XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Tam thập lục kế - Binh pháp cầm quân-Tam quốc diễn nghĩa chú giải

1. Kế thứ nhất: Khổ nhục kế.
“Khổ nhục kế” là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch nhằm hoàn thành một mục đích nào đó. Ngay từ khởi đầu, Tào Tháo là người đầu tiên sử dụng kế này để thích sát Đổng Trác. Sau khi Viên Thiệu lệnh cho Đổng Trác đem quân Tây Lương vào kinh giúp vua dẹp loạn Thái Giám. Loạn đã dẹp yên thì Đổng Trác cũng phế vua, lập Hán Hiến Đế (khi đó 9 tuổi) lên ngôi, rồi tự phong mình làm Tướng Phụ, thao túng việc triều chính. Tất cả các văn thần võ tướng đều phẫn uất vì sự tàn ác và tham lam vô độ của Đổng Trác, nhưng không dám manh động vì thế lực của Đổng Trác lúc đó quá lớn.

Tào Tháo và Thất Tinh Đao
Tào Tháo, lúc đó chỉ là một Kiêu kỵ Hiệu Úy (một chức quan nhỏ, đảm trách việc giữ cửa cho Đổng Trác) cũng căm hận Đổng Trác tận xương, nhưng vẫn cúc cung tận tụy phục vụ chiếm lòng tin của Đổng Trác. Tào Tháo tận tụy đến nỗi được Đổng Trác cho vào trướng phủ mà không cần phải tra xét như tất cả người khác.
Biết được Đổng Trác tin mình, Tào Tháo bí mật gặp Tư Đồ Vương Doãn để mượn Thất Tinh Đao gia truyền, thanh đoản đao này được rèn từ một viên thiên thạch nên có thể chém sắt như chém bùn. Chỉ có thanh Thất Tinh Đao này mới đâm thủng được ngọc giáp mà Đổng Trác luôn mặc trong người.
Kế sách thất bại, Tào Tháo buộc phải lưu vong, chiêu binh mãi mã, tạo nên một trường ly loạn kịch tính nhất trong lịch sử Trung Hoa mà ta đã biết.

Tào Tháo – tự Mạnh Đức trên bước đường trốn chạy sự truy đuổi của Đổng Trác

Từ khi manh nha, cho đến khi hành động mất 12 năm, 12 năm để chiếm lòng tin của Đổng Trác, đúng là khổ nhục.
Sau này ở trận Xích Bích, Hoàng Cái một tướng tài của Đông Ngô, chịu đòn để hiến kế Khổ Nhục, hứa hẹn sẽ hàng Tào và đem thuyền lương đến hàng. Tuy nhiên khi phó hội Hoàng Cái chỉ đem quân ra đánh Tào, thuyền Hoàng Cái vốn không có lương thực, binh khí như lời hứa mà chỉ có đồ dẫn hỏa. Tướng Tào là Văn Sính đã nhìn rõ cái hành xử của Hoàng Cái không phù hợp với thư xin hàng, nhưng đã muộn.

Lão tướng quân Hoàng Cái với “khổ nhục kế” đánh lừa Tào Tháo làm nên thành công của trận Xích Bích lừng danh. Bốn mươi côn trượng mà Hoàng Cái phải chịu trước trướng lệnh Chu Du, đã làm Tào Tháo trúng kế khổ nhục này, mà bại trận tại Xích Bích.
2. Kế thứ hai: Mỹ nhân kế
“Mỹ nhân kế” là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được. Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế. Đời bao giờ cũng thế “anh hùng nan quá mỹ nhân quan”
Trong Tam Quốc, mỹ nhân kế liên quan đến một địa danh gọi là Phụng Nghi Đình, chính ở nơi này, Lữ Bố đã dùng Phương Thiên Họa Kích đâm vào kẻ hở ngọc giáp của Đổng Trác. Đổng Trác mạng vong cũng vì một sóng mắt giai nhân, được xem là một trong Tứ Đại Mỹ Nhân của Trung Quốc – Điêu Thuyền. Điêu Thuyền là nghĩa nữ yêu quý của quan Tư Đồ Vương Doãn, sắc đẹp khuynh quốc khuynh thành, am hiểu cầm kỳ thi họa.

Điêu Thuyền và quan Tư Đồ Vương Doãn

Mỹ nhân Điêu Thuyền
Sau khi Tào Tháo mưu sát Đổng Trác không thành, gia đình Vương Tư Đồ đang đứng trước họa sát thân, nguy hiểm gần kề, Tư Đồ đã sắp xếp cho Điêu Thuyền tình cờ gặp Lữ Bố vì thế đã thoát khỏi cảnh nhà bị tra xét.

Mã trung Xích Thố, nhân trung Lữ Bố.
Biết Lữ Bố “cắn câu”, Tư Đồ Vương Doãn đã sử dụng Điêu Thuyền cho một “mỹ nhân kế” lưu doanh thiên cổ. Vương Tư Đồ biết rõ tính háo sắc của Đổng Trác, nên cho Điêu Thuyền hầu trà. Không ngoài dự đoán, Đổng Trác cũng “dính câu”, nên triệu Điêu Thuyền vào cung làm phi cho Hán Hiến Đế.

Tướng Quốc Đổng Trác
Sau khi vào cung, Đổng Trác liền bí mật đem nàng về My Ổ (nơi ăn chơi trác táng của Đổng Trác), Điêu Thuyền mật báo cho Tư Đồ Vương Doãn, Tư Đồ rỉ tai cho Lữ Bố rằng “nghĩa nữ của ta không làm phi cho vua, mà làm thiếp cho Đổng Tướng Quốc tại My Ổ”.

Lữ Bố “hí” Điêu Thuyền
Lữ Bố lòng đau như cắt, nhưng không dám làm gì, vì Đổng Trác là nghĩa phụ. Điêu Thuyền đã than khóc, nói về sự ngược đãi và nỗi nhớ thương Lữ Bố khi gặp hắn ta. Xót người yêu, cũng như bị Vương Doãn tác động, Lữ Bố đã đâm chết Đổng Trác ở Phụng Nghi Đình. Điển cố này được lưu truyền cho đến ngày nay, là tiêu biểu cho thí dụ về Mỹ Nhân Kế.
3. Kế thứ ba: Khích tướng kế
“Khích tướng kế” là kế chọc giận đối phương, làm đối phương nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình. Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận. Nói về kế khích tướng thì có lẽ không ai qua được Gia Cát Khổng Minh, mà nạn nhân không ai xa lạ là Đại Đô Đốc lừng danh văn võ song toàn của Đông Ngô – CHU DU.

Ngọa Long tiên sinh, Gia Cát Khổng Minh

Đại Đô Đốc Đông Ngô Chu Du, tự Công Cẩn
Nhớ khi Khổng Minh qua Đông Ngô thuyết sứ liên minh Tôn – Lưu kháng Tào, Chu Du đã từ chối vì thấy không có lợi lộc gì cho Đông Ngô, chỉ có lợi cho Lưu Bị. Lúc đó Khổng Minh đã “khích” Chu Du như sau: Tào Tháo sau khi chiếm được Giang Đông, sẽ đem Giang Đông Nhị Tuyệt về Hứa Xương làm của riêng. Chu Du thắc mắc, Giang Đông Nhị Tuyệt là gì, thì Khổng Minh đáp đó là Đại Kiều và Tiểu Kiều – mỹ nhân Giang Đông. Khổng Minh vờ như không biết Tiểu Kiều là vợ của Chu Du, Đại Kiều là vợ Tôn Sách.

Giang Đông Nhị Tuyệt – Đại Kiều và Tiểu Kiều
Khi cứ tin rằng Tào Tháo muốn chiếm vợ mình, Chu Du nổi giận, và quyết định liên minh Tôn – Lưu kháng Tào. Cơn giận của Chu Du đã trúng vào kế khích tướng của Khổng Minh vậy. Cũng là khích tướng kế, cũng là Chu Du và Khổng Minh, và nạn nhân cũng giống như trên Ai mà nhận Chu Du làm idol, thì coi cái này chắc tức chết.
Sau khi Tôn-Lưu liên minh, Khổng Minh phải đại diện Lưu Bị ở lại Giang Đông, chịu sự điều động dưới trướng của Chu Du. Biết Khổng Minh tài trí hơn người, thần cơ diệu đoán, có thể là tai họa của Đông Ngô sau này, Chu Du lập kế giết Khổng Minh.
Chu Du lệnh cho Khổng Minh cầm quân đi đánh quân lương của Tào Tháo, Khổng Minh nhận lệnh mà không hề suy nghĩ điều gì. Lỗ Túc tham quân của Chu Du, mới hỏi Khổng Minh có biết là Chu Du đưa mình đi chết không? Khổng Minh cười nhạt và đáp: Đại Đô Đốc của Đông Ngô không đủ tài trí để đi đánh trận này đâu, tại hạ sẽ cho Chu Du mở rộng tầm mắt.

Lỗ Túc và Khổng Minh
Lỗ Túc về thuật lại lời của Khổng Minh cho Chu Du, nổi giận vì bị Khổng Minh xem thường, Chu Du phát lệnh xuất binh đánh quân lương Tào Tháo, mà không cần Khổng Minh ra tay. Lại một lần nữa Chu Du trúng kế khích tướng, và Khổng Minh thoát nạn sát thân.
4. Kế thứ tư: Liên hoàn kế
“Liên hoàn kế” là nối liền với nhau thành một dây xích, còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng “Liên hoàn kế”. Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.
Nói về Liên Hoàn Kế, ta phải nói đến Long Trung Tam Kế mà Khổng Minh hiến cho Lưu Bị nhằm lấy thiên hạ. Nếu Lưu Bị không dở dở ương ương, thì có lẽ kế sách này đã thành, thử hỏi với tài trí của ba anh em kết nghĩa chợ Vườn Chuối, quên! Vườn Đào mới đúng, thì bao nhiêu lâu mới trung hưng được Hán Thất.

Khổng Minh hiến “Long Trung Tam Kế” với bước thứ hai là lấy Tây Xuyên. Bản đồ Tây Xyên do Khổng Minh vẻ cho Lưu Bị

Lưu Bị – tự Huyền Đức

Quan Vũ – tự Vân Trường

Trương Phi – tự Dực Đức
Khổng Minh đã hiến kế liên hoàn như sau:
1. Lấy Kinh Châu.
2. Lấy Tây Thục.
3. Lấy thiên hạ.

Đào viên kết nghĩa
Khổng Minh đã tính toán được thời gian là 10 năm cho liên hoàn kế này, nếu không có 2 ông em trời ơi đất hỡi của Lưu Bị thì có lẽ kế liên hoàn này là hoàn mỹ nhất
5. Kế thứ năm: Phản gián kế
“Phản gián kế” là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch.

Bản đồ Trung Quốc thời Tam Quốc phân tranh
Trong trận Xích Bích, Chu Du đã dùng Phản gián kế để giết chết Đô đốc và Phó đô đốc Thủy sư của quân Tào là Sái Mạo và Trương Doãn. Hai người này tinh thông thủy chiến, là Đề đốc Thủy sư trước đây của Kinh Châu – Lưu Biểu. Sau khi Kinh Châu lọt vào tay quân Tào, Sái Mạo và Trương Doãn hàng Tào và được phong làm Đô đốc và Phó đô đốc phụ trách đóng chiến thuyền và huấn luyện thủy quân ở Động Đình hồ.

Nơi này gọi là cửa Xích Bích, ngày nay là di tích ở Trung Quốc
Tào Tháo có ưu tư của Tào Tháo, khi Tôn – Lưu liên mình, quân Lưu Bị đánh bộ thiện chiến, còn quân Tôn Quyền – Chu Du thì tinh thông thủy chiến. Chu Du có ưu tư của Chu Du, khi Đô đốc Thủy sư của quân Tào không hề kém cạnh Chu Du.
Biết được ưu tư của Tào Tháo, Tưởng Cán, một tham quân dưới trướng, hiến kế chiêu hàng Chu Du, vì Tưởng Cán là bạn đồng môn trước đây của Chu Du,

Chu Du để Tiểu Kiều hầu rượu cho mình và Tưởng Cán. Tiểu Kiều cũng là một mắc xích trong kế phản gián này
Tưởng Cán một mình vượt sông Trường Giang qua đất Đông Ngô gặp Chu Du. Chu Du biết rõ mục đích của Tưởng Cán nên giả vờ vui mừng vì gặp lại bạn cũ, mời Tưởng Cán vào trướng uống rượu hàn huyên rồi cho ngủ chung giường với mình trong trướng lệnh
Thực ra Chu Du đã giả say ngủ mê mệt không biết gì để Tưởng Cán mặc sức lục lạo các công lệnh, mật thư được bày hớ hênh la liệt trên bàn. Chu Du còn giả mớ ngủ nói “vài ngày nữa ta sẽ lấy đầu Tào tặc”.
Tưởng Cán tìm được một bức mật thư mang tên Sái Mạo gởi cho Chu Du với nội dung sẵn sàng phản Tào, dẫn quân Kinh Châu (lúc đó thuộc Tào rồi) nội công ngoại kích một trận chém đầu Tào Tháo. Tưởng Cán giấu bức mật thư đó vào trong tay áo, rồi sáng sớm khi Chu Du còn ngủ đã không từ mà biệt quay về phương Bắc.

Sái Mạo – Đô đốc Thủy sư của Tào Tháo
Tưởng Cán trình bức mật thư đó cho Tào Tháo, nổi giận Tào Tháo lập tức chém đầu Sái Mạo và Trương Doãn, rồi giao chức Đô Đốc Thủy Sư cho Vu Cấm, còn Mao Giới lĩnh chức Phó Đô Đốc. Hai tướng này không hề có kinh nghiệm thủy chiến nên kết quả trận Xích Bích ra sao, chắc ai cũng rõ.
Chỉ với một kế phản gián, Chu Du đã loại được ưu tư của mình, đưa Tào Tháo vào thế không còn chọn lựa. Nói cho cùng, Tào Tháo vì nghi ngờ Sái Mạo từ trước nên đã không ngần ngại chém. Thương cho Sái Mạo, nếu Sái Mạo không dâng Kinh Châu cho Tào Tháo mà quyết chiến một trận rồi sau đó mới hàng thì có lẽ sẽ không bị chém chết như thế. Bán chúa cầu vinh không bao giờ có kết cuộc tốt đẹp cả.
6. Kế thứ sáu: Không thành kế.
“Không thành kế” là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ. Kế này có hai loại:
- Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát.
- Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt “Không thành kế” thực ra là một cách tạo nghi ngờ cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định. Nói về không thành kế, phải nhắc đến chuyện Khổng Minh lừa Tư Mã Ý ở Tây Thành. Sau khi Mã Tốc làm mất Nhai Đình, đường quân lương của Tây Thục bị đứt, Khổng Minh quyết định lui binh và đem hết quân lương của mình ở Tây Thành làm hành trang trên đường về Thục quốc.

Mã Tốc – chủ tướng (phải), không nghe lời khuyên của Vương Bình – phó tướng (trái), để mất Nhai Đình, làm mất đường vận lương của Tây Thục. Tư Mã Ý quyết bắt cho được Khổng Minh hầu kết thúc cuộc chiến. Biết Khổng Minh sẽ vận lương về Thục, Tư Mã Ý đem 10 vạn quân thiết kỵ tiến đánh Tây Thành. Tây Thành là một thành nhỏ tựa lưng vào núi, dùng để chứa quân lương của Tây Thục, nên binh giữ thành đa số là già yếu, tất cả quân sĩ đều theo lệnh rút về Tây Thục chỉ để lại 1 vạn để tải lương, không thể chống lại 10 vạn quân của Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý – Đại Đô Đốc Bắc Ngụy.
Biết rõ thực lực của mình, Khổng Minh đã ra lệnh mở toang 4 cửa thành, sai vài quân sĩ giả dạng thường dân, đứng quét rác ngoài cổng thành như không biết chuyện gì xảy ra. Đồng thời Khổng Minh cũng ra lệnh hạ xuống tất cả cờ xí và bảo binh lính rút đi hết. Một mình lên mặt thành ngồi đánh đàn chờ Tư Mã Ý.

Khổng Minh ngồi đánh đàn trên mặt thành chờ quân Tư Mã Ý
Tư Mã Ý vốn tính đa nghi, thấy 4 cửa thành mở toang, không một bóng người, ngoại trừ vài “người dân” đang quét rác trước cổng, lại thấy thế núi chung quanh thành âm u đáng ngại nên tưởng rằng Khổng Minh đã sắp xếp phục binh. Tư Mã Ý đã quyết định lui binh, Khổng Minh thoát nạn sát thân, quân lương không mất vì kế “không thành” này
Khi Tư Mã Ý biết là nghi binh chứ không phải phục binh thì đã muộn. Khổng Minh đã rút lui an toàn về Tây Thục.
7. Kế thứ bảy: Hư trương thanh thế
“Hư trương thanh thế” là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Khi đem quân đi đánh Đông Ngô, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Khi Khổng Minh vào gặp Tôn Quyền, Lỗ Túc có dặn dò Khổng Minh rằng: đừng nói thật thực lực quân Tào Tháo cho Tôn Quyền biết, Lỗ Túc tuy ở phe chủ chiến nhưng vẫn trúng kế hư trương thanh thế này của Tào Tháo. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.

Tôn Quyền – tự Trọng Mưu, Chúa Công Đông Ngô tuổi trẻ tài cao.

Chu Du nhận kiếm lệnh từ Tôn Quyền, thống lĩnh ba quân Đông Ngô kháng Tào
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ. Tiếc thay, kế này của Tào Tháo không thể qua mắt Chu Du, chứ đừng nói đến Khổng Minh.
8. Kế thứ tám: Lạc tỉnh hạ thạch
“Lạc tỉnh hạ thạch” là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng. Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt. Căn bản triết lý của “Lạc tỉnh hạ thạch” là chi phối được thì mới chiếm đoạt
được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta. Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn “Lạc tỉnh hạ thạch” nhất. Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn tránh cho Lưu Bị một trường huyết chiến với Viên Thiệu, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình ở Từ Châu…

Lữ Bố bắn kích ở Viên Môn
Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu vì không nghe lời khuyên bảo của Trần Cung, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố. Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc “Lạc tỉnh hạ thạch” hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

Lữ Bố bị quân Tào Tháo bắt trong trận chiến ở Từ Châu

Lưu Bị với quỷ kế “Lạc tỉnh hạ thạch” không cho Lữ Bố một con đường sống.

Điêu Thuyền khâm liệm cho Lư Bố Dùng kế này không phải Lưu Bị giả nhân giả nghĩa mà là một kế sách tiêu hao bớt binh lực của Tào Tháo những ngày sau. Vô độc bất trượng phu.
9. Kế thứ chín: Tá đao sát nhân
Mượn dao giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù. Nói đến kế sách này, phải nhắc đến cuộc đấu trí gay cấn giữa Khổng Minh và Chu Du. Biết Khổng Minh tài trí hơn người có thể là tai họa của Đông Ngô sau này, Chu Du lập kế mượn tay Tào Tháo giết chết Khổng Minh, tiếc thay kế này của Chu Du bị Khổng Minh “đọc” được nên bất thành. Lợi dụng Khổng Minh phải phục vụ dưới trướng mình trong liên minh Tôn – Lưu, cũng như biết rõ cách hành binh của Tào Tháo là đánh vào quân lương của địch. Chu Du đã nhắc Khổng Minh về chiến thắng của Tào Tháo ở Quan Độ trong trận chiến với Viên Thiệu, khi đó, Tào Tháo đã đánh vào kho lương của Viên Thiệu ở Quan Độ, làm cho quân tình của Viên Thiệu rối loạn, không đánh mà tan.

Viên Thiệu trong trận chiến ở Quan Độ
Với cách hành binh như thế, nên Tào Tháo rất chú trọng việc canh chừng quân lương, thường là cho quân tinh nhuệ canh giữ nghiêm ngặt, nên việc đánh vào quân lương Tào Tháo là việc cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
Trong trận Xích Bích, trại lương Tào Tháo được đặt trên đỉnh Thiên Sơn và được 3 vạn quân bản bộ canh giữ. Chu Du đã ra lệnh cho Khổng Minh dẫn 2000 thiết kỵ đi đánh trại lương, thì chẳng khác nào mượn tay Tào Tháo để giết Không Minh vậy. Cũng may, Khổng Minh “đọc” được kế này và trả lại bằng một kế khích tướng mà thoát nạn.
10. Kế thứ mười: Sấn hỏa đả kiếp
Tranh thủ nhà cháy mà đánh cướp, lợi dụng lửa để hành động. Có hai loại “Sấn hỏa đả kiếp”: Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp. Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta. Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta. Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có. Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ.
Lưu Bị, trước trận Xích Bích, chỉ là một lãnh chúa nhỏ nắm trong tay một thành Tương Dương người thưa quân ít. Quân có vài ngàn, tướng có Quan Trương Triệu 3 người. Sau “tam cố thảo lư” mời được Khổng Minh mới có liên hoàn kế “Long Trung Tam kế” mà bước đầu tiên là lấy Kinh Châu.

Lều cỏ Khổng Minh ở Ngọa Long Cương
Lợi dụng thất bại của Tào Tháo ở Xích Bích, Tào Tháo phải lui quân về Hứa Xương vì Mã Đằng và Hàn Toại “đâm sau lưng”, chỉ để lại Tào Nhân trấn giữ Nam Quận (cửa ngõ đi vào Kinh Tương - thủ phủ của Kinh Châu). Đông Ngô của Tôn Quyền và Lưu Bị đều muốn chiếm Kinh Châu, nhưng không ai dám động thủ trước. Khổng Minh đã sử dụng kế Vô Trung Sinh Hữu (sẽ diễn giải chi tiết vào các bài sau) để lừa Chu Du đi đánh Nam Quận.

Tào Nhân, mãnh tướng của Tào Tháo, trấn giữ thành Nam Quận
Trận công thành Nam Quận, Chu Du trúng kế mai phục của Tào Nhân, trúng một tên độc, và cũng đã trả lại Tào Nhân một trận mai phục bằng cách giả chết khiến Tào Nhân dẫn đại quân từ Nam Quận công thẳng vào trại doanh Đông Ngô. Khi hai bên còn đang giằng co thì Khổng Minh đã sai Triệu Tử Long dẫn quân vào chiếm Nam Quận, sau đó dùng ấn tín của Tào Nhân lừa các thành trì khác để rồi Quan Công và Trương Phi mỗi người chiếm giữ một thành.
Kế Sấn Hỏa Đả Kiếp làm cho Chu Du hộc máu, tội nghiệp idol của người ta quá.
11. Kế thứ mười một: Giương Đông Kích Tây
Giương Đông kích Tây, vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại.
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Điều kỵ khi dùng kế ” Giương đông kích tây” là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động. Sau khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo cùng tàn quân bị Khổng Minh sai Trương Phi và Triệu Tử Long truy sát nhưng không giết, chỉ thu lấy binh khí.

Triệu Vân, tự Tử Long
Khổng Minh xem thiên văn, biết được số của Tào Tháo chưa tận, nên đã sử dụng kế Giương Đông Kích Tây ở Hoa Dung Đạo để Quan Công và Tào Tháo làm nên một điển cố lừng danh thời Tam Quốc là “Hoa Dung Đạo, Quan Công tha Tào”
Hoa Dung Đạo có hai con đường để về Nam Quận, một con đường lớn xa hơn 50 dặm và một con đường nhỏ chỉ có 20 dặm. Mọi người khuyên Tào Tháo nên đi đường lớn vì đường nhỏ chắc chắn có phục binh, nhưng Tào Tháo không nghe. Vì cho rằng Gia Cát Lượng đang sử dụng kế Giương Đông Kích Tây đốt lửa trong đường nhỏ, thực ra đường lớn mới có phục binh. Đi tiểu lộ Tào Tháo tái ngộ Quan Công và đúng như dự đoán của Khổng Minh, Quan Công đã tha Tào.
12. Kế thứ mười hai: Ám độ Trần Thương.
Ải Trần Thương là yết hầu dẫn đến Trung Nguyên.
Kế “Ám độ Trần Thương” là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua.
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau. Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương. Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời. Sau khi bị Lưu Bị lừa lấy mất Kinh Châu, Chu Du đã sai Lỗ Túc đi thuyết khách đòi lại sau khi thế tử Lưu Kỳ – kế vị Lưu Biểu, cai quản Kinh Châu – qua đời. Khổng Minh xin bên Đông Ngô ở lại Kinh Châu cho đến khi lấy được Tây Thục. Biết Khổng Minh và Lưu Bị chẳng bao giờ “nhả” Kinh Châu ra, Chu Du đã sử dụng kế Ám Độ Trần Thương để bí mật tiến đánh Kinh Châu bắt ngờ.
Chu Du thông báo cho Lưu Bị rằng quân Đông Ngô sẽ lấy Tây Thục giúp cho Lưu Bị và mượn đường đi ngang Kinh Tương để tiến vào đất Thục. Khổng Minh sau khi đọc văn thư thông báo mượn đường Kinh Tương đã nhận ra ngay mưu kế này của Chu Du. Một trận phục binh do Trương Phi và Triệu Tử Long thống lĩnh đã đánh tan tác quân Đông Ngô ngay tại cửa ngõ Kinh Tương. Kế Ám Độ Trần Thương bất thành. Idol Chu Du lại “hộc máu” trong trướng lệnh.

Trước khi lui quân về Giang Đông theo hướng Đông Nam mà Khổng Minh đã mở cho, Chu Du đã uất ức quay lại nhìn Kinh Châu lần cuối.
13. Kế thứ mười ba: Man thiên quá hải
Kế Man thiên quá hải là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù.
Kế Man thiên đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.
- Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt.
- Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí.
Khổng Minh cũng lợi dụng sương mù, không phải để quăng lựu đạn, mà làm nên một điển cố “thuyền cỏ mượn tên”. Sau khi thất bại trong việc mượn tay Tào Tháo giết Khổng Minh, Chu Du đã đem quân lệnh buộc Khổng Minh phải nộp 100 ngàn mũi tên trong 10 ngày. Khổng Minh không những không do dự mà còn nói rằng chỉ cần 3 ngày là xong. Quân lệnh trạng được Khổng Minh viết trước mặt Chu Du, nếu việc không hoàn thành đúng thời hạn, trảm theo quân pháp.
Đến ngày thứ ba, Khổng Minh xin Lỗ Túc cho mình 10 chiếc thuyền nhỏ, trên thuyền chất đầy cỏ khô, để mình đi lấy tên. Khổng Minh cùng Lỗ Túc đi đến trước hạm thuyền của Tào Tháo ở Xích Bích đánh trống khiêu chiến, sương mù dày đặc, Tào Tháo vốn đa nghi, sợ Chu Du phục binh nên lệnh cho quân sĩ không xuất chiến mà chỉ dùng loạn tiển bắn vào các chiến thuyền Chu Du. Không những dưới thuyền bắn qua, Tào Tháo còn ra lệnh trên bờ bắn xuống nữa. Không đầy một canh giờ, 10 chiếc thuyền cỏ của Khổng Minh đã chi chít tên cắm vào, Khổng Minh ra lệnh lui thuyền và thu tất cả 130 ngàn (dư 30 ngàn) mũi tên đó nộp cho Chu Du.

Thuyền cỏ mượn tên
Với kế “Man thiên quá hải” Khổng Minh đã lừa lấy được tên của Tào Tháo và làm cho Chu Du bái phục thốt lên “Người này tài trí hơn ta bội phần”.
14. Kế thứ mười bốn: Cầm tặc cầm vương
Cầm tặc cầm vương là dẹp giặc phải bắt chúa giặc. Kinh Châu có 9 quận. Sau khi Khổng Minh dùng kế “Sấn hỏa đả kiếp” lấy được 5 quận của Kinh Châu, Lưu Bị lo ngại vì 5 quận này đều “bốn bề thọ địch”, Mã Lương – Kinh Châu tài tử – đã hiến kế cho Lưu Bị là lấy tiếp 4 quận còn lại của Kinh Châu là Linh Lăng, Quế Dương, Hàn Đương và Trường Sa. Bốn quận này thái bình, các chiến cuộc chưa bao giờ xảy đến ở đấy nên rất thích hợp cho việc nuôi quân, ủ lương của Lưu Bị. Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ, tuổi già sức yếu, nên giao tất cả việc quân cơ cho Lưu Hiền, là con trai độc nhất mà Lưu Độ hết mực yêu thương hơn cả tính mạng mình. Tướng giữ thành là Hình Đạo vinh, một kẻ văn dốt võ nát nhưng cái miệng thì … Trận đầu tiên, Hình Đạo Vinh bị Trương Phi bắt đem về, Khổng Minh tha chết và giao nhiệm vụ đến đêm mở cửa thành cho Lưu Bị tiến quân vào.

Trương Phi đánh thành Linh Lăng
Hình Đạo Vinh về tâu với Lưu Độ rằng minh đã dùng kế trá hàng để dụ Lưu Bị và Khổng Minh vào thành cho Lưu Độ bắt để lập công với triều đình. Biết Hình Đạo Vinh sẽ lập kế phục binh, Khổng Minh đã “tương kế tựu kế” cho người giả làm Lưu Bị đêm đó công hạ thành Linh Lăng. Lưu Bị “giả” thua bỏ chạy khỏi thành, Hình Đạo Vinh và Lưu Hiền đuổi theo rồi lọt vào ổ phục kích của Trương Phi. Kết quả là Hình Đạo Vinh bị Trương Phi chém chết còn Lưu Hiền thì bị bắt.
Lưu Bị đem Lưu Hiền trả lại cho Lưu Độ, cảm kích ơn tha mạng Lưu Độ đã dâng thành Linh Lăng cho Lưu Bị. Kế “Cầm tặc cầm vương” của Khổng Minh đã thành công mỹ mãn.
15. Kế thứ mười lăm: Dĩ dật đãi lao
Kế Dĩ dật đãi lao là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Nói về kế sách này phải nói đến cuộc chiến ở Kỳ Sơn của Tư Mã Ý và Khổng Minh. Trong cuộc chiến này, quân Tây Thục của Khổng Minh phải vận lương hết sức cực khổ từ Tây Xuyên đến Trung Nguyên, đường xa hàng ngàn dặm lại phải đi qua núi non trùng điệp gặp trời mưa bão, đường xá hư hỏng nên việc chuyển lương hết sức khó khăn. Khổng Minh muốn tốc chiến tốc thắng vì vấn đề quân lương đang là mối lo rất lớn. Trong khi đó Tư Mã Ý biết được điều này nên đã kiên thủ không đánh dù Khổng Minh đã dùng nhiều kế để khích nộ các tướng sĩ Bắc Ngụy.

Quân Tây Thục vận lương bằng “Mã Ngưu xa” – Khổng Minh chế ra xe này để vận lương qua sạn đạo
Thậm chí Khổng Minh còn gởi cẩm bào phụ nữ cho Tư Mã Ý với ngụ ý nói rằng Tư Mã Ý nhút nhát như đàn bà. Các tướng sĩ Bắc Ngụy đều căm tức xin Tư Mã Ý được ra trận sống chết với quân Tây Thục rửa mối nhục bị coi thường này. Trước trướng lệnh, Tư Mã Ý đã nói với các sĩ tốt của mình như sau: “Các chư tướng hãy nghe ta! Hãy kiên thủ khộng đánh, chiến thắng ắt sẽ thuộc về ta. Chậm lắm là một tuần trăng nữa!”

Đại Đô Đốc Bắc Ngụy Tư Mã Ý – tự Trọng Đạt
Đúng như dự đoán, quân lương của Tây Thục đến chậm. Khổng Minh phải dùng kế cướp lương của Tư Mã Ý làm nên một trận lửa ở Thương Dương Cốc, rồi hộc máu vì không “đốt” được quân của Tư Mã Ý hầu chấm dứt chiến dịch Bắc Phạt.

Tư Mã Ý định tự sát ở Thương Dương Cốc, nhưng bổng nhiên trời đổ mưa. Trời cứu Tư Mã Ý, đến nổi Gia Cát Lượng phải hộc máu thốt lên “Trời giúp Ngụy không giúp Thục”
Tư Mã Ý đã lần đầu tiên đưa Khổng Minh vào thế không còn chọn lựa. Cái hay của kế “Dĩ dật đãi lao” trong trường hợp này là chỗ đó.
16. Kế thứ mười sáu: Tẩu vi kế
Tẩu kế nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Lại có câu: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Tẩu kế không phải là chạy dàị Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lạị Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng. Đáng lẽ kế này làm phần kết của series, nhưng đã hứa với một người nên phải type trước. Cái chạy hay nhất trong Tam Quốc Chí là cái chạy của Khổng Minh và Lưu Bị khỏi thành Tân Dã về Giang Hạ. Khi Tào Tháo đem đại quân công phạt Kinh Châu, Lưu Biểu lúc đó đã chết, Lưu Tông con trai thứ được Sái Mạo đưa lên làm Thích Sử Kinh Châu đã không chiến mà hàng, dâng Kinh Tương cho Tào Tháo.

Lưu Biểu, tự Cảnh Thăng – Thích sử Kinh Châu
Lúc đó Lưu Bị đang đóng ở thành Tân Dã, là một thành nhỏ cách Kinh Tương không xa, biết Tào Tháo sẽ đem đại quân đánh Tân Dã đến nơi, Khổng Minh bày Tẩu kế cho Lưu Bị - là bỏ thành Tân Dã mà rút về Giang Hạ, nơi có năm vạn quân của Lưu Kỳ – con trai trưởng của Lưu Biểu – đang trấn giữ.

Triệu Tử Long đoạn hậu, bảo vệ gia quyến Lưu Bị trong cuộc rút chạy khỏi Tân Dã
Trên bước đường rút chạy, Khổng Minh đã bày kế làm chậm bước chân quân Tào bằng trận hỏa ở Tân Dã, bằng trận thủy ở sông Yên, bằng phục binh ở Gò Bác Vọng. Nhưng cũng suýt chết vì Lưu Bị nhất quyết đem dân chúng ở Tân Dã đi theo. Kế cùng, Khổng Minh sai Quan Công dùng ngựa Xích Thố đến Giang Hạ nhờ Lưu Kỳ đem thuyền tới bến Giang Tân đón Lưu Bị

Xem Kinh Châu địa đồ, để thấy rõ hơn cuộc rút chạy khỏi Tân Dã
Lưu Kỳ đã đúng hẹn ở bến Giang Tân cứu cho Lưu Bị khỏi họa sát thân, lại cho Lưu Bị dùng Giang Hạ làm căn cứ kháng Tào và vĩnh kết liên minh với Đông Ngô. Đây là kế tẩu để thực hiện một kế sách lâu dài của Khổng Minh. Tẩu kế này đã giúp cho Lưu Bị lấy Kinh Châu sau này.
17. Kế thứ mười bảy: Tá thi hoàn hồn
“Tá thi hoàn hồn” nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Khi yếu thế, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình. Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà. Trương Lỗ ở Hán Trung tấn công vào Ích Châu (Tây Xuyên – Thục quốc) của Lưu Chương. Biết thế địch mạnh và biết sức không địch lại quân Hán Trung của Trương Lỗ. Lưu Chương đã theo lời hiến kế của Trương Tùng và Pháp Chính mời quân Kinh Châu của Lưu Bị vào Xuyên Thục, để chống Trương Lỗ. Lưu Bị đem theo 2 tướng là Hoàng Trung và Ngụy Diên cùng quân sư Bàng Thống đóng quân 5 vạn của mình ở ải Gia Minh trên đất Xuyên Thục. Tất cả quân lương của Lưu Bị đều được Xuyên Thục chu cấp đầy đủ.

Ngụy Diên, tự Vân Trường, tướng giũ thành Trường Sa – Kinh Châu
Lưu Bị đã đánh tan quân Trương Lỗ, đem lại thái bình cho Xuyên Thục, nhờ vào kế “Tá thi hoàn hồn” này của Trương Tùng. Nhưng hỡi ôi, Trương Tùng không thể nào đọc được kế “Thuận thủ khiên dương” của Khổng Minh nhằm chiếm Tây Thục làm căn cứ để lấy thiên hạ trong Tam Trung Long kế. Sau này, Lưu Chương lại mời ngược Trương Lỗ vào Xuyên Thục để đánh Lưu Bị, thì lại dính vào kế “Phao chuyên dẫn ngọc” của Khổng Minh nên mất nước Thục vào tay Lưu Bị
Kế này nếu không có cái đầu siêu việt thì chắc chắn sẽ mang đến tai họa.
18. Kế thứ mười tám: Thuận thủ khiên dương
Thuận tay bắt dê, phải tranh thủ nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tay. Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ. Biết Lưu Chương – Thích sử Ích Châu (Tây Xuyên – Thục quốc) – là người nhu nhược, trước hay sau Ích Châu cũng mất vào tay Tào Tháo hay Trương Lỗ. Khổng Minh đã khuyên Lưu Bị tận dụng mối quan hệ họ hàng xa làm quen với Lưu Chương, để chiếm Ích Châu sau khi đã chiếm được Kinh Châu.

Khổng Minh hiến kế “Thuận thủ khiên dương”
Lưu Bị vốn nhân nghĩa, khi không đủ “lý” để tấn công Xuyên Thục, thì bất ngờ nhận được lời kêu cứu của Lưu Chương vào Xuyên chống Trương Lỗ. Và cũng vì “nhân nghĩa” nên Lưu Bị đã dẫn quân vào Xuyên để “giúp đở họ hàng”. Trời đã giúp Lưu Bị để Khổng Minh và Bàng Thống sử dụng các kế khác giúp Lưu Bị đoạt Xuyên. Nói về nắm bắt thời cơ, ít ai qua được Khổng Minh.
19. Kế thứ mười chín: Di thi giá họa
Kế “Di thể giá họa” là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa. Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Khi Lưu Bị đánh tan quân Trương Lỗ ở ải Gia Minh, vì muốn Lưu Bị phải quay về Kinh Châu sợ để lâu sinh họa, nên Lưu Chương đã cấp lương cho Lưu Bị thiếu thốn và chậm chạp, Bàng Thống đã khuyên Lưu Bị nhân dịp này đánh chiếm Tây Xuyên, nhưng thấy rằng Lưu Chương là họ hàng Hán Thất, lại vô cớ cướp nhà người nên Lưu Bị hết sức băn khoăn. Bàng Thống đã sử dụng kế “Di thi giá họa” để tìm cho Lưu Bị một cái cớ để đánh chiếm Tây Xuyên.

Phụng Sồ Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên
Bàng Thống đã thảo một bức mật thư cho Trương Tùng – quân sư của Lưu Chương – với nội dung rằng nhờ Trương Tùng mở cửa thành vào nữa đêm để Lưu Bị dẫn quân vào đánh úp Lưu Chương. Bàng Thống đã bảo người đưa thư đưa “nhầm” thư đó cho bào huynh của Trương Tùng là Trương Hào. Đang đêm, Trương Hào vào cung bẩm báo sự việc cho Lưu Chương. Trương Tùng lập tức bị chém đầu còn Lưu Chương theo kế của Hoàng Quyền mời quân Trương Lỗ vào Xuyên để đánh Lưu Bị. Đến lúc này, Lưu Bị không còn quân lương lại bị binh Trương Lỗ tấn công nên buộc lòng phải rút về Kinh Châu. Kế “Di thi giá họa” của Bàng Thống thành công, tạo hiềm khích cho Lưu Bị và Lưu Chương, để rồi hy sinh ở gò Lạc Phụng cho kế “Kim thiền thoát xác”, khiến Lưu Bị phải quay quân trở lại đánh Tây Xuyên.
20. Kế thứ hai mươi: Kim thiền thoát xác Ve sầu lột xác, sử dụng bộ dạng mới để làm quân địch bất ngờ trở tay không kịp
Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu hoặc chờ một cơ hội phản công khác. Kế “Kim thiền thoát xác” có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được. Lưu Bị dẫn đại quân từ Tây Xuyên trở về Kinh Châu trên đường phải đi ngang qua một nơi gọi là Gò Lạc Phụng. Đây là nơi rất dễ phục binh, biết chắc Lưu Chương sẽ cho người phục binh ở đây nên Bàng Thống đã quên mình cho kế “Kim thiền thoát xác”.

Lưu Bị và Bàng Thống trên đường về Kinh Châu, sắp đi qua Gò Lạc Phụng
Bàng Thống mượn ngựa Đích Lư của Lưu Bị dẫn hai ngàn quân đi tiền trạm. Quân Tây Xuyên thấy ngựa Đích Lư nên nhầm tưởng Bàng Thống là Lưu Bị, nên đã tập trung loạn tiễn vào đó. Bàng Thống trúng tên chết ở Gò Lạc Phụng. Lưu Bị đau lòng cực độ khi hai ngàn quan tiền trạm và Bàng Thống chết tất. Đã dẫn quân quay lại Tây Xuyên đánh Lưu Chương.
Lưu Bị quyết định quay lại đánh Tây Xuyên
Kế “Kim thiền thoát xác” này giá là một Phụng Sồ Bàng Thống thật quá đắt cho Lưu Bị!
21. Kế thứ hai mươi mốt: Phao chuyên dẫn ngọc
Ném gạch đưa ngọc đến, đưa miếng nhỏ ra để dụ địch nhằm đạt cái lợi lớn hơn. Tức là dùng một tiểu vật để đạt được một đại vật. Giống như câu “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô” Khổng Minh đã dùng kế này để chiêu hàng Mã Siêu. Sau này Mã Siêu là một trong Ngũ Hổ Tướng của Lưu Bị gồm: Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Mã Siêu, con trai Mã Đằng, uy vũ dũng mãnh không thua kém Lữ Bố. Tướng tiên phong của quân Tây Lương. Sau khi Mã Đằng bị Tào Tháo giết chết vì phát hiện ra kế trá hàng. Quân Tây Lương tan vỡ, Mã Siêu dẫn tàn quân 2 vạn về đầu quân dưới trướng Trương Lỗ ở Hán Trung. Biết Mã Siêu là hãn tướng, Trương Lỗ rất mực tin dùng, còn định gã con gái cho, nhưng Dương Tùng – quân sư của Trương Lỗ – ngăn cản . Khi Lưu Chương đồng ý cắt 20 quận Xuyên Thục cho Trương Lỗ để nhờ quân Trương Lỗ đánh đuổi Lưu Bị khỏi Tây Xuyên. Mã Siêu được lệnh tấn công quân Lưu Bị tại ải Gia Minh, một trận đấu lưu danh thiên cổ giữa Trương Phi và Mã Siêu hơn 300 hiệp bất phân thắng bại, từ sáng đến tối. Lưu Bị ở trên thành theo dõi cuộc chiến, rất thích Mã Siêu nhưng không biết làm cách nào để mang về.
Trương Phi đấu với Mã Siêu
Biết ý muốn Lưu Bị, Khổng Minh đã dùng kế “Phao chuyên dẫn ngọc” đem Mã Siêu về cho Lưu Bị. Biết Dương Tùng – quân sư của Trương Lỗ – là một kẻ tham lam, Khổng Minh đã cho người đem ngọc ngà châu báu đến tặng cho Dương Tùng, rồi rỉ tay Dương Tùng rằng Mã Siêu sau khi đuổi được Lưu Bị, có thể chiếm lấy Tây Xuyên làm đối trọng với Trương Lỗ.
Xét thấy việc đó là “điều chắc chắn xảy ra”, Dương Tùng đã tâu với Trương Lỗ và ra cho Mã Siêu 3 điều quân lệnh.
1. Trong một tháng phải phá được quân Lưu Bị
2. Phải bắt sống được Lưu B
3. Phải tiến quân vào Tây Xuyên.
Dĩ nhiên 3 điều trên khó như lên trời. Mã Siêu lập tức bị Trương Lỗ triệu về Hán Trung, nhưng khi đến Thành Đô – thủ phủ của Hán Trung – thì giáp sĩ đã không cho Mã Siêu vào thành vì sợ Mã Siêu làm phản. Không còn đường để đi, Mã Siêu đành dựng trại ngoài cổng thành.

Mã Đằng, cha Mã Siêu, bị Tào Tháo bắt sau khi kế trá hàng thất bại
Khổng Minh đã tới thuyết khách Mã Siêu về với Lưu Bị bằng câu chuyện cái chết của Mã Đằng – cha Mã Siêu dưới tay Tào Tháo. Và việc hưởng ứng huyết thư giết giặc Phò Hán của Hán Hiến Đế mà Lưu Bị và Mã Đằng là những nhân tố tích cực. Với một kế “phao chuyên dẫn ngọc”, Khổng Minh đã mang về cho Lưu Bị một hãn tướng mà Tào Tháo rất thèm muốn.
22. kế thứ hai mươi hai: Chỉ tang mạ hòe
“Chỉ tang mạ hòe” là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
Trong trận đại chiến với đại quân của Viên Thuật, gặp lúc lương thảo thiếu thốn, Vương Hậu là quan coi việc quân lương của Tào Tháo vào bẩm báo rằng quân lương chỉ còn đúng 3 ngày. Tào Tháo bèn lệnh cho Vương Hậu chỉ cấp phát lương cho các trại một nửa ngày thường. Bị ăn đói, binh lính kêu than. Thấy vậy Tào Tháo mới lập kế đổ tội cho quan coi lương Vương Hậu là lừa dối trong cấp phát lương rồi chém lấy đầu Vương Hậu. Quân Tào từ đấy sợ không dám kêu ca nữa mà hết lòng đánh Viên Thuật.

Tào Tháo bêu đầu Vương Hậu trước trướng lệnh, rồi ban rượu thịt cho binh sĩ ăn nhậu no say
Kế “chỉ tang mạ hòe” của Tào Tháo thật “vô tiền khoáng hậu”!
23. Kế thứ hai mươi ba: Lý đại đào cương.
Mận chết thay đào, đưa người khác ra thế thân gánh vác tai họa cho mình.Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.Lại nói tiếp về chuyện Tào Tháo, trên đường dẫn đại quân đi đánh Viên Thiệu, đại quân Tào Tháo phải đi ngang qua một cánh đồng lúa. Bất thình lình ngựa kéo tướng xa của Tào Tháo giật mình chạy vào cánh đồng một quãng xa, làm hư hại tất cả lúa mà nó chạy qua.


Tướng xa của Tào Tháo

Lúc đó Tào Tháo đã gọi viên quan phụ trách chính sự tới hỏi:
- Quân lệnh của ta nếu làm hư hại tài sản của bá tánh thì xử phạt thế nào?
Viên quan lo chính sự liền thưa:
- Bẩm thừa tướng, theo luật phải trảm!
Tào Tháo liền bảo:
- Vậy ngươi hãy lập tức ra lệnh chém đầu ta.
Viên quan run sợ nói:
- Thừa tướng được miễn tội chết vì thân đang mang trọng trách quốc gia.
Đứng trước ba quân, Tào Tháo nói:
- Tội chết có thể tha nhưng tội sống không thể dung. Nay ta cắt râu thay đầu để bảo toàn quân pháp. Đợi ngày sau thắng trận, ban sư sẽ luận công tội mà xử.
Tất cả ba quân đều nể phục và từ đó rất hiếm gặp tình trạng quân lính của Tào Tháo vi phạm quân pháp.

Quân sĩ Tào Tháo nghiêm minh bậc nhất
Thật đáng khen cho Tào Tháo với diệu kế “lý đại đào cương” này! Kế này đã làm cho quân pháp của Tào Tháo được coi là nghiêm minh nhất trong thời Tam Quốc.
24. Kế thứ hai mươi bốn: Vô trung sinh hữu
Không có mà làm thành có.Kế “Vô trung sinh hữu” hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú. Nói đến kế này thì đành phải nhắc đến idol của ai đó (cố né lắm nhưng không né được) – CHU DU.Như đã nói ở trên, sau khi thất bại ở Xích Bích, Tào Tháo lui quân về Hứa Xương chỉ để lại hai vạn đại quân ở Nam Quận do Tào Nhân trấn thủ. Muốn chiếm được Kinh Châu trước tiên phải công hạ được Nam Quận, cả Chu Du và Khổng Minh đều biết rõ điều này và cùng đều thèm muốn Nam Quận như nhau.
 
Khổng Minh với kế “vô trung sinh hữu”
Theo binh pháp, nếu muốn công hạ một thành như Nam Quận phải cần ít nhất sáu vạn quân. Khổng Minh, lúc đó quân chỉ một vạn, đã đưa quân đến Du Khẩu dựng trại làm như sắp sửa công hạ Nam Quận. Bán tín bán nghi, Chu Du liền đến Du Khẩu lấy cớ là thăm Lưu Bị và thăm Lưu Kỳ đang bệnh nặng để xem rõ thực hư vì Lưu Kỳ đang nắm trong tay năm vạn quân ở Giang Hạ cộng với một vạn quân của Lưu Bị là sáu vạn đủ để công hạ Nam Quận.
Thực ra, Khổng Minh đã bày kế “vô trung sinh hữu” để lừa Chu Du đánh Nam Quận thay mình. Khổng Minh đã gọi Lưu Kỳ đang bệnh nặng từ Giang Hạ đến Du Khẩu rồi cho tương kiến Chu Du.
Gặp được Lưu Kỳ tại Du Khẩu, Chu Du càng tin rằng Lưu Bị sắp công hạ Nam Quận là thật. Liền nói với Khổng Minh rằng: “Trong trận Xích Bích con em Giang Đông đã hi sinh không ít, nên việc đánh chiếm Kinh Châu mà cụ thể là Nam Quận phải để cho Đông Ngô”. Khổng Minh liền đáp: “Chúc cho Đông Ngô mã đáo thành công nhưng Đại Đô Đốc nên cẩn trọng vì Tào Nhân là một mãnh tướng không dễ đối phó”. Bị khích, Chu Du liền nói: “Nếu trong 30 ngày, Đông Ngô không công hạ được Nam Quận thì mời Lưu hoàng thúc đến lấy”.
Quân Đông Ngô công hạ thành Nam Quận Hay cho Khổng Minh, giỏi cho Khổng Minh! Quân tướng không có là bao nhưng vẫn làm như có đủ bằng một Lưu Kỳ bệnh hoạn, lừa Chu Du công hạ Nam Quận rồi sau đó dùng tiếp kế “Sấn hóa đả kiếp” mà chiếm lấy. Trận thua này đã làm Chu Du sinh bệnh nặng mà thác với câu trăn trối bất hủ “Thiên sinh Du, hà thiên sinh Lượng”. Tội nghiệp cho Chu Du quá.
25. Kế thứ hai mươi lăm: Phủ để trừu tân
Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua hoặc làm cho một vấn đề của ta của ta bớt đi sự trầm trọng đưa đến việc nguy cấp một kết cục.
Nói đến kế này lại nhắc đến Idol Chu Du của người ta (thiệt tình không muốn nói nhưng phải nói vì Idol hẹp hòi quá). Sau khi bị Lưu Bị phỗng tay trên mất Kinh Châu , Chu Du căm hận đến tận xương nên quyết định lấy cho bằng được Kinh Châu. Chu Du cho người về xin với Tôn Quyền thêm ba vạn đại quân tăng cường. Thấy tình hình căng thẳng vì biết chắc Lưu Bị sẽ tử thủ Kinh Châu, trận chiến đó có thể gây nên lưỡng bại câu thương mà người hưởng lợi là Tào Tháo, Lỗ Túc đã hiến kế “Phủ để trừu tân” cho Tôn Quyền làm nguội bớt cái đầu đang nóng của Chu Du.

Tôn Quyền với kế “Phủ để trừu tân”
Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền gọi Chu Du về giải cứu Hợp Phì vì quân Trương Liêu của Tào Tháo đang tấn công Hợp Phì và Tôn Quyền đang thua. Biết Tôn Quyền không muốn mình đánh Kinh Châu, Chu Du liền trao lại binh quyền rồi cáo bệnh về quê dưỡng thương.

Tham quân Lỗ Túc, tự Tử Kính
Thật ra, việc đánh Hợp Phì là giả còn việc gọi Chu Du về để giảm bớt tình hình căng thẳng ở Kinh Châu là thật. Nếu Chu Du vẫn quyết chiến với Lưu Bị thì người có lợi nhất là Tào Tháo, liên minh Tôn – Lưu không còn trong thời điểm này là không có lợi, nhất là cho Đông Ngô.

Chu Du trao lại bình quyền cho Tôn Quyền, về quê dưỡng thương
Việc gọi Chu Du về trong khi quan hệ Tôn – Lưu có nguy cơ sứt mẻ là hết sức khôn ngoan, thể hiện được tầm nhìn về đại cuộc của Lỗ Túc và Tôn Quyền. Kế “Phủ để trừu tân” trong trường hợp này không hay nhưng cần thiết.
26 .Kế thứ hai mươi sáu: Dục cầm cố túng
Muốn bắt thì phải thả. Kế này được gọi là cao kế vì người sử dụng nó phải luôn đặt mình trong tình trạng “không có” để rồi làm cho “có” cái mà mình muốn. Một bước cao hơn của kế “Vô trung sinh hữu”.
Sau khi thua trận ở Từ Châu, ba anh em Lưu – Quan – Trương thất lạc nhau, Tào Tháo rất yêu tài Quan Công nên đã sai Trương Liêu là bạn đồng môn của Quan Công thuyết Quan Công theo Tào. Không còn đường chọn lựa Quan Công đành phải theo lời thuyết khách của Trương Liêu đem Nhị Tẩu về hàn Tào Tháo.

Trương Liêu thuyết Quan Công hàng Tào

Quan Công trả ấn tín lại cho Tào Tháo rồi lên đường tìm Lưu Bị
Biết Quan Công vẫn ngày đêm hướng về Lưu Bị, Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố cho Quan Công để đi tìm Lưu Bị và Trương Phi. Không thể phụ tình cảm của Tào Tháo đành cho mình, Quan Công đã quay trở lại và giúp Tào Tháo chém hai tướng tài của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Xú.

Quan Công từ biệt Tào Tháo
Đây là cái hay của kế “Dục cầm cố túng” vì trước đó tường của Tào Tháo không ai địch lại Nhan Lương và Văn Xú của Viên Thiệu cả.
27. Kế thứ hai mươi bảy: Phản khách vi chủ
Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứng. Lưu Bị chiếm được Ích Châu của Lưu Chương, tự lập làm Ích Châu mục. Sau đó, Tào Tháo cũng chiếm Hán Trung của Trương Lỗ rồi đem quân đến Hợp Phì đánh nhau với Tôn Quyền, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên .Tướng Ngụy là Trương Cáp tiến đánh ải Hà Manh bị tướng Thục là Hoàng Trung đánh bại. Nhân cơ hội đó, năm 218 Lưu Bị tấn công Hán Trung nên sai Hoàng Trung đến chiếm núi Định Quân là nơi Tào Tháo cất giữ lương thảo. Trận chiến tại núi Định Quân bùng nổ. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân báo tin cho Tào Tháo, Tào Tháo bèn đem quân đến Hán Trung và hạ lệnh cho Hạ Hầu Uyên đánh nhau với Hoàng Trung. Hoàng Trung đóng quân ở chân núi Định Quân, sai Trần Thức ra địch bị quân Ngụy bắt sống. Sau đó, Hoàng Trung dùng kế bắt tướng Hạ Hầu Thượng của Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên sau đó bèn rút quân về và không ra đánh nữa. Hoàng Trung được Pháp Chính bày kế chiếm núi Đối Sơn nằm ở phía tây núi Định Quân là ngọn núi cao từ đó có thể thấy được toàn bộ núi Định Quân. Hoàng Trung đánh bại Đỗ Tập, tướng của Hạ Hầu Uyên rồi chiếm núi Đối Sơn. Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đến núi Đối Sơn khiêu chiến với Hoàng Trung mặc dù Trương Cáp đã can ngăn. Hoàng Trung theo kế Pháp Chính đợi đến khi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt, Hoàng Trung kéo quân xuống rồi chém chết Hạ Hầu Uyên. Thừa thắng, Hoàng Trung kéo quân đến chiếm núi Định Quân. Trương Cáp địch không nổi, bỏ chạy. Quân Thục thắng lợi. Đây là kế ” Phản khách vi chủ” lấn dần từng phần đất của Hạ Hầu Uyên sau đó đưa đến tiêu diệt trọn vẹn quân Ngụy ở Định Quân sơn.
28. Kế thứ hai mươi tám: Điệu hổ ly sơn
Dụ hổ ra khỏi núi để giết hổ hoặc dụ hổ ra khỏi rừng để giết các hồ ly dựa oai hổ. Ở thời Tam quốc,kế này rất thường được sử dụng để giết tướng giặc hoặc để cướp doanh trại địch. Có nhiều cách dể “dụ hổ” ra “khỏi núi” và một võ phu không tinh thông binh pháp như Trương Phi cũng có thể xài được kế này. Sau khi quay trở lại đánh Tây Xuyên của Lưu Chương, Lưu Bị sai người bảo Khổng Minh lập tức dẫn quân vào Tây Xuyên hỗ trợ. Trương Phi được lệnh đi tiền trạm, đường đến Tây Xuyên qua nhiều đồi núi hiểm trở. Tướng Tây Xuyên là Nghiêm Nhan lợi dụng địa hình này để đánh chặn Trương Phi, không thông thuộc địa hình Trương Phi bèn dùng kế “Điệu hổ ly sơn” để dụ Nghiêm Nhan ra khỏi thành rồi giết chết Nghiêm Nhan mở thông đường đến Tây Xuyên cho đại quân Kinh Châu.
Thật ra, Trương Phi là một kẻ thích uống rượu nên đã dùng rượu làm kế. Sau khi công thành không được, Trương Phi hạ trại rồi cho tướng sĩ ăn nhậu no say còn mình thì giả say như chết.

Trương Phi giả say dụ Nghiêm Nhan
Thám báo về báo cho Nghiêm Nhan là Trương Phi đang say ngủ trong trai doanh, Nghiêm Nhan bèn xuất binh khỏi thành để đánh úp Trương Phi. Trận mai phục này của Trương Phi đã giết chết Nghiêm Nhan làm toàn bộ Thục quân phải hàng, mở đường đại quân của Khổng Minh vào Xuyên.

Trương Phi chém chết Nghiêm Nhan
29. Kế thứ hai mươi chín: Minh tri cố muội
Kế “Minh tri cố muội” là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì.
Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế “Minh tri cố muội” vâNói đến kế này, phải nói đến Tôn Quyền, một chúa công tuổi trẻ tài cao, nhìn xa trông rộng của Đông Ngô.

Tôn Quyền 9 tuổi đã bàn việc quân cơ với cha – là Tôn Kiên.
Sau khi trúng kế “Phủ Để Trừu Tân” của Lỗ Túc, Chu Du buộc phải về thành Công An theo lệnh của Tôn Quyền nhưng trong lòng vẫn ấm ức muốn tiến đánh Kinh Châu. Chu Du đã để lại Lã Mông và Đinh Thượng cùng 3 vạn đại quân ở Du Khẩu. Thấy Chu Du vẫn còn ý định tiến đánh Kinh Châu làm tăng nguy cơ tan vỡ liên minh Tôn Lưu, Tôn Quyền bèn hỏi Chu Du: “Binh quyền Giang Đông là của cha anh ta tạo dựng hay của Chu Du nhà ngươi?”. Điều này khiến Chu Du nổi giận trả lại binh phù Đại Đô Đốc cho Tôn Quyền với lý do về phủ dưỡng thương.

Chu Du trả lại binh phù, cáo bệnh dưỡng thương
Ngày hôm sau, Tôn Quyền và Lỗ Túc đến thăm Chu Du tại phủ. Tôn Quyền “vờ” ủng hộ ý kiến của Chu Du là phải lấy Kinh Châu bằng mọi giá, dĩ nhiên Lỗ Túc phải lên tiếng can ngăn vì nếu tiến đánh Kinh Châu liên minh Tôn Lưu tan vỡ thì kẻ có lợi nhất chính là Tào Tháo. Tôn Quyền “vờ” mắng Lỗ Túc là “một kẻ hũ nho dốt nát”, không nhìn xa trông rộng, không thấy đại địch kề bên, có ân tình vơi Gia Cát Lượng, thân làm tham quân nhưng bất tuân ý chỉ của Đại Đô Đốc. Tôn Quyền “phạt” Lỗ Túc không được tham gia chuyện quân, cắt hết chức tước đuổi về phủ. Thật hay cho kế Minh Tri Cố Muội của Tôn Quyền đã không làm mất mặt của Chu Du, qua đó ngăn chặn được bạo loạn có nguy cơ xảy ra vì sau trận Xích Bích, tất cả tướng sĩ đều chỉ nghe theo lệnh Chu Du, chứ không nghe Tôn Quyền.

Chu Du nợ Lỗ Túc một ân tình vì kế “minh tri cố muội” của Tôn Quyền
Cái hay của kế này còn ở chỗ Tôn Quyền đã làm cho Chu Du mắc nợ Lỗ Túc một ân tình, để rồi về sau trước khi chết Chu Du đã trân trối lại là trao binh quyền Đại Đô Đốc cho Lỗ Túc theo đúng ý của Tôn Quyền. Kế Minh Tri Cố Muội này khi dùng phải có một cái đầu nhìn xa hơn người khác, phải có tính kiên nhẫn để đè nén tất cả các cảm xúc vì phàm là người trần ai cũng tỏ ra mình là người khôn ngoan chứ ít ai làm ra vẻ ngu dốt, nhất là những người ở vị trí cấp cao.
30. Kế thứ ba mươi: Du long chuyển phượng
Kế “Du long chuyển phượng” là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng để dễ bề khống chế hoặc đánh lừa kẻ khác về “cái thật”. Nói đến kế này ta phải nhắc đến Khổng Minh qua ba đạo mật hàm mà Khổng Minh trao cho Triệu Tử Long khi Lưu Bị đi hỏi cưới Tôn Thượng Hương.

Tôn Thượng Hương – Công Chúa Đông Ngô
Biết tin vợ Lưu Bị mất Chu Du liền hiến kế cho Tôn Quyền là gả Tôn Thượng Hương (lúc đó 18 tuổi) cho Lưu Bị (48 tuổi) và bắt Lưu Bị ở rể Đông Ngô, mục đích của Chu Du là giam lỏng Lưu Bị ở Đông Ngô rồi dùng Lưu Bị để đổi lấy Kinh Châu hoặc giết Lưu Bị để cho quân Kinh Châu lâm vào cảnh rắn mất đầu nhằm tiến đánh Kinh Châu dễ dàng.

Tôn Thượng Hương xin Tôn Quyền đừng gả mình cho Lưu Bị vì không muốn làm công cụ để đổi lấy Kinh Châu.
Kế này của “ai đồ” Chu Du làm sao qua mắt được của Ngo Long tiên sinh nhưng phải công nhận là đã đưa Khổng Minh vào thế khó. Nếu không chấp nhận hôn ước thì xem như coi thường Đông Ngô, khi đó nguy cơ liên minh Tôn Lưu tan vỡ là hết sức cao, còn chấp nhận hôn ước thì chẳng khác nào đưa Lưu Bị vào chỗ chết, trúng kế của Chu Du. Sau một đêm suy nghĩ, Khổng Minh đã sử dụng kế Du Long Chuyển Phụng thay đổi tình thế giúp Lưu Bị vừa được vợ vừa đào thoát về Kinh Châu an toàn.
Đây là nội dung ba đạo mật hàm mà Khổng Minh trao cho Triệu Tử Long:
- Đạo mật hàm thứ nhất Khổng Minh căn dặn Triệu Tử Long rằng khi đến địa phận huyện Lư Giang của Đông Ngô, lập tức sai tất cả binh lính cập bến vào, mua tất cả các sản vật châu báu tại huyện này rồi phao tin rằng Lưu Bị mua lễ vật để hỏi cưới Tôn Thượng Hương. Mục đích của việc này là báo tin cho Ngô Lão Thái – mẹ của anh em Tôn Quyền – mà Khổng Minh biết chắc rằng hôn sự giả này bị bưng bít.

“Cỏ non” Tôn Thượng Hương nghe lời mẹ chờ ngày nạp mạng cho “trâu già” Lưu Bị
Đạo hàm này bước đầu đã biến “con rồng” Lưu Bị thành “con phụng” của Đông Ngô.
- Đạo mật hàm thứ hai, Khổng Minh muốn Triệu Vân quay về Kinh Châu thông báo tình hình bằng cách can gián với Lưu Bị đừng ham mê vinh hoa phú quý mà Đông Ngô ban cho rồi quên đi đại cuộc trung hưng Hán thất. Việc can gián này khiến “con phụng” Lưu Bị vờ nổi giận, đuổi Triệu Vân về Kinh Châu. Khổng Minh đã sai lính đánh Triệu Vân 30 côn trượng vì tội phò chủ mà bỏ chủ. Buộc Triệu Vân phải quay lại Giang Đông tìm cách đào thoát về Kinh Châu theo mật hàm thứ 3.

Tôn Quyền dặn dò em gái: “Ưng hay không ưng là tùy ý muội, nếu muội ưng thuận thì trong rèm Cam Lộ Tự thổi sáo, đại cuộc Kinh Châu thành bại giờ nằm trong tay muội”
- Ở đạo mật hàm cuối cùng này thì dành cho Lưu Bị với dặn dò chỉ mở ra lúc nguy cấp.
Khi Lưu Bị dẫn Tôn Thượng Thương quay về Kinh Châu, dọc đường bị quân Đông Ngô truy đuổi, Lưu Bị đã dùng uy quyền công chúa của Tôn Thượng Hương buộc lính Đông Ngô mở đường. Thuyền đón gia quyến Lưu Bị an toàn ở bến sông dưới sự hộ tống của Hoàng Trung và Ngụy Diên. Trước sự căm tức của Chu Du, Khổng Minh đã gởi đến hai câu thơ để “chọc quê” Chu Du:
"Chu Lang mưu kế an thiên hạ/Hao binh tổn tướng mất phu nhâ"
Hai câu này đã làm idol của người ta tức hộc máu rồi té xuống ngựa. Thật không chê được kế “Du Long Chuyển Phượng” của Khổng Minh
31. Kế thứ ba mươi mốt: Tiên phát chế nhân
“Tiên phát chế nhân” là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng.
Kế “Tiên phát chế nhân” là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất.
Kế này phải nói đến Ngô Lão Thái - mẹ của Tôn Quyền dành cho idol Chu Công Cẩn. Khi huynh trưởng Tôn Sách – Chúa công Đông Ngô – bị phục kích mà chết, trước khi chết Tôn Sách đã giao Đông Ngô lại cho Tôn Quyền với lời trăn trối “nội sự hỏi Trương Liêu, ngoại sự hỏi Chu Du”.

Chu Du khóc Tôn Sách
Vị chúa trẻ này đăng cơ chưa lâu thì Giang Đông đứng trước họa xâm lăng của Tào Tháo. Thực
hiện đúng lời dặn anh mình, dù trong lòng đã có quyết sách, Tôn Quyền đã hỏi Trương Liêu (muốn hàng Tào) và hỏi Chu Du (muốn đánh Tào). Theo truyền thống phong kiến Trung Hoa “phu vong tử thế” thì quần thần Giang Đông sẽ phò con trai Tôn Sách là Tôn Liêu (lúc đó còn ẵm ngửa) làm chúa công. Biết binh tướng đều nằm trong tay Chu Du, và Đại Kiều – vợ Tôn Sách thì không đủ mưu lược để ngồi sau màn nhiếp chính nên Tôn Sách đã trao Đông Ngô lại cho em trai Tôn Quyền. Để trấn áp quần hùng cụ thể là Chu Du - người đang nắm giữ tất cả binh tướng, có thể lật đổ Tôn Quyền non trẻ bất cứ lúc nào, Tôn Lão Thái đã sử dụng kế “Tiên Phát Chế Nhân” để khống chế Chu Du.

Tôn Sách trao ấn tín Đông Ngô cho Tôn Quyền trước khi chết.

Tôn Quyền vâng lời mẹ, thuận ý anh, đảm nhận trọng trách cai quản Giang Đông
Ngô Lão Thái gọi Chu Du vào trước linh vị Tôn Sách, với tư cách một người mẹ, bà nói với Chu Du: “…Ta trung niên mất chồng, lão niên mất con, cuộc đời thử còn ai đau đớn bằng? Ta vốn xem ngươi như là con ruột, quan tâm chăm sóc không thua gì huynh đệ Tôn Sách của ngươi. Ngươi với con trai ta ngoài tình huynh đệ còn có nghĩa quân thần, nay con trai ta thác, giao trọng trách nuôi dạy Tôn Quyền cho ngươi, ngươi hãy xem nó như một đứa em trẻ người non dạ, giúp đỡ nó cai quản Giang Đông để thiên hạ có thể thấy được một Chu Du vừa văn võ song toàn vừa trung tâm như thiếc đúng như lời trăn trối của con trai ta trước lúc phân kỳ. Còn nếu ngươi không nghĩ thế thì cứ tự nhiên dùng binh quyền để phế Tôn Quyền, tự lập làm chủ Giang Đông…”

Ngô Lão Thái thuyết giảng Chu Du trước linh vị Tôn Sách
Dĩ nhiên với một người tính tình cương trực, hiểu đạo lý quân thần như Chu Du thì tuy nắm binh quyền trong tay nhưng Chu Du vẫn không dám phế vua tự lập vì Chu Du cho rằng nếu làm như thế thì chẳng khác gì Tào Tháo – tên tội nhân thiên cổ. Thật xuất sắc cho kế Tiên Phát Chế Nhân của Ngô Lão Thái.
32. Kế thứ ba mươi hai: Ban trư ngật hổ
Kế “Ban trư ngật hổ” là giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.
Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét.
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế “Ban trư ngật hổ” vậy.
Ở kế này, phải nhắc lại Lưu Bị khi còn ở rể Đông Ngô.
Biết Khổng Minh đã giúp mình thoát khỏi họa sát thân bằng hôn sự “giả thành thật” (Lưu Bị này hơi bị hên, trâu già khú mà có cỏ non gặm, nước miếng mình chảy ròng ròng).

Lưu Bị xuất kiếm náo động phòng
Vì làm rể Đông Ngô nên Lưu Bị được chu cấp và đối xử như một ông hoàng, lương tiền-sản vật-mỹ nữ…không thiếu thứ gì, phủ đệ thì xa hoa sang trọng không kém cung điện Tôn Quyền.
Biết Chu Du đem vật chất để lung lạc ý chí nhằm giam lỏng mình ở Đông Ngô, Lưu Bị đã sử dụng kế “ban trư ngật hổ” để lừa Chu Du, nhằm tạo điều kiện cho Triệu Tử Long có cơ hội “can gián”, rồi bị đuổi về Kinh Châu như kế hoạch của Khổng Minh.

Thường Sơn Triệu Tử Long
Mỗi ngày Lưu Bị đều đàn ca hát xướng, say sưa cùng mỹ nữ, rượu thịt ê hề, vờ như không nghĩ gì đến Kinh Châu nữa. Lưu Bị “diễn” hay đến nổi chính Chu Du cũng phải nhận xét rằng: “hắn đã như thế thì Kinh Châu thuộc về Đông Ngô ta một ngày không xa”. Công Cẩn ơi là Công Cẩn, bị Lưu Bị lừa đến độ trốn đi hơn nửa canh giờ mà vẫn không ai biết, người ta đi đường bộ thì lại đuổi theo bằng thuyền, chặn ở bến sông thì lại bị tập kích. Hẹp hòi như thế mà vẫn có người nhận làm “ai đồ” mới chết chứ. Lưu Bị đã trong kế có kế mà sử dụng kế “ban trư ngật hổ” này theo ý của Khổng Minh
33. Kế thứ ba mươi ba: Nhất tiễn hạ song điêu
Kế “Nhất tiễn song điêu” là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.
Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.
34. Kế thứ ba mươi bốn: Đả thảo kinh xà
Kế “Đả thảo kinh xà” là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ. Nói đến kế này, thì phải nhắc đến việc Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Sau khi Lữ Bố bại dưới tay 3 huynh đệ Lưu Quan Trương, quân Tây Lương của Đổng Trác rúng động, thừa thắng xông lên, 50 vạn quân của 18 lộ chư hầu do Viên Thiệu thống lĩnh tấn công quân Đổng Trác đến kinh thành Lạc Dương. Thấy tình hình nguy cấp, Đổng Trác quyết định đem quần thần văn võ và Hán Hiến Đế bỏ Lạc Dương để dời đô về Trường An. Bá quan nhất mực can ngăn, hết người này đến người kia nhưng vẫn không lay chuyển được Đổng Trác bởi lẻ bá quan không hề biết được quân tình đã đến hồi gấp rút, quân Viên Thiệu chỉ còn cách Lạc Dương không đầy 600 dặm.

Đổng Trác
Lạc Dương, kinh đô truyền đế của nhà Hán hơn 400 năm, là biểu tượng uy quyền của Hán triều. Nơi đây sản vật phong phú, phong cảnh hữu tình, dập dìu tài tử giai nhân, là cơ quan hành chính đầu não của Trung Hoa thời đó. Tất cả mọi nơi đều nhìn về Lạc Dương như một vầng mặt trời soi sáng ý chỉ của Vua. Lạc Dương còn có nghĩa là Hán triều vẫn còn dù thời cuộc có ly loạn, Lạc Dương mất đi có nghĩa là vận số Hán triều đã tận. Vì thế khi dời đô, văn võ quần hùng can gián hết sức quyết liệt là điều dĩ nhiên, trong đó viên quan lo chính sự là Trương Á là người quyết liệt nhất. Biết không thể thuyết phục được bá quan, giữa triều Đổng Trác rút kiếm chém chết Trương Á rồi nói với bá quan “Ai phản đối chuyện dời đô thì kết quả sẽ như thế đó”, nói xong sai lính xốc nách Hán Hiến Đế mang ra ngoài. Mọi người thấy Trương Á bị chém chết giữa chính điện, ai cũng kinh hải nên đành phải răm rắp tuân lệnh Đổng Trác thu dọn gia quyến theo Hán Hiến Đế lui về Trường An. Kế “Đã thảo kinh xà” của Đổng Trác trong việc dời đô này đã góp phần không nhỏ trong việc đặt dấu chấm hết cho Hán triều, bắt đầu một thời kỳ gọi là Tam Quốc.
35. Kế thứ ba mưoi lăm: Quá kiều trừu bản
“Quá kiều trừu bản” là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình.
Kế “Quá kiều trừu bản” thường trái ngược với kế “Ban trư ngật hổ”. Qua cầu cất nhịp là lúc đắc
thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt. Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa. Nói về hành động vong ân bội nghĩa này phải nói đến Tào Tháo.
Khi thích sát Đổng Trác bất thành, Tào Tháo đã lẫn trốn nhiều nơi để tránh lệnh truy nã, lưu lạc đến huyện Thuận Thành rồi bị Trần Cung – huyện lệnh Thuận Thành bắt được. Biết Tào Tháo vì giúp vua nên mang trọng tội, Trần Cung đã không giao nộpTào Tháo cho triều đình mà còn cùng Tào Tháo trốn đi để mưu đồ đại sự. Dĩ nhiên trong lệnh truy nã nay có thêm cái tên Trần Cung – tự Công Đài nữa.

Tào Tháo bị bắt tại huyện Thuận Thành
Tào Tháo và Trần Cung ngày trốn đêm đi, lưu lạc đến vùng Lũng Sơn thì đói và mệt nhưng không thể nào vào thành vì quân lính tra xét hết sức gắt gao. Vùng Lũng Sơn này có một thôn làng tên Lữ Thành, người trưởng thôn Lữ Bá Sa là huynh đệ kết nghĩa của Tào Tung – cha Tào Tháo. Lữ Bá Sa là một người rất trọng nghĩa khí nên khi Tào Tháo và Trần Cung tìm đến tá túc đã giết gà mổ dê để thết đãi Tào Tháo như thượng khách

Tào Tháo và Lữ Bá Sa

Tào Tháo và Trần Cung trên đường bôn tẩu
Trong nhà hết rượu, đích thân Lữ Bá Sa đã vào thành mua rượu, còn dặn dò người trong thôn chuẩn bị tiệc để mình hàn huyên cùng Tào Tháo. Hỡi ôi! Tào Tháo vốn tính đa nghi, khi thấy mọi người chuẩn bị dây thừng thì cứ nghĩ là sắp sửa trói mình để nộp quan, bèn không ngần ngại giết chết tất cả mấy mươi mạng già trẻ lớn bé, phụ nữ trẻ em trong thôn, để khi nhận ra được rằng dây thừng dùng để trói lợn thì đã muộn

Khi phát hiện ra dây thừng dùng trói lợn, thì đã muộn. Mấy mươi mạng đã bị Tào Tháo giết sạch

Trần Cung mắng Tào Tháo vong ân bội nghĩa, không xứng làm chuyện lớn
Chưa hết, Tào Tháo còn chận Lữ Bá Sa, lúc đó đang mang rượu về, rồi thừa cơ đâm chết. Chỉ vì muốn diệt cỏ tận gốc mà ngay cả bá phụ của mình, người sẳn sàng che chở cho mình trên bước đường bôn tẩu, Tào Tháo cũng không tha.
36. Kế thứ ba mươi sáu: Sát kê hách hầu
“Sát kê hách hầu” nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt. “Sát kê hách hầu” có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt. Lại nói đến Đổng Trác với kế “Sách kê hách hầu” để trấn áp quần thần. Sau khi dời đô về Trường An, 18 lộ chư hầu vì tranh giành quyền lợi nên không đánh mà tự tan rả. Bất chiến tự nhiên thành khiến Đổng Trác càng đắc chí, càng ăn chơi sa đọa, hủ hóa với tất cả phi tần, lủng đoạn triều chính, quyến uy lấn áp vua.

Đổng Trác với kế sách “Sát kê hách hầu”
Thấy thế lực Đổng Trác như thế, một vài viên quan khuyên Đổng Trác nên phế vua để tự mình lên ngôi, trong số đó có một quan văn tên Trương Ôn là mạnh mồm nhất. Biết bá quan tuy ngoài miệng khuyên mình như thế nhưng thực chất ai cũng muốn giết mình, và Trương Ôn chính là người ngày đêm gửi mật thư cho Viên Thiệu đánh Trường An cứu vua, nên Đổng Trác đã cho người chém đầu Trương Ôn rồi lấy máu pha rượu bắt tất cả các văn thần võ tướng đều phải uống, nếu không uống có nghĩa là mọi người không nói thật, vẫn có tư tưởng không quy thuận.
Chén rượu máu đó đã làm tất cả văn võ bá quan kinh khiếp đến độ từ đó về sau không còn một ai dám chống đối hay tạp phản nữa (dĩ nhiên ngoại trừ quan tư đồ Vương Doãn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét