XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC CHƯ PRÔNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT
          Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn Chư Prông,  huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường 563 nối liền với đường 14 và Thành phố Pleiku.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Chư Prông

            Tuyến đập hồ Ayun Hạ có toạ độ địa lý:
                        Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’
                        Kinh độ Đông: 107050’đến 107055’
Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng
Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer.
Diện tích lưu vực: 15km2
            Công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông  được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170 QĐ/BNN/XDCB; điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi  tại Quyết định số 313 QĐ/BNN/XDCB; phê duyệt TKKT-TDT tại Quyết định số 6242 QĐ/BNN/XDCB ngày 11/12/2001 và Quyết định điều chỉnh bổ sung TKKT-TDT tại Quyết định số 378 QĐ/BNN/XDCB ngày 23/02/2005, khởi công xây dựng vào tháng 10/2002, đến tháng 06/2006 hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2006.
Khu tưới gồm thị trấn Chư Prông và một phần xã Ia Boong, phục vụ tưới cho diện tích: 700 ha đất canh tác.

1.1. Mở đầu

1.1.1. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Địa chỉ: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0593.821.816                                            Fax: 0593.824.227

1.1.2. Đơn vị tư vấn

Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Tây Nguyên – Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thủy Lợi.
Địa chỉ: 24 Phan Đăng Lưu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: 05003954146                 – Fax : 05003.954.146
Các nhân sự chính tham gia thực hiện gói thầu
Vũ Văn Huy                                               Chủ nhiệm kiểm định
Trình Văn Sở                                             Chủ trì kiểm định.
Đỗ Văn Chiến                                           Chủ trì chuyên đề thủy công.
Lê Bá Hưng                                              Chủ nhiệm địa hình.
Võ Ngọc Hải                                             Chủ nhiệm địa chất.
Mai Trí Thọ                                                Chủ trì chuyên đề thủy văn, thủy lực.
Trương Đức Hạnh                                   Chủ trì cơ điện.
Ứng Hồng Phong                                     Quản lý chất lượng.

1.1.3. Tên gói thầu, địa điểm:

– Gói thầu: Kiểm định an toàn đập hồ chứa nước thị trấn Chư Prông.
– Vị trí công trình: Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

1.1.4. Thời gian lập đánh giá, kiểm định

                                              Bắt đầu: 26/04/2015
                                              Kết thúc: 26/07/2015

1.2. Những căn cứ để lập kiểm định an toàn đập hồ Chư Prông

1.2.1. Những căn cứ pháp lý

a. Các văn bản luật
– Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
– Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
– Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 qui định về quản lý và sử dụng đất đai;
b. Các nghị định, thông tư, chính sách
–   Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
– Thông tư 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều nghị định số 72/2007/NĐ-CP
– Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương (Viết tắt: BCT) ban hành Quy định về Quản lý an toàn đập của công trình thủy điện
–  Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10-2-2009 của Chính Phủ “Về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình”;
– Nghị định số: 112/2009/NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
– Nghị định số 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí  đầu tư xây dựng công trình.
– Nghị định 48/2010//NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
c. Các căn cứ khác:
– Căn cứ Quyết định số 55b/QĐ-KTTL ngày 24/04/2015 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai  về việc phê duyệt chỉ định thầu tư vấn kiểm định an toàn đập công trình hồ thị trấn Chư Prông.
– Căn cứ hợp đồng số 01a/2015/HĐTV ngày 26 /04 /2015  giữa Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai và Chi nhánh Tây Nguyên – Công ty TV&CGCN Đại học Thủy Lợi về việc Kiểm định an toàn đập hồ thị trấn Chư Prông”.
– Hồ sơ thiết kế công trình hồ thị trấn Chư Prông phê duyệt năm 2001.

1.2.2. Các danh mục tiêu chuẩn, phần mềm sử dụng:

Tiêu chuẩn, qui chuẩn thiết kế được áp dụng:
STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
1 Công trình thuỷ lợi, các qui định chủ yếu về thiết kế QCVN 04  05:2012
2
Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4253 – 2012
3 Công trình thủy lợi – Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu TCVN 8421:2010
4
Tiêu chuẩn tính toán lực gió tác dụng lên công trình
TCVN 2737-1995
5
Kết cấu bê tông và BTCT thủy công
TCVN 4116-1985
6
Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
TCVN 8304 : 2009
7
Thiết kế tầng lọc ngược
TCVN 8304 : 2009
8
Thép cốt bê tông
TCVN 1651: 2008
9
Thiết kế đập đất đầm nén
TCVN 8216:2009
10
Quy trình tính toán thủy lực đập tràn.
TCVN 9147:2012
11
Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu.
TCVN 9151:2012
12
Tính toán các đặc trưng của dòng chảy lũ
TCVN9845-2013
Các tiêu chuẩn quy định, quy phạm hiện hành khác.
d. Danh mục phần mềm sử dụng:
 [1]. Phần mềm địa kỹ thuật của công ty quốc tế GEO – SLOPE – CANADA
 [2]. Một số phần mềm thông dụng khác.

1.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ kiểm định an toàn đập hồ thị trấn Chư Prông

1.2.3.1. Mục tiêu:
 Đánh giá tổng hợp về mức độ an toàn công trình hồ chứa và kiến nghị biện pháp đảm bảo an toàn cho hồ chứa.
1.2.3.2. Nhiệm vụ:

a. Thu thập tài liệu cơ bản

– Thu thập các tài liệu kỹ thuật liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý khai thác Hồ chứa nước Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

– Điều tra, thu thập và cập nhật đến năm 2014 các tài liệu khí tượng – thủy văn của các trạm có liên quan đến công trình hồ chứa nước Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (các tài liệu về dòng chảy, khí tượng – thủy văn dùng trong tính toán thiết kế hồ chứa và từ khi xây dựng hồ chứa đến nay);

– Điều tra, thu thập các số liệu về sử dụng nước hàng năm trong khu tưới, hệ số tưới của khu vực;

– Thu thập các hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến việc cấp nước và an toàn hồ chứa.

– Thu thập các tài liệu đo đạc, quan trắc của Chủ đập, đánh giá sự an toàn của đập

b. Tính toán thủy văn

Trên cơ sở thu thập, cập nhật các số liệu khí tượng thủy văn và tài liệu đo vẽ bình đồ lòng hồ thực hiện các bước tính toán sau:

– Tính toán dòng chảy lũ đến hồ chứa.

– Kiểm tra khả năng xả lũ của tràn xả lũ.

1.2.4. Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn:

a. Cấp công trình và tần suất thiết kế
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 -05/2012 BNNPTNT:
– Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 25,5m, trên nền đất loại B (nền đất), công trình thiết kế cấp II.
– Theo điều kiện tưới lớn nhất 700ha: công trình cấp IV
– Theo điều kiện dung tích hồ: Ứng với MNDBT V = 4,134×106m³: công trình cấp III
Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán kiểm định là công trình cấp II
b. Các chỉ tiêu thiết kế và các hệ số lệch tải:
b.1. Các chỉ tiêu thiết kế:
– Lũ thiết kế với P = 1,0%
– Lũ kiểm tra với P = 0,2%
– Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
– Hệ số ổn định mái dốc cơ bản: K = 1,5; đặc biệt: K = 1,2.
– Hệ số đầm chặt của đập >= 0,97
   b.2. Hệ số lệch tải:
– Trọng lượng bản thân công trình:              n = 1,05 (0,95)
– Áp lực đất thẳng đứng:                              n = 1,10 (0,90)
– Áp lực ngang của đất:                                n = 1,20 (0,80)
– Áp lực nước:                                                n=1,00
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ CHƯ PRÔNG

2.1. Đặc điểm địa hình.

Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từ đầu đến cuối khu tưới lên đến 10m.

2.2. Tình hình sông suối, lưu vực.

Suối chính bắt nguồn từ độ cao khoảng 600m với hai nhánh chảy theo hướng Đông – Tây. Tính đến tuyến đập suối chính có chiều dài khoảng 12km, diện tích lưu vực 15km2, độ dốc trung bình lòng sông là 11,43%.
Lưu vực cố đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên với một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm, có hai mùa phân hoá rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Địa hình lưu vực tương đối bằng phẳng và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với cao độ trung bình từ 410m đến 550m.

2.3. Đặc điểm địa chất.

Công trình nằm trong một miền nhỏ của cao nguyên Pleiku, có nền địa chất tương đối đồng nhất và hầu như thống trị bởi đá Ba Zan có tuổi tạo thành từ (BN2-Q1).
2.3.1.Tình hình địa chất khu vực.
Theo kết quả khảo sát giai đoạn thiết kê: Phía dưới cùng là tầng đá cứng nằm chìm sâu dưới lớp phủ khá dày của lớp Ba Zan phong hoá, chỉ một vài điểm lộ đơn độc rất nhở thuộc Ba Zan lỗ hổng xuất hiện, phía trên lớp đá Ba Zan được phủ một lớp Ba Zan phong hoá khá lớn với chiều dày từ vài chục đến vài trăm mét. Đất Ba Zan là sản phẩm phong hoá của đá Ba Zan được thành tạo trong thời gian từ cuối Nêogn đầu đệ tứ. Nhìn chung đất mùa đỏ ít bị phân dị, tơi xốp, trong đất chứa một hàm lường Limonít (bùn) và cát mịn khá cao, độ ẩm thiên nhiên không lớn, tính nén, lún lớn, tính co nở kém, khả năng giữ nước khá tốt.
2.3.2.Địa tầng tuyến đập, tràn, cống.
Vùng tuyến có các loại đất đá sau:
–  Lớp 1a: Sét Ba Zan màu nâu nhạt, ít sạn, rễ cây cỏ kết cấu bở rời (đất thổ nhưỡng).
–  Lớp 1b: Bùn sét hữu cơ màu nâu, trạng thái chảy dẻo.
–  Lớp 1c: Á sét nặng (bồi tích) màu vàng nhạt, xám xanh lẫn sạn sỏi tròn cạnh, sản phẩm của phong hoá tích tụ, chặt vừa, nửa cứng.
–   Lớp 1: Sét Ba Zan màu nâu đỏ, chặt vừa, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
–   Lớp 2: Á sét nặng lẫn sạn sỏi Laterit màu nâu đỏ, chặt cứng.
–   Lớp 3: Sét màu xám tro, nâu tím, cuối lớp xám vàng, kết cấu chặt, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
–   Lớp 4: Á sét nặng màu xám vàng nâu đỏ, có chỗ chưa phong hoá hoàn toàn còn lại là đá cục, đá hòn, đá dăm, búa tay gõ nhẹ vỡ vụn.
–   Lớp 5: Đá Ba Zan màu xám đen, nứt nẻ ít.
Bảng 2-1: Chỉ tiêu các lớp đất 
Lớp đất – chỉ tiêu Lớp 1b Lớp 1c Lớp 1 Lớp 2 Lớp3 Lớp4
1
Thành phần hạt
– Hạt sét %
– Hạt bụi %
– Hạt cát %
– Hạt sạn sỏi%

  47
42
11
  22
20
32
26
  46
40
14
  24
23
20
33
  33
49
18
  22
45
28
5
2
Giới hạn chảy Wch%
74,3 52,3 67,4 63,8 67,1 58,5
3
Giới hạn lăn Wd%
46,0 36,7 42,4 40,3 43,8 39,3
4
Chỉ số dẻo Wn%
28,3 15,7 25,0 23,5 23,3 20,3
5
Độ sệt B
0,86 0,25 0,23 0,00 0,24 0,47
6
Độ ẩm tự nhiên W%
70,27 40,68 48,03 40,37 49,51 47,75
7
Dung trọng khô tự nhiên γw T/m3
1,55 1,70 1,54 1,68 1,70 1,61
8
Dung trọng khô γkT/m3
0,91 1,21 1,04 1,20 1,14 1,09
9
Dung trọng đẩy nổi γđnT/m3
0,57 0,77 0,67 0,77 0,72 0,68
10
Tỷ trọng Δ T/m3
2,70 2,74 2,78 2,80 2,70 2,69
11
Độ rỗng n%
66,3 56,0 62,6 57,3 57,8 59,5
12
Hệ số rỗng εo
1,985 1,273 1,679 1,334 1,376 1,478
13
Độ bão hoà G%
95,7 87,3 79,8 84,3 97,0 87,5
14
Góc ma sát trong φo
04o00’ 14o19’ 11o43’ 15o40’ 11o56’ 10o38’
15
Lực dính C kg/cm2
0,115 0,307 0,299 0,385 0,328 0,298
16
Hệ số thấm K cm/s
2×10-5 1×10-4 3×10-5 5×10-6 2,2×10-5

2.4.Các đặc trưng khí hậu.

–  Nhiệt độ bình quân năm:  21,6oC
–  Số giờ nắng bình quân: 2.244h/năm
–  Số ngày nắng bình quân: 98 ngày/năm
–  Bốc hơi lưu vực: 1.192,7mm
–  Bốc hơi mặt nước: 1.512mm
–  Lượng mưa trung bình năm: 2.490mm
–  Độ ẩm tương đối bình quân: 82,36%

2.5.Các tiêu chuẩn kiểm định:

Hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2006, trong giai đoạn thiết kế sử dụng tiêu chuẩn: TCVN 5060:1990 công trình thuỷ lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, quy mô cho thiết kế công trình là cấp III có tần suất đảm bảo tưới P=75%; tần suất lũ thiết kế P=1%, lũ kiểm tra P=0,5%.
Hiện nay theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Chư Prông có chiều cao đập Hmax = 25,5m là công trình cấp II có các chỉ tiêu thiết kế:
–  Lũ thiết kế với P = 1,0%
–  Lũ kiểm tra với P = 0,2%
–  Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%
Bảng 2‑2: Các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông

TT
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
I
Diện tích lưu vực
km2
15
II
Diện tích tưới
ha
700
III
Cấp công trình

II
IV
Hồ chứa


1
Mực nước dâng bình thường
m
473,70
2
Mực nước dâng gia cường
m
474,10
3
Mực nước chết
m
461,50
4
Dung tích toàn bộ
106 m3
4,134
5
Dung tích hiệu dụng
106 m3
3,814
6
Dung tích chết
106 m3
0,320
7
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT
ha
59,38
8
Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC
ha
72,00
9
Diện tích mặt hồ ứng với MNC
ha
10,00
V
Đập chính: đập đất đồng chất


1
Cao trình đỉnh đập
m
475,00
2
Cao trình tường chắn sóng
m
476,00
3
Chiều cao đập lớn nhất
m
25,50
4
Chiều rộng đỉnh đập
m
6
5
Chiều dài đỉnh đập
m
421,00
6
Hệ số mái thượng lưu

3,5 & 3,75
7
Hệ số mái hạ lưu

3,5 & 3,25
8
Cao trình cơ thượng lưu
m
464,00
9
Cao trình cơ hạ lưu
m
466,50
10
Bề rộng cơ
m

VI
Tràn xả lũ: 2 cửa van cung, đóng mở bằng điện, chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, vai phải đập.


1
Cao trình ngưỡng
m
471,20
2
Chiều rộng tràn
m
8
3
Lưu lượng xả thiết kế
m3/s
66,7
4
Chiều dài dốc nước
m
135,00
5
Chiều rộng dốc nước
m
8
6
Độ dốc dốc nước
%
6-12
7
Chiều dài bể tiêu năng
m
21,0
8
Chiều rộng bể tiêu nămg
m
8,10
9
Chiều sâu bể tiêu năng
m
1,00
VII
Cống lấy nước: cống tròn, có áp D70cm


1
Khẩu diện
cm
70×70
2
Cao trình đáy cửa vào
m
460,1
3
Cao trình đáy cửa ra
m
460,25
4
Lưu lượng thiết kế
m3/s
0,65
5
Chiều dài cống
m
110,00
VIII
Chiều dài kênh chính
m
6823,5
Công trình bao gồm các hạng mục chính: Đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước, và nhà quản lý, cụ thể như sau:

2.6.Đập đất:


Mái hạ lưu đập
Đập đất có kết cấu đập đất đồng chất, mặt cắt hình thang, có vật thoát nước lăng trụ gối tiếp với gối phẳng và ống khói ăn sâu vào thân đập 35m, xử lý nền bằng chân khay, mái thượng lưu gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ, có bố trí các rãnh thu và thoát nước, mắt đập làm bằng bê tông M200 dày 15cm, tường chắn sóng bằng bê tông M200.
Bảng 2‑3: Các thông số kỹ thuật đập đất
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Ký hiệu Trị số Ghi chú
1
Cao trình đỉnh đập
m ÑĐĐ 475,00
2
Cao trình đỉnh tường chắn sóng
m ÑĐĐ 476,00
3
Cao trình cơ hạ lưu
m Ñch 466,50
4
Cao trình cơ thượng lưu
m Ñct 464,00
5
Chiều dài theo đỉnh đập
m LĐĐ 421,00
6
Chiều cao đập lớn nhất
m HĐmax 25,5
7
Hệ số mái thượng lưu
h/s MTL
3,5 & 3,75
8
Hệ số mái hạ lưu
MHL
3,5 & 3,25
9
Chiều rộng đỉnh đập
m 6,0

2.7.Tràn xả lũ.


Nhìn từ hạ lưu đập
Vị trí : Nằm tại vai bờ phải đập đất xả xuống nhánh suối Ia Đrăng
Hình thức tràn : Là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6% – 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối.
Dốc nước + Tiêu năng sau tràn 
Bảng 2‑4: Các thông số kỹ thuật tràn xả lũ
TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu Trị số Ghi chú
1 Loại đập Tràn tự do M/c đỉnh rộng
2
Cao trình ngưỡng tràn
m Ñtràn 471,2
3
Chiều rộng tràn
m Btràn 8,0
4
Số khoang tràn
khoang n 02
5
Lưu lượng xả thiết kế (P=1,0%)
m3/s QTK 66,7
6
Cột nước max trên ngưỡng tràn
m HTR 3,03
7
Chiều dài dốc nước sau tràn
m Ld 135,0
8
Chiều rộng dốc nước
m Bdốc 8,0
9
Độ dốc dốc nước
% id 6-12
10
Chiều dài bể tiêu năng
m Ltn 21,0
11
Chiều rộng bể tiêu năng
m Btn 8,10
12
Chiều sâu bể tiêu năng
m d 1,0

2.8. Cống lấy nước.


Nhà tháp cống
Hình thức cống: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ = 8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1 van đĩa sửa chữa, đóng mở bằng thủ công. Các thông số cụ thể như trong bảng sau :
Bảng 2‑5: Các thông số kỹ thuật cống lấy nước
TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu Trị số Ghi chú
1
Cao trình đáy cửa vào
m ^ngưỡng 460,10
2
Cao trình  ngưỡng tiêu năng
m ^ngưỡng 460,25
3
Số cửa
cửa 01
4
Kích thước cửa
m D 0,7
5
Chiều dài cống
m L 105,00
6
Lưu lượng thiết kế
m3/s Q 0,65

2.9. Kênh dẫn nước sau đập.

Hệ thống kênh chính hồ chứa nước Chư Prông có chiều dài 6,8235km  đảm bảo tải nước với diện tích tưới 700ha. Kênh được xây dựng kiên cố bằng BTCT.

2.10.Khu quản lý.

2.10.1. Nhà quản lý hệ thống:
Là công trình nhà làm việc cấp II, 02 tầng, diện tích sử dụng 213m2 và trang thiết bị.
Nhà chịu lực chính bằng hệ khung cột, dầm sàn BTCT M200, móng xây đá hộc, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền sàn lát gạch hoa VM 200×200, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
2.10.2. Nhà quản lý đầu mối:
Là công trình nhà làm việc cấp 4, diện tích sử dụng 80m2.
Nhà có kết cấu móng xây đá hộc vxm m75, giằng móng BTCT M200, tường xây gạch rỗng d=200, VXM M75, nền lát gạch ceramic 30×30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
2.10.3. Nhà vận hành sau cống lấy nước:
Là công trình cấp 4, diện tích sử dụng 14,52m2.
Nhà có kết cấu khung, sàn bằng BTCT M200, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền lát gạch ceramic 30×30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem.
2.11. Đánh giá hiện trạng công trình:
Công trình hồ chứa nước thị trấn Chư Prông được xây dựng vào năm 2002, hoàn thành vào 2006.
– Đập đất được thiết kế dạng đập đất đồng chất, cao trình đỉnh đập 475,00m; cao trình đỉnh tường chắn sóng 476,00m; bề rộng đỉnh đập B=6,0m, chiều cao đập lớn nhất Hmax=25,5m. Mái thượng lưu được gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ. Tại thời điểm kiểm tra đập hoạt động bình thường.

Đỉnh đập + Mái thượng, hạ lưu đập

Mái hạ lưu đập
– Tràn xả lũ là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6% – 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối.Tại thời điểm kiểm tra tràn còn tốt, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp.
– Cống lấy nước: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ = 8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1 van đĩa sửa chữa. Hiện tại, cống hoạt động bình thường, không có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp.
2.12. Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí
2.12.1. Cửa van tràn
Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt.
Bề mặt tole bưng cửa còn tốt.
Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ.
Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định.
Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van.
2.12.2. Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn
Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào xilanh thủy lực rò rỉ gây hoen gỉ.
Hình 2.32. Xilanh thủy lực
Hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt.

Hình 2.33. Hệ thống điều khiển của van tràn


Hình 2.34. Hệ thống tời kéo phai sự cố

 Hình 2.34. Cánh phai sự cố

Bê tông dốc nước
2.12.3. Cống lấy nước
  Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường.

2.13. Kết luận hiện trạng công trình

 Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Chư Prông có những kết luận sau:
– Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 421m là đập đất đồng chất hoạt động ổn định, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, thiết bị thoát nước còn hoạt động tốt. Mái thượng lưu đập, tường chắn sóng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bong tróc, sạt lở. Mái đập phía hạ lưu và hệ thống rãnh thoát nước phía hạ lưu còn tốt. Hệ thống mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường.
– Tràn xả lũ còn tốt, không có hư hỏng.
– Thiết bị cơ khí cửa van và thiết bị đóng mở cửa đều còn tốt chưa cần sửa chữa hay thay thế. Bộ phận joint đáy của cửa van không kín nước cần thay thế.
– Cống lấy nước: Nhà tháp + mái nhà tháp vận hành còn tốt, không có hư hỏng.
– Các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa thay thay thế.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẬP
Đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông từ năm 2006.
Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có ngành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3.1. Công tác xây dựng đập

Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng trong giai đọan đầu tư xây dựng.
Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng cần thiết.
Có bố trí thiết bị quan trắc lún, thấm để kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn, ổn định của công trình đầu mối.
Có quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Chư Prông do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004.
Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản, công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định.
Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận.
3.2 Đánh giá công tác vận hành hồ chứa:
3.2.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành hồ:
Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Chư Prông theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004. Tuy nhiên để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.2.2. Sự phù hợp của quy trình vận hành hàng năm:
Hồ được vận hành và khai thác đúng theo quy trình vận hành hồ đã được duyệt ngoài ra còn có quy trình đóng mở cửa lấy nước.
3.2.3. Sự phù hợp của quy trình vận hành đã điều chỉnh của các năm so với quy trình vận hành khung:
Trong quá trình vận hành hồ chứa Chủ đập đã thực hiện báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập, quan trắc lún của đập.
3.2.4. Sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành hồ chứa:
Trong quá trình vận hành hồ chứa thực hiện báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập.
3.2.5. Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung:
   * Mặt được:
Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004. Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2004 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt.
   * Tồn tại:
Để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toàn đập. Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.3. Đánh giá công tác vận hành các cửa van công trình:
3.3.1. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của các quy trình vận hành chi tiết các cửa van:
  Chưa có quy trình vận hành chi tiết các cửa van;  xả lũ; cống lấy nước.
3.3.2. Đánh giá sự tuân thủ các quy định trong quy trình vận hành các cửa van đã được phê duyệt:
Vận hành cửa van tràn xả lũ tích nước và xả lũ ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình. Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước.
Đầu mối công trình Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi bố trí cổng ra vào đầu mối công trình, luôn luôn bố trí 01 tiểu đội phụ trách dân quân tự vệ bán chuyên trách gồm 6 đồng chí trực bảo vệ công trình.
Xí nghiệp thủy nông Chư Prông là đơn vị trực thuộc công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai với lực lượng gồm: 6 kỹ sư thuỷ lợi; 12 trung cấp thuỷ lợi và 20 sơ cấp thuỷ lợi.
3.3.3. Đánh giá sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành các cửa van:
Quá trình vận hành các cửa van có lập đầy đủ nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước ghi chép và lưu trữ các quá trình vận hành này đầy đủ và nghiêm túc.
 Đối với cửa van tràn xả lũ cũng cần phải thường xuyên sử dụng vận hành thử tời đóng mở cửa van có thiết bị dự phòng vận hành cửa đồng thời còn phục vụ cho việc thả phai sự cố.
3.3.4. Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung so với thực tế vận hành cửa van:
         Quy trình vận hành do đơn vị tư vấn lập, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP.
         Việc quy định thời gian tích nước hồ chứa vào thời điểm tháng 10hàng năm là chưa phù hợp, vì công trình thuộc khu vực phía Tây trường sơn thời điểm tháng 10 là chuẩn bị kết thúc mùa mưa lũ.
         Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ, nhật ký vận hành cống lấy nước.
3.4 Đánh giá công tác quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn:
3.4.1. Đánh giá tính hợp lý của việc bố trí mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn và quan trắc đập:
Chủ đập thường xuyên tổ chức đo đạc, quan trắc các diễn biến về thấm, rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai đập, chuyển vị của đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại chân, nền và phạm vi lân cân công trình.
Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định. Số liệu phục vụ vận hành sử dụng thông tin do đài khí tượng thủy văn cung cấp.
3.4.2. Đánh giá năng lực, chất lượng hiện tại của các thiết bị quan trắc đo đạc và trình độ vận hành quản lý của các cán bộ vận hành hệ thống đo đạc.
 Chất lượng các thiết bị quan trắc hiện đang sử dụng được.
Lực lượng cán bộ quản lý có đầy đủ số lượng và năng lực theo quy định.
3.4.3. Đánh giá chất lượng đo đạc:
Số liệu đo đạc mưa là liên tục và đầy đủ, phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có và khí hậu tự nhiên của khu vực.
Số liệu quan trắc thẩm, đường bão hòa trong thân đập, hiện tượng lún; chuyển vị, Chủ đập tuân thủ tốt quy trình đo đạc, số liệu đầy đủ liên tục phù hợp theo yêu cầu công trình, số liệu có độ chính xác cao đáp ứng tốt theo yêu cầu của Nghị định 72 của Chính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.5 Đánh giá công tác Bảo vệ:
3.5.1. Xem xét đánh giá phương án bảo vệ đập: Quy mô công trình hồ chứa có dung tích < 5 triệu m3, theo Thông tư 45/2009/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Để đảm bảo an toàn trong quản lý vận hành Chủ đập đã lập và phê duyệt phương án bảo vệ đập để tổ chức thực hiện; bố trí đầy đủ các phương tiện bảo vệ đập như nội quy, quy định ra vào đập và hệ thống các mốc chỉ giới, hàng rào, biển báo.
3.5.2. Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ đập:
         * Bố trí tổ chức, nhân sự:
Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp thủy nông Chư Prông.
+ Trạm thuỷ nông Hoàng Ân – Thị Trấn (tổ bảo vệ số 1) gồm có 12 CBCN trong đó tổ bảo vệ có 6 người chuyên trách.
 + Trạm thủy nông Ia Lâu – Ia Vê  (tổ bảo vệ số 2):   Gồm 8 CNV
 + Trạm thủy nông PleiPai (tổ bảo vệ số 3):   Gồm 7 CNV
 + Trạm thủy nông Ia Lốp  (tổ bảo vệ số 3):   Gồm 5 CNV
+ Trung đội tự vệ gồm cán bộ công nhân viên của xí nghiệp thủy nông Chư Prông có 38 người.
         * Tuần tra canh gác:  24/24 giờ hàng ngày
         * Kiểm tra kiểm soát:  Thường xuyên, liên tục tất cả các ngày trong năm.
         * Giải pháp đối phó trong các tình huống khẩn cấp:
Khi xả lũ hoặc công trình có sự cố thì huy động Trung đội tự vệ của Xí nghiệp tham gia ứng cứu, khi thay ca trực bảo vệ phải ghi chép đầy đủ tình hình và ký nhận vào sổ đầu mối.
         * Phối hợp với các lực lượng địa phương:
         Ban chỉ đạo PCTT và TKCN huyện Chư Prông; Đài phát thanh truyền hình huyện Chư Prông; UBND thị trấn Chư Prông; Ban PCTT và TKCN thị trấn.
         * Kiến nghị:
         Hiện nay hồ chứa nước Chư Prông chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước, Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/50/2015 Quy định lập và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
3.6. Đánh giá công tác Kiểm tra đập:
3.6.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch kiểm tra hàng năm của chủ đập:
Chủ đập thực hiện đảm bảo theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP  của Chính phủ và Thông tư 33/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.6.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra:
– Kiểm tra thường xuyên: 1 tháng /1 lần thông qua phân tích, đánh giá tài liệu đo đạc, quan trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường.
– Kiểm tra định kỳ: 3 tháng /1 lần hoặc hàng năm vào các thời điểm trước khi bước vào mùa lũ, tiến hành kiểm tra, đánh giá chung về ổn định đập; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, xã, thị trấn để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của đập. Sau khi kết thúc lũ, tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có), đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, tồn tại.
– Kiểm tra đột xuất: Khi có thông tin gây mất an toàn cho công trình qua chế độ quan trắc thường xuyên, đề ra giải pháp xử lý.
– Các tài liệu ghi chép, tổng kết, báo cáo các đợt kiểm tra. Đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 33/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập.
3.6.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác kiểm tra:
Phát hiện kịp thời những sự cố của đập nhằm có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp đảm bảo an toàn đập trước mùa mưa lũ hàng năm.
3.7 Đánh giá công tác duy tu, bảo dưỡng đập:
3.7.1. Xem xét, đánh giá kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm của chủ đập, sự phù hợp của kế hoạch với quy trình bảo trì đã được phê duyệt:
Hàng năm Chủ đập lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, mời đoàn kiểm tra gồm các phòng ban của Công ty, xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc và sở Nông nghiệp & PTNT, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xác minh hiện trạng công trình trước khi duy tu bảo dưỡng. Sau khi hoàn thành công tác duy tu, sửa chữa Chủ đập đã chủ động mời các ban ngành trên đi nghiệm thu công tác sửa chữa công trình.
3.7.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng:
– Đối tượng được bảo dưỡng: Đập, cống, tràn
– Nội dung bảo dưỡng: Sơn sửa nhà tháp, cánh cửa cống; vệ sinh lau chùi thiết bị đóng mở, bơm dầu, mỡ cho các thiết bị đóng mở, kiểm tra các đường ống thuỷ lực.
– Phương pháp sử dụng và phương tiện thực hiện: Thủ công
– Các tài liệu, báo cáo của công tác bảo dưỡng theo quy định: Sổ ghi chép, phiếu thu, chi, phiếu nhập và xuất kho.
3.7.3. Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng:
Hiện tại quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình chưa được lập và phê duyệt theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo dưỡng công trình xây dựng. Nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo trì công trình còn hạn chế.
Hàng năm Chủ đập sử dụng nhuồn kinh phí thủy lợi phí được cấp bù để sửa chữa, khắc phục các hư hỏng nhỏ, ở các hạng mục đầu mối công trình và bảo dưỡng các cửa van đóng mở cống lấy nước, tràn xả lũ đảm bảo cho công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.
3.8 Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng an toàn đập:
3.8.1. Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về báo cáo hiện trạng an toàn đâp:
Hàng năm, Chủ đập đều gửi báo cáo về sở Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan liên quan theo quy định báo cáo hiện trạng an toàn đập theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập của Chính phủ.
3.8.2. Đánh giá sự đầy đủ, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập:
Đáp ứng theo yêu cầu của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập của Chính phủ.
3.9. Đánh giá kết quả thực hiện công tác PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông:
3.9.1. Tổ chức PCLB:
1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy PCLB hiện tại.
* Đối với Công ty, đã ban hành Quyết định.
+ Thành lập ban chỉ huy PCLB công ty, trong đó: Trưởng ban là giám đốc công ty, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng ban chuyên môn và giám đốc xí nghiệp thủy nông trực thuộc làm thành viên.
+ Ban chỉ huy PCLB có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với các công trình thủy lợi do Công ty quản lý. Tham gia ứng cứu với các địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan thường trực của ban PCLB được đặt tại văn phòng Công ty số 97A Phạm Văn Đồng, TP PleiKu, Gia Lai. Trưởng ban chỉ huy PCLB sử dụng con dấu của Công ty để giao dịch.
+ Ban hành quy chế hoạt động của ban của Ban chỉ huy PCLB công ty để có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên ban chỉ huy trong việc tổ chức và phối hợp hoạt động.
* Đối với xí nghiệp thủy nông Chư Prông.
+ Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình hồ chứa nước Chư Prông, đồng thời hàng năm có quyết định bổ sung kiện toàn tiểu ban chỉ huy PCLB. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế, Trong đó trưởng tiểu ban là giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc làm phó tiểu ban, các trưởng phòng tổng hợp và các trạm trưởng trực thuộc làm thành viên. Đồng thời mời các Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có công trình nằm trên địa bàn làm phó tiểu ban để đảm bảo phối hợp, điều động nhân lực địa phương tham gia ứng cứu khi có tình huống sự cố xả ra trong mùa mưa bão hàng năm
+ Ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với công trình do xí nghiệp quản lý. Tham gia ứng cứu với địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan thường trực của Ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông được đặt tại trụ sở làm việc của xí nghiệp (Thị trấn Chư Prông). Trưởng tiểu Ban chỉ huy PCLB công trình sử dụng con dấu của xí nghiệp để giao dịch.
2. Tình hình công tác điều hành PCLB trong các năm qua.
+ Công tác điều hành PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông: Từng thành viên của ban chỉ huy PCLB công ty và tiều ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông đều là cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, nhận thức thấy rõ vai trò, tầm quan và phạm vi ảnh hưởng trong của công trình hồ chứa nước Chư Prông do đó công tác điều hành đã đi vào hoạt động nề nếp, thường xuyên và có kế hoạch.
+ Các thành viên ban chỉ  huy PCLB thực hiện nghiêm túc theo nhiệm vụ đã được phân công đồng thời chấp hành tuyệt đối khi có lệnh hoặc yêu cầu của trưởng ban.
+ Phối hợp tốt giữa các đơn vị trong công ty, từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông, chính quyền và nhân dân địa phương như Ủy ban nhân dân thị trấn Chư Prông, thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Chư Prông và các phòng ban chuyên môn của Huyện.
+ Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt Phương án phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão hồ chứa nước Chư Prông.
+ Thiết lập và thực hiện đều đặn cơ chế thông tin liên lạc thông suối giữa ban chỉ huy PCLB từ tỉnh đến huyện, xã trên địa bàn có liên quan và từng thành viên của tiểu ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông.
+ Tổ chức trực ban 24/24h trong suối mùa mưa bão hàng năm, tổ chức kiểm tra về việc chấp hành nhiệm vụ từng tổ chức, các nhân chấp hành.
+ Kết thúc mùa mưa bão hàng năm ban chỉ huy PCLB công ty, tiểu ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông tiến hành tổng kết đánh giá công tác PCLB năm qua  rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế, bổ sung thực hiện cho kế hoạch năm sau.
3. Đánh giá công tác điều hành:
* Những kết quả đạt được. 
+ Công tác PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông hàng năm được duy trì thường xuyên, tổ chức được cũng cố và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
+ Đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ đập, hội thảo về công tác PCLB do các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
+ Năng lực cán bộ: Nhân lực được tăng cường, kiện toàn đáp ứng yêu cầu công tác như: cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành thủy lợi, điện kỹ thuật, công nhân vận hành đã qua đào tạo v.v.. Đáp ứng yêu cầu năng lực kỹ thuật đối với tổ chức quản lý vận hành hồ chứa, đập dâng. (điều 8,9,10,11 thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT)
+ Công tác điều hành chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng đến từng thành viên, thông qua quy chế hoạt hoạt động có chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh.
+ Đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCLB với địa phương và sẵn sàng hỗ trợ huy động nhân lực, phương tiện, vật tư tại chỗ gần nhất để ứng cứu khi có sự cố mất an toàn công trình trong mùa mưa bão.
* Hạn chế và nguyên nhân.
+ Công tác phối hợp với địa phương có công trình đứng chân trên địa bàn đôi lúc chưa nắm bắt thông tin kịp thời về diễn biến mưa bão và vận hành điều tiết an toàn công trình khi xã lũ.
+ Năng lực, trình độ chuyên môn nhất ở địa phương còn hạn chế và thiếu đội ngũ chuyên trách, do kiêm nhiệm nhiều công việc.
+ Tuy đã ký kết quy chế phối hợp với công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai , nhưng quá trình thực hiện đôi lúc còn chậm trong công tác truyền thông, thông tin đến tận thôn, làng, thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm nhất là trong khâu chỉ đạo của địa phương.
+ Sự phối hợp giữa các ban ngành với địa phương chưa thật chặt chẽ, Công tác tổ chức diễn tập ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, các phương án đã định ít được tổ chức do chưa có kinh phí. (chỉ có đơn vị quản lý hồ đập thực hiện trong phạm vi quản lý)
+ Phương tiện, vật tư, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đã có trang bị nhưng chưa đầy đủ do thiếu kinh phí, chưa đáp ứng yêu cầu trong trường hợp có thiên tai, sự cố xảy ra
3.9.2. Nội dung Kế hoạch phương án PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông:
Căn cứ dự báo về tình hình thời tiết của địa bàn khu vực công trình hồ chứa nước Chư Prông – tỉnh Gia Lai trong mùa mưa bão sắp đến.
Căn cứ vào hiện trạng các công trình trước mùa mưa bão do Công ty quản lý;
Nhằm chủ động và thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhân dân và các công trình thủy lợi, nhà cửa, kho bãi các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh…  đặc biệt là các công trình hồ chứa vừa và lớn trên địa bàn, góp phần ổn định sản xuất, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội được UBND tỉnh giao.
1.Nội dung xây dựng kế hoạch PCLB Công trình hồ chứa nước Chư Prông như sau:
a. Các đơn vị sản xuất của Xí nghiệp, Trạm, Cụm khai thác thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông trực thuộc Công ty đứng chân trên trên địa bàn các huyện phối hợp với các phòng ban Công ty, kiểm tra hiện trạng công trình trước mùa mưa bão, đồng thời tiến hành đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn năm trước, làm rõ nguyên nhân những mặt còn tồn tại để có biện pháp khắc phục, trên cơ sở đó rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, thiên tai của công trình, bảo đảm thống nhất, đồng bộ có hệ thống với phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của toàn Công ty.
b. Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công ty đã ban hành. Công ty tiến hành xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời ra quyết định kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công trình, Xây dựng phương án PCLB (bổ sung nếu có)
c. Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt phương án phòng chống, thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng xí nghiệp thành viên.
d. Công tác chuẩn bị:
Để thực hiện tốt công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời xử lý sự cố hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lụt bão gây ra, công ty đã xây dựng phương án 4 tại chổ (Chỉ huy, lực lượng, vật tư và hậu cần tại chỗ) làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
Phương án phòng chống lụt bảo được công ty triển khai và quán triệt sớm đến tận cơ sở (Xí nghiệp, Trạm, Cụm và từng các nhân tham gia lực lượng PCLB) với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.
+ Chỉ huy:
– Đối với công ty: Ban chỉ huy PCLB do Giám đốc công ty làm trưởng ban, các phó giám đốc công ty làm phó ban trường trực phụ trách từng khu vực, các thành viên là các trưởng phòng ban và các giám đốc xí nghiệp trực thuộc.
– Đối với xí nghiệp: Tiểu ban chỉ huy PCLB do các giám đốc xí nghiệp làm trưởng tiểu ban, phó giám đốc xí nghiệp làm phó tiểu ban thường trực các thành viên là trưởng phòng tổng hợp,  trạm trưởng. Văn phòng thường trực tiểu ban PCLB tại văn phòng các xí nghiệp.
+ Lực lượng:
– Lực lượng tại chổ bao gồm toàn bộ CBCNV xí nghiệp phụ trách khu vực PCLB được phân công. Ngoài lực lượng tại chỗ  trong trường hợp khẩn cấp Giám đốc công ty huy động thêm lực lượng địa phương và các xí nghiệp khác để hỗ trợ và điều hành trực tiếp (trường hợp xảy ra báo động cấp 3 trở lên)
+ Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị PCLB và tìm kiếm cứu nạn:
– Công ty đã tiến hành kiểm tra, thống kê vật tư, vật liệu, dụng cụ và trang thiết bị PCLB tìm kiếm cứu nạn của từng đơn vị để sẳn sàng huy động và ứng cứu khi cần thiết, đồng thời lập dự trù vật tư , cấp bổ sung cho một số công trình còn thiếu.
– Hiện nay các công trình do công ty quản lý đã chuẩn bị đầy đủ vật tư , các trang thiết bị cho PCLB, tìm kiếm cứu nạn được tập kết tại công trình đầu mối và các vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố.
Về vật tư : Gồm đá hộc , rọ thép, bao tải, vải bạt.
Về dụng cụ : Pa lăng xích (5 – 10 tấn), cuốc, xẻng, mỏ lết răng, xe rùa, xà peng.
Về trang thiết bị bao gồm: Ca nô composit, thuyền máy, Phao cứu sinh, áo phao các loại, ủng, đèn pin.
+ Công tác hậu cần:
Xây dựng kiểm tra kế hoạch tài chính, dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho công tác hậu cần tại chổ, sẵn sàng cung cấp đầy đủ trong thời gian khi có lụt bão xảy ra.
e. Công tác triển khai hệ thống thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc sử dụng điện thoại bàn và điện thoại di động của công nhân, cán bộ quản lý công trình, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.
g. Công tác chỉ đạo quản lý kiểm tra bảo đảm an toàn hồ chứa nước:
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong quản lý vận hành hồ chứa đúng theo quy trình quy phạm, phổ biến đến từng cán bộ công nhân quản lý các văn bản pháp luật quy định về an toàn đập, hồ chứa. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP, Quyết định 3562/QĐ-BNN-TL. v.v…
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo vệ và ngăn chặn kịp thời khi có sự cố xảy ra gây mất an toàn công trình.
Triển khai rà soát lại quy trình vận hành cho phù hợp với quy chuẩn hiện hành, quy trình điều tiết tràn xả lũ trong mùa mưa bão hàng năm để bảo đảm an toàn công trình.
2. Nhận xét đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.
Kế hoạch PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông có tính khả thi và tương đối hợp lý khi thực hiện. Với phương châm 4 tại chổ: Chỉ huy, lực lượng, vật tư, hậu cần và sự phối hợp với cơ quan địa phương sẵn sàng ứng phó kịp thời trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
3. Các kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện.
Là công trình đã được xây dưng từ năm 2002 đưa vào khai thác năm 2006 đến nay đã qua 9 năm khai thác. Tuy hàng năm đơn vị quản lý thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn công trình như thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, công tác vận hành tuân thủ đúng quy định. Hệ thống kênh đã được kiên cố nhưng tuyến kênh nằm trên sườn dốc, có địa hình chia cắt thường xuyên xảy ra sạt lở, bồi lấp kênh chính, Chủ đập cần bố trí kinh phí để sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn phục vụ tưới.
+ Phương án PCLB đảm bảo an toàn đập về mùa mưa lũ, phương án PCLL vùng hạ du đập chưa được lập và phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP. Đề nghị chủ đập tổ chức lập, bố trí kinh phí xây dựng các phương án này để đảm bảo vận hành an toàn công trình về mùa lũ và an toàn cho nhân dân, cơ sở hạ tầng phía hạ du khi xả lũ khẩn cấp hoặc xảy ra tình trạng vỡ đập.
+ Cấp kinh phí đầu tư các trang thiết bị, vật tư, phương tiện (hoặc bổ sung nếu thiếu) cho các công trình thủy lợi đảm bảo đủ để thực hiện ứng cứu kịp thời.
3.9.3. Tình hình thực hiện các năm qua:
1. Công tác chuẩn bị.
+ Công tác chuẩn bị tại đầu mối và hạ du, trước mùa mưa bão thực hiện đầy đủ, chú trọng công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với nhiều hình thức như: Điện thắp sáng, điện thoại bàn, di động, Fax, mạng vi tính, được tổ chức đến tận các trạm, trại của xí nghiệp.
+ Vật tư, phương tiện và hậu cần được bố trí trong khu vực đầu mối, gần điểm tiếp cận công trình khi đưa vào sử dụng.
+ Giữ mối liên lạc thường xuyên với địa phương, các đơn vị sản xuất trên địa bàn để trao đổi thông tin, thông báo, cảnh báo khi có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản khi công trình vận hành điều tiết xả lũ .v.v…
+ Kịp thời cập nhật bản tin về dự báo thời tiết, hình thế thời tiết gây mưa lũ trên sông, lưu vực công trình hồ chứa nước Chư Prông của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương và đài khí tượng thủy văn Tây Nguyên để vận hành hồ chứa kịp thời.
2. Công tác vận hành hồ chứa trong mùa lũ.
+ Căn cứ thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Chư Prông do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004.
+ Đơn vị quản lý thực hiện đúng quy định về quy định vận hành điều tiết hồ trong mùa lũ. Công tác chế độ quan trắc, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác vận hành hồ được cập nhật thường xuyên và cung cấp kịp thời đến các cơ quan như quy định.
+ Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây nguyên, thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Gia Lai, (Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai là cơ quan thường trực), Ủy Ban nhân dân Huyện Chư Prông.
3 Công tác phòng chống lũ lụt hạ du:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện công tác phối hợp ứng cứu vùng hạ du khi có lũ lụt xảy ra để đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng ở vùng hạ du đập.
4. Nhận xét công tác vận hành PCLB.
– Vận hành của bộ máy: công tác vận hành bộ máy từ chỉ đạo điều hành, thực hiện đồng bộ thống nhất từ ban chỉ huy PCLB công ty đến tiểu ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông, bộ máy thường xuyên được điều chỉnh, kiện toàn đáp ứng yêu cầu.
– Phối hợp tốt giữa địa phương, Sở, Ban ngành các đơn vị trên địa bàn và Ban chỉ huy PCTT và TKCN và Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
– Tuân thủ các kế hoạch chỉ thị của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, địa phương và kế hoạch PCLB công ty ban hành. Thực hiện đúng quy trình, quy định đã ban hành.
3.9.4. Kết luận chung:
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác PCLB.
Đơn vị quản lý công trình đã thực hiện cơ bản đầy đủ công tác PCLB hàng năm của công trình đã thành lập ban chỉ huy PCLB, chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị cơ bản theo quy định, đảm bảo vận hành công trình an toàn trong mùa mưa lũ, có sự phối hợp với địa phương khu vực hạ du để thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại gây ra trong quá trình vận hành xả lũ.
2. Bài học và đề xuất kiến nghị khắc phục tồn tại.
+ Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và công tác đảm bảo an toàn công trình trong PCLB nói riêng có tầm quan trọng nhằm duy trì khai thác công trình bền vững, lâu dài và hiệu quả theo nhiệm vụ đã phê duyệt, là đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao nhiệm quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định phân cấp, do đó ngoài nhiệm vụ chính cần làm tốt công tác xã hội hóa và toàn dân, các cấp chính quyền cùng tham gia quản lý và bảo vệ công trình có hiệu quả theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001; Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13, ngày 19/06/2013.
+ Đề nghị Chủ đập bố trí kinh phí và tổ chức xây dựng các phương án PCLB đảm bảo an toàn đập về mùa lũ, phương án PCLL vùng hạ du đập theo quy định.
+ Quán triệt và phối hợp tốt với địa phương các ban ngành trong việc thực hiện công tác PCLB hàng năm.
+ Nâng cao nhận thức và củng cố bộ máy (đào tạo, tổ chức, xây dựng kế hoạch, ứng dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.
+ Kiến nghị: Đề nghị các cấp thẩm quyền cấp kinh phí sửa chữa lớn công trình, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa công tác quản lý, bố trí kinh phí để chủ đập xây dựng phương án phòng chống lũ vùng hạ du đập trình phê duyệt để thực hiện .v.v..

3.10. Kết luận:

3.10.1  . Kết luận

Trong quá trình quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Chư Prông. Đơn vị quản lý đã thực hiện theo các quy định ban hành của Nhà nước, có sự phân cấp từ Công ty khai thác đến các đơn vị quản lý trực tiếp, đảm bảo an toàn công trình phát huy năng lực thiết kế, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Công tác duy tu bảo dưỡng đập và kiểm tra đập thực hiện định kỳ, lập báo cáo hiện trạng được quản lý chặt chẽ. Đơn vị quản lý có nhật ký sổ sách chi tiết, có ngày giờ kiểm tra định kỳ. Việc lập các báo cáo kiểm tra định kỳ được đơn vị quản lý hồ thực hiện hàng tháng.

3.10.2  . Kiến nghị

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đập, cần phải thực hiện một số công việc như sau:
+ Đề nghị Chủ đập báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng phương án phòng chống lũ lụt hạ du đập để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân và giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản vùng hạ du đập
+ Hiện nay hồ chứa nước Chư Prông chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưa cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước; Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang về bảo vệ nguồn nước. Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý Nhà nước cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
+ Quy trình vận hành chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập. Mặt khác việc quy định thời gian tích nước cuối mùa lũ không phù hợp với quy luật về mùa mưa lũ ở khu vực phía Tây trường sơn (khu vực xây dựng công trình). Đề nghị Chủ đập rà soát và báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng.
+ Đề nghị chủ đập xây dựng quy trình bảo trì công trình theo quy định. Lập kế hoạch bảo trì hàng năm báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để thực hiện bảo trì để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ công trình.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÀ DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA

4.1   ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Trong và ngoài lưu vực hồ Chư Prông có các trạm đo KTTV ở hình vẽ và bảng sau:
Bảng 4‑1: Mạng lưới các trạm Khí tượng Thủy văn
TT Trạm Yếu tố Thời gian TT Trạm Yếu tố Thời gian
I
Thủy văn
II Khí tượng
1
Pơ Mơ Re
(F=310km2)
X Q
H
1978¸1991; 1977¸1979; 1981; 2005¸nay
1979¸1991
1
Plei ku
T, U, V, S, Z, X 1926¸1944; 1956¸1974; 1976÷nay
2
Ayun Hạ
(F= 1670km2)
X, Q, H 1989¸1992;1978; 1979 2
Cheo reo (Hậu Bổn)
T, U, V, S, Z, X 1961¸ 1974; 1977÷nay
3
Biển Hồ
(F = 39km2)
Q 1977 ¸ 1978 3
Kom Plong
T, U, V, S, Z, X 1978 ¸ nay
4
Chư PRông
(F =  121km2)
X; Q 1978÷nay; 1979¸ 1980; 4
 Chư Xê
X 1978 ¸ nay
5
An Khê
(F =  1440km2)
X; Q; H
1966÷1974;
1978÷nay
5
Đăk Đoa
X 1925¸1964, 1981 ¸ 1990; 1993÷1995; 1997÷nay
6
Hà Tam
(F =  73km2)
Q
1980÷1983
6
Ajunpa
X 1978 ¸nay
7
Kon Tum (Đakbla)
(F= 3030km2)
X;

Q
1917÷1941; 1961÷1967; 1970÷nay;
1967÷nay
7
Mang Yang
X 1979 ¸1982; 1984 ÷1995; 1997÷2003
8
Đăk Cấm
(F =  158km2)
X Q
1978÷1981;
1977÷1983
8
Ayun hạ
X 1978 ¸ nay
9
Buôn Hồ
(F =  178km2)
X, Q, H 1977÷nay;  1977÷1986 9
Krông Pa
X 1978 ¸ nay
10
Krông H năng
(F =  235km2)
Q, H 1979÷1988 10
Ma Đ’răk
X 1930¸1944; 1960¸1962; 1977¸nay
11
Cầu 42
(Krông Buk)
(F =  459km2)
X, Q, H, ρ 1968÷1973; 1977÷nay 11
Chưpah
X 1978÷1982
12
Sông Hinh
 (F =  752km2)
Q, H 1980÷1985; 1988÷nay

13
Củng Sơn
(F= 12 800km2)
Q, H, ρ 1978÷nay

Ghi chú:
X: lượng mưa;             T: Nhiệt độ;               U: Độ ẩm;                  Z: Bốc hơi;
S: Số giờ nắng;           V: Tốc độ gió;           Q: Lưu lượng;          
Tài liệu KTTV có chất lượng đo đạc tốt, tin cậy được dùng trong tính toán.

Hình 4‑1: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực

Lưu vực suối Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từ đầu đến cuối khu tưới lên đến 10m.

Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã chịu tác động qua lại của 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa lũ từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa mùa chiếm 82% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn VII, VIII, IX.
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa tháng I, II, III rất nhỏ có năm tháng I, II không có mưa.
Dòng chảy các tháng mùa kiệt nhỏ dần từ tháng XII đến tháng IV và thấp nhất vào tháng III và tháng IV.

4.1.1     Nhiệt độ không khí

Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN được ghi ở bảng sau:
Bảng 4‑2: Đặc trưng nhiệt độ không khí Pleiku
Đơn vị: oC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Ttb 19,4 21,3 23,2 24,8 25,1 24,5 24,1 23,9 23,9 23,0 21,8 20,1 22,9

4.1.2     Độ ẩm không khí

Bảng 4‑3: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Pleiku
Đơn vị: %
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Utb 79,0 76,7 74,7 75,7 78,6 83,4 83,7 85,3 85,4 84,2 82,9 81,1 80,9

4.1.3     Số giờ nắng

Bảng 4‑4:Đặc trưng số giờ nắng trạm Pleiku
Đơn vị: giờ
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Giờ nắng 256,0 260,0 275,0 233,0 209,0 142,0 138,0 118,0 135,0 179,0 198,0 233,0 2376,0

4.1.4     Tốc độ gió trung bình

Bảng 4‑5: Đặc trưng tốc độ gió trung bình trạm Pleiku
Đơn vị: m/s
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vtb 3,1 3,2 2,8 2,2 2,1 3,1 2,9 3,5 1,9 2,1 3,2 3,4 2,8

4.1.5     Lượng bốc hơi ống Piche

Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm ghi ở bảng sau:
Bảng 4‑6: Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z(mm) 114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8

4.1.6     Đặc trưng dòng chảy năm

Bảng 4- 7: Đặc trưng bốc hơi đo bằng ống Piche trạm Pleiku
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z(mm) 114,7 126,5 153,4 130,6 87,6 51,2 43,9 36,9 40,6 57,2 78,5 97,8 1018,8

4.2. LƯỢNG MƯA LƯU VỰC HỒ CHƯ PRÔNG

4.2.1.Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Chư Prông

Lưu vực hồ Chư Prông nằm trong vùng có lượng mưa hàng năm biến đổi khá phức tạp. Qua thống kê, phân tích số liệu mưa năm các trạm xung quanh lưu vực Chư Prông ta thấy tại khu vực trạm Chưpah lượng mưa lớn nhất, lượng mưa giảm dần xuống khu vực trạm Đak đoa, trạm Pơmơrơ, thấp nhất trạm An Khê sau đó tăng dần đến khu vực trạm Chư Prông, rồi lại giảm dần xuống Chư Sê với biên độ dao động lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm lớn. Tại trạm Đak đoa lượng mưa năm biến đổi từ 1179,4mm đến 3560,4mm trung bình nhiều năm là 1972,1mm. Trạm Chưpah lượng mưa năm từ 1316,5mm đến 3188,1mm trung bình nhiều năm là 2549,1mm. Tại trạm Pleiku lượng mưa năm biến đổi từ 1429,3mm đến 3174,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 2165,0mm. Tại trạm Chư Prông lượng mưa năm dao động từ 995,9mm đến 3710,7 mm lượng mưa trung bình nhiều năm là 2295,5mm. Trạm Pơmơrơ lượng mưa năm dao động từ 1259,0mm đến 2466,9mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1826,8mm.Tại trạm An Khê lượng mưa năm dao động từ 684,9mm đến 2236,5mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1469,5mm. Tại trạm Chư Sê lượng mưa năm dao động từ 521,1mm đến 2663,6mm; lượng mưa trung bình nhiều năm là 1731,4mm.
Theo bản đồ Atlat của Tổng cục khí tượng Thủy văn Quốc Gia, lượng mưa năm trung bình của lưu vực Chư Prông từ 2000mmm đến 2300mm.
Hồ chứa nước Chư Prông có trạm đo mưa, số liệu từ năm 1995 đến nay. Từ hơn hai chục năm tài liệu đo mưa cho thấy lượng mưa năm dao động khoảng gần 1000mm đến lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 2200,0mm.
Sau khi phân tích số liệu lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm xung quanh lưu vực và trạm đo mưa gần tuyến đập. Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Chư Prông bằng lượng mưa bình quân các trạm Chư Prông, Pleiku: 2064,0mm.
Bảng 4- 1: Lượng mưa năm hồ chứa nước Chư Prông
Giai đoạn Flv Xo
(km2) (mm)
TKKT – TDT 15,0 2490,0
Tư vấn kiểm định 15,0 2064,0

4.2.2.Lượng mưa 1 ngày lớn nhất vùng công trình

Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất các trạm Chưpah; Chư Prông, Yaly, Komtum, Đak đoa, Pleiku, Pơ rơ mơ, An Khê, Chư Sê xác định lượng mưa ngày lớn nhất lưu vực Chư Prông theo phương pháp trạm năm, giá trị lượng mưa lớn nhất gây lũ trên lưu vực Chư Prông với tần suất thiết kế như bảng sau:
Bảng 4- 2: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế
Đơn vị: mm
Giai đoạn X0,2% X1,0%
Tư vấn kiểm định 495,5 367,5
Chi tiết xem phụ lục 1-1.

CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN KIỂM TRA DÒNG CHẢY LŨ

5.1 LƯU LƯỢNG ĐỈNH LŨ THIẾT KẾ THEO CƯỜNG ĐỘ GIỚI HẠN

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến công trình được xác định theo Công thức cường độ giới hạn theo QP.TL. C6-77
                                    Qmax = Ap.j.HTP.F.d1
–      HTP: Lượng mưa lớn nhất thiết kế với tần suất P% ở bảng 1-8 (mm).
–      Ap : Mô đuyn đỉnh lũ tương ứng với tần suất thiết kế P%.
–       j    : Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
–      d1   : Hệ số xét tới ảnh hưởng của ao hồ làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ, ở đây lấy bằng 1.
–      F   : Diện tích lưu vực (F = 15,0km2).
Kết quả tính được ghi ở bảng sau:
Bảng 5- 1: Lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến công trình hồ Chư Prông
Giai đoạn QP = 0,2% (m3/s) QP = 1,0% (m3/s) QP = 2,0% (m3/s)
TKKT – TDT 82,6 65,7
Tư vấn kiểm định 231,6 144,0
 5.2 TỔNG LƯỢNG LŨ THIẾT KẾ
Tổng lượng lũ được xác định theo công thức tính tổng lượng trong  QP.TL C6-77:
                                                Wp = 103.HTP.y.F
–      HTP : Lượng mưa lớn nhất thời khoảng tính toán T=1 ngày với tần suất thiết kế
–      y: Hệ số dòng chảy lũ lấy theo QP.TL C6-77.
–      F: Diện tích lưu vực (km2).
Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5- 2: Tổng lượng lũ thiết kế đến tuyến công trình hồ Chư Prông
Giai đoạn WP = 0,2% (106m3) WP = 1,0% (106m3)
TKKT – TDT 4,54
Tư vấn kiểm định 5,670 4,15
 ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH LŨ THIẾT KẾ
Từ kết quả tính toán đỉnh và lượng lũ ở trên, theo Quy phạm tính toán thủy văn QP.TL C6-77 đối với lưu vực nhỏ sử dụng đường quá trình lũ tam giác, chọn tỷ số giữa thời gian nước xuống và thời gian nước lên β = 2. Thời gian lũ tính theo công thức sau:
Trong đó:
–      WP: Tổng lượng lũ thiết kế (106m3).
–      F: Diện tích lưu vực (km2).
–      QP: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (m3/s).
Kết quả tính toán đường quá trình lũ như bảng sau:
Bảng 5- 3: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Chư Prông
T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0 34,2 24,0
1,5 46,6 33,0
2,0 55,0 42,0
2,5 72,0 52,0
3,0 92,0 69,0
3,5 123,0 86,0
4,0 154,0 111,0
4,5 191,0 130,0
5,0 217,0 140,0
5,5 231,6 144,0
6,0 231,0 143,0
6,5 224,0 142,0
7,0 207,0 140,0
7,5 188,0 133,0
8,0 168,0 124,0
8,5 152,0 108,0
9,0 135,0 100,0
9,5 119,0 89,0
10,0 102,0 78,0
10,5 90,0 67,0
11,0 80,0 58,0
11,5 69,0 50,0
12,0 61,0 45,0
12,5 51,8 36,0
13,0 47,0 32,0
13,5 42,7 30,0
14,0 39,4 23,6
14,5 35,6 21,4
15,0 33,8 20,3
Nhận xét: Lưu vực suối Chư Prông diện tích nhỏ, không có trạm quan trắc thủy văn, tính toán dòng chảy lũ được áp dụng theo quy phạm QPTL C6-77 trong trường hợp lưu vực không có tài liệu dòng chảy thực đo, diện tích lưu vực nhỏ hơn 100km2. Lưu lượng đỉnh lũ được tính theo phương pháp Cường độ giới hạn, đỉnh lũ phụ thuộc vào cường độ mưa ngày lớn nhất.
5.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.3.1 KẾT LUẬN
Các đặc trưng Khí tượng Thủy văn, hồ Chư Prông được tính toán từ các yếu tố Khí tượng Thủy văn của các trạm trong vùng dự án, số liệu đo đạc tốt, tin cậy do Trung tâm Nghiên cứu khí tượng Nông nghiệp – Viện khoa học KTTV và Môi trường quản lý được cập nhận đến năm 2014. Kết quả tính toán đã có sự thay đổi so với giai đoạn Thiết kế kỹ thuật. Lưu lượng đỉnh lũ đến hồ hiện nay cao hơn so với thiết kế (bảng 5-1), vì vậy việc đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ là hết sức cần thiết.
5.3.2 KIẾN NGHỊ
Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, việc quản lý hồ cũng như lên kế hoạch sử dụng nước hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nước và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân.
Trong mùa lũ, chủ đập cần có quan trắc mực nước thường xuyên cũng như có các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho đập như tôn cao, gia cố mái đập. Phải có kế hoạch kiểm tra lại lăng trụ thoát nước cũng như rãnh thu nước ở mái đập, đảm bảo nước chảy được thuận lợi, không bị cản trở. Thảm phủ thực vật bề mặt lưu vực biến đổi, ngày một khác nhau do đó mùa mưa lũ cần được chú trọng hơn.
CHƯƠNG VI: TÍNH TÓAN KHẢ NĂNG XẢ LŨ CỦA HỒ

6.1 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

Dòng chảy lũ chuyển động trong sông là dòng không ổn định, hoàn toàn tuân theo hệ phương trình Sain-Vernant.
Diễn toán lũ trong sông chính là giải hệ phương trình Sain-Vernat nhằm xác định diễn biễn của dòng chảy theo thời gian (quá trình dòng chảy) tại các vị trí trên đường chảy khi đã biết quá trình dòng chảy vào tại một hoặc một số vị trí trên thượng lưu. Tuy nhiên tùy từng điều kiện cụ thể mà một số thành phần trong các phương trình có thể bỏ qua, hoặc được đưa về dạng đơn giản hơn để thuận tiện trong việc giải hệ phương trình.
Trong một hệ thống thủy văn, dòng chảy vào I(t), chảy ra Q(t) và lượng trữ S(t) liên hệ với nhau qua phương trình liên tục                                
 (1.1)
Nếu đường quá trình đi vào hệ thống I(t) đã được cho trước, ta vẫn chưa thể giải trực tiếp phương trình (4.1) để xác định quá trình dòng chảy ra Q(t) vì cả hai đại lượng Q và S trong phương trình đều là ẩn số. Vậy cần phải có một quan hệ thứ hai đó là hàm lượng trữ nhằm thiết lập mối quan hệ hàm số giữa S, I và Q. Sự kết hợp giữa hàm lượng trữ với phương trình liên tục sẽ cho ta hai phương trình với hai ẩn số. Dạng tổng quát, hàm lượng trữ có thể biểu thị như là một hàm số của I, Q và các đạo hàm của các đại lượng này theo thời gian như sau:                      
  (1.2)
Tuỳ thuộc vào bản chất riêng biệt của hệ thống hồ chứa đang xét, dạng giải tích cụ thể của hàm lượng trữ dùng trong diễn toán lũ có thể là:
Lượng trữ là một hàm phi tuyến, đơn trị của lưu lượng Q:
S = f(Q)                          (1.3)
Hàm f(Q) được xác định thông qua mối liên hệ giữa mực nước hồ với dung tích và lưu lượng ra khỏi hồ (hệ thống là một hồ chứa).
Lượng trữ được coi là một hàm tuyến tính của I và Q như trong phương pháp Muskingum dùng cho diễn toán dòng chảy trong lòng dẫn.
Lượng trữ được coi là hàm tuyến tính của Q và các đạo hàm theo thời gian.
Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với phương pháp diễn toán dòng chảy. Mối quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ được minh họa bằng hình 4-1 dưới đây. Mối quan hệ giữa dòng chảy ra và lượng trữ trong hệ thống thuỷ văn có thể là tĩnh hoặc động. Trong quan hệ tĩnh hàm lượng trữ có dạng (4.3) được áp dụng cho hồ chứa có đường mặt nước nằm ngang. Quan hệ động giữa lượng trữ và lưu lượng ra được áp dụng cho hồ chứa dài, hẹp hoặc lòng dẫn hở tại đó đường mặt nước có độ cong đáng kể được tạo ra bởi tác động của nước vật. Độ lớn của đường lượng trữ do nước vật phụ thuộc vào cường suất biến đổi theo thời gian của dòng chảy qua hệ thống.
Đối với trường hợp dòng chảy lũ vào kho nước, ta thấy có những đặc điểm sau: do đập ngăn nước, độ dốc mặt nước trong hồ rất nhỏ, mặt cắt sông mở rộng đột ngột, chiều rộng, độ sâu dòng chảy rất lớn, tốc độ nước nhỏ. Vì vậy chúng ta có thể coi bài toán điều tiết lũ bằng kho nước là một bài toán riêng của diễn toán lũ. Lúc này phương trình liên tục đưa về dạng vi phân:
Idt  – Qdt = Fdh
hay:    (I-Q) dt = ds.
Nếu thay Fdh = ds ta được: (I-Q) dt = dv nếu thay dt = Dt = t2-t1 ta sẽ có phương trình cân bằng nước dạng sai phân sau             
 (1.4)
Trong đó :     
–  F là diện tích mặt thoáng của kho nước,
–   S1, S2 là lượng nước có trong kho ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt
–  I1, I2, Q1, Q2 là lưu lượng nước đến và xả khỏi hồ ở đầu và cuối thời đoạn tính toán Dt.         
(a) Quan hệ không đổi                        (b) Quan hệ thay đổi
Hình 6- 1: Quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ
Trong phương trình (4.4) có hai ẩn số chưa biết là Q2, S2 nên chưa thể giải trực tiếp được. Vậy chúng ta cần có một phương trình nữa là phương trình động lực. Phương trình này được thay bằng phương trình thuỷ lực của công trình xả với dạng tổng quát :
Q = F(Zt, Zh, C)                                                         (1.5)
Trong đó :     
–  Zt là mực nước thượng lưu công trình xả
–   Zh là mực nước hạ lưu công trình xả
–  C là tham số biểu thị công trình.
Phương trình (4.5) sẽ được cụ thể hóa tùy theo hình thức công trình xả và chế độ chảy theo bảng sau:
Như vậy nguyên lý cơ bản của điều tiết lũ kho nước là việc hợp giải phương trình cân bằng nước (4.4) và phương trình thuỷ lực (4.5). Dưới đây sẽ trình bày ba phương pháp thường dùng để tính toán điều tiết lũ kho nước.
Bảng 6- 3: Các phương trình tính lưu lượng qua đập tràn
6.2 PHƯƠNG PHÁP THỬ DẦN 
Phương pháp này dựa trên cơ sở phương trình (4.4)                                  
(1.6)
Với bài toán đã cho biết quá trình lũ đến, quan hệ mực nước và dung tích hồ chứa, mực nước trước khi lũ đến trong kho, hình thức xả công trình xả (Z-Q). Yêu cầu tìm quá trình xả lũ (Q-t) tương ứng với mực nước lớn nhất đạt tới hay dung tích phòng lũ. Quá trình tính toán bằng phương pháp thử dần được thực hiện qua các bước:

Chia quá trình lũ đến ra nhiều thời đoạn bởi các bước các thời khoảng Dti sao cho điểm chia đi qua đỉnh lũ.

Xây dựng quan hệ Z-S và Z-Q.

Tính tổng lượng lũ đến kho nước trong thời gian Dti.

Giả thiết mực nước kho nước vào cuối thời đoạn tính Z2 để tìm ra Q2, từ đó theo phương trình cân bằng nước (4.6) xác định được S2.

Từ S2 xác định được mực nước Z2 dựa vào quan hệ Z-S. Nếu mực nước này trùng với mực nước giả thiết trên thì đúng, nếu sai phải giả thiết lại cho tới khi thoả mãn.

Tiếp tục tính cho các thời đoạn sau bằng cách lặp lại từ bước (3) đến bước (5). Phương pháp này có ưu điểm có thể tính cho mọi trường hợp Dti thay đổi và với mọi hình thức công trình xả cũng như các điều kiện vận hành ràng buộc. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối hình 4-2 dưới đây.

6.3 PHƯƠNG PHÁP PÔTAPÔP

Từ hai phương trình  và Q = F(Zt, Zh, C) tác giả đưa về dạng sau :  như vậy với bất kỳ thời đoạn Dt nào thì vế phải đều đã biết và ta có hai quan hệ phụ trợ Thay thế vào phương trình trên ta có : F2 = Itb + F1.
Với bài toán cho quá trình lũ đến, địa hình kho nước, công trình xả lũ và dung tích cắt lũ hoặc mực nước cao nhất đạt tới trong kho nước, các bước tính toán theo phương pháp này như sau:

Xây dựng biểu đồ phụ trợ

–  Lựa chọn bước thời gian tính toán Dt, sau đó giả thiết nhiều trị số mực nước trong kho để tính ra lưu lượng xả tương ứng.
–  Dựa vào quan hệ Z-S ứng với các mực nước giả thiết tìm ra dung tích kho nước tương ứng Sk từ đó tìm được S = Sk – Stl (trong đó Stl là dung tích kho nước trước khi lũ đến hồ chứa).
–  Tính giá trị F1, F2 ứng với các giá trị Q vừa tính.

Sử dụng biểu đồ phụ trợ để tính toán điều tiết

–  Với mỗi thời đoạn Dt tính Itb = 0,5 (I1+I2).
–  Từ I1 đã biết tra trên biểu đồ xác định được giá trị F1 và tính được:
–  F2 = Itb +F1
–  Từ F2 tra biểu đồ ngược lại sẽ được lưu lượng xả lũ ở cuối thời đoạn tính toán Q2.

Lặp lại bước (2) cho các thời đoạn sau cho đến khi kết thúc.

Từ quá trình lũ đến và quá trình xả ta xác định được dung tích cắt lũ, mực nước lớn nhất trong hồ.

Phương pháp này khá đơn giản, thông dụng đối với các bài toán điều tiết lũ. Có thể lập chương trình tính theo sơ đồ khối sau hình 1.3 dưới đây:
Hình 6- 2: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp thử dần
                                    
Hình 1- 3: Sơ đồ khối tính điều tiết lũ theo phương pháp Pôtapốp

6.4 PHƯƠNG PHÁP RUNGE – KUTTA BẬC BA

Phương trình liên tục viết dưới dạng vi phân : .
 Trong kho nước vì Z = f(t) do đó Q = F(z), dv = A(Z) dz. Do đó phương trình liên tục có thể viết về dạng: 
 Trong đó A(z) là diện tích mặt hồ ứng với cao trình mực nước Z. Nội dung của phương pháp này được thực hiện như sau:

Chọn bước thời gian tính toán Dt và chia bước thời gian tính ra làm ba thời đoạn nhỏ, từ đó tính được các trị số xấp xỉ thay đổi cột nước dZ.                

Các trị số xấp xỉ DZ1, DZ2, DZ3 được xác định cho mỗi bước thời gian Dti theo các công thức sau:

  (1.7)
   
 (1.8)
 (1.9)
Giá trị Zj+1 được tính bằng:             Zj+1 = Zj +DZ         (1.10)
với       (1.11)
Các bước tính toán được thể hiện trong hình 4-4, sơ đồ khối của phương pháp Runge – Kutta bậc 3 được trình bày trong hình 4-5:

Hình 6- 4: Các bước để xác định số gia của mực nước trong phương pháp Runge – Kutta bậc 3
                    
Hình 6- 5: Sơ đồ khối tính điều tiết theo phương pháp Runge-Kutta

6.5 TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ

Tiêu chuẩn thiết kế

Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Chư Prông được thiết kế với các tiêu chuẩn sau:
–  Công trình cấp II
–  Tần suất đảm bảo chống lũ thiết kế của công trình: P = 1,0%
–  Tần suất đảm bảo chống lũ kiểm tra của công trình: P = 0,2%

Tài liệu dùng trong tính toán

Đường quan hệ W = f(Z) lòng hồ

Bảng 6- 4: Giá trị quan hệ lòng hồ Z(m) – F(km2) – W(106m3)
STT Z(m) F(km2) W(106m3)
1 454 0 0
2 455 0,00625 0,011
3 455,1 0,006875 0,01253
4 455,2 0,0075 0,01406
5 455,3 0,008125 0,01559
6 455,4 0,00875 0,01712
7 455,5 0,009375 0,01865
8 455,6 0,01 0,02018
9 455,7 0,010625 0,02171
10 455,8 0,01125 0,02324
11 455,9 0,011875 0,02477
12 456 0,0125 0,0263
13 456,1 0,01375 0,02897
14 456,2 0,015 0,03164
15 456,3 0,01625 0,03431
16 456,4 0,0175 0,03698
17 456,5 0,01875 0,03965
18 456,6 0,02 0,04232
19 456,7 0,02125 0,04499
20 456,8 0,0225 0,04766
21 456,9 0,02375 0,05033
22 457 0,025 0,053
23 457,1 0,0259 0,0545
24 457,2 0,0268 0,056
25 457,3 0,0277 0,0575
26 457,4 0,0286 0,059
27 457,5 0,0295 0,0605
28 457,6 0,0304 0,062
29 457,7 0,0313 0,0635
30 457,8 0,0322 0,065
31 457,9 0,0331 0,0665
32 458 0,034 0,068
33 458,1 0,0347 0,0707
34 458,2 0,0354 0,0734
35 458,3 0,0361 0,0761
36 458,4 0,0368 0,0788
37 458,5 0,0375 0,0815
38 458,6 0,0382 0,0842
39 458,7 0,0389 0,0869
40 458,8 0,0396 0,0896
41 458,9 0,0403 0,0923
42 459 0,041 0,095
43 459,1 0,04315 0,1039
44 459,2 0,0453 0,1128
45 459,3 0,04745 0,1217
46 459,4 0,0496 0,1306
47 459,5 0,05175 0,1395
48 459,6 0,0539 0,1484
49 459,7 0,05605 0,1573
50 459,8 0,0582 0,1662
51 459,9 0,06035 0,1751
52 460 0,0625 0,184
53 460,1 0,06525 0,1951
54 460,2 0,068 0,2062
55 460,3 0,07075 0,2173
56 460,4 0,0735 0,2284
57 460,5 0,07625 0,2395
58 460,6 0,079 0,2506
59 460,7 0,08175 0,2617
60 460,8 0,0845 0,2728
61 460,9 0,08725 0,2839
62 461 0,09 0,295
63 461,1 0,092 0,3
64 461,2 0,094 0,305
65 461,3 0,096 0,31
66 461,4 0,098 0,315
67 461,5 0,1 0,32
68 461,6 0,102 0,325
69 461,7 0,104 0,33
70 461,8 0,106 0,335
71 461,9 0,108 0,34
72 462 0,11 0,345
73 462,1 0,1121 0,3631
74 462,2 0,1142 0,3812
75 462,3 0,1163 0,3993
76 462,4 0,1184 0,4174
77 462,5 0,1205 0,4355
78 462,6 0,1226 0,4536
79 462,7 0,1247 0,4717
80 462,8 0,1268 0,4898
81 462,9 0,1289 0,5079
82 463 0,131 0,526
83 463,1 0,1338 0,5418
84 463,2 0,1366 0,5576
85 463,3 0,1394 0,5734
86 463,4 0,1422 0,5892
87 463,5 0,145 0,605
88 463,6 0,1478 0,6208
89 463,7 0,1506 0,6366
90 463,8 0,1534 0,6524
91 463,9 0,1562 0,6682
92 464 0,159 0,684
93 464,1 0,1631 0,6998
94 464,2 0,1672 0,7156
95 464,3 0,1713 0,7314
96 464,4 0,1754 0,7472
97 464,5 0,1795 0,763
98 464,6 0,1836 0,7788
99 464,7 0,1877 0,7946
100 464,8 0,1918 0,8104
101 464,9 0,1959 0,8262
102 465 0,2 0,842
103 465,1 0,2025 0,8683
104 465,2 0,205 0,8946
105 465,3 0,2075 0,9209
106 465,4 0,21 0,9472
107 465,5 0,2125 0,9735
108 465,6 0,215 0,9998
109 465,7 0,2175 1,0261
110 465,8 0,22 1,0524
111 465,9 0,2225 1,0787
112 466 0,225 1,105
113 466,1 0,2281 1,1287
114 466,2 0,2312 1,1524
115 466,3 0,2343 1,1761
116 466,4 0,2374 1,1998
117 466,5 0,2405 1,2235
118 466,6 0,2436 1,2472
119 466,7 0,2467 1,2709
120 466,8 0,2498 1,2946
121 466,9 0,2529 1,3183
122 467 0,256 1,342
123 467,1 0,2604 1,371
124 467,2 0,2648 1,4
125 467,3 0,2692 1,429
126 467,4 0,2736 1,458
127 467,5 0,278 1,487
128 467,6 0,2824 1,516
129 467,7 0,2868 1,545
130 467,8 0,2912 1,574
131 467,9 0,2956 1,603
132 468 0,3 1,632
133 468,1 0,3044 1,6635
134 468,2 0,3088 1,695
135 468,3 0,3132 1,7265
136 468,4 0,3176 1,758
137 468,5 0,322 1,7895
138 468,6 0,3264 1,821
139 468,7 0,3308 1,8525
140 468,8 0,3352 1,884
141 468,9 0,3396 1,9155
142 469 0,344 1,947
143 469,1 0,349 1,9839
144 469,2 0,354 2,0208
145 469,3 0,359 2,0577
146 469,4 0,364 2,0946
147 469,5 0,369 2,1315
148 469,6 0,374 2,1684
149 469,7 0,379 2,2053
150 469,8 0,384 2,2422
151 469,9 0,389 2,2791
152 470 0,394 2,316
153 470,1 0,3984 2,3528
154 470,2 0,4028 2,3896
155 470,3 0,4072 2,4264
156 470,4 0,4116 2,4632
157 470,5 0,416 2,5
158 470,6 0,4204 2,5368
159 470,7 0,4248 2,5736
160 470,8 0,4292 2,6104
161 470,9 0,4336 2,6472
162 471 0,438 2,684
163 471,1 0,4392 2,7261
164 471,2 0,4404 2,7682
165 471,3 0,4416 2,8103
166 471,4 0,4428 2,8524
167 471,5 0,444 2,8945
168 471,6 0,4452 2,9366
169 471,7 0,4464 2,9787
170 471,8 0,4476 3,0208
171 471,9 0,4488 3,0629
172 472 0,45 3,105
173 472,1 0,4561 3,1725
174 472,2 0,4622 3,24
175 472,3 0,4683 3,3075
176 472,4 0,4744 3,375
177 472,5 0,4805 3,4425
178 472,6 0,4866 3,51
179 472,7 0,4927 3,5775
180 472,8 0,4988 3,645
181 472,9 0,5049 3,7125
182 473 0,511 3,78
183 473,1 0,5213 3,8305
184 473,2 0,5316 3,881
185 473,3 0,5419 3,9315
186 473,4 0,5522 3,982
187 473,5 0,5625 4,0325
188 473,6 0,5728 4,083
189 473,7 0,5831 4,1335
190 473,8 0,5934 4,184
191 473,9 0,6037 4,2345
192 474 0,614 4,285
193 474,1 0,6176 4,3249
194 474,2 0,6212 4,3648
195 474,3 0,6248 4,4047
196 474,4 0,6284 4,4446
197 474,5 0,632 4,4845
198 474,6 0,6356 4,5244
199 474,7 0,6392 4,5643
200 474,8 0,6428 4,6042
201 474,9 0,6464 4,6441
202 475 0,65 4,684
203 475,1 0,6556 4,7419
204 475,2 0,6612 4,7998
205 475,3 0,6668 4,8577
206 475,4 0,6724 4,9156
207 475,5 0,678 4,9735
208 475,6 0,6836 5,0314
209 475,7 0,6892 5,0893
210 475,8 0,6948 5,1472
211 475,9 0,7004 5,2051
212 476 0,706 5,263
Bảng 6- 5: Quá trình lũ thiết kế đến hồ Chư Prông
T(giờ) Q0,2% (m3/s) Q1,0% (m3/s)
1,0 34,2 24,0
1,5 46,6 33,0
2,0 55,0 42,0
2,5 72,0 52,0
3,0 92,0 69,0
3,5 123,0 86,0
4,0 154,0 111,0
4,5 191,0 130,0
5,0 217,0 140,0
5,5 231,6 144,0
6,0 231,0 143,0
6,5 224,0 142,0
7,0 207,0 140,0
7,5 188,0 133,0
8,0 168,0 124,0
8,5 152,0 108,0
9,0 135,0 100,0
9,5 119,0 89,0
10,0 102,0 78,0
10,5 90,0 67,0
11,0 80,0 58,0
11,5 69,0 50,0
12,0 61,0 45,0
12,5 51,8 36,0
13,0 47,0 32,0
13,5 42,7 30,0
14,0 39,4 23,6
14,5 35,6 21,4
15,0 33,8 20,3

Hình thức tràn: Tràn xả mặt

Công thức tính:                   
Trong đó:
–      Qxả: Lưu lượng xả qua tràn (m3/s)
–      ΣB: Tổng chiều rộng tràn (ΣB = n ´ b)  (m)
–      H: Cột nước trên ngưỡng tràn (m)
–      m: Hệ số lưu lượng
Đường quá trình lũ P = 1,0% và P = 0,2%
MNTL = MNDBT                 : 473,70m.
Kích thước tràn:                  
Chiều rộng tràn                     : 4,0m
Số khoang tràn                      : 2
Cao trình ngưỡng tràn          : 471,20m.
Hệ số lưu lượng, m               : 0,37

Kết quả tính toán

Bảng 6- 6: Kết quả tính điều tiết lũ thiết kế
P (%) Qđến (m3/s) Zng (m) B (m) Qxả  (m3/s) Zmax (m)
0,2% 231,6 471,2 8,0 146,6 475,81
1,0% 144,0 471,2 8,0 102,2 474,44
Chi tiết xem phụ lục 1, 2.
Nhận xét và đánh giá:
– Khi có lũ về mực nước dâng gia cường ứng với trận lũ thiết kế tần suất P = 1,0% cao trình mực nước hồ là vMNLTK = 474,44m thấp hơn cao trình đỉnh đập (vđỉnh đập = 476,0m) là 1,56m.
– Mực nước lớn nhất trong hồ ứng với P = 0,2% (v0,2% = 475,81m) thấp hơn cao trình đỉnh đập thiết kế (vđỉnh đập = 476,0m) là 19cm.
Như vậy căn cứ vào tài liệu thu thập, kết quả tính tóan dòng chảy lũ và điều tiết lũ, theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN-8216-2009  thì đập thị trấn Chư Prông chỉ đảm bảo an toàn  ứng với lũ thiết kế tần suất P = 1,0%. Riêng đối với lũ kiểm tra P = 0,2% (Ñ0,2% = 475,81m) chiều cao đập hiện tại chỉ còn 19cm thấp hơn theo quy định a = 30cm (TCVN-8216-2009). Do vậy để đảm bảo an toàn cho đập thị trấn Chư Prông đề nghị Chủ đập nâng cao trình đỉnh đập và đỉnh tường chắn lên 11cm.
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận:
Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông đã được xây dựng hơn 9 năm kể từ khi đưa vào khai thác và sử dụng. Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén TCVN-8216-2009, cũng như kết quả tính tóan dòng chảy lũ đến hồ chứa; kiểm tra khả năng xả lũ của tràn xả lũ cho thấy đập thị trấn Chư Prông:
– Đáp ứng được các yêu cầu đối với công tác quản lý an toàn đập;
– Đập còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp;
– Tràn xả lũ còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp, Joint đáy cửa van tràn kín nước, thiết bị điện vận hành thường xuyên được bảo dưỡng còn tốt;
– Cống lấy nước: còn tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp, thiết bị vận hành thường xuyên được bảo dưỡng còn tốt;
Thực hiện đúng nội dung pháp lệnh phòng chống lụt bão, luật phòng chống thiên tai, Quyết định và các chỉ thị có liên quan.
7.2. Kiến nghị:
Để đảm bảo tuyệt đối cho công trình Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông trong mọi trường hợp bất lợi, tư vấn kiểm định kiến nghị một số vấn đề sau:
Nâng cao trình đỉnh đập và tường chắn sóng lên 11cm;
Tổ chức thực hiện công tác quan trắc bồi lắng hồ chứa theo chu kỳ và trên toàn bộ hồ chứa để đưa ra biện pháp xử lý và đánh giá tuổi tho công trình.
Để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu công trình khi xảy ra lũ lớn gây mất an toàn cho công trình làm ảnh hưởng đến hạ lưu công trình, trên cơ sở đánh giá từng công việc của Tư vấn như: mặt đệm lưu vực có nhiều thay đổi, công tác vận hành, điều tiết .v.v đề nghị Đơn vị quản lý khai thác đập thuê đơn vị Tư vấn chuyên ngành lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập theo quy định. (Thông tư 33/2008/TT-BNN và Nghị định 72 của Chính phủ).
Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa. Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định.
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC CHƯ PRÔNG
Phụ lục 1: Bảng tính toán điều tiết lũ thiết kế 0.2%










Btràn1 4 m Btràn2 4 MNTL 471,20 m


m1 0,370 m2 0,370 MNGC 475,81 m


Ng:tràn1 471,2 m Ng:tràn2 471,2 Ho1 4,61 m


Dt 3600 Sec MNVH 471,20 T.Qxả 129,4 m3/s












Thời đoạn Qđến Qxả DQ DW W Zhồ Qxả1 Qxả2 T.Qxả
m3/s m3/s m3/s 106m3 106m3 m m3/s m3/s m3/s
2,831 471,20
1,0 34,2 0,7 33,5 0,121 2,95 471,48 0,3 0,3 0,7
1,5 46,6 2,9 43,7 0,079 3,03 471,66 1,5 1,5 2,9
2,0 55,0 5,5 49,5 0,089 3,12 471,86 2,7 2,7 5,5
2,5 72,0 9,2 62,8 0,113 3,23 472,12 4,6 4,6 9,2
3,0 92,0 14,7 77,3 0,139 3,37 472,44 7,4 7,4 14,7
3,5 123,0 22,8 100,2 0,180 3,55 472,85 11,4 11,4 22,8
4,0 154,0 32,5 121,5 0,219 3,77 473,21 16,3 16,3 32,5
4,5 191,0 42,5 148,5 0,267 4,04 473,57 21,2 21,2 42,5
5,0 217,0 55,6 161,4 0,291 4,33 474,07 27,8 27,8 55,6
5,5 231,6 70,6 161,0 0,290 4,62 474,48 35,3 35,3 70,6
6,0 231,0 84,6 146,4 0,263 4,88 474,86 42,3 42,3 84,6
6,5 224,0 98,0 126,0 0,227 5,11 475,19 49,0 49,0 98,0
7,0 207,0 109,4 97,6 0,176 5,28 475,44 54,7 54,7 109,4
7,5 188,0 118,1 69,9 0,126 5,41 475,62 59,1 59,1 118,1
8,0 168,0 124,1 43,9 0,079 5,49 475,73 62,1 62,1 124,1
8,5 152,0 127,8 24,2 0,044 5,53 475,79 63,9 63,9 127,8
9,0 135,0 129,4 5,6 0,010 5,54 475,81 64,7 64,7 129,4
9,5 119,0 129,1 -10,1 -0,018 5,52 475,78 64,6 64,6 129,1
10,0 102,0 127,2 -25,2 -0,045 5,48 475,72 63,6 63,6 127,2
10,5 90,0 124,1 -34,1 -0,061 5,42 475,63 62,0 62,0 124,1
11,0 80,0 120,2 -40,2 -0,072 5,35 475,53 60,1 60,1 120,2
11,5 69,0 115,6 -46,6 -0,084 5,26 475,41 57,8 57,8 115,6
12,0 61,0 110,6 -49,6 -0,089 5,17 475,28 55,3 55,3 110,6
12,5 51,8 105,3 -53,4 -0,096 5,08 475,14 52,6 52,6 105,3
13,0 47,0 99,9 -52,8 -0,095 4,98 475,00 49,9 49,9 99,9
13,5 42,7 94,6 -51,9 -0,093 4,89 474,87 47,3 47,3 94,6
14,0 39,4 89,6 -50,2 -0,090 4,80 474,73 44,8 44,8 89,6
14,5 35,6 84,8 -49,2 -0,089 4,71 474,61 42,4 42,4 84,8
15,0 33,8 80,3 -46,5 -0,084 4,62 474,49 40,1 40,1 80,3



Hình 1: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ thị trấn Chư Prông P = 0,2%




DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC CHƯ PRÔNG
Phụ lục 2: Bảng tính toán điều tiết lũ thiêt kế 1%










Btràn1 4,0 m Btràn2 4,0 MNTL 471,20 m


m1 0,370
m2 0,370 MNGC 474,44 m


Ng:tràn1 471,2 m Ng:tràn2 471,2 Ho1 3,24 m


Dt 3600 Sec MNVH 471,20 T.Qxả 76,5 m3/s














Thời đoạn Qđến Qxả DQ DW W Zhồ Qxả1 Qxả2 T.Qxả
m3/s m3/s m3/s 106m3 106m3 m m3/s m3/s m3/s
2,282 471,20
1,0 24,0 0,0 24,0 0,086 2,37 470,14 0,0 0,0 0,0
1,5 33,0 0,0 33,0 0,059 2,43 470,28 0,0 0,0 0,0
2,0 42,0 0,0 42,0 0,076 2,50 470,45 0,0 0,0 0,0
2,5 52,0 0,0 52,0 0,094 2,60 470,66 0,0 0,0 0,0
3,0 69,0 0,0 69,0 0,124 2,72 470,95 0,0 0,0 0,0
3,5 86,0 0,0 86,0 0,155 2,88 471,30 0,0 0,0 0,0
4,0 111,0 2,5 108,5 0,195 3,07 471,75 1,2 1,2 2,5
4,5 130,0 9,4 120,6 0,217 3,29 472,25 4,7 4,7 9,4
5,0 140,0 19,4 120,6 0,217 3,51 472,75 9,7 9,7 19,4
5,5 144,0 30,0 114,0 0,205 3,71 473,13 15,0 15,0 30,0
6,0 143,0 38,6 104,4 0,188 3,90 473,38 19,3 19,3 38,6
6,5 142,0 45,7 96,3 0,173 4,07 473,62 22,9 22,8 45,7
7,0 140,0 54,0 86,0 0,155 4,23 473,93 27,0 27,0 54,0
7,5 133,0 61,8 71,2 0,128 4,35 474,10 30,9 30,9 61,8
8,0 124,0 67,1 56,9 0,102 4,46 474,24 33,5 33,5 67,1
8,5 108,0 71,2 36,8 0,066 4,52 474,34 35,6 35,6 71,2
9,0 100,0 74,1 25,9 0,047 4,57 474,41 37,0 37,0 74,1
9,5 89,0 75,9 13,1 0,024 4,59 474,44 37,9 37,9 75,9
10,0 78,0 76,5 1,5 0,003 4,60 474,44 38,3 38,3 76,5
10,5 67,0 76,2 -9,2 -0,017 4,58 474,42 38,1 38,1 76,2
11,0 58,0 75,0 -17,0 -0,031 4,55 474,38 37,5 37,5 75,0
11,5 50,0 73,1 -23,1 -0,042 4,51 474,32 36,6 36,6 73,1
12,0 45,0 70,9 -25,9 -0,047 4,46 474,25 35,5 35,4 70,9
12,5 36,0 68,3 -32,3 -0,058 4,40 474,16 34,2 34,1 68,3
13,0 32,0 65,5 -33,5 -0,060 4,34 474,08 32,8 32,8 65,5
13,5 30,0 63,2 -33,2 -0,060 4,28 474,03 31,6 31,6 63,2
14,0 23,6 60,2 -36,6 -0,066 4,22 473,90 30,1 30,1 60,2
14,5 21,4 55,8 -34,4 -0,062 4,15 473,75 27,9 27,9 55,8
15,0 20,3 51,8 -31,6 -0,057 4,10 473,65 25,9 25,9 51,8
Hình 2: Đường quá trình lũ đến, lũ xả hồ thị trấn Chư Prông P = 1%

Phụ lục 3Mưa ngày Max trạm Chư Prông





Đặc trưng thống kê  Giá trị  Đơn vị


Độ dài chuỗi
35


Giá trị nhỏ nhất
0.00 mm 


Giá trị lớn nhất
357.00 mm 


Giá trị trung bình
107.97 mm 


Hệ số phân tán CV
0.56


Hệ số thiên lệch CS
2.09
















Thứ tự  Thời gian  Lượng mưa X mm  Tần suất P(%)  Thứ hạng
1 Năm 0.00 100.72 35
2 1978 118.00 31.16 11
3 1979 357.00 2.17 1
4 1980 166.00 10.87 4
5 1981 75.00 77.54 27
6 1982 147.00 16.67 6
7 1983 106.00 42.75 15
8 1984 128.00 22.46 8
9 1985 109.00 39.86 14
10 1986 98.00 54.35 19
11 1987 91.00 68.84 24
12 1988 116.00 34.06 12
13 1989 122.00 28.26 10
14 1990 102.00 45.65 16
15 1991 98.00 57.25 20
16 1992 66.00 83.33 29
17 1993 62.00 86.23 30
18 1994 48.00 92.03 32
19 1995 37.00 94.93 33
20 1996 140.00 19.57 7
21 1997 114.00 36.96 13
22 1998 34.00 97.83 34
23 1999 81.00 71.74 25
24 2000 93.00 65.94 23
25 2001 80.00 74.64 26
26 2002 98.00 51.45 18
27 2003 74.00 80.43 28
28 2004 60.00 89.13 31
29 2005 102.00 48.55 17
30 2006 94.00 60.14 21
31 2007 180.00 7.97 3
32 2008 124.00 25.36 9
33 2009 147.00 13.77 5
34 2010 93.00 63.04 22
35 2011 219.00 5.07 2














Phụ lục 4: Phân bố Pearson loại III





Đặc trưng thống kê  Giá trị  Đơn vị


Giá trị trung bình
107.97
mm 


Hệ số phân tán CV
0.56



Hệ số thiên lệch CS
2.09


















Thứ tự  Tần suất P(%)  X mm  Thời gian lặp lại (năm)

0.01 
634.66 
10.000.000

0.10 
477.29 
1.000.000

0.20 
431.38 
500.000

0.33 
398.64 
303.030

0.50 
371.76 
200.000

1.00 
327.49 
100.000

1.50 
301.92 
66.667

2.00 
283.94 
50.000

3.00 
258.80 
33.333

10 
5.00 
227.47 
20.000

11 
10.00 
185.55 
10.000

12 
20.00 
144.21 
5.000

13 
25.00 
130.99 
4.000

14 
30.00 
120.21 
3.333

15 
40.00 
103.18 
2.500

16 
50.00 
89.92 
2.000

17 
60.00 
78.97 
1.667

18 
70.00 
69.56 
1.429

19 
75.00 
65.27 
1.333

20 
80.00 
61.22 
1.250

21 
85.00 
57.35 
1.176

22 
90.00 
53.66 
1.111

23 
95.00 
50.20 
1.053

24 
97.00 
50.20 
1.031

25 
99.00 
50.20 
1.010

26 
99.90 
50.20 
1.001

27 
99.99 
50.20 
1.000

Phụ lục 5: ĐƯỜNG TẦN SUẤT MƯA NGÀY MAX TRẠM CHƯ PRÔNG – GIALAI
Xem chi tiết tại đây: Báo cáo kiểm định hồ chứa Chư Prông-Gia Lai