Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11/11 năm Mậu Ngọ
(1258), là con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu.
Khi mới sinh toàn thân màu da như vàng ròng – sáng chói. Vua cha đặt tên là
Phật Kim.
Sách Thánh Đăng ngữ lục chép: “Đến khi vua ra đời, màu da như vàng
ròng. Thánh Tông đặt tên là Kim Phật…”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Được
tinh anh của Thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng ròng, thần khí
tươi sáng… tai cũng dài và mắt cũng dài. Vô cùng dị tướng
Vai bên tả có một nốt ruồi đen, các nhà tướng số cho rằng: ngày sau
sẽ gánh vác việc lớn”.
Trần Nhân Tông: “Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp
trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần, song để tâm
nơi kinh Phật”.
Có những giai thoại kỳ bí về ông vua này.
Mùa hạ năm 1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông (lúc này đã xuất gia từ
lâu) vào núi Yên Tử bảo hết những người cư sĩ theo hầu xuống núi, chỉ để lại 10
thị giả thường theo. Ngài lên ở am Tử Tiêu trên núi Yên Tử để giảng Truyền Đăng
Lục cho thị giả Pháp Loa.
Theo sách "91 thiền sư Việt Nam" của Hòa thượng Thích
Thanh Từ, từ đây Trần Nhân Tông leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động và ở
trong thạch động. Thị giả Pháp Loa thấy thế bèn thưa: “Tôn đức tuổi đã già yếu
mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy
vào ai?”. Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy”.
Ta đã đến đây. Muốn tạo cái kế lâu dài. Phải chăng có một ẩn ý
trong đó. Cái kế lâu dài phải chăng là đang nói tới điều chắc ai đọc tới đây
cũng đã hiểu.
Vẫn theo tài liệu nói trên, ngày mùng 5 tháng 10 năm ấy, người nhà
Công chúa Thiên Thụy lên núi bạch ngài rằng: “Công chúa Thiên Thụy bệnh nặng
mong được thấy Tôn đức rồi chết”. Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy”.
Ngày mùng mười ngài về đến kinh, dặn dò xong, ngày Rằm ngài trở về núi.
Phần về câu chuyện Trần Nhân Tông nói với công chúa Thiên Thụy thì
sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép như sau: Năm 1308, niên hiệu Hưng
Long thứ 16, ngày mồng 3 tháng 11, thượng hoàng băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử.
Bấy giờ Thượng hoàng xuất gia, tu ở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc
Lâm đại sĩ. Bà chị là Thiên Thụy ốm nặng, Thượng hoàng xuống núi, tới thăm và
bảo: “Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi, thấy âm phủ có hỏi thì trả lời
rằng: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay”.
Nói xong, Thượng hoàng trở về núi, dặn dò người hầu là Pháp Loa các
việc về sau, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Thiên Thụy cũng mất vào hôm đó”.
Theo sách của Hòa thượng Thích Thanh Từ, ngày 19 Phật hoàng Trần
Nhân Tông về tới núi Yên Tử. Ngài bèn sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu gọi
đệ tử Bảo Sát đến gấp.
Hôm sau Bảo Sát quảy gói sang. Đi đến Doanh Tuyền thì thấy một vầng
mây đen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi sơn và hạ xuống Doanh Tuyền, nước đầy tràn
lên cao mấy trượng, giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng đầu bằng đầu
ngựa, ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy
Bảo Sát nghỉ trong quán trọ dưới núi, mộng thấy điềm chẳng lành.
Ngày 21 Bảo Sát đến được am Ngọa Vân. Trông thấy Bảo Sát, Phật
hoàng mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi sao đến trễ vậy? Đối với Phật
pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy hỏi mau”. Kế đó ngài vì Bảo Sát mà trả lời
những điểm còn hoài nghi chưa rõ. Đến đêm ngày 1 tháng 11, ngài hỏi Bảo Sát:
“Hiện giờ là giờ gì?”. Bảo Sát bạch: “Giờ Tí”. Ngài nói: “Đến giờ ta đi” rồi
sau đó nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch.
Sau khi Phật hoàng diệt độ, theo lời di chúc, đệ tử Pháp Loa làm lễ
hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình đem về kinh sư. Lại nói chuyện
đưa xá lị của Phật hoàng về kinh.
Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: “Pháp Loa thiêu xác
Thượng hoàng được hơn 3.000 hạt xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư. Vua có ý
ngờ. Các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Hoàng thái tử Mạnh mới 9 tuổi,
đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lỵ ở trước ngự, đưa ra cho mọi người
xem, kiểm lại trong hộp, thì đã mất một số ít hạt. Vua xúc động đến phát khóc,
trong lòng mới khỏi nghi ngờ".
Vua Trần Nhân Tông là một vị vua sáng trong lịch sử nước ta. Khi
còn tại vị ngài đã góp công sức vào hai cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2 và
lần 3. Đến khi nhường ngôi và xuất gia, ngài quyết chi vào núi tu tập và đã lập
ra phái thiền Yên Tử quảng dương Phật pháp và làm sáng danh Phật giáo Việt Nam.
Tướng mạo và màu da thì chúng ta đã biết Trần Nhân Tông Thuộc chủng
loại người không phải trên mặt đất rồi.
Điểm lại lịch sử lúc Vạn Hạnh hay Trần Nhân Tông xuất hiện đều là
lúc đạo phật bị suy đồi, và không Hưng thịnh và lúc những người này xuất hiện
lại làm cho đạo phật Hưng thịnh và mạnh trở lại
Chứng tỏ đã rõ ràng. Chúng là loại chống lại Thiên Chúa và cũng đã
biết rõ ý đinh của Thiên Chúa. Ngài sẽ đổi vận mạng cho Dân Tộc Ammon con cái
Ngài vào ngày sau này.
Nên chúng đã làm cho dân tộc này phải lún sâu và chìm đắm trong
việc thờ tà thần. Để dân tộc này ra ngu muội và bị hư mất.
Satan quả thật đã tốn rất nhiều công sức ! Muốn tạo cái kế lâu dài
như Trần Nhân Tông đã nói là đây.
Những khai quật Khảo cổ cho thấy những vị vua Ai cập xưa kia tướng
mạo kỳ dị và màu da kỳ dị là có thật.
Chúng cũng chính là dân Aryan cổ. Dân dưới lòng đất tràn lên chiếm
mặt đất.
Những tích truyện ngay xưa cứ cho rằng người tài giỏi dị tướng là
như thế, giờ thì đã hiểu nguồn gốc của những người tài giỏi này. Ngày nay người
tài giỏi cũng nhiều mà đâu có ai có dị tướng đâu. phải không?
Sưu tầm trên Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét