buổi tập sáng, cho chúng chạy chậm bên cạnh hoăc để chúng chạy trước một quãng ngắn. Có thể tìm một khoảng không gian rộng rãi để cho chú chó của bạn tung tăng vận động hoặc đưa chúng đến công viên, cho chúng thỏa thích chạy nhảy trên cỏ. Nhưng nhớ thường xuyên để mắt đến chúng nhé.
          Tóm lại, chế độ ăn quá mức và ít vận động là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân của chú cún nhà bạn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp béo phì là do bệnh lý. Khi nhận thấy chú chó của bạn có dấu hiệu tăng cân mà không rõ nguyên nhân, cần nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ để sớm phát hiện các bệnh lý đi kèm với triệu chứng phát phì đột ngột của chúng.


26. Nuôi chó con bằng sữa bò
Dòng sữa đầu tiên của chó mẹ rất quan trọng với chó con...
... giúp chó con miễn dịch với các loại bệnh và khỏe mạnh.
Nếu không có chó cái "vú nuôi" thì chúng ta phải cho chó con bú sữa hộp.
    Trong điều kiện nuôi bình thường, chó con bú sữa mẹ. Khoảng 15 ngày cuối của thai kỳ, bầu vú của chó cái mang thai sẽ to ra và khi lâm bồn thì sữa sẽ được tiết ra. Trong 2 ngày đầu tiên, bầu vú sẽ tiết ra chất lỏng, hơi sánh, màu vàng đến nâu gọi là sữa dầu. Đợt sữa đầu tiên này rất già kháng thể, cung cấp cho chó con một công cụ miễn dịch với các loại bệnh tật trong giai đoạn khởi đầu sự sống. Động tác bú của chó con là một yếu tố kích thích sự tiết sữa nhiều hơn, do vậy ngay sau khi sinh thì việc quan trọng là cho chó con bú mẹ càng sớm càng tốt. Một con chó con bú mẹ càng sớm càng tốt. Một con chó con cần bú ít nhất 2 giờ/lần, khi đã bú lượng sữa cần thiết nó sẽ tự nhả vú và ngủ.
    Chó con cần bú trong khoảng 6 đến 8 tuần. Khoảng 1 tháng, chó con bắt đầu cào và day mạnh vú mẹ khi bú, do vậy nó tạp phản xạ cai sữa cách tự nhiên trên chó mẹ. Ở giai đoạn này, nên cung cấp cho chó con thức ăn dặm ngay cả một chút thịt bằm. Việc cung cấp thức ăn dặm ngay cả một chút thịt bằm. Việc cung cấp thức ăn dặm sẽ giúp chó mẹ cai sữa nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn cho chó con. Khi chó con tách ra khỏi mẹ, khoảng 6 tuần tuổi, nó đã có thói quen sử dụng thức ăn. Bầu vú của chó mẹ lúc này vẫn còn một ít sữa và sẽ hơi căng cứng trong vài ngày sau đó sẽ ngưng tiết sữa và trở lại bình thường.
   Trong suốt thời gian bú sữa, cần theo dõi chó mẹ (sức khỏe tổng quan, thức ăn, sự tiết sữa) và cả chó con (sự tăng trưởng, độ linh hoạt). Chó mẹ đang cho sữa phải trong tình trạng sức khỏe tốt, bất kỳ một sự nhiễm bệnh, hay sốt, hoặc những rối loạn nào đó, đều ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Sản lượng sữa sản xuất ra rất lớn, đối với chó Pointer là 33kg sữa trong 8 tuần đầu, do đó cần phải bù đắp cho chó mẹ bằng khẩu phần ăn nhiều hơn bình thường (khoảng 2.5 lần bình thường).
   Một tuần sau khi sinh, chó con tăng gấp đôi trọng lượng lúc sinh, do vậy cần bảo đảm chó mẹ sản xuất đủ sữa và chó con bú đủ sữa. Một chó con đói sẽ trở nên gầy yếu và rên la bất thường. Nếu chó mẹ chết hoặc không đủ sữa nuôi bầy con (một vài con cái chỉ có thể nuôi 3 đến 4 con, một số con khác có thể nuôi đến 7 con), chúng ta có thể dùng "vú nuôi" là một con chó cái khác đã được tách con.
    Nếu không có sẵn con chó cái "vú nuôi" thì chúng ta phải nghĩ đến chuyện cho bú sữa hộp. Nếu cho chó con bú thêm sữa hộp song song với sữa chó mẹ thì có thể cho bú 2 lần/ngày. Việc cho chó bú thêm sữa hộp song song với sữa chó mẹ thì có thể cho bú 2 lần/ngày. Việc cho vú rất cần sự kiên nhẫn. Nếu sử dụng sữa bò thì hàm lượng dinh dưỡng trong sữa bò thấp hơn sữa chó nên chúng ta phải bổ sung thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 4 muỗng cà phê đường cho 250ml sữa. Khẩu phần hằng ngày của chó con từ khi mới sinh cho đến 2 tuần tuổi là 40-80ml sữa (tùy thuộc vào giống chó), sau đó cần 60-120ml (tùy vào giống chó). Trong trường hợp cho bú sữa nhân tạo thì nên cai sữa sớm (khoảng 1 tháng tuổi) và nên tập cho chó con ăn dặm sớm (khoảng 3 tuần tuổi).


25. Sơ cứu khi chó gặp nạn
Các phương tiện giao thông, dòng điện, các hóa chất và rất nhiều các yếu tố khác của cuộc sống văn minh đều có thể gây ra tai nạn cho chú chó cưng. Các tai nạn thường gặp trên chó được sắp xếp theo thứ tự alphabet và những can thiệp đầu tiên trước khi đưa đến bác sĩ thú y.
Bướu máu
         Đó là sự chảy cháu bên trong mô, thường là ở dưới da, gây ra do sự đứt vỡ của một vài mạch máu. Bề mặt da có màu hơi tím, sau đó chuyển vàng, dưới lớp lông, bướu máu như một khối mềm và dao động được. Nếu chúng ta chích vào một bướu máu còn mới, sẽ thấy chảy ra là má có lợn cợn những hạt máu đông. Chúng ta có thể dùng những loại pommade giúp làm tan chỗ viêm (alphachymotrypsine).
         Bướu máu thường xảy ra trên vành tai của chó, đặc biệt là trên những con chó tai cụp. Nguyên nhân là do chó gãi tai hay lắc đầu mạnh khi thấy ngứa ngáy. Bướu máu phải được chích lễ bởi bác sĩ thú y.
         Bệnh bướu máu ở tai chó béc giê Đức rất nguy hiểm vì sau khi trích máu ra, tai chó đều bị teo lại, làm xấu con chó đi rất nhiều. Được sự hướng dẫn của chuyên gia Mỹ, các bác sỹ thú y của PDS đã giải quyết tốt đẹp vấn đề này. Vì vậy, nếu chó có hiện tượng bướu máu ở tai chó nên liên hệ ngay đến PDS.
Cảm lạnh
         Thường xuất hiện sau một thời gian dài chó bị nhốt ngoài mưa hay phải chạy ngoài mưa. Có biểu hiện run rẩy, không ăn gì cả, húng hắng ho.
         Cần phải nhanh chóng đưa chó đến nơi ấm áp, chà xát mạnh khắp cơ thể và theo dõi kỹ trong nhiều ngày sau đó.
Cảm nóng
         Một chú chó bị cảm nóng sẽ có triệu chứng thở hổn hển, lỗ mũi phồng to lên, niêm mạc tím tái. Các triệu chứng biểu hiện giống như một con vật bị ép làm việc nặng nhọc dưới trời nóng. Đó chính là cơn cảm nóng, có khả năng sản sinh độc tố cơ thể và có thể gây ngưng tim.
         Cần đặt chó ở nơi thoáng mát, cho uống nước từng chút một nhưng trong nhiều lần, rẩy nước lên trên mình chó và cho nó nghỉ ngơi nhiều ngày liền. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến bác sĩ để chích thuốc trợ tim và corticoide.
Côn trùng chích
         Vết chích côn trùng nói chung thường là do ong vò vẽ, ong bầu hay ong mật. Chó biểu hiện sự hốt hoảng hoặc sưng cục bộ. Vết chích côn trùng nói chung tương đối lành tính trừ trường hợp có quá nhiều vết chích. Có thể điều trị bằng pommade, đặc biệt trường hợp vết chích bên trong miệng cần phải xử lý ngay lập tức vì có thể sưng lên gây ngạt thở.
Điện giật
         Thường xảy ra khi chú chó con nhay sợi dây điện. Hậu quả thường thấy nhất là chỉ gây ra một vết phỏng nhẹ trên lưỡi và môi, việc đầu tiên phải làm là ngắt ngay dòng điện, sau đó có thể dùng nước oxi già.
Gẫy xương
          Gẫy xương ở chó thường xảy ra ở các chân, thỉnh thoảng ở xương chậu, hiếm khi ở xương đầu và xương cột sống. Nó có thể là hậu quả của một chấn thương, hay do xương quá mềm (loãng xương).
          Cho dù vết thương là mở (xương gãy đâm ra ngoài da) hay kín, cách điều trị duyu nhất là mang đến bác sĩ thú y. Thao tác phải thật cẩn thận, chó phải được vận chuyển trên một tấm ván, có thể dùng một cái nẹp sơ đẳng trên cái chân bị tai nạn.
Ngưng thở đột ngột
         Thường gây ra do sự tắc nghẽn đường hô hấp (mắc xương, nuốt lốn, áp-xe) hoặc do hít phải khí độc (khí oxit cacbon, các chất gây mê). Con chó mất ý thức, niêm mạc vùng miệng và mắt tái lại, có thể chết rất nhanh trong vòng vài phút. Biên pháp trước tiên phải là là loại trừ nguyên nhân và làm cho đường thở được thông thương. Sau đó đặt con chó ở một khu vực thông thoáng khí. Thỉnh thoảng trong một số trường hợp nặng chúng ta cũng cần phải tiêm chất kích thích hệ hô hấp tuần hoàn và làm hô hấp nhân tạo.
Phỏng
         Vết phỏng gây ra bởi hai tác nhân: phỏng nhiệt là do chó tiếp xúc với một nguồn nhiệt và phỏng hóa chất là do chó tiếp xúc với một hóa chất có tính ăn mòn cao (axit hoặc kiềm). Vết phỏng được chia làm độ một hoặc độ hai hay độ ba tùy theo mức độ là một vết đỏ trên da hay là một phản ứng với lớp biểu bì hình thành những mụn nước hay là sự phá hủy các mô sâu bên trong. Ở bất kỳ mức độ phỏng nào, vùng bị phỏng cũng phải được đưa dưới một vòi nước lạnh trong 15 phút, mục đích là để giảm bớt các chất độc, giảm nhẹ cơn đau và hạn chế phản ứng viêm. Nếu vết phỏng gây ra do axit, chúng ta sử dụng một chất kiềm (nước soda), nếu vết phỏng gây ra bởi chất kiềm, chúng ta sử dụng một dung dịch axit (dấm). Vết thương phải được làm sạch, lấy hết phần lông bị cháy, bị rụng. Sau đó bôi thuốc mỡ lên vết phỏng, đậy vết thương bằng một miếng gạc, thay gạc thường xuyên cho thông thoáng vết thương.
Rắn cắn
          Chó bị rắn cắn thường run lẩy bẩy và cất tiếng hú dài. Vị trí vết cắn bị sưng phù lên với hai chấm tím ngay trung tâm, sự phù nề trở nên rất trầm trọng nếu vết cắn nằm ở phần đầu. Con chó suy sụp rất nhanh chóng. Cần phải mở vết thương để gây chảy máu và chùi rửa vết thương với dung dịch sát khuẩn. Chúng ta kích thích tim bằng cách cho con vật uống cà phê đậm, sau đó giữ ấm bằng túi chườm nóng. Cuối cùng chích huyết thanh kháng độc thành nhiều mũi xung quanh vết cắn, phần huyết thanh còn lại chích dưới da khu vực cạnh sườn.
Say nắng
          Sự say nắng gây ra sự xung huyết trên não (máu dồn về não quá nhiều) làm cho con chó bị kích thích một cách bất thường, gây ra các cơn co giật, con chó sủa vô thức và có khuynh hướng hay cắn bậy hoặc chạy trốn, thở hổn hển.
          Đặt con chó trong bóng râm và nơi mát, rẩy nước lạnh và chườm khăn lạnh trên đầu. Chúng ta cũng có thể cho chó uống chút cà phê, nếu bị sốt thì có thể dùng thêm aspirine.
Trúng độc
          Thường là do hai nguyên nhân: thức ăn hay hóa chất. Trúng độc thức ăn thường là do sử dụng các loại thức ăn bị nhiễm mầm bệnh. Do đặc tính có nồng độ axit dạ dày đặc trưng của các loài ăn thịt nên điều này hiếm xảy ra trên chó. Triệu chứng thông thường thấy nhất là ói mửa, một số trường hợp nặng hơn như sốt, hôn mê. Việc điều trị phải do bác sĩ thực hiện.
          Trúng độc hóa chất gây ra do nuốt phải chất độc: thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy hay các thuốc thú y với liều quá cao. Phải làm cho con vật ói lập tức bằng cách cho uống nước muối thật mặn. Không dùng sữa, đặc biệt dùng sữa rất nguy hiểm khi trúng độc thuốc diệt côn trùng có gốc phospho. Nếu chất độc là axit (axit chlohydric), cho uống nhiều nước soda; nếu chất độc là một chất kiềm (xút, amoniac, nước javel, dầu hỏa), dùng chất hấp thu là chanh hay giấm. Trong khi chờ sự can thiệp của thú y, chúng ta có thể dùng nước albumine (lòng trắng trứng đánh trong nước hay than hoạt tính).
          Thuốc diệt chuột bao gồm hoặc là arsenic, hoặc là strychnine, hoặc là coumarine, Arsenic gây tiêu chảy ra máu, hô hấp dồn dập, hơi thở hôi mùi tỏi; thuốc giải độc là Natri thiomalate tiêm vào tĩnh mạch. Strychnine làm cho cở thể cứng lại kèm theo cơn co giật; thuốc giải độc là gardenal. Coumarine gây xuất huyết; có thể điều trị bằng vitamin K.
          Các chất độc gây co giật thuốc nhóm metaldenhyde, dùng để diệt ốc tạp có thể được điều trị bằng các thuốc an thần. Các chất diệt côn trùng (DDT, linedane) gây run rẩy, giãn đồng tử và co giật; điều trị với gardenal kết hợp truyền đường glucose vào huyết thanh.
Vật lạ
          Những chú chó con, thỉnh thoảng cả chó trưởng thành, có thể nuốt những vật khác nhau trong tầm với của chúng (viên bi, đồng xu, kim may, vỏ sò...). Thông thường những vật lạ này sau khi đi qua đường tiêu hóa sẽ bị thải ra ngoài theo phân. Nhưng nếu chúng bị kẹt lại, hoặc trong xoang miệng, hoặc trong thực quản sẽ làm cho con chó nuốt rất khó khăn, chảy nhiều nước dãi, đưa chân cào lên miệng và có thể ho.
          Đầu tiên cần phải mở miệng con chó (nếu cần thiết đặt một miếng luôn mở) và sau đó tìm vật lạ trong miệng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể lấy vật lạ ra một cách dễ dàng, hãy trang bị một kẹp dài và nhờ ai đó giữ yên chú chó. Đặc biệt là không được đẩy vật lạ vào sâu thêm vì nếu như vậy chúng ta phải cần sự can thiệp phẫu thuật. Nếu vật lạ không thấy được thì hãy đưa chú chó của bạn đến bác sĩ thú y và khi đó việc can thiệp luôn cần đến thuốc gây mê.
Xuất huyết
          Xuất huyết, khác với chảy máu, gây ra do sự đứt vỡ của một động mạch hay tĩnh mạch. Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào kích cỡ của mạch máu bị đứt vỡ. Trong khi chờ đợi sự can thiệp của thú y, có thể nhanh chóng dùng dây garrot hay đắp lên vết thương một miếng băng dày, dùng tay hay dùng dây siết chặt vết thương.
          Sau một cú sốc, sự xuất huyết có thể diễn ra bên trong các xoang của cơ thể (xoang ngực, xoang bụng) gọi là nội xuất huyết. Niêm mạc bị tái đi, bốn chân lạnh, tim đập nhanh. Sự can thiệp phẫu thuật ngay lập tức là giải pháp duy nhất.
          Xuất huyết thường được điều trị với các chất kích thích sự đông máu hay tăng cường sự co mạch. Trong một số trường hợp đặc biệt, rất trầm trọng, là xuất huyết xảy ra trên não. Chó bị rối loạn về vận động, tê liệt hay mất ý thức.

24. Làm gì khi chó bị viêm loét bao tử, bỏ ăn?
"...Từ hôm Pin bệnh, các con khác không hề chạy chơi như mọi ngày mà đến gần, liếm láp và đến nằm cạnh bên ỏ sưới ấm. Một hôm, tôi quên không đóng cửa chỗ chó Pin nằm một mình dưỡng bệnh, sáng ra đã thấy con mẹ và hai chú chó cùng bầy nằm ngủ ngon lành cùng nhau trong ổ và hoàn toàn im lặng, không như thường ngày ít khi nào bọn nhỏ không gây gỗ với nhau để giành chỗ, vì chơi mạnh bạo nên làm nhau đau... Rõ ràng chúng cảm nhận và chia sẻ với nhau như những người anh em trong một nhà."

          Con Pin nhà tôi (giống Chihuahua, năm tháng tuổi) bỏ ăn nguyên ngày. Đến tối, nó có triệu chứng khá rõ rệt, bị ói nhiều và mệt lả, nằm một chỗ không chơi với các con khác như mọi ngày. Dẫu đã tối (20h) tôi cũng phải đem tới cho bác sĩ Hồng khám. Buổi đầu chưa phát hiện rõ bệnh tình, bác sĩ Hồng chỉ vô nước biển, cho uống thuốc giảm đau và hạ sốt rồi tiếp tục theo dõi.  Đến ngày hôm sau, Pin tiếp tục ói ra hết đến mệt vàng, mật xanh và có lẫn chút máu. Ban đầu, tôi còn nghĩ có lẽ nó bị bệnh chó con nhưng rất ít khả năng vì ngay sáu tuần tuổi, lúc vừa dứt sữa mẹ, nó đã được chích ngừa là lặp lại sau 30 ngày, đến nay nó hoàn toàn khỏe mạnh, chơi đùa suốt ngày, thậm chí nó còn khá tinh nghịch, thường vẫn dành chỗ với chó mẹ và các anh chị (lứa trước) lớn hơn nó đến 12 tháng. Vậy mà mấy hôm nay, Pin nằm liệt một chỗ, người co quắp rất tội nghiệp, không còn ăn uống được gì phải truyền nước biển mỗi ngày 2 lần và một ngày bơm sữa Ensure pha tảo Spirulina ba lần, mỗi lần 5cc sữa + 2gr tảo. Đến ngày thứ ba, xác định rõ Pin bị viêm loét bao tử. Đến ngày thứ 5, nó đã khá nhiều, đã đi ra ngoài đòi ăn nhưng tôi không dám cho ăn vì cứ cho ăn thức ăn khô, thịt là nó lại ói ra toàn bộ, đành chỉ bơm sữa pha tảo. Hôm nay, nó đã qua khỏi cơn nguy kịch nhưng còn rất yếu. Tối ngủ phải để đèn sưởi ấm, hàng ngày bơm sữa và tảo 3-4 lần, kể cả 2 lần vào ban đêm, khi thấy nó lồm cồm ra ngoài ổ để kiếm thức ăn.
          Ngày đầu tiên Pin bị bệnh nằm liệt trong ổ, thỉnh thoảng chó mẹ, chó bà ngoại và các con chó khác cùng bầy trước đều thay nhau hoặc cùng nhau vào thăm, liếm láp cho Pin rất trìu mến. Mỗi lần như vậy, nó rất mừng và vẫy đuôi mừng rỡ mặc dầu còn yếu. Cho chơi chung một lát, cô chủ nhỏ lại xua "khách khứa" ra ngoài hết cho "bệnh nhân" Pin nằm tịnh dưỡng và bơm thức ăn. Đến ngày thứ ba, khi bệnh đã thuyên giảm, Pin nhất định xin ra ngoài (cào cửa), đành phải cho nó ra chơi. Thường ngày, các con chó khác (kể cả mẹ của nó) đùa giỡn rất mạnh bạo, chạy nhảy, vật lộn với nhau, giành gối, thức ăn rất dữ. Nhưng từ hôm nó bệnh, các con khác không hề chạy chơi như mọi ngày mà đến gần, liếm láp cho nó và đến nằm cạnh bên ổ sưởi ấm. Một hôm tôi quên đóng cửa chỗ chó Pin nằm một mình dưỡng bệnh, sáng ra đã thấy mẹ con và hai chú chó cùng bầy nằm ngủ ngon lành cùng nhau trong ổ và hoàn toàn im lặng, không như thường ngày ít khi nào bọn chúng không gây gổ với nhau vì giành chỗ, vì chơi mạnh bạo làm nhau đau ... Rõ ràng chúng cảm nhận và chia sẻ với nhau như những anh em trong một nhà.

23. Đi bác sĩ lần đầu tiên
"Khi trong gia đình bạn có một thành viên cún hay mèo con mới, bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc từ sách vở, bạn bè và bác sĩ thú y. Lời khuyên của bác sĩ rất quan trọng để chú cún hay mèo con sống lâu hạnh phúc và có sức khỏe tốt."
         Dưới đây là đôi điều giúp bạn khi lần đầu đưa chúng đến bác sĩ. Điều trước tiên là chọn một bác sĩ thú y uy tín, nên rảo một vòng quanh các phòng khám và để ý xem khu vực tiếp tân có sạch sẽ không, đội ngũ nhân viên có niềm nở và thân thiện không, phòng khám ở gần nơi của bạn không. Và cũng đừng ngại ngần "chất vấn" bác sĩ hay nhân viên ở đó những điều mà bạn thắc mắc.
         Khi đưa chú cún đến bác sĩ lần đầu, nên mang theo mẫu phân để kiểm tra xem có động vật ký sinh không. Bác sĩ sẽ ghi lại cân nặng của nó, khám tổng quát và xét nghiệm máu, phân để kịp thời phát hiện ra bệnh. Có thể chữa trị nhanh và hiệu quả những căn bệnh hay vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe nếu phát hiện sớm khi chó còn nhỏ.
         Trong khi khám, bác sĩ kiểm tra:
       - Mắt, tai, răng để xem có bị dị tật không
       - Da để xem da có bị khô, bọ chét hay ve không.
       - Bụng để xem có bị đau, có bộ phận gì bị phình trướng không.
       - Tim, phổi để kiểm tra nhịp tim, tiếng thở có bất thường có bị khò khè không.
       - Khớp xương, khớp gối để xem chân cẳng có cứng cáp không.
       - Cơ quan sinh dục.
          Những giống chó thuần chủng đều có vấn đề riêng cần phải quan tâm, chẳng hạn như vết cắn. Một vài con có vết cắn cạn còn những con khác thì miệng nhỏ, hẹp. Có con thì đầu hình mái vòm hay có một cái thóp lớn trên đỉnh đầu
Chủng ngừa
          Nếu cún con đã được tám tuần tuổi hay chưa bao giờ chủng ngừa thì phải cho nó đi tiêm vaccine ngay. Thông thường, chó sẽ được tiêm ngừa phòng bệnh sốt ho do virus và Parvovirus cũng như xổ giun để ngăn chặn giun chui vào tim.
          Những người nuôi chó tự tiêm vaccine lần đầu cho chó phải thông báo cho bác sĩ biết lần tiêm đầu tiên để lên lịch chính xác cho những lần sau. Cũng giống như trẻ con, thú cưng cần phải được tiêm thuốc đều đặn để tăng cường sức đề kháng.
Xổ giun
          Bác sĩ kê đơn thuốc xổ giun. Ngay cả khi xét nghiệm phân cho kết quả âm tính, nhưng hầu như tất cả chó và mèo con khi sinh ra đều bị giun. Do vậy, cứ ba tuần một lần phải cho chúng uống hai liều thuốc xổ giun.
          Không giống như những con trưởng thành, chó con dưới sáu tháng tuổi không cần phải kiểm tra xem có bị giun chui vào tim không trước khi cho uống thuốc phòng bệnh.
          Sau lần đầu tiên đến bác sĩ, bạn nên mang chó quay trở lại phòng khám khoảng ba đến bốn tuần sau đó để tiêm ngừa và kiểm tra lại cho đến khi nó được 16 đến 20 tuần tuổi. Từ thời điểm đó trở đi, chó sẽ được tiêm ngừa hàng năm. Khi được bốn đến sáu tháng tuổi, nhiều chó hay mèo con phải được đưa đến bác sĩ để thiến nếu chủ nhân muốn như vậy. Rồi từ đó trở đi, chỉ cần đến bác sĩ mỗi năm một lần cho đến khi bảy năm tuổi, tức là thời điểm bắt đầu quá trình lão hóa rồi sau đó là hai năm một lần.

22. Dạy chó con tại nhà trước khi đến trường huấn luyện chó dắt người mù
"Bạn có ngạc nhiên khi biết một chú cún tham gia một khóa huấn luyện tại Trường Seeing Eye - trường huấn luyện chó cho người khiếm thị số một tại Mỹ? Cũng giống như trẻ con, các học viên "nhí" Seeing Eye phải qua lớp "mẫu giáo" tại nhà trước khi chính thức tập trung về trường và được dạy dỗ chu đáo để trở thành những chú chó dẫn đường thực thụ".
          Kết quả huấn luyện của Seeing Eye phụ thuộc rất nhiều vào những kỹ năng sơ huấn tại nhà của hàng trăm tình nguyện viên tại nhiều  bang - những người đã mở rộng cửa và lòng mình cho những chú chó con với những sứ mệnh đặc biệt. Họ dành cho các chú chó này sự yêu thương và dạy dỗ dịu dàng mà những con chó lớn lên trong trại không bao giờ có được. Kenneth Rosenthal thuộc trường Seeing Eye nói: "Các tình nguyện viên của chúng tôi đã và đang cung cấp một dịch vụ vô giá. Một con chó nuôi trong trại sẽ không thể có được nền tảng vững chắc của sự yêu thương, sự tin cậy hoặc được va chạm hàng loạt các tình huống khác nhau hàng ngày như giao thông đường phố như chú chó được nuôi dạy tại nhà tình nguyện viên".
          Tình nguyện viên xem chú chó con như một thành viên của gia đình, dạy cho chú cách vâng lời cơ bản, hướng dẫn chú những tình huống mà chú phải xử lý để mở thành 1 chú chó dẫn đường xuất sắc sau này và cho chú thật nhiều "tình thương mến thương" để có thể tạo mối quan hệ tốt với người khiếm thị - người mà chú có nhiệm vụ giúp đỡ sau này. Các tình nguyện viên này đều đồng ý theo một khóa huấn luyện đặc biệt và tham dự đều đặc các buổi họp tại câu lạc bộ địa phương với chú chó của mình. Một thành viên trong gia đình, thường là trẻ em từ 9 đến 19 tuổi có trách nhiệm chăm sóc "người bạn đặc biệt" hàng ngày. Chương trình cũng được mở rộng cho những người lớn có điều kiện ở nhà thường và các cô bác hưu trí tham gia. Trường Seeing Eye thanh toán các chi phí thú y và trả một khoản trợ cấp hàng tháng cho việc nuôi dạy chó. Các cô chú cún của trường thường bắt đầu đến sống với các gia đình tình nguyện từ tám tuần tuổi và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên trường. Sau 16 tháng, chúng sẽ trở về trường để bắt đầu khóa huấn luyện chính thức. Khi bốn tháng huấn luyện đầy gian khổ kết thúc, các cô cậu nhóc được làm quen với người chủ khiếm thị mới của mình trong vòng 20 đến 27 ngày trước khi gắn bó lâu dài với người ấy.
          "Chúng tôi không mong đợi ở các chú chó sự nhất nhất vâng lời chủ", Doug Robert, chủ nhiệm chương trình nói. Mặc dù phải chịu kỷ luật khắt khe nhưng các "học viên" cũng được hưởng sự tự do nhất định, giúp chúng phát huy tối đa khả năng phán đoán, phân tích của chúng. Ví dụ như chúng phải tìm ra lối đi vòng vỉa hè bị phong tỏa hoặc phải quyết định trong trường hợp nào đó có an toàn để dắt chủ băng qua đường. Một con chó vâng lời tuyệt đối sẽ chờ chủ ra mệnh lệnh, thay vì tự mình nắm bắt vấn đề và tìm cách giải quyết tốt nhất. Nguyên tắc huấn luyện các loại chó nghiệp vụ khác là "ra mệnh lệnh và vâng lời". Nhưng trong huấn luyện chó dẫn đường, nguyên tắc đó lại là "ra mệnh lệnh và vâng lời nếu điều kiện cho phép".
21.  Bạn đã làm được gì cho chú chó thân yêu?
"Trước tình bạn cao thượng và tình cảm chân thành của chú chó, bạn sẽ thấy rằng những gì bạn đã làm cho chú chó của mình thực sự chẳng đáng là bao"
            Có một chân lý đã tồn tại từ bao đời nay: Chó là người bạn tuyệt vời của con người, luôn ở bên con người trong những chuyến đi khai thiên lập địa, mở đất mở cõi cho đến những chuyến đi thám hiểm tận mặt trăng. Và cũng có một chân lý nữa mà dường như nhiều người bỏ quên, đó là người chủ phải có trách nhiệm với con chó của mình vì những gì họ cho đi chỉ là chút xíu nhỏ nhoi so với những gì họ nhận lại được từ người bạn này.
            Trách nhiệm của mỗi một người nuôi chó là chăm sóc chó một cách đàng hoàng. Nếu bạn đang có ý định muốn nuôi một chú chó, vậy thì điều trước tiên bạn nên tìm hiểu nhu cầu của cả cơ thể lẫn tâm hồn của chú chó và cách chăm sóc nó.
            Có rất nhiều thứ mà người nuôi cần phải làm để hiểu được bản năng của chú chó để biết cách phát huy và ngăn cản hay đơn giản chỉ để điều khiển được nó vì bản năng của các giống chó không giống nhau. Giống chó lớn tai cụp (mastiff), thường được huy động cho nhiệm vụ bảo vệ, đánh nhau và thậm chí cả chiến tranh chúng thường hung hăng nên người nuôi phải biết cách kiềm chế chúng. Còn giống chó săn thỏ (greyhound) thì lại thích "bay nhảy" và hẳn sẽ rất vuui nếu sở thích chạy nhảy được đáp ứng. Trong khi đó, giống chó săn đánh hơi (scenthound) thích sủa và ngửi chỗ này chỗ kia đánh hơi phát hiện mùi lạ. 
            Do vậy, người nuôi cần tìm hiểu về giống chó mà họ đang nuôi, nguồn gốc, bản năng và thói quen của nó nếu thành công, sẽ dễ dàng chiếm được trọn vẹn tình cảm của chú chó.
           Không nên "dễ dãi" khi quyết định nuôi chó vì chuyện này cũng khó khăn không kém việc trở thành cha mẹ. Cuộc sống thực sự và sự khỏe mạnh của một chú chó nằm ngay trong tay người chủ của nó. Ngày nay, người nuôi chó có điều kiện hơn để chăm sóc các chú chó thân yêu. Câu lạc bộ người nuôi chó của Mỹ và Anh đều tổ chức các sự kiện dành cho chó, cả giống chó thuần chủng và chó lai để hỗ trợ các hội viên trong chăm sóc và huấn luyện chó. Các chủ đề thường là dạy chó biết nghe lời, biết cách tấn công, chăn súc vật hay huấn luyện chó sục (giống chó chăn nhỏ chuyên sục hang bụi). Một chú chó được chăm sóc tốt và huấn lyện kỹ càng sẽ được xem là chú chó hạnh phúc nhất. Cũng giống như con người, chó cũng được hưởng nhiều lợi ích của các tiến bộ khoa học, chẳng hạn kéo dài tuổi thọ.
            Để đảm bảo sức khỏe của các chú chó, người nuôi nên thường xuyên liên lạc với các bác sĩ thú y mà họ đã chọn, tham vấn hay đến chỗ bác sĩ khi cần thiết. Chó dễ bi mắc bệnh nên cần phải tiêm ngừa đầy đủ để ít phải "ghé thăm" bác sĩ hơn.


20. Dạy chó đi vệ sinh
         "Việc huấn luyện luôn bắt đầu càng sớm càng tốt. Một chú chó con sẽ dễ dàng tiếp nhận những bài tập luyện và dễ dàng tạo thành thói quen tốt hơn, còn chó lớn đã hình thành những thói quen về mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, và thói quen đã ăn sâu quá lâu trong "tiềm thức" của chó nên rất khó để luyện tập lại."
Huấn luyện chó đi vệ sinh trên giấy.
             Mục tiêu của bài huấn luyện này là giúp chú chó con của bạn quen với việc đi tiêu và đi tiểu trên tờ giấy (hoặc tờ báo) mà bạn đã trải nơi bạn muốn chó của bạn "đi". Tốt nhất là bạn nên trải giấy ở nơi dễ dọn dẹp và lau chùi như nhà bếp, phòng tắm. Nơi bạn chọn không nên quá gần nơi ăn, ngủ của chó, vì theo bản năng, chó có xu hướng giữ gìn sạch sẽ khu vực ăn ở của mình.
             Đầu tiên, bạn nên giữ chó ở nơi bạn đã chọn, rải vài tờ giấy ở đó (nên để các tờ giấy lên nhau), chờ cho tới khi chó chịu tiêu, tiểu. Khi chó đã đi lên giấy, mùi "chất thải" đã thấm xuống những tờ giấy dưới, bạn bỏ tờ giấy ở trên đã dơ và thay một tờ giấy sạch, nhưng đặt dưới tờ giấy đã thấm mùi. Lần sau, chó sẽ dễ dàng "đánh hơi" và sẽ "đi" lại đúng chỗ đó.
             Nếu chú chó con của bạn đã quên bài tập trên giấy mà nó đã được học lần đầu, bạn hãy kiên nhẫn lấy tờ giấy khác. Nếu chó của bạn "lỡ" tiêu tiểu sai chỗ, bạn nên tẩy mùi ngay vì trong lần sau, khi chó "đánh hơi" và nhận ra có hai chỗ khác nhau phải lựa chọn để "hành động" thì chó sẽ bị lúng túng.
             Bạn nên nhớ rằng, chó con sau khi ăn, uống nước, hay sau khi thức dậy, chó cần đi vệ sinh. Với một con chó còn nhỏ thì cần phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Thường thì dấu hiệu để bạn nhận biết chó của bạn muốn đi vệ sinh là chó khịt mũi ngửi xung quanh, cố gắng tìm đúng chỗ để "hành động". Có những chú chó con sẽ ngửi quanh đồng thời chạy vòng vòng (có lúc chạy cách điên cuồng). Khi đó, bạn hãy nhanh chóng đặt chó vào tờ giấy trải nơi bạn muốn, nhẹ nhàng kiềm chế những cử động của nó, cho tới khi chó tiêu tiểu lên giấy. Nhớ khen chú chó của bạn sau khi nó đã "đi" lên giấy.
         Dạy chó đi vê sinh trên giấy cũng là phương pháp dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ ta chỉ đinh: lúc đầu để giấy gần nơi chó ở. Sau khi chó đã quen đi vệ sinh trên giấy, ta dịch chuyển dần tờ giấy này đến vị trí ta chỉ định chó đến vệ sinh (nhà vệ sinh, góc vườn...). Khi chó đã tạo thói quen vệ sinh ở vị trí chỉ định thì ta cất tờ giấy này đi (tốt nhất là sử dụng tờ báo để chó đi vệ sinh lên trên).
Huấn luyện chó không "làm bậy" trong chuồng.
         Bài huấn luyện này sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với bài huấn luyện trên, bạn sẽ tập cho chú chó của bạn biết giữ gìn chỗ ngủ sạch sẽ. Để chó con bắt đầu làm quen với chuồng, bạn nên làm cho chuồng hấp dẫn hơn bằng cách để vào chuồng vài món đồ chơi. Nếu chó phải ở trong chuồng vài lần với chất thải của nó, nó sẽ tự học rất nhanh cách kềm nén đợi đến lúc bạn cho ra khỏi chuồng. Bạn hãy cho chú chó ra khỏi chuồng càng sớm càng tốt, điều  này giúp chú chó hiểu rằng bạn sẽ sớm cho nó ra, và lòng tin của chú chó đối với bạn sẽ lớn dần. Bạn hãy cho chó ra và tập cho nó tự vô chuồng trở lại. Bạn nên lập lịch để cho chó ra và thực hiện đúng theo lịch. Điều này rất quan trọng. Sau khi chú chó có thể tự vô chuồng cách tự nhiên, bạn có thể an tâm, sẽ không có "sự cố" nữa, nhưng bạn hãy nhớ, chú chó của bạn sẽ đợi bạn cho nó ra. Cũng bài huấn luyện này, bạn có thể dùng để dạy chú chó cả bạn biết phân biệt nơi ngủ (chuồng, nhà dành riêng) để giữ gìn vệ sinh và nơi có thể tiêu tiểu. Khi đã thành công bài huấn luyện, bạn có thể không đóng cửa chuồng mà vẫn an tâm. Khi cần ngủ, chú chó của bạn sẽ tự biết vô chuồng. Ngược lại, khi cần đi vệ sinh, chú chó của bạn sẽ ra ngoài và đi đúng chỗ quy định.
Huấn luyện chó đi vệ sinh ngoài trời.
         Bạn hãy dẫn chó đi quanh khu vực bạn chọn cho chó tiêu, tiểu. Kiên nhẫn cho chó nhiều thời gian để chó có thể "hành động", nhớ khen nó khi nó làm xong. Việc khen thưởng bằng lời và hành động của nó là đúng và nó sẽ cố gắng thực hiện trong những lần sau.
         Hầu hết, chó con thường phải đi vệ sinh khoảng 6 lần trong 1 ngày, nên cách khoảng 3-4 giờ đồng hồ, bạn nên dẫn chó ra ngoài. Rất tốt nếu bạn có thể dẫn chó ra ngoài sau mỗi bữa ăn. Chó con khi no, bao tử của nó sẽ ép bàng quang và nó không thể nhịn lâu. Nên dẫn chó của bạn ra ngoài vệ sinh vào buổi chiều tối, như thế chú chó không phải cố gắng kiềm chế suốt đêm. Nếu bạn lặp đi lặp lại việc dẫn chó ra ngoài đi tiêu, tiểu một chỗ nhất định, và khen thưởng mỗi khi nó "hành động" đúng, chú chó của bạn sẽ hiểu chỗ vệ sinh của nó và sẽ thực hiện đúng như bạn muốn.
Dọn vệ sinh
         Thật sự, sẽ không hay chút nào nếu bạn dẫn chó ra ngoài và để phân lại ngoài đường. Trách nhiệm của bạn là dọn sạch những "phế phẩm" từ chú chó của bạn. "Phế phẩm" của chó còn là một vấn đề của môi trường chung, và ít nhiều nó có khả năng gây hại sức khỏe của mọi người.
         Tại một số thành phố ở các quốc gia trên thế giới, việc bạn để chó "phóng uế" và không dọn vệ sinh là bạn phạm luật và sẽ bị phạt.
         Bạn nên dọn phân chó bằng cách dùng bao ny-long, bỏ vào và cột chặt lại, sau đó mới bỏ vào thùng rác. Không nên chôn vùi xuống đất vì trong phân có thể có giun đũa và sán dây rất dễ truyền sang người và con vật khác. Nếu chó đã "hành động" trong nhà, ban nên chà sạch chỗ dơ bằng thuốc sát trùng có mùi thơm.
"Tai nạn" sẽ xảy ra.
         Không phải vấn đề nằm ở việc bạn chọn cách tập cho chó đi vệ sinh. Nhưng vẫn khó tránh khỏi những lúc có "tai nạn", nhất là trong lúc tối, khi bạn đang ngủ, chú chó con của bạn không thể nhịn nổi trong một thời gian dài. Lúc đó, dù chỉ mới 1 phút, bạn cũng không nên la mắng hay đánh phạt chú chó của bạn. Chú chó con của bạn rất mau quên, nó sẽ không thể hiểu vì sao bạn giận. Nếu bạn bắt gặp nó đang "làm bậy", bạn hãy dứt khoát la "không" và nhanh chóng đưa nó đến nơi bạn muốn nó "hành động". Đừng bao giờ bạn đánh vào đít nó hoặc dí miệng nó vào phân của nó, vì chẳng những điều này ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn tạo cho chú chó của bạn hiểu lầm rằng bạn muốn nó "đi" lại chỗ đó vào lần sau.


19. Tiến trình tiếp nhận thức ăn
Giai đoạn tìm kiếm, xác định và chọn lựa
         Chó sử dụng khứu giác để bắt lấy những mùi thơm phát ra từ thức ăn và sử dụng các cơ quan cảm giác để cảm nhận nhiệt độ từ thức ăn. Khứu giác là giác quan nhạy cảm quan trọng nhất trong giai đoạn này. Chó có từ 70 đến 200 triệu điểm tiếp nhận mùi, trong khi con người chỉ có từ 5 đến 20 triệu (Vadurel và Cogny, 1997).
         Khi con chó khịt mũi hít vào, tốc độ nhanh gấp mười lần tốc độ hô hấp (Vadurel và Cogny, 1997). Mức độ hoạt động của khứu giác lên đến đỉnh điểm khi chó đói và thấp xuống khi đã no. Khứu giác sẽ giảm dần hoạt động khi tuổi già.
Giai đoạn đưa vào trong miệng
         Bây giờ, chó mới cảm nhận kích cỡ, hình dạng, kết cấu và vị của thức ăn. Những cơ quan vị giác tập trung ở phần gai vị giác nằm ở lưỡi, vòm miệng và hầu. Chó có 1.700 điểm cảm nhận vị giác, trong khi người lại có đến 9.000 điểm cảm nhận vị giác.
         Chó phân biệt được năm vị khác nhau: vị đắng, vị ngot, vị chua, vị mặn và vị của axit amin thiết yếu glutamate. Chó có khuynh hướng từ bỏ vị đắng và bị thu hút bởi vị ngọt. Hệ thống vị giác của chó con bắt đầu hoạt động ngay trước khi được sinh ra (Ferrel, 1984). Vì vậy, cũng có một số ảnh hưởng từ thức ăn của chó mẹ được truyền qua máu đến nhau thai qua màng ối (Thorn, 1995).
Giai đoạn tiêu hóa
         Giai đoạn này hầu như không có cảm giác nào đối với thức ăn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nếu thức ăn không phù hợp với cơ thể thì cảm giác ói hình thành để tống thức ăn ra.
Bàn thêm về hương vị của thức ăn
         Chó nói chung rất bị thu hút bởi thức ăn có hàm lượng chất béo cao. Do vậy, cách đơn giản nhất để tăng dộ ngon miệng của thức ăn là phủ thêm một lớp chất béo bên ngoài thức ăn. Tuy nhiên, cũng cần cẩn thận vì chất béo dễ gây béo phì nếu không kiểm soát tốt về lượng.


18. Bệnh da liên quan đến dinh dưỡn
"Những bệnh da gây ra do dinh dưỡng thường ít khi xảy ra, thế nhưng nếu xảy ra thì rất khó phát hiện đúng nguyên nhân để điều trị đúng cách và dễ gây hoang mang cho chủ chó vì thường khó chữa lành. Những chất dinh dưỡng có liên quan đến bệnh da thường là những axit béo thiết yếu (axit béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phải cung cấp qua đường thức ăn), các chất đạm, một vài chất khoáng (đồng, kẽm) và các vitamin A, B, E. Sự thiếu hụt những chất này trong một thời gian dài dễ dẫn đến những rối loạn trên da; riêng vitamin A thì thiếu hay thừa cũng gây ra những ảnh hưởng ở vùng da".
Sự thiếu hụt axit béo:
         Trường hợp này thường gặp ở những con chó ăn duy nhất loại thức ăn đóng hộp hay thức ăn khô mà không được bảo quản kỹ hoặc đã quá hạn sử dụng. Sự ôi dầu, mỡ dễ dàng xảy ra đối với những loại thức ăn đóng hộp nếu dự trữ quá một năm, và dễ xảy ra đối với những loại thức ăn khô dự trữ quá sáu tháng trong môi trường nhiệt độ cao, môi trường này sẽ phá hủy các axit béo thiết yếu cũng như các vitamin D, E và biotin.
         Người ta cũng ghi nhận sự thiếu hụt này trong những con chó có tình trạng không ổn định đường ruột, đường ruột hấp thu yếu, thiểu năng tuyến tụy hoặc suy gan mãn tính. Sự thiếu hụt axit béo phải kéo dài nhiều tháng trước khi biểu hiện thành bệnh rõ rệt trên da.
         Lúc bắt đầu, bộ lông trở nên khô và xấu đi, thường xuất hiện ở những vùng da bị dày lên, xuất hiện vảy. Sau đó, sự chảy dịch trên da và lông gây ra sự viêm da có mủ, nhất là những vùng kẽ da.
         Trong những axit béo thiết yếu, axit linoleic đóng vai trò quan trọng nhất vì có thể tham gia chuyển hóa với các axit khác như linolenic, arachidonic. Nếu bệnh da thật sự có liên quan đến việc thiếu hụt các axit béo này thì cần thiết phải bổ sung trong khẩu phần một lượng lớn trong vòng một đến hai tháng. Chúng ta nên dùng các loại chất béo có ngồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, nếu thiếu axit arachidonic thì bắt buộc phải dùng mỡ động vật, vì chỉ có mỡ động vật mới chứa axit này.
         Sự bổ sung chất béo không nên quá lạm dụng để không dẫn đến tình trạng béo phì (một muỗng cà phê dầu thực vật và một muỗng cà phê mỡ động vật mỗi ngày là đủ).  Trên thực tế, trong những trường hợp lâm sàng, việc thiếu axit béo có thể kết hợp cùng một lúc với sự thiếu kẽm, thiếu vitamin A hay vitamin B.
Sự thiếu hụt chất đạm
         Hầu hết các loại thức ăn công nghiệp dành cho chó đều cần đối khẩu phần tập trung nhiều vào hàm lượng đạm, nên nếu dùng những thức ăn này thì sự thiếu hụt rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài trường hợp xảy ra vì nhiều lý do, có thể do người chủ cung cấp không đủ trong khẩu phần thức ăn cho chú chó của mình. Sự phát triển bình thường của bộ lông và sự keratin hóa lớp biểu bì trên da cần sự cung cấp mỗi ngày 25% đến 30% chất đạm. Sự thiếu hụt chất đạm nhanh chóng dẫn đến những vết thương trên da, nhất là trên những vùng da cần chất đạm để phát triển. Những vết thương trên da thường biểu hiện hiện tượng tích tụ nhiều keratin, tích tụ nhiều sắc tố nhưng trên lông lại mất sắc tố. Người ta cũng ghi nhận hiện tượng rụng lông thành từng mảng với những sợi lông mỏng hơn, sần sùi, khô, dễ gãy. Những vết thương này cũng tạo thành từng vảy cứng, có thể xuất hiện cùng một lúc khắp toàn thân như đầu, lưng, ngực, bụng, chân, ngón.
         Sự cung cấp một chế độ thức ăn đầy đủ chất đạm, khoảng 25% tổng khối lượng khô có thể giúp chữa lành bệnh rất nhanh chóng. Nhưng lưu ý nên dùng nguồn cung cấp đạm chất lượng cao như thịt, trứng, sữa.
Sự thiếu hụt Vitamin
         Vitamin A
         Vitamin A được gọi là vitamin của lớp biểu bì. Do vậy, sự thiếu hụt hay dư thừa loại vitamin này đều gây ra những ảnh hưởng trên da (biểu hiện lâm sàng của hiện tượng thiếu hay thừa cũng như nhau). Sự thiếu hụt sẽ tạo ra sự tích tụ keratin hóa tuyến bã nhờn dưới da, gây tắc nghẽn và làm ngăn cản sự tiết chất nhờn. Tình trạng lông bị mất sắc thái thông thường, với những mảng rụng lông, rất dễ nhạy cảm với nhiễm trùng.
         Để điều trị, chỉ cần chích một lần duy nhất dung dịch cung cấp khoảng 6.000 UI (UI- đơn vị quốc tế) vitamin A cho mỗi kilogam thể trọng là sẽ giải quyết được vấn đề.
         Thế nhưng vì lý do cở thể dự trữ vitamin A rất dễ dàng, nên người ta thường quan tâm nhiều hơn là thiếu hụt. Rất nguy hiểm khi chỉ co ăn gan trong thời gian quá dài. Liều dùng mỗi ngày bằng đường miệng không được vượt quá 400 UI/kg thể trọng trong mười ngày liên tiếp.
         Vitamin E
         Vitamin E, selen và axit béo là tập hợp các chất có mối quan hệ cân bằng với nhau. Sự dư thừa chất béo hay thiếu hụt vitamin E đều gây ra trên lâm sàng một hội chứng tiết dịch giống  như là bệnh ghẻ demodex trên chó (nhưng không có ký sinh trùng). Về mặt phòng thí nghiệm, sự thiếu hụt sẽ dẫn đến sự rối loạn trong sự trưởng thành của lympho bào (tế bào bạch cầu - thành phần chính trong hệ miễn dịch). Hội chứng này thường thấy trên những con chó được nuôi hoàn toàn bằng những thức ăn quá béo, ví dụ như thịt cá ngừ hộp.
Sự bổ sung khoảng 10mg vitamin E cho mỗi kilogam thể trọng là tương đối đầy đủ. Ở liều mạnh hơn, khoảng 4000UI chia làm hai lần mỗi ngày. Cũng cho kết quả tốt, đặc biệt khi sự viêm nhiễm sâu trong lớp biểu bì.
         Vitamin B
         Các vitamin thuộc nhóm B thường được xem như là chung một nhóm. Sự thiếu hụt một trong các loại vitamin này rất hiếm và thường có những triệu chứng rất giống nhau.
         Những vitamin B được tổng hợp từ hệ vi sinh đường ruột, thế nhưng do vitamin nhóm B là loại tan trong nước và không dự trữ được, nên cần phải cung cấp thường xuyên. Chưa từng ghi nhận trường hợp nào liên quan đến dư thừa vitamin B.
         Trong các vitamin nhóm B, lưu ý sự thiếu hụt về biotin, tiboflavin và niacin có khả năng gây ra những rối loạn về lâm sàng.
         Biotin dễ dàng bị bất hoạt nếu khẩu phần chứa quá nhiều lòng trắng trứng sống, lý do là trong lòng trắng trứng sống chứa nhiều chất avidin có thể kết hợp với biotin và gây bất hoạt. Cũng như vậy, nếu sử dụng kháng sinh bằng đường uống để điều trị lâu dài cũng gây thiếu biotin. Dấu hiệu đặc trưng nhất của thiếu hụt biotin là những vết rụng lông hình tròn ở khu vực xung quanh mặt và mắt, cần phải phân biệt bệnh gây ra do ghẻ demodex hay bệnh viêm da mặt. Trong những trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện những vết thương có vảy ở khắp nơi kèm theo hiện tượng dị ứng, tiêu chảy và gầy ốm.
         Riboflavin rất hiếm khi thiếu trong khẩu phần vì chỉ cần một mẩu thịt hoặc chỉ cần một lượng nhỏ sản phẩm sữa là đã cung cấp đủ riboflavin trong ngày rồi. Tuy nhiên, sự thiếu hụt dễ gây ra viêm da tiết nhầy khu vực xung quanh mắt, ở vùng bụng cũng như viêm ở vùng môi.
         Niacin chỉ thiế khi nào trong khẩu phần chứa quá ít chất đạm nhưng lại nhiều phụ phẩm lúa mì. Lúa mì, cũng như tất cả các loại ngũ cốc khác chứa rất ít tryptophan, là tiền chất của niacin (chất dùng để tổng hợp ra niacin). Tất cả các sản phẩm thương mại đều chứa một lượng lớn đầy đủ vitamin này. Sự thiếu hụt sẽ tạo thành những vết loét, gây tiêu chảy, gầy ốm; đặc biệt là viêm da gây ngứa ở vùng chân sau vầ vùng bụng.
         Nói chung, sự thiếu hụt vitamin nhóm B thường gây ra rụng lông, bỏ ăn và gầy ốm. Sự bổ sung rất dễ dàng bằng cách thêm vào khẩu phần men bia hoặc/ và tiêm vitamin nhóm B

17. Mẹo vặt
       Cho chó uống thuốc viên
         Nếu chó của bạn bị bệnh cần phải uống thuốc viên, đôi khi người cho chó uống thuốc gặp không ít trở ngại...
         Một cách đơn giản mách cho bạn: Mua ít phèo non của heo ở tiệm bán cháo lòng, cắt ra từng đoạn  nhỏ (khoảng 2cm), nhét thuốc vào giữa đoạn ruột. Bảo đảm chú chó cưng của bạn không những uống hết thuốc mà còn khoái chí nữa...
         Một cách đơn giản khác là kẹp viên thuốc ở đầu ngon tay, đưa hẳn cả nắm tay vào sâu mồm con chó (chó không cắn được), nhét viên thuốc vào sâu cuống họng rồi rút tay nhanh ra khỏi mồm, vỗ tay mạnh, chó giật mình sẽ nuốt luôn viên thốc không kịp nhả ra. Bạn thử xem..

16. Huấn luyện chó ngưng sủa bậy 
* Tại sao chó của bạn lại sủa quá nhiều?
* Làm sao để huấn luyện chó ngưng sủa khi bạn ra lệnh? 
   Như bất kỳ ai đã từng sống gần một con chó sủa tối ngày cũng phải hiểu là nó ồn ào đến mức nào. Điều đó luôn gây phiền hà cho những người láng giềng xung quanh, ảnh hưởng đến bạn bè và khách đến thăm nhà, và chắc chắn bạn sẽ gặp vấn đề trong những cuộc nói chuyện hay lúc nghe điện thoại.
   Đứng trên quan điểm của một chú chó, sủa là khả năng thiên phú, giúp chó có thể chuyển tải chính xác bằng sự thay đổi cung giọng rằng nó đang cảm thấy như thế nào. Chó sủa vì rất nhiều lý do, và thật sự, lúc duy nhất mà chúng không sủa để thể hiện cảm giác là khi chúng đang bày tỏ một thái độ phục tùng. Chó sủa rất nhiều nếu chúng đang căng thẳng, đang hung hăng hay đang muốn bảo vệ.
   Vấn đề ở chỗ là, nếu chú chó sủa để bảo vệ ngôi nhà của nó thì tốt nhất là nó sẽ sủa những ai xồng xộc vào nhà của nó và chưa có thái độ chào đón của chủ nó. Còn nếu chú chó sủa cả những người ngoài đường chỉ đi ngang nhà thì thật là phiền toái.
   Thật đáng tiếc khi một số người chủ dùng tiếng hét (quát tháo, hoặc thét lên) để ngừng tiếng sủa của chú chó. Nhưng hành động này xem ra không có hiệu quả, vì chó không giao tiếp bằng lời nói, nên khi nghe chủ thét lên, nó tưởng rằng chủ cũng sủa như nó, rằng chủ cũng sủa như nó, rằng nó có người đồng tình và thế là nó nỗ lực để sủa to hơn nữa.
   Một số con chó đã tự khám phá ra rằng hành động sủa của nó làm người chủ chú ý đến nó hơn. Nếu là chủ là "im", vô tình nó tự tưởng tượng rằng chủ đã trả lời nó. Điều này đồng nghĩa với sủa là được chủ trả lời. Tuy nhiên, lý do chính để con chó học sủa là từ những người đi ngang "lãnh địa" của nó, thực tế những người này chỉ đi qua đi lại, nhưng nó lại hiểu rằng tiếng sủa của nó đã ngăn cản thành công, nên người ta không dám vô nhà của nó.
   Đối với một số người thì chó của họ lại sủa liên tục cho đến khi họ ra khỏi nhà. Một số trường hợp như khi ta đến nhà bạn chơi mà chó của họ sủa đến hơn 10 phút sau khi đã vào nhà, thậm chí cho đến khi ra khỏi nhà. Trong trường hợp đó để ngưng không cho sủa, chủ nhà thường la chó im hoặc đánh nhẹ vào mông. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ hiệu quả lúc đó, chó sẽ sủa lại ngay khi chúng quên.
   Một trường hợp khác là có những cặp tình nhân trước khi tỏ ra cử chỉ âu yếm nhau là phải nhìn kỹ xem chó của họ ở đâu. Đó thường là những con chó có tính ganh tỵ hay sủa với tông giọng cao; cũng cùng với cách sủa như vậy khi người chủ nói điện thoại, khi xem ti vi, hay khi đang tập trung lái xe.
Dạy chó ngưng sủa
   Phương pháp đơn giản nhất để dạy chó ngưng sủa là hãy dạy chúng sủa theo mệnh lệnh. Trước tiên hãy tìm cách làm cho con chó sủa. Có thể chúng sẽ sủa nếu ta giữ thức ăn của nó trên cao, có thể là bánh snack hay đồ chơi.
   Bạn hãy kích động (có thể chọc một chút) nó sủa, khi nó đang sủa, bạn nói "sủa", xong khen nó và lặp lại như vậy vài lần cho đến khi chú chó của bạn có thể liên kết từ "sủa" của bạn với hành động sủa của nó. Như vậy chú chó của bạn đã tập được cách sủa theo mệnh lệnh. Tương tư, bạn hãy dạy chú chó từ "im": khi nó đang sủa, bạn hãy nói "im" và cho nó một miếng đồ ăn mà nó thích, rồi khen nó. Lặp lại nhiều lần như vậy.
   Bạn nên nhớ điều cần nhất trong việc huấn luyện một chú chó là khen và thưởng. Việc bạn thưởng cho một miếng ngon, hoặc bạn khen ngợi và vỗ về những lúc nó làm đúng sẽ giúp chú chó của bạn nhớ và nó sẽ cố gắng làm đúng trong những lần sau. Khi bạn đã huấn luyện chú chó của mình biết sủa theo lệnh của bạn, đừng quên khen nó mỗi khi nó làm đúng. Như khi bạn thấy chú chó ngồi nhìn người lạ ngoài cửa nhưng không sủa, bạn hãy khen nó. Khi người lạ vào nhà và nó sủa, sau đó nó im khi nghe bạn nói "im", bạn hãy khen nó. Khi nó đi cùng bạn qua nhà khác mà nó không sủa người ta, bạn hãy khen nó.
   Cuối cùng, khi bạn có đủ kiên nhẫn và tình thương để dạy bảo chú chó của bạn, bạn sẽ có một người bạn trung thành, một đứa con ngoan ngoãn, luôn vâng lời và không bao giờ muốn bạn buồn.

15.  Đánh giá tính cách chó bằng
Phương pháp CAMBELL

Để có thêm cơ sở khoa học cho việc nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chú chó của mình, chúng ta có thể sử dụng phương pháp Cambell như sau:
Kiểm tra tính thu hút
Phương pháp này có thể thực hiện trên chó con khoảng 7 tuần tuổi.
   Sau khi nhẹ nhàng đặt chú chó trên mặt đất, bước lui ra sau vài bước, vỗ tay nhẹ và quan sát kỹ thái độ cả chú chó con:
1. Chú lập tức chạy đến bên bạn với đuôi giơ cao lên, nhảy vào bạn và liếm tay bạn.
2. Chú lập tức chạy đến bên bạn với đuôi giơ cao lên và dùng chân cào cào vào tay bạn.
3. Chú lập tức chạy đến bên bạn, đuôi quẫy liên tục.
4. Chú tiến tới bạn một cách dè dặt, đuôi cụp xuống.
5. Chú không đến gần bạn.
Kiểm tra xem chú chó con chấp nhận sự làm chủ của bạn như thế nào
Một người chủ chưa hiểu về con chó của mình có thể tiến hành phương pháp này.
Đặt chú chó con nằm với vị trí của một con nhân sư, vuốt ve nó, nhấn xuống đầu và lưng:
1. Chú chó vùng lên bằng cách cào dưới đất, lật ngược lại, gầm gừ và cắn.
2. Chú chó vùng lên, lật ngược lại để cào tay bạn.
3. Đầu tiên, chú chó vùng lên, sau đó nằm im và liếm tay bạn.
4. Chú chó quay đầu lại và liếm vào tay bạn.
5. Chú chó chạy trốn.
Kiểm tra chú chó con có tính hay đi theo người hay không
Phương pháp kiểm tra này thực hiện trên chó con mà không dùng bất cứ câu lệnh nào hay nói bất cứ lời nào.
Đứng dậy và đi chuyển chậm rãi ra xa, không nhìn vào chú chó:
1. Chú chó theo bạn ngay lập tức với đuôi giơ cao, cắn vào chân bạn.
2. Chú chó cũng làm như thế nhưng không cắn.
3. Chú chó theo bạn ngay lập tức nhưng đuôi để thấp.
4. Chú chó theo bạn một cách do dự với đuôi cụp xuống.
5. Chú chó không theo bạn và bỏ đi chỗ khác.
Kiểm tra tính phục tùng
Một người chủ chưa hiểu về con chó của mình có thể tiến hành phương pháp này.
Đặt hai tay của bạn dưới ngực chú chó con và dựng nó lên. Giữ chú chó ở tư thế này trong vòng 30 giây:
1. Chú chó vùng vẫy mạnh, gừ và cắn.
2. Chú chó vùng vẫy mạnh.
3. Đầu tiên, chú chó vùng vẫy mạnh, sau đó đứng yên và liếm vào tay bạn.
4. Chú chó không vùng vẫy và liếm vào tay bạn.
5. Chú chó không vùng vẫy.

Kiểm tra xem chú chó con chấp nhận sự ép buộc như thế nào
Một người chủ chưa hiểu về con chó của mình có thể tiến hành phương pháp này.
Để chú chó con nằm ngửa, lưng tựa trên đất và giữ yên ở vị trí này trong 30 giây bằng cách đặt tay lên trên lồng ngực chú chó:
1. Chú chó vùng vẫy mạnh và cắn.
2. Chú chó vùng vẫy mãi cho đến khi được tự do.
3. Đầu tiên, chú chó vùng vẫy nhưng sau đó lại nằm yên.
4. Chú chó không hề vùng vẫy và liếm tay bạn.
5. Chú chó không vùng vẫy.
KẾT QUẢ
Đa số các câu trả lời là 1:
Tính cách chú chó của bạn là thích làm chủ, tính khí hung hăng. Chú chó này không khuyến khích nuôi trong gia đình như một vật cưng. Chú chó đó có thể trở thành một chú chó làm việc hay chú chó gác cửa tốt nếu được huấn luyện tốt.
Đa số các câu trả lời là 2:
Chú chó của bạn rất ... "cứng đầu". Sau này có thể trở thành chó làm việc nhưng cần phải có một chế độ tập luyện thật nghiêm khắc.
Đa số các câu trả lời là 3:
Tính cách chó ổn định và rất thích hợp.
Đa số các câu trả lời là 4:
Tính cách chó dễ phục tùng. Chú chó không thích hợp cho làm việc.
Đa số các câu trả lời là 5:
Chú chó có tính tình rất rụt rè, tinh cách xã hội hóa rất yếu, phản ứng rất khó, không thể đoán trước.
Kết quả có thể xuất hiện trái ngược nhau, vì vậy lời khuyên nên lặp lại các phương pháp kiểm tra này vì có thể lúc thực hiện chưa được chính xác cho lắm (chó còn quá nhỏ, đang bị stress, mới vừa ngủ dậy,...) 

14. Bệnh Carré (Ca-rê)
Là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người nuôi chó con, bệnh ca-rê ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trên chó con dưới sáu tháng tuổi và tỷ lệ chết rất cao, cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Định nghĩa
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất mạnh, gây ra do một loại siêu vi trùng (virus) tên là Paramyxovirus, chuyên tấn công trên chó và một vài loài thú ăn thịt khác. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện ra những triệu chứng vô cùng đa dạng thể hiện ở nội quan con vật và lớp biểu mô. Bệnh rất nguy hiểm, vì nếu tiến triển thì phần lớn gây ra là chết.
Triệu chứng
Bệnh Ca-rê có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 7 ngày. Trong thời gian này, bệnh không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào cả. Khi phát bệnh, có tất cả sáu triệu chứng được ghi nhận. Những triệu chứng này có thể riêng rẽ hay thể hiện cùng lúc. Việc chẩn đoán bệnh có khả năng cao nếu phát hiện những triệu chứng sau đây:
- Sốt cao liên tục, kéo dài.
- Viêm catarrhe vùng mắt, mũi (mắt chảy nhiều ghèn, mũi chảy dịch xanh).
- Triệu chứng trên hệ tiêu hóa: ói mửa, tiêu chảy.
- Triệu chứng trên hệ hô hấp: ho, khạc, nhiều đàm.
- Triệu chứng thần kinh: co giật, nhai giả (miệng cứ nhai như đang ăn), chảy nước bọt nhiều, tru sủa mất ý thức.
- Triệu chứng trên da: viêm da, lớp biểu bì hóa sừng.
Bệnh tiến triển tối đa trong vòng năm tuần, kết quả theo ba hướng khác nhau: lành bệnh; lành bệnh kèm với di chứng (co cơ, giật cơ, viêm phổi, mất men răng, hư thận) và chết.
Còn một dạng nữa là dạng không điển hình, thường thấy trên những con chó có tuổi nhưng không được chích lặp lại vaccin đầy đủ. Triệu chứng thường thấy là viêm não trên chó già thể hiện những triệu chứng thần kinh (liệt, co giật), hiếm hơn là triệu chứng viêm da và thần kinh kết hợp.
Chẩn đoán
Các chẩn đoán lâm sàng dựa chủ yếu vào triệu chứng, ngoài ra có thể có những phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm để chắc chắn hơn:
- Xét nghiệm tế bào để phát hiện sự hiện diện của thể vùi trong nguyên sinh chất, chủ yế trên lớp tế bào biểu mô (thể Lentz). Đối với con vật sống, lấy lớp màng nhầy biểu mô đường sinh dục hay niệu đạo. Đối với con vật chết thì lấy mẫu càng nhanh càng tốt sau khi chết một trong những cơ quan sau đây: phổi, bàng quang (bọng đái), thận, tiểu não, não.
- Xét nghiệm kháng nguyên virus trong tế bào biểu mô bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
- Tìm virus bằng phương pháp ủ bệnh trên chồn furet, trên thú chết lấy lách để xét nghiệm.
Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học không cho hiệu quả cao, vì bệnh tiến triển đôi lúc quá nhanh không tìm thấy kháng thể.
Về mặt dịch tễ học, loài nhiễm bệnh là các loài họ chó. Chó nhạy cảm tùy vào độ tuổi. Virus rất dễ chết, sống được 20 phút trong môi trường chấy nhày lỗ mũi ở 20 độ C. Bệnh truyền nhiễm trực tiếp, virus thâm nhập qua đường mũi hay mô liên kết.
Điều trị
Điều trị bằng huyết thanh: Huyết thanh đặc trị dùng với liều 2ml/kg thể trọng bằng đường dưới da hoặc bằng đường tĩnh mạch, liều tôi thiểu phải là 10ml. Lặp lại liều này 2 đến 4 ngày sau. Điều trị huyết thanh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn đầu mới phát bệnh. Hiện nay, loại huyết thanh này dường như không còn hiện diện nữa. Đây gọi là huyết thanh ngựa chửa nghĩa là dùng mầm bệnh tiêm vào ngựa cái đang mang thai, sau đó giết đi để trích máu lấy huyết thanh, có lẽ vì lý do nhân đạo mà loại huyết thanh này không còn hiện diện nữa.
Điều trị bằng phương pháp không đặc hiệu, đây là phương pháp thường được sử dụng nhất. Đầu tiên là phải chống lại những bệnh phụ nhiễm, sử dụng các loại kháng sinh, sulfamid để tiêu diệt những vi trùng cơ hội gây bệnh cho chó. Điều trị các chứng thần kinh như co giật, liệt cơ. Điều trị các chứng về dạ dày, ruột như chống ói, chống tiêu chảy. Điều trị các triệu chứng khí phế quản và phổi, màng phổi.
Phòng bệnh
Cách ly các cá thể khỏe mạnh và cá thể mắc bệnh. Các chó con mới đưa về phải cách ly tối thiểu 12 ngày mới nhập chung vào cùng bầy được và trong thời gian cách ly phải theo dõi sát sao thân nhiệt của con vật. Sát trùng khu vực nhiễm bệnh bằng nước javel, Formol hay Phenol.
Khi phát hiện có cá thể trong bầy mắc bệnh, lập tức tiêm ngừa huyết thanh cho cả bầy. Huyết thanh sẽ có hiệu lực trong vòng hai tuần lễ. Nhưng như đã đề cập ở trên, huyết thanh này có lẽ không còn nữa trên thị trường.
Việc phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng vaccin để tiêm phòng cho cả bầy. Lần chích vaccin đầu tiên bao gồm từ hai đến ba mũi. Nếu hai mũi thì tiêm vào tuần thứ 8 và tuần thứ 12. Nếu ba mũi thì tiêm vào tuần thứ 6, tuần thứ 9 và tuần thứ 12. Vaccin này sẽ được tiêm lặp lại mỗi năm một lần trong suốt cuộc đời của con vật.
Việc sử dụng các dạng vaccin kết hợp phải rất thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ.

13. Giống chó nào phù hợp với gia đình bạn nh
"Chọn một con chó luôn đòi hỏi rất nhiều yếu tố, ngay cả khi bạn và chú chó đã có cảm giác thân thiện với nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên cũng cần phải xem xét lại. Câu hỏi nên đặt ra khi quyết định chú chó nào sẽ làm bạn với gia đình mình: Bạn có những điều kiện gì để cung cấp cho cuộc sống của chú chó mà bạn chọn? Bạn có bao nhiêu thời gian để dành cho chú chó của mình?"
Nuôi một con chó tốn rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.
   Sống hòa hợp với nhau có nghĩa là người chủ đã chọn được một con chó có tính tình thích hợp với chính mình. Về tổng quát, những người nóng tính thường thích hợp với những người bạn đồng hành có tính tình trầm lắng; những người tính tình hòa bình lại thích hợp hơn trong nhà của một người độc thân, nhưng một con vật hiền lành và kiên nhẫn lại hợp với một gia đình hơn.
   Thế nhưng tính cách của một con chó chỉ là một điều kiện chọn lựa. Cách sống của người chủ cũng là một yếu tố quan trọng cho việc chọn con chó. Nếu người chủ sống ở thôn quê hay vùng ngoại thành, một con chó kích thước lớn sẽ là ưu tiên. Vì trên những khoảng đất rộng, những chú chó hiếu động, ồn ào có nhiều lợi thế để tuôn trào thể hiện tính cách của mình. Nếu bạn là con người tính tình tỉ mỉ và bạn cũng không có nhiều thời gian dành cho người bạn của mình, thế thì tốt hơn hết tránh chọn những chú chó lông dài: bộ lông sẽ kết thành lọn rồi dính vào đất cát, cây cỏ và mất rất nhiều thời gian để chải lông; hơn nữa chân của chú chó nhiều lông sẽ lâu khô hơn chân chú chó ít lông.
   Nếu bạn sống trong thành thị, việc chọn một chú chó sẽ khó khăn hơn nhiều, bạn không thể nuôi những chú chó có kích thước quá lớn, ví dụ như một chú French Mastiff không thể sống trong một căn hộ dưới 150 mét vuông. Ngay cả khi bạn có cả một diện tích rộng lớn, những giống chó có kích cỡ như French Mastiff cũng cần ít nhất 1 giờ mỗi ngày để đi dạo và một ngày trong tuần để đùa giỡn ngoài thiên nhiên.
   Trong những căn hộ nhỏ, những chú chó có kích thước nhỏ và trung bình là tương đối thích hợp hơn. Một vài giống chó săn như Cocker hay French Spaniel sẽ là những người bạn tốt trong cuộc sống thành thị, thế nhưng do lý do cuộc sống cộng đồng, cần tránh những giống chó quá kích động hay ồn ào. Nếu người chủ thường hay có những ngày ra ngoài, tốt hơn hết là tránh sự phá phách, có thể chọn giống Setter hoặc những giống chó nào tương đối đằm tính một chút (Berger hay Bouvier). Nếu người chủ thường hay đi du lịch, lý tưởng nhất là nên nuôi một giống chó nhỏ, để có thể dắt theo mà không có vấn đề gì trong các phương tiện lưu thông công cộng, ở khách sạn cũng như nhà hàng.
   Những người sống trong môi trường cách biệt nên nuôi những chs chó canh giữ như Berger hay Doberman.
Nếu có những đứa trẻ trong gia đình, một chú chó con sẽ được nhiệt liệt đón mừng. Chú chó sẽ nhanh chóng trở thành người bạn chơi đùa với lũ trẻ, nhưng cũng nên quan sát kỹ để tránh chúng làm nhau đau.
Những người đi săn lại chọn những chú chó có khả năng chạy tốt, có khả năng bắt giữ chim, thỏ, như một con chó thuộc loại Terrier hoặc Retriever, tùy theo loại hình săn bắn mà tuyển chọn. Những giống chó này cũng cần chế độ tập luyện đầy đủ, nhu cầu bắt buộc là phải vận động mỗi ngày.
   Chọn chó đực hay cái cũng là một vấn đề thuộc về sở thích. Chó cái thì "hơi rắc rối" hai lần mỗi năm, thế nhưng chó đực lại hay đánh dấu khắp nhà.
   Trước khi chọn một chú chó làm bạn thì cũng đừng nên quên nhu cầu cung cấp hàng ngày đối với một số giống chó không thấp chút nào. Ví dụ như một chú Berger phải cần từ 400 đến 600 gam thit mỗi ngày, và có thể còn nhiều hơn thế nữa khi còn nhỏ. Những giống chó rất lớn khác như chó Tuyết vùng Pyréné thì ăn mỗi ngày phải gấp 3 lần như thế. Ngoài ra, cũng phải dự đoán trước một khoản chi phí dành cho các dịch vụ: thú y, vac xin, thuốc, cũng như các chi phí về cắt tỉa lông cho những chú chó lông dài hoặc những chú chó lông xù.    Cuối cùng việc vận chuyển chó, đường bộ hay đường hàng không, đều tốn những khoảng chi phí đáng kể.
Tiêu tốn về mặt chi phí chỉ là một phần của vấn đề, bạn còn phải nghĩ về những tiêu tốn của bản thân: lý do là chú chó sẽ chiếm không ít thời gian của bạn và luôn mong muốn ở bạn thật nhiều sự chú ý và tình yêu thương.      Cần phải suy nghĩ  về mọi vấn đề trước khi tuyển chọn, và khi đã nuôi rồi thì không nên tạo những cú sốc như cho đi, hay bỏ rơi chú chó của mình.

12. Con người - bạn tốt nhất của loài chó
" Không còn nghi ngờ gì nữa, loài chó là người bạn trung thành và thân thiết nhất của con người, chia sẻ với con người những niềm vui cũng như nỗi buồn đồng thời giúp con người vượt qua những mệt nhọc, căng thẳng trong cuộc sống công nghiệp hiện tại".

Việc nuôi dưỡng một chú chó trong nhà sẽ đem lại cho bạn những cảm giác yên bình, đồng thời giúp bạn hình thành và phát triển những nhân cách tốt cho chính bạn.
Những ưu điểm khi có sự hiện diện của chú chó trong nhà
Tinh thần xã hội cho cả gia đình khi để tâm thương yêu và chăm sóc chú chó, cùng nói chuyện, cùng chơi đùa với chú chó.
Tình cảm của một người bạn đồng hành, nhất là những người sống một mình.
Sự thư giãn khi đi dạo với chú chó, vuốt ve, chơi với chú chó (đã có một vài nghiên cứu kết luận rằng nhịp đập tim một người có thể giảm trong khi người đó vuốt ve một chú chó).
Mang lại cho cả gia đình cảm giác an toàn khi có sự hiện diện của một chú chó bảo vệ và gác cửa.
Tính trách nhiệm khi đã ma và làm chủ một con chó con.
Việc cho chó chơi với trẻ em rất có ích trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Chó rất thường được các nhà tâm lý học sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề về tâm lý trên trẻ em, nhất là các trẻ em bị mồ côi.
Sự hiểu biết và tình thương đối với những con vật là một phần quan trọng tạo nên nhân cách con người.
Cảm giác nhận ra giá trị của bản thân khi có một con vật trung thành luôn đi theo ủng hộ mình.
Bên cạnh đó cũng có những hạn chế của việc mang một chú chó về nhà
Việc có một chú chó trong nhà không phải hoàn toàn là những điều tốt, và thật sự bạn hãy suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định làm chủ một con chó. Nếu cần thiết, hãy cân nhắc về một vài hạn chế sau đây, nếu nuôi một chú chó trong nhà bạn:
Sự tự do sẽ bị hạn chế bởi những chú chó cần được chăm sóc, ngay cả những ngày nghỉ, những ngày cuối tuần (rất nhiều chủ chó nhận ra điều này quá trễ và đã bỏ rơi chs chó của mình khi gặp khó khăn này).
Tất cả các chi phí tài chính liên quan đến một chú chó cần được cẩn thận tính toán trước: các chi phí vacxin, tẩy giun sán, tắm rửa, làm đẹp, thức ăn, thú y khi chó bệnh.
Việc vệ sinh phải được thực hiện chặt chẽ vì sự gần gũi giữa chú chó với môi trường sống của gia đình bạn.
Sự phiền toaais của những người hàng xóm có lẽ hơi cổ hủ mà bất kỳ người nuôi chó nào cũng đã từng gặp phải.
Các vấn đề trong gia đình có thể phát sinh do quan điểm khác nhau của mỗi người.
Nguy hiểm cho những người khác khi họ thiếu hiểu biết trong việc tiếp xúc với một chú chó.
Những nguy cơ đối với con người
Cũng như bất kỳ một sinh vật sống nào, kể cả con người, chó cũng gây ra một số nguy hiểm. Ví dụ như đối với con người, chó cũng gây ra một số nguy hiểm. Ví dụ như đối với con người thì nguy cơ vết cắn và lan truyền mầm bệnh là có thể xảy ra tuy rằng cũng rất hiếm.
Nguy cơ bị cắn
Mõm chó được dùng để thể hiện rất nhiều cảm xúc, nhưng nó cũng mang ý nghĩa một sự tự vệ. Sự thật là khi bất kỳ chú chó nào có cảm giác bị đe dọa hay sợ sệt đều có thể cắn, ngay cả đó chính là chú chó dễ thương nhất đi chăng nữa. Vì thế, người chủ bắt buộc phải có những sự cẩn thận cơ bản đối với chó của mình, đặc biệt khi có sự hiện diện của những đứa trẻ lạ, có thể làm chú chó giật mình, và gây ra những vết cắn nhỏ chứ không cố ý làm đau đứa trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải làm sao cho cộng đồng hiểu rằng bản thân chú chó, bất kể là giống nào, không là vấn đề lớn. Vấn đề là sự đối xử của cộng đồng và cách sử dụng chú chó đó.
Nguy cơ bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm ở đây là những bệnh gây ra do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng, có thể truyền nhiễm từ con vật sang con người. Miệng chó là nơi mang vi trùng Pasteurella. Khi chó cắn, những vi khuẩn này sẽ nhiễm vào vết thương và nếu vết thương đủ sâu sẽ gây viêm trầm trọng và gây đau đớn, đôi khi trở thành áp-xe. Vì nguyên nhân trên, đôi lúc kết hợp với nguy cơ bệnh dại, một người khi bị chó dại cắn cần rửa sạch viết thương bằng xà phòng và nước, sau đó bôi thêm vết thương một lượng sát trùng. Sau đó, có thể sử dụng kháng sinh để đề phòng. Những trường hợp truyền bệnh khác ít gặp hơn, nhưng vẫn có thể là nguy cơ truyền nhiễm bởi Staphylococcus và các bệnh khác như bệnh gây ra do Leptospira (chó cần phải chích ngừa phòng bệnh này), bệnh lao (tuberculosis), bệnh gây ra do brucella. Ngoài ra, tuy lành tính, nhưng cũng nên biết bệnh tinea có thể truyền từ chó sang người. Đây là một bệnh về da có liên quan đến một loại vi nấm, không gây ngứa, tạo thành những vết thương hình tròn. Để chữa bệnh cần có quá trình điều trị lâu dài và khó khăn trên cả chó lẫn chủ. Cuối cùng, khả năng truyền nhiễm ký sinh trùng cho người thông qua phân chó cũng cần phải ghi nhận. Đó cũng là lý do tại sao chó bị hạn chế trong những khu vực chơi đùa của trẻ em.
Chân dung một người chủ chó
Nếu bạn là chủ chó, bạn phải là:
- Một nhà nhân văn, người rất yêu thích và có một sự gắn kết mạnh mẽ với những người bạn đồng hành bốn chân thân thiết.
- Một nhà đạo đức học, người đánh giá con vật này có được đối xử đàng hoàng hay không và phản ứng gay gắt với sự độc ác hay sự khai thác loài vật.
- Một nhà thực dụng học, người đặc biệt quan tâm đến giá trị vật chất và thực tiễn của con vật.
- Một nhà phủ định học, người giúp cho con vật thoát ra khỏi sự sợ hãi và sự giận dữ.

11. Ngôn ngữ cơ thể
"Con người đã thuần hóa chó cách đây hơn 12.000 năm, và chúng ta cùng với chó đã gắn bó với nhau trong cuộc sống kể từ dạo ấy"
Một trong những lý do mà con chó được trở thành con vật gần gũi với chúng ta nhiều như vậy là vì cách giao tiếp đặc biệt của nó với con người. Những con chó cưng xem chúng ta là một phần mở rộng nơi gia đình loài chó của chúng, và rất nhanh chóng chúng biên dịch được những lối hành động và những ý định của chúng ta. Sự hiểu biết về việc làm cách nào một con chó có thể giao tiếp với những con chó khác sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn chính xác hơn về điều mà con vật cưng cố gắng thể hiện.
Chó có khả năng giao tiếp với những con chó khác thông qua hàng loạt các dấu hiệu, bao gồm những thể hiện trên nét mặt, những cử chỉ của cơ thể, những âm thanh và những mùi phát ra. Chó của bạn sử dụng cơ quan: miệng, mắt, tai và thậm chí cả đuôi để biểu lộ tình cảm.
Một con chó có xu hướng dũng cảm hay hung hăng thường cố gắng biểu lộ cảm giác là một con vật mạnh mẽ hơn, to lớn hơn. Nó sẽ đứng cao lên với đôi tai và đuôi dựng, đẩy bộ ngực ra phía trước và cũng có thể dựng vùng lông xung quanh cổ và vùng lông dọc lưng. Nó cũng có thể đung đưa nhẹ đuôi và gầm gừ.
Ngược lại, một con chó dễ phục tùng lại cố gắng xuất hiện một cách nhỏ bé. Sự tiến gần một đối tượng có vẻ cầm quyền hơn thường xuất phát từ phía bên hông.
Nếu từ chính diện thì thường sẽ mọp xuống đất, đuôi luôn giữ thấp hay cụp xuống và vẫy đuôi rất nhanh, mạnh. Chó ở xu hướng này cũng thường cố gắng liếm tay hay chân và mặt của người hoặc chó mà nó cảm thấy ở thế cao hơn, và nếu điều này vẫn chưa đủ, nó có thể cuộn người, đưa lưng xuống và đưa bụng lên. Ở tư thế này, một vài con cũng cho ra một số ít nước tiểu.
Một điểm làm nên tính cách của con chó khi cảm thấy thân thiết với ai là động tác vẫy đuôi. Hầu hết mọi người đều dễ dàng nhận ra động tác khi đuôi quẫy một cách buông lỏng tự do là chỉ sự vui mừng và một tình bạn. Còn sư quẫy đuôi quá mức làm chuyển động cả phần mông thường thấy ở các con chó có tính cách phụ thuộc, và nơi những con chó có đuôi quá ngắn.
Đuôi cũng là một chỉ số biểu hiện nhiều thứ tình cảm khác nhau. Đuôi quẫy chậm và cứng, nằm ngay thẳng với lưng biểu hiện sự bực tức, giận dữ. Đuôi cụp xuống dưới hai chân sau là dấu hiện con chó đang sợ. Những con chó đang lo âu hay căng thẳng có thể quẫy đuôi cứng nhắc, đuôi cụp xuống, là dấu hiệu của sự nhân nhượng.
Vị trí và cách dựng đuôi sẽ khác nhau trên từng giống chó và việc cắt đuôi chó. Trên một số giống chó như giống Whippet và Greyhound Ý thì đuôi ở vị trí thấp, nhưng nói chung thì đuôi luôn dựng cao khoảng 45 độ so với xương sống khi diễn tả sự lanh lợi và sự vui mừng.
Những biến đổi trên nét mặt cũng cho chúng ta biết nhiều về tâm trạng của con chó - con chó đang lo lắng hay bị kích động, lo sợ hay vui chơi hay bất kỳ tâm trạng nào mà nó có thể bộc lộ. Tai chó vểnh lên khi báo động hay nghe ngóng tập trung vào điều gì, nhưng lại quay ra sau hay cụp xuống đầu khi muốn diễn tả sự mong muốn, sự khuất phục hay sự sợ hãi. Để có thể đọc được chính xác tâm trạng của chú chó, chúng ta cần quan sát những dấu hiệu cơ thể khác cùng một lúc.
Chó nheo mắt hay khép nửa mắt lại là dấ hiệu cho thấy nó đang vui vẻ, hài lòng hay đang phục tùng, nhưng khi đôi mắt mở to là thể hiện chó đang có khuynh hướng giận dữ.
Trong thiên nhiên, con lãnh đạo cả bầy có thể thể hiện sự kiểm soát của mình rất đơn giản bằng cách nhìn chằm chằm vào mắt của con chó dưới mình. Hai con vật sẽ nhìn vào nhau cho đến khi một trong hai con thách thức con còn lại, hoặc cho đến khi một con cúi đầu xuống và bỏ đi. Nếu việc nhìn thẳng vào mắt vẫn tiếp tục sa khi con chó phục tùng đã quay đi, tức là nó cảm thấy bị lúng túng và sẽ cắn không chút sợ hãi. Nếu tấn công bằng mắt không hiệu quả, con chó ở thế cao hơn sẽ đẩy mạnh hơn sự đe dọa bằng cách gầm gừ, và có thể tấn công.
Bạn đừng nên gắng nhìn lâu vào con chó khi nó đang có khuynh hướng nổi giận hay căng thẳng quá mức; điều đó có thể gây ra một sự tấn công. Ngược lại, một ánh mắt nhẹ nhàng trấn an con chó và củng cố mối quan hệ sẽ cần thiết hơn.
Những con chó có tính phục tùng và một số giống chó, nhất là giống Labradors, xuất hiện với "nụ cười" mỗi khi nó mở miệng và thể hiện tình cảm với bạn với biểu hiện đôi môi kéo ra hai bên. Tuy nhiên, trong khi sủa thể hiện giận dữ thì cả hai môi đều kéo lên và lộ ra hầu như tất cả hàm răng và có thể kèm theo gầm gừ, rít.
Con chó có thể thể hiện niềm mong muốn vui đùa bằng cách giơ chân trước lên, hay mọp phần đầu xuống trong khi quẫy đuôi liên hồi, đôi lúc còn kèm theo vài tiếng sủa để thu hút sự chú ý.

10. Tiêu chảy cấp tính
     Đây là bệnh tiêu chảy xuất hiện nhanh, đa phần là xuất hiện từ khu vực ruột non. Nguyên nhân rất đa dạng và thường khó có thể xác định trong điều kiện thực tế. Loại tiêu chảy thẩm thấu thường chiếm đa số.
Triệu chứng
     Các triệu chứng rất đa dạng và thường thấy nhất là sốt, đờ đẫn và mệt mỏi. Chó ăn ít hoặc bỏ ăn nhưng rất khát nước, nguyên nhân là do sự mất nước ngoại bào (lớp nước ở giữa các tế bào bị thất thoát đi làm cho chó khát nước). Đặc biệt là triệu chứng sốc gây suy sụp chó rất nhanh khi mắc tiêu chảy cấp tính.
     Chúng ta cũng có thể quan sát tình trạng phân để xác định vị trí rối loạn nằm tại đâu: tại ruột non hay tại ruột già. Ngoài ra, một số triệu chứng tiêu hóa như ói mửa cũng xảy ra, vùng bụng sôi ùng ục, xoang bụng phồng lên và đau khi nhấn vào vùng bụng.
Xét nghiệm
     Thông thường, để chuẩn đoán chính xác hơn thì xét nghiệm phân là xét nghiệm có giá trị chuẩn đoán tốt nhất. Còn nếu làm các xét nghiệm về vi sinh thì không có giá trị cao, lý do là sự kết hợp của rất nhiều loại vi sinh có thể gây bệnh. Ngoài ra, cũng có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm máu là protein huyết tương hoặc các xét nghiệm về điện giải đều có giá trị trong chuẩn đoán.
Nguyên tắc điều trị
     Điều trị đặc hiệu nếu chúng ta biết được chính xác nguyên nhân. 
Cho nhịn ăn nghiêm ngặt trong vòng 24 đến 48 giờ (đặc biệt khi tiêu chảy xuất phát từ ruột non). Nếu cho ăn lại cũng thật dè dặt và từ từ. Thức ăn phải được nấu chín (gạo nấu thật chín, thịt cũng phải thật chín), được phân ra nhiều bữa ăn thật nhỏ, nhằm mục đích tránh sự tái phát tiêu chảy thẩm thấu. Chế độ thức ăn này vẫn tiếp tục cho đến khi phân trở lại tình trạng bình thường, sau đó sử dụng chế độ ăn hàng ngày nhưng cũng phải từ từ.
    Về điều trị thuốc thì cần phải có sự tham khảo với các nhà chuyên môn, nhưng nói chung tránh dùng những chất chống tiêu chảy theo cơ chế nhu đông ruột, vì những chất này giữ lại những chất độc trong đường ruột không tốt cho chó. Sau đó có thể dùng những chất hấp thu đưa vào trong ruột như muối nhôm, than hoạt tính, những chất rửa có gốc permanganate. Việc dùng kháng sinh là cần thiết đối với tiêu chảy cấp tính. Đặc biệt rất quan trọng là bù đắp phần rối loạn trong cân bằng nước và các chất điện giải. Có thể sử dụng dung dịch Ringer và muối Kali trong trường hợp tiêu chảy kéo dài. 

9. Tiêu chảy, bệnh thường gặp trên chó
"Tiêu chảy được đinh nghĩa là sự gia tăng số lần đi phân ra ngoài, gia tăng hàm lượng nước trong phân và gia tăng thể tích của phân. Tiêu chảy là một trong những hội chứng thường xảy ra, thế nhưng sự điều trị lại ít được hệ thống hóa và ít khi đạt kết quả mong muốn"
     Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng, về mặt sinh lý cơ thể, tình trạng của phân chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng và số lượng thức ăn mà chúng ta cung cấp cho chó.
     Khi nói đến bệnh tiêu chảy, chngs ta phải hiểu một điều là triệu chứng bệnh rất khác nhau tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh là nhanh hay chậm và nguyên nhân gây bệnh định vị (khu trú) tại ruột non hay ruột già.
Trên thực tế, khi đến một phòng khám thú y, việc quan trọng phải xác định trên cơ sở lầm sàng là trả lời được hai câu hỏi sau đây:
1. Cơn tiêu chảy đang ở mức độ nào: cấp tính hay mãn tính? 
    Tiêu chảy mãn tính tức là cơn tiê chảy kéo dài trên một tháng với cường độ có thể liên tục, có thể ngắt quãng. Tiêu chảy cấp tính là cơn tiêu chảy với cường độ cao, làm cho chó suy nhược nhanh chóng và có thể gây chết nếu không chữa trị kịp thời. Cơn tiêu chảy mãn tính có thể gây ra do những nguyên nhân không phải từ trong hệ tiêu hóa, có thể từ hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh...
2. Nơi xuất phát của bệnh là từ đâu?
    Ở đây, chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ: Tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính. Về mặt hệ thống, nơi tiết những dịch tiêu hóa là những phần đầu của ống tiêu hóa và ruột non; sự hấp thu dưỡng chất xảy ra ở ruột non sau đó ở kết tràng thông qua quá trình giữ phân trong ruột già
Có 4 loại cơ chế tiêu chảy khác nhau, có thể kết hợp với nhau ít hay nhiều và là nguyên nhân gây ra tiêu chảy:
Tiêu chảy thẩm thấy (tiêu chảy do giảm hấp thu nước):
Đây là cơ chế thường xảy ra nhất và là nguồn gốc của đa số các ca tiêu chảy. Sự tái hấp thu nước bị hạn chế bởi sự hiện diện của các chất gây ra rối loạn hấp thu tại khu vực ruột già. Những chất này có thể là những nguyên liệu không tiêu hóa được (khẩu phần sai lệch, dùng thuốc); cũng có thể là những chất dinh dưỡng không tiêu hóa được (khó tiêu hóa hoặc không tiêu hóa được, thay đổi đột ngột khẩu phần ăn) cũng có thể gây ra sự lên men các vi khuẩn trong đường ruột gây ra sự sình hơi trong ruột và những chất độc gây trầm trọng thêm các triệu chứng và làm giảm khả năng hấp thu. Các chất gây rối loạn hấp thu cũng có thể là các chất thông thường tiêu hóa được nhưng hiện nay lại không tiêu hóa được là do sự biến đổi chức năng hấp thu của thành ruột (viêm ruột cấp tính hay mãn tính). Nhịn ăn là phương pháp điều trị đầu tiên của dạng tiêu chảy này và là phương thuốc đảm bảo cho các cách điều trị khác có hiệu quả.
Tiêu chảy tiết dịch:
Được định nghĩa là sự tràn ra trong lòng ống tiêu hóa các chất sau: các protein, máu, màng nhầy gây ra bởi một hay nhiều vết thương trong ruột như loét, viêm các loại. Ở loại này, chúng ta sẽ thấy bao gồm tất cả các loại viêm ruột, cấp tính hay mãn tính do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra do ký sinh trùng hay các loại vi khuẩn. Khác với tiêu chảy thẩm thấu ở trên, sự rối loạn vẫn còn ngay cả sau khi thực hiện chế độ nhịn ăn. Đối với loại tiêu chảy này cần có sự can thiệp đặc hiệu của các bác sỹ thú y.
Tiêu chảy bội tiết (tiết dịch quá nhiều):
Loại tiêu chảy này gây ra do chảy quá nhiều nước và các chất điện giải, đặc biệt là trong ruột non, cùng với sự tiết nhiều chất nhầy. Loại tiêu chảy này rất ít xảy ra, và cũng giống như loại tiêu chảy ở trên, sự rối loạn vẫn tiếp tục ngay cả sau khi nhịn ăn. Đặc biệt có sự tham gia của các loại vi khuẩn tiết độc tố khác nhau.
Tiêu chảy do rối loạn các chức năng vận động:
Sự gia tăng nhu động ruột là nguyên nhân đầ tiên gây ra tiêu chảy trên động vật ăn thịt. Ngoài ra, còn có thể do vấn đề tại trực tràng đặc biệt gây ra bởi sự điều trị thuốc lâu dài, đây thường là nguyên nhân phát sinh gây ra bệnh tiêu chảy.

8. Các loài ngoại ký sinh trên chó
"Những loài ký sinh ngoài cơ thể sẽ gây ngứa và làm suy nhược vật chủ (sinh vật mà con ký sinh hút máu). Chúng phát triển và sinh sản rất nhanh, và chúng sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của vật chủ"
Các loài ký sinh trên chó, nếu chúng ta xao lãng và không tuân theo các bước để diệt trừ, thì loài ký sinh sẽ nhanh chóng phát triển gây cho chó những chứng bệnh nghiêm trọng vì điều kiện sinh lý của chó đã bị phá hỏng. Để bảo vệ chó của bạn, tốt nhất bạn nên kiểm tra định kỳ. Bạn hãy dùng bàn chải hoặc lược, chải ngược, lông lên để kiểm tra da. Xem kỹ từ đầu đến đuôi chó, chú ý các vùng: khu vực đầu và tai, vùng ngực và bụng, lưng, chân (nhất là chân sau), giữa các ngón chân, dưới bàn chân và đuôi
BỌ CHÉT
     Bọ chét là loài ký sinh rất thường gặp trên chó. Ở một số vùng, bọ chét thường phát triển vào mùa hè. Đặc biệt ở các vùng có khí hậu nóng và ẩm, bọ chét phát triển quanh năm.
     Bọ chét rất nhỏ, màu nâu, có bộ phận sắc nhọn ở miệng chuyên dùng để hút máu vật chủ. Chúng có chân dài và có thể nhảy từ con chó này sang con chó khác, từ chó sang mèo, đôi khi có thể nhảy từ chó sang người để tìm "thức ăn".
     Rất khó để thấy con bọ chét trên mình chó, nhất là chó lông dài. Bọ chét ẩn dưới lông và phóng rất nhanh khi thấy động. Chúng ta có thể căn cứ vào số dấu hiệu để biết có bọ chét hiện diện. Đầu tiên ta thoạt trông thấy một con rận, con bọ rất nhỏ bò quanh qua lông. Hoặc có thể thấy trên da có những đốm nhỏ màu đen (trông như bị rắc tiêu), những đốm này là phân của bọ chét, do máu của vật chủ được hút vào cơ thể bọ chét, qua hệ tiêu hóa và bài tiết ra, trông như màu của máu khô.
     Bọ chét dùng một bộ phận ở miệng giống như cây kim, để cắm xuyên qua da và hút máu vật chủ. Trong khi hút máu, bọ chét để nước bọt lại dưới da chó làm chó bị ngứa.
     Khi thấy dấu hiệu của bọ chét, chúng ta cần phải có kế hoạch diệt ngay, vì nó là nguồn truyền lây bệnh do virus và vi khuẩn, và bọ chét còn là vật trung gian truyền bệnh sán chó.
Làm thế nào để diệt bọ chét
     Trước đây, người ta diệt bọ chét bằng cách kết hợp các sản phẩn như: dầu tắm, vòng đeo cổ diệt ký sinh. Ngày nay, người ta có nhiều kỹ thuật và công nghệ mới để diệt bọ chét để người dùng có thể lựa chọn. Những sản phẩm bôi, uống, chích, xịt trên da cũng rất hiệu quả hiện có bán trên thị trường như Frontline, Program, Advantage, AndStopSpot và những sản phẩm mới có khả năng tiêu diệt nhanh cả bọ chét, trừng và cả ấu trùng. Thậm chí, còn có thể ngăn ngừa cả muỗi (vì muỗi là vật trung gian truyền bệnh giun tim trên chó).
Cách diệt bọ chét hiệu quả nhất là kết hợp việc diệt bọ chét trên chó và xử lý cả môi trường xung quanh (nhất là nơi chó ở).
Bước 1:
Dùng lược đặc biệt, có răng dày dùng để chải các ký sinh trên mình chó.
Bước 2:
Tắm bằng loại dầu trị bọ chét. Phần lớn các sản phẩm này là chất pryrethrin, một thành phần tư nhiên chiết xuất từ hoa cúc ở châu Phi, rất an toàn và hiệu quả. Sản phẩm loại này có thể dùng cho chó con. Dùng dầu tắm xoa lên đầu và tai rồi tắm dần về đuôi. Nếu bạn bắt đầu từ đuôi lên phía đầu là bạn đang tạo điều kiện chó các vật ký sinh chạy lên đầu để tránh và rất có khả năng chui vào tai chó.
Bước 3:
Sau khi tắm chó và sấy lông khô, chúng hãy bắt tay vào việc cắt "đường sống" của các loài ký sinh. Chúng ta cần dọn sạch và phát quang khu vực chó thường ngủ, chơi, ăn. Cần giặt sạch màn, mùng, thảm (nếu có),... Quét và lau sạch gầm giường, gầm tủ, kệ,... Cố gắng dọn cho khu vực chó thường lui tới càng ít đồ đạc, càng thoáng càng tốt, như vậy bọ chét sẽ hết chỗ ẩn núp và "chờ thời".
Bước 4:
Sau khi đã tắm sạch chó, làm sạch khu vực "nhà" của chó, chúng ta nên đeo vào cổ chó vòng trị ký sinh. Hoặc có thể dùng thuốc bột (loại đặc biệt để trị bọ chét) rắc lên lông chó, hoặc dùng thuốc bôi. Làm như thế ta có thể diệt trứng và ấu trùng còn lại trên chó, ngăn chặn việc chúng phát triển trở lại.
Lưu ý:
Thuốc diệt ký sinh hiệu quả thường đi đôi với ít nhiều những tác hại. Vì thế chúng ta nên luôn đoc kỹ những hướng dẫn trên sản phẩm và tuân thủ các bước thực hiện, phòng bị tốt cho sức khỏe chủa chúng ta cũng như cho chó cưng.
VE
     Ve là một loài động vật thuộc loại chân nhện. Là loài tương đối khó diệt và hầu như nó là loài ngoại ký sinh hút máu nguy hiểm. Loài ve đã có từ rất lâu đời, tổ tiên của nó được phát hiện từ kỷ Cenozoic, cách đây 65-70 triệu năm. Ve chó ở các vùng địa lý khác nhau thì có màu sắc và hình thái cũng như đặc tính và độ nguy hiểm khác nhau.
     Chó bị nhiễm ve từ nền nhà, trong đất cát, trong bụi cỏ,... Ve bám vào da chó để hút máu. Ve dùng lực cắm sâu ngạnh nơi miệng nó và da chó, vì vậy, nó gây cho chó rất đau và ngứa.
Sau khi giao phối, con ve cái sẽ ở trên da và hút máu trong vài ngày, nó sẽ phình to ra gấp khoảng 10 lần kích thước bình thường của nó. Sau đó ve rớt xuống khỏi mình chó, bò đi kiếm chỗ tĩnh và vắng để đẻ trứng.
     Mỗi con ve cái có thể đẻ khoảng 1000 đến 1500 trứng 1 lần. Trứng nở thành ấu trùng sau 3-8 tuần, tùy thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng, sau đó lột xác thành ve trưởng thành. Con ve này sẽ đi tìm vật chủ để "ăn". Nhưng nếu không có thức ăn, nó có thể sống trong nhà chúng ta đến 2 năm.
Làm cách nào để diệt ve
     Nếu bạn cảm thấy ve xuất hiện trên chó của bạn, hãy theo những bước sau để tiêu diệt chúng.
 1. Kiểm tra trên cơ thể chó để xác định nơi cư trú của ve trên cơ thể. Kiểm tra bất cứ chỗ nào thấy gồ lên trên da: chúng rất có thể là ve. Kiểm tra giữa các ngón chân, bên trong tai và trong những vùng khó chạm tới nơi ve thích trốn trong đó.
 2. Bôi lên tất cả những con ve thấy được rượu cồn hoặc dầu hỏa. Điều này gây tê liệt và làm ve ngạt thở.
 3. Cố gắng lấy ve ra mà không để phát tán mầm bệnh. Tất cả các phần của ve phải được lấy đi, không được nghiền nát con ve. Người bắt ve không được dùng tay trần vì sự truyền nhiễm có thể xảy ra qua những vết thương trên da hoặc qua lớp niêm mạc nhầy.
 4. Dùng găng tay cao su, cẩn thận gắp từng con ve ra bằng nhíp. Kéo ve thẳng ra ngoài, không vặn xoắn ve. Vặn xoắn có thể làm cho phần ngạch nơi miệng ve bị đứt và còn bám lại trên da gây viêm da chó.
 5. Lau bề mặt da bị ve cắn bằng oxy già, cồn hoặc chất kháng khuẩn sau khi ve bị lấy đi.
 6. Ngay khi tất cả ve bị loại ra khỏi mình chó, để giết chúng bằng cách đốt hoặc cho chúng và bồn cầu rồi giật nước.
 7. Rửa tay kỹ sau khi diệt hết ve.
 8. Tắm cho chó bằng dầu đặc trị theo cách đã nói trên.
 9. Sát trùng khu vực chó ngủ, phun xịt ở khắp các chân tường, thảm,... bằng thuốc diệt côn trùng không gây ngộ độc. Những trường hợp quá khó khăn hãy nhờ đến chuyên gia về kiểm soát côn trùng, họ có cả kinh nghiệm lẫn thuốc diệt côn trùng đặc hiệu để làm việc này.
 10. Để bảo vệ chú chó sau này không bị ve, hãy cho chó đeo vòng cổ diệt ve với các tác nhân bay hơi dùng để giết ngoại ký sinh trùng trong nhiều tháng liền. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng loại dây đeo cổ này.
      Riêng bạn, khi đi ngang qua những khu bụi rậm, rừng cây, những khu vực ẩm ướt, hãy mặc quần dài và áo tay dài, tay áo bỏ vào túi quần và ống quần bỏ vào trong giày. Tự phun xịt thuốc diệt côn trùng (đặc biệt xung quanh khu vực mắt cá) sẽ bảo vệ bán tránh sự đeo bám của ve.

7. Dạy chó từ thuở còn thơ
"Chú cún cưng đáng yêu của bạn có những thói quen không tốt? Hãy kịp thời phát hiện và sửa chữa ngay từ lúc cún con nhỏ để cún yêu của bạn trở thành một thành viên văn minh trong gia đình nhé!"
1/ Chó sủa bậy hoặc sủa hóng
   Chó của bạn sủa theo chó nhà hàng xóm làm bạn không hài lòng. Bạn hãy chuẩn bị  sẵn một chiếc ống bơ, ném mạnh xuống đất về phía nó và phát : "Sai" hoặc "Im". Không nên dùng khẩu lệnh dài mà nên ngắn gọn. (Ví dụ: Không nên nói: "Im đi cưng" hay "Thôi nào cún cưng"). Khẩu lệnh phải kiên quyết dứt khoát và nghiêm túc. Chỉ nên dùng một từ nhất định khi chó làm sai và dùng một từ nhất định khi con chó làm đúng: "Giỏi, ngoan..." với giọng âu yếm nhẹ nhàng và vuốt đầu hoặc ngực chó.
 
2/ Tật nhảy vào người
   Thật là tồi tệ khi bạn vừa mặc bộ quần áo mới và chú chó của bạn nhảy xổ vào. Đúng lúc chó nhảy xổ vào, bạn dùng một tờ báo cuộn lại, quật vào mõm chó và hô "Sai!".
 
3/ Tật đái bậy
   Ta cũng làm như cách thứ nhất, nghĩa là ném ống bơ và hô sai. Khi chó đi vệ sinh đúng chỗ quy định thì khen ngợi.
 
4/ Tật phá chuồng và sủa
   Hãy "bắt quả tang" lúc chó cưng đang làm sai, ném ống bơ hoặc cầm một vật đập vào chuồng chó gây tiếng động mạnh và hô "Im!".
 
5/ Chó chạy khỏi tầm kiểm soát của chủ hoặc kéo chủ khi đi dạo hoặc đi vệ sinh
   Ta buộc một sợi dây dài vào loại xích "thít cổ" chó hoặc xích "kỷ luật". Khi chó chạy nhanh và xa, ta giật mạnh sơi dây, sợi dây sẽ thít vào cổ chó làm chó đau. Nếu chó cố tình làm sai ta hô "Sai" hoặc "Chậm" để chó đi song song ngang vai trái với ta.
 
6/ Tật xô và chậu thức ăn khi bạn mang đồ ăn tới
   Hô "Sai" và hãy luôn bắt chó phải ngồi chờ khi bạn mang chậu thức ăn tới. Sau khi chó làm tốt thì mới cho ăn.

7/ Tật chạy ra khỏi nhà ngay sau khi bạn mở cổng
   Hãy cầm đoạn ống nước nhựa mềm quật và hô "Sai" khi chó tự chạy ra mà chưa có khẩu lệnh của bạn. Hãy "phục kích" ở một chỗ khuất, khi chú chó của bạn chạy ra, hãy chặn đường, quật nhẹ và hô "Sai". Phần này nên kết hợp với việc huấn luyện vẫy tay gọi chó đến hoặc ra hiệu đi theo. Chó chỉ được ra khỏi nhà khi có khẩu lệnh hoặc hiệu lệnh.

6. Khi cún cưng bị STRESS
CÁC DẤU HIỆU CỦA STRESS
Các dấu hiệu thông thường như thở hổn hển, rên rỉ hay sủa mà không có lý do. Chú chó đang muốn nói với bạn là nó không thích tình huống nó đang mắc phải và rằng nó cảm thấy như bị áp lực. Chó thường làm thế khi cảm thấy bị căng thẳng, đặc biệt là khi có một người lạ đang hiện diện trong nhà. Sự lắc đầu hay run rẩy không có nghĩa hoàn toàn là chó bị lạnh; đó thường là dấu hiệu cho thấy nó đang lo lắng về điều gì đó.
Một vài chú chó bộc lộ theo những cách khác nhau và bắt đầu thể hiện những thói quen không tốt như muốn sở hữu hay muốn phá hủy. Lý do là chúng đang cảm thấy bị sốc, chúng không biết phải làm gì với bản thân, và để thu thút sự chú ý của bạn, chúng phải chộp lấy vật gần nhất và nhai. Cơn sốc hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến những dấu hiệu bên ngoài mà bạn có thể thấy được như bộ lông xấu, da nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, mệt mỏi, giảm cân hay bỏ ăn.
   Nếu bạn nghĩ chó không thể bị sốc thì bạn đã sai lầm hoàn toàn. Như chúng ta đã biết, và đã trải qua một thời gian quá dài bên con người, nên chó luôn có xu hướng muốn gần người nuôi dưỡng. Chó cũng có tình cảm, cũng biết phân biệt bạn thù, cũng nhận biết được vị trí của mình trong gia đình và cũng biết "sốc".
   Đôi khi đang bình thường, bỗng chú chó của bạn thay đổi động thái cách đột ngột. Trường hợp này, chúng ta phải coi chừng, chú chó đang muốn chúng ta hiểu một điều gì đó.
   Hầu hết những con chó rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường sống, ví dụ như nó bị chuyển đến nhà mới, hay có một nhân vật nào đó mới xuất hiện (một em bé, một người lớn hay một con vật...), và chú chó sẽ thể hiện thêm một vài dấu hiệu sốc. Thông thường thì chó thường trở nên khó chịu, hay sủa, hoặc cắn đồ. Những hành động này càng ngày càng thường xuyên. Có những con chó sẽ có dấu hiệu như ói mửa, da nổi mẩn, tiêu chảy, hoặc luôn thèm ăn.
   Nếu những biểu hiện trên xảy ra nhiều ngày và bạn thấy hầy như tính nết con chó của bạn không khá hơn, thì bạn nên đem chó đến bác sĩ, bác sĩ sẽ có những phương pháp trị liệu hoặc có thuốc để giảm bớt triệu chứng.
Khi bạn biết trước sẽ có sự thay đổi lớn hơn trong gia đình của bạn, bạn hãy chuẩn bị cho chú chó cưng đối mặt với sự thay đổi đó. Bạn có thể bỏ chút thời gian để đi bộ với chú chó, chơi cùng hoặc cho chú ta ăn. Bạn hãy xếp lịch để bạn gần với chú chó càng tốt.
   Để giới thiệu một đứa bé lạ với chú chó, bạn cần cột dây vào cổ chó trước, vì không bao giờ bạn biết được chú chó có tấn công hay không. Sau đó, bạn cho đứa bé lại gần, và nếu chú chó cư xử tốt, bạn hãy khen nó. Bạn hãy dịu dàng, yêu thương song luôn chú ý để ngăn chặn sự ghen tị. Một điều bạn phải luôn nhớ là không bao giờ để chó ở một mình với đứa bé.
   Nếu bạn chuyển sang nhà mới, hãy cố gắng tạo cho khung cảnh xung quanh, nhất là bạn chọn chỗ cho chú chó ở, càng giống nhà cũ càng tốt. Tránh thay đổi nơi dành riêng chó chó thường vô nằm vì ở đó, chú ta cảm thấy an toàn (thùng, chuồng...). Cho chó một cái mền hay một món đồ chơi có mùi quen thuộc. Ngoài ra, trên đường di chuyển, bạn hãy làm bất cứ việc gì có thể che chắn nó, tránh cho chó bị dằn sốc. Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhà, bạn và chú chó có thể trở lại cuộc sống bình thường với những thói quen và nề nếp như trước.
   Hãy giúp chú chó của bạn nhận ra rằng nó vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, điều này giúp giảm nhẹ tình huống căng thẳng mà chú chó phải trải qua. Khi xảy ra bất cứ tình trạng nào có thể đe dọa sức khỏe và cuộc sống của chú chó, bạn hãy đến và nhờ bác sĩ tư vấn.
   Nếu chúng ta luôn yêu thương và quan tâm chăm sóc chú chó của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ chú chó của bạn phải trải qua những cơn sốc không đáng trong đời. Hãy nhớ, nếu chung ta nuôi chú chó từ nhỏ thì tính khí của chú chó hiền lành, hòa đồng, vui tươi hoặc hay gắt gỏng, không thích tiếp nhận những nhân vật mới đều là do sự yêu thương chăm sóc chúng ta dành cho chú chó hay chúng ta đã quá bận rộn mà không quan tâm, không gần gũi.
H.Đ

5. Xác định tuổi của chó.
"Răng là một trong những cơ sở tốt nhất để xác định tuổi của chó..."
    Thông thường, tuổi thọ trung bình của chó khoảng 12 năm. Cho đến nay, tuổi thọ tối đa của chó ghi nhận được là 34 năm.Và cũng không thể nói đây là trường hợp ngoại lệ duy nhất. Một chú chó trưởng thành thưởng ở khoảng 12 đến 14 tháng tuổi, giai đoạn này tương ứng với một người khoảng 20 tuổi. Do vậy, cũng không hoàn toàn chính xác như chúng ta thường nói tuổi của chó gấp 7 lần tuổi của người.
    Tiêu chuẩn tốt nhất để xác định tuổi của chó chính là bộ răng. Để có cơ sở quan sát bộ răng của chó, chúng ta nên biết mỗi con chó có 6 răng cửa (ở hàm trên) và 6 răng cửa dưới (ở hàm dưới), các răng này mọc đối xứng nhau. Trên mỗi hàm, từ trước ra sau, có ba cặp răng: 2 răng kẹp, 2 răng giữa và 2 răng góc. Bộ răng sữa rụng vào khoảng tháng thứ 4 và sẽ được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn.
    Điều này cũng chỉ chính xác một phần, vì bộ răng phát triển như thế nào còn phụ thuộc vào thức ăn, điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, vào thói quen vui chơi của chó khi chú chơi với những vật dễ nhai gặm.
    Vào khoảng một tuổi, chó có bộ răng cửa hoàn toàn trắng và nguyên vẹn không bị sứt mẻ, mỗi răng xếp dạng cánh hoa huệ tây một cách hoàn hảo với ba thùy hoa. Lúc 15 tháng, thùy giữa của đóa hoa này bị cắt đi. Từ 18 tháng đến 2 năm tuổi thì 2 răng kẹp của hàm dưới bị mài mòn đi, sau đó đến các răng giữa ở hàm dưới. Từ hai đến ba năm tuổi, hình dạng hoa huệ tây ở răng kẹp hàm trên từ từ biến mất. Vào lúc 5 tuổi, các răng kẹp và răng giữa hoàn toàn bị mòn bằng, không còn thùy, nhưng vẫn còn dính với nha. Thế nhưng, kể từ khi 5 tuổi trở đi, các răng cửa dần dần cách xa nhau ra, và cũng từ đó bộ răng chuyển dần dần sang màu vàng.
    Sau 7 năm tuổi, việc khảo sát bộ răng không còn đủ độ chính xác để xác định tuổi của chó nữa, nên chúng ta phải dựa vào những chỉ tiêu khác. Những sợi lông trắng bắt đầu xuất hiện trên mép, trên mặt và trên chân mày. Vào khoảng năm tuổi thứ 9, chó có nguy cơ mắc chứng bệnh viêm kết mạc do tuổi già, thủy tinh thể trở nên đục dần và có sắc thái hơi xanh tái hoặc hơi trắng. Hoạt động tình dục của chó dần giảm sút, cũng như sức khỏe, sức đề kháng cũng đều giảm thấp, chó trởi nên dễ mệt mỏi, hơi thở gấp gáp, thận, phổi hay gan đều giảm thấp hoạt động.
   Ở tuổi già, bệnh thấp khớp có thể gây khó khăn cho việc đi lại của chó. Chó hay ngủ gà ngủ gật và tính cách trở nên khó chịu. Cần phải cho chó vận động trong thời gian này, giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn và tăng lượng rau tươi.
T.S (sưu tầm)

4. Các giai đoạn của sự phát triển
Giai đoạn sơ sinh
Chó con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ và sữa mẹ trong 3 tuần đầu tiên. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu được thử nghiệm với việc ăn thức ăn mà chó mẹ mang về, hoặc do người chăm sóc cung cấp. Chó mẹ cần giữ cho con mình luôn sạch sẽ, nếu không chúng dễ chết vì bệnh tật. Chó mẹ tiếp tục làm sạch con chó cho đến khi chúng học được cách tự làm một mình. Nó cũng thúc đẩy chó con đi tiêu, tiểu bằng cách liêm vào cơ quan sinh dục
Giai đoạn 2-3 tuần đầu
Bắt đầu chăm sóc chó con từ 2 tuần tuổi, điều này quan trọng đối với quá trình xã hội hóa giúp chúng gần gũi với con người. Thời kì này chó mẹ cũng không lo lắng khi người người quen thuộc chạm đến con nó. Răng sữa mọc vào giai đoạn này, và cún con bắt đầu tập đi và ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo.Chúng có thể tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ, và các giác quan ngửi và nghe cũng bắt đầu hoạt động.
Giai đoạn 4-5 tuần tuổi
Lúc này, chó mẹ bắt đầu "giáo dục" cho những đứa con của mình bằng những tiếng gầm gừ, thường là khi chúng đòi ăn. Vào khoảng 4 tuần tuổi, mắt của cún con đã nhìn thấy rõ ràng hơn. Chúng có thể đứng khá vững, đi chập chững trên 4 chân tuy ngắn và vẫn còn loạng choạng. Giai đoạn này, chúng thường lăn qua lăn lại, chơi đùa với anh chị em, gầm gừ và cắn nhẹ nhau. Chúng cũng hay ngậm những vật lạ. Các giác quan phát triển hơn, biết quẫy đuôi và đã bắt đầu tập sủa.
Vào cuối tuần thứ 4, cún con rất hiếu kì về môi trường chung quanh. Chúng di chuyển khá tự tin, đã có thể chạy vã giữ thăng bằng khá tốt vào khoảng cuối tuần thứ 5. Tuy nhiên, phải thêm 5-6 tuần nữa, chúng mới có thể chạy nhảy tốt được. Thời gian này, chúng sẽ được ăn thêm thức ăn từ bên ngoài, chúng ta cũng nên tiếp xúc, và chơi đùa nhẹ nhàng, đều đặn với chúng từ lúc này trở đi. Cún con lúc này cũng có thể rời khỏi chỗ ngủ để tự đi vệ sinh.
Gian đoạn 6 tuần tuổi
Sự biểu cảm bằng mặt và tai đã rõ rệt, giác quan mắt và tai đã phát triển hoàn thiện. Những trò chơi thể hiện địa vị, thứ bậc được thấy trong số những con cùng lứa với nhau. Chúng ta nên tập cho chúng ăn riêng vào lúc này để là bước khởi đầu tập cho chúng không còn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Khi các răng sữa đã trở nên bén và nhọn hơn, chó mẹ cũng giảm bớt số lần cho con ăn. Thời điểm này cũng thích hợp để tiêm mũi chủng ngừa đầu tiên.
Giai đoạn 7-19 tuần tuổi
Vào tuần thứ 7, chúng ta có thể xác định tính cách của các chú cún sau này bằng phương pháp Cambell để có thể lựa những chú cún thích hợp với gia đình mình.
Tiêm mũi chủng ngừa lần 2 vào lúc cún khoảng 10 tuần tuổi. Cún con đã được cai sữa hoàn toàn và có thể hòa nhập khá tốt với con người, tốt nhất là với những con thú khác, đã sẵn sàng về nhà mới để việc dạy dỗ phục tùng và hòa nhập xã hội được tiếp diễn. Đây là thời điểm nên bắt đầu kế hoạch huấn luyện, cũng nên đặt tên và bắt đầu huấn luyện vào kỷ luật với dây dắt.
Giai đoạn phát triển (12 tuần đến 6 tháng tuổi)
Cún con háo hức đươc làm vừa lòng chủ nhân. Giai đoạn này, các chú cún thường làm phiền chủ vì việc nhai gặm, cắn phá những vật dụng của chủ, vì giai đoạn này cún con mọc răng, cần cho chúng những món đồ chơi thích hợp (đồ chơi, xương da mềm và dẻo dành riêng cho cún con) để cún có thể gặm. Cún cần học để không giỡn và ngoạm vào tay người, cún phải biết rằng việc đó không được phép. Ở giai đoạn này cún cần học để biết vị trí của mình trong gia đình, đó là vị trí thấp nhất trong đàn. Nếu không, cún sẽ cố gắng thể hiện vị trí thống trị lên người chủ. Việc huấn lyện cách cư xử và sự phục tùng nên được thực hiện đều đặn, cún càng lớn thì khả năng tiếp thu và sự tập trung càng tốt hơn.
Giai đoạn phát triển tiếp theo (6 tháng đến 18 tháng tuổi)
Suốt thời kì này, cún con trở nên độc lập hơn và có vẻ như đòi hỏi quyền lực. Đã trưởng thành về giới tính. Chó cái khi đến mùa chịu đực, với những thay đổi về thái độ kết bạn, và với con đực thường có những thay đổi liên tục của cảm xúc do hormone gây ra. Quan niệm về lãnh thổ bắt đầu phát triển, đây là lúc khó khăn nhất để người chủ có thể điều chỉnh các trật tự cho chú chó, nhất là xác định chỗ được tiểu tiên. Trên thực tế đã có nhiều người phải đầu hàng chú chó của mình. Nếu bạn có thái độ cứng rắn và dạy chúng cách cư xử tốt vào lúc này, bạn sẽ tránh được những mệt mỏi phiền phức về sau.
Giai đoạn trưởng thành (trên 18 tháng tuổi)
Chú chó đã phát triển đầy đủ và hoàn thiên, các tính cũng đã hình thành mặc dù vẫn còn có thể thay đổi. Tính cách sẽ tiếp tục thay đổi cho tới khoảng 3 năm tuổi. Việc chọn lọc và phát triển những tính tốt là điều kiện cần thiết. Đây là việc của người chủ cần làm, và nếu làm tốt, bạn có thể thoải mái vui vẻ sống bên cạnh "anh" (cô) bạn 4 chân thân thiện, biết nghe lời và khôn ngoan của mình.
B.P

3. Một số vấn đề cần thiết đối với cún con 

 
Sau khi bạn đã suy nghĩ, chọn lựa giống chó phù hợp với mình và bạn đã sẵn sàng nuôi một chú cún con... Sau đây là một số lời khuyên thiết thực để bạn chuẩn bị cho chú cún thân yêu của mình.
Vòng cổ
Ngay bây giờ, chú cún con của bạn cần có 1 vòng đeo cổ. Một ngày nào đó, chú cún con của bạn sẽ trưởng thành, sẽ lớn lên, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm tiền để mua một cái vòng đeo cổ lớn hơn trước. Bạn nên chọn vòng cổ cho chú cún, đo vòng cổ bằng cách đặt vừa hai ngón tay dưới vòng cổ sau khi buộc chặt chiếc vòng lại. Chiếc vòng có thể làm cho chú cún khó chịu, nhưng nếu cởi nó ra, đương nhiên chú ta sẽ chạy ra ngoài hay tệ hơn là chú cún có thể tè lên một chiếc xe nào đó. Cho dù bạn là một động viên điền kinh thì cũng không thể nào chạy theo sau chú cún. Đơn giản là vì chú cún có đến 4 chân, trong khi bạn chỉ có 2 chân mà thôi.
Dây xích
Đừng buộc chú cún bằng dây xích. Mặc dù trông dây xích có vẻ sang trọng, nhưng bạn sẽ khó nắm giữ và có thể làm cho chú chó của bạn bị đau. Bạn nên dùng một sợi dây nilông hoặc dây dù, dài khoảng 1.5 - 2 mét là được.
Nôi
Đó là một cái phòng cho chú cún con. Giống như tổ tiên của chúng ta "sói sống trong hang", chú chó cần một cái phòng cho riêng nó. Đây là nơi để cho chú cún ngủ và nghỉ ngơi. Bạn có thể dùng cái thùng giấy, đặt một vài miếng vải nỉ (hoặc nệm) vào trong để tạo cảm giác êm ái, thoải mái cho chú cún. Hoặc bạn có thể dùng những loại "giường" (hay nôi) dành riêng có kích thước vừa vặn với chú cún hay lớn hơn một chút đủ để chú cún thoải mái, và dễ dàng xoay trở bên trong.
Thố nước
Lấy một cái thố bằng kim loại hay nhựa, khó vỡ và dễ rửa sạch. Luôn để nước cho chú cún của bạn, Hãy nhớ rằng nếu chú cún của bạn nhịn ăn 3 ngày sẽ không chết, nhưng nếu chú cún nhin uống 3 ngày thì chắc chắn chú ta sẽ chết.
Thức ăn
Thức ăn là một yếu tố quan trọng trong tất cả những món đồ mà bạn cần mua. Có thể đó là thứ cuối cùng bạn cần mua sau khi có sự tư vấn của bác sĩ thú y.
Lồng
Bạn nên đầu tư loại chuồng rộng rãi, thoáng mát, có sàn vững và ráo, mục đích là để chú cún có không gian rộng rãi chơi đùa và nghỉ ngơi.
Cái khay đi tiểu/ Túi giấy và túi nhựa (cần rất nhiều)
Nếu bạn muốn huấn luyện cho chú chó về vấn đề tiểu tiện, hãy đặt cái khay từ lúc đầu đồng thời cần nhiều tờ báo cũ và túi nhựa (bạn nên tham khảo thêm các bài tập đi vệ sinh ở các ấn phẩm nước). Bạn cần báo để làm "công việc vệ sinh" cho chú cún. Khi xong, bạn dùng nó để dọn dẹp. Ngoài ra có nhiều loại giấy thấm được bán trên thị trường, bạn có thể dùng nó thay cho những tờ báo.
Tắm và chải
Hãy sắm một cái bàn chải và lược, nhất là đối với chú chó có bộ lông dài. Việc chải hàng ngày giúp loại bỏ những sợi lông rụng. Ngoài ra nó còn loại bỏ cả vết bẩn, bọ chét,
Vui chơi
Một điều quan trọng khi bạn huấn luyện chó là đừng cho chú cún nhai hay cào xé những đồ đạc dùng trong tập huấn luyện chó là đừng cho chú cún nhai hay cào xé những đồ đạc dùng trong bài huấn luyện, chú cún sẽ không tập trung và không nhớ điều bạn muốn tập cho nó. Bạn có thể đưa cho chú chó một vài thứ khác để chơi, điều này cũng giúp chú nhóc bớt chạy nhảy và phá phách. Hãy cho chú cún của bạn chơi ngoài trời với những vật vó thể di độngnhư cái thùng có bánh xe. Điều này sẽ làm cho chú chó cảm thấy thích thú hơn.
Thời gian
Điều quan trọng nhất là thời gian. Hãy dành cho chú chó thời gian cùng bạn tìm hiểu về ngôi nhà mới của mình và đặt ra những quy định buộc chú phải làm ngay từ lúc đầu. Bạn nên dạy cho chú chó của bạn càng sớm càng tốt.
Thanh Ngân

2. Những bài tập nhỏ giúp cún cưng vâng lời.

  Huấn luyện cún cưng "NGỒI YÊN"

   Đôi khi chúng ta muốn chú cún cưng của chúng ta vâng lời nhưng dù ta có nói thế nào chú ta cũng ngây ngô nhìn chúng ta và... không vâng lời. Đơn giản là vì chúng ta không hiểu được ngôn ngữ của ta. CHúng ta cũng không muốn đưa chó đi huấn luyện ở các trường nghiệp vụ vì điều kiện không cho phép. Ấn phẩm "người nuôi chó" xin giới thiệu vài phương pháp có thể giúp bạn huấn luyện chú cún cưng của mình ngoan ngoãn nghe lời. Lệnh "NGỒI YÊN" rất có hiệu quả để điều khiển chú chó cưng của bạn khi bạn muốn chú cún của mình ngồi yên một chỗ. Nên bắt đầu tập luyện ở nơi yên tĩnh ở trong nhà và giới hạn thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút. Tuyệt đối không ép cún cưng tập nếu cún không thích.
   Phương pháp
   Cần chuẩn bị một ít thức ăn ngon mà cún cưng ưa thích làm phần thưỡng mỗi khi chú vâng lời. Chú ý khẩu lệnh phải dứt khoát, ngắn gọn và rõ ràng.
1. Để chó ngồi bên trái người huấn luyện, cầm sợi dây cột chó ngang với thắt lưng.
2. Kéo căng sợi dây cột chó, bước chân phải lên 1 bước. Ra lệnh cho chó "NGỒI YÊN" khi người huấn luyện tiến lên.
3. Nhìn vào mắt của chó (không được nhìn đi chỗ khác), bước chân trái lên ngang với chân phải.
4. Kéo căng nhẹ sợi dây cột và giữ ngang đầu của chó. Dùng phần thưởng thức ăn giơ cao ngang đầu chó để thu hút sự chú ý của con vật
5. Thưởng cho chó nếu nó vẫn ngồi yên (Luôn luôn thưởng nếu chó làm tốt yêu cầu). Bây giờ tiếp tục đi chậm, vòng quanh nhưng tay vẫn giữ sợi dây ngang đầu con vật.
6. Sau một vài lần, chó sẽ ngồi và ngồi yên khá tốt. Bây giờ cởi dây cột ra và lặp lại 5 bước vừa rồi. Nhớ khen ngoiwf khi chó thực hiện đúng.
7. Khi chó ngoan ngoãn ngồi và ngồi yên mà không có dây cột, thưởng đồ ăn cho nó. Nên nhớ rằng rất quan trọng khi thưởng đồ ăn khi chó đang thực hiện đúng yêu cầu chứ không phải lúc nó đã làm rồi.
8. Sau khi thưởng nếu chó làm tốt, nhớ đần gần và xoa đầu kèm theo lời khen "GIỎI, TỐT". Nếu chó không nghe lời khi đang dạy, điều đó có nghĩa là người huấn luyện đang dạy 1 ngôn ngữ hoàn toàn mới cho chó. Đừng mong con vật hiểu hoàn toàn ngay lập tức, hãy cho nó thời gian.
   Lời khuyên
    Nếu chó không chịu thực hiện lệnh "NGỒI YÊN" mà cứ ngồi rồi đứng chờ được thưởng, dùng tay trái nắm chặt vòng đeo cổ, dùng tay phải ấn chân của chó xuống và miệng hô to "NGỒI YÊN".
Hi vọng thủ thuật nhỏ này sẽ giúp bạn điều khiển được chú cún cưng theo ý mình.
 
Đ.V( sưu tầm)
     

 1. Bạn nên nuôi chó... 

"Có nhiều lý do chính đáng cho thấy bạn cần nuôi một con chó"


     Làm bạn với một chú chó sẽ rất hữu ích cho tinh thần của chúng ta. Một người cô đơn, nếu nuôi chó sẽ không gặp phải những vấn đề về tinh thần như bệnh trầm cảm, chứng u uất. Khi bạn nuôi và chăm sóc một con chó, bạn sẽ nhận được nguồn an ủi lớn, sự bình an và cảm giác an toàn. Chó sẽ báo động khi có kẻ lạ và sẽ canh giữ cho ngôi nhà của bạn.
     Người lười biếng tập thể dục, nếu nuôi một chú chó và hiểu rằng cần phải giúp chó vận động, vậy là người đó có thể tập thể dục với chó qua các cuộc đi dạo trong công viên hoặc có thể vận động cơ thể qua các bài luyện tập cho chó.
     Ngoài môi trường sống tự nhiên, chó sống theo bầy đàn luôn chấp hành theo quy luật của đàn và tuyệt đối tuân thủ con chó đầu đàn. Khi chó được con người thuần dưỡng, bản năng của nó sẽ phát triển theo xu hướng thân thiện với chủ, luôn đặt chủ lên trên hết và chỉ duy nhất lệnh của người chủ mới được nó thực thi. Với một chú chó nhỏ khi được ở bên người chủ là nó cảm thấy an toàn nhất. Nó luôn trông chờ tình thương và sung sướng đón nhận những vuốt ve, âu yếm của chủ nó. Về khả năng sống độc lập thì chó thua xa mèo và các loài vật khác được nuôi trong nhà. Chó rất dễ bị sốc khi phải sống xa người chủ yêu quý của nó.
     Để nuôi một con chó, bạn cần có tấm lòng nhân ái, rộng lượng và cần có tính kiên nhẫn. Vì sao tôi nói vậy? Vì khi có tình thương, bạn mới có thể đón nhận con chó như một đứa con, một người bạn, một sinh vật thân thiết của mình. Và vì quyết định nuôi một con chó là song song với việc bạn chấp nhận tốn kém, phiền toái và mất thời gian... Bạn phải tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu chăm sóc, tắm rửa, nhu cầu vệ sinh... của con chó bạn định nuôi. Nhu cầu sẽ khác nhau với những giống chó khác nhau, và với những giống chó có trọng lượng cơ thể khác nhau. Chó lông dài cần sự chăm sóc đặc biệt hơn chó lông ngắn, chó nhỏ con có nhu cầu cung cấp dưỡng chất khác xa với chó lớn con. Có những giống chó rất lặng lẽ, ít chạy nhảy, ít sủa. Có những giống chó rất "quậy", rất hiếu động, luôn khua đuôi, luôn nghịch ngợm... Và sẽ có nhiều lúc chó "gây chuyện", cắn rách áo quần, cắn đứt giày dép chẳng hạn, hoặc "làm bậy" ra khắp nhà... Trước những "tai nạn" này, rất cần tình thương và sự rộng lượng, vị tha của bạn. Nếu bạn giận dữ và quát đánh chó, nó sẽ không hiểu gì cả, vì sau khi nó gây ra chuyện, nó sẽ quên ngay 3 giây sau đó. Bạn cần hiểu rằng chó cần sự dày công giáo dục của bạn. Hiếm có chú chó nào có thể vô nề nếp mà không cần bạn dạy. Bạn cần thời gian chỉ cho chó biết chỗ nó có thể "đi vệ sinh", chỗ nó ăn, chỗ nó ngủ... Và những bài huấn luyện cũng rất cần nhiều sự kiên nhẫn của bạn.
    Sau khi bạn đã vượt qua được những khó khăn, phiền phức và bạn đã đủ kiên nhẫn để huấn luyện chú chó của bạn thành một chú chó rất nề nếp, vệ sinh và văn minh, bạn sẽ nhận ra mình có một người bạn, một đứa con rất hiểu mình, rất cần mình và không bao giờ muốn mình buồn.
Một cảm nhận của chính bản thân, cách chủ quan, tôi luôn cho rằng, người nào có tình yêu thương loài vật, thiên nhiên nói chung, và người thương chó nói riêng, sẽ không dễ bị sốc trước cuộc sống. Tôi nghĩ rằng, đó là những người đáng tin và đáng mến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét