Theo suy luận có sinh có tử, đó là sự
nhận biết đơn giản về sự sống trong một vòng đời ngắn ngủi của con người, nên
người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết về ngày tận thế. Nhưng đa phần đều khẳng
định điều đó là theo suy luận một chiều mà thôi. Do đó ngày tận thế theo cách
nghĩ này là hoàn toàn chủ quan của con người, và nó đến theo kiểu nhân quả rất
nhanh, hơn là trong tự nhiên của trời đất.
Vì trong những giai đoạn lịch sử đẫm máu
nhất, con người ứng xử với nhau hoàn toàn không có tình thương mà chỉ bằng sự
tranh giành quyền lợi, bằng lòng thù hận, tình trạng này mà kéo dài quá, thì
nhận thức của con người nói chung sẽ trở nên hoang mang nghi ngờ cùng cực. Từ
đó con người không còn hy vọng, không còn đủ sức để nghĩ tới điều gì tốt đẹp
nữa. Lúc đó thần thánh trên trời là cứu cánh duy nhất dể lấp đầy cho những giấc
mơ hoang tưởng bay lên từ vực sâu đau khổ nhất. Lúc này người ta sẽ nghĩ đến
một giả thuyết rằng, nếu con người cứ tham tàn ác độc kiểu này mãi, thì đó sẽ
là ngày phán xét cuối cùng. Chúa sẽ trừng phạt tất cả các kẻ ác, trời long đất
lỡ và sự sống sụp đổ tan tành. Sau đó chỉ có người lương thiện mới sống sót, và
từ đó sẽ xây dựng nên một đời sống tươi đẹp hơn. Sở dĩ người ta dựng lên giả
thuyết này, là vì người ta cần đến những thế lực siêu nhiên bên ngoài đến đây,
để thay đổi tình trạng bi kịch khổ đau của chúng ta trong hiện tại. Vì con
người lúc này không còn tin vào sự thay đổi của chính mình nữa.
Nhưng thật sự có rất nhiều giả thuyết nói
đến ngày tận thế. Nhưng ở đây chúng ta chỉ nên xét ở hai giả thuyết mà thôi.
Một là giả quyết ta vừa kể trên. Hai là thuyết “thành trụ hoại diệt” của đức
Phật Thích Ca đã nói ra. Thuyết này chúng ta có thể tin tưởng hơn cái thuyết kể
trên. Vì nó là một tiến trình chuyển động của vạn vật trong đời sống một cách
tự nhiên. Là sự sụp đổ của thực tại thiên nhiên trong vũ trụ hơn là ở trong
lòng người.
Đức Phật Thích Ca nói rằng, “thành trụ
hoại diệt” như là một tiến trình của sự sống tất yếu cho bất cứ điều gì trên
đời này. Nó không giới hạn trong những cái hữu hình mà chúng ta nhìn thấy được,
mà nó còn chính xác hơn cho những loài vô hình như quỷ thần. Hay nói đúng hơn
là những ý nghĩ của chúng ta cũng có tính chất “thành trụ hoại diệt”. Vì chỉ
khi đi qua một vòng đời sống như thế, thì nó mới bắt đầu một vòng đời sống
mới.... Và cứ như thế nó mãi mãi sinh diệt như một quy luật tồn tại của vạn vật
trong tự nhiên.
Từ đó chúng ta nhận thấy rằng, bản chất
của mọi hoạt động trong đời sống của chúng ta, theo thời gian đều có sự sinh
diệt trong đó. Từ con kiến cho đến con voi, từ ông vua cho đến người dân thường
đều muốn hay không muốn, thì cũng phải chấp nhận thôi. Vì đó là vô thường rồi.
Và ý chí con người có mạnh đến mấy đi nữa thì cũng phải thua cái này.
Vậy ở đây chúng ta đang bàn tới ngày tận
thế, là bàn đến cái sự diệt trong một tiến trình lớn lao nhất mà nó chứa đựng
tất cả lịch sử cùng sự sống, và hiểu biết của chúng ta. Đó là sự sinh diệt của
vũ trụ. Và khi nói đến điều này, thì chắc chắn cần phải nói đến một cái giới
hạn nào đó theo thời gian, thì chúng ta mới xác định được . Vậy ở đây chúng ta
hảy xét sự sinh diệt của trái đất mà thôi là được rồi.
Và như thông tin đã biết, lâu lâu trong
dân gian lại rộ lên một tin tức vào một ngày tận thế nào đó, ví dụ như là năm
2000. Hay mới đây là theo giới khoa học phương tây, thì năm 2012 v.v... nhưng
sự thật đây là những tin đồn nhảm cho dù nó được nói ra bởi những người mê tín,
hay là các nhà khoa học cũng vậy thôi.
Trở lại vấn đề như đức Phật Thích Ca có
nói, “thành trụ hoại diệt” của cõi ta bà này sẽ đến trong bốn thời kỳ, mà mỗi
thời kỹ đó sẽ trãi qua trăm ngàn triệu đại kiếp. Mà một đại kiếp lại có khoảng
chừng trăm ngàn triệu tiểu kiếp. Và mỗi tiểu kiếp lại chứa trăm ngàn triệu
triệu năm.
Do đó cộng lại ta thấy, chỉ một thời kỳ
thôi thì đã là một con số để tính thời gian là không thể nghĩ bàn rồi. Huống gì
cộng lại cả bốn thời kỳ nữa. Từ đó ta nhận thấy rằng, cách nói của Đức Phật
Thích Ca là nằm ngoài sự nhận thức của con người chúng ta. Và nếu nó mà như thế
thì coi như nó là bất tử rồi. Tuy nhiên chúng ta xét sự việc đến đây mà buông
tay thì coi như không còn gì để nói nữa, là hết chuyện thì vô lý quá?
Vậy theo tôi, thì cách nói của Đức Phật
Thích Ca là ý Ngài muốn nói đến sự “thành trụ hoại diệt” của tam thiên đại
thiên thế giới. Có nghĩa là nói đến ngày tận thế của đại vũ trụ trong đại không
gian nằm ngoài sức tưởng tượng của con người chúng ta đó.
Vì ngày nay chúng ta cũng đã biết, trái
đất chúng ta rất bé nhỏ trong họ hàng các hành tinh đang vận động xung quanh
một hệ mặt trời. Nhưng hệ mặt trời này cũng quá bé nhỏ trong họ hàng các hệ mặt
trời khác nằm trong dãy thiên hà. Và các dãy thiên hà này cũng chả là gì, so
với đám họ hàng của nó trong vũ trụ bao la mà chúng ta không thể nào hiểu nổi.
Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được
rằng, các hành tinh nhiều như bụi trong cái vũ trụ bao la đó, đều có tiến trình
“hành tựu hoại diệt” của nó. Vì thế đêm đêm nhìn lên bầu trời, chúng ta thường
thấy những ngôi sau băng. Điều này chỉ là một cách nói theo kiểu thơ ca mà
thôi, nhưng chúng ta cũng nên biết vòng đời của một hành tinh là như thế nào
theo khoa học đã nói.
Các nhà khoa học nói rằng, các hành tinh
được hình thành do đám bụi mù trong không gian của vũ trụ. Và đám bụi mù này có
được, là do một hành tinh nào đó đã hoại diệt vỡ vụn ra. Đám bụi mù này đầu
tiên chuyển động hỗn loạn trong không gian tối thẳm, như những linh hồn lạc
loài của vũ trụ rã rời khắp nơi. Và dần dần nó được hút về nơi, có một nguồn
năng lượng gần nó nhất như một mặt trời chẳng hạn. Và khi có năng lượng, có
chiều hướng hấp dẫn của lực đẩy và lực hút. Thì tự nhiên nó tạo ra những con
đường, được gọi là quy luật của sự chuyển động tự nhiên để bảo tồn vật chất và
năng lượng. Từ đó các hạt bụi vật chất này, tụ lại tạo thành một cái lõi nhỏ
đầu tiên. Và từ cái lõi này nó chuyển động theo kiểu hướng tâm, tạo nên một
hành tinh nhỏ bé trẻ tuổi nhất. Và cứ thế thời gian đầu của một hành tinh phải
trải qua trăm ngàn triệu năm mới thành hình được. Và chúng lại hình thành các
lớp vỏ bên ngoài của nó trong không gian, như là tầng khí quyển của trái đất
vậy. Khi cái phần cứng của hành tinh này đã ổn, thì cái vỏ khí quyển của nó
cũng được sắp xếp lớp lang ổn định theo. Điều đó cho chúng ta biết như là các
tầng điện ly, tầng ozon, và các tầng chứa các chất khí hóa học khác nhau, mà
sau này tạo ra mưa gió sấm chớp và sự sống cho cái hành tinh non trẻ đó...
Nhưng sự sống của một hành tinh nó hoàn
toàn khác với sự sống của các loài động vật, thực vật sống bám trên nó. Vì
chúng ta sở dĩ đang sống bám được vào trái đất này, là vì nó đã ngủ yên rồi.
Chứ thật ra sự sống của nó, cũng là một cuộc đấu tranh một mất một còn giữa các
hành tinh khác nhau trong vũ trụ, để giành quyền tồn tại trong không gian bao
la của nó.
Trong thời kỳ đầu của một hành tinh nói
chung, chỉ có năng lượng trong cái lõi mà thôi, cho nên không có một sự sống
nào tồn tại trong đó được. Khối năng lượng này thu hút các loại khí hóa học
khác nhau trong không gian, và trải qua quá trình nung nấu, phản ứng, xúc tác,
tương tác với nhau mà tạo ra vật chất. Các khối vật chất này như những chất
liệu đầu tiên, được nung nấu trong cái chảo lửa vô tận cho đến khi các chất rắn
nhất, chìm lắng xuống thành các tầng địa chất. Và sâu tận bên trong hành tinh
đó, là cái lõi chứa năng lượng bị nén đến độ gọi là khối lượng âm. Nhưng khi
các loại vật chất tạo ra một hành tinh hoàn thành rồi, thì cuộc đấu tranh sinh
tồn của nó cũng gần như đã bước qua những giai đoạn khó khăn nhất. Và bản chất
của nó cũng đã hoàn thành với những quy luật vận hành của khối vật chất kia,
như đã khá ổn định rồi. Và bắt đầu nó nguội dần theo kiểu như trái đất của
chúng ta đây. Và lúc đó là lúc sự sống bắt đấu. Tuy nhiên, mỗi hành tinh là một
cách phát triển lớn lên và nguội lạnh khác nhau. Nếu như trái đất của chúng ta
sau hàng trăm ngàn năm nguội lạnh rồi, thì mới bắt đầu có sự sống. Còn các hành
tinh khác thì nó hoại diệt và tái sinh nhanh hơn cả trái đât, nên nó có thể chả
có sự sống luôn. Nó có thể là một mặt trời vĩ đại, nhưng khi nó co lại trong
một khoảng thời gian đột ngột nào đó, thì nó sẽ trở thành một ngôi sao lùn
trắng nhỏ bằng một bánh xe, nhưng lại có khối lượng và năng lượng vô hạn. Nó có
thể chọc thủng vũ trụ như những lỗ đen tàn bạo nhất, trong cái hành trình vô
tận của nó v.v... Còn trái đất của chúng ta thì ngoan ngoãn hơn những cái lỗ
đen này. Vì trái đất của chúng ta đã bị đóng khung trong cái quỹ đạo của nó
luôn xoay quanh mặt trời rồi. Cùng với một bầu khí quyển chắc chắn cho nó tồn
tại trong một khoảng thời gian nào đó, so với khối thời gian vô tận của bà mẹ
vũ trụ đã sanh ra nó. Vậy thì bây giờ chúng ta có thể nói rằng, các khoảng thời
gian mà trái đất tồn tại trong vũ trụ này đến đây thì chấm dứt, thì cái lúc
chấm dứt đó chúng ta gọi là ngày tận thế của trái đất chúng ta.
Vậy tới đây là chúng ta mới xét tới cái
ngày tận thế là như thế nào? Và vì sao tôi lại miêu tả về sự hình thành của một
hành tinh trong vũ trụ? Là vì đó là cái càch mà nó được sinh ra. Và ngược lại
cũng tương tự như thế. Nó sẽ tan rã hoại diệt vào vũ trụ vô cùng này cũng y như
vậy.
Vậy khi trái đất của chúng ta đã bắt đầu
có sự sống, thì nó đã trãi qua một thời kỳ lớn lên và trưởng thành rồi nguội
lạnh hàng ngàn tỷ năm rồi. Lúc này bề mặt địa cầu đã được bao bọc bởi một bầu
khí quyền. Và từ đây nó đã che chở cho trái đất tránh khỏi những sự tấn công
hủy diệt từ bên ngoài vũ trụ, như những chất độc hại, điện và lửa v.v... Từ đó
từ bầu khí quyển đã tạo ra mưa lớn, rồi mặt đất chuyển dịch tạo ra biển và lục
địa. Từ đó các loại vi khuẩn được sinh ra đầu tiên, kế đến là thực vật, sau
cùng là động vật. Trong động vật cũng có chia ra các loại nửa động vật nửa thực
vật, để thích nghi với điều kiện sống của chúng. Loại trên bờ, loại dưới biển,
nhưng đầu tiên đều bắt nguồn từ trên bờ trước. Sau đó mới biến thành các loài
dưới biển và bay trên không. Và từ đó dần dần mãi về sau này mới có loài người.
Nhưng trước khi có loài người. Thì tôi tin chắc rằng trái đất chúng ta cũng đã
trãi qua ít nhất là 5 thời kỳ biến đổi hoàn toàn, như là những cơn đại hồng
thủy trên toàn trái đất, hay là băng tan, nước biển dâng cao nhấn chìm tất cả,
chỉ còn lại những đỉnh núi mà thôi. Rồi động đất núi lửa phun trào. Và cứ mỗi
thời kỳ sụp đổ toàn diện của tự nhiên trên bề mặt địa cầu như thế, là một lần
tận thế của tất cả của sự sống có mặt ở đây. Do đó tôi tin chắc rằng lịch sử
của địa cầu này ít nhất là có rất nhiều nền văn minh đã bị tiêu diệt, cùng với
những giống người có thể cao hơn hoặc thấp hơn về mặt trí tuệ đối với con người
chúng ta ngày nay. Và mỗi nền văn minh đó do bị chia tách bởi các lần tận thế
như vầy, thì nó mất dấu liên lạc với nhau luôn. Nên con người chúng ta không
thể biết gì cả, tuy nhiên đó cũng là những vấn đề của trái đất mà thôi. Nhưng
mỗi thời kỳ thay đổi như thế nó cách xa nhau hàng trăm triệu năm, và càng về sau
thì càng dài hơn vì sự ổn định của trái đất cũng đã được tốt hơn rồi. Và bây
giờ chúng ta đang sống trong thời kỳ thứ 5. Cho nên trái đất này đã trải qua 4
lần tận thế rồi đó.
Vậy thời kỳ thứ 5 này của chúng ta thì sẽ
đến bao giờ mới đến ngày cuối cùng của nó. Lúc đó loài người cùng nền văn minh
ngày nay sẽ bị hủy diệt, và sau đó trái đất hồi sinh. Và các lục địa củ sẽ biến
đổi rồi cũng lại sinh ra các loài khác nhau, trong đó sẽ có một loài thông minh
nhất như loài người chúng ta đây chẳng hạn. Và tôi đoán rằng ngày sụp đổ trên
trái đất này có thể xảy ra vào khoảng 375 triệu năm nữa. Và thế là mọi vật trên
trái đất này đã quá già rồi... Và cứ thế chỉ riêng trái đất này thôi thì phải
có đến hơn 72 lần tận thế, cho đến khi nó suy tàn và nổ tung trong vũ trụ bao
la, để hoàn thành một vòng “thành tựu hoại diệt” của nó.
Vậy từ bây giờ đến 375 triệu năm nữa, con
người sẽ sống ra sao trên cái hành tinh ngày một chật chội và nguy hiểm này? Đó
là một câu hỏi lớn cho tương lai của loài người. Nhưng chúng ta cũng phải nên
xét rằng, chả phải nền văn minh khoa học kỹ thuật của chúng ta, lúc nào cũng
phát triển nhanh dẫn đều đi tới tương lai mãi đâu. Mà nó cũng sẽ có lúc trì trệ
mất phương hướng, thậm chí còn thụt lùi nữa. Vì sẽ có những lúc con người sẽ
sanh ra những loại tư tưởng như để phá hoại nền văn minh này đi. Những loại tư
tưởng mới như sùng bái loài vật và mê tín với vật chất chẳng hạn. Và tới lúc đó
sẽ làm cho xã hội đổ nhào với các hệ ý thức kỳ dị của nó. Lúc đó những giá trị
thiêng liêng như tôn giáo, thần thánh, thượng đế gì đó sẽ đi vào dĩ vãng. Vì
tận cùng của sự văn minh sáng suốt, thì cũng chính là lúc con người đi vào bóng
tối u mê khờ dại nhất. Nhưng khoảng thời gian khùng điên kiểu chủ quan của con
người sinh ra như thế này, chỉ chừng hai ba trăm năm mà thôi. Và lúc đó con
người lại trở nên văn minh trở lại trong cái vòng lên xuống như là chu kỳ của
nó. Khoa học kỹ thuật sẽ tiến bộ đến cùng cực, con người lúc đó sẽ di cư lên
cung trăng ở, sẽ tạo ra những hòn đảo nhân tạo ngoài không gian, nằm trong bầu
khí quyển như những thành phố lớn ngày nay. Nhà cửa sẽ ở dưới lòng biển, trên
không trung và trong lòng đất. Khẩu phần ăn mỗi người chỉ còn là một viên thuốc
dinh dưỡng bằng ngón tay, mà có thể no sống suốt mấy tháng mới ăn lại, mà vẫn
đầy đủ dưởng chất cần thiết. Lúc đó mọi thứ như tình dục, đạo đức và hoạt động
xã hội đều tự do. Và mọi thứ trong xã hội luôn xảy ra theo trình tự tự nhiên
chứ chả có ai là lãnh tụ cả. Ranh giới dân tộc, quốc gia đã xóa mờ và thay đổi
hết tất cả. Và sự phát triển văn minh của loài người kiểu đó lên đỉnh cao sau 3
ngàn năm, rồi xuống cấp trong u mê. Cho đến cái móc thời gian 375 triệu năm,
thì bề mặt trái đất sẽ đi vào hủy diệt và tận thế xảy ra.
Chúng ta nên biết con số 375 triệu năm
cho mỗi lần tận thế của sự sống trên trái đất, là những khoảng thời gian ước
lượng thôi, chứ không phải chính xác là như thế nhé. Mỗi thời kỳ càng về sau
thì sẽ có khỏang cách càng dài hơn, trong khoảng 72 lần như thế thì trái đất đã
mệt mõi lắm rồi. Các hệ thống vật chất trong trái đất không còn ràng buộc với
nhau bởi những quy luật ổn định nữa, nên nó sôi lên sùng sục suốt hàng thế kỷ.
Và cuối cùng dẫn tới bầu khí quyển của trái đất sụp đổ tan tành, và lúc đó trái
đất đã không còn một dấu hiệu gì của sự sống nữa. Trên không trung sẽ đổ xuống
những trận mưa a xít, mưa đá và những quả cầu lửa bay vào trái đất mù trời. Các
chất hóa học trong không gian liên tục tạo ra những phản ứng dây chuyền kiểu
bom nguyên tử làm nổ tung không gian. Mặt biển cạn khô như chỉ là những biển
nham thạch và a xít. Rồi trái đất không còn lực hút hướng tâm của nó nữa, và
lúc đó nó cũng rời cái quỹ đạo cố định của nó với mặt trời luôn... Sau đó nó sẽ
bể ra làm hai ba mảnh. Hai ba mảnh này sẽ trở thành những hành tinh mới nhỏ hơn
và tiếp tục tan rã ra nữa. Rồi một phần bay lạc đâu đó ra phía ngoài của hệ mặt
trời và bị đốt cháy thành to bụi, thành bụi khí bay mù mịt trong không gian.
Còn một phần khác thì bị đẩy vào khoảng bóng tối bao la lạnh lẽo của vũ trụ.
Lúc đó ở một hành tinh khác “người ta” sẽ thấy một ngôi sao băng xẹt qua trong
dãy ngân hàng vô tận trên cao. Và đó chính là giây phút cuối cùng của hành tinh
xanh chúng ta...
Tóm lại, về mặt khách quan tự nhiên gọi
là “thành trụ hoại diệt”. Thì trái đất chúng ta sẽ tự nó xảy ra trên dưới 72
lần tận thế, và cuối cùng như một chiến binh vũ trụ. Nó cũng sẽ thất bại trong
cuộc chiến đấu với các hành tinh khác trong bầu lửa đỏ của cái vũ trụ bao la vô
tận này.
Còn về mặt ý nghĩ xấu ác chủ quan của con
người để tự tiêu diệt mình, thì khả năng này xảy ra rất ít, mà nếu như có xảy
ra thì cũng không thể làm cho cả thế giới này bị tiêu diệt sụp đổ hết được. Do
đó điều này con người có khả năng tránh được, và cũng không đáng lo. Nhưng
những gì xảy ra cho đất như tôi đã nói như trên, thì đó sẽ là một sự hy sinh
cuối cùng của nó, mà không có gì có thể ngăn cản được, và tất yếu nó sẽ xảy ra.
Cho nên chúng ta cần phải biết rằng: Cái
gì quá giới hạn trong nhận thức của chúng ta, thì nó có xảy ra hay không cũng
không quan trọng. Và những giá trị được gọi là bất tử cũng vậy. Nếu mình không
thể nghĩ bàn được thì nó sẽ là bất tử. Tuy nhiên nếu con người có khả năng hiểu
tới đâu, thì cái gì cũng có giới hạn, kể cả vũ trụ. Vì chúng ta sẽ khám phá cái
vô hạn bằng cách tìm ra những giới hạn mới của nó. Vì thực chất vũ trụ này
không có hình dáng nhất định để cho chúng ta nắm bắt được. Thứ hai nó luôn giãn
nở và co lại trong hai mặt sáng tối của nó. Cho nên có thể nói rằng ở một giới
hạn nào đó, chúng ta có thể nhận thức được, thì nó như một chùm trái chôm chôm
vậy đi. Mà mỗi trái chôm chôm đó là một hệ mặt trời, như một vũ trụ nhỏ trong
cả thế giới bà con cô bác vũ trụ của nó. Nếu như trái chôm chôm này rụng xuống,
thì sẽ có những trái khác được sinh ra. Bài viết này là chưa xét tới dù chỉ một
trái chôm chôm, như là một hệ mặt trời. Mà chỉ xét trong phạm vi của một trái
đất chúng ta thôi...
……………………………………………………………..
Trái đất này chẳng qua là một đứa trẻ 8
tuổi, so với mặt trời là 500 ngàn tuổi. Cùng với hàng xóm của nó có số tuổi lớn
hơn hoặc nhỏ hơn nó rất nhiều lần. Vậy chúng ta cũng nên biết tới đây là được
rồi...Theo Hung Ha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét