Hồ Ðắc Duy
Huyền Trần Công Chúa!
Đó là
tên một con đường của Huế ngày xưa nên thơ nằm giữa một ngọn đồi thấp xanh mướt
những tàng cây và sông Hương thâm trầm mơ mộng. Con đường cứ thế chạy mãi chạy
mãi cuối cùng gặp một bức trường thành bằng đất đó chắn ngang gọi là Thành Lồi,
chứng tích một thời vàng son của vương quốc Champa. Người Huế chọn tên công
chúa để đặt tên cho con đường vô tình hay hữu ý đã lồng lấy số phận đầy kịch
tính của một trang quốc sắc thiên hương lên số phận của con đường chăng?
Còn ở
Sài Gòn con đường mang tên Huyền Trân hầu như không có nhà, thật ngắn với những
hàng cây cao vút, nằm sau lưng dinh Norodome. Đêm đêm con đường vắng vẻ chính
là nơi hò hẹn của những cặp tình nhân nên một thời nó được mệnh danh là con
đường của tình yêu và tội lỗi!
Dư luận
và một số sử gia lại gán ghép tên nàng vào một uẫn tình không có thật, đúng hơn
là một mối ô nhục khi bảo rằng nàng đã tư thông với Trần Khắc Chung!
Tư thông
là một từ mô tả việc quan hệ tình dục có sự đồng ý của cả hai phía một cách bất
chính.
Bài viết
này sẽ nêu ra những luận chứng mang tính khoa học không chỉ để minh oan mà còn
đòi hỏi lịch sử phải trả lại sự vẹn toàn phẫm giá và tấm lòng trung trinh, danh
dự không những cho công chúa, thượng hoàng Trần Nhân Tông cha của nàng và cả
triều đình bấy giờ mà lẻ ra hậu thế phải tri ân thay vì ngộ nhận
Trần Khắc Chung là ai?
Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư trang 64,113 chép: Trần Khắc Chung tên thật là Đỗ Khắc Chung
người ở Giáp Sơn cùng quê với mẹ của vua Trần Hiến Tông và cũng là thầy dạy học
của hai vị vua Trần Minh Tông, Hiến Tông.
Năm Ất
DẬu, Thiệu BẢo năm thứ bảy (1285). Khắc Chung làm Chi hậu cục thủ có em ruột Đỗ
Thiên Hư cũng là một người nổi tiếng đương thời từng được cử làm sứ thần sang
Nguyên năm 1288.
Đỗ Khắc
Chung lấy Bảo Hoàn. Khoảng đời TRùng Hưng, nguời Nguyên vào cướp, cha mẹ Bảo
Hoàn hàng giặc, ruộng đất, tài sản đều bị tịch thu sung công. Đến khi vua lên
ngôi, xuống chiếu trả lại.
Mùa hạ
tháng 4 năm Kỷ Sửu (1289). Ông là một trong những người có công lớn trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 được vua ban quốc tính nên đổi là Trần
Khắc Chung và được phong chức Đại Hành Khiển (tương đương chức vụ Thủ Tướng
Chính Phủ ngày nay), vào năm 1289 là lúc công chúa Huyền Trân vừa chào đời.
Người đời đều khen ông là giỏi. Mất năm 1330 cùng với Trần Nhật Duật, được tặng
chức thiếu sư, ,một chức đứng hàng thứ hai thời bấy giờ, được đưa về an táng ở
Giáp Sơn.
Ông đã
giữ nhiều chức vụ khác nhau và quan trọng trong suốt bốn triều đại (Trần Nhân
Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông), ông đã từng là thuyết
khách, tể tướng, thượng thư, ngự sử đại phu, đại an phủ kinh sư, quan nội hầu,
sư bảo và là sứ giả cùng với an phủ sứ Đặng Vân chỉ huy chiến dịch cứu thoát
công chúa Huyền Trân...
Ông là
một người tu theo đạo Phật, môn phái Thiền tông, là người viết lời bạt cho tập
"Tuệ Tung thượng sĩ" do nhà sư Pháp Loa biên tập và vua Trần Nhân
Tông hiệu đính.
Ông
thường được các vua TRần hỏi ý kiến và kính trọng, là cột trụ của nhiều triều
đại hiển hách đời Trần, sống cùng thời với vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo,
Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Mạc Đỉnh Chi...
Đánh giá
về Trần Khắc Chung ĐVSKTT trang 52 chép rằng vua (hoàng đế Trần Nhân Tông) mừng
nói rằng: "Ngờ đâu trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa kỳ ngựa ký như
thế!" (Ngựa kỳ, ngựa ký là chỉ những loại ngựa quý, ngựa tốt)
Còn Ô Mã
Nhi là một tướng của quân Nguyên thì bảo với các tướng dưới quyền rằng:
"Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ nó xuống
là Chích, không nịnh ta lên là Nghiêu, mà chỉ nói: "Chó nhà cắn
người"; giỏi ứng đối. Có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có
người giỏi, chưa dễ mưu tính được" (ĐVSKTT trang 52)
Lai lịch vua Chiêm Thành Chế Mân
Chế Mân
là con trưởng của vua Jaya Indravarman V, là anh cả trong gia đình có 5 con
trai (Kinh thế đại điển tự lục - NS, tờ 5a quyển 210)
Trong
cuộc kháng chiến của dân tộc Chiêm Thành chống lại quân xâm lược Mông Cổ vào
các năm 1282 - 1285 thì tất cả mọi quyền hành và các quyết định quan trọng nhất
đều ở trong tay Chế Mân vì vua Chàm đã già rồi. Chế Mân là đại tướng cầm quân
Champa đánh nhau với quân Toa Đô ở Vijaya (Qui Nhơn), kinh đô của Champa, một
vị anh hùng trẻ tuổi của dân tộc Champa.
Trong
tác phẩm Cuộc Kháng Chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn
- Phạm Thị Tâm, trang 130 dẫn chứng từ Nguyên Sử quyển 12, bản kỷ tờ 3b trang
4a đã viết về Chế Mân như sau: "...16 tháng 7 năm 1282 Hốt Tất Liệt ra
lệnh điều động 5 nghìn quân của tỉnh Hoài Triết Phúc Kiến gồm 100 hải thuyền,
250 chiến thuyền giao cho Toa Đô chỉ huy chuẩn bị đánh chiếm Chiêm Thành... Một
trong những nguời cương quyết chống lại âm mưu xâm lược của Hốt TẤt Liệt là
thái tử Harijit (Chế Mân) con vua Indravarman V... Lúc bấy giờ vua Chiêm đã già.
Chế Mân nắm tất cả trọng trách trong nước."
Marco
Polo trong "Đến Chiêm Thành năm 1285" có viết: "Vua Jaya
Indravarman V chống cự với Toa Đô trong các thị trấn và thành quách vững chắc,
ông không sợ gì cả..." Và Marco Polo nhận định về Chế Mân: "...một người
thanh niên anh hùng đó đã không chịu lùi bước trước kẻ thù".
Trong
Chiêm Thành truyện trang 4a của Nguyên Sử thì đánh giá Chế Mân như sau:
"Chế Mân con vua Chiêm chuyên giữ việc nước, cậy hiểm không phục."
Trong
Kinh thế đại điển tự lục tờ 570 chép lời Hốt Tất Liệt nhận định về Chế Mân như
sau: "...Lão vương (Indravarman V) không có tội gì, kẻ nghịch mệnh là con
(Chế Mân) của y, nếu bắt được thì cứ theo như việc cũ của Tào Bân, trăm họ
không giết một người."
Trong An
Nam truyện của Nguyên Sử, quyển 109 trang 5b chép: "...ngày 16 tháng 4 năm
1284. An phủ sứ Quỳnh Châu là Trần Trọng Đạt nghe Trịnh Thiên Hựu nói rằng Giao
Chỉ thông mưu với Chiêm Thành, sai 20000 quân và 500 thuyền ứng viện. Vua Trần
Nhân Tông lại gởi thư đến hàng tỉnh, đại lược nói Chiêm Thành nội thuộc tiểu
quốc, đại quân đến đánh thật đáng xót thương."
Xem như
vậy giữa vua Trần Nhân Tông và Chế Mân đã có một sự gắn bó, liên kết với nhau
trong một liên minh chống lại trong mưu đồ đánh chiếm vùng Đông Nam Á của quân
Mông Cổ.
Tiểu sử của công chúa Huyền Trân
Công
chúa là con gái út của vua Trần Nhân Tông, là em ruột của vua Trần Anh Tông và
quốc phục thượng tể Trần Quốc Chẩn, nàng sinh vào khoảng năm Kỷ sưu Trùng Hưng
năm thứ 5 (1289), năm mà Trần Hưng Đạo dùng kế để giết Ô Mã Nhi.
Năm 1306
gả công chúa Huyền Trân thì thượng hoàng Nhân Tông (1258 - 1308) khoảng 47
tuổi, vua Anh Tông (1276 - 1320) ở tuổi xấp xỉ 30 và công chúa độ 18, vua Chế
Mân vào khoảng 35 đến 40 và Trần Khắc Chung 40-50.
Sở dĩ
tính được như vậy vì trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của Vương quốc Champa
vào năm 1283 thì Chế Mân đã là thái tử cầm quân Champa đánh nhau với Toa Đô ở
Thành Gỗ gần kinh đô Vijaya của Champa, còn Trần Khắc Chung lúc nhận nhiệm vụ
thuyết khách, đi gặp tướng Mông Cổ Ô Mã Nhi vào tháng giêng năm 1285 ít nhất
cũng phải trên 20 tuổi. Ở thời điểm gã công chúa Huyền Trân, Trần Khắc Chung
khoảng 40 đến 50 tuổi.
Diễn biến của cuộc hôn nhân giữa vua Chàm Chế
Mân và công chúa Huyền Trân
Khâm
Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 556 chép: Tháng ba năm Tân Sửu (1301),
thượng hoàng Trần Nhân Tông sang chơi Chiêm T hành. Thựơng hoàng xuất gia ở núi
Yên Tử, thường muốn đi chơi xem khắp núi sông nhân du lịch đến một địa phương
tiện đường sang chơi Chiêm Thành (có hứa gả Huyền Trân cho Chế Mân).
Sách
Biên Niên Lịch Sử Cô Trung Đại Việt Nam chép: "Tháng hai năm Ất Tỵ (1305),
sứ bộ Chế Bồ Đà của vua Chiêm Thành đến dâng lễ vật cầu hôn vì thượng hoàng
Nhân Tông năm 1301 sang chơi Chiêm Thành đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho
chúa Chiêm Thành Chế Mân."
Còn
ĐVSKTT trang 86 viết: "Năm Ất Tỵ Hưng Long năm thứ 13 (1305), mùa xuân,
tháng 2, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đà và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng
bạc, hương quý, vật lạ làm lễ cầu hôn. Các quan trong triều đều cho là không
nên, duy có Văn Túc Vương Đạo Tái chủ trương bàn việc đó, Trần Khắc Chung tán
thành việc đó mới quyết."
Năm Bính
Ngọ Hưng Long năm thứ 14 (1306), mùa hạ, tháng 6, gả công chúa Huyền Trân cho
chúa Chiêm Thành Chế Mân.
ĐVSKTT
trang 91 viết: "Năm Đinh Mùi Hưng Long năm thứ 15 (1307, mùa hạ, tháng 5,
Chế Mân chết.
Mùa thu,
tháng 9 thế tử Chiêm Thành Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi
trắng.
Mùa
đông, tháng 10, sai Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung,
an phủ Đặng Văn sang Chiêm Thành đón công chúa và thái tử Đa Đa về.
Đại Việt
Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thì Sĩ trang 408 chép Mậu Thân Hưng Long năm thứ 16
(1308), mùa đông tháng 11 ngày mồng một, mặt trời có hai quầng, thượng hoàng
băng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử... Nhân Tông làm thiên tử lại làm thái
thượng hoàng đi tu lên núi, ở am rồi mất. Việc trong thiên hạ có gì lớn hơn
việc ấy...
Trong ĐVSKTT có đoạn chép như sau: Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với người Chiêm: "Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu". Người Chiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp lâu ngày mới về tới kinh đô.
CÓ THỂ
NÀO TRẦN KHẮC CHUNG DÙNG THUYỀN NHẸ CƯỚP LẤY CÔNG CHÚA ĐEM VỀ, RỒI TƯ THÔNG VỚI
CÔNG CHÚA ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Đây là một câu hỏi mà người viết muốn nêu ra
và xin các vị cùng góp ý
Để làm
sáng tỏ nghi vấn này, thiết tưởng vấn đề là nên dựng lại, vẽ lại hiện trường
chiến dịch giải cứu công chúa với các câu hỏi được trả lời hợp lý nhất:
1. Khắc
Chung có thể dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa được hay không?
2. Hay
chuyện rước công chúa Huyền Trân trở về Đại Việt là kết quả của việc thương
lượng giữa sứ giả Trần Khắc Chung với triều đình mới của Champa.
3. Lực
lượng hải quân của Champa lúc bấy giờ ở các quân cảng của Champa (Sa huỳnh, Đà
Nẵng, Thuận An, Cửa Việt), liệu có ngăn chặn việc giải cứu này nếu có hay
không?
4.
Phương tiện mà Trần Khắc Chung dùng là thuyền, vậy thuyền được thiết kế và đóng
cách đây 700 năm liệu có đủ sức để... đi đường biển loanh quanh chậm chạp lâu
ngày mới về tới kinh đô hay không? Thuyền dài và ngang bao nhiêu? Chắc chắn
không phải là loại du thuyền hiện đại có gắn động cơ như ngày nay, mà chỉ có
thể hình dung như một loại thuyền đánh bắt hải sản không gắn động cơ, có buồm
dài khoảng 10 đến 12 mét, ngang khoảng 2m50 đến 3m50, không phải được thiết kế
thân to như loại ghe bầu chạy trên sông, phải có mũi cao, đáy nhọn để cỡi lên
sóng được.
Những
lâu thuyền thời bấy giờ kích thước không lớn lắm, không phải được đóng như loại
thuyền của Marco Polo hay loại thuyền cướp biển của Châu Âu, nó chỉ chạy cách
bờ vài chục cây số.
5. Hệ
thống tiếp tế nước ngọt và lương thực thực phẩm cho chuyến loanh quanh chậm
chạp lâu ngày mới về tới kinh đô do ai cung cấp và nếu do các quan lại địa
phương thì triều đình có biết không và họ có làm ngơ trước hiện tượng kỳ lạ này
không?
6. Hệ
thống ánh sáng dùng trên thuyền thời bấy gì là dầu phộng hay dầu dừa, liệu có
đủ tiện nghi như là điện ngày nay không?
7.
Khoang để cho công chúa ở trên thuyền ước chừng 2m5 x 3m là tối đa, lại có các
hầu gái nữa. Thế tử Chế Đa Đa có cùng đi với công chúa hay ở lại Champa, nếu
cùng đi thì thế tử ở đâu? Có cùng khoang của công chúa hay không?
8. Trên
thuyền của công chúa có bao nhiêu thủy thủ, bao nhiêu tay chèo, bao nhiêu hầu
gái thị nữ, đầu bếp... đi theo và liệu một chiếc thuyền nhẹ như thế có thể phục
vụ cho một chuyến du dương trên biển loanh quanh chậm chạp lâu ngày mới về tới
kinh đô?
9. An
phủ sứ Đặng Vân và quần thần đi theo trong chiến dịch giải cứu có luôn luôn
theo dõi và bảo vệ bên cạnh công chúa hay không? Họ có can gián hay đồng tình
với hành động này của Trần Khắc Chung hay không?
10. Có
bao nhiêu thuyền đi theo hộ tống chiến dịch này và họ có phải đi theo chuyến đi
đường biển loanh quanh chậm chạp lâu ngày mới về tới kinh đô này hay không?
11. Ai
là người chỉ huy cung cấp lương thực thực phẫm cho chuyến du dương trên biển
lâu ngày này? Họ là ai?
Trần
Khắc Chung với danh dự, địa vị xã hội, với chức vụ thủ tướng, với gia đình nhà
cửa, vợ con dòng họ, với lòng tin của thượng hoàng Trần Nhân Tông và vua Anh
Tông khi giao phó sự mệnh giải cứu này liệu ông có dám tư thông với công chúa
hay không?
Trần
Khắc Chung hiểu rõ cơn thịnh nộ khó lường được của nhà vua và triều đình nếu
ông tư thông với công chúa. Một người khôn ngoan như ông, một người đã tu theo
môn phái Thiền và đứng tuổi như ông chắc khó mà có một hành động nông nỗi, mất
đạo lý như thế!
Với tâm lý, phương diện và môi trường như vậy e rằng cho dù Trần Khắc Chung dù có muốn thì cũng khó mà dám tư thông được!
VỀ PHẦN
CÔNG CHÚA HUYỀN TRẦN THÌ CÔNG CHÚA CÓ THUẬN LÒNG TƯ THÔNG VỚI TRẦN KHẮC CHUNG
HAY KHÔNG?
Sau
chiến thắng quân Nguyên, tháng 8 năm Giáp Ngọ (1294), thượng hoàng Nhân Tông
cất quân đánh Ai Lao như một lời nhắn nhũ các quốc gia trong vùng, và nếu ông
muốn xâm chiếm các nước khác thì không phải là chuyện không làm được. Bấy giờ
các quốc gia này mỗi năm đều có triều cống cho Đại Việt. Cho nên việc thượng
hoàng Trần Nhân Tông gã công chúa Huyền Trân cho vua Champa ngoài việc thắt
chặt bền vững thêm mối dây liên kết, tạo thêm sự hòa hiếu giữa hai nước, chắc
chắn thượng hoàng Nhân Tông, một vị anh hùng dân tộc đã từng đánh bại quân xâm
lược Mông Cổ hai lần, một nhà ngoại giao khôn khéo, một vị lãnh đạo tài ba và
cũng là một vị thiền sư trầm mặc phải có một cái nhìn như thế nào về Chế Mân và
hạnh phúc lứa đôi cho người con gái yêu dấu của mình khi ngài quyết định gả
công chúa cho vua Champa lúc nàng mới lên 12 tuổi (1301). Sau khi hứa gả thượng
hoàng Trần Nhân Tông chắc chắn đã phải sửa soạn cho công chúa một chế độ giáo
dục đặc biệt, nhất là về ngôn ngữ, phong tục, văn hóa Champa.
Thượng
hoàng chỉ cho phép thực hiện điều đó khi cô con gái cưng của ông đến tuổi
trưởng thành, vững vàng trong cuộc sống vợ chồng và có một số vốn kiến thức văn
hóa, phong tục, tập quán cũng như ngôn ngữ Champa.
Không
biết vua Trần Nhân Tông có nghĩa rằng mình trở thành ông ngoại của vị hoàng đế
của Champa trong tương lai hay không? Và ông có nghĩ là công chúa Huyền Trần sẽ
thực sự trở thành Đệ nhất phu nhân của vương quốc Champa thay thế cho hoàng hậu
vợ vua Chế Mân là công chúa nước Java đã chết trước đó nhiều năm?
Tháng 6
năm 1306 Chế Mân rước nàng về làm vợ, nàng vừa đúng 18 tuổi.
Tháng 5
năm 1307 Chế Mân chết.
Tháng 9
năm 1307 công chúa Huyền Trân sinh thế tử Chế Đa Da tại kinh đô Vijaya.
Mất một
tháng cho chuyến hành trình rước dâu đi từ Thăng Long cho đến kinh đô Champa
thì sớm nhất vể công chúa có mặt ở Champa và chung sống với Chế Mân cũng vào khoảng
cuối tháng 7 hay trung tuần tháng 8 năm 1307.
Nếu tính
sát sao như vậy, khi Chế Mân qua đời thì công chúa mang thai được 4 đến 5
tháng.
Theo
phong tục vương triều Champa thì lễ trà tỳ cho vua là 7 đến 10 ngày sau khi vua
băng hà.
Người ta
không hỏa táng đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh và những người vị
thành niên vì người Bà la môn tin rằng phải chôn để cho những người này về với
cát bụi, còn người trưởng thành thì hỏa táng để cho họ trở về với hư không và
đó cũng là lý do tại sao công chúa không bị hỏa táng theo Chế Mân.
Tháng
10, an phủ sứ Đặng Vân và Trần Khắc Chung sang đón công chúa Huyền Trân, lúc đó
công chúa đang ở trong thời gian hậu sản, công chúa vừa sinh xong tháng trước.
Thử phân
tích tâm lý và tình trạng hậu sản của công chúa Huyền Trần lúc bấy giờ ta thấy
có vài điểm cần lưu ý:
Chồng vừa mới chết.
Sinh con
so, sinh con ở một nơi không có ai thân thuộc như mẹ, dì, chị em... ở một xứ có
phong tục tập quán sinh nở khác với Đại Việt, điều này gây nên một tâm lý hoảng
sợ lo âu cho sản phục, một ấn tượng sợ hãi có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Công
chúa đang ở trong thời gian hậu sản, về phương diện y học thì thời gian hậu sản
này kéo dài vài tháng đến nửa năm, nếu như cách đây 700 năm với hiểu biết vệ
sinh, phòng bệnh và các phương tiện, thuốc men chăm sóc cho một sản phụ sau khi
sinh nở thì còn rất lạc hậu, đâu có cắt tầng sinh môn, đâu có trụ sinh, phòng
cách ly vô trùng như bây giờ, vả lại đối với công chúa đây là lần sinh đầu tiên
trong đời, sinh con so khó khăn gấp nhiều lần sinh con rạ, thời gian để lành
vết thương hay rách âm đạo, thời gian để co hồi tử cung, hoặc nhiễm trùng hậu
sản và phần phụ có thể kéo dài rất lâu, theo phong tục tập quán của người Việt
Nam thời gian "phong long" là 3 tháng 10 ngày, người ta thường thường
có thói quen treo trước phòng sản phụ một nắm lá cây xương rồng, đó là một dấu
hêệu, nhắc nhở cho người đàn ông bêết chỉ được phép vào phòng vợ và tư thông
sau khi cây xương rồng này khô đi!!! Đây chỉ là đầu thế kỷ XX mà thôi thì e
rằng ở thế kỷ thứ XIV thời gian ở cử này còn lâu hơn nữa. Điều đó cho thấy về
phương diện thuần túy Y Học khó thể có chuyện tư thông được.
Việc đưa Huyền Trân về Đại Việt có được thông báo cho nàng biết và có sự bằng lòng của nàng hay không?
VIỆC ĐƯA
HUYỀN TRÂN RA BỜ BIỂN CHIÊU HỒN Ở VEN TRỜI, ĐÓN LINH HỒN CÙNG VE À, RỒI SẼ VÀO
GIÀN THIÊU LÀ KẾT QUẢ CỦA VIỆC THƯƠNG LƯỢNG GIỮA SỨ THẦN TRẦN KHẮC CHUNG VỚI
TRIỀU ĐÌNH MỚI CỦA CHAMPA HAY LÀ MỘT VỤ ĐÀO THOÁT.
Đại Việt
là một quốc gia hùng mạnh và cường thịnh nhất vùng Đông Nam Á. Việc giao hảo
Đại Việt Chiêm Thành ở vào một giai đoạn tốt đẹp nhất, hai nước đang cùng chung
một chiến tuyến để chống quân xâm lược Mông Cổ. Người Chiêm Thành hiểu rõ hơn
ai hết nếu công chúa Huyền Trân lên giàn hỏa thiêu để chết theo Chế Mân sẽ là
một tai họa cho họ.
Nhiệm vụ
của Trần Khắc Chung và ĐẶng Vân là phải thương thuyết làm sao cho mối bang giao
giữa hai nước vẫn tốt đẹp mà phải đem công chúa về nước thật an toàn nhưng
không làm thương tổn đến truyền thống đạo lý tôn giáo của Champa.
Giải
pháp nào là giải pháp phù hợp nhất ắt có và đủ cho hai điều kêện đó mà không
gây tổn thương cho hai nước?
Vậy, đưa
công chúa ra bêển cầu hồn cho Chế Mân và làm lễ trà tỳ cho công chúa Huyền Trần
là giải pháp tốt đẹp nhất vừa thực hiện đúng theo truyền thống Champa, vừa tiện
lợi cho Trần Khắc Chung đưa công chúa về ăằng đường biển.
Giải
pháp này cũng sẽ hợp lý nâất để cho thế tử Chế Đa Da ở lại Chiêm quốc vì thế tử
là con vua Chế Mân vừa là một hoàng tử của Champa.
Chiêm
Thành là một quốc gia có một dãi bờ biển khá dài, thạo về thủy chiến và có một
đội chiến thuyền rất hùng hậu, điều đó có thể thấy được khi Chế Bồng Nga tấn
công Đại Việt bằng thuyền chiến. Thuyền chiến của họ vào tận Thăng Long. Nếu
Trần Khắc Chung dùng thuyền nhẹ để cướp thì liệu có dễ dàng vượt qua được hàng
rào hải thuyền của Chiêm Thành không?
Việc đào
thoát bằng đường biển liệu có an toàn cho sức khỏe công chúa hay không?
Thuyền
của Khắc Chung nếu có thì đang ở trong vịnh Qui Nhơn (còn gọi là Thi bị, Thì
Nại, hay Thị Nại) trước mặt kinh đô Vijaga như vậy là Khắc Chung đã vào sâu
trong hải phận của Champa ít nhất là 600 cây số lúc đó (1285), biên giới của
Chiêm Thành là tại Quảng Bình ngày nay.
Nếu có
việc đánh tháo thì chắc chắn là có thể có sự rượt đuổi. Và liệu Khắc Chung có
vượt qua một cách an toàn khi đi ngang qua cửa Qui Nhơn và các quân cảng của
Chiêm Thành ở vùng Đại Lãnh, Hải VÂn, Cửa vịet hiện nay trước khi về Thăng
Long?
Và nếu
đi dùng ăằng cả mấy tháng thì có bị săn đuổi hay lấy lương thực thực phẩm ở đâu
để tiếp tế?
Di
chuyển bằng thuyền, đi trên biển đâu có phải nhẹ nhàng an toàn như trên sông
hay trên mặt hồ!
Câu
"Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với
công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp lâu ngày mới về tới kinh
đô". Câu này có vẻ như là một câu trong tiểu thuêết trữ tình hơn là xảy ra
trên thực tế. Nếu đem phân tích trong điều kiện thực tế thì quả là thật gay
cấn, riêng một chuyện tiếp tế lương thực, thực phẩm nước uống hay chống chọi
lại một vài cơn bão, gió đổi mùa kiểu cấp 4, 5 là đủ xanh mặt rồi.
Thuyền
chở công chúa với kỹ thuật đóng tàu thời bấy giờ có thể chịu nỗi để khỏi bị
chìm?
Công
chúa có bị say sóng không? Công chúa có thể dung dăng dung dẻ và tính chuyện tư
thông?
Với một
số sự kêện mà chúng tôi đưa ra thì có thể hình dung rằng khó có thể có chuyện
tư thông giữa công chúa Huyền Trần và Nhập Nội Hành Khiển Thương Thư Tả Bộc Xạ
Trần Khắc Chung được.
Nhưng
tại sao ĐVSKTT lại chép chuyện này và sử thần Ngô Sĩ Liên lại lên án Trần Khắc
Chung một cách quá nặng nề?
Trong
ĐVSKTT trang 92, Ngô Sĩ Liên viết: "Thói gian tà của Trần Khắc Chung thật
là quá quắt lắm! Không những hắn giỡ trò chó lợn ở đây mà sau này còn hùa vào
với Văn Hiến vu hãm quốc phục thượng tể vào tội phản nghịch, làm chết oan đến
hơn trăm người. Thế mà hắn được trọn đời phú quý. Khổng Tử nói: "Kẻ gian
tà được sống sót là may mà được thoát tội chăng?"
Song sau
khi hắn chết, gia nô của Thiệu Vũ Vương đào xác hắn lên mà vằm nhỏ ra thì lời
thánh nhân càng đáng tin"
Hoặc ở
trang 114 ông lại lên án một lần nữa: "Còn như Trần Khắc Chung cũng là
nhân vật của một thời, vua trao cho hắn chức vị sư bảo, và đem việc nước hỏi
hắn, đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho vua mình trở thành Nghiêu
Thuấn mới phải. Thế mà lại hùa vào với kẻ quyền quý làm hại người ngay thẳng,
đi theo bọn gian tà, đẩy người lành đến nỗi oan khiên, hãm đức vua việc tội
lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm được, thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm được
nữa. Sau lại xui vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói nịnh hót lại
hiện ra nữa. cho nên bậc làm vua khi chọn người hiền phải xét kỹ họ, là bở sợ
rằng có đứa tiểu nhân như bọn Trần Khắc Chung có thể lọt vào trong đó
vậy."
Chúng
tôi xin hẹn kỳ sau sẽ tham luận tiếp. Một số câu hỏi chúng tôi muốn các bạn lưu
ý là các đoạn viết về sự kiện Huyền Trân ở trong:
1. Bản
Đại Việt Sử Ký thời nhà Trần vào khoảng năm 1310 có điều gì khác với Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư đơợc khắc in năm Chính Hòa thứ 18 không?
2. Bản
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (bản Chính Hòa năm 1697) mà chúng ta đang có, khác điều
gì với những lời của sử thần Ngô Sĩ Liên bàn trước đó hơn 200 năm là vào những
năm 1479 khi vua Lê Thánh Tông bổ nhiệm ông tu soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư?
3. Ai là
kẻ thù của Trần Khắc Chung?
4. Ai là
kẻ thù của triều đại nhà Trần?
5. Các
ngự sử trong triều đình Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông liệu
không có ai đàn hạch về chuyện tư thông này chăng?
6. Các
nhân vật tên tuổi như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán
Siêu, Mạc Đỉnh Chi liệu không có ai lên tiếng về vấn đề này hay chăng?
7. Tại
sao thượng hoàng Nhân Tông và vua Anh Tông im lặng trước chuyến đi đường biển
loanh quanh chậm chạp lâu ngày mới về tới kinh đô? Có lẽ vua đã hiểu nỗi thống
khổ, đau đớn, thời gian hậu sản kéo dài của cô con gái bất hạnh mong manh yếu
ớt còn quá trẻ của mình?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét