MINH ĐẠO GIA HUẤN
TRÍ - ĐỨC
TÔNG – THƠ
………….......
7
Đoàn -
Trung – Còn
Dịch
MINH
ĐẠO GIA HUẤN
Tác giả : Trình Di
Dịch giả : Đoàn Trung Còn
Lời Tựa của dịch giả
:
Sách Minh Đạo gia huấn này do Trình Di tiên sanh ( 1.003 - 1.107 ) đời nhà Tống
( Trung Hoa ) biên soạn.
Ông Trình Di người tỉnh Lạc Dương, tự là Chánh Thúc, em ruột ông Trình Hạo
( 1.032 - 1.085 ) thời nhà Tống ( 960 -
1279 ) do Triệu Quông Dẫn sáng lập.
Trình Hạo và Trình Di là hai anh em có danh nhất về Nho Giáo, có công lớn trong
việc nghiên cứu, soạn tập, chú giải Ngũ Kinh và Tứ Thơ. Cho nên đời sưng chung
hai anh em là : Trình - Tử.
Ông trình Hạo qua đời
trước ông Trình Di 22 năm, Trình Di tiếp tục Nghiên cứu chú thích và truyền bá
các kinh Thánh chuyện hiền của Nho Gia.
Bình sanh ông lấy đức
thành để làm căn bổn tu thân, và lấy thuyết cùng lý để làm chủ đích học đạo.
Người cùng thời với
ông tặng ông danh hiệu Y Xuyên.
Ông từng làm giáo sư
ở Quốc Tử Giám, là trường do triều đình lập ra ở kinh đô để đào tạo nhân tài ra
làm quan.Khi Trình Di mãn phần, ông được triều đình phong thụy hiệu là chánh
công.
Sách Minh Đạo gia
huấn này gồm 90 bài, toàn là những cách ngôn thâm thúy, khuyên bảo cho người
trở nên đủ tư cách ở gia đình và xã hội, thấm nhuần về thanh cao về triết học, và
tâm lý. Để dậy giảng cho con cháu trong nhà, thật là giá trị. Có thể dùng làm
kim chỉ nam cho tất cả nhân dân ở các quốc gia Thọ hưởng nho giáo.
Dịch giả thiết tưởng,
sách minh đạo gia huấn này, bộ ngành giáo dục của quốc gia – chánh phủ có thể
dùng để dạy các học sinh sinh viên tại nhà trường, vừa có ích về phong…hóa, đạo
đức, vừa để ngộ giải Hán văn và Việt văn.
Nay kính tựa,
Saì Gòn, mùa hạ 1971
Đoàn Trung Còn
01
Nhân sanh bá nghệ
Văn học vi tiên
Nho sĩ thị trân
Thi thơ thị bảo
|
Ý- NGHĨA :
Người đời làm cả trăm nghề
Văn học là nghề đứng đầu
Nho sĩ là người đáng trọng
Thi thơ là sách đáng quý
|
02
Cổ giả thánh hiền
Dịch tử nhi giáo
Đức hạnh thuần hòa
Trạch vi sư hữu
|
Ý- NGHĨA :
Các vị thánh hiền thủa xưa
Đổi con với nhau mà dạy
Những trang đức hạnh thuần hòa
Đáng chọn làm thầy và làm bạn
|
03
Dưỡng nhi bất giáo
Nai phụ chi quá
Giáo nhi bất nghiêm
Nãi sư chi đọa
Học vấn bất cần
Nai tử chi ác
|
Ý- NGHĨA :
Nuôi mà chẳng dậy
Là lỗi của cha
Dậy mà chẳng nghiêm
Là lỗi của thầy
Học hỏi chẳng cần
Là lỗi của con
|
04
Hậu tùng tiên giác
Giám cổ chi kim
|
Ý- NGHĨA :
Người hậu giác theo người tiên giác
Soi việc xưa mà biết việc nay
|
||
05
Học hữu tam tâm
Bất khả thất nhứt
Phụ mẫu hậu thực
Tử học cần mẫn
Nghiêm sư tác thành
|
Ý- NGHĨA :
Học giả có ba niềm
Bỏ sót một chẳng được:
Cha mẹ phúc - hậu thật
Phận con học cần mẫn
Thầy nghiêm chỉnh chỉ dạy
|
||
06
Nhân hữu tam tình
Khả sự như nhứt
Phi phụ bất sinh
Phi quân bất vinh
Phi sư bất thành
07
Hữu đạo đức giả
Tử tôn thông minh
Vô đạo đức giả
Tử tôn ngu muội
|
Ý- NGHĨA :
Người ta có ba ơn
Nên thờ trọng như một:
Không cha, mình chẳng sanh
Không vua, mình chẳng vinh
Không thầy, mình chẳng nên
Ý- NGHĨA :
Người có đạo đức
Con cháu thông minh
Kẻ không đạo đức
Con cháu ngu muội
|
||
08
Dưỡng nam bất giáo
Bất như dưỡng lư
Dưỡng nữ bất giáo
Bất như dưỡng trư
|
Ý- NGHĨA :
Nuôi con trai chẳng dạy
Chẳng bằng nuôi lừa
Nuôi con gái chẳng dạy
Chẳng bằng nuôi heo
|
09
Giáo huấn chi sơ
Tiên thủ lễ pháp
Bất chi vấn đáp
Thị vị ngu si
|
Ý- NGHĨA :
Việc giáo huấn sơ đẳng
Trước hết giữ lễ phép:
Kẻ chẳng biết thưa dạ
Gọi là đứa ngu si
|
10
Bất giáo nhi thiện
Phi thánh nhi hà ?
Giáo nhi hậu thiện
Phi hiền nhi hà ?
Giáo nhi bất thiện
Phi ngu nhi hà ?
Khốn nhi tri chi
Phi trí nhi hà ?
|
Ý- NGHĨA :
Chẳng học mà hay
Chẳng phải thánh sao ?
Có học mới hay
Chẳng phải hiền sao ?
Học mà không thông
Chẳng phải ngu sao ?
Chịu khó mới thông
Chẳng phải trí sao ?
|
11
Hữu điền bất canh
Thương lẫm không hư
Hữu thơ bất giáo
Tử tôn ngoan ngu
Thương lẫm không hề
Tuế thời phạp thực
Tử tôn ngu hề
Lễ nghĩa toàn vô
|
Ý- NGHĨA :
Có ruộng chẳng cầy
Kho lẫm trống rỗng
Có sách chẳng dạy
Con cháu ngu ngốc
Kho lẫm trống không
Năm tháng nghèo đói
Con cháu ngu ngốc
Lễ nghĩa chẳng thông
|
12
Phàm nhân bất học
Minh như dạ hành
Thinh thơ như tủng
Vọng tự như manh
|
Ý- NGHĨA :
Hễ người chẳng học
Mờ như đi đêm
Nghe sách như điếc
Trông chữ như đui
|
13
Ấu nhi cần học
Trưởng tắc thi hành
Tránh tâm tu thân
Tề gia trị quốc
|
Ý- NGHĨA :
Nhỏ thì siêng học,
Lớn thì thực hành.
Rèn lòng, sửa mình,
Yên nhà, trị nước.
|
14
Sĩ tu ư gia
Tự hương nhi quốc
Khoa mục triều tước
Hữu độc thơ nhân
|
Ý- NGHĨA :
Kẻ sĩ tu sửa việc nhà,
Việc làng rồi tới việc nước:
Những vị thi đậu làm quan,
Vốn là người đọc sách.
|
15
Bần nhi cần học
Khả dĩ lập thân
Phú quý cần học
Ích vinh kỳ danh
Khai quyển hữu ích
Chí giả cánh thành
|
Ý- NGHĨA :
Nghèo mà chăm học,
Nhờ đó lập thân - phận:
Dầu mà chăm học,
Nhờ đó danh - phận càng cao.
Dở quyển là có ích,
Có chí ắt thành công.
|
16
Bác học quảng văn
Khì trí ích minh
Bất sỉ hạ vấn
Nghĩa lý ích tinh
Độc học vô hữu
Cô lậu quả văn
|
Ý- NGHĨA :
Học vấn càng cao rộng,
Trí tuệ càng thông suốt.
Chẳng thẹn hỏi kẻ dưới,
Nghĩa lý càng tinh thông.
Học một mình không bạn,
Kiến - văn cạn và ít.
|
17
Nhân hữu ngũ luân
Cang thường vi thủ
Bất chi cang thường
Hà dị cầm thú ?
Phong nghỉ hữu chủ
Huống như nhân hồ ?
Tam cang cửu trù
Cổ kim bất dịch
Vi quân chỉ Kính
Vi thần chỉ chung
Vi phụ chỉ từ
Vi tử chỉ hiếu
Vi huynh chỉ ái
Vi đệ chỉ cung
Vi phu chỉ hòa
Vi phụ chỉ thuận
Bằng hữu chỉ tín
Trưởng ấu chỉ khiêm
Hương đảng chỉ hòa
Lân bằng chỉ nhượng
|
Ý- NGHĨA :
Người đời có lăm luân,
Với cang thường là trọng.
Nếu chẳng biết cang thường,
Có khác gì cầm thú ?
Ong, kiến còn có chúa,
Huống chi là loài người ?
Ba cang với chín trù,
Xưa nay chẳng dời đổi.
Làm vua đứng ở mức kính,
Làm tôi đứng ở mức trung.
Làm cha đứng ở mức từ,
Làm con đứng ở mức hiếu,
Làm anh đứng ở mức ái,
Làm em đứng ở mức cung,
Làm chồng đứng ở mức hòa,
Làm vợ đứng ở mức thuận,
Bầu bạn đứng ở mức tín,
Lớn nhỏ đứng ở mức khiêm,
Làng xóm đứng ở mức hòa,
Láng giềng đứng ở mức nhượng.
|
18
Hành giả nhượng lộ
Canh giả nhượng bạn
Quá khuyết tắc hạ
Quá miếu tắc xu
|
Ý- NGHĨA :
Đi đường nhường bước
Cày ruộng nhường bờ
Qua đình xuống ngựa
Qua miếu nhẹ chân
|
19
Xuất nhập khởi cư
Phi lễ bất chỉnh
Ngôn ngữ ẩm thực
Phi lễ bất túc
|
Ý- NGHĨA :
Khi ra vào, lúc đứng lúc ngồi,
Sái lễ - phép thì chẳng tề - chỉnh.
Khi nói năng, lúc ăn uống,
Sái lễ phép, chẳng nghiêm - trang.
|
20
Tu thân quả dục
Cần kiệm tề gia
Cấm chỉ xa hoa
Tu phòng hậu dụng
|
Ý- NGHĨA :
Sửa mình, ít dục,
Cần kiệm , tề gia,
Ngăn ngừa lãng-phí se-sua,
Dự phòng tiền của sắm mua lúc cần.
|
21
Đắc vinh tư nhục
Cư an tư nguy
Đạo cao đức trọng
Bất sỉ tệ y
|
Ý- NGHĨA :
Được vinh hiển, lo hờ lúc nhục,
Được ở yên, phòng bị cơn nguy.
Người đạo cao đức trọng,
Chẳng thẹn áo cũ rách.
|
22
Tích cốc phòng cơ
Tích y phòng hàn
Kiệm tắc thường túc
Tĩnh tắc thường an
Cần bị phòng gian
Dương tử phòng lao
|
Ý- NGHĨA :
Chứa lúa phòng khi đói,
Cất áo phòng cơn lạnh,
Kiệm-ước thường đủ dùng,
Bình-tĩnh thường yên-ổn,
Dè-dặt phòng kẻ gian,
Nuôi con phòng lúc già.
|
23
Sự thân ký hiếu
Tử diệc hiếu chi
|
Ý- NGHĨA :
Mình đã thảo với cha mẹ,
Con cũng sẽ thảo với mình.
|
24
Phụng đường lễ nghi
Mạc tỵ ô uế
Phụ mẫu thượng tại
Bất khả viễn du
Thân thể phát phu
Thọ chi phụ mẫu
Bất cảm hủy thương
Hiếu chi thủy giã
Lận thân hành đạo
Dương danh ư hậu
Dĩ hiển phụ mẫu
Hiếu chi chung giã
|
Ý- NGHĨA :
Phụng dưỡng đủ lễ-nghi,
Chớ tránh đồ dơ-dáy.
Cha mẹ còn hiện tại,
Chẳng nên đi chơi xa.
Mình, vóc, tóc, gia,
Thọ nơi cha mẹ.
Chẳng giám hủy hoại,
Là nết hiếu đầu.
Lập thân, hành đạo,
Rõ tiếng hậu lai.
Thơm lây cha mẹ,
Là nết hiếu sau.
|
25
Dục hòa thượng hạ
Nhẫn tự vi tiên
Quân thần nhẫn chi
Quốc thế bảo toàn
Phụ tử nhẫn chi
Tự toàn kỳ đạo
Phu phụ nhẫn chi
Linh tử bất cô
Huynh đệ nhẫn chi
Gia trung vô hại
Bằng hữu nhẫn chi
Kỳ tình bất sơ
Tự thân nhẫn chi
Nhơn nhơn ái lạc
|
Ý- NGHĨA :
Muốn cho trên dưới hòa,
Lấy chữ nhẫn làm đầu.
Vua với tôi nhẫn nhịn,
Thế nước được giữ yên.
Cha với con nhẫn nhịn,
Giữ vẹn được gia đạo.
Chồng với vợ nhẫn nhịn,
Con cái khỏi bơ vơ.
Anh với em nhẫn nhịn,
Gia đình khỏi hư hại.
Bầu bạn nhẫn nhịn nhau,
Tình bạn chẳng nhạt-phai.
Tự mình nhẫn nhìn được,
Ai nấy đều mến yêu.
|
26
Gia trung đổ bác
Nam nữ giai ác
Gia trung hữu cầm
Nữ tử bất dâm
Gia trung hữu kỳ
Nam tử tất suy
Gia trung hữu chế
Nam nữ thủ lễ
|
Ý- NGHĨA :
Trong nhà bài bạc,
Con cái đều hư.
Trong nhà đờn ca,
Con gái động tình.
Trong nhà mê cờ,
Con trai suy bại.
Trong nhà nề nếp,
Con cái giữ lễ.
|
27
Sự vô đại tiểu
Vô đắc tranh thành
Tài sản phân minh
Quân cấp quần chúng
|
Ý- NGHĨA :
Đừng ngại phần lớn nhỏ,
Không được tranh lấn nhau.
Tiền của phân rành rẽ,
Ai nấy được cấp-đều.
|
28
Mạc ái châu ngọc
Ái tử tôn hiền
Hòa mục vi tiên
Thành vi mỹ tục
|
Ý- NGHĨA :
Đừng ham châu ngọc,
Ham con cháu hiền.
Hòa-mục là đầu,
Nên phong- tục tốt.
|
29
Hôn nhân trạch phối
Tiên tề gia phong
Thanh khiết khuê phòng
Chủ quỹ tần tảo
Quả ngôn cần hậu
Chấp thuận xướng tùy
Đức hạnh biểu nghi
Bất tu nhan sắc
Tử tư mẫu đức
Nữ xuất cung phi
Tử hiếu tôn từ
Thê hiền tửi quý
|
Ý- NGHĨA :
Cưới vợ nên chọn kỷ,
Trước lo việc tề gia.
Khuê-phòng gìn tiết sạch,
Đơm-quải giữ siêng năng.
Nói ít và cẩn hậu,
Vui thuận ý-tứ chồng.
Đức hạnh khuôn-phép đủ,
Chẳng cần gương mặt đẹp.
Con trai nhờ đức mẹ,
Con gái lấy vua quan.
Nhà con thảo cháu lành,
Vợ hiền sinh con quý.
|
30
Nghiệt thê bại tự
Đố phụ loạn gia
Xảo quyệt thị tà
Kiêu ngoa thị trá
Phụ nhân nội trợ
Thạnh suy chi do
|
Ý- NGHĨA :
Vợ giữ không trai nối họ,
Gái gen gây rối nhà chồng.
Xảo-quyệt mới là tà vậy,
Kiêu-ngoa tức thị gạt lừa.
Đờn bà đỡ bớt bề trong,
Do đó nhà suy hoặc thạnh.
|
31
Hiền nữ kính phu
Sỹ nhân úy phụ
|
Ý- NGHĨA :
Gái hiền kính chồng
Trai ngu sợ vợ.
|
32
Bất chánh chi nữ
Tu dĩ vi thê
Bất trung chi nhơn
Tu dĩ vi thần
|
Ý- NGHĨA :
Gái bất chánh,
Khiến chồng xấu hổ.
Trai bất trung,
Khiến chúa thẹn-thùa.
|
33
Nữ chi thủ tiết
Do sĩ thủ thân
Hiền thê gia bảo
Hiền thần quốc trân
|
Ý- NGHĨA :
Làm gái giữ tròn tiết-hạnh,
Như sĩ phu gìn lấy thân-danh.
Vợ hiền là báu trong nhà,
Tôi hiền là báu của nước.
|
34
Nam quý trung cần
Nữ quý trinh thuận
|
Ý- NGHĨA :
Làm trai quý ở trung, cần,
Làm gái quý nơi trinh, thuận.
|
35
Giáo phụ sơ lai
Giáo tử anh hài
|
Ý- NGHĨA :
Dạy vợ khi mới về,
Dạy con lúc còn trẻ.
|
||
36
Dục bất khả túng
Dục túng thành tai
Lạc bất khả cực
Lạc cực sanh ai
|
Ý- NGHĨA :
Chẳng nên phóng túng ham dục,
Ham dục nhiều thì mang họa.
Chẳng nên vui sướng thái quá,
Vui quá sanh ra buồn khổ.
|
||
37
Nữ vật tham tài,
Nam vật tham sắc.
Sắc dị sát nhân,
Tài dị sát thân.
|
Ý- NGHĨA :
Gái đừng ham tiền của,
Trai đừng ham nhan sắc.
Nhan sức dễ giết người,
Tiền của dễ hại thân.
|
||
38
Thuật trá di chi,
Tử tôn giả vong.
Đạo đức di chi,
Tử tôn giả xương.
Bổn cố chi trường,
Lưu truyền vạn đại.
|
Ý- NGHĨA :
Gian trá để lại tiền của,
Con cháu ắt phải tiêu vong.
Chẳng bằng để lại đạo đức,
Cháu con sẽ được thành đạt.
Gốc có vững cành mới dài,
Nước nhà bền bỉ, muôn đời truyền lưu.
|
||
39
Bất hiếu giả tam,
Vô hậu vi đại.
Hữu thân bất ái,
Hữu huynh bất kính.
Cầu tha ái kính.
Khởi khả đắc hồ ?
|
Ý- NGHĨA :
Bất- hiếu có ba thứ tội,
Tuyệt tự là tội lớn nhất.
Có cha, chẳng yêu cha,
Có anh, chẳng yêu anh.
Mong con em yêu kính,
Hás mong cầu được sao ?
|
||
40
Tử quả hiền hỹ,
Kim tuy bần tiện,
Hậu tất phú quý,
Tử bất tiểu hỹ,
Kim tuy phú quý,
Hậu tất bần tiện.
|
Ý- NGHĨA :
Phận làm con hiền đức,
Tuy nay chịu nghèo hèn,
Sau ắt được giàu sang.
Kẻ làm con bất hiếu,
Tuy nay được giàu sang,
Sau trở nên nghèo hèn.
|
||
41
Cốt nhục bần giả,
Tình bất khả sơ.
|
Ý- NGHĨA :
Bà con thân-thích dẫu nghèo,
Tình nghĩa chẳng nên lợt lạt.
|
||
42
Tha nhân phú giả,
Tâm bất khả ố.
|
Ý- NGHĨA :
Đối kẻ khác giàu có,
Lòng chớ khá ghét ganh.
|
43
Thủ trọng ư nhơn,
Thị trọng kỳ thân.
|
Ý- NGHĨA :
Đem lòng kính trọng người ta,
Đó là mình trọng chính mình.
|
44
Mặc hiệu tiểu nhân,
ố nhân thắng kỷ.
khả hiệu quân tử,
thành nhân chi mỹ.
|
Ý- NGHĨA :
Đừng bắt trước phường tiểu-nhân,
Họ ghét những ai hơn họ.
Hãy bắt chước trang quân-tử,
Giúp người làm nên việc tốt.
|
45
Cầu vô dã nhân,
Mặc dưỡng quân tử.
Cầu vô quân tử,
Mặc thị dã nhân.
|
Ý- NGHĨA :
Nếu không có kẻ quê mùa,
Lấy ai nuôi người quân-tử ?
Nếu không có người quân-tử,
Lấy ai dạy kẻ quê mùa ?
|
46
Cự tất trạch lân,
Giao tất trạch hữu.
Hoạn nạn tương cửu,
Quá thất tương quy.
47
Dụng nhơn vật nghi,
Nghi nhơn vật dụng.
Dụng nhân bất cẩn,
Hại tùy nhi chí.
Tiểu nhân thất ý,
Khởi vi cửu-thù.
|
Ý- NGHĨA :
ở phải chọn xóm,
chơi phải chọn bạn.
hoạn-nạn cứu nhau,
lỗi-lầm khuyên nhau.
Ý- NGHĨA :
Dùng người đừng nghi,
Nghi ai đừng dùng.
Không cẩn thận dùng người,
ắt cáo hại về sau.
Kẻ tiểu-nhơn bất-mãn,
Họ trở nên cửu-thù.
|
48
Tiểu nhân tự-kiêu,
Thị tài căng kỷ.
Vô ố tiểu-nhơn,
Thị vi quân-tử.
Tài thượng phân-minh,
Thị vi trượng-phu.
|
Ý- NGHĨA :
Tiểu nhân tự-kiêu,
Ỷ tài khoe mình.
Chẳng ghét tiểu-nhân,
Mới là quân-tử.
Tiền-bạc rành-rẽ,
Mới đáng trượng-phu.
|
49
Bần nhi vô siểm,
Phú nhi vô kiêu.
Thanh bần tương lạc,
Trọc-phú đa ưu.
Vật thị phú quý,
Tự khinh kỳ bần.
Thị phú khinh bần,
Thủ tiền lỗ nhĩ !
|
Ý- NGHĨA :
Nghèo chẳng đua-bợ,
Giầu chẳng kiêu căng.
Thanh-bần thường vui,
Trọc-phú hay lo.
Chớ cậy giầu sang,
Mà khinh kẻ nghèo.
Cậy mình giầu mà khinh kẻ nghèo,
Chẳng qua mình là mọi, giữ tiền.
|
50
Cùng nhân vật mạ,
Cùng khấu vật truy.
Điểu cùng tắc phi,
Khuyển cùng tắc phệ.
Nhơn tham tài tử,
Điểu tham thực vong.
Cơ hàn thiết thân,
Bất cố liêm sỉ !
|
Ý- NGHĨA :
Người ham tiền thì chết,
Chim ham mồi thì nguy.
Đói lạnh đương bức thân,
Chẳng kể gì liêm sỉ !
|
51
Tự tiên trách kỷ,
Nhị hậu trách nhơn.
Hàm huyết phún nhân,
Tiên ô ngã khẩu.
|
Ý- NGHĨA :
Trước hãy trách mình,
Sau hãy trách người.
Ngậm máu phun người,
Trước dơ miệng mình.
|
52
Ác ngôn xuất khẩu,
Hung-thần giám lâm.
Thiện-niệm vu tâm,
Cát-thần tự hiện.
|
Ý- NGHĨA :
Lời dữ ra ngoài miệng,
Hung-thần liền soi tới.
Niệm lành khởi trong tâm,
Cát-thần tự-nhiên hiện.
|
53
Tích thiện phùng thiện,
Tích ác phùng ác.
Tử-tế tư lường,
Thiên địa bất thác.
Nhân-hậu ngộ hậu,
Xứu xứ tương phùng.
Mưu thâm họa thâm,
Oan oan tương báo.
Nhược trì bất báo,
Thời-thần vị đáo.
Chủng qua đắc qua,
Chủng đậu đắc đậu.
Thiên võng khôi-khôi,
Sơ nhi bất lậu.
|
Ý- NGHĨA :
Chứa lành gặp lành,
Chứa dữ gặp dữ.
Xét kỹ mà coi,
Trời đất chẳng lầm.
Nhân-hậu gặp nhân-hậu,
Chốn chốn thường gặp nhau.
Mưa sâu họa sâu,
Oán vay oán trả.
Chậm chạm chẳng trả,
Thời kỳ chưa tới.
Trồng dưa được dưa,
Trồng đậu được đậu.
Lưới trời lồng lộng,
Thưa mà chẳng lọt.
|
54
Hoàng thiên bất phụ,
Hữu độc thơ nhân.
Hoàng thiên bất phụ,
Hữu đạo tâm nhơn.
Hoàng thiên bất phụ,
Hữu hảo tâm nhơn.
|
Ý- NGHĨA :
Ông trời chẳng bỏ,
Những người đọc sách.
Ông trời chẳng bỏ,
Những người tâm đạo.
Ông trời chẳng bỏ,
Những người lòng tốt.
|
55
Thương nhân chi ngữ,
Phân thương kỳ thân.
Dụng tâm bất lương
Khởi vô quả-báo ?
Cha mẹ làm ác,
Để họa con cháu.
|
Ý- NGHĨA :
Lời nói hại người,
Trở lại hại mình.
Dụng tâm chẳng lành,
Há khỏi quả báo ?
Cha mẹ làm ác,
Để họa con cháu.
|
|
56
Họa phước vô môn,
Duy nhơn sở triệu.
Dục chi họa phước,
Tiên khán tử tôn :
Tự gia nhi tri,
Hà tất vấn thùy ?
|
Ý- NGHĨA :
Họa phước không nhà,
Tại người vời tới.
Muốn biết họa phước,
Trước xem con cháu :
Nhà mình mình biết,
Cần gì hỏi ai ?
|
|
57
Khắc thâm thái thậm,
Trầm bệnh nan y.
Mưu lự đa tư,
Tinh thần lao kiệt.
Âm mưu giá họa,
Âm mưu quỷ thần.
Ích kỷ hại nhơn,
Minh hữu vương hiển.
Nhân tâm như thiết,
Quan pháp như lô !
Văn pháp bất cô,
Sát nhân giả tử.
|
Ý- NGHĨA :
Người nào sâu-sắc nước đời,
Khi mang bệnh nặng, khó bài thuốc thang.
Người nào mưu tính nhiều bề,
Tinh thần hao-tổn, ê-chề, suy-vi.
Mưu thầm kín, gieo họa người,
Quỷ-thần âm-cảnh mười-mười chép rành.
Lợi mình mà hại người ta,
Phép đời luật nước trị là công-minh.
Lòng người như sắt khéo chui,
Phép công lò lửa đốt thui cũng xì !
Án văn chẳng có tư vì,
sát nhân, xử tử luật ghi rõ ràng.
|
|
58
Nhơn vô viễn lự,
Tất hữu cận ưu.
|
Ý- NGHĨA :
Kẻ không lo xa,
ắt có buồn gần.
|
59
Cẩn tắc vô ưu,
Nhẫn tắc vô nhục.
|
Ý- NGHĨA :
Cẩn-thận thì khỏi lo,
Nhẫn-nhịn thì khỏi nhục.
|
60
Nhơn gian tù ngục,
Hoàn thị vô lương.
Thiên-hạ công hầu,
Giai do hữu đức.
|
Ý- NGHĨA :
Những kẻ tù ngục ở nhân gian,
Đa số là người không lương thiện.
Những công-hầu trong thiên-hạ,
Đều là những vị có đức lành.
|
61
Cận chu giả xích,
Cận mặc giả hắc.
Hiền đức chi nhơn,
Thân nhi cận chi,
Chung tự hữu ích.
Hung ác chi nhơn,
Xích nhi viễn chi,
Tự miễn họa-hoạn.
Ái hiền như lan,
Úy ác như hổ.
Thành trung thất hỏa,
Họa cập trì ngư.
|
Ý- NGHĨA :
Gần son thì đỏ,
Gần mực thì đen.
Những người hiền đức,
Ta nên thân cận,
Có ích về sau.
Những kẻ hung ác,
Ta nên tránh xa,
Khỏi vướng tai họa.
Mến người hiền như hoa lan,
Sợ kẻ dữ như cọp hùm.
Hỏa hoạn sảy ra trong thành,
Họa lây tới cá dưới ao.
|
62
Nguy bang bất nhập,
Loạn bang bất cư.
Binh cách chi gian,
Thủ thân vi đại.
|
Ý- NGHĨA :
Nước nguy đừng vào,
Nước loạn đừng ở.
Trong cơn giặc giã,
Giữ mình làm trọng.
|
63
Tiểu lợi nhược tham,
Bất thành đại sự.
Tiểu sự bất nhẫn,
Tất loạn đại mưu.
|
Ý- NGHĨA :
Nếu ham lợi nhỏ,
Chuyện lớn chẳng thành.
Chẳng nhịn việc vặt,
Mưu to phải hỏng.
|
64
Lợi bất khả độc,
Lợi độc tắc ly.
Mưu bất khả chung,
Chúng mưu khắc tiết.
|
Ý- NGHĨA :
Lợi chẳng nên hưởng riêng,
Hưởng riêng thì ly tán.
Mưu chẳng khả bàn chung,
Bàn chung ắt tiết lộ.
|
65
Thành sự bất thuyết,
Ý mạc cượng cầu.
Nhơn vô vọng giao,
Túc vô vọng tẩu.
Thực vô cầu bão,
Cư vô cầu an.
Vô khởi tranh đoan,
Vô đấu khẩu thiệt.
|
Ý- NGHĨA :
Chuyện rồi đừng nói,
Ý chớ gượng cầu.
Người giữ đừng chơi,
Chân đừng chạy bậy.
Ăn chẳng cần món ngon,
Ở chẳng cần nhà đẹp.
Không tranh cạnh phải quấy,
Không đấu chiến miệng lưỡi.
|
66
Ư ngã thiện giả,
Ngã diệc thiện chi.
Ư ngã tác giả,
Ngã diệc thiện chi.
Ngã hữu thiện niệm,
Thiên tất tùy chi.
Bỉ ký vi ác,
Hữu ác nhơn trị.
|
Ý- NGHĨA :
Người tốt với mình,
Mình cũng tốt lại.
Người xấu với mình,
Mình cũng tốt lại.
Ta nghĩ điều lành,
Trời chiều ý ta.
Họ làm việc dữ,
Kẻ dữ trị họ.
|
|
67
Văn nhân chi ác,
Khẩu bất đắc ngôn.
Văn nhân chi báng,
Tâm bất túc nộ.
|
Ý- NGHĨA :
Nghe việc quấy của người,
Miệng mình đừng nói ra.
Nghe người phỉ báng mình,
Lòng đừng sanh nóng giận.
|
|
68
Ác nhân vật mạ,
Cùng nhơn vật ngôn.
Nhược khởi tranh đoan,
Thị vô trí lự.
|
Ý- NGHĨA :
Đừng mắng kẻ ác.
Đừng nhiếc kẻ cùng.
Nếu tranh phải quấy,
Là không trí lự.
|
|
69
Quân-tử cẩn ngôn,
Thận kỳ ngôn-ngữ.
Bất can kỷ sự,
Mặc khả đương đầu !
Vô ích chi ngôn,
Tự hưu trước khẩu.
|
Ý- NGHĨA :
Quân-tử thận trọng ngôn ngữ,
Khéo nói trong khi luận-đàm.
Chuyện không can dự đến mình,
Chẳng khá chống đối làm chi !
Lời nói xét ra vô ích,
Bỏ đi chẳng để dơ miệng.
|
|
70
Quả ngôn trạch giao,
Đa ngôn vật kết.
Đa ngôn thị nguyệt.
Quả ngôn thị trung.
Nhất ngôn bất tín,
Thiên ngôn vô dụng.
Sàm ngôn vật tín,
Phản gián vật hành.
Khứ thực khứ binh,
Tín bất khả khứ.
|
Ý- NGHĨA :
Người nói ít ta nên làm bạn,
Kẻ nói nhiều ta chớ kết giao.
Kẻ nói nhiều là phường xảo-quyệt,
Người nói ít là bực ngay-thật.
Một lời hứa mà bất tín,
Muôn lời cũng là vô dụng.
Kẻ sàm-nịnh chớ tin cậy,
Kẻ đâm-thọc đừng nghe theo.
Bỏ lương-thực bỏ quân-binh,
Niềm tin chẳng được bỏ mất.
|
|
71
Thính kỳ ngôn ngữ,
Quan kỳ mâu-tử.
Bạch nhãn giả hung,
Hắc nhãn giả thiện.
Hữu tâm vô tướng,
Tướng tự tâm sanh.
Hữu tướng vô tâm,
Tướng từng tâm diệt.
Thuận đức giả xương,
Nghịch đức giả vong.
|
Ý- NGHĨA :
Có tâm mà không tướng,
Tướng do tâm mà lộ.
Có tướng mà không tâm,
Tướng theo tâm mà lặn.
Thuận đức thì hưng thạnh,
Nghịch đức phải suy vong.
|
|
73
Quân-tử ngộ bần,
Thủ kỳ lễ nghĩa.
Tiểu-nhân sạ phú,
Tự vọng khinh nhơn.
|
Ý- NGHĨA :
Quân tử gặp lúc nghèo,
Vẫn giữ tròn lễ nghĩa.
Tiểu-nhơn mới làm giàu,
Ngạo-ngễ khinh-chê người.
|
|
74
Ẩm thực chi nhơn,
Nhơn giai tiện chi.
Hiếu lợi chi nhơn,
Nhơn giai ố chi.
|
Ý- NGHĨA :
Kẻ ham ăn uống,
Ai nấy đều chê.
Kẻ ham thủ lợi,
Ai nấy đều ghét.
|
|
75
Tân lai dị sơ,
Tọa cửu dị yếm.
|
Ý- NGHĨA :
Đến thường dễ sơ,
Ngồi dai dễ chán.
|
76
Dĩ tiểu-nhơn tâm,
Đạc quân-tử phục.
Quân-tử sở vi,
Tiểu-nhân bất thức.
|
Ý- NGHĨA :
Lấy lòng tiểu-nhân,
Độ bụng quân-tử.
Hành vi quân-tử,
Tiểu-nhân chẳng biết.
|
77
Thánh-nhơn tích đức,
Bất tích kỳ tài.
Quân tử mưu đạo,
Bất mưu kỳ thực.
|
Ý- NGHĨA :
Thánh nhơn chứa đức,
Chẳng chứa của tiền.
Quân-tử lo đạo,
Chẳng lo cơm gạo.
|
78
Phi kỷ chi sắc,
Quân-tử bất dâm.
Phi kỷ chi tài,
Quân-tử bất thủ.
Bất-nghĩa chi phú,
Thị như phù vân.
|
Ý- NGHĨA :
Chẳng phải vợ mình,
Quân-tử chẳng cần.
Chẳng phải của mình,
Quân-tử chẳng lấy.
Giầu-có bất-nghĩa,
Coi như mây rồi.
|
79
Cứu cấp trẩn bần,
Khoan tắc đắc chúng.
|
Ý- NGHĨA :
Cứu kẻ khổ, giúp người nghèo,
Lượng khoan hồng được lòng dân.
|
80
Bình thời giảng võ,
Loạn thế độc thơ.
Quân tử-kiến cơ,
Bất sĩ trung nhựt.
|
Ý- NGHĨA :
Thời bình tập võ,
Lúc loạn đọc sách.
Quân-tử nhắm dèo,
Chẳng đợi hết bữa.
|
81
Cùng tất hữu đạt,
Bỉ cực thái lai.
Đản hoạn vô tài,
Bất hoạn vô dụng.
Sự vô vọng động,
Tâm vô vọng tư.
|
Ý- NGHĨA :
Hết cùng tới đạt,
Hết bỉ tới thái.
Chỉ ngại không tài,
Chỉ lo vô dụng.
Tay không làm quấy,
Lòng không nghĩ bậy.
|
82
Quan bất tại ngu,
Phú bất tại lại.
|
Ý- NGHĨA :
Chẳng phải ngu dốt mà làm quan,
Chẳng phải lười biếng mà làm giầu.
|
83
Tự tri phận giả,
Bất khả vưu nhơn.
Tự tri mạng giả,
Bất khả oán thiên.
|
Ý- NGHĨA :
Tự biết phận mình,
Chẳng nên oán người.
Tự biết mạng mình,
Chớ khá trách trời.
|
84
Tri chỉ thường chỉ
Chung thân bất sỉ
Chi túc thường túc,
Trung thân bất nhục.
|
Ý- NGHĨA :
Biết nên thôi, cứ thôi,
Trọn đời Chẳng thẹn.
Biết là đủ, thường đủ,
Trọn đời chẳng nhục.
|
85
Minh minh hoàng-tổ,
Thùy huấn hữu ngũ.
Nội tác sắc hoang,
Ngoại tác cầm hoang.
Cam tửu, thị âm,
Tuấn vũ điêu lường.
Hữu nhứt vu thử,
Vị hoặc bất vong.
|
Ý- NGHĨA :
Vua văn-vương sáng suốt,
Để lại năm điều răn.
1- Trong đền ham sắc dục,
2- Ra ngoài thích săn bắn,
3- Mê rượu, 4- ưa âm nhạc,
5- Khoái nhà cao vách chạm.
Phạm một trong năm điều,
Chẳng khỏi mất nước nhà.
|
86
Huấn tử nghĩa-phương,
Thất hiếu giả bát :
Học vấn bất cần,
Đổ bác vong thân,
Tử sắc tranh đau,
Đạo thâu bôn tẩu,
Tranh tụng bại gia,
Tông tộc bất hòa,
Phụ mẫu bất ái.
Chi quá nhi cải,
Diệc khả vi hiền.
Hữu quá bất cải,
Thất hiếu vưu đại.
|
Ý- NGHĨA :
Dạy con đúng nghĩa-phương,
Thất hiếu có tám điều :
1- Học hỏi chẳng siêng năng,
2- Bài bạc làm hư thân,
3- Rượu gái với,
4- Đánh lộn,
5- Trộm cướp rồi chạy chốn,
6- Kiện tụng tan gia-sản,
7- Chẳng hòa với dòng họ,
8- Chẳng yêu mến cha mẹ.
Biết lỗi mà sửa đổi,
Cũng biết gọi là hiền.
Có lỗi mà chẳng sửa,
Thất hiếu càng nặng tội.
|
87
Giáo nữ chi pháp,
Tiên tránh kỳ thân :
Phụ nhơn nhâm thần,
Vật thực ác nhục,
Vật thính ai thinh,
Chánh đạo nhi hành,
Khẩu vô tà thuyết.
Ẩm thực thất tiết,
Cư sử thất thường,
Ngoại-cảm nội-thương,
Bệnh sanh đa trệ.
|
Ý- NGHĨA :
Phép dạy con gái,
Trước hãy sửa mình :
Đờn bà thai nghén,
Đừng ăn thịt độc,
Đừng nghe tiếng buồn,
Chơn đi đường thẳng,
Miệng tránh nói tà.
Ăn uống sái giờ,
Chỗ ở thất thường,
Ngoại-cảm nội-thương,
Bệnh-tình thêm nặng.
|
88
Nữ tử bất học,
Bất tri lễ nghi.
Nam tử bất học,
Bất đạt sự lý.
|
Ý- NGHĨA :
Con gái chẳng học,
Chẳng biết lễ nghi.
Nam tử bất học,
Chẳng thông sự lý.
|
89
Đọc thơ cầu lý,
Tạo chúc cầu minh.
Tử tôn tuy hiền,
Bất giáo bất minh.
Cung kiếm bất học,
Bất tri trương võ.
Văn tự bất học,
Bất tri thơ họa.
Dược tánh bất học,
Bất tri y-phương.
Lễ nhạc bất học,
Bất chi tế tự.
|
Ý- NGHĨA :
Đọc sách tìm lý,
Đốt đuốc soi sáng.
Con cháu tuy hiền,
Chẳng dạy chẳng biết.
Cung kiếm chẳng học,
Chẳng biết giương múa.
Văn tự chẳng học,
Chẳng biết viết vẽ.
Tính thuốc chẳng học,
Chẳng biết phương chữa.
Lễ nhạc chẳng học,
Chẳng biết cúng tế.
|
90
Vạn khoảnh lương điền,
Bất như bạc nghệ.
Thiên kim di tử,
Bất như nhứt kinh.
|
Ý- NGHĨA :
Muôn thủa ruộng nương tốt,
Chẳng bằng một nghề mọn.
Ngàn vàng để cho con,
Chẳng bằng một quyển sách.
|
PHẬT HỌC THƠ - XÃ
Chủ nhiệm : Đoàn Trung Còn
143,đường Đề Thám - Sài Gòn
………………………………………….
ĐỨC MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét