XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỒ PLEI PAI VÀ ĐẬP DÂNG IALÔP

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

TỔNG QUÁT

1,1 -GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

Hợp phần hồ chứa Pleipai và đập dâng Ialốp - Tỉnh Gia Lai được HEC2 lập TKKT-BVTC năm 2006, đến cuối năm 2012 công trình cơ bản hoàn thành và được đưa vào khai thác. 
Dự án đa mục tiêu Ia Mơ- Hợp phần thủy lợi- Hồ chứa Plei Pai & Đập dâng Ia Lốp có nhiệm vụ:
•Hồ chứa Plei Pai:
+ Tưới khu tưới Plei Pai 640ha (450 ha lúa + 190 ha màu ).
+ Bổ sung tưới đập Ia Lâu 237 ha ( Đập dâng Ia Lâu đã tưới 973 ha).
+ Bổ sung nước cho trạm thủy điện Ia Lốp.
+ Bổ sung nước tưới đập dâng Ia Lốp.
•Đập dâng Ia Lốp: tưới 970 ha (720 ha lúa + 250 ha màu ).
Bảng cấp công trình và tần suất thiết kế (Theo TCVN 285-2002)
TT
Chi tiêu
Hồ Plei Pai
Đập dâng IaLốp
I
Cấp công trình
Cấp IV
Cấp IV
II
Chỉ tiêu thiết kế


1
Tần suất lũ thiết bị
1.5%
1.5%
2
Tần suất lũ kiểm tra
0.5%
0.5%
3
Tần suất dẫn dòng thi công
10%
10%
4
Mức bảo đảm cấp nước tưới
75%
75%
5
Mức cấp nước sinh hoạt
120 1/người (ngày/đêm)

1.2-CƠ QUAN THỰC HIỆN LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ

Hồ sơ Quy Trình Bảo Trì Công Trình Đầu Mối Hồ Pleipai – Đập Dâng Ialop do Công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi 2 thực hiện,
Nhân sự tham gia gồm những cán bộ chính như sau:
STT
Họ và tên
Vị trí
1
Ngô Anh Tuấn
CNCT
2
Đường Anh Tuấn
Giám định chất lượng
3
Nguyễn Đức Chiến
CNBM Địa hình
4
Ngô Đăng Thọ
CNBM Địa chất
5
Vương Khánh Út
CNBM Thuỷ văn
6
Tống Thu Hương
CNBM Dự toán
7
Trịnh Xuân Nhật Lai
Chuyên gia Thuỷ công
8
Lê Việt Hùng
Chuyên gia Thi công
9
Văn Thế Dũng
Chuyên gia Cơ khí Thuỷ công
10
Nguyễn Quốc Tú
Chuyên gia Lưới Điện
 Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 8 năm 2013.

1.3-CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH:

a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì công trình của công trình tương tự,
c) Chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị;
d) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
đ) Kinh nghiệm quản lý, sử dụng công trình và thiết bị được lắp đặt vào công trình;
e) Các quy định có liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các quy định, tiêu chuẩn áp dụng lập quy trình bảo trì :
1. TCVN 8412-2010: Công trình thủy lợi-Hướng dẫn lập quy trình vận hành.
2. TCVN 8414-2010: Công trình thủy lợi-Qui trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước.
3. TCVN 8418-2010: Công trình thủy lợi-Qui trình vận hành, duy tu bảo dưỡng cống
4. TCVN 9164-2012: Hệ thống tưới tiêu – yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh
5. 14TCN - 2002: Quy định quản lý chất lượng công trình thủy lợi.
6. Thông tư số: 11/2012/TT-BXD ngày 25 tháng 12 năm 2012 Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.

1.4-NỘI DUNG YÊU CẦU LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

a) Quy định các thông số kỹ thuật, công nghệ, xử lý kết quả quan trắc khi công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình;
d) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
đ) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
e) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp, quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình;
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ SỰ VẬN HÀNH CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH

2.1-ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH

-Dự án đa mục tiêu Ia Mơ - Hợp phần thủy lợi - Hồ chứa Plei Pai & Đập dâng Ia Lốp, sử dụng dòng chảy tự nhiên của suối IaLo và suối IaLốp, cụm công trình đầu mối bao gồm :
-Hồ chứa nước Pleipai xây dựng trên suối IaLo gồm : Đập đất, tràn tự do, cống lấy nước dưới thân đập.
-Đập dâng Ialốp xây dựng trên suối IaLốp gồm : Đập đất, đập dâng, cống lấy nước và cống xả cát nằm trong thân đập dâng.
Bảng 2-1 : Các thông số CTĐM hồ chứa nước Plei Pai và Đập dâng Ialốp
N0
Thông số
Ký hiệu
Đơn vị
Trị số
Ghi chú
I
HỐ CHỨA PLEIPAI




A
Hồ chứa





Diện tích lưu vực
Flv
Km2
128.0


Mực nước dâng bình thường
MNDBT
m
206.2


Mực nước gia cường thiết kế
MNGC
m
209.05
P=1.5%

Mực nước gia cường kiểm tra
MNGCKT
m
209.59
P=0.5%

Mực nước chết
MNC
m
203.3


Dung tích toàn bộ
Vtbộ
106m3
13.28


Dung tích hữu ích
Vhi
106m3
9.58


Dung tích chết
Vc
106m3
3.7


Chế độ điều tiết


Năm


Hệ số điều tiết
a

0.25


Hệ số dung tích
b

0.10


Diện tích ứng với MNDBT
FMNDBT
ha
477.5

B
Các hạng mục chính




1
Đập đất





Cao trình đỉnh đập
ÑĐĐ
m
211.0


Cao trình đỉnh tường chắn sóng
ÑĐTCS
m
211.6


Chiều dài đỉnh đập
Lđđ
m
1672


Chiều rộng đỉnh đập
BĐĐ
m
5.0


Chiều cao đập lớn nhất
HMax
m
16.5


Kết cấu đập



Hỗn hợp 2 khối

Hình thức tiêu nước



Ống khói, đống đá hạ lưu
2
Tràn xả lũ





Cao trình ngưỡng tràn
Ñng
m
206.2


Chiều rộng ngưỡng tràn
BT
m
20.0


Cột nước tràn thiết kế
Tmax
m
2.85


Lưu lượng xả thiết kế
QXMax
m3/s
153.69


Chiều dài dốc nước
Ld
m
70.0


Chiều rộng dốc nước
Bd
m
20.6


Độ dốc dốc nước
i
%
0.05


Mực nước hạ lưu Max
Ñm
m
+197.07


Hình thức tràn



Tràn tự do,Tiêu năng đáy
3
Cống lấy nước 





Cao trình ngưỡng cống
Ñ NGC
m
201.1


Khẩu diện cống
Þ
mm
120


Chiều dài thân cống
LC
m
49.95
Đoạn 2

Độ dốc đáy cống
i
%
1
Đoạn 2

Lưu lượng thiết kế
Qtk
m3/s
2.2


Hình thức cống



Cống có áp, van côn






II
ĐẬP DÂNG IALỐP




A
Đập dâng Ia Lốp





Diện tích lưu vực

Km2
334.0


Mực nước dâng BT
MNDBT
m
204.5


Mực nước dâng GC TK
MNDGCTK
m
208.32


Mực nước dâng GC KT
MNDGCKT
m
208.92


Mực nước hạ lưu MaxTK
Ñm
m
+204.75

B
Các hạng mục chính




1
Đập đất





Cao trình đỉnh đập
ÑĐĐ
m
209.50


Chiều dài đỉnh đập
Lđđ
m
1843.3


Chiều rộng đỉnh đập
BĐĐ
m
5.0


Chiều cao đập lớn nhất
HMax
m
7,5


Kết cấu đập


Một khối


Hình thức tiêu nước


Aùp mái


Mái thượng lưu
mTL

2.5


Mái hạ lưu
mHL

2.0

2
Đập tràn





Cao trình ngưỡng tràn
Ñng
m
204.5


Chiều rộng ngưỡng tràn
BT
m
60.0


Cột nước tràn thiết kế
Tmax
m
3.82


Lưu lượng xả thiết kế
QXMax
m3/s
958.0


Hình thức tràn



Tràn tự do, Tiêu năng đáy
3
Cống lấy nước, xả cát





Ngưỡng cống lấy nước
Ñ NGCLN
m
203.0


Ngưỡng cống xả cát
Ñ NGCXC
m
201.0


Khẩu diện cống
B´H
m
1.5´1.5


Chiều dài thân cống
LC
m
9.5


Độ dốc đáy cống
i
%
0


Lưu lượng thiết kế
Qtk
m3/s
1.4


Hình thức cống



Cống hộp

CT mực nước sau cống
Ñ MNSC
m
204.3

2.2-SỰ VẬN HÀNH CỦA CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH

2.2.1-Đập

a. Hồ chứa nước Pleipai:

-         Mực nước hồ chứa Plei Pai được giữ trước đập trong năm như sau :
o       Cuối mùa mưa hàng năm : +206,20m (MNDBT)
o       Cuối mùa khô hàng năm  : +203,30m (MNC)
Những năm khô hạn cho phép sử dụng tối đa dung tích chết từ cao trình +203,30m đến +202,0m để cấp nước phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong quá trình tích nước hồ chứa Plei Pai : Cần theo dõi, ghi chép tốc độ dâng nước trong hồ trong các tháng lũ chính vụ (tháng 06, 07, 08, 09, 10, 11) phải theo dõi 24/24 giờ trong ngày.
b. Đập dâng Ialốp :
-         Mực nước hồ IaLốp được giữ trước đập trong năm như sau :
Cuối mùa mưa hàng năm : +204,50m (MNDBT)
2.2.2-Tràn xả lũ
-Tràn xả lũ Plei Pai và Ia Lốp đều là tràn tự do vì vậy vào mùa lũ tràn tự động xả lũ nhưng vẫn cần phải theo dõi kiểm tra phòng trường hợp sự cố.
-Hàng năm vào mùa mưa lũ ở vùng này cần theo dõi dự báo dài hạn, ngắn hạn của đài khí tượng thủy văn khu vực để lập kế hoạch phòng chống bão lụt và vận hành tràn xã lũ trong mùa mưa lũ.
-Trường hợp xấu nhất không tích được nước (dưới cao trình +206,20m) thì vận hành cống lấy nước để tưới cần phải hết sức thận trọng nhằm tiết kiệm nước, phục vụ đủ yêu cầu cấp nước vào mùa khô tiếp theo.

2.2.3-Cống lấy nước

-Cống lấy nước làm nhiệm vụ lấy nước từ hồ chứa họăc đập dâng để phân phối cung cấp nước cho nhu cầu dùng nước của khu hưởng lợi. Lưu lượng nước lớn nhất lấy qua cống hồ chứa Plei Pai là Qmax = 2.2 m³/s, đối với cống dưới đập dâng Ia Lốp là Qmax = 1.4 m³/s, các cống không làm nhiệm vụ xả lũ. Trong trường hợp cần thiết khi có yêu cầu của Ban phòng chống lụt bão tỉnh cống có thể làm nhiệm vụ xả lũ và hạ thấp mực nước hồ.
-Việc điều khiển độ mở cửa van cống lấy nước cần theo biểu đồ nhu cầu cấp nước và tuân thủ các yêu cầu lưu lượng thiết kế cống.
-Việc tích và cấp nước cần tuân thủ các yêu cầu sau :
+Mở cống phải theo biểu đồ sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu hưởng lợi. Cần ưu tiên cho vụ Đông xuân, vụ và vụ mùa.
+Việc bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cửa van và máy đóng mở cống lấy nước chỉ được thực hiện vào cuối mùa khô, khi mực nước hồ giảm xuống gần MNC và việc lấy nước qua cống không cần điều tiết bằng cửa van.
+Trong mùa mưa lũ khi mực nước hồ và đập dâng tích cao trình MNDBT, nói chung là cần đóng kín cửa van cống lấy nước.

2.3-CÁC HAO MÒN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

2.3.1-Đập

-Việc mực nước trong hồ lên xuống có thể gây sạt lở mái đá xây thượng lưu, đồng thời gây lặng đọng bùn cát trên bề mặt mái.
-Giao thông trên mặt đập làm hư hỏng mặt đường bê tông.
-Mưa gió gây xói lở mái trồng cỏ hạ lưu, bùn đất trôi xuống lâu ngày lấp rãnh thoát nước chân mái. Cỏ trồng trên mái hạ lưu có thể bị cháy, chết vào mùa khô.
-Ngoài ra phía lòng hồ có thể có cỏ dại mọc, các thân cây chưa dọn sạch gây mối mọt đục vào thân đập.
-Các thiết bị quan trắc nằm lâu ngày trong thân đập có thể bị hư hỏng, bùn cát che lấp không đảm bảo khả năng quan trắc.

2.3.2-Tràn xả lũ

-Tràn Pleipai & Ia Lốp đều là tràn tự do, quá trình tích nước không gây tổn hại gì, tuy nhiên quá trình xả lũ có thể kèm theo các loại rác hay thân cây trôi dạt nằm vướng ở cuối bể tiêu năng. Đồng thời hiện tượng xói ngầm làm sụt lún phần đất đắp phía sau tường bên dốc nước & bể tiêu năng.
-Hệ thống lan can cầu giao thông & tường bên dốc nước, bể tiêu năng bị xâm thực do tác động của nắng mưa.

2.3.3-Cống lấy nước

-Các thiết bị cơ khí cửa van trong quá trình ngâm trong nước bị ăn mòn, các goăng cao su kín nước bị hở, mục.
-Các thiết bị đóng mở lâu ngày có thể bị gỉ sét gây khó khăn cho công tác vận hành, các thiết bị điện cũng cần được kiểm tra thường xuyên tránh gây hở, chập điện.
-Rác lắng đọng ở cửa chắn rác, lưới chắn rác cũng dễ bị ăn mòn, hư hỏng trong quá trình ngâm dưới nước.
-Sau thời gian hoạt động rong rêu có thể mọc trong thân cống, bùn cát lặng đọng phía cửa vào, ra.

CHƯƠNG III

CƠ CHẾ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH

3.1-CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI

3.1.1-Giới thiệu chung

      CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI được thành lập theo QĐ: Số 124/1999/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1999 của UBND tỉnh Gia Lai “V/v Đổi tên công ty Thuỷ nông Gia Lai thành công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai” Ngày 17/11/2010 Chuyển đổi sở hữu công ty từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
      Chức năng, nhiệm vụ: Qui định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Gồm:
+01-Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+02-Xây dựng, sửa chữa, nâng cao, hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+03-Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp 3 trở xuống.
+04-Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun hạ tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.
+05-Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ
+06-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu: gửi xe, nhiếp ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan; Nghiên cứ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.
+07-Lập dự án và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn phổ cập kỹ thuật, phương pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh; Liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý.
+08-Dịch vụ Du lịch;  Sản xuất kinh doanh mua bán điện.
-Trụ sở chính đóng tại: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
-Địa chỉ liên hệ: Ông Trương Vân, Chủ tịch-Giám đốc công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai-97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
-Điện thoại cố định: 0593821816-Di động: 0913408476
-Địa chỉ liên hệ (thư điện tử): ctyktcttlgl@gmail.com
-Hình thức pháp lý: Công ty TNHH một thành viên hoạt động công ích
-Cơ cấu và qui mô vốn: Vốn Điều lệ: 1.265.082.998.761đồng
-Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Nông nghiệp -Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
-Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 27/4/1983, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai. Ngày 17/11/2010 chuyển đổi sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 với tên mới là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết được lũ lụt, giải quyết được vấn đề hạn hán, giữ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng đặc dụng, làm vệ tinh cho hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh và góp phần ổn định đời sống cho dân cư trong khu vực.
      Những thành tích quan trọng đã đạt được: Tính đến cuối năm 2012 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 26.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Những năm trước 2008, thuỷ lợi phí thu được từ các công trình này cơ bản đủ bù đắp chi phí cho hoạt động công ích của Công ty. Mặc dù gặp không ít khó khăn do hoạt động trên một địa bàn trải rộng và chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, nắng mưa, bão lũ, nhưng trong những năm qua, tập thể CBCNV của Công ty đã đoàn kết, nỗ lực để tìm ra biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất hợp lý; tăng cường công tác bảo vệ công trình; phân cấp, phân quyền cụ thể cho cơ sở; áp dụng cơ chế khoán quỹ lương, khoán chi phí từng phần cho đơn vị sản xuất... Nhờ đó, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu và đáp ứng được yêu cầu dùng nước của nông nghiệp, công nghiệp, các thành phần kinh tế dùng nước và dân sinh trên địa bàn. Bên cạnh hoạt động công ích, Công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh bổ sung (từ năm 1999 đến nay, cùng với việc tái thành lập và chuyển đổi sở hữu, Công ty đã mở rộng thêm một số ngành nghề mới như: Thi công xây dựng thuỷ lợi, tư vấn thiết kế, giám sát thi công trong lĩnh vực thuỷ lợi, dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh điện, tư vấn nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh và liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý...). 

3.1.2-Tóm tắt cơ cấu tổ chức năm 2012:

-Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý khai thác công trình của đơn vị (cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý; các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ) như sau:
     Trước chuyển đổi sở hữu (ngày 17/11/2010) thực hiện theo phương án tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 79/1999/QĐ-UB ngày 08 tháng 9 năm 1999. Công ty xây dựng mô hình tổ chức trực tuyến xen lẫn chức năng thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 29 công trình thủy lợi (10 hồ chứa, 17 đập dâng và 02 trạm bơm điện), làm chủ đầu tư sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi Công ty quản lý, kinh doanh XDCB, dịch vụ du lịch, tư vấn thiết kế, sản xuất kinh doanh cá giống và liên doanh và liên kết nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa công ty quản lý. Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (qui đổi ra diện tích lúa) trong đó tiêu hao lao động lao động cho công tác thu thuỷ lợi phí là 0,45 công/ha chiếm tỷ trọng 7% trên tổng mức lao động tiêu hao, hay nói cách khác: Định biên lao động cho công tác thu bằng 7% lao động hoạt động công ích trong toàn công ty. Khi Nghị định 115/NĐ-CP có hiệu lực, năm 2009-2010-2011-2012 công ty giảm lao động định biên cho công tác thu thuỷ lợi phí. Sau khi chuyển đổi sở hữu công ty từ ngày 17/11/2010 đến nay công cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty thực hiện theo đề án chuyển đổi công ty từ công ty nhà nước thành công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai; Cụ thể:
- Ban Giám đốc: 01 Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc, 03 Phó Giám đốc (Trong đó: 01 Phó Giám đốc phụ trách QLKT và dự án SCTX công trình liên huyện Ayunhạ, và Công trình Hồ chứa IaM’Lah huyện Krông Pa; 01 Phó Giám đốc phụ trách QLKT và dự án SCTX các công trình thuỷ lợi thuộc khu vực tây Trường Sơn, 01 phó giám đốc phụ trách công tác Quản lý nước&CTTL, Kế hoạch – Kỹ thuật và hoạt động kinh doanh Khai thác tổng hợp)
- Bộ máy giúp việc:
+Phòng Quản lý nước và CTTL
+Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
+Phòng Tổ chức - Hành chính
+Phòng Tài vụ
+Phòng Dự án
- Phương thức hoạt động:
a) Công ty: Hoạt động theo đề án chuyển đổi sở hữu công ty và điều lệ tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
b) Các đơn vị trực thuộc (XN, đội) hoạt động theo qui chế do Giám đốc Công ty ban hành, Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, trạm đội hạch toán trực tiếp với Công ty.
c) Các đơn vị xí nghiệp, đội, tổ (hoạt động kinh doanh) trực thuộc Công ty hoạt động theo qui định tạm thời do Giám đốc Công ty ban hành (lao động định biên 50%, kiêm nhiệm 50% và hạch toán riêng).
-Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ :
+Năng lực và trình độ chuyên môn Văn phòng công ty (bộ phận chỉ đạo điều hành chung): 28 người; Gồm: (08 kỹ sư thuỷ lợi, 01 cử nhân kinh tế thuỷ sản, 01 cử nhân toán kinh tế, 09 cử nhân kinh tế & tài chính kế toán, 02 cử nhân luật, 01 cao đẳng kinh tế, 03 Trung cấp thuỷ lợi, 02 Trung cấp kế toán, 01 lái xe)
+Kinh nghiệm công tác từ 2 – 35 năm (BQ 20 năm)
-Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý: Tổ chức theo mô hình trực tuyến và chức năng đan xen
+Nghiệp vụ chuyên môn tuân thủ mô hình chức năng
+Nghiệp vụ phát sinh điều hành theo mô hình Giám đốc điều hành trực tiếp.
+Các đơn vị trực thuộc nhận đặt hàng (hoặc chỉ tiêu kế hoạch) từ giám đốc công ty, hạch toán tập trung tại công ty.
+Các tổ chức chính trị trong công ty cũng tuân thủ theo mô hình sinh hoạt tập trung tại công ty.
- Các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ :
+Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ 
+Xí nghiệp Thủy nông Kênh Nam-Bắc Ayun Hạ 
+Xí nghiệp Thủy nông Ia M’Lah
+Xí nghiệp thuỷ nông Chư Păh – Ia Grai
+Xí nghiệp Thủy nông Pleiku-Mang Yang
+Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh
+Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông
+Xí nghiệp nghiệp kinh doanh tổng hợp khai thác thuỷ lợi Gia Lai
Trong đó Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông là đơn vị trực tiếp quản lý công trình Hồ chứa nước PleiPai và Đập dâng IaLôp.
-Các mối quan hệ giữa Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai với Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương:
-Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai hoạt động dưới sự quản lý của UBND tỉnh Gia Lai.
-Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi chịu sự giám sát của các Sở Ban Ngành có liên quan, như: Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở LĐTBXH).
-Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi chịu sự giám sát và hướng dẫn của Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) về vận hành, kỹ thuật, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới an toàn đập và hồ.
-UBND huyện và UBND xã hợp tác với IMC trong các vấn đề liên quan tới chế độ/chính sách quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình thủy lợi làm tăng hiệu quả công trình tuân theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
-Các Hội/Tổ chức dùng nước là các đối tác đồng thời là khách hàng của dịch vụ thông qua hợp đồng cấp nước với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi (thông qua các Xí nghiệp thuỷ nông).  Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch tưới, ký hợp đồng, quản lý, vận hành và duy tu các công trình từ kênh cấp 2 xuống các cấp thấp hơn.
-Mối quan hệ trong quản lý an toàn đập: Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý an toàn đập cho các hồ chứa dưới sự giám sát và hướng dẫn của Sở NN &PTNT Gia Lai và Tổng Cục Thủy lợi và với sự hỗ trợ  của các cấp chính quyền liên quan.
QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG

4.1-KẾ HOẠCH KIỂM TRA

4.1.1-Kiểm tra các bộ phận đập

Đập đất phải thường xuyên kiểm tra nhằm xác định các tác nhân từ bên ngoài có thể gây mất an toàn cho đập đất. Phạm vi bảo vệ được xác định theo điều 25 pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 15/04/2001. Phạm vi bảo vệ công trình qui định như sau :
-Cách chân công trình đầu mối hồ chứa đối với đập cấp IV tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.
-Trong phạm vi bảo vệ nghiêm cấm các hành vi sau đây không được xảy ra:
    Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục đích khác.
    Nổ mìn gây chấn động.
    Vận tải qua công trình bằng các xe tải lớn.
    Thải rác và các chất độc hại.
    Các hành động có tính chất xâm phạm tài sản và phá hoại.
-Công tác nuôi và đánh bắt cá trong hồ phải tuân thủ các qui định của ngành thủy sản, đồng thời không được gây tác hại đến nhiệm vụ chính của công trình và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, nhất là chất lượng nước và cảnh quan vùng hồ.
Quan trắc đập đất như sau :
-Quan trắc biến dạng công trình đất bao gồm:
    +Quan trắc độ lún bản thân công trình.
    +Quan trắc độ lún của nền công trình.
    +Quan trắc chuyển vị ngang của công trình.
    +Quan trắc bằng mắt thường các khe nứt, sự hư hỏng của lớp gia cố mái do sóng, xói lở mái do nước mặt.
-Quan trắc biến dạng công trình đất nhờ vào các mốc chuẩn, mốc khởi điểm, mốc mặt và mốc sâu đã được thiết kế và lắp đặt sẵn.
-Quan trắc lún công trình đất được tiến hành bằng đo thăng bằng các mốc đặt trên công trình với các mốc khởi điểm khép kín lượt đi và về.
-Sai số cho phép khi đo thăng bằng là  ± 0,002  (n: số chặng máy đứng).
-Khi công trình mới vận hành, quan trắc biến dạng được thực hiện 4 lần trong 1 năm. Nếu 2 năm đầu trong quá trình vận hành thấy độ lún giảm dần, ổn định thì công tác quan trắc thực hiện 2 lần trong 1 năm, khi không còn lún hoặc độ lún không đáng kể thì tiến hành 1 lần trong 1 năm.
-Khi phát hiện có hiện tượng lún nhiều hay lún đột ngột cần đo thăng bằng các mốc đo trên công trình một cách thường xuyên để theo dõi, phân tích nguyên nhân và có biện pháp xử lý nếu cần.
-Khi có động đất xảy ra cần đo thăng bằng các mốc để kiểm tra mà không phụ thuộc vào lịch thời gian đã định.
-Để quan trắc độ lún của nền và độ lún thân công trình đất cần lắp đặt các mốc sâu.
-Quan trắc độ lún của nền và độ lún thân công trình đất bằng cách đo thăng bằng từ mốc khởi điểm đến các mốc sâu và mốc mặt.
-Quan trắc chuyển vị ngang của công trình đất có lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép được tiến hành bằng mắt thường hoặc ống ngắm.Các cọc đo này được đặt dọc theo tim lõi và ngay trên lõi. Nếu công trình đất không có lõi bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép thì các mốc đo này được đặt trên giá bằng bê tông.
-Thời gian quan trắc chuyển vị của công trình đất được xác định theo từng công trình cụ thể.
-Quan trắc bằng mắt thường các khe nứt cục bộ trong công trình đất khi khe nứt có chiều rộng ≥ 5mm, xác định rõ vị trí khe nứt, hướng kích thước, chiều sâu khe nứt.
-Khi có hiện tượng trồi đất, biên dạng cục bộ của công trình đất cần ghi rõ vị trí, hình dạng, kích thước.
4.1.2-Kiểm tra các bộ phận tràn và cống
Công tác kiểm tra các bộ phận tràn và cống cũng phải được tiến hành thường xuyên bao gồm những công việc sau :
-Quan trắc biến dạng của công trình bê tông và đá xây bao gồm:
    +Quan trắc lún của công trình và nền.
    +Quan trắc về chuyển vị ngang của công trình.
    +Quan trắc về biến dạng cục bộ, chẳng hạn sự phát triển khe nứt cục bộ, khớp nối bị hỏng.
    +Quan trắc về ứng suất trong bê tông, bê tông cốt thép.
-Quan trắc về biến dạng của công trình bê tông và đá xây nhờ vào các mốc đo đạc có cao độ và tọa độ các mốc đo đạc này được đặt ở những vị trí đặc trưng của công trình, chẳng hạn trụ pin, bệ đỡ van, trên lớp áo bê tông của kênh.
-Cơ sở đặt các mốc đo đạc để quan trắc về lún được ghi trong quy trình cụ thể.
-Quan trắc về lún công trình được tiến hành đo thăng bằng khép kín từ mốc khởi điểm đến mốc đo đạc.
-Công tác đo thăng bằng mốc đo đạc nên tiến hành trực tiếp từ một điểm đứng máy không qua điểm trung gian.
-Khi đo thăng bằng các mốc đặt theo tường thẳng đứng của công trình phải dùng thước đo có quả dọi.
-Sai số đo thăng bằng giữa lượt đo đi và về không vượt quá 1,4 mm (khi đo bình thường) và sai số đo không vượt quá ±1,8   (khi đo chính xác), với n là số lần đứng máy.
-Kiểm tra các mốc khởi điểm và mốc đo đạc không ít hơn hai lần trong một năm (đầu mùa lũ và đầu mùa khô). Nếu sau 2 năm vận hành không có sự dao động nhiều thì kiểm tra một lần trong một năm.
-Nếu có sự sai biệt nhiều thì kiểm tra 10 ngày một lần.
-Sau trận động đất phải tiến hành công tác đo thăng bằng ngay mà không phụ thuộc vào lịch thời gian đã định.
-Để đo lún nền các công trình thủy công cần đặt các mốc sâu. Mốc sâu gồm một tấm đáy bằng bê tông cốt thép đặt nằm ngang trong lớp đất muốn đo, trên tấm đáy đặt thanh kim loại có gắn cơ cấu đo ở đầu trên, thanh kim loại được đặt trong ống thép bảo vệ có nắp đậy.
-Quan trắc chuyển vị ngang công trình được tiến hành bằng phương pháp cắm cọc để nhìn bằng mắt thường hoặc ống ngắm. Ngoài ra có thể dùng phương pháp tam giác dọc bằng cách đặt các mốc trên công trình tạo thành lưới tam giác có liên quan tọa độ đã được xác định. Về sau đo chuyển vị các mốc này bằng cách so sánh tọa độ.
-Các cọc cắm dùng để quan sát bằng mắt thường hoặc ống ngắm được đặt tại các điểm đặc trưng của công trình và đặt trên những tuyến thẳng cùng với mốc cố định ở hai bên hồ.
-Ở đập bê tông, đá xây mốc đúc liền với công trình thường đặt tại các trụ biên. Nếu đặt ở trụ giữa thì cần chú ý đến sự chuyển vị ngang độc lập giữa các khoang.
-Thời gian quan trắc chuyển vị ngang của công trình phụ thuộc vào từng công trình cụ thể.
-Khi xuất hiện vết nứt trong công trình bê tông đá xây cần đo chiều dài vết nứt., chiều rộng trung bình và hướng của vết nứt (dọc, ngang, xiên…) và ghi vào sổ quan trắc.
-Để quan sát sự phát triển của vết nứt cục bộ cần đánh dấu giới hạn của vết nứt bằng sơn. Khi có vết nứt lớn cần phải chụp ảnh.
-Để quan trắc các vết nứt được chính xác cần xác định tọa độ và cao trình của nó bằng trắc dọc và vào sổ quan trắc, đồng thời chụp ảnh vết nứt.
-Khi quan trắc khớp nối nhiệt độ cần chú ý đến chiều rộng, trạng thái, cấu tạo của nó. Khi phát hiện thấy khớp nối bị tách ra có chiều rộng lớn cần tiến hành đo miệng tách của khớp nối.
-Khi thấy khớp nối nằm dưới nước bị phá hủy đáng kể có thể gây nguy hiểm cần xem xét và có biện pháp xử lý.
-Khi quan trắc thấy lớp áo bê tông của công trình bị nứt, bị rỗ mặt do vỏ sò bám cần chú ý theo dõi và có biện pháp sửa chữa.
-Quan trắc chế độ nhiệt trong lớp áo bê tông nhờ vào nhiệt kháng, nhiệt kháng cần đặt trong lớp áo bê tông sâu từ (7-10) cm kể từ mặt ngoài ở phía mặt trời và phía bóng mát.
-Quan trắc khớp nối bị tách ra của lớp áo bê tông được tiến hành nhờ có thiết bị chỉ hướng và thiết bị đo khe hở.
-Quan trắc hiện tượng lún, trồi và mặt ngoài của lớp áo bê tông được tiến hành trên công trình do người trực nhật phụ trách. Nếu thấy lún, trồi có kích thước lớn cần phải đo thăng bằng để kiểm tra, đánh giá về sơ đồ vị trí và kích thước.
-Quan trắc ứng suất trong bê tông, bê tông cốt thép và nền nhờ các thiết bị chuyên dùng như thiết bị đo chuyển vị, biến dạng…Quy trình quan trắc được quy định riêng.
-Quan trắc khe nứt nhỏ cần ghi rõ vị trí hướng, chiều rộng, quan trắc vỏ sò bám cần biết chiều sâu bám, mức độ bám, diện tích bám và mức độ hư hỏng của bê tông (bê tông vỡ do dập bằng đục, bằng dao, bằng tay…)
-Quan trắc hiện tượng tróc từng lớp của bê tông cần ghi rõ mức độ tách lớp, chiều sâu tách… (tự nhiên tróc, tróc do gỏ).
-Khi dự đoán độ bền của bê tông trong từng bộ phận công trình thay đổi nhiều cần phải tiến hành kiểm tra độ bền của bê tông tại hiện trường bằng thiết bị chuyên dùng.

4.2-BẢO DƯỠNG ĐẬP

4.2.1-Nguyên tắc chung và các loại hình bảo trì

1. Bảo trì thông thường

Các hoạt động bảo trì thông thường phải thực hiện thường xuyên không cần qua bước kiểm tra đánh giá, do các nhân viên bảo trì thực hiện trong thời gian vận hành.
Việc bảo trì thông thường bao gồm:  
1. Dọn sạch các loại rác, vật nổi trên kênh và quanh cửa cống hoặc tấm chắn. 
2. Cắt dọn cỏ, cây mọc trên mái đập.  
3. Các tu sửa nhỏ như đắp lại, đầm nén mái đập, trồng cỏ mái ngoài,v.v.. vào những nơi bị hư hỏng nhỏ do con người hoặc động vật gây nên. 
4. Xếp lại các viên đá xung quanh công trình bị xê dịch do các hoạt động của động vật hoặc con người gây nên.
5. Nạo vét bùn cát lắng đọng quanh cửa cống, tràn gây tắc nghẽn dòng chảy.
6. Đắp lại các ổ gà trên các đường quản lý và thi công
Những công việc này phải làm một cách thường xuyên để giữ sạch sẽ và để ngăn ngừa sự hư hỏng lớn hơn hoặc hạn chế tình trạng gây nên các chi phí bảo trì lớn không lường trước được. Những công việc này cũng không yêu cầu phải lập kế hoạch, việc thực hiện cũng chỉ cần đến nhân công, một ít dụng cụ cầm tay và vật liệu mua sắm không nhiều (chỉ là dầu mỡ dùng cho cửa van). Vì vậy, các công việc này nằm trong khả năng của những người công nhân quản lý vận hành  để bảo trì trong phạm vi trách nhiệm của họ.

2. Bảo trì định kỳ 

Việc bảo trì định kỳ bao gồm các hoạt động được lập kế hoạch để tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định đối với những hư hỏng lớn hơn. Việc bảo đưỡng định kỳ yêu cầu phải có kiểm tra đánh giá và có tổ chức các đội bảo trì, yêu cầu tài chính và nguyên vật liệu. Các công việc này phải được thực hiện theo định kỳ vào cuối mùa khô. 
Công việc bảo trì định kỳ bao gồm:   
1. Sửa chữa các hư hỏng vừa trên đập (đắp lại, đầm nén và trồng cỏ mái hạ lưu). Những hư hỏng này có thể là do dòng chảy, do mưa lớn, do các hoạt động của động vật hoặc con người gây ra.
2. Lát lại hoặc lát thêm các viên đá bảo vệ công trình đã bị xô lệch do xói lở hoặc xáo trộn do các hoạt động của người / động vật gây ra.
3. Dọn bùn cát lắng đọng cửa vào, ra của cống lấy nước và tràn xả lũ.
4. Gia cố, tu sửa mặt đập, đường quản lý (bằng nhựa đường hoặc bê tông). 
5. Bảo trì đường quản lý.
6. Bảo trì nhà, các công trình xây dựng và các trang thiết bị khác :
-Bảo trì các ống đo áp trong thân đập và các thiết bị giám sát ổn định/chuyển vị của đập.  
-Bảo trì các trang thiết bị thông tin.   
Một số công việc có thể không có ranh giới rõ ràng giữa bảo trì thông thường hay bảo trì định kỳ, do đó mỗi trạm bảo trì trong công ty quản lý khai thác  phải xác định và phân loại rõ các công việc đó. Mục tiêu hàng đầu là để đảm bảo việc vận hành ổn định và thuận lợi cho công trình, và do đó càng nhiều các hoạt động bảo trì thông thường thì càng bảo đảm đáp ứng mục tiêu này với giá thành tiết kiệm hơn.

3. Bảo trì/ Tu sửa khẩn cấp 

Việc tu sửa khẩn cấp là những công việc không nằm trong kế hoạch và thường yêu cầu đóng nước ngay lập tức nếu công trình nằm trong kênh đó. Những hư hỏng khẩn cấp thường còn bao gồm cả các đê bao chống lũ, đường và các công trình phụ trợ liên quan. Các công việc này đòi hỏi phải được khảo sát, đánh giá khối lượng, lập dự toán và lên kế hoạch thực thi ngay. Kinh phí cho những việc này thường lấy từ các nguồn kinh phí đặc biệt ngoài IMC và do đó không được dự trù trong Kế hoạch Vận hành & Bảo trì.

4.3-BẢO DƯỠNG TRÀN VÀ CỐNG

4.3.1-Bảo dưỡng thiết bị cơ khí

4.3.1.1-Cống lấy nước Plei Pai

- Quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành trong mùa kiệt.
-Mổi năm tiến hành bảo dưỡng các thiết bị cơ khí 1 lần đối với các thiết bị ngâm trong nước.
- Ba tháng 1 lần đối với các thiết bị trên khô như cầu trục, máy đóng mở.
1.Bảo dưỡng cửa phụ:
-Muốn bảo dưỡng cửa phụ(cửa sự cố), phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu.
(- Các tấm phai thả phía trước có thể là các tấm ván gổ, tấm panel sau đó được đổ đất vào giữa.)
- Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai, tiến hành bảo dưỡng cửa phụ.
*Trình tự kéo cửa phụ lên:
- Tháo rời bộ máy đóng mở và bệ đở máy đóng mở ra khỏi vị trí làm việc.
- Thả dàn giáo xây dựng xuống đáy cống bằng Pa-lăng phía trên nhà tháp.
- Lắp hoàn chỉnh bộ dàn giáo xây dựng, sao cho cao trình các sàn thao tác ngang bằng cao trình vị trí các gối đở trục vít me.
-Tháo rời các bộ phận gối đở trục và các thanh nối trục ,đặt lên phía bên trên trụ pin.
- Kéo cửa lên ,đặt chắc chắn trên mặt sàn thao tác.
- Bảo dưỡng cửa.
*Trình tự bảo dưỡng:
- Kiểm tra các chi tiết cụm bánh xe, joang kín nước, bulông….
- Cạo các gỉ sét, các tạp chất bám vào bề mặt tôn bưng.
- Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.
- Tra mỡ vào cụm bánh xe, thông qua các ốc bơm mở.
- Thay thế các  joang cao su (nếu joăng bị hư hỏng ,không còn đãm bảo tính năng kỹ thuật của joăng cao su).
*Trình tự hạ cửa phụ xuống:
- Kết thúc quá trình bảo dưỡng, phải thả cửa xuống.
- Làm ngược lại các bước kéo cửa lên.
Lưu ý:
-Các dàn giáo phải được lắp chắc chắn mới được phép đưa vào sử dụng.
-Khi tháo các thiết bị gối đỡ trục hay thanh nối vít me, thì các thiết bị này luôn luôn được giử bằng Pa-lăng phía bên trên nhà tháp.
2.Bảo dưỡng cửa chính:
- Muốn bảo dưỡng cửa chính(van côn), phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu hoặc cửa phụ đã đóng.
- Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai,hoặc cửa phụ đã đóng hoàn toàn tiến hành bảo dưỡng cửa chính.
*Trình tự kéo cửa chính  lên:
- Tháo rời bộ điều khiển xy lanh thủy lực ra khỏi vị trí làm việc.
- Tháo các đường dầu đi vào thân xy lanh ,ra khỏi thân xy lanh.
- Tháo rời khớp lắp ráp tại thân van côn đặt trên sàn thao tác.
- Tháo rời Van côn ra khỏi vị trí làm việc, đặt lên phía bên trên trụ pin.
- Bảo dưởng van côn.
*Trình tự bảo dưởng:
- Kiểm tra các chi tiết cụm bánh xe, đường ray, joang kín nước, các mặt tiếp xúc kín nước, ulông….
- Cạo các gỉ sét, các tạp chất bám vào bề mặt phần di động và phần cố định.
- Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.
- Tra mở vào cụm bánh xe dẩn hướng.
- Thay thế các  joang cao su (nếu joăng bị hư hỏng ,không còn đãm bảo tính năng kỹ thuật của joăng cao su).
*Trình tự hạ cửa chính xuống:
- Các bước thực hiện ngược với Trình tự kéo cửa chính  lên
Luu ý:
-Khi tháo các thiết bị của van côn,thì các thiết bị này luôn luôn được giử bằng cầu trục phía bên trên quản lý vận hành.
3.Bảo dưỡng Lưới chắn rác:
- Muốn bảo dưỡng Lưới chắn rác, phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu.
- Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai,tiến hành bảo dưỡng Lưới chắn rác.
- Lưới chắn rác được bảo dưỡng tại vị trí làm việc (trong hèm khe).
*Trình tự bảo dưỡng:
- Kiểm tra các chi tiết dầm, thanh luới, bulông….
- Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt thanh lưới.
- Sơn dặm lại các bề mặt thanh lưới bị gỉ sét.
- Thay thế các  thanh lưới (nếu bị hỏng hóc,không đảm bảo khả năng làm việc)
4.Bảo dưỡng đường ống thép Þ1.2m:
- Muốn bảo dưỡng đường ống thép,phải tiến hành thả phai phía trước Thượng Lưu hoặc cửa phụ đã đóng.
- Sau khi phai đã thả hoàn toàn trong khe phai,hoặc cửa phụ đã đóng hoàn toàn tiến hành bảo dưỡng đường ống thép.
- Mở van côn để xả hết hoàn toàn nước chứa trong ống.
*Trình tự bảo dưỡng:
a.Bên trong ống:
- Mở khớp lắp ráp ở cuối đường ống, đi vào kiểm tra bên trong ống.
- Cạo các gỉ sét, các tạp chất bám vào bề mặt ống.
- Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.
Lưu ý :
+ Phải đảm bảo chắc rằng lượng không khí trong ống đủ để người kiểm tra bảo trì có thể thở. Nếu không, phải có hệ thống thông khí.
+ Phải đảm bảo ánh sáng để phục vụ suốt quá trình bảo dưỡng ống.
b.Bên ngoài ống:
- Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt ống.
- Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.
- Cân chỉnh lại các mố đỡ ống.
5.Bảo dưỡng cầu trục:
- Cầu trục của công trình có bố trí có mái che, nhưng vẩn bị ảnh hưởng của hơi nước dễ bị han gỉ nên việc kiểm tra bảo dưỡng, nhất là trong mùa mưa.
a.Đối với khung xe lớn:
- Phải kiểm tra mức độ han gỉ của các chi tiết khung, dầm.
- Trường hợp có han gỉ phải tiến hành cạo gỉ và sơn lại.
- Các cặp bánh răng, gối trục, ổ bánh xe ...  phải thường xuyên tra dầu mỡ (ba tháng một lần)  để đảm bảo không bị han gỉ.
b.Đối Palăng điện :
- Bản thân phần Palăng có nắp che, tuy vậy việc bảo dưỡng củng cần được chú ý.
- Bôi mở vào cáp kéo, ba tháng một lần.
- Kiễm tra nhớt bôi trơn của hộp giảm tốc, nếu thiếu phải châm thêm.
- Tra dầu, mở bôi trơn vào các vị trí ổ bạc của các trục quay.
- Tra mở vào các cặp bánh răng của xe con.
- Kiểm tra độ cách điện của động cơ điện.
6.Bảo dưỡng Xy lanh thủy lực:
- Quy trình bảo dưỡng xylanh thuỷ lực phải tuân theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất cung cấp thiết bị này.
7.Bảo dưỡng Máy đóng mở:
- Máy đóng mở được đặt trong nhà có mái che, do bị ảnh hưởng của hơi nước dễ bị han gỉ nên việc kiểm tra bảo dưỡng, nhất là trong mùa mưalà rất cần thiết.
- Phải kiểm tra mức độ han gỉ của các chi tiết truyền động... (các chi tiết không có dầu mỡ bôi trơn). Trường hợp có han gỉ phải tiến hành cạo gỉ và sơn lại. Đối với các chi tiết cần có dầu mỡ bôi trơn như các cặp bánh răng, gối đỡ, xích ... Phải thường xuyên tra dầu mỡ,để đảm bảo không bị han gỉ. Đồng thời với việc tra dầu mỡ phải định kỳ kiểm tra khả năng làm việc của Máy đóng mở.

4.3.1.2-Cống lấy nước IaLôp

- Quá trình bảo dưởng phải được tiến hành trong mùa kiệt.
-Mổi năm tiến hành bảo dưởng các thiết bị cơ khí 1 lần đối với các thiết bị ngâm trong nước.
- Ba tháng 1 lần đối với các thiết bị trên khô như cầu trục,máy đóng mở.
1.Bảo dưởng cửa :
*Trình tự kéo cửa lên:
- Tháo rời bộ máy đóng mở và bệ đở máy đóng mở ra khỏi vị trí làm việc.
- Thả dàn giáo xây dựng xuống đáy cống bằng thiết bị nâng chuyên dùng.
- Lắp hoàn chỉnh bộ dàn giáo xây dựng ,sao cho các vị trí sàn thao tác nằm gần vị trí các gối đở trục vít me.
- Tháo rời các bộ phận gối đở trục và các thanh nối trục ,đặt lên phía bên trên trụ pin.
- Kéo cửa lên ,đặt chắc chắn trên mặt sàn thao tác.
- Bảo dưởng cửa.
*Trình tự bảo dưởng:
- Kiểm tra các chi tiết cụm bánh xe ,joang kín nước ,bulông….
- Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt tôn bưng.
- Sơn dặm lại các bề mặt bị gỉ sét.
- Tra mở vào cụm bánh xe,thông qua các ốc bơm mở.
- Thay thế các  joang cao su (nếu joăng bị hư hỏng ,không còn đãm bảo tính năng kỹ thuật của joăng cao su).
*Trình tự hạ cửa xuống:
- Kết thúc quá trình bảo dưởng,phải thả cửa xuống.
- Làm ngược lại các bước kéo cửa lên.
Luu ý:
-Các dàn giáo phải được lắp chắc chắn mới được phép đưa vào sử dụng.
-Khi tháo các thiết bị gối đở trục hay thanh nối vít me,thì các thiết bị này luôn luôn được giử bằng thiết bị nâng chuyên dùng.
2.Bảo dưởng Lưới chắn rác:
- Quá trình bảo dưởng phải được tiến hành trong mùa kiệt.
*Trình tự bảo dưởng:
- Kiểm tra các chi tiết dầm,thanh luới,bulông….
- Cạo các gỉ sét,các tạp chất bám vào bề mặt thanh lưới.
- Sơn dặm lại các bề mặt thanh lưới bị gỉ sét.
- Thay thế các  thanh lưới(nếu bị hỏng hóc,không đảm bảo khả năng làm việc)
Luu ý: thanh lưới được bảo trì tại vị trí trong hèm khe lưới chắn rác.
3.Bảo dưởng Máy đóng mở:
- Máy đóng mở được đặt trong nhà có mái che, do bị ảnh hưởng của hơi nước dễ bị han gỉ nên việc kiểm tra bảo dưỡng, nhất là trong mùa mưa.
- Phải kiểm tra mức độ han gỉ của các chi tiết truyền động... (các chi tiết không có dầu mỡ bôi trơn). Trường hợp có han gỉ phải tiến hành cạo gỉ và sơn lại. Đối với các chi tiết cần có dầu mỡ bôi trơn như các cặp bánh răng, gối đỡ, xích ... Phải thường xuyên tra dầu mỡ,để đảm bảo không bị han gỉ. Đồng thời với việc tra dầu mỡ phải định kỳ kiểm tra khả năng làm việc của Máy đóng mở.
DỰ TOÁN BẢO DƯỠNG HÀNG NĂM

5.1-KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG

Bảng khối lượng công tác bảo trì công trình hàng năm

5.2-DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO DƯỠNG

1. Căn cứ pháp lý:
- Giá vật liệu xây dựng lấy theo công bố giá số 01/LS-XD_TC ngày 01/01/2013 của Liên Sở Xây Dựng- Tài Chính Gia Lai, cùng các báo giá trước đó
- Công văn số 526/SXD- QLHĐXD ngày 07/11/2011 của Sở Xây Dựng tỉnh Gia Lai về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu từ ngày 01/10/2011
-  Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ.
- Thông tư số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính Phủ v/v quy định chi tiết sửa đổi Luật thuế  giá trị gia tăng.
- Quản lý chi phí đầu tư và xây dựng công trình theo nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của  Chính phủ.
2. Giá thành:
Bảng kinh phí bảo trì công trình hàng năm

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1-KẾT LUẬN

Quy trình bảo trì do HEC2 lập trên cơ sở Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng , đồ án thiết kế Hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ialôp đã được phê duyệt, thi công, nghiệm thu và cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý vận hành công trình là Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai .
Quy trình bảo trì này là cơ sở để Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai triển khai chi tiết công tác bảo trì hàng năm các hạng mục của công trình Hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ialôp.

6.2-KIẾN NGHỊ

Kính đề nghị Ban QLĐT&XD Thủy lợi 8 xem xét sớm phê duyệt Quy trình bảo trì công trình Hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ialôp đã được tư vấn thiết kế trình bày ở trên nhằm làm cơ sở cho đơn vị quản lý khai thác là Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai thực hiện, đưa công trình vào khai thác hiệu quả như nhiệm vụ ban đầu đã được đặt ra, đáp ứng lòng mong đợi của Chính quyền và nhân dân địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét