XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Ông bà ta nói hoa tay quyết định tính cách và vận mệnh, quả chẳng sai chút nào

 Ông bà ta từ xưa đã cho rằng số lượng hoa tay sẽ quyết định tính cách và vận mệnh của mỗi người. Vậy điều đó có đúng sự thật hay không, cùng tìm hiểu nhé !
hoa tay blogtin  (2)
Tục ngữ có nói về vận mệnh của những người có hoa tay như sau “1 hoa nghèo, 2 hoa giàu, 3 hoa 4 hoa bán đậu hũ, 5 hoa 6 hoa mở hiệu cầm đồ, 7 hoa 8 hoa làm quan, 9 hoa 10 hoa thanh nhàn phúc phận.”
Vậy người có 10 hoa tay thì sao ? Mọi người cùng xem giải đáp nhé
Có 1 hoa tay
Tay trái
– Kiên định, tố chất tâm lý tốt, là người làm việc lớn, nhưng có những lúc rất cố chấp, khăng khăng làm theo ý mình. – Bạn dễ gặp phải cản trở không vượt qua được, nhưng sau khi thất bại không nản chí, đứng dậy đi tiếp. – Nồng nhiệt trong tình yêu.
Tay phải
– Tính cách độc lập, có năng lực lãnh đạo, những lúc cá biệt có thể không từ một thủ đoạn nào, cũng nhất định sẽ là người thành công. – Rất thu hút người khác giới
Người 1 hoa tay thời vận không được tốt, phải dựa vào tự thân nỗ lực phấn đấu thì mới có được thành tựu.
Có 2 hoa tay
Cùng trên 1 tay
– Tính tình ôn hòa, quan hệ xã hội tốt. – Đôi khi thiếu tầm nhìn xa. – Những lúc khó khăn có quý nhân phù trợ.
Nằm trên cả 2 tay
– Tính cách phóng khoáng, thường hiếu kỳ. – Làm việc thường dục tốc bất đạt.
Người hai hoa tay rất có duyên trong mắt người khác giới, nhưng rất khó tìm được người hợp ý với mình. Rất phù hợp với những ngành nghề liên quan đến văn nghệ, biểu diễn.
Có 3 hoa tay
Cùng trên 1 tay
– Là người thông minh, chịu khó, đa số là lãnh đạo tầm trung. – Là mẫu người của gia đình, luôn đối xử tốt với vợ hoặc chồng, con cái, những người thân của mình.
Nằm trên cả 2 tay
– Thuộc về mẫu người có tiềm chất toàn năng, chỉ cần có cơ hộ và đủ thời gian là có thể đảm nhận mọi loại công việc. – Cảm tính và lý trí đều vừa phải như nhau. – Kiểu này rất ít gặp, vận mệnh tốt, là đối tượng hôn nhân lý tưởng.
Có 4 hoa tay
Cùng trên 1 tay
– Bên ngoài cởi mở, nội tâm cô đơn. – Lấy mình làm trung tâm, là người theo chủ nghĩa toàn mỹ. – Trắc trở trong tình yêu.
Nằm trên cả 2 tay (ít gặp)
– Là người thấu tình đạt lý, có tài, có tướng, rất được những người xung quanh ưa thích. – Tình yêu thuận buồn xuôi gió. – Phù hợp với những ngành nghề liên quan đến văn tự.
Có 5 hoa tay
Cùng trên 1 tay
– Cá tính mạnh mẽ, không bao giờ hài lòng với hiện tại, nên có rất nhiều chuyện không như ý. – Hợp tác với những người có 1 hoặc 2, 3, 4 hoa tay mới có thể vạn sự thuận lợi. – Trong tình yêu không có yêu cầu cao.
Nằm trên cả 2 tay
– Lương thiện, biết nghĩ cho người khác, hiền lành, ngoan ngoãn, sức chịu đựng tốt. – Trung niên vận khí đi lên. – Có xu hướng thần tượng người mình yêu.
hoa tay blogtin  (1)
Có 6 hoa tay
Tay trái nhiều hơn tay phải
– Có dã tâm, thích nghĩ kỳ quái. – Khi còn nhỏ lận đận, sau thời thanh niên vận khí dần tốt lên. – Ở quê nhà phát triển sự nghiệp là tốt nhất. – Yêu cầu đối với người khác giới rất mâu thuẫn, vừa thấp nhất, vừa cao nhất.
Tay trái ít hơn tay phải
– Thường xử lý theo cảm tính, tự tin và tự ti đều mãnh liệt. – Phải nhờ sự giúp đỡ thì bên ngoài mới có thể thành công, yêu bình ổn, hạnh phúc cả đời.
Trái 3 phải 3
– Có thể nói là người rộng rãi, thích tưởng tượng, nội tâm lo lắng, thiếu cảm giác an toàn. – Trên thực tế, số mệnh người này tốt, chỉ là buồn lo vô cớ. – Tình yêu không được như ý.
Có 7 hoa tay
Tay trái nhiều hơn tay phải
– Là người sống nội tâm, tính tình hơi khó chịu, luôn kiên trì bền bỉ phấn đấu cho mục tiêu của mình, tương lai công thành danh toại. – Nên quan tâm đến người yêu và gia đình nhiều hơn một chút.
Tay trái ít hơn tay phải
– Là người mẫn cảm, rất nhiều chuyện có thể rõ như lòng bàn tay, chỉ là không biểu lộ ra. – Rất hòa đồng, thân thiện với mọi người. – Gặp người khác giới không hợp sẽ lập tức có mâu thuẫn ngay, phải tìm được người tâm đồng ý hợp thì mới bên nhau trọn đời được.
Có 8 hoa tay
Tay trái nhiều hơn tay phải
– Nhìn có có vẻ như hòa nhã, nhưng kỳ thực là rất xoi mói, lúc thì vui vẻ lúc thì u buồn. – Vận khí giống như chờ đợi thì không đến, trong lúc vô tình lại đến rất nhiều. – Tình cảm phong phú, thân thể khỏe mạnh. – Trong tình yêu là người mơ mộng không thực tế.
Tay trái ít hơn tay phải
– Lòng tự trọng lớn, có chí khí. – Vận khí luôn luôn không tốt bằng những người chung quanh, nhưng chỉ cần nỗ lực thành thích của bạn sẽ vượt qua nhưng người có vận khí tốt hơn mình rất nhiều. – Rất cố chấp và bảo thủ trong tình yêu.
Trái 4 phải 4
– Lương thiện, trước thời trung niên vận khí không tốt, cần phải có sự giúp đỡ của người khác một hoa tay mới có thể biến vận xui thành vận may. – Trong tình yêu thì tưởng tượng nhiều hơn là thực hiện.
Có 9 hoa tay
Tay trái nhiều hơn tay phải
– Nhiệt tình, tích cực, có khả năng lý giải siêu cường, giỏi về ứng biến, có năng lực tổ chức hoạt động. – Không thích chạy theo người khác, thích người khác theo mình.
Tay trái ít hơn tay phải
– Lý tưởng rộng lớn, luôn đi trước thời đại. – Nên chọn người này làm người yêu.
Có 10 hoa tay
– Lương thiện, cố chấp, bên ngoài kiên cường, bên trong yếu đuối. – Đa số là có được thành tích trong nghệ thuật. – Từ trung niên trở đi vận khí bắt đầu đi lên cho đến già. – Dày tình mỏng mệnh, là người si tình.
Không có hoa tay nào
– Thẳng thắn, lương thiện, vùi đầu trong công việc, làm việc đến nơi đến chôn, là người hơi thô kệch. – Vận khí vào thời trung niên là tốt nhất. – Yêu ai thì rất yêu, hận cũng rất hận.
Duyên phận của người 10 hoa tay và ngươi không có hoa tay giống như được trời định. Họ phải chịu mấy đời gặp trắc trở không thể gần nhau mới có thể đổi lấy một đời ở bên nhau.
Theo phân tích của khoa học: Tính cách của người 10 hoa tay và người không hoa tay là bổ khuyết cho nhau, một người cương một người nhu, một người chủ động một người bị động, ở với nhau là thập toàn thập mỹ.
Do tính cách của hai loại người này đều có chút cực đoan, vì thế nếu không ghép đôi với nhau thì sẽ chìm trong vòng luẩn quẩn của đau khổ. Nhưng một khi hai ở bên nhau thì có thể nói là một sự tổ hợp làm thay đổi thế giới.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

So sánh khác biệt giữa người Việt và Mỹ

- Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt nghèo nhưng lắm tiền mặt.
- Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó. 
- Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
- Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào?
- Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
- Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.
- Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
- Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
- Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
- Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.
- Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
- Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
- Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó mới đi ăn sáng, cà phê tán gẫu.
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
- Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa bấm điện thoại nhắn tin.
- Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
- Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
- Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế ( nếu không có đủ giường )
- Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói: tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.
- Người Mỹ dùng nhà nghỉ ( motel ) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa hay xxx giữa hai buổi làm việc.
- Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
- Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo ú.
- Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây ( đôi khi không có cây nào )
- Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói.
- Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người.
- Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều vào buổi tối.
- Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai một chai rượu cả ngày.
- Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.
- Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ đi.
- Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt thì nộp tiền cho vợ.
- Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
- Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
- Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu thì tìm cách ở lại!

Nguồn: Sưu tầm từ Facebook Đỗ Trung Tây

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

ANH ĐƯA EM VỀ VĨNH LỘC

ANH ĐƯA EM VỀ
(Đăng lại có chỉnh sửa và thêm một số địa danh)
Anh đưa em về thăm đất Tây đô
Ngắm kiến trúc xưa thành luỹ nhà Hồ
Đến động Hồ công leo trèo núi đá
Xuôi dòng sông Mã về động Vĩnh An
Anh dẫn em đi trong hương lúa ngập tràn
Về Vĩnh Hùng thăm đền thờ nhà Trịnh
Lên Vĩnh Thành chùa Giáng nguy nga
Anh đón em về thăm một làng hoa

Vĩnh lộc ơi ! khởi sắc thay da
Mảnh đất địa linh nhân kiệt
Người đi xa nhớ câu hò tha thiết
Trên bến sông quê đêm trăng sáng hẹn thề.
Anh dẫn em đi thăm một điểm quê
Vĩnh Thành đó – Xã nông thôn mới
Làng Thành Nhân cổng cao vời vợi
Những ruộng rau ngăn ngắt bốn mùa xanh

Anh đưa em đi thăm đất trồng hành
Và cả dưa leo trên đất quê Vĩnh Thịnh
Nơi đất trũng mùa chiêm làm vụ chính
Nổi tiếng một thời đặc sản ốc vùng quê
Anh đưa em đi trong hương ổi say mê
Làng Đa Bút Vĩnh Tân thơ mộng
Tống Duy Tân ngày xưa vẫn sống
Giữa Bồng Trung, trong trang sử lưu danh
Con cháu nay đang nối tiếp cha anh
Trong dựng xây và giữ gìn Đất nước
Anh dẫn em vào Vĩnh Hưng, Vĩnh phúc
Hồ Mang mang xanh thẫm dưới chân đồi
Cầu treo xưa, nay dỡ bỏ đi rồi
Cây cầu mới rộng, dài vừa nối lại
Làng Còng xưa ai muốn vào cũng ngại
Nay thênh thang đường lớn đón chân người
Phố Vĩnh Lộc rực rỡ hoa tươi
Hai quốc lộ nhập chung thành thị tứ
Dân thị trấn mọi nơi về cư ngụ
Chung sức một lòng, đoàn kết,dựng xây
Anh đã ra đi khắp đó khắp đây
Vẫn chỉ thấy quê hương mình đẹp nhất
Người quê anh, thật thà, chân chất
Chịu khó, chịu thương tần tảo tháng ngày
Về quê anh trong một sáng xuân nay
Em sẽ thấy anh không hề nói quá
Em sẽ thấy chẳng nơi nào xa lạ
Mà thân thương như tia nắng mai hồng.
Tích Bà Bình Khương trên dấu đá Làng Đông
Sẽ mãi lưu truyền ngàn đời thế hệ
Vĩnh khang ơi ! Chiều về nắng xế
Bầu bí no tròn trên khắp bãi ven sông.
Vĩnh Long kia đang cuốn vào nhịp sống
Xưởng máy,đầu tư tấp nập ùa về
Đô thị dần chiếm đất làng quê
Sức đột phá mở mang khu kinh tế.
Có nơi nào đất bãi bồi rộng thế
Là Vĩnh Yên nức tiếng đất trồng ngô
Dưa Don ơi! ngon ngọt đến không ngờ.
Anh đưa em về chắp nối câu thơ
Quê Vĩnh Lộc đất giàu, người tình nghĩa
Từ Đún sơn trông về mọi phía
Thấy quê hương đang thay đổi từng ngày
Vĩnh Minh ơi! tạo hoá khiến người say
Đá tạc tượng đi mọi miền đất nước
Đá xây dựng về miền xuôi miền ngược
Góp xây đời những tinh tuý thiên nhiên
Thưởng thức rồi em sẽ chẳng thể quên:
“Ẩm thực quê anh: chè lam Phủ Quảng
Bánh lá răng bừa: đất quê Làng Giáng”
Chân chất thảo thơm hương vị quê nhà
Anh đưa em đi thăm đất Vĩnh Hoà
Có núi, có sông, có đồng xanh ngát
Nhà máy tuy nen xe vào ra ào ạt
Gạch ngói rực hồng đi khắp muôn nơi.
Nhà cổ Tây giai !dừng chân nhé em ơi!
Nét chạm trổ khiến lòng ta xao xuyến
Hào khí cha anh một thời hiển hiện
Mùa lễ hội về, ta “Rước nước” cùng nhau…
Anh lại đưa em lên Đàn Tế Nam Giao
Lưng tựa Đún Sơn ngắm cánh đồng xanh ngát
Nghe du dương như tiếng ai đang hát:
Vĩnh Lộc quê mình đẹp lắm phải không em?
Anh đón đưa em đi thăm khắp mọi miền
Đất Tây đô ngàn năm hùng vĩ
Vĩnh lộc ơi! ta yêu ta quí
Anh đón em về mùa hoa cải vàng sân
Anh đón em về trong hương lúa mùa xuân./.
Nguồn: Facebook

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

NHỮNG CÁI CỔ XƯA NHẤT Ở SÀI GÒN

Fr: Viet Do Những Cái Cổ Xưa Nhất Ở Sài Gòn dưới 200 năm  Nếu tuỗi đời vào khoảng 70-80 mà còn sáng suốt , chúng ta nhìn lại thấy mình dự vào hơn 1/3 thời gian lịch sử ấy.  01. Ngôi trường xưa nhất clip_image002Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseloup Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê QuýĐôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. 02.Nhà máy điện xưa nhất
clip_image004Nhà máy điện Chợ Quán được xây vào năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW [Megawatt]. Máy phát điện chính công suất 1000A/h [A=Ampere hay Amp./h=hour]. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lướiđiện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy tọa lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5.
03. Bệnh viện xưa nhất

clip_image006Bệnh viện Chợ Quán được xây vào năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 [Bệnh viện được] giao cho Quân đội và đổi tên thành Viện Bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn-Việt với 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh.
04. Nhà hát xưa nhất

clip_image008Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp khởi công và hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956-1975, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện cho các chính phủ Đệ I & II Việt Nam Cộng Hòa; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát đã được tu sửa lại như lúc nguyên thủy
05. Khách sạn xưa nhất

clip_image010Khách sạn Conti--nental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, được xây vào năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày cướp được miền Nam, khách sạn Continental bị tụi Bắc Việt đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạnđược nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental với diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế
06. Nhà thờ xưa nhất
clip_image012Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2 [phường], Q.5 [quận]được xây vào năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại Sài Gòn và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngóiđỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷNhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ [Hội Hồng Thập Tự]Quận 5.
 07. Ngôi đình xưa nhất clip_image014Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ làđình Thông Tây Hội, được xây vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp, sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vịThành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.
08. Nhà văn hóa xưa nhất

clip_image016Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cercle Sportif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao cho các quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ chiếm đóng, sân chơi được mởrộng hơn [và] phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ khu này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để biến cải thành khu hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân laođộng, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2.8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn.
09. Công viên lâu đời nhất

 Thảo Cầm Viên do người Pháp xây vào năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi & trồng nhữngđộng & thực vật [thuộc] miền nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp [lúc bấy giờ] chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki... Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn... Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được trùng tu, mở rộng và nhận thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động & thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.
10. Ngôi nhà xưa nhất
clip_image020Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá-Đa-Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá-Đa-Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trổ công phu [với] hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Bá-Đa-Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là“Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống - bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch.
11. Ngôi chùa xưa nhất

clip_image022Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến, [đó] là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP Sài Gòn nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo cúng đất để xây lại ngôi chùa [cho] rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ“long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.
12.Đường sắt đầu tiên ở thành phố
clip_image024Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đường sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km,được xây vào năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho [đã] ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hòa Hưng. Vào ngày 8/8/1998, người ta khởi công xây cất Trung Tâm Văn Hóa Thương Mại Sài Gòn trên nền Ga Sài Gòn cũ.
13. Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên  clip_image034Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao-lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây cất theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được khởi công từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gô-tic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây cất này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao-Lô vẫn giữ đượcđường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp./. 14. Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp
Ông Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hóa phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời
15. Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên

clip_image028Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869
 16. Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam clip_image030Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung”nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công-nông-thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tín dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc“Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nội trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.
17. Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên

clip_image032“Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ La-tinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX
RFI March 27, 2015
Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX
Pétrus Ký và các học trò. | @historicvietnam.com/tim-doling/
Trong suốt cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XIX, chữ quốc chỉ được dùng trong mục đích truyền giáo. Đây là loại kí tự dùng chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của người Việt. Công trình này lần lượt được các nhà truyền giáo dòng Tên khởi nguồn và hoàn thiện, từ Gaspard d’Amaral và Antonio Barbosa, hai giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, cho tới Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) hay Pigneaux de Béhaine (cha Bá Đa Lộc), người Pháp.
Khi mới đặt chân tới Tourane (Đà Nẵng) vào năm 1624, cha Đắc Lộ đã không khỏi ngạc nhiên khi nghe người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, nói như “chim hót” và đã từng nghĩ không thể nào học được tiếng nói này. Sau này, chính ông là người đã hệ thống hóa và phổ biến loại chữ viết La tinh, vừa dễ học vừa nhanh hơn so với chữ Hán và chữ Nôm. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ được hoàn thiện như ngày nay là nhờ vào công sức của cha Bá Đa Lộc trong khoảng cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX.
Sau khi chiếm được Sài Gòn và bắt đầu công cuộc khai thác, chữ quốc ngữ trở thành công cụ hữu ích cho chính sách đô hộ. Chính quyền Pháp muốn sử dụng loại chữ viết này để cắt hẳn mọi liên hệ giữa người dân Nam Kỳ, giờ đây nằm dưới sự cai trị của người Pháp, với nền văn minh Trung Hoa, tiếp theo là phổ biến học thuật Pháp và đồng hoá dân bản địa.
Trong thư văn đề ngày 15/01/1866 gởi cho thống đốc Sài Gòn, giám đốc nội vụ Paulin Vial có viết : « Từ những ngày đầu người ta (Pháp) đã hiểu rằng chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ ; sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình khó hiểu làm chúng ta rơi tuột hoàn toàn ; lối viết này chỉ tổ khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết có liên quan tới khung cảnh của nền cai trị mới cũng như cho việc thương mại… Chúng ta bắt buộc phải theo truyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ; đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gần gũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vào tâm não họ những manh mối của nền văn minh Âu châu đồng thời cô lập họ khỏi ảnh hưởng đối nghịch của các lân quốc của chúng ta ».
Your browser does not support the audio element.
Tuy nhiên, các đô đốc Pháp nhanh chóng hiểu rằng rất khó thay đổi được một đất nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và lòng trung thành sâu sắc của người dân đối với triều đình. Họ chú ý tăng cường ảnh hưởng của Pháp tới đời sống và phong tục của người Nam Kỳ. Để thực hiện thành công chính sách cai trị và “mị dân”, các “quan” Pháp được khuyến khích học chữ hán, chữ quốc ngữ, nghiên cứu phong tục tập quán, ngôn ngữ và lịch sử của Việt Nam. Chính vì thế, rất nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt mang tính chuyên môn cao được các “học giả” quân sự dịch và soạn thảo trong giai đoạn này.
Mặt khác, họ đưa chữ quốc ngữ ra khỏi khuôn khổ của Giáo Hội để phổ biến trong dân. Ngay từ năm 1864, các trường tiểu học quốc ngữ được thành lập tại các trung tâm quan trọng nhất và các làng công giáo. Mục đích chính là nhằm đào tạo một thế hệ công chức tương lai tận tâm với nước Pháp, đồng thời cắt đứt ảnh hưởng của Nho giáo. Bắt đầu từ năm 1882, chữ quốc ngữ được dùng là văn tự chính thức trong giao dịch, giấy tờ hành chính, tư pháp và thương mại của nhà cầm quyền thuộc địa. Các quan địa phương phải học chữ quốc ngữ và chỉ được thăng chức hay giảm thuế nếu biết đọc, biết viết loại văn tự này.
Biên soạn giáo trình dạy chữ quốc ngữ
Về phần mình, từ khi được bổ nhiệm làm chánh tổng tài tờ Gia-định báo (16/09/1869), Trương Vĩnh Ký có cơ hội để phát triển sự nghiệp dịch thuật và viết văn. Đây cũng là vị trí và công cụ giúp ông phổ biến rộng rãi hơn chữ quốc ngữ. Thái độ ủng hộ việc truyền bá học thuật bằng kí tự La tinh này đã được ông thể hiện với Richard Cortembert ngay từ chuyến công du sang Pháp.
Sau này, lợi ích và vai trò của nó còn được ông nhấn mạnh trong cuốn Manuel des écoles primaires (Giáo trình cho các trường tiểu học, 1876) như sau : « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà. Cần phải nắm vững nó cho điều tốt đẹp và cho sự tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải tìm mọi cách để phổ biến chữ viết này ». Ông cho rằng loại chữ viết đơn giản, dễ học này sẽ là phương tiện hiệu quả để tiếp thu những kiến thức mới vì ba lý do : Thứ nhất, do nạn mù chữ đại trà trong dân, tiếp theo là chữ hán sẽ không còn có ích một khi người Pháp cai trị Nam Kỳ và cuối cùng, chỉ cần ba tháng là có thể biết đọc và viết chữ quốc ngữ.
Ngoài ra, ông còn khuyên nhủ người học như sau :
« Sách nầy là sách rút tóm lại những đều đại-cái người ta phải học, để cho con trẻ mới vô trường, học những đều đại lược mà phá ngu, cho đặng đến sau khi vào trường chung nghe dạy nghe giải rộng các đều ấy thì mau hiểu hơn là một ; hai nữa là để mà tập coi, tập đọc tập viết tiếng Annam trong chữ quốc-ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ-ràng.
Khuyên các trò hãy bớt tính ham chơi, mà chuyên việc học-hành, chữ-nghĩa, văn-chương cho được vào đường công-danh với người-ta cho sớm, trước là cho đặng đẹp mặt nở mày cha mẹ, giúp đời dạy dân, sau là cho mình được công thành danh toại, thơm danh, tốt tiếng ở đời ».
Dù tên sách viết bằng tiếng Pháp nhưng đây là bộ giáo án giành cho giáo viên, gồm hai phần, phần một là « phép học chữ quốc ngữ, lịch sử An Nam và Tàu », và phần hai gồm « các khái niệm khoa học cơ bản ». Trong đó, Trương Vĩnh Ký giải thích cách tổ chức một buổi lên lớp, các hoạt động hay cách đánh giá học sinh.
« Hễ trò nào mới vô thì phóng vở theo đã ra trước nầy, giao cho nó, cấp cho một trò cũ đã biết mà nhác-biểu chỉ-vẽ cho nó.
Phân lớp ra mà dạy cho dễ : Như học-trò đã biết viết, biết đọc thì bát nó viết mò, bát đọc một đoạn sách cho lẹ cho xuôi. Viết mò thì lấy những tuồng, văn, thơ, phú, mà nói cho nó viết, viết rồi thì thầy coi mà sửa lại cho nó, cho chính câu chính chữ.
Còn mỗi bữa học, bát nó kiếm câu hát, câu đối, lời phương ngôn tục ngữ, diêu ngôn vân vân, mà viết ra một đâu câu chẳng hạn, đem tới nộp cho thầy sửa, góp những cái ấy lại, để một nơi.
Dạy toán thì trước hết dạy bốn phép, cộng, trừ, nhơn, chia, cho rõ. Rồi cứ ra bài đố cho nó mần cho quen. Dạy phép đo cũng vậy… Những tập nó học nó viết mỗi bữa học thì thầy sửa rồi đề ngày vô cho nó, cho dễ xét đứa nào trễ-nải, đặng như quan có đòi thì thầy có sẵn mà nộp cho quan ».
Một giáo trình khác được Trương Vĩnh Ký biên soạn nhằm chủ yếu vào giới quan lại địa phương khi có nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ trong các văn bản hành chính. L’Alphabet quốc ngữ en treize tableaux avec des exercices de lecture (Vần quốc ngữ thông qua 13 bảng và các bài tập đọc, 1887) giúp các quan học loại chữ viết này trong một thời gian ngắn. Tám bảng đầu dạy học nguyên âm và phụ âm cùng với sáu thanh điệu và cách ghép vần. Các bảng còn lại gồm các bài tập đọc, từ đơn giản tới phức tạp.
Sưu tầm-chuyển ngữ
Song song với việc soạn giáo trình, Trương Vĩnh Ký dùng chữ quốc ngữ ghi lại những cuốn sách Tàu và những tác phẩm được viết bằng chữ nôm. Trên thực tế, hai loại chữ tượng hình trên dần dần bị sao nhãng và ngày càng có ít người sử dụng. Chữ Hán chỉ giành cho một bộ phận nhỏ gồm các nhà nho và quan lại. Trong khi đó, chữ Nôm còn phức tạp hơn do mượn Hán tự. Vì vậy, cần phải biết chữ Hán mới có thể học được loại chữ này.
Hơn nữa, Trương Vĩnh Ký cho rằng văn học Việt Nam mới chỉ có thơ ca với nhiều thể loại khác nhau, song không có văn xuôi và các loại khảo cứu, nghị luận. Dịch thuật là một cách giúp học làm văn và làm giàu từ vựng tiếng Việt. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi một phần ba trong tổng số 118 tác phẩm của ông là các công trình dịch thuật.
Vấn đề phiên dịch các tác phẩm Tầu ra thể văn vần chữ quốc ngữ cũng đã được Luro, một thanh tra bản xứ sự vụ, trong bản báo cáo ngày 06/01/1873, đề xuất : « Từ lâu, tôi thỉnh cầu một cách vô hiệu rằng người ta phải phiên dịch, dưới sự chăm sóc của một hội đồng có đủ quyền hành, lịch sử nước An Nam và những sách cao quí triết lý của Trung Hoa. Người dân ít nghe tiếng Quan thoại, họ sẽ rất sung sướng có được những cuốn sách dịch bằng ngôn ngữ thường ngày của họ một cách thanh nhã. Họ sẽ mua, sẽ đọc những cuốn sách đó. Trong số các thừa sai và viên chức của chúng ta, chúng ta có nhiều người có đủ khả năng để hoàn thành những sách dịch thanh nhã từ tiếng Quan thoại ra tiếng nói hàng ngày ».
Như vậy, cả chính phủ Pháp và Trương Vĩnh Ký đều tận dụng thời cơ để phổ biến chữ quốc ngữ. Chính quyền Pháp muốn « mượn tay » những công chức Pháp hóa để tách rời dân chúng khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Còn Trương Vĩnh Ký thì hoàn toàn tin vào chính sách khai hóa của nước Pháp. Và, theo ông, công cụ duy nhất để có thể đạt tới trình độ « Học thuật Châu Âu » là chữ quốc ngữ. Chính vì thế, ông tìm mọi cách để loại chữ viết La tinh này được phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp dân chúng.
Từ khi chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, ông chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu bình dân, gồm những áng văn vần và chuyện dân gian rất được ưa chuộng, như : Phép lịch sự Annam (1881), Thơ dạy làm dâu (1882), Thơ mẹ dạy con (1882), Nữ tắc (1882), Thạnh suy bỉ thới phú (1883), Cờ bạc nha phiến (1884), Ngư tiều trường điệu (1884)… Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận định rất đúng khi viết : « Hồi đó, ông (Trương Vĩnh Ký) cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những chuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong nhân gian… »
Tất cả đều được bán với giá rất hợp lý. Thường những tập dày 7 đến 10 trang, được bán với giá từ 35 đến 50 xu franc và từ 1 đến 2 franc đối với những tập dày trên hai mươi trang.
Viết văn
Thông qua những bản dịch, lần đầu tiên một loại hình văn học mới được đưa vào Việt Nam. Đó là văn xuôi, với nhiều thể loại khác nhau, như tiểu luận, kí sự hay tiểu thuyết. Tại thời kỳ đó, thể loại này còn chưa được ưa chuộng và không được coi là « văn học », vì người ta cho rằng văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ngang như lời nói. Công bằng mà nói, lời nhận xét khá đúng, vì ngôn từ và cách hành văn trong các tác phẩm thời đó thiếu trau chuốt và tự nhiên như văn của thế hệ sau này.
Bài văn xuôi đầu tiên do Trương Vĩnh Ký biên soạn, dài khoảng bẩy trang, xuất hiện trên tờ Gia-định báo vào năm 1863, dưới tựa đề Ghi về vương quốc Khơ Me (1863). Phải chờ tới năm 1881, Trương Vĩnh Ký viết một tập bút kí khác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), công phu hơn và trau chuốt hơn. Tuy nhiên, ông phải mượn rất nhiều từ Hán để có thể miêu tả tỉ mỉ chuyến đi này. Không bàn tới mục đích của chuyến công du Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký, ở đây chúng ta chỉ quan tâm sau chuyến đi này, ông viết một bản hồi kí ghi lại những kỉ niệm, những điều « mắt thấy tai nghe », vị trí địa lý, lịch sử, những phong tục tập quán của những địa phương nơi ông đi qua.
Ví dụ văn phong trong một đoạn miêu tả « Chợ » ở Bắc Kỳ : « Chợ-búa nội cả tỉnh cũng nhiều lắm. Mà chợ lớn có tiếng và đủ đồ hơn hết tại Bắc-kỳ, thì là những chợ kể trong câu ví nầy : Xứ Nam là chợ Bằng Vồi ; xứ bắc Giâu, Khám, xứ đoài Xuân Canh ; nghĩa là tỉnh Hà-nội, Hưng-yên, Ninh-bình, Nam-định là phía nam, thì có chợ Bằng, chợ Vồi có tiếng hơn hết. Còn bắc là Bắc-ninh, thì có chợ Giâu, chợ Khám ; xứ đoài là trên Sơn-tây thì là chợ Thâm-xuân-canh ».
Một nhà nghiên cứu nhận xét đây là « một trong vài tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ sớm nhất của thế kỷ XIX, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi để lại nhiều dấu ấn ngôn ngữ với những phương ngữ, tiếng Việt cổ có giá trị về mặt ngôn ngữ. Câu văn khúc chiết, sinh động chứng tỏ năng lực viết văn xuôi quốc ngữ của tác giả trong buổi sơ khai của loại chữ mới mẻ này ».
Tới năm 1918, quốc ngữ trở thành chữ viết bắt buộc tại Bắc Kỳ. Từ giai đoạn này trở đi, các nhà trí thức trẻ không ngừng trau dồi, phát triển và phổ biến nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1954, quốc ngữ trở thành chữ chính thức của các cơ quan hành chính Việt Nam. Điều này đã khẳng định tiên đoán cũng như mong muốn của Trương Vĩnh Ký vào năm 1876 : « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà ».

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

VĂN TẾ THẬP LOẠI QUAN THAM

VĂN TẾ THẬP LOẠI QUAN THAM
Phạm Lưu Vũ.
(Kẻ hậu sinh cung kính lạy cụ Đồ Chiểu)

Hỡi ơi! Thuế nặng phí dày, lòng dân bải hoải.

Trăm năm công đánh giặc, chưa chắc mà nay ở ngôi cao,
Mấy đời móc túi dân, thân tuy béo tiếng tham như chó
Nhớ quân xưa:
Con cái nhà ai, 
Ăn no dửng mỡ.
Quen thân nhung lụa, đâu biết lòng dân,
Chỉ biết chọi nhau, ở trong biệt phủ.
Việc hát, việc hò, việc đàn, việc đúm… thân vốn quen rồi,
Học ăn, học nói, học chữ, học nghề… mắt đâu thèm ngó.
Nghiệp ăn hại kết tinh từ kiếp trước, cha quan to thì mình tất quan to, 
Mùi tham lam đã ngấm đến cao lâu, thích hối lộ như mèo hoang thích chuột.
Chỗ thấy đường xe đông như nước, muốn lập trạm thu; 
Ngày xem ngân sách cạn như chùi, muốn nâng thuế VAT.
Một mối lợi danh ngồn ngộn, há để ai cướp mất của ai, 
Hai tầng quyền lực ngút trời, đâu dung lũ dân đen khốn khó.
Nào sợ ai đòi, ai bắt? phen này xin thỏa sức tung hoành, 
Chẳng thèm biết ngượng, biết ghê, chuyến này quyết ra tay vơ vét.
Khá ngon thay:
Vốn chẳng phải quan to, quan nhỏ, khối thằng theo đóm được an tàn, 
Chẳng qua là con bạc, con buôn, quan hệ tốt thiếu gì dự án.
Mười tám môn hối lộ, nào biệt thự, nào nhà, 
Chín chục triệu dân đen, cứ tha hồ móc túi.
Ngoài cật đã có tờ quyết định, nào đợi dân kịp trở tay, 
Trong xe chồng một đống hồ sơ, đâu cần đến lương tri, công lý.
Cửa quan đã đẻ ra cơ chế, liền sinh ra nhóm nọ nhóm kia, 
Nhân danh người nhà tướng, nhà quan, chả cần vốn cũng tay không bắt giặc.
Chi nhọc thương thảo với giá này, giá nọ, lấn vườn, cướp ruộng, coi giặc cũng như dân, 
Nào sợ thằng Vươn bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, dễ dàng như tập trận.
Kẻ dùi cui, người roi điện, làm cho dân lành, con nít hồn kinh,
Bọn hè trước, lũ ó sau, thương thay lão già gãy cẳng.
Tấm gương đạo đức đâu rồi? 
Ai biết tính người vội bỏ.
Một kiếp quan trường rằng chữ lợi, ai hay quả báo nhãn tiền, 
Trăm năm địa ngục ấy chữ nguy, nào đợi nhân nào quả nấy.
Núi sông mờ mịt, mà cỏ cây mấy dặm sầu giăng; 
Thiên hạ thái bình, để già trẻ hai hàng lệ nhỏ.
Bên ngoài giặc cướp, Hán gian ùa tới, mà biển khơi đã chết còn dày đặc âm binh, 
Bên trong quan tham, giữ ghế hành dân, mà hiệu lực nhất nhất theo kim tiền chỉ đạo.
Nhưng nghĩ rằng:
Tấc đấc ngọn rau ơn xương máu, tài bồi cho cả nước nhà ta,
Bát cơm manh áo sống ở đời, tối mắt mấy đời cha con nó.
Vì ai khiến dân đen khốn khổ, thuế phí chồng nhau, 
Vì ai xui vườn ruộng tan tành, động mồ động mả?
Sống làm quan tham lam vô đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn, 
Chết làm ma ở chốn cửu tuyền, ngửi phân lợn, uống nước đồng, nghe càng thêm hổ.
Thà chưa thác mà đặng lòng sám hối, ăn năn may tổ phụ còn vinh; 
Hơn sống dai mà chịu chữ cẩu quan, ở với nhân dân cũng ngượng.
Thôi đi thôi!
Đường quan lộ, năm năm ư một khóa, có tham lam cũng lưu lại chút tình, 
Nẻo công danh, một kiếp đặng một lần, cẩn thận kẻo sa phải vòng lao lý.
Đau đớn bấy! người tình ngồi tiếc của, Buổi vàng son sung sướng đâu rồi, 
Não nùng thay! vợ trẻ chạy nuôi chồng, con xế cũ đậu ngoài song sắt.
Ôi!
Một khóa quan tham; 
Nghìn năm nhục nhã.
Giặc cướp vẫn giăng đầy đâu đó, ai làm cho bốn phía mây đen,
Ông cha ta còn gửi cốt nơi đây, ai cứu đặng mấy phường con đỏ.
Sống mà cả nước non đều hận, oan gia đầy, muôn vạn kiếp còn theo, 
Thác đừng trông đền miếu để thờ, tiếng gian trải muôn đời ai cũng chửi.
Sống tạo nghiệp, thác thì trả nghiệp, linh hồn theo ám cháu con, muôn kiếp không ngóc đầu lên được,
Sống thờ giặc, thác phải thờ ma, lời Phật dạy đã rành rành, một chữ “đọa” đủ mà cảnh tỉnh.
Hỡi ơi!
Nước mắt dân lành lau chẳng ráo, thương vì hai chữ dân oan, 
Cây hương liệt sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu bội nghĩa.
May ra thì hưởng!

CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY-NHẶT ĐƯỢC TRÊN INTERNET


 Có một người tên V.Huy
Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn.
Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc.
Lý lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được.
Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật.
Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.
Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản -theo mọi người chung quanh bảo thế- nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.
Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.
Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng.
Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Bali và nói thông thuộc tiếng Khmer.
Hay nhất là dù hắn có mười mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.
Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma - cà - bông.
Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục.
Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nghĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại.
Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa.
Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Quý.
Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể là người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!
Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.
Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chặn lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước.
Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi OK ngay.
Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả.
Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào.
Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan.
Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?.......
.........Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ.
......Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diễn giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.
Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ -hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ.
........Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Việt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết.
......Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.
...... Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…
........Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê.
......... Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, điên, đúng là điên.
Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em ca-ve nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay.
....... Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ.
Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo:
---- Vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi.....
Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về.
.......Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ hơn, kéo dài mấy tháng trong giới ca-ve, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?
....... Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư.
.......Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng.
....... Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ.
.......Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai.
Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa táng thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.
......... Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, thân xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.
---------- Hắn viết:
“ Gởi anh.
Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.
Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy
------ Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ… lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.
Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”.
......Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.
- 18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.
- 72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.
- 4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.
- 3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.
- 2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.
- 43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.
- 12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.
- 5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.
- 3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Bali.
- 1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.
- 8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.
- 1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoại giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”... với nhiều lời phê khen ngợi.
- Và nhiều bằng cấp, giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. - Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
....... Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
....Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.
....Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “
Saigon 12g45 AM; ngày 11/8/2010
Đỗ Duy Ngọc ...