XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

BÁO CÁO LỰA CHỌN HÌNH THỨC GIAO KẾ HOẠCH THAY CHO ĐẶT HÀNG

BÁO CÁO LỰA CHỌN HÌNH THỨC GIAO KẾ HOẠCH THAY CHO ĐẶT HÀNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI DO TỈNH QUẢN LÝ  NĂM 2013 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO. 
      Tại mục I Phần qui định chung của “Thông tư Số: 11/2009/TT-BTC Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi” có qui định Căn cứ quy mô công trình thuỷ lợi, đặc thù của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định áp dụng hình thức đặt hàng hay giao kế hoạch cho phù hợp để hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đạt hiệu quả cao nhất”.
A/Phương thức đặt hàng
I/ Thông tin chung, yêu cầu cần đáp ứng và những trở ngại, khó khăn:
Áp dụng Thông tư 56/2010/TT-BNN&PTNT Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi.   
+Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi: là việc cơ quan đặt hàng lựa chọn và chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thácvà bảo vệ các công trình thủy lợi nhằm cung cấp dịch vụ tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất, dân sinh, kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, đơn giá, thời gian,... theo quy định.      
+Cơ quan đặt hàng: là các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao. đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, ủy quyền là cơ quan đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.
+Đơn vị nhận đặt hàng: là các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là Thông tư 65).
+Sản phẩm đặt hàng: Sản phẩm đặt hàng được tính theo diện tích (ha) hoặc khối lượng nước (m3) tưới, tiêu, cấp nước,.........Một số công trình đặc thù, không xác định được theo diện tích (ha) hoặc khối lượng nước (m3) tưới, tiêu, cấp nước,... thì xác định rõ các nội dung công việc phải thực hiện.
+Giá đặt hàng: Là khoản kinh phí mà cơ quan đặt hàng cam kết trả cho đơn vị nhận đặt hàng để thực hiện và hoàn thành toàn bộ khối lượng sản phẩm đặt hàng, bảo đảm về chất lượng, tiến độ, thời gian và các yêu cầu khác đã qui định trong Hồ sơ đặt hàng và Hợp đồng đặt hàng trong điều kiện thời tiết bình thường. Trường hợp xảy ra thiên tai (hạn hán, bão, lụt,...) thì lập dự toán cấp bù hoặc khắc phục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt riêng theo các quy định hiện hành.
+Đơn giá đặt hàng: đơn giá đặt hàng tính cho một đơn vị sản phẩm đặt hàng. Đơn giá được tính từ dự toán đặt hàng, trên cơ sở áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; các chế độ chính sách của nhà nước; giá cả về nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, nhân công, giá ca máy thi công,...
+Hợp đồng đặt hàng: Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là hợp đồng đặt hàng) là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật, các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết theo qui định của pháp luật và các quy định khác có liên quan.
+Hồ sơ đặt hàng: Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho việc đặt hàng bao gồm hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất, kế hoạch đặt hàng, hợp đồng đặt hàng, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm áp dụng và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
II/ Trình tự thực hiện đặt hàng
      1/Xây dựng kế hoạch đặt hàng và lập hồ sơ yêu cầu: Hàng năm Sở NN&PTNT xây dựng Kế hoạch đặt hàng trình UBND tỉnh phê duyệt, và làm căn cứ tổng hợp trong kế hoạch ngân sách hàng năm. Căn cứ kế hoạch đặt hàng được duyệt Sở NN&PTNT lập hồ sơ yêu cầu; Hồ sơ yêu cầu phải đạt được mục tiêu công bằng, minh bạch, hợp lý, lựa chọn được đơn vị đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi theo các quy định của nhà nước và có mức giá đặt hàng hợp lý nhất. Hồ sơ yêu cầu được gửi cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi để  lập hồ sơ đề xuất. (Do chỉ có 1 đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi duy nhất trên địa bàn tỉnh nên Sở Nông nghiệp & PTNT không thực hiện bước này và cũng chính vì vậy gây rất nhiều khó khăn và tranh cãi trong khâu xét duyệt và thẩm định Hồ sơ đề xuất đặt hàng của công ty-Bên nhận đặt hàng)
       2/ Lập hồ sơ đề xuất:
 Nội dung Hồ sơ đề xuất lập theo quy định của hồ sơ yêu cầu, đặc biệt là thuyết minh rõ phương án tổ chức, giải pháp kỹ thuật quản lý, vận hành, khai thác, tu sửa và bảo vệ công trình (kể cả khi có thiên tai lụt bão, hạn hán bất thường xảy ra), phương án tài chính. (Do không có kế hoạch được duyệt và hồ sơ yêu cầu theo qui định nên Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi phải lập Kế hoạch - Hồ sơ đề xuất đặt hàng dẫn đến căn cứ không vững khi lập hồ sơ, hay thay đổi theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên về giá cả, biện pháp công trình, về những qui định chi tiết cho từng địa phương mà UBND tỉnh chưa ban hành, hướng dẫn chi tiết, tranh cãi đúng sai, chậm thời gian).Đặc biệt là phương án thu chi tài chính....
Phương án thu: lập theo định mức và đơn giá của Nghị định 67/2012/NĐ-CP, riêng đơn giá Nghị định chỉ quy định về khung giá như thuỷ điện, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa, UBND tỉnh chưa qui định mức giá cụ thể cũng gây khó khăn cho công ty khi lập hồ sơ đề xuất. Về giá tưới cho cây công nghiệp cũng qui định cho cả hai loại hình đó đếm được theo m3 hoặc không đo đếm được thì tính bằng 80% lúa hai vụ cũng gây tranh cãi đúng sai và đắn đo chọn giá cho công ty.
Phương án chi: lập theo hướng dẫn tại Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính. Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật (Định mức lao động-tiền lương, định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, định mức chi phí nước tưới cho các loại cây trồng, định mức chi phí quả lý doanh nghiệp, định mức điện cho bơm tưới, định mức vật tư trong bảo dưỡng công trình), định mức chi phí khác của các cơ quan có thẩm quyền ban hành; chế độ chính sách tiền lương, tiền công; giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu, năng lượng, máy móc thiết bị,... lập dự toán chi cho từng nội dung công việc làm cơ sở đề xuất giá, đơn giá đặt hàng....
Cân đối thu chi và đề xuất hỗ trợ bù lỗ:
* Các Công ty TNHH KTCT thuỷ lợi trực thuộc Bộ NN&PTNT và các công ty KTCT thuỷ lợi ở các tỉnh đã banh hành định mức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đầy đầy đủ (6 loại định mức) như đã nêu trên, căn cứ định mức lập phương án chi, nếu lỗ được Bộ và UBND các tỉnh hỗ trợ, cấp bù (Hỗ trợ 2 tháng lương cho quỹ khen thưởng và phúc lợi theo chế độ qui định và bù lỗ nếu xảy ra lỗ)
*Riêng tỉnh Gia Lai UBND tỉnh mới chỉ ban hành định mức lao động và tiền lương, 5 định mức còn lại chưa xây dựng, phê duyệt và ban hành vì vậy công ty lập phương án chi xuất phát từ lao động-tiền lương các khoản chi khác chưa có định mức công ty phải tự cân đối, nếu xảy ra lỗ cũng không được cấp bù mà chỉ được xét cấp 2 tháng lương cho quỹ khen thưởng-phúc lợi theo qui định nếu thực hiện hoàn thành kế hoạch tưới tiêu.
* Ý nghĩa của đặt hàng về mặt tài chính là xác định rõ lỗ, lãi để cấp bù nhưng nếu không cấp bù cho lỗ trong hoạt động thì đặt hàng không còn ý nghĩa nữa.
* Đối với khoản mục chi phí sửa chữa thường xuyên theo qui định của thông tư 56/TT-BNN Công ty phải lập khái toán cho từng công trình hoặc hạng mục công trình cụ thể.....cũng gây khó khăn trở ngại cho công ty trong khi lập khi thiếu hồ sơ yêu cầu của Sở Nông nghiệp và PTNT. Mặt khác nếu có hồ sơ yêu cầu công ty cũng không xác định chính xác được lượng tiền cần phải chi cho từng công trình cụ thể trong năm, không dự đoán được sự cố năm nay sẽ xảy ra ở công trình nào....
    3/ Đánh giá hồ sơ đề xuất và trình duyệt phương án, nội dung, sản phẩm và dự toán đặt hàng.
      Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hội đồng thẩm tra có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (tài chính, kế hoạch,...) đánh giá hồ sơ đề xuất, thống nhất phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm và dự toán đặt hàng (giá, đơn giá đặt hàng) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường gọi là “Kế hoạch và dự toán đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý” Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng của các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.
      Đối với khoản chi phí sửa chữa thường xuyên đã được phê duyệt danh mục trong dự toán đặt hàng, đơn vị nhận đặt hàng phải lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phê duyệt trước khi thực hiện (vận dụng theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng). Giá trị dự toán sửa chữa thường xuyên không được vượt quá khái toán đã được phê duyệt (trừ các quy định tại Khoản 10, Điều 9 của Thông tư 56/BNN). Nếu đơn vị nhận đặt hàng không đủ điều kiện, năng lực lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để lập. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và đơn vị nhận đặt hàng về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Về Thẩm quyền phê hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các đơn vị do tỉnh quản lý) thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình (hoặc hạng mục công trình) có dự toán sửa chữa trên 300 triệu đồng. Đơn vị nhận đặt hàng thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa các công trình (hoặc hạng mục công trình) còn lại và gửi kết quả phê duyệt về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các đơn vị do tỉnh quản lý) để theo dõi, quản lý.
* Nhược điểm của công tác đánh giá hồ sơ đề xuất: Do thiếu kế hoạch được duyệt và hồ sơ yêu cầu nên hội đồng đánh giá phải tự tìm hiểu chính sách, chế độ, đơn giá định mức theo qui đinhụ của pháp luật hiện hành nên tiến độ thường chậm.
4/ Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng đặt hàng
Trên cơ sở quyết định phê duyệt Kế hoạch-Dự toán đặt hàng của UBND tỉnh Sở NN&PTNT mời đơn vị nhận đặt hàng đến thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng trước khi thực hiện.
* Nhược điểm của công tác thương thảo và ký kết hợp đồng:
Trong khi thương thảo giữa Sở NN&PTNT và đơn vị nhận đặt hàng có 3 khoản mục rất khó thương thảo đó là giá hợp đồng đặt hàng, tạm ứng hợp đồng đặt hàng và điều chỉnh giá hợp đồng đặt hàng, thực chất Sở Nông nghiệp cơ quan được UBĐ tỉnh uỷ quyền ký kết hợp đồng đặt hàng không được uỷ quyền về tài chính hoặc tham mưu tài chính mà phải liên quan đến Sở Tài chính. Mặt khác thường áp dụng cứng nhắc qui định của thông tư 56/BNN là chọn phương thức áp dụng giá trọn gói (không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng) trong khi thực tế hoạt động của đơn vị nhận đặt hàng lại luôn luôn thay đổi.
     5/ Nghiệm thu thanh lý, thanh toán hợp đồng đặt hàng
     *Nghiệm thu hạng mục công việc: Khi kết thúc các vụ tưới tiêu, bên B đề xuất bên A nghiệm thu đánh giá khối lượng, chất lượng hạng mục công việc đã hoàn thành đã nêu trong hợp đồng. Khi nghiệm thu phải đánh giá cụ thể một số nội dung như: Công tác quản lý, điều hòa phân phối nước tưới, cấp nước, tiêu thoát nước hợp lý, công bằng giữa các vùng, khu vực, đầu kênh-cuối kênh; đủ khối lượng nước (theo định mức), đúng thời gian (theo kế hoạch) trên toàn hệ thống; công tác quan trắc, theo dõi thu thập số liệu (theo quy định); việc thực hiện quy trình vận hành, ghi chép nhật ký vận hành; công tác bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị; theo dõi, phát hiện và xử lý sự cố nhỏ; công tác kiểm tra bảo vệ, xử lý lấn chiếm (trên cơ sở kiểm tra thực tế tại công trình).v.v. Xác định diện tích tưới, tiêu, cấp nước,... phải căn cứ hợp đồng và biên bản nghiệm thu của bên B với các hộ dùng nước (đối với hộ là các pháp nhân). Hộ dùng nước là tổ hợp tác, hoặc thôn bản do người đại diện ký thì phải có xác nhận của UBND xã. Bên A có trách nhiệm thẩm tra tính xác thực của các biên bản nghiệm thu này, có thể tổ chức kiểm tra xác minh thực tế (nếu cần).
* Nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng: Cuối năm, bên B lập báo cáo khối lượng sản phẩm đặt hàng đã hoàn thành, kèm theo các phụ biểu thuyết minh rõ số lượng sản phẩm đặt hàng hoàn thành, giá trị đề nghị nghiệm thu thanh toán).
Bên A tổ chức nghiệm thu đánh giá khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc đã hoàn thành của cả năm
     * Thanh lý hợp đồng đặt hàng: Kết thúc năm, bên A và bên B phải thực hiện thanh lý và ký biên bản thanh lý hợp đồng đặt hàng. Biên bản thanh lý hợp đồng đặt hàng là căn cứ để cơ quan đặt hàng thanh, quyết toán kinh phí cho bên B và quyết toán kinh phí với cơ quan quản lý ngân sách nhà nước.
    * Hồ sơ thanh toán hợp đồng đặt hàng
* Nhược điểm của nghiệm thu thanh lý, thanh toán hợp đồng đặt hàng
   Qúa nhiều thủ tục và các qui định phải thực hiện dẫn đến lãng phí chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Đặc biệt là chi phí đi điều tra, xác minh diện tích tưới tăng giảm, khối lượng sửa chữa thường xuyên ở vùng sâu, vùng xa....thậm chí chi phí cho đi nghiệm thu, xác minh 1 công trình sửa chữa nhỏ lớn hơn giá trị sửa chữa công trình.
Tóm lại: Phương thức đặt hàng chỉ phù hợp với các đơn vị quản lý khai thác trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phù hợp với những tỉnh có nhiều công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi, phù hợp với những tỉnh Bội thu ngân sách có đầy khả khả năng bù lỗ cho hoạt động của Công ty nhận đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Không phù hợp với tỉnh thất thu ngân sách và chỉ có duy nhất một công ty trên địa bàn toàn tỉnh. Biết không phù hợp mà vẫn áp dụng sẽ dẫn đến chậm trễ trong ghi vốn, lãng phí trong quản lý, mất thời cơ trong xử lý sự cố và sửa chữa công trình. Thực hiện đặt hàng các khoản chi bị bó cứng theo từng chi tiết dự toán nhỏ rất khó điều chỉnh, cân đối lấy chỗ mạnh bù chỗ yếu, lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu để hoàn thành chung công việc được giao./. 
II/Phương thức giao kế hoạch
Thực hiện theo điều 17, 18, 19, 20, 21 chương 4, Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;Trình tự và thủ tục thanh toán, quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực từ 01/01/2013; Thông 41/2013/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2013 Về việcHướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP
Ưu điểm: Ghi vốn nhanh, kịp thời gian, điều chỉnh linh hoạt trong quá trình thực hiện và tiết kiệm chi phí, giảm được các thủ tục hành chính không cần thiết.
UBND TỈNH GIA LAI
C. TY TNHH KTCT THỦY LỢI
Số 34/TT-KTTL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Gia Lai, ngày 05  tháng 6  năm 2013
TỜ TRÌNH
(V/v xin giao chỉ tiêu kế hoạch quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý năm 2013 thay cho hợp đồng đặt hàng)
  Kính gửi: -UBND tỉnh Gia Lai
                    -Sở Nông nghiệp và PTNT
                   -Sở Kế hoạch và Đầu tư
                                                     -Sở Tài chính
- Căn cứ Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực từ 01/01/2013.
- Thông 41/2013/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2013 Về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP
- Căn cứ Thông tư 56/2010/TT-BNN&PTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi    
- Căn cứ Thông tư 11/2009/TT-BTC Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
    Thực hiện các qui định của Nghị định 67/NĐ-CP, thông tư hướng dẫn đặt hàng của Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính và Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Bộ Tài chính “Việc giao dự toán (đối với trường hợp giao kế hoạch), việc ký kết hợp đồng đặt hàng (đối với trường hợp đặt hàng), việc ký hợp đồng giao thầu (đối với trường hợp đấu thầu dịch vụ thuỷ nông) phải hoàn thành trước 31/12 của năm trước năm đặt hàng”.
    Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi đã lập xong Kế hoạch - Hồ sơ đề xuất đặt hàng theo qui định của Nghị định 67/2012/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn có liên quan theo qui định của Pháp luật trình UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính xem xét thẩm định từ (12/12/2012) trước ngày 31/12/2012 theo qui định (mặc dù không nhận được kế hoạch đặt hàng và hồ sơ yêu cầu từ Sở Nông nghiệp và PTNT theo qui định của Thông tư 56/2010/TT-BNN&PTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhưng cho đến nay (5/6/2013 kết thúc sản xuất đông xuân 2012-2013, triển khai sản xuất vụ mùa 2013) công ty vẫn chưa nhận được dự toán đặt hàng từ UBND tỉnh, do vậy việc thương thảo và ký kết hợp đồng đặt hàng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã bị chậm so với qui định của pháp luật. Theo mùa vụ công ty phải thực hiện nghiệm thu thanh lý hợp đồng dùng nước vụ Đông xuân và ký kết hợp đồng dùng nước vụ mùa với hộ dùng nước. Như vậy việc nghiệm thu sản xuất đông xuân theo qui định của hợp đồng đặt hàng đã bị bỏ lỡ, vì sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà công ty không thể chờ đợi hoặc chậm trễ việc cấp nước phục vụ sản xuất cho nhân dân. Công tác sửa chữa thường xuyên công trình, chuẩn bị phòng chống lụt bão công ty phải thực hiện trước khi mở nước phục vụ sản xuất vụ mùa, nhưng công ty chưa ký kết được hợp đồng đặt hàng nên không thể triển khai các công việc tiếp theo.
    Vậy công ty kính đề nghị UBND tỉnh và các Sở ngành có liên quan được giao chỉ tiêu kế hoạch quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý năm 2013 thay cho hợp đồng đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý năm 2013 (kèm theo dự thảo chỉ tiêu kế hoạch và dự toán năm 2013)
   Kính mongUBND tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, xem xét, quyết định./.
                                                                                               GIÁM ĐỐC
Nơi gửi
-Như trên
-Lưu VT-TV-KH

 


Lựa chọn phương thức nào để quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi ?   Đấu thầu, đặt hàng hay giao kế hoạch
        Sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công là chủ đề được bàn luận khá nhiều trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 của BCH trung ương Đảng Khoá IX về “tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", đặc biệt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để Việt nam gia nhập WTO. Tuy còn có ý kiến tranh luận, nhưng các nhà quản lý đều thống nhất quan điểm chung “ Đổi mới phương thức quản lý, sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích là yêu cầu tất yếu. Không thể duy trì các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích mà luôn nằm trong tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, nhưng lại nắm tài sản lớn, giữ vị trí quan trọng trong nhiều ngành và lĩnh vực, ảnh hưởng lớn đến đời  sống kinh tế xã hội”.  Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhiều chính sách mới về quản lý, sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích đã được bàn hành, tạo lập  khung pháp lý và môi trường kinh doanh bình đẳng trong cơ chế thị trường cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cần phải tổ chức sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phải thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước được quy định tại quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007.
Trước hết phải kể đến là Luật Doanh nghiệp (Quốc hội thông qua tháng 11/2005 ), theo quy định này các công ty nhà nước phải chuyển sang công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn để các công ty được hoạt động bình đẳng trên cùng mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.  Thứ đến là bỏ loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Việc sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích không chỉ do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện như quy định trước đây ( tại Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996), nay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã đều được tham gia sản xuất, cung ứng thông qua các phương thức đầu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch được quy định tại Nghị định 31/2005/CP ngày 11/3/2005 Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006.
Theo quy định tại Nghị định 31, sản phẩm dịch vụ công ích là sản phẩm dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư mà việc sản xuất và cung ứng theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí nên nhà nước phải tổ chức sản xuất cung ứng theo mức giá hoặc phí do nhà nước quy định.  Các sản phẩm dịch vụ công ích (trước chỉ do doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích sản xuất cung ứng) sẽ chuyển sang phương thức là đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch, chỉ trừ 5 nhóm sản phẩm dịch vụ công ích thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng là do doanh nghiệp quốc phòng và an ninh sản xuất, cung ứng.  Theo cơ chế này thì doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hợp tác xã đều có thể tham gia sản xuất sản phẩm, dịch vụ công ích nếu có đủ năng lực theo quy định. Nguyên tắc lựa chọn phương thức sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích theo trình tự “đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch”.
 Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc một trong số 26 nhóm hàng hoá dịch công ích phải theo phương thức “đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch”. Theo Nghị định 31, các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, liên huyện có quy mô lớn  được lựa chọn một trong hai phương thức là đặt hàng hoặc giao kế hoạch; các hệ thống công trình thuỷ lợi còn lại áp dụng hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng.  Như vậy việc lựa chọn phương thức nào để vừa phát huy được tính năng động, tự chủ tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lại vừa bảo đảm được chất lượng sản phẩm, dịch vụ; quản lý, tu sửa, bảo vệ công trình tốt; hiệu quả hoạt động cao và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Theo phương đấu thầu: cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà thầu thích hợp để sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện nêu trong hồ sơ mời thầu.  Giá trúng thầu đã được phê duyệt làm căn cứ ký kết hợp đồng, là cơ sở để thanh toán quyết toán cho nhà thầu sau khi hoàn thành hợp đồng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nghiệm thu. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng giao nhận thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo các quy đinh hiện nay bao gồm các nội dung chính như:
a) Tên sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Số lượng, khối lượng;  
c) Giá, đơn giá;
d) Chất lượng;
đ) Tiến độ hoàn thành;
e) Giá trị hợp đồng;
g) Phương thức nghiệm thu;
h) Phương thức thanh toán (cách thức, tiến độ thanh toán);
i) Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra còn phải quy định thêm một số nội dung khác cho phù hợp với từng nhóm hàng hoá dịch vụ công ích để bảo đảm tiêu chuẩn,chất lượng hàng hoá dịch vụ và trách nhiệm pháp lý.
Thực hiện theo phương thức này sẽ tạo cho doanh nghiệp quyền tự chủ cao  trong quản lý sản xuất theo cơ chế thị trường, các cơ quan nhà nước chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện theo hợp đồng đã được hai bên ký kết. Hơn nữa doanh nghiệp có thể đa dang hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có năng lực, không nhất thiết chỉ hạn chế trong lĩnh vực hàng hoá dịch công ích.
+ Theo cơ chế đặt hàng: Theo phương thức này, dựa trên dự toán và đơn giá hoặc giá sản phẩm, dịch vụ công ích đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan đặt hàng xác định số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để lựa chọn doanh nghiệp đặt hàng, ký kết hợp đồng thực hiện.  Nội dung hợp đồng đặt hàng phải quy định rõ khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, yêu cầu kỷ thuật.v.v của loại sản phẩm, dịch vụ và phải phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực như :
a) Tên sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Số lượng, khối lượng;
c) Chất lượng;
d) Giá, đơn giá;
đ) Mức trợ giá hoặc mức trợ cấp;
e) Số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được trợ giá, trợ cấp;
g) Giá trị hợp đồng;
h) Thời gian hoàn thành;
i) Địa điểm giao nhận;
k) Phương thức nghiệm thu, thanh toán;
l) Trách nhiệm và nghĩa vụ giữa cơ quan đặt hàng và doanh nghiệp được đặt hàng;
m) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận bổ sung các nội dung khác để quy định rõ hơn trách nhiệm của hai phía trong việc sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ.
            Việc nghiệm thu thanh quyết toán theo phương thức đặt hàng  tương tự hình thức chỉ định thầu (trong xây dựng cơ bản), các cơ quan đặt hàng nghiệm thu đánh giá khối lượng, chất lượng tiến độ,v.v theo các quy định trong hợp đồng và kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí thực tế, hợp lý, hợp lệ trên cơ sở dự toán đã duyệt và đơn giá đặt hàng.
+ Theo phương thức giao kế hoạch: Phương thức giao kế hoạch chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ công ích có tính chất đặc thù riêng mà nhà nước phải trực tiếp sản xuất cung ứng (do các công ty TNHH một thành viên, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tực hiện) như vũ khi, chất nổ, hoá chất.v.v hoặc các loại sản phẩm hàng hoá mà khó áp dụng phương thức đặt hàng hay đấu thầu. quan có thẩm quyền sẽ giao kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trên cơ sở dự toán thu chi ngân sách nhà nước và giá của sản phẩm, dịch vụ công ích đã được phê duyệt. Trình tự thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước. Mọi hoạt động của công ty phải tuân thủ theo kế hoạch đã được giao.
Trong các phương thức trên, mỗi một phương thức đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, đặc biệt trong giai đoạn đầu của việc đổi mới cách nghĩ và cách làm.  Để cùng trao đổi bàn luận về phương thức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi,  xin trao đổi một số ý kiến xung quanh chủ đề này:
1. Hiệu quả mà các hệ thống công trình thuỷ lợi mang lại chưa làm hài lòng các nhà quản lý, cũng chưa tương xứng với tiềm năng công trình mà nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cập của cơ chế tổ chức quản lý. Cơ chế quản lý mang nặng tính bao cấp, theo cơ chế ‘’xin cho’’, phân phối theo hình thức ‘cào bằng’, mà không căn cứ vào năng suất lao động và kết quả thực hiện công việc đã thui chột động lực phát triển, kìm hãm tính năng động sáng tạo và tự giác của người lao động, nảy sinh  tình trạng ‘’lãng công’’ đã ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Cần phải có thay đổi mang tính đột phá về cơ chế quản lý thì mới nâng cao hiệu quả hoạt động các công trình thuỷ lợi thông qua sự tác động của thể chế.
2. Việc lựa chọn phương thức quản lý khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi cần xem xét trên tất cả các khía cạnh như quy mô (lớn vừa và nhỏ), yêu kỷ thuật về quản lý vận hành, ảnh hưởng của hệ thống đối với an toàn xã hội và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng.
3. Phương thức quản lý phải đạt được mục tiêu là từng bước xã hội hoá công tác quản lý, huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thông qua cơ chế thị trường, cạnh tranh lạnh mạnh và nhà nước vẫn phải giữ được vai trò quản lý với tư cách là chủ sở hữu công trình.
Theo cách tiếp cận trên các công trình lớn, yêu cầu kỷ thuật về quản lý vận hành phức tạp nên áp dụng phương thức đặt hàng. Các doanh nghiệp đang quản lý các hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh hoặc liên huyện có quy mô lớn thì chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ trực thuộc Bộ NN & PTNT hoặc UBND cấp tỉnh) trực tiếp quản lý công trình đầu mối và kênh chính theo phương thức đặt hàng. Cơ quan đặt hàng quy định rõ nội dung đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, như diện tích tưới, tiêu (số lượng, chất lượng, thời gian); quản lý bảo vệ; duy tu sửa chữa .v.v. bảo đảm công trình phụ vụ tốt, không bị hưu hỏng, xuống cấp vận hành an toàn. Căn cứ vào định mức kinh tế kỷ thuật, các chế độ chính sách hiện hành và đặc điểm hoạt động cụ thể của từng hệ thống (ứng với điều kiện khí hậu thời tiết bình thường), cơ quan đặt hàng tính toán xác định đơn giá đặt hàng thương thảo ký kết hợp đồng với công ty. Đơn giá đặt hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để thanh quyết toán cho công ty khi hoàn thành hợp đồng, được chấp thuận nghiệp thu thu. Công ty được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao và tự chủ quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ và người lao động theo khối lượng, kết quả, hiệu quả công việc và trách nhiệm của từng người theo quy chế chi tiêu nội bộ của công ty.
Các tuyến kênh lấy nước, dẫn nước từ kênh chính đến cống đầu kênh nội đồng đi qua các tỉnh, huyện (do địa phương quản lý)  thuộc hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh và các hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô vừa, phạm vi phục vụ nằm gọn trong một huyện, yêu cầu kỷ thuật vận hành không  phức tạp (trừ một số hồ chứa ảnh hưởng đến an toàn của khu vực ) nên lựa chọn phương thức đấu thầu hoặc giao khoán quản lý (đến cống đầu kênh nội đồng). Tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã đều có thể tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nếu đáp ứng đủ năng lực theo yêu cầu của cơ quan quản lý, ứng với từng loại hệ thống công trình cụ thể. Trước mắt có thể áp dụng hình thức đặt hàng hoặc giao khoán, nhưng về sau nên chuyển sang hình thức đấu thầu quản lý là chính.  Các tỉnh nên thành lập Ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Sở Nông nghiêp & PTNT  hoặc Chi Cục Thủy lợi để giúp UBND tỉnh tổ chức đấu thầu, đặt hàng, kiểm tra giám sát, nghiệm thu, thanh toán.v.v  (tương tự như Ban Quản lý dự án trong xây dựng cơ bản). Hình thức đấu thầu quản lý đã được áp dụng khá thành công tại khu vực tưới Jingui thuộc tỉnh Shaanxi, Trung quốc.  Các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (cấp huyện hiện nay) nên sắp xếp lại theo quyết định 38/2007/QĐ-TTg và đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường (trong đó có hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi).  
Các hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi phục vụ tưới tiêu trong một xã  nên chuyển giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý. Tổ chức hợp tác dùng nước bầu ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi để thay mặt tổ chức hợp tác dùng nước (vai trò của chủ đầu tư) tiến hành tổ chức đầu thầu hoặc giao khoán cho tổ chức, cá nhân quản lý. Hình thức này tương tư cơ chế hình thức hiệp thương khai thác sử dụng đường nước đã áp dụng khá thành công ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Với cách thức quản lý mới sẽ tạo bước chuyển biến trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nhờ:
Nâng cao tính cạnh tranh: đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, củng cố và phát triển để nâng cao năng lực của doanh nghiệp (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và các điều kiện khác) để sản xuất, cung ứng hàng hoá dịch vụ công có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất.
Bảo đảm tính công bằng: Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho doanh nghiệp thuôc các thành phần kinh tế, các tổ chức, hợp tác xã tham gia sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích. Như vậy sẽ huy động được các nguồn lực của xã hội và phù hợp với chủ trương mở cửa thị trường,  hội nhập và phát triển.
Nâng cao tính minh bạch:  Đổi mới phương thức hoạt động cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích là nhằm minh bạch các hoạt động quản lý, tài chính; là cơ sở pháp kiểm tra, kiểm soát các khoản cấp phát, thanh toán, nhờ đó sẽ xoá bỏ được cơ chế xin cho hiện nay.
Nâng cao hiệu quả kinh tế:  Thông qua phương thức đầu thầu, đặt hàng cho phép nhiều đơn vị cùng thực hiện sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, chắc chắn sẽ chọn lựa được đơn vị tốt nhất, với mức chi phí hợp lý nhất. Cơ chế đó sẽ tạo ra tính năng động sáng tạo, nhờ gắn quyền lợi với trách nhiệm nhờ đó tạo ra động lực để phát triển.
                                     (TS. Đoàn Thế Lợi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét