VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ | |
PHẦN I
1. DÒNG HỌ NGUYỄN VÀ NHỮNG LỊCH SỬ Quay lại với chủ đề chính là dòng họ và như ở trên thì mọi người cũng đều thấy rằng họ của mình nó quan trọng như thế nào? Nó xác nhận và cho ta biết ta thuộc dòng họ nào và có lịch sử như thế nào với đất nứơc và dân tộc Việt và vì những điều quan trọng như vậy nên việc lập gia phả dòng họ, tộc… cùng với những ghi chép để lớp sau có thể thấy đựơc là điều rất quan trọng cho không chỉ riêng dòng tộc đó mà còn cho cả xã hội cùng dân tộc.. Điểm lại những dòng họ lớn ở Việt nam, những dòng họ đã làm lên lịch sử dân tộc và chiếm đến 85% dân số VN là: Dòng họ Nguyễn chiếm đa số và đến gần 40% dân số VN mang họ này Dòng họ Trần nổi tiếng với Trần Hưng Đạo…. Dòng họ Lê cùng với triều Lê thế kỷ 17 Dòng họ Đinh có công mở nước từ Đinh Bộ Lĩnh Dòng họ Mạc nổi nhất đời Nhà Mạc. Sau này con cháu lưu tán và đổi họ nhiều Dòng họ Hồ nổi nhất từ triều Hồ Quý Ly 2. GIỚI THIỆU HỌ NGUYỄN 2.1. Nguyễn (chữ Hán: 阮) là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Trung Quốc (Ruan) dù ít phổ biến hơn. Chữ "Nguyễn" có nghĩa gốc là tên của một nhạc cụ cổ xưa. Trong tiếng Hán, chữ Nguyễn được phiên âm là Ruǎn (tiếng Quan Thoại) hoặc Yuen (tiếng Quảng Đông), và được viết là 阮 (xem thêm hình bên phải). Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn. Nhiều triều vua của Việt Nam mang họ này, như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Tuy nhiên không phải tất cả những người mang họ Nguyễn đều có một mối quan hệ gì đó, thậm chí họ chẳng tìm thấy một tí "dây mơ rễ má" gì ngoại trừ cùng là người Việt. 2.2. Độ phổ biến 1. Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này. 2. Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. 3. Tại Úc, họ này đứng thứ 7, và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. 4. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. 5. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, Nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, 6. Là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. 2.3. Theo dòng lịch sử Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện mang nhiều người đến với họ Nguyễn. Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần. Vì thế đến khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn. Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc. Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt. 2.4. Một số nhân vật họ Nguyễn nổi tiếng Việt Nam • Nguyễn Trãi • Nguyễn Huệ-Nguyễn Nhạc-Nguyễn Lữ (là 3 anh em) • Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long cùng 12 vị vua triều Nguyễn cho đến Bảo Đại • Nguyễn Bỉnh Khiêm • Nguyễn Du Để có thể biết đựơc ngọn nguồn của họ Nguyễn trong dòng tộc Nguyễn Đình tôi giới thiệu sơ qua về thủy tổ của dòng họ ta đó là Nguyễn Bặc là một đại công thần khai quốc nhà Đinh và là danh nhân của Việt nam và ông đựơc cho là thủy tổ của dòng Nguyễn đụơc phân ra các chi sau này có chi họ Nguyễn tại Gia Miêu sinh ra Nguyễn Kim , Nguyễn Hoàng là tổ của dòng Nguyễn Ánh nổi tiếng với Triều Nguyễn tại Việt nam. Nguyễn Phi Khanh là cháu đời thứ 17 của Nguyễn Bặc và là cha của Nguyễn Trãi – một đại công thần thời Lê và là vị anh hùng của dân tộc Việt nam. Dòng họ Nguyễn Đình được xuất phát từ ông Tổ Nguyễn Nhữ Soạn là người em thứ 5 của Nguyễn Trãi và là con thứ 6 của Nguyễn Phi Khanh. Chính vì vậy tôi xin sơ lược qua vài nét về thủy tổ dòng họ Nguyễn cùng với Nguyễn Bặc, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi để mọi người có thể hình dung đựơc sơ bộ những điều mà thủy tổ, cha ông ta đã làm nên trang sử cho dân tộc Việt nam như thế nào. 3. NGUYỄN BẶC Nguyễn Bặc (chữ Hán: 阮匐; 924-979) là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. 3.1. Tiểu sử Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nguyễn Bặc người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình). Từ thuở nhỏ, ông đã cùng kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ. 3.2. Công thần nhà Đinh Thần phả còn ghi ông có 2 người anh là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này. Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Theo thần phả, khi đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn Siêu, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác bị tử trận. Vạn Thắng Vương liền sai Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoàn mang quân đánh báo thù, kết quả diệt được Nguyễn Siêu (967). Ngoài trận đánh Nguyễn Siêu, Nguyễn Bặc đóng góp nhiều công lao trong việc đánh dẹp các sứ quân, thống nhất toàn quốc dưới tay vua Đinh. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công, Đinh Điền được phong làm ngoại giáp. Chính sử không nói rõ nhưng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng: Nguyễn Bặc làm quốc công, coi việc nội giáp, tức là việc nội chính, còn Đinh Điền làm ngoại giáp coi việc bên ngoài. 3.3. Tận trung với nhà Đinh Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại. Quan Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích bị nghi là thủ phạm hàng đầu, sợ hãi bỏ trốn. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ba ngày sau, Thích khát nước khát thò tay ra hứng nước mưa uống, bị cung nữ phát hiện đi báo. Nguyễn Bặc lập tức bắt giết ngay Đỗ Thích. Ông cùng các đại thần tôn phò con nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, tức là Đinh Phế Đế. Mẹ Phế Đế là Dương Vân Nga trở thành thái hậu. Tuy nhiên một số ý kiến của các nhà nghiên cứu hiện nay lại cho rằng Đỗ Thích là người bị oan và chủ mưu chính là Lê Hoàn và Dương hậu. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm phụ chính cho Phế Đế, nhưng lúc đó Dương thái hậu tư thông với Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội, chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Nguyễn Bặc lo lắng bàn với các tướng: "Lê Hoàn sẽ bất lợi cho "nhụ tử"[1], chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính tước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng nữa?". Ông bèn cùng Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. Nguyễn Bặc và Đinh Điền kéo quân từ châu Ái (Thanh Hoá), định kéo thẳng đến kinh đô để giết Lê Hoàn. Dương thái hậu nghe tin, bảo Lê Hoàn: "Bọn Bặc nổi loạn, quan gia[2] hãy còn thơ ấu, cáng đáng sao nổi giữa lúc quốc gia lắm nạn này! Ông nên tính đi". Lê Hoàn thưa: "Tôi đây làm phó vương, quyền giữ việc nước, dù sống chết cũng xin gánh lấy trách nhiệm". Lê Hoàn liền sắp xếp quân đội, đánh nhau với Nguyễn Bặc, Đinh Điền ở Ái Châu. Lê Hoàn vốn là người giỏi dùng binh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền không chống nổi, lại đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn theo chiều gió, phóng lửa đốt cả thuyền chiến. Đinh Điền bị chết tại trận, còn Nguyễn Bặc bị bắt, đưa về kinh đô. Trước mặt Nguyễn Bặc, Lê Hoàn kể tội ông: "Đấng Tiên đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi lại nhân lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?". Rồi Lê Hoàn giết hại ông. Năm đó ông 56 tuổi, cùng sinh một năm và chết 1 năm với Đinh Tiên Hoàng. Nguyễn Bặc, Đinh Điền đã chết rồi, quân của Phạm Hạp mất tinh thần, chạy lên hương Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đem quân đuổi theo, bắt đưa về kinh đô, giết chết. Các đạo quân chống đối bị tiêu diệt, Lê Hoàn được sự hỗ trợ của Dương thái hậu và tướng quân Phạm Cự Lạng, liền phế Đinh Toàn làm Vệ vương như cũ, giành lấy ngai vàng, tức là vua Lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê. Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ ông và Đinh Điền. Theo các nhà nghiên cứu, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều hơn số đền thờ Lê Hoàn và Dương hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với các ông. 3.4. Dòng họ Sử ghi, con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê (hay Đệ) làm quan nhà Tiền Lê và tham gia cùng Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi sau khi Lê Ngọa Triều chết. Theo gia phả họ Nguyễn, con cháu của Nguyễn Bặc, Nguyễn Đê di cư vào làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa và là tổ tiên của các chúa Nguyễn. Một số nguồn tài liệu gia phả khác còn ghi trong số con cháu của Nguyễn Bặc có Nguyễn Trãi, nhưng các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng thông tin đó không chính xác mà chỉ do con cháu Nguyễn Trãi sau khi bị tru di tam tộc phải lẩn trốn đã chép mạo nhận vào dòng họ Nguyễn Gia Miêu để tránh tại hoạ. Theo một gia phả họ Nguyễn: Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa từ Nguyễn Bặc như sau: 1. Nguyễn Bặc 2. Nguyễn Đệ 3. Nguyễn Viễn 4. Nguyễn Phụng 5. Nguyễn Nộn 6. Nguyễn Thế Tứ 7. Nguyễn Minh Du 8. Nguyễn Biện 9. Nguyễn Sử 10. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn 11. Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460. Tuy nhiên, thông tin của gia phả này vẫn còn nghi vấn, vì đời thứ 5 là Nguyễn Nộn, một tướng cát cứ ở Bắc Bộ cuối thời nhà Lý, đầu nhà Trần được sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận là "người làng Phù Minh, huyện Tiên Du" (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Như vậy Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hoá. Phải chăng đến đời Nguyễn Nộn rời ra huyện Gia Lâm rồi sau đó con cháu lại trở về Tống Sơn (Thanh Hoá) hay Nguyễn Bặc không phải là tổ tiên các chúa Nguyễn và việc ghép ông với các chúa Nguyễn chỉ là sự suy đoán dễ dãi của người đời sau? Sử sách nói chung và sử sách nhà Nguyễn nói riêng cũng không ghi nhận quan hệ giữa ông và Nguyễn Nộn với các chúa Nguyễn. Riêng về quan hệ giữa Nguyễn Bặc và Nguyễn Nộn cũng có những nghi vấn. Nguyễn Bặc mất năm 979 thọ 56 tuổi, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời, mất vì bệnh năm 1229. Sau ngày thành lập (1226), nhà Trần còn gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nộn để lung lạc và làm "gián điệp" đưa tin của Nộn ra ngoài (nhưng không thành công). Giả sử Nộn còn sung sức thì lúc chết cũng khoảng 70 tuổi, tức là sinh khoảng năm 1160. Con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê làm quan dưới thời Lê Đại Hành (mất năm 1005). Tính ra từ Nguyễn Đê tới Nguyễn Nộn là trên 60 năm mới sinh ra 1 thế hệ, như vậy có thể các thế hệ kế tục nhau được ghi trong gia phả đều là con thứ, thậm chí con út. Dù điều đó vẫn có thể xảy ra nhưng khoảng cách này không hợp lý, nhất là người xưa thường kết hôn sớm và tuổi thọ thấp. Các phả hệ dòng tộc của Việt Nam đều có khoảng cách giữa các thế hệ chỉ 30 - 35 năm. 3.5. Nhận định Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Sĩ Liên nhận định về ông như sau: Chu Công là người vương thất rất thân, giúp vua nhỏ tuổi còn không tránh khỏi những lời gièm pha phao truyền. Lê Hoàn là đại thần khác họ, nắm giữ binh quyền, làm công việc như Chu Công, thường tình còn ngờ vực, huống là Nguyễn Bặc ở chức thủ tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ hay sao? Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ. Nay xem lời Đại Hành kể tội Nguyễn Bặc tựa như vạch tội mình. Khi Bặc chết, ắt phải có nói một lời để bày tỏ chính nghĩa, nhưng không thấy sử chép, thế là bỏ sót. 4. NGUYỄN PHI KHANH 4.1. Nguyễn Phi Khanh (chữ Hán: 阮飛卿; tên thật là Nguyễn Ứng Long; 1355–1428) là Hàn lâm học sĩ nhà Hồ và là cha của Nguyễn Trãi - một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Ông quê ở lộ Đông Đô, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay thuộc Hà Tây. 4.2. Thân thế Một số tài liệu, căn cứ vào gia phả họ Nguyễn cho rằng ông là con trai của Nguyễn Minh Du và có hai người anh tên là Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng việc chép ông là con của Minh Du là do sau này, gia đình con Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi bị họa tru di tam tộc nên các cháu chắt ông, khi trốn tránh đã chép lẫn gia tộc ông vào họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa để khỏi bị truy tìm. Thực chất ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Minh Du. Sử sách có chép rằng quan tư đồ Trần Nguyên Đán thấy Ứng Long, khi đó 19 tuổi, học giỏi nên yêu mến và mời về dạy cho con gái mình là Trần Thị Thái, nhưng sau đó hai người yêu nhau. Và khi sự việc bại lộ thì Ứng Long bỏ trốn, Trần Nguyên Đán phải cho người đi tìm Ứng Long về gả con gái đang mang thai cho ông. 4.3. Quan nhà Hồ Ông từng thi đỗ Nhị giáp tiến sĩ năm Long Khánh thứ 3, đời vua Trần Duệ Tông, tức năm 1374 nhưng không được triều đình bổ dụng nên về quê dạy học. Đến khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đã ra thi thái học sinh và đỗ bảng nhãn năm 1400, sau đó làm quan cho nhà Hồ dưới triều Hồ Hán Thương, giữ chức Hàn lâm học sĩ, kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Mặc dù là con rể của Trần Nguyên Đán nhưng ông vẫn ra làm quan cho nhà Hồ, ông không coi trọng lòng trung quân cổ hủ bằng việc phục vụ cho nhân dân và cứu nước. Năm 1407, khi quân nhà Minh xâm lược nước Việt, Nguyễn Phi Khanh cùng hai người anh bị Trương Phụ bắt và giải về Tàu, Nguyễn Trãi khóc chạy theo cha ra đến ải Nam Quan. Phi Khanh quay lại bảo Nguyễn Trãi quay về Thăng Long nuôi chí diệt giặc mới là làm tròn đại hiếu. Quả nhiên sau này Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi đánh bại được quân Minh. Nguyễn Phi Khanh mất tại Trung Quốc khi 73 tuổi. Quan thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc do cảm ân nghĩa Nguyễn Trãi đã tha chết khi quân Minh thua trận nên tìm cách cho con ông là Nguyễn Phi Hùng (em Nguyễn Trãi) đưa hài cốt về an táng tại núi Đá Bạc. Người đời sau gọi núi đó là núi Báo Ân hay núi Báo Đức, hoặc còn gọi là núi Báo Vọng, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Gần đây, sách "Nhìn lại lịch sử"[1] dẫn bài của tác giả Đinh Công Vĩ, có nghiên cứu gia phả Phạm Anh Vũ (tức Nguyễn Anh Vũ - con Nguyễn Trãi, cháu Nguyễn Phi Khanh, phải đổi sang họ mẹ khi trốn tránh vì gia đình bị tru di tam tộc) nêu thông tin khác về kết cục của Nguyễn Phi Khanh. Theo đó, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh giải đi Trung Quốc, có cả anh em Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng đi theo. Tới Vạn Sơn Điếm (Hồ Bắc) một thời gian thì quân Minh thả cho Nguyễn Phi Khanh về. Ông sống ở Côn Sơn tới khi mất năm 1428 chứ không phải mất ở Trung Quốc. 5. NGUYỄN TRẢI 5.1. Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới. 5.2. Tiểu sử Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (trước đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần. 5.3. Vong thần nhà Hồ Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu [1]. Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu sau (1407) quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông Quan. 5.4. Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm theo Lê Lợi. Các tài liệu nói khác nhau về thời điểm Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa. Có tài liệu nói ông tham gia từ đầu, có tài liệu nói đến năm 1420 hoặc 1423 ông mới theo Lê Lợi. Theo gia phả họ Đinh kể về thân thế Đinh Liệt, một tướng Lam Sơn khác, có đề cập đến việc Nguyễn Trãi gia nhập quân Lam Sơn. Theo đó, mùa xuân năm Quý Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy tên là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Vì không biết rõ lại lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm (cận thần của Lê Lợi) đã giao cho Trần Văn làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền. Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng "Bình Ngô sách", Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp việc. Tài liệu này có cơ sở vì các sử sách khi nói về giai đoạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn cũng không nhắc tới Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách đô hộ của nhà Minh, trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi. Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành trì của quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng hoặc làm nản ý chí chiến đấu của tướng giặc. Năm 1427, ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và quản công việc ở Viện Khu mật. Quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của Vương Thông. Thông rút vào cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thanh chia làm 2 đường, cầm hơn 10 vạn quân sang cứu viện. Lúc đó quân Lam Sơn đứng trước hai chọn lựa vì sắp phải đối phó với địch bên ngoài vào và địch đánh ở trong thành ra. Lực lượng của Vương Thông hợp với quân Minh sang từ trước đã có khoảng 10 vạn người, quân Lam Sơn vây hãm có chút lơi lỏng đã bị địch ra đánh úp, phải trả giá cao bằng việc mất 3 tướng giỏi: Lê Triện, Đinh Lễ bị tử trận, Đỗ Bí và Nguyễn Xí bị bắt. Chỉ có Nguyễn Xí sau đó nhờ mưu trí và nhanh nhẹn đã trốn thoát về. Số đông các tướng nóng lòng muốn hạ gấp thành Đông Quan để hết lực lượng làm nội ứng cho Liễu Thăng và Mộc Thanh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình với quan điểm đó. Ông kiến nghị với Lê Lợi ý kiến của mình và được chấp thuận. Và Lê Lợi đã theo kế của ông nói với các tướng rằng: "Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng hoặc hàng năm, chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó, viện binh của địch kéo dến, thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất nguy. Chi bằng ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh đã bị phá, tất nhiên quân trong thành phải hàng, thế là ta chỉ khó Nhoc một phen mà thu lợi gấp hai." Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng giỏi lên đánh chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng, Mộc Thanh bỏ chạy về nước. Vương Thông trong thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra hàng, cùng Lê Lợi thực hiện "hội thề Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết không sang xâm phạm nữa. Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà). Công thần bị tội 5.5. Bị vạ với người trong họ Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua. Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa. Thực chất, cuộc Thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biển là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ). Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu: Hư danh thực hoạ thù kham tiếu, Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Dịch: Danh hư thực họa nên cười quá, Bao kẻ dèm pha xót người trung 5.6. Vụ án Lệ Chi Viên Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua: "Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu thạn". Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước. Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay. Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp. Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này). Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về kinh Vua đột ngột qua đời tại vườn hoa Lệ Chi Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyễn Trãi bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16 tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người trong họ của người bị tội, họ bên vợ và họ bên mẹ của người đó. Theo gia phả họ Nguyễn, ngoài những người họ Nguyễn cùng họ với ông, còn có những người họ Trần cùng họ với bà Trần Thị Thái mẹ ông, người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ của Nguyễn Phi Khanh, những người trong họ của các bà vợ Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả đều bị xử tử. Thái tử Bang Cơ mới 1 tuổi, con trai Nguyễn Thị Anh được lập làm vua, tức là Lê Nhân Tông. 5.7. Gia quyến lưu tán Theo gia phả họ Nguyễn, Nguyễn Trãi có năm người vợ: • Bà họ Trần: Sinh ra Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù. • Bà họ Phùng: Sinh ra Thị Trà, Nguyễn Bảng, Nguyễn Tích. • Bà Thị Lộ: Không có con. • Bà Phạm Thị Mẫn: Sinh ra Nguyễn Anh Vũ (sau vụ án Lệ Chi Viên) • Bà họ Lê: Sinh ra con cháu ở chi Quế Lĩnh, Phương Quất - huyện Kim Môn, Hải Dương. Sau vụ án Lệ Chi Viên, dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát hết. Trong các phả hệ ghi lại số ít thoát nạn là: • Nguyễn Phi Hùng, em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; • Nguyễn Phù con Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. • Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương. • Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây Thanh Hóa); sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. 5.8. Được minh oan Theo một số nghiên cứu gần đây, thủ phạm gây ra cái chết của vua Thái Tông chính là hoàng hậu Nguyễn Thị Anh và bà đã đổ tội cho Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, ngay đương thời đã có nhiều người biết việc oan khuất của Nguyễn Trãi. Hơn 10 năm sau, mẹ con vua Nhân Tông bị người con cả Thái Tông là Nghi Dân giết chết để giành lại ngôi vua. Nhưng rồi Nghi Dân nhanh chóng bị lật đổ. Người con thứ của Thái Tông là Khắc Xương từ chối ngôi báu nên người con út là Tư Thành được vợ chồng Nguyễn Trãi cứu thoát trước kia, nay được Nguyễn Xí rước lên ngôi, tức là Lê Thánh Tông. Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con cháu ông được tìm lại và bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tại Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ[2] Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong khi ông còn sống. Các công thần khác của nhà Hậu Lê thường được các vua đời sau truy tặng tước cao hơn, như công và sau nữa lên vương. Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới. 6. DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC VÀ TỔ TIÊN CHÚA NGUYỄN Theo một số gia phả họ Nguyễn, tổ tiên của Nguyễn Trãi chính là Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh và con cháu ông có một chi trở thành các Chúa Nguyễn. Tác giả Đinh Công Vĩ dẫn trong sách Nhìn lại lịch sử 7 cuốn gia phả, ngọc phả về họ Nguyễn bằng chữ Hán và chữ Nôm, theo đó các nguồn tài liệu này cũng không thống nhất. Tác giả Nguyễn Khắc Minh trong bài Tìm hiểu phả hệ dòng họ Nguyễn Trãi nêu ra 14 cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của các chi họ Nguyễn. Nhìn chung, thông tin từ các gia phả không thống nhất với nhau, nhưng tựu chung từng nhóm đưa ra các thông tin riêng lẻ: 1. Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc 2. Nguyễn Trãi là tổ tiên chúa Nguyễn 3. Nguyễn Bặc là tổ tiên họ Nguyễn Gia Miêu của Chúa Nguyễn 4. Nguyễn Bặc là tổ tiên Nguyễn Trãi và Nguyễn Trãi cũng là tổ tiên các Chúa Nguyễn. Con cháu Nguyễn Bặc Theo tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh với 14 cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của các chi họ, trong đó cũ nhất là thời: Hồng Thuận Tứ Niên (Lê Tương Dực - năm 1513), Cảnh Hưng nguyên niên (năm 1740), gần đây nhất là cuốn gia phả sao lại năm 1962. Theo đó, về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: Nguyên quán tổ tiên đời trước của họ ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Chi Ngãi, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam. Về gốc tích cội nguồn họ Nguyễn ở thôn Chi Ngại, truyền thuyết của dòng họ kể rằng: Tổ tiên dòng họ Thái Tể triều Đinh - Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc (924 - 979) người Hoằng Hóa - Thanh Hoá, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân để lập ra triều Đinh. Khi Nguyễn Bặc kéo quân về Côn Sơn dẹp sứ quân của Phạm Phòng Át (Phạm Bạch Hổ), ông để lại con cháu của mình cùng năm vị tướng quân họ Phí ở lại Chi Ngại cai quản vùng đất này. Khi năm anh em họ Phí mất, người dân Chi Ngại tôn họ làm Thành Hoàng, lập đền thờ cúng. Đình làng Chi Ngại bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ thờ phụng đến ngày nay (nay bài vị của năm vị Thành Hoàng thờ ở chùa Ngái của thôn Chi Ngại). Từ đó dòng họ Nguyễn sinh ra hai con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) sinh sống và trở thành tổ tiên của Nguyễn Trãi. Tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh sau đó chỉ tập trung vào Nguyễn Trãi và người con sống sót của ông sau Vụ án Lệ Chi Viên là Nguyễn Anh Vũ mà không đề cập tới các chúa Nguyễn. Theo đó, con cháu Nguyễn Phi Khanh phân tán đi các nơi, sau này có 2 nhân vật nổi tiếng là Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Văn Cừ. Tuy nhiên, nguồn gốc của họ Nguyễn thôn Chi Ngại cũng chỉ là truyền thuyết của dòng họ và điều này không thống nhất với sử sách. Theo sử sách, Nguyễn Bặc người châu Đại Hoàng (Ninh Bình), không phải người Thanh Hoá; và sứ quân Phạm Phòng Át tự nguyện về hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, Bộ Lĩnh không cần sai tướng (Nguyễn Bặc) đi đánh dẹp sứ quân họ Phạm. Hơn nữa, thời điểm soạn thảo gia phả này cũng khá xa thời Nguyễn Bặc (hơn 530 năm). 7. TỔ TIÊN HỌ NGUYỄN GIA MIÊU Sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỷ XVII của Nguyễn Ngọc Hiền chép về tổ tiên của Nguyễn Hữu Cảnh, người có công mở đất Nam Bộ ghi thế thứ các đời họ Nguyễn từ Nguyễn Bặc như sau: 1. Nguyễn Bặc (924-979) 2. Nguyễn Đệ 3. Nguyễn Viễn 4. Nguyễn Phụng (?-1150) 5. Nguyễn Nộn (?-1229; cát cứ cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần) 6. Nguyễn Thế Tứ 7. Nguyễn Nạp Hoa (?-1377) 8. Nguyễn Công Luật (?-1388) 9. Nguyễn Công Sách 10. Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh 1355-1428) 11. Nguyễn Trãi (1380-1442) 12. Nguyễn Công Duẩn và Nguyễn Anh Vũ 13. Nguyễn Đức Trung (1404-1477) Theo gia phả họ Nguyễn, có 2 người con của Nguyễn Trãi còn sống và được bổ dụng sau này. Một người con cả là Nguyễn Công Duẩn từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, không có mặt ở nhà khi cả họ bị hình nên thoát nạn. Người con nhỏ là con của một người vợ thứ của Nguyễn Trãi đã có mang cũng trốn thoát khi cả nhà bị hình, sau sinh được Nguyễn Anh Vũ. Gia phả họ Nguyễn còn ghi: sau này 2 chi của Công Duẩn và Anh Vũ trở thành hai ngành nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một ngành là các Chúa Nguyễn và một ngành là họ Nguyễn Hữu có công giúp các chúa Nguyễn khai phá Nam Bộ. (Xem chi tiết: Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh.) Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, gia phả họ Nguyễn khác cũng như các sử sách để kết luận rằng: Nguyễn Trãi không phải ông tổ của các Chúa Nguyễn. Theo một số nhà nghiên cứu, gia phả này chép lẫn gia phả họ Nguyễn Gia Miêu (chúa Nguyễn - ở Thanh Hoá) vào họ Nguyễn Nhị Khê (Nguyễn Trãi - ở Hà Tây). Những người nhà Nguyễn Trãi đã lấy giả mạo là người họ Nguyễn Gia Miêu do phải trốn tránh họa tru di. Căn cứ của tác giả Nguyễn Ngọc Hiên trong sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1997) và sau đó tác giả Phạm Côn Sơn trong sách Tông phả kỷ yếu tân biên (2006) dẫn lại thông tin từ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đều từ các nguồn phả hệ không chuẩn xác. 7.1. Nguyễn Công Duẩn Theo một gia phả họ Nguyễn khác, Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, Nguyễn Công Duẩn là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu (trong khi Nguyễn Trãi sau này mới gia nhập), quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và không phải là con Nguyễn Trãi: 1. Nguyễn Bặc 2. Nguyễn Đệ 3. Nguyễn Viễn 4. Nguyễn Phụng 5. Nguyễn Nộn 6. Nguyễn Thế Tứ 7. Nguyễn Minh Du 8. Nguyễn Biện 9. Nguyễn Sử 10. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn 11. Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460. Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể do con cháu Nguyễn Trãi giả mạo, dùng lý lịch họ Nguyễn Gia Miêu để che thân phận mình. Theo nhà sử học Phạn Huy Lê: Nguyễn Biện là người Gia Miêu, là dòng dõi Nguyễn Bặc trở xuống. Sau vụ án Lệ Chi viên, con cháu Nguyễn Trãi đã lấy tên Nguyễn Biện mà thay thế tên Ứng Long ở trong gia phả. Trong họ của Bế Nguyễn (họ Nguyễn ở Cao Bằng đổi ra họ Bế - tức là con cháu của Nguyễn Phù, xem phần "Gia quyến lưu tán" phía trên) có di chúc truyền khẩu: "Phải đời đời thờ cúng phụ đạo Nguyễn Biện đã có công bảo vệ hậu duệ tổ Ứng Long". Một số nhà nghiên cứu, do không khảo cứu hết các nguồn gia phả họ Nguyễn (vốn không thống nhất với nhau và có những nguồn tài liệu bị sai lạc) và người sau kế tục sử dụng những thành quả của những tài liệu trước, nên đã cùng lầm lẫn rằng Nguyễn Trãi là hậu tổ (Nguyễn Bặc là thủy tổ) họ Nguyễn Gia Miêu. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiền trong Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Phạm Côn Sơn trong Tông phả tân biên kỷ yếu cùng đưa ra phả hệ rất không hợp lý về dòng họ Nguyễn. Đối với việc không có Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong một số gia phả họ Nguyễn, tác giả Nguyễn Ngọc Hiền lại theo ý kiến của một số chi hậu duệ họ Nguyễn ngày nay cho rằng, do cha con Phi Khanh theo nhà Hồ, mà nhà Hồ đã giết hại Nguyễn Công Luật (tổ đời thứ 8) nên bị khai trừ ra khỏi họ. Sau đó, do Nguyễn Trãi có công theo Lê Lợi bình Ngô nên lại được đưa vào. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết tới thế thứ của giả thuyết này, sẽ có nhiều chỗ không hợp lý. Theo đó (xem thế thứ 13 đời phần trên), từ Nguyễn Bặc mất năm 979 tới Nguyễn Nộn đời thứ 5 mất năm 1229, tức là hơn 60 năm mới có một thế hệ; sau đó từ Nguyễn Nộn mất tới Nguyễn Nạp Hoa đời thứ 7 mất tận năm 1377 (tức là gần 80 năm mới có một thế hệ); sau đó từ Nguyễn Công Luật đời thứ 8 tới Nguyễn Trãi (đời thứ 11), Công Duẩn (đời thứ 12), Đức Trung (đời thứ 13, sinh năm 1404) rồi thị Hằng (đời thứ 14, sinh con năm 1461). Như vậy 7 đời đầu cách nhau 400 năm, 7 đời sau lại dồn vào chỉ khoảng 65 năm cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Vì lẽ đó, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng họ Nguyễn Nhị Khê "mượn cửa" họ Nguyễn Gia Miêu để lánh nạn hơn. 7.2. Nguyễn Đức Trung Có một sự kiện sử sách đã chép lại (các sách Đại Việt thông sử và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục) cho thấy: Nguyễn Đức Trung (cha Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng) - người được giả thuyết ban đầu coi là cháu nội Nguyễn Trãi - có 2 hành trạng mâu thuẫn với giả thuyết này: • Nguyễn Đức Trung được cất nhắc làm Điện tiền chỉ huy sứ dưới ngay thời vua Lê Nhân Tông - vua thiếu niên có sự nhiếp chính của thái hậu Nguyễn Thị Anh, người vừa khép tội gia hình Nguyễn Trãi trước đó không lâu; • Nguyễn Đức Trung sau đó tham gia cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng lật đổ Lê Nghi Dân từ năm 1460. Trong khi đó, tận năm 1464 Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi và sai tìm lại dòng dõi đang phải trốn tránh của ông. Một nhà vừa bị tru di tam tộc, ngay cả họ hàng của mẹ kế Nguyễn Trãi và họ hàng của các vợ lẽ của ông cũng không được thoát nạn, không thể có người cháu nội được cất nhắc lên làm đại thần trong triều bên cạnh các bậc "nguyên lão" như Nguyễn Xí, Lê Lăng. Vì vậy, chắc chắn Đức Trung không thể là cháu nội Nguyễn Trãi. Các tác giả theo giả thuyết "Nguyễn Trãi là ông nội Nguyễn Đức Trung" đã không xem xét tới sự kiện này trong sử sách. 7.3. Trường Lạc hoàng hậu Một số giai thoại cho rằng Nguyễn Trãi không chỉ là cha Nguyễn Anh Vũ - người phải đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ trong thời gian trốn tránh - mà còn là cha Nguyễn Thị Hằng - người sau này trở thành hoàng hậu Trường Lạc của Lê Thánh Tông. Thánh Tông tìm được Anh Vũ và Thị Hằng rồi lấy luôn bà làm vợ. Các nhà sử học đã nhất trí rằng đây chỉ là giai thoại dân gian. Nguyễn Thị Hằng đã được sử sách ghi nhận là con đại thần Nguyễn Đức Trung. Các tài liệu gia phả được nghiên cứu, chọn lọc (nêu trên) đã cho thấy Nguyễn Đức Trung là con Nguyễn Công Duẩn và Công Duẩn không phải là con Nguyễn Trãi. Như vậy có tới hai nguồn thông tin sai lạc về quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Trường Lạc hoàng hậu: nguồn đầu cho rằng ông là cha hoàng hậu, nguồn thứ hai cho rằng ông là cụ của hoàng hậu. Thực tế ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thị Hằng. Có một minh chứng nữa cho việc Nguyễn Trãi không phải là cha hay cụ của hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng. Điều này tương tự như thời gian hành trạng của cha bà - Nguyễn Đức Trung. Tới tận năm 1464 Nguyễn Trãi mới được minh oan nhưng năm 1461 Nguyễn Thị Hằng đã là hoàng hậu của Lê Thánh Tông và đã sinh ra thái tử Lê Tranh, sau trở thành Lê Hiến Tông. Kết luận • Như vậy, do hậu quả của Vụ án Lệ Chi Viên, đã có những thông tin sai lạc cho đời sau về dòng dõi của Nguyễn Trãi. Ông không phải là cha Nguyễn Công Duẩn, không phải là ông nội của Nguyễn Đức Trung và không phải là tổ tiên của các Chúa Nguyễn. Nguyễn Trãi và dòng họ của ông không có quan hệ tới họ Nguyễn ở Gia Miêu. • Giả thuyết về họ Nguyễn Gia Miêu và họ Nguyễn Chi Ngại (hay Nhị Khê) cùng có tổ là Nguyễn Bặc vẫn còn những nghi vấn: • Truyền thuyết họ Nguyễn ở Chi Ngại quá xa, chưa hoàn toàn có tính xác thực để kết luận Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc. • Khoảng cách quá xa của các thế thứ họ Nguyễn khiến về vấn đề "dòng họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc" còn những nghi vấn. Chính sử sách nhà Nguyễn không xác nhận họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc. (Xem bài: Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn.) 7.4. Các tác phẩm văn thơ Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị thất lạc sau Vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập. Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc với những câu như: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. (trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố) Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn". Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như : 1. Quốc âm thi tập, 2. Ức Trai thi tập, 3. Quân trung từ mệnh tập, 4. Dư địa chí, 5. Lam Sơn thực lục, 6. Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo. Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. tác phẩmQuốc âm thi tậplà tác phẩm viết bằng chữ Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam 8. CHÚA NGUYỄN VÀ ĐỜI NHÀ NGUYỄN Theo phả hệ họ Nguyễn, các chúa Nguyễn là dòng dõi họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và là con cháu của Định Quốc công Nguyễn Bặc nhà Đinh. Một số tài liệu nghiên cứu của các nhà chuyên môn đã khẳng định các chúa Nguyễn không phải là con cháu Nguyễn Trãi. Thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu từ thế kỷ 10 như sau: 1. Nguyễn Bặc 2. Nguyễn Đệ 3. Nguyễn Viễn 4. Nguyễn Phụng 5. Nguyễn Nộn 6. Nguyễn Thế Tứ 7. Nguyễn Minh Du 8. Nguyễn Biện 9. Nguyễn Sử 10. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) 11. Nguyễn Đức Trung Sử sách thường ghi Nguyễn Kim - cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng - là con của An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ, là cháu của Nguyễn Văn Lang (người tham gia cùng Lê Tương Dực khởi binh giành ngôi của Lê Uy Mục) và là chắt của Nguyễn Đức Trung. Và sử cũng ghi Nguyễn Văn Lang là em Nguyễn Thị Hằng, hoàng hậu của Lê Thánh Tông. Sự thực không phải như vậy. Theo tác giả Đinh Công Vĩ, khảo cứu 7 nguồn gia phả họ Nguyễn khác nhau tại sách ‘‘Nhìn lại lịch sử’’, các phả họ Nguyễn nói chung có sự khác nhau về vấn đề khẳng định hoặc không khẳng định việc đưa Nguyễn Trãi vào, cho rằng ông là cha của Nguyễn Công Duẩn; còn thông tin từ đời Nguyễn Đức Trung trở đi, các gia phả đều thống nhất rằng: Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là em họ của Nguyễn Kim. Theo đó, Nguyễn Công Duẩn sinh 7 con trai, sau phân thành 7 chi. Chỉ xét 3 chi: 1. Chi đầu là Nguyễn Đức Trung sinh 14 con, trong đó con gái thứ 2 là Nguyễn Thị Hằng 2. Chi 4 là Nguyễn Như Trác sinh Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn Kim 3. Chi 5 là Nguyễn Văn Lỗ sinh ra Nguyễn Văn Lang, Văn Lang sinh Nguyễn Hoằng Dụ. Theo thông tin từ đó, hoàng hậu Trường Lạc Nguyễn Thị Hằng là chị họ công thần Nguyễn Văn Lang của vua Lê Tương Dực và Nguyễn Kim là anh họ Nguyễn Hoằng Dụ. Còn một minh chứng nữa mà tác giả Đinh Công Vĩ nêu ra: Ở Triệu miếu (Huế) và Nguyên miếu (Gia Miêu ngoại trang) chỉ thờ Nguyễn Văn Lưu là cha đẻ thực của Nguyễn Kim mà không thờ Nguyễn Hoằng Dụ - cha Nguyễn Kim như sử chép. Mặt khác, mộ cha Hoằng Dụ là Văn Lang ở xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hoá chỉ do con cháu chi 5, nay đã đổi ra họ Phạm Nguyễn trông nom, họ Nguyễn Phúc không có nhiệm vụ trông nom mộ Văn Lang. Trong các nguồn gia phả, có cuốn do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ là em ruột Nguyễn Văn Lang soạn năm 1515, khi đó những người đang được đề cập còn sống. • Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. • Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế. • Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế. • Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế. • Nguyễn Phúc Trăn tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế. • Nguyễn Phúc Chu [1] tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế. • Nguyễn Phúc Chú [2] tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế. • Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế. • Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1753-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn tiêu diệt khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế Bổ sung thêm bởi kỹ sư. Nguyễn Đình Ngọc Bảo dựa trên tư liệu Wikipedia và một số tư liệu khác ngày 25/05/2008 Phần thứ 1 CỤ THỦY TỔ NGUYỄN PHI KHANH Trong phần này ghi theo gia phả đại tông. Chọn lọc môt số điểm chính. I. Cụ thuỷ tổ: Nguyễn Phi Khanh Cụ nguyễn Phi Khanh tức là cụ Nguyễn Ứng long. Hiệu là nhị khê tướng công, thời vua Trần cụ thị đậu tứ Tiến Sĩ danh bảng nhãn năm 1373. Nhưng không được bổ dụng ra làm quan. Vì cụ lấy vợ cả là Trần Thị Thái, con gái con Tư Đồ Trần Nguyên Đán, lúc bấy giờ nhà Trần cấm con gái nhà Trần không được lấy chồng ra ngoài họ. Nên cụ Phi Khanh bị quy tội là con nhà thường dân lại lấy con nhà hoàng tộc. Mãi đến khi Hồ Quý Ly lên thay ngôi nhà Trần. Cụ nguyễn Ứng Long cải tên là Nguyễn Phi Khanh và được gọi ra làm quan, nhà Hồ phong chức là hàm lâm ngọc sĩ, thiện đại phu, quốc tử giám. Đến năm 1410 giặc ngô bên tàu tức là quân nhà minh sang xâm chiếm nước ta một số vua quan bị bắt trong đó có cụ Phi Khanh chúng giải về bắc quốc đi theo có cụ Nguyễn Trãi là con đầu và cụ Phi Hùng là con thứ 3 đến mục nam quan. Cụ Phi Khanh có bảo cụ Nguyễn Trãi rằng con là người có học có tài nên trở về cố quốc mà tuyển sĩ phục thù để lưu danh thiên cố về sau mới là có hiếu. Cụ Trãi gạt nước mắt trở về còn cụ Phi Hùng theo cha ngày đêm hầu hạ. Sau đó nhà minh thuyết phục không được chúng xử trảm chém xong cụ Phi Hùng đem thi hài trở về mai táng trên đỉnh núi bái vọng sau khi phong mộ có vịnh rằng: Bái vọng non sông cảnh đẹp kì Ngàn năm thế phả hãy còn ghi Đồi liền ba ngọn non cao vút Một việc mênh mong nước phẳng lì Hài cốt yên phần nơi đất cũ Chia tay thắm thiết lạy cha về Nợ nước thù nhà xin trọn vẹn Ở dưới suối vàng hả lòng cha Cụ Thông Tổ họ ta thực là người thông minh, phong thuỷ, biết tiền đồ hậu vận có dự sinh quyết đoán hẳn hòi. Con cháu sau này phát triển đông vui, trí tuệ tài ba nối nghiệp ông cha, làm cho thế nhà lừng danh tráng sử. Từ đó họ suy tôn cụ thông tổ, bây giờ các chi các cháu con cháu gần xa chúng ta mới có: Nói về gia thất Quê gốc: xã chi ngại, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang Kinh Bắc nay là thôn Chi Ngãi xã Cộng Hoà huyện Chí Linh Hải Dương nay còn 1 chi ở đó sau chuyển về làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín, đạo sơn nam Hà Đông nay gọi là làng Nhị Khê xã Quốc Tuấn huyện Thường Tín tỉnh Hà Đông nay là Hà Sơn Bình. Cụ lấy 2 vợ sinh được 7 người con: Bà vợ cả Trần Thí Thái sinh 5 người 1.Nguyễn Trãi :con đầu nay ở Thường Tín, Hà Tây 2.Nguyễn Báo: thất lạc ở đâu không rõ 3.Nguyễn Hùng: nay thuộc làng Phù Khê xã Nghĩa Khê huyện Từ Sơn tỉnh Hà Bắc 4.Nguyễn Ly nay bị thất lạc 5.Nguyễn Bằng bị thất lạc. Bà vợ 2 người họ Nhũ sinh được 2 người con 6.Nguyễn Nhữ Soạn con thứ nhất bà họ Nhữ thời hậu Lê làm quan Thái Phó Ty Quốc Công nay sinh ra con cháu thành Chi ở Đông Sơn Thanh Hoá. 7.Nguyễn Nhữ Trạch con thứ 2 nhà họ Nhữ nay sinh ra con cháu thành 1 Chi làng Bòng Thanh Hoá Các cụ Tiền sinh có vịnh rằng: Phi Khanh thông tổ của họ ta Bảng Nhãn triều trầm chiếm đại khoa Nước biến quân Minh tàn khốc liệt Nam quan đất khách chịu bôn ba Phi Hùng ở lại mang hài cốt Nguyễn Trãi trở vầ rửa nhục cha Dặn bảo ân cần con phải nhớ Trả xong nợ nước với thù nhà II.Nói về sự nghiệp của Chi trưởng ở Nhị Khê Khởi tổ của chi trưởng là Cụ Nguyễn Trãi là con đầu của cụ Phi Khanh hiệu là Ức Trai tiên sinh. Năm 1400 là 21 tuổi thi đậu tiến sĩ triều Hồ sau ra làm quan giữ chức Ngự Sử. Vào 1410-1415 quân nhà Minh sang xâm chiếm nước ta một số vua quan triều Hồ bị bắt giải về Trung Quốc, cụ Trãi sau cũng bị bắt giam lỏng ở Đông Đô thời gian 10 năm. Để thực hiện lời dạy của cha khi bị bắt là phải tìm cách rửa nhục cho nước báo thù cho cha đó là đại lý. Nên cụ tìm cách trốn ra ngoài với người cậu ruột là Trần Nguyên hãm tìm đến nghĩa Quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu để đánh giặc cứu nước và báo thì cho cha. Sau đó trở thành quân sư xuất sắc của Lê Lợi về nhiều mặt như binh thư chiến lược, văn thơ kiệt xuất. Sau khi kháng chiến thành công cụ đã làm bài Bình Ngô Đại Cáo ( tức là bảng tổng kết kháng chiến đã nổi tiếng) đã giúp Lê Lợi xây dựng quốc gia vững mạnh, viết ra sách “Lam Sơn thục lục” và sách “Quân chung từ mạnh tập”…v…v… Cụ đã được suy tôn ca tụng là người tài ba lỗi lạc con người rất hài hoà trung thực trí khí vững vàng , tinh thần đấu tranh bất khuất , trung hiếu vẹn toàn, làm đúng lời dạy của cha là đền nợ nước trả thù nhà bằng ngòi bút thay kiếm cung góp phần đánh bại giặc Ngô lấy lại Sơn Hà, nước nhà độc lập Lê Lợi lên làm vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ lập ra nhà Hâu Lê trị vì trong nước. Cụ được phong chức là Thái Bảo Khê Quận,công tế văn hầu trụ quốc, cùng với vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ con quan thừa thướng cùng làm quan giữ chức lễ nghi học sử. Sau vì triều đình có tính chất tranh giành địa vị chia rẽ bè phái một số trung thần bị ngược đãi nên cụ xin về Côn Sơn chi ngại làm quan tại gia. Năm 1440 vua Lê Lợi mất truyền ngôi cho con là Lê Thái Tông lại mời cụ ra làm quan giúp vua Lê Thái Tông. Lúc bây giờ bọn quyền thần thì tranh giành địa vị về nhà vua giữa vợ này đánh ghen với vợ kia nên có mưu đồ giết hại lẫn nhau. Nhân năm 1442 Lê Thái Tông đi dự duyệt binh ở Hải Dương đi theo có bà Nguyễn Thị Lộ. Xong nhà vua có ghé vào chơi với cụ Nguyễn Trãi. Khi về đến lệ chi viên gọi là trạm hoàng cư bên bờ sông đuống vào nửa đêm vua bị cảm chết đột ngột. Bấy giờ vua Lê Thái Tông có người vợ thứ 2 tên là Nguyễn Thị Anh người làng Bố tỉnh Thanh Hoá hiện đang thông đồng với một số nịnh thần như Đinh Phúc Thắng…..để quy cho cụ Nguyễn Trãi đã âm mưu cho vợ là Nguyễn Thị Lộ giết vua bị kết án chu di tam tộc (nghĩa là giết 3 họ). Ngày 16/8 cụ Nguyễn Trãi cùng với bà Nguyễn Thị Lộ cùng các con và những người trong dòng họ bị chết chém, duy còn người vợ thứ 3 là bà Phạm Thị Mẫn nghe tin bỏ đi trốn nhờ có làng Vây và Lê Đàm là học trò của cụ mang vào cưu mang, có thai 3 tháng. Sau sinh một người con trai tên là Nguyễn Anh Vũ , sau lớn thi đậu hương cống. Đến 1464 vua Lê Thánh Tông lên ngôi mới minh oan cho cụ Nguyễn Trãi và cụ Nguyễn Anh Vũ được gọi ra làm quan và phong chức Dòng Chi Phủ và sưu tầm văn thơ và di cảo cuả cụ. Về gia thất Cụ Nguyễn Trãi có 3 vợ sinh 6 người con. -Vợ cả không rõ tên sinh được 5 người con. 1.Nguyễn Khuê 2.Nguyễn Ưng 3.Nguyễn Phú 4.Nguyễn Tích 5.Nguyễn Bản -Vợ thứ 2 Phạm Thị Mẫnsinh người con 6.Nguyễn Anh Vũ -Vợ thứ 3: Nguyễn Thị Lộ bị chết chém con cái không rõ 5 người con của người vợ cả là bị chém cùng với cha chỉ còn 1 người là Anh Vũ B/ Nguyễn Anh Vũ sinh được 7 người con: 1. Con đầu là tổ trạc :23 tuổi thi đậu tiến sĩ được bổ dụng làm quan thừa chánh án bang phục sứ khi đi sứ sang tàu khi về bị cơn phong ba thuyền đấm chết ngoài biển. Sinh được một con trai tên là Tư Phiên nay sinh ra con cháu thành một Chi lớn ở thôn Xuân Cúc xã Quỳnh Liên huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ Tỉnh bấy giờ 2. Con thứ 2 là Tổ Dán thi trúng súng nàn là cháu 4 đời thay trưởng ở Nhị Khê 3. con thứ 3 là Tổ Quân thi trúng súng văn về quê mẹ ở thôn dự quần xã xuân lâm huyện Tỉnh Gia tỉnh Thanh Hoá nay thành một Chi lớn. 4. Con thứ 4 Tổ Thiêm 5. Con thư 5 Nguyễn Giáp 6. Nguyễn Thung 7. Con thứ 7 Châu Phượng vâng lệnh cha về ở quê ngoại thờ phụng từ đường bên ngoại tại thôn Thị Phú xã Nam Hà huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây nay cũng thành 1 Chi ở đó -Về chi trưởng có cháu 7 đời là Nguyễn Thố thi đậu tiến sĩ vào thời vua Thiệu trị triều Nguyễn nay cũng thành một chi lớn ở thôn Xuân Dục huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên bây giờ. -Cụ tổ chi trưởng họ ta là Nguyễn Trãi là một vị anh hùng hào kiệt trung minh chính trực tài ba lỗi lạc trung hiếu vẹn toàn ít ai sánh bằng không những như vậy mà còn là một nhà văn hào kiệt xuất sắc quốc tế năm châu bốn biển. Được suy tôn là đại văn hào quốc tế. Hàng năm đến tháng 8 quốc tế làm kỉ niệm nên có thơ rằng: Văn hào dân tộc tiếng cha ông Lịch sử truyền đi rất lẫy lùng Từ mệnh quân chung về chính trị Bình ngô chiến thuật giỏi tâm can Gậy giơ chính nghĩa chiêu mạnh lệ Bút múa thiên tài hoạ kiếm cung Quét sạch quân Minh ra khỏi cõi Nam nhi trí khí mới anh hùng III.nói về sự nghiệp của cụ khởi tổ thân sinh là Nguyễn Nhữ Soạn và các cụ nối tiếp theo dòng trực sinh ra chi Nguyễn Đình chúng ta. Đời thứ 2 Cụ Nguyễn Nhữ Soạn Cu mất ngày 8/4 là khởi tổ thân sinh ra chúng ta. Cụ Soạn trước gọi là bán con thứ 6 của cụ Phi Khanh là em thứ 5 của cụ Nguyễn Trãi cùng cha khác mẹ là anh của cụ Nguyễn Nhữ Trạch cùng mẹ cùng cha con bà họ Nhữ là vợ thứ 2 của cụ Phi Khanh Cụ Nguyễn Nhữ Soạn họ cha là Nguyễn họ mẹ là nhữ nên lấy họ mẹ làm chữ lót thành gọi Nguyễn Nhữ Soạn. Cụ là người khôi ngô tuấn tú có tài thao lược văn võ song toàn vâng lời cha dạy đền nợ nước trả thù nhà quyết một lòng đã sớm tìm đến nghĩa quân lam sơn nghĩa quân do Lê Lợi đứng dầu cùng Ngô Sĩ Liêm làm thư kí qua thời gian được Lê Lợi tin tưởng đốc chiến. Từ đó cùng với các chiến sĩ xông pha với quân thù trong đó có 8 trận rất oanh liệt có tính chất quyết định cho sự thắng lợi.theo phả truyền có lần do tên phản thần tên là ái dẫn đường do tướng hoàng phúc nhà Minh bao vây quân ta phải ẩn sang ai lao (nước Lào). Còn cụ vâng lời chúa bảo vệ vua Trần Thiện Khánh và đưa trú ẩn ở thành Ải Long. Xong trở lại tiếp tục chiến đấu qua chặn đường phò Lê rất là gian khổ nằm gai nếm mật đồng cam cộng khổ vào sinh ra tử thời gian 10 năm, kháng chiến thắng lợi sạch bóng quân thù nước nhà độc lập Lê Lợi lên làm vua nhà Hậu Lê ra đời trị vì đất nước hiệu là Lê Thái Tổ cao hoàng đế cụ Nguyễn Nhữ Soạn được phong chức Thái Phó Ty Quốc Công. Sắc phong : Bình Ngô khai quốc suy tôn Trang hiệp mưu dực vận phụ Quốc Bảo chính minh nghĩa công thành, ngân Thanh vinh lộc đại phu tả xa kỵ vệ, đại tướng quân, quan phục hầu, nhập thị nội hành khiếu, lĩnh chi nam đạo, binh đâu bạ tịnh tham chi chính sự, á vũ hầu, ty quận công, tứ tính lê thị, gia tăng thái phó ty quốc công, thường bằng phúc thần, triệu mưu ta tích vệ quốc yên dâubỉ liệt hàng hưu, thuần hi duyên huống, hiểu khách hành tu,khoan dong bác hậu, dực vận đắn trị,ty du đại vương, quốc gia vỹ khí,xã tắc danh thần, lam sơn thư ứng nghĩa kỳ, cần sự tòng ư thỉ thạch, thiết khoái danh tân thái khắc đàng hưu vĩnh chỉ, ư sơn hà, ưu óc ký nhuận hoàng ân bao sũng tái kệ cựu điển lễ đương đăng trật nhà gia phong,hiệu quốc bảo dân hiền kiệt đại vượng. Xếp vào hàng thứ 41 trên 134 tướng sĩ và được suy tôn -Thủ ứng nghĩa kỳ (nghĩa là người cầm lá cờ đầu của nghĩa quân lam sơn) -Bình ngô đại kiến quay nghiêu đẩu (thành tích đánh giặc Ngô rõ ràng to lớn như sao nghiêu sao đẩu) -Sinh vi lương tướng tử vi thần (nghĩa là ông tướng cả trung thần chết là một vị thần lớn linh thiên). -Công tại tiền triều danh tại sử (nghĩa là công đức được ghi trong sử sách triều đình nhà vua) -Được tận quốc kính nên còn gọi là Lê Soạn. Nói về gia thất Cụ Nguyễn Nhữ Soạn có 3 vợ sinh 3 người con 1.Vợ cả gọi là Chính Thất: tên là Nguyễn Thị Tài được tặng là Thái Phu Nhân người làng Lam Sơn tỉnh Thanh Hoá sinh một con trai là: Nguyễn Nhữ Trực 2.vợ thứ 2 gọi là Á Thất: tên là Nguyễn Thị Chủy được tặng là Á Phu Nhân sinh hạ một con trai là: Nguyễn Nhữ Ngộ. 3. Vợ thứ 3 còn gọi là Trắc Thất tên là Chu Thị Triều được tặng là Trắc Phu Nhân sinh hạ một con trai là: Nguyễn Nhữ Lương. A.Cụ Nguyễn Nhữ Trực Là con cả của cụ Nguyễn Nhữ Soạn cháu 3 đời của Cụ Phi Khanh giúp vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh vầ phong chức Vương Quận Công quyền binh giám sát đồng binh trưởng sự kiêm trung thủ thị lam trưởng hàm lâm viện sự tổng chi sứ Nghệ An giỗ 15/10 vợ là Lê Thị Thư người làng Xạ lễ xã Nguyệt Tỉnh huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An sinh hạ 2 người con là: 1. Nguyên Nhữ Hải. 2. Nguyễn Đình Khuynh. Ông Nguyễn Đình Hải nay sinh ra con cháu thành một Chi ở làng Phổ Môn xã Cẩm Tràng, huyện Châu Lộc.tỉnh Nghệ An nay là Nghệ Tỉnh. Nguyễn Đình Khuynh nay sinh ra con cháu thành chi lớn ở 3 xã: Quỳnh Lập,Quỳnh Thạch, Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An nay là Nghệ Tỉnh. B.Nguyễn Nhữ Ngộ (còn gọi là ngụ) làm quan thời nhà Lê Thánh Tông phong chức Kiên Quận Công nay sinh ra con cháu thành một chi lớn ở 2 huyện là: 1. Ở làng Cẩm Nga xã Đông Yên huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá 2. Ở làng Lam Trà xã Bình Minh huyện Tỉnh Gia tỉnh Thanh Hoá C.Nguyễn Nhữ Lương con thứ 3 của cụ Soạn Làm quan thời vua Lê Thánh Tông được phong chức. Đặc tín thị nội, phụ quốc hành quân, tống thiên ngưu vệ, trường chi quân sự Đại lộc hầu, Thuỷ thủ tiến tướng Công, phong quốc tính Lê Lương. Cụ sinh được 1 con trai là Đình Băng làm quan giữ chức vệ uý, nay cũng ở chính quê cẩm Nga Đông Yên Đông Sơn Thanh Hoá. Chi trưởng là Nguyễn Đình Lọc cháu đời thứ 20 so với Cụ Phi Khanh đời thứ 19 so với cụ Nhữ Soạn. Cụ Tổ thân sinh ra dòng họ Nguyễn Đình chúng ta là Nguyễn Nhữ Soạn quả là người khôi ngô tuấn tú trung hiếu vẹn toàn làm đúng lời cha dạy đền nợ nước trả nợ nhà văn võ toàn tài tối sáng tránh mờ phát huy truyền thống cha anh làm rạng rỡ vẻ vang trang sử được lừng danh nổi tiếng. Con cháu chúng ta ngày nay và muôn đời sau rất tự hào và vinh dự . Các ông đời trước có thơ vịnh rằng: Cụ soạn tổ ta bật vĩ nhân Bình ngô khai quốc vị dân thần Phi Khanh thân phụ khai khoa bảng Nguyễn trãi trưởng huynh đủ võ văn Con dẹp giặc chiêm thắng thược tướng Cháu trừ nghịch mạc hưởng nguyên thâm Về sau chia phái thêm nhiều mãi Thế phiệt giòng gia vẽ tấm thân Tiếp đó còn có câu vịnh rằng: Ngàn thu còn sử chép gia Thanh Sự nghiệp tổ tiên của họ mình Giúp nước đem tài trừ quân giặc Vì dân quyết trí duyệt quân minh Núi lam bia tạc bia công đức Nhị khê truyền nối phụ huynh dòng Quét sạch giặc ngô ra khỏi nước Phục thù tuyết sĩ đã nên danh Nói về gốc tích quê quán Cụ tổ Nguyễn Nhữ Soạn trước ở làng Lam Sơn huyện Thụy Nguyên tỉnh Thanh Hoá. Đến năm thuận thiên mậu thân được thừa chỉ quyền tự nghi lập nghiệp của nhà vua. Nhân cơ hội đó cụ Nhữ Soạn thấy quê ngoại của mẹ đẻ là làng Mê thôn Xã Cừ nạp sau lại đổi là làng Cẩm Nga xã Mục Nhuận nay gọi là thôn Cẩm Nga xã Đông Yên huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá có bãi đất hoang có chùa Vân đình có địa hình cảnh rất đẹp lúc bình sinh cụ thường đóng quân ở đó dân thường gọi là bãi Cồn đòng nên cụ mới di gia đình về đó đào ao đắp nền xây nhà làm nơi cơ chỉ lâu đời. Nếu ta nhìn kỹ mới thấy cảnh đẹp nên thơ ( tức là nhà thờ mà anh Phong ở hiện nay). Cụ có vịnh bài thơ có tính chất phả ký lưu truyền để duy trì ngôi đất này là: Tòng lại phúc địa tổ thiên sinh Thiên dĩ sinh chi nhân dĩ thành Lực sực động côn sơn lộ thản Nguyên nguyên cừ nạp thuỷ lưư Thanh Lam sơn cổ mạnh do thiên tác Vân tự kim do dục tú hình Vĩnh điển hoàng hưu tràng nhuận trạch Miên miên qua điện hiễn phú vinh Nhưng theo gia phả của ông Nguyễn Đình Hội đời thứ 18 thuộc chi trưởng tổ là Nguyễn Đình Đễnh để lại thì bài thơ đúng gốc nguyên thuỷ như sau: (đúng gốc) Tòng lại phúc địa tự thiên sinh Thiên dĩ sinh chi nhân dĩ thành Lực lực côn đùng tóm lộ thạn Nguyên nguyên cừ nạp thuỷ lưu Thanh Nhị khê tính dĩ trung binh khí Vân tự kim do dục tú hình Biện thị đông sơn giai cảnh sứ Tứ thời xuân sắc tệnh phúc vinh (Đình Hội là cha ông Đình các, Đình Lợi (Nghiêm Lợi)) Dịch sang thơ đường luật Từ xưa đất phúc tự trời sinh Tự trời sinh cũng quyết ở mình Vòi vọi côn đồng đường núi thẳng Nguồn nguồn còi nạp nước non xanh Nhị khê để lại công đức ấy Vân tự làng này đất đúc binh Truyền vào Đông sơn cảnh đẹp tình Bốn mùa tươi đẹp thật quang vinh. Dịch sang thơ lục bát Từ xưa đất phúc tự trời Tự trời mà cũng do người mới nên Nước dòng cự nạp phát nguyên Đọng côn vòi vọi bên trên có đường Làng này vân tự vinh quang Mạnh xưa vốn ở nhị khê xa miền Muôn đời nhuận gội ân trên Cháu con phồn thịnh quang vinh phúc truyền. VĂN HOÁ DÒNG HỌ NGUYỄN LÀNG CẨM NGA XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HOÁ Ông Nguyễn Đình Tạo ấn hành nhân dịp giỗ tiên tổ dòng họ Nguyễn Nhữ Soạn ngày 8/4 Mậu Tý (2008 (1) chú thích: 10 binh là 1 ngũ, 10 ngũ là 1 tốt, 10 tốt là 1 lữ, 10 lữ là một quân, 10 quân là một đạo. Vậy thập đạo là 1.000.000 người lính. Thập đạo tướng quân là tướng chỉ huy 1 triệu quân. (2) Chú thích: Khi Nguyễn Biện mới đên nơi đây có tên là Gia Hưng, cháu ông Nguyễn Công Duẫn đổi là Gia Miêu, triều Nguyễn đổi là Quý Hương. (3) Chú thích: Hiện nay thôn Chi Ngại thuộc xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. A. VÀI LỜI Hiện nay nước ta đã và đang bước vào thời kỳ hội nhập lẫn phát triển đều phải dựa trên nền tảng của văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thì mới thành công và thắng lợi. “Văn hoá” là cái gì vậy? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau.Song có một cách định nghĩa Việt Nam nhất tức là hay nhất là dựa vào định nghĩa con người mà tổ tiên ta đã khẳng định: “Con người là hoa đất” từ đó suy ra: những bông hoa, tức là cái đẹp về vật chất cũng như về tinh thần do con người sáng tạo ra trên từng mảnh đất cụ thể với những sắc màu cụ thể được gọi là: “văn hoá”. Cái gọi là “người” và cái gọi là “hoa đất”, là “văn hoá” là đồng nhất. Từ đó ta có thể nói: Văn hoá là cái tính nhân văn của con người được thể hiện một cách cụ thể trên từng mảnh đất cụ thể. Văn hoá được sản sinh, được trao truyền được thừa kế, và được phát triển ở những mảnh đất nào?. * Giáo sư viện sĩ người Pháp, ông Jean Poirier trong luận văn “ Tộc người và văn hoá” đã khẳng định: Văn hoá được sản sinh, dựoc trao truyền và được phát triển trên ba mảnh đất: dòng tộc, quê hương, giai cấp mà trước nhất, quan trọng nhất là trên mảnh đất của dân tộc . * P.G.S Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, tại hội thảo văn hoá các dòng họ ở Nghệ An (tháng 2/2007) đã khẳng định: “Gia tộc, dòng họ là cái nôi để mỗi con người Việt Nam được nuôi dưỡng truyền thống văn hoá của cha ông, là nơi hội nhập và trao truyền văn hoá giữa các thế hệ để mỗi con người từ một thực thể mang tính sinh học trở thành một sinhvật xã hội”. Vì sao ở Viêt Nam VĂN HOÁ- GIA TỘC – CON NGƯỜI lại gắn bó máu thịt như vậy?. Đầu thế kỷ 20, trong luận văn tiến sĩ của mình có tựa đề: “Truyện Kiều và xã hội Á Đông”, tiến sĩ Rerner Crâysac đã bắt đầu công trình bằng hai câu Kiều: “Thà rằng liều một con Hoa dù rả cánh lá còn xanh cây”: và đi tới kết luận của công trình rằng: “Người Việt Nam nói riêng và xã hội Á Đông nói chung có tín ngưỡng gia đình là trọng người hơn mọi thứ tín ngưỡng. Đới với họ cộng đồng gia tộc là đáng quý trọng nhất, còn cá thể của cộng đồng ấy là chẳng xá kể gì”. Vì những lẽ trên, mỗi khi chúng ta tìm về cuội nguồn của một dòng họ thì cái chính không phải chỉ là tìm ra cành trên vai dưới để xem ai là ăn trên, ai là ngồi trước (tất nhiên đây cũng là một mục đích); mà cái chính chúng ta khai thác các vẻ đẹp của một dòng họ để chúng ta học hỏi, để chúng ta thừa kế và phát triển nhằm đào tạo bản thân ta trở thành bông hoa của mảnh đất đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn và ôm ấp ta trong giấc ngủ nghìn thu. Chính vì thế văn hoá – gia tộc con người gắn bó với máu thịt và có tầm quan trọng mang tính quyết định đối với hội nhập và phát triển như trên đã nói mà việc nghiên cứu gia phả, nghiên cứu lịch sử gia tộc không còn là một thú vui là sở thích của các cụ đồ nho mà trở thành việc quan trọng mà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đều rất quan tâm. Trên thế giới đã có: - Hội nghị gia phả học quốc tế lần thứ nhất ở: Barcơlone năm 1929. - Hội nghị gia phả học quốc tế lân thứ 2 ở Naples năm 1953. - Hội nghi quốctế học lần thứ ba ở Ma drrit năm 1955. - Hội nghị gia phả học quốc tế lần thứ tư ở Sesoul năm 1991. Ở Việt Nam đã có : - Hội thảo” Dòng họ với các truyền thống văn hoá dân tộc” do câu lạc bộ các dòng họ Việt Nam tổ chức ở Hà Nội năm 1996. - Hội thảo về các dòng họ văn hiến ở Hà Nội năm 1995. - Hội thảo về dòng họ Nguyễn Xí ở Nghệ An năm 1997. - Hội thảo về các dòng họ ở Nghệ An năm 1997. Riêng về dòng họ Nguyễn đã thành lập ban liên lạc họ Nguyễn toàn quốc do ông Nguyễn Thế Nguyên lầm trưởng ban, ông Nguyễn Cảnh Tú làm Tổng thư ký và đã đi vào hoạt động từ những năm 90 của thế kỷ 20. Kết quả bước đầu của việc nghiên cứu về dòng họ ở Việt Nam cho biết: * Dòng họ ở Việt Nam xuất hiện từ thời Hùng Vương cách đây gần 4000 năm. Bấy giờ đã xuất hiện các họ bản địa ở Việt Nam là: Trần, Nguyễn, Vũ, Lưu, Lê, Phan, Ngô, Phạm, Trương, Thục. * Về số lượng họ thì còn có nhiều con số khác nhau: Vũ Mạnh Hà nói là có 191 họ; Pie Gourou nói ở Đồng Bằng Bắc Bộ có 202 họ; Nguyễn Đức Dụ nói có 300 họ. Hội thảo về văn hoá các dòng họ ở Nghệ An năm 1997 nói là có 341 họ, trong đó có 30 họ nổi tiếng (Nhờ danh tiếng của các danh nhân trong dòng họ). * Trong các họ ở Việt Nam thì họ Nguyễn (kể cả Nguyễn gốc Việt Nam và Nguyễn gốc Trung Quốc) là lớn nhất. Họ Nguyễn chiếm 40% dân số Việt Nam. Trong họ Nguyễn có hơn 50 gia tộc lớn nhỏ khác nhau. Mà gia tộc lớn nhất có nhiều công lao trong việc dựng nước, mở nước bảo vệ đất nước, là gia tộc có khởi tổ là Tể tướng + Thập đạo tướng quân Nguyễn Bặc (dưới triều Đinh Bộ Lĩnh). Để đóng góp vào thành quả nghiên cứu các dòng họ Việt Nam nhằm góp phần lám sáng tỏ truyền thống văn hoá của các dòng họ Việt Nam. Hôm nay 8/4 Mậu Tý (2008) nhân ngày giỗ danh nhân Nguyễn Nhữ Soạn vị khai sinh ra dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga, tôi xin trình bày nét mấy lớn trong truyền thống văn hoá - truyền thống dựng nước, mở nước, bảo vệ đất nước của dòng họ nguyễn làng Cẩm Nga, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá trong suốt 1000 năm xây dựng nền phong kiến tự chủ trên đất nước Viêt Nam ta. Đây chỉ là kết quả bước đầu. Mong bạn đọc chỉ giáo để thu hoặch của tôi về đề tài này ngày một hoàn thiện hơn. B.BA NÉT LỚN TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VỦA DÒNG HỌ NGUYỄN LÀNG CẨM NGA: Danh nhân Nguyễn Nhữ Soạn tiên tổ của dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga là hậu duệ đời thứ 17 của dòng họ Nguyễn Bặc - Một dòng họ lớn nhất và cũng là một dòng họ có công lớn nhất trong sự nghiệp, dựng nước và bảo vệ đất nước, mở nước và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Bởi vậy trước khi đến truyền thống họ Nguyễn làng Cẩm Nga ta cần nói đến truyền thống họ Nguyễn Bặc, coi đây là cái nôi đã nuôi dưỡng cho truyền thống văn hoá của dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga hình thành và phát triển. Theo định nghĩa: “người ta là hoa đất” thì Nguyễn Bặc là một bông hoa rực rỡ sang ngời của mảnh đất làng Đại Hữu Châu Đại ngày xưa (nay là thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông là thập đạo tướng quân (1) đầu tiên của Việt Nam, là vị tướng số một có công đầu trong dẹp loạn 12 sứ quân để lập ra triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên của Việt Nam với vị Hoàng đế đầu tiên là Đinh Tiên Hoàng và chính ông là tể tướng đầu tiên của Nhà nước tự chủ phong kiến đầu tiên này. Thế rồi, cuối thời phong kiến tự chủ Việt Nam, một cành của dòng họ Nguyễn Bặc trên đất Gia Miêu (nay thuộc Hà Long, Hà Trung, Thanh Hoá) đã sản sinh ra 9 chúa và 13 vua của chính dòng họ Nguyễn Bặc mà tổ tiên tổ của cành này là Nguyễn Biện. Từ cái nhìn xuyên suốt từ đầu đến cuối thời phong kiến tự chủ Việt Nam như vậy mà một nhà văn đã khái quát truyền thống của dòng họ Nguyễn Bặc vào hai vế của một câu đối hiện còn treo ở đền thờ Nguyễn Bặc (gọi là khởi nguyên đường) ở thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình như sau: “Duệ xuất Gia Miêu vương tích hiển Khánh lưu Đại Hữu tướng môn quang”. Tạm dịch là: “ Cửa tướng sang ngời thôn Đại Hữu, dòng vương hiển hách đất Gia Miêu” Hôm nay, với tư cách là một nhà sử học tôi xin dung cá sự kiện lịch sử cụ thể để làm sang tỏ những ý trí mà nhà văn đã gửi gắm ở từng vế câu đối trên. I. “CỬA TƯỚNG SÁNG NGỜI THÔN ĐẠI HỮU”. 1) Năm 944 Ngô Vương Quyền băng hà. 2) Năm 945 em vợ Ngô Quyền là Dương Bình Vương Tam Kha cướp ngôi vương của cháu tự xưng là Dương Bình Vương. Hành động này làm mất lòng dân. Thổ hào các nơi nổi loạn 12 sứ quân. Thế chiến của đất nước căng ra như sau: • Ở Trung du Bắc Bộ có kiều Thuận ở Phú Thọ, Nguyễn Khoa Ở Vĩnh Yên, Nguyễn Thủ Tiệp ở Bắc Ninh, quân của vua Ngô ở Cổ loa thuộc Phú Yên. • Ở Tả Ngạn có Lý Khuê ở nam Bắc Ninh, Lã Đường ở Hưng Yên, Phạm Bạch Hổ ở Hải Dương, Trần Lãm ở Thái Bình. • Ở Hữu ngạn có Đỗ Cảnh Thạc ở Thanh Oai, Nguyễn Siêu ở Thanh Trì, Ngô Nhật Khánh ở Nam Định. • Ở tây Thanh Hoá có Ngô Xương Xí. • Ở Nghệ Tĩnh có Kiều Công Hãn. • Quân Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh chiếm cứ Đại Châu Hoàng ( Ninh Bình). Tình hình chung là cả 12 sứ quân đều tranh hùng giành chức trưởng chẳng ai chịu liên minh với ai. Mỗi sứ một mình mạnh yếu khác nhau. Mạnh nhất là Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, yếu nhất là Ngô Xương Xí và Kiều Công Hãn. Năm 949 Đinh Bộ Lĩnh cùng các chiến hữu phất cờ khởi nghĩa ở động Hoa Lư thuộc Châu Đại Hoàng (Ninh Bình). Lúc dựng cờ khởi nghĩa, số nghĩa quân mới có hơn 2000. Nguyễn Bặc về vùng Vũ Bản, Nam Định tuyển mộ được thêm 3000 quân. Cuộc chiến bắt đầu với kế sách mà Nguyễn Bặc đã tham mưu cho Đinh Bộ Lĩnh: Đánh đủ đầu quân của triều đình (Ngô Xương Văn) ở Cổ Loa gây tranh thể rồi quay vào trong đánh hai sứ quân yếu ở Miền Thanh Nghệ để tăng cường sức mạnh (tăng quân, tăng của), sau đó quay ra liên kết với Ngô Nhật Khánh ở Nam Định rồi vùng lên đánh các sứ quân tương đối yếu ở Tả Ngạn và Trung Du. Cuối cùng dồn sức đánh nốt 2 sứ quân ở Hữu Ngạn là Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu. Với chiến lược sáng suốt và chính xác đó, tướng quân số một Nguyễn Bặc cùng với chủ tướng Đinh Bộ Lĩnh lần lượt tiến hànhcác chiến dịch như sau: Năm 951, hai vua Ngô (Xương Ngập, Xương Văn) thấy trong 12 sứ quân thì sư quân Hoa Lư là sứ quân có khả năng uy hiếp quân triều đình bèn tiến đánh Hoa Lư, bắn Đinh Bộ Lĩnh bị thương rồi treo Đinh Liễn lên cây cao doạ bắn chết để buộc Đinh Bộ Lĩnh phải đầu hàng. Nguyễn Bặc đã dùng thủ thuật khéo léo giải thoát được Đinh Liễn rồi dùng kế thủ hiểm thành Hoa Lư kéo dài tiêu hao địch, cuối cùng đánh bại quân triều đình Cổ Loa, thanh thế Hoa Lư bắt đầu vang dội. Lợi dụng thanh thế vừa dậy lên, biết Trần Lãm sư quân Thái Bình đã già không có con, Nguyễn Bặc bàn kế cho Đinh Bộ Lĩnh xin làm con nuôi để giành đất Thái Bình một cách hoà bình. Đồng thời Nguyễn Bặc đem quân đi đánh chiếm đất Nam Định của Ngô Nhật Khánh (một tướng chưa đầy 20 tuổi là cháu Ngô Quyền). Năm 965 Ngô Xương Văn lại đem quân triều đình tấn công Hoa Lư trên các vùng đất họ vừa chiếm được ở Thái Bình, Nam Định. Quân Hoa Lư phản công Mãnh liệt, bắn chết Ngô Xương Văn, quân triều đình tan rã, các sứ quân tranh nhau làm vua. Lợi dụng đà thắng lợi to lớn diệt xong quân triều đình, Nguyễn Bặc tiến vào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh diệt hai sứ quân yếu là Ngô Xương Xí và Kiều Công Hãn. Trong quá trình đánh chiếm Thanh - Nghệ, Nguyễn Bặc đã thu được ba tướng quân giỏi cùng quân bản bộ của họ theo nghĩa quân Hoa Lư. Đó là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục và Cao Sơn. Đến Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh liền gã ba công chúa cho ba tướng này làm vợ để tranh thủ tướng tài. Sau thắng lợi rực rỡ trên, Đinh Bộ Lĩnh được quân sĩ tôn là Vạn Thăng Vương và Nguyễn Bặc được tôn làm Thập đạo tướng quân, vị tướng đầu tiên được trao quyền chỉ huy một triệu quân (Đó là danh nghĩa, trên thực tế quân Hoa Lư chỉ có vài vạn). Giải phóng xong đàng trong, đại quân Hoa Lư dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bặc, Đinh Liễn, Đinh Điền, Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Cao Sơn tiến ra đàng ngoài lần lượt tiêu diệt sứ quân ở Tả Ngạn và Trung Du trong năm 996. Lúc này quân Hoa Lư đã có đến 7 vạn người và 1000 voi ngựa chiến. Cuối cùng, năm 997 nghĩa quân Hoa Lư dưới sự chỉ huy tài giỏi mưu trí của vị tướng số một Nguyễn Bặc đã chiến đấu vô cùng quyết liệt và trải qua những tổn thất to lớn (Các tướng giỏi Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Cao Sơn, Đinh Thiết bị hy sinh) đã lần lượt diệt nốt hai sứ quân mạnh nhất là Nguyễn Siêu (bị đắm thuyền chết) và Đỗ Cảnh Thạc (bị thương nặng rồi chết ở Lạng Giang). Năm 968, sau 19 năm chiến đấu gian khổ , kiên cường, Nguyễn Bặc - vị Thập đạo tướng quân đầu tiên của Việt Nam đã cùng tướng sĩ của mình dẹp xong loạn 12 sứ quân để đất nước thanh bình quy về một mối, để Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế và dựng nên nước phong kiến tự chủ, tập quyền đầu tiên của Việt nam (Bấy giờ gọi là nước Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư - Ninh Bình). Thế đấy! Cái ý tứ cụ thể của vế đối ”Cửa tướng sang ngời thôn Đại Hữu” là thế đấy! Mảnh đất sinh ra con người ta và con người ta trở thành bông hoa làm cho mảnh đất sang ngời sắc đẹp là thế đấy. Và thế đấy! Thập đạo tướng quân Nguyễn Bặc góp phần to lớn vào việc dựng nên nhà nước phong kiến đầu tiên của nước Việt Nam và nhà nước ấy tấn phong cho ông làm Tể tướng - vị Tể tướng đầu tiên của của nhà nước Việt Nam. Với cương vị Tể tướng (như thủ tướng chính phủ nay). Nguyễn Bặc đã có nhiều biện pháp, nhiều hiến kế giúp vị vua của nhà nước phong kiến Việt Nam chấn hưng kinh tế văn hoá của đất nước. Trong đó việc đúc ra đồng tiền đầu tiên của Việt Nam giúp kinh tế lưu thông và phát đạt. Đó là đồng tiền có khắc 4 chữ” Thái Bình hưng báu” ra đời vào năm 970 Từ thuở ấy, cái thưở ”Cửa tướng sáng ngời thôn Đại Hữu” đến nay đã 1038 năm trôi qua, cửa tướng vẫn vằng vặc sáng ngời trên đất Đại Hữu nơi đã khai sinh ra vị khởi tổ của một dòng họ Nguyễn lớn nhất Việt Nam. Truyền thống vì nước quên thân, vì dân phục vụ này luôn luôn được kế thừa, luôn được phảt triển không chỉ trên đất Đại Hữu mà còn nhiều mảnh đất mà hậu duệ của nguyễn Bặc đã từng sinh sống, đã từng dựng xây, trong đó có mảnh đất Gia Miêu hiểm hách một dòng Vương và mảnh đất Cẩm Nga rạng rỡ công hầu. Ngày nay con cháu dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga hoàn toàn có quyền tự hào về khởi tổ Nguyễn Bặc của mình và đương nhiên cũng có trách nhiệm hoàn toàn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống vì nước quên thân , vì dân phục vụ của vị khởi tổ rất đỗi vinh quang của mình. II.” DÒNG VƯƠNG HIỂN HÁCH ĐẤT GIA MIÊU”: Nếu vế đối ”Cửa tướng sáng ngời thôn Đại Hữu” đưa ta đến đầu nguồn của dòng họ Nguyễn Bặc thì vế đáp ”Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” lại đưa đến đoạn cuối cùng, đến hồi chung cục của dòng họ Nguyễn Bặc dưới thời phong kiến Việt Nam. Chúng ta bắt đầu câu chuyện ở triều Đinh rồi bỏ qua các triều: Lê – Lý - Trần - Hồ - Lê mà đến với triều Nguyễn, một triều đại tồn tại 9 chúa, 13 vua. Chúng ta sẽ dùng lịch sử của 9 chúa, 13 vua để làm rõ ý tứ của vế đáp “Dòng vương hiển hách đất Gia Miêu”. - Vào cuối đời Trần (1400) có một hậu duệ thứ 16 của Nguyễn Bặc tên là Nguyễn Biện chạy loạn về ở ẩn trên đất Gia Miêu (nay thuộc Hà Long, Hà Trung, Thanh Hoá) vì cha là Nguyễn Đình Du làm quan trấn thủ Sơn Nam cứu Trần Đế Hiệu bị Hồ Quý Ly giết chết. - Nguyễn Biện trở thành thuỷ tổ của một dòng Nguyễn hiển hách trên đất Gia Miêu (2) cũng như danh nhân Nguyễn Nhữ Soạn về đất Cẩm Nga năm 1430 và trở thành thuỷ tổ một dòng Nguyễn công hầu rạng rỡ Cẩm Nga thôn. Từ Nguyễn Biện đền Nguyễn Kim (Nguyễn Cam) tải qua 5 đời: Nguyễn Biện - Nguyễn Chư - Nguyễn Công Duẫn - nguyễn Như Trác - Nguyễn Văn Lưu; Nguyễn Văn Lưu - Nguyễn Kim (quốc sử triều Nguyễn ghi Nguyễm Kim là con Nguyễn Hoàng Dụ là một sai lầm lớn so với gia phả chính thống của dòng Nguyễn Biện). Từ đời cháu Nguyễn Kim thì sinh ra “ Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” mà lịch sử là như sau: - Nguyễn Kim (tên huý là Cam) là con trưởng của Nguyễn Văn Lưu chứ không phải của Nguyễn Hoàng Dụ như sử nhà Nguyễn vẫn ghi). Ông sinh năm Mậu Tý (1468) dưới triều Lê Thánh Tông. Đến thời Lê Chiêu Tông (1516-1522), ông giữ chức Hựu Vệ điện tiền chỉ huy sứ. - Năm 1527 Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê , ông dấy binh phò lê diệt Mạc. Tìm được con út Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh ông tôn làm vua Lê Trang Tông, còn ông được phong là Thái sư, Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự. Năm 1540 ông lấy lại được vùng Thanh, Nghệ và chiếm lại Tây Đô. Năm 1543 ông tiến công ra Bắc Hà chiếm lại Đông Đô. Vua phong thái Tể (Tể Tướng) kiêm tổng tư lệnh quân thuỷ + bộ. Sự nghiệp đang tiến triển thì ngày 28/6/1645 ông bị Dương Chấp Nhất đầu độc để lại hai con trai cùng làm quan cho triều Lê Trang Tông. Đó là Nguyễn Uông và Nguyên Hoàng. - Năm 1548 Trịnh Kiểm giết em vợ Nguyễn Uông để cướp ngôi chúa. Nguyễn Hoàng liền đổi tên họ con cả của Nguyễn Uông thành Nguyễn Tài Nông đưa về lánh nạn và thờ cúng khởi tổ Nguyễn Bặc. Sau đó nhờ chị Nguyễn Thị Báu xin Trịnh Kiểm cho phép đưa con thứ 2 của Nguyễn Uông là Nguyễn Uyên cùng vào Nam và xin đổi nhiệm trấn thủ đất Thuận Hoá ( thừa Thiên Huế). Năm 1570 Nguyễn Hoàng được phong làm tổng quản Thuận Quảng (Thừa Thiên - Quảng Nam - Quảng Ngãi). Năm 1578 Nguyễn Hoàng đánh chiếm đất Chăm Pa tỉnh Phú Yên ngày nay. Ngày 20/7/1613 Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên kế vị gọi là chua Sải. Đây mới thực sự là vị chúa đầu tiên của dòng 9 chúa. Sở dĩ đến chúa Sải mới thực sự là chúa Phương Nam vì đến năm 1624 chúa Sải mới thực sự thoát ly triều đình Lê - Trịnh ở Bắc Hà. Sự thể là như sau : Năm 1624, chúa Sải sai Văn Khương ra cống triều đình Thăng Long đã bày lễ lên một cái mâm hai đáy, ở giữ 2 đáy có đề 4 câu thơ: “Mâu nhi vô địch Mịch phi kiến tích Ái lạc lâm trường lực lai tương địch”. Quan quân triều đình không hiểu thơ là thế nào.Vua cho mời Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) đến giải nghĩa bốn câu thơ.Trạng Bùng giảng: * Mâu nhi vô địch: Là chữ Mâu không có cái phảy thành Dữ tức là “ TA”. * Mịch phi kiến tích: Là chữ Mịch không có chữ Kiến thành chữ Bất tức là “Chẳng”. * Ái lạc tâm trường: là chữ ái bỏ chữ Tâm ở bụng thành chữ thụ tức là “Nhuận”. * Lực lai tương địch: Là ghép chữ Lực với chữ Lai thành chữ sắc “Sắc Phong”. Tóm lại: Là ”ta chẳng nhận sắc” tức là chúa Sải tuyên bố: Từ nay không nhận sắc phong của nhà Lê mà hùng cứ ở trời Nam hoàn toàn độc lập. Vì thế mà chúa Sải trở thành vị chúa thứ nhất ở trời Nam.Tiếp theo chúa sải là 8 chúa nữa: 1.Chúa Sải (Phúc nguyên) 1613- 1635 2. Chúa Thượng ( Phúc lan)1635- 1648 3.Chúa Hiền (Phúc Tần) 1648- 1678 4. Chúa Ngải (Phúc Trăn)1678- 1691 5. Chúa Minh (Phúc Chu) 1691 – 1735 6. Chúa Ninh (Chúa Chú) 1735- 1738 7. Chúa Võ(Phúc Khoát) 1738- 1765 8. Nguyễn Phúc Thuần 1765 – 1777 (Đến đây nghiệp chúa thối nát, Phúc Thuần bị Tây Sơn (khởi nghĩa 1770) giết năm 1777. 9. nguyễn Phúc Noãn vừa thay Phúc thuần bị Tây Sơn giết cùng năm 1777. Sau cùng, trước sức mạnh của khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn dòng chúa chỉ còn sót lại Nguyễn Phúc Ánh là cháu trưởng của chúa Võ Phúc ( Phúc Khoát) chạy trốn thoát. Về sau, khi Nguyễn Quang Trung chết, Phúc Ánh đánh thắng con Quang Trung là Quang Toản lên làm vua mở ra triều đình nhà Nguyễn và lấy hiệu là Gia Long (năm 1802). Đó là ông vua mở đầu cho dòng 13 vua triều Nguyễn (1802- 1945): 1. Gia Long (Phúc Ánh) 1802- 1840 2. Minh Mạng 1820- 1840 3. Triệu Trị 1841-1847 4. Tự Đức 1883 (Vua chỉ có 3 ngày). Hiệp Hoà 1883( 4 tháng) 5. Đục Đức 6. Hiệp Hoà 7. Kiến Phúc 1883-1884 8. Hàm Nghi 1885 9. Đồng Khánh 1886- 1888 10. Thành Thái 1889-1907 11. Duy Tân 1907-1916 12. Khải Định 1916 – 1925 13. Bảo Đại 1926- 1945. Trong “ Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” này thì chúa Sải tức Nguyễn Phúc Nguyên là hiển hách nhất. Hiển hách cả về nội trị cả về ngoại giao. Hiển hách cả trong việc giữ nước, cả trong việc mở nước. Chúa Sải đã chiến thắng lừng lẫy trong việc chống quân Trịnh Tráng cầm đầu (cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn mở đầu tháng 4/1627 kéo dài đến tận 1672, tất cả là 46 năm), đã chiến thắng rất điểm cuộc nổi dậy của người Chăm ở phía Nam. Chúa Sải đã gả công chúa cho thương gia Nhật Bản Araki Sotarô để mở rộng ngoại thương nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng để đủ sức mạnh đánh Bắc dẹp Nam. Thành công hiển hách nhất của chúa Sải là việc mở nước về phương Nam không phải bằng quân sự mà là bằng ngoại giao. Cụ thể là chúa Sải đã gả Ngọc Khoa công chúa cho vua Chăm là Po Pomê và công chúa Ngọc Vạn cho vua Chen La là Chei Chetta II để dành quyền kiểm soát Phan Rang, Phan Rí và di dân vào Bà Rịa, Biên Hoà. Vì vậy, nếu việc đổi công chúa Huyền Trân lấy hai Ô và Lý đời Trần để lại hai câu thơ: “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm Một gái Huyên Trân giá mấy mươi”. Thì việc đổi hai công chúa để mở nước về phương Nam của chúa Sải cũng được nhà thơ Tân Việt Điểu khắc hoạ bằng một bài thơ thất ngôn bát cú như sau: “Ngọc Vạn, Ngọc Khoa vững một niềm Vì ai tô điểm nước non tiên Chị lo giữ chọn tình Miên Việt Em nhớ làm tròn ngiá Việt Chiêm Bà Rịa, Biên Hoà thêm vạn dặm Phan Rang, Phan Ría mở hai miền Non sông gấp mấy châu Ô, Lý Nam tiến công người chẳng dám quên”. Việc mở nước về phương Nam được chúa thượng, chúa Hiền, chúa Ngải và nhất là chúa Minh tiến hành bằng quân sự, chính trị và ngoại giao, Người hoàn thành việc mở nước ra toàn cõi đất Nam bộ ngày nay là chúa Minh tức (Nguyễn Phúc Chu), hoàn thành vào năm 1700. Có thể nói vắn tắt: công lao chủ yếu và to lớn nhất của “Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” là công mở đất nước của nước nhà về Phương Nam. Nếu ta kiểm kê trở lại thì thấy rằng: Từ đời Lý Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông, trong khoảng 500 năm (Thế kỷ 11- thế kỷ 15) đất nước được mở rộng từ Đèo Ngang đến đèo Cù Mông bằng khoảng 1/5 đất nước ngày nay thì dưới thời các chúa Nguyễn, chỉ khoảng 90 năm (1611- 1700) đất nước được mở rộng vào quãng 2/5 đất nước ngày nay. III, “CÔNG HẦU RẠNG RỠ CẨM NGA THÔN”. Sau khi đột nhập vào giai đoạn đầu của nhà nước phong kiến Việt Nam để tìm hiểu “ cửa tướng sáng ngời thôn Đại Hữu” và đột nhập vào giai đoạn cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam để tìm hiểu” Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” là những dòng có quan hệ huyết thống với dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga. Bây gời là lúc chúng ta phải trở về giữa của nhà nước phong kiến Việt Nam để tìm hiể ý nghĩa của vế đối do chính ta sáng tác ra: “Công hầu rạng rỡ Cẩm Nga thôn” tức là đã đến lúc ta phải nghiên cứu đề tài trung tâm của cuộc hội thảo này: Nghiên cứu dòng họ nguyễn làng Cẩm Nga. 1. Đôi điều về làng Cẩm Nga với tư cách là mảnh đời đã nuôi dưỡng các thế hệ hậu duệ của dòng Nguyễn Nhữ Soạn: - Mảnh đất nào cũng vậy, khi còn tồn tại với tư cách một thực thể tự nhiên thì chẳng có tên tuổi gì, đất nào cũng chỉ là đất. Nhưng khi nó tồn tại với tư cách một thực thể xã hội thì nó khắc có tuổi và có tên tuổi của nó cũng mang nhiều biến đổi theo dòng biến đổi của xã hội. Mảnh đất làng Cẩm Nga vào những thế kỷ đầu Công Nguyên chỉ là một cồn đất cao rậm rạp nằm kề một cái Nạp (Nấp) tức là một cái cửa cho nước chảy thông vào một cái vịnh biển cạn (xưa đồng Đông Hoà còn là một vịnh biển cạn, người Đồng Pho thường goi Vụng ông Tu. Nấp mắc gần làng Cẩm Nga là nơi nước triều lên đổ vào Vụng ông Tu). Chính vì vậy mà cái tên xưa nhất của làng Cẩm Nga là Cự Nạp. - Năm Kỷ Dậu (1430), hai năm sau chiến thắng chống quân Minh (1428) nhà Lê phong điền kiến địa để thưởng công cho những người đã có công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Mức ban cấp tuỳ theo phẩm hàm , công Hầu, Bá, Tử Nam nhưng nơi cấp thì cho các công thần tuỳ ý chọn. Theo đó, tuy quốc công Nguyễn Nhữ Soạn xin được ban cấp đất ở quê mẹ là xã Cự Nạp là nơi đất rất rộng người rất thưa để làm đất “Thang châu Mộc ấp” (đất lộc vua ban cho bậc công hầu”), Vì đây là nơi đất rộng người thưa nên ban đầu Nguyễn Nhữ soạn mới chiêu được 18 người thành lập một làng con con lấy tên là làng Mệ ( Mệ là mẹ, ý nói đây là làng quê của mẹ Nguyễn Nhữ Soạn” sau đổi tên thành làng Miên. Đời triệu trị Miên là huý nhà vua nên đổi thành làng Cẩm Nga và chia làm hai giáp, giáp Cẩm và giáp Nga. Còn xã Cự Nạp được đổi thành xã Mộc Thuận với cái nghĩa là một ” Mộc ấp thuận hoà”. Đến đời Mặc Phúc Nguyên vì chữ Thuận phạm huý nhà vua nên đổi thành Mộc Nhuận (cũng như Thanh Hoá có chữ hoa phạm huý nhà vua đời triệu trị nên đổi thành Thanh Hoá. 2. những bậc công hầu của dòng họ nguyễn nhữ soạn đã làm dạng rỡ mảnh đất làng Cẩm Nga: a. Viễn tổ của dòng họ nguyễn làng Cẩm Nga.: Gia phả dòng họ Nguyễn Bặc đã nhận Nguyễn Nhữ Soạn là hậu duệ đời thứ 17 .Vậy từ Nguyễn Bặc sống cách ta hơn 1000 năm đến các dời sau đó năm mươi thế hệ là những viễn tổ nào? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Gia phả dòng họ Nguyễn Bặc do trưởng ban liên lạc toàn quốc Nguyễn Thế Nguyên viết (xuất bản năm 2002) dành khá nhiều trang để bàn về việc chắp mối dòng họ chi Ngại (cũng là dòng họ Nhị Khê, cũng là dòng họ Cẩm Nga) vào dòng họ Nguyễn Bặc. Nhưng tác giả vẫn phải viết: “Tuy thế việc chắp nối cụ thể của đại Chi Ngại với dòng đại tông Nguyễn Bặc vẫn chưa rõ”. Cuối cùng, căn cứ vào các cuốn gia phả họ Nguyễn mới tìm được ở Nghệ An, ông Nguyễn Thế Nguyên kết luận: “Chi họ Chi Ngại được hoàn thành vào thế kỷ XII vào đời thứ 7” Sự xuất hiện về chi Ngại được kể như sau: Ở đời thứ 7 thuộc dòng Nguyễn Bặc có một vị tổ trực hệ 9 đời của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phụng do loạn triều đình phải bỏ quan về ở ẩn ở Chi Ngại. Từ đó ông là viễn tổ của dòng Chi Ngại dòng Nhị Khê và dòng Cẩm Nga(1) Theo phả hệ trong gia phả dòng họ Nguyễn Bặc thì: Đời1: Nguyễn Bặc Đời 2: Nguyễn Đê Đời 3: ? Đời 4 : Nguyễn Viễn Đời 5: ? Đời 6: ? Đời 7: Nguyễn Phụng Đời 8: ? Đời 9: ? Đời 10: ? Đời 11: ? Đời 12: ? Đời 13: Nguyễn Phi Phượng Đời 14: Nguyễn Phi Loan Đời 15 Nguyễn Phi Hổ ( Nguyễn Đạt) Đời 16 Nguyễn Phi Khanh Đời 17 Nguyễn Nhữ Soạn Vậy là từ vị tổ Nguyễn Bặc đến vị tổ Nguyễn Phi Hổ ta gọi là viễn tổ. Vị tổ Nguyễn Phi Khanh ta gọi là thuỷ tổ. Vị tổ Nguyễn Nhữ Soạn ta gọi là tiên tổ. b.Thuỷ tổ dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga : Gia phả đại toàn tập ký do Lan Đình tức Nguyễn Đình Hạc cư trú ở Lan Trà (Tĩnh Gia, Thanh Hoá) soạn năm Bính Dần (1986) ghi đời thứ I là: “Thái thượng cao cao thuỷ tổ Nguyễn Phi Khanh”. Tuy nhiên các tình tiết cụ thể về Nguyễn Phi Khanh thì cuốn phả này ghi quá sơ sài. Theo cuốn Thượng phả dòng họ Nguyễn Bặc của Nguyễn Thế Nguyên thì ta biết được những tình tiết cụ thể như sau: Nguyễn Phi Khanh tên tự là Nguyễn Ứng Long quê gốc Chi Ngại, quê thường chú ở Nhị Khê là hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ Nguyễn Bặc. Nguyễn Phi Khanh là con trai của Nguyễn Phi Hổ ( tức Nguyễn Đạt). Ông sinh nam Bính Thân (1356) và mất năm Mậu Dần (1418) thọ 62 tuổi. Nguyễn Phi Khanh nổi tiếng thông minh từ thưở bé. Ở tuổi chín mười đã “xuất khẩu thành chương, thi tài thất bộ” (nói ra thành văn, chỉ cần đủ một thời gian đủ 7 bước là làm xong một bài thơ). Quan Tư Đổ Trần Nguyên Đán nghe tin cho người tìm về dạy cho con gái là Trần Thị Thái học rồi gả cho Phi Khanh làm vợ. - Năm 19 tuổi, tại hoa thi năm giáp Dần (1374) dưới triều Trần Nghệ Tông ông thi đỗ đệ nhất giáp Tiến Sĩ, đệ nhị danh ( tưc là Bảng Nhãn). Vì ông xuất thân từ nhà nghèo mà lấy con nhà quý tộc,Trần Nghệ Tông cho là một thí phạm luật không trọng dụng. Ông chức quan nhỏ của triều đình về lập trường dạy học ở làng Nhị Khê huyện thượng Phúc, phủ Thường Tín trấn Phương Nam lấy hiệu là Nhị Khê Tiên sinh. Năm 1400, Hồ Quý Ly cước ngôi nhà Trần bèn mời ông ra làm quan lúc ông đã 44 tuổi. Ông nhận chức Hàm Lâm Viện Học sĩ kiêm Tư Nghiệp (phó Giám Đốc) Quốc Tử Giám tước Đại Lý Tự Khanh (Hàm Chánh Tam Phẩm) Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta ông bị bát sang Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Ly ông đưa 2 con đi theo hầu (Phi Báo, Phi Hùng) còn Nguyễn Trãi tiễn theo cha đến tận ải Nam Quan. Phi Khanh chỉ dặn Nguyễn Trãi có một lời mà lịch sử diễn ca gói gọn trong một câu : “Con ơi! Hai chữ nước, nhà”. Bấy giờ Phi KHanh đã 51 tuổi Sang Trung Quốc Phi Khanh bị giam ở Vạn Sơn Kim Lăng (Nam Kinh năm 1418 thì ông mất, Phi Báo và Phi Hùng đem hài cốt ông về tang tại Bái Vọng Sơn (Chi Ngại - Hải Dương) Sinh thời ông rất hay thơ. Thơ ông được sưu tập thành cuốn Thanh Hư Động Ký lưu truyền muôn đời sau. Phi Khanh có 3 người vợ và 7 người con trai. - Vợ cả là Trần Thị Thái sinh ra Nguyễn Trãi, Phi Báo, Phi Ly, Phi Hùng. - Vợ kế không rõ tên sinh được Phi Bằng. - Vợ thứ Nhữ Thị Hoàng quê ở làng Cẩm Nga xã Mộc Nhuận sinh ra Nguyễn Nhữ Soạn và Nguyễn Nhữ Trạch c.Tiên tổ dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga: Gia Phả họ Nguyễn Đình làng Cẩm Nga có tựa đề Nguyễn Đình tộc thế phả do Cẩm Đường dật sĩ tức Nguyễn Đình Hội hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ biên soạn năm Bảo Đại thứ 13 (1938 Mậu Dần) (bản sao của Nguyễn Đình Lạc) ghi đời thứ I của dòng họ là Thái Phó, tuy quốc công Nguyễn Nhữ Soạn (huý là Bàn, Thụy là Huyền Đức) và ghi là tiên tổ, không ghi Thuỷ tố Nguyễn Phi Khanh vào đời thứ I. Tuy nhiên vẫn ghi rõ cha của Nguyễn Nhữ Soạn là Nguyễn Phi Khanh (tự là Ứng Long) Theo Nguyễn Đình tục thế phả thì việc chuyển cư của dòng họ này ở thế kỷ 15 như sau: * Nguyễn Nhữ Soạn có cha là Nguyễn Phi Khanh có mẹ là Nhữ Thị Hoàn vốn sinh ra ở xã Nhị Khê huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín chấn Sơn Nam. * Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Sau khi tiễn cha đi đầy quay lại Đông Đô vài năm thì Nguyễn Trãi được tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (tin này do bạn đồng khoa tiến sĩ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Mộng Tuân người thôn Viên Khuê xã Đông Anh nay thông báo) liền đem các em (trong đó có Nguyễn Nhữ Soạn) từ Nhị Khê vào phường Phúc Lâm hương Lam Sơn (nay thuộc Thọ Xuân ,Thanh Hoá) đóng vai trò người đi khai hoang kiếm sống để có cơ hội tham gia khởi nghĩa và dò la tin tức. Vì đã bám sát ngay từ đầu như vậy nên ngay khi Lê Lợi mới mở hội thề Lũng Nhai (1416) Nguyễn Trãi đã là 1 trong 18 thành viên của hội thề Lũng Nhai (còn Nguyễn Nhữ Soạn chưa được tham gia hội thề Lũng Nhai này). Và sau đó dến năm 1418 thì Nguyễn Nhữ Soạn đựơc kết nạp vào nghĩa quân trong đội mở rộng đầu tiên từ 18 thành 135 người (Lê Sát, Đinh Lễ, Đinh Liệt, Nguyễn lý…) Trong thời gian định cư ở hương Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Soạn đã lấy Nguyễn Thị Tài người hương Lam Sơn và sỉnh ra Nguyễn Nhữ Trực. * Mãi đến mùa xuân năm Kỷ Mậu (1430) thì Nguyễn Nhữ Soạn mới dời về làng Cẩm Nga và xây dựng quê hương lâu dài cho dòng tộc của mình. Tại đây ông lấy người vợ kế (bà cả mất khi Nguyễn Nhữ Trực mới 2 tuổi) người làng Cẩm Nga là Nguyễn Thị Thuý (huý là Cấu) và sinh ra con trai thứ 2 là Nguyễn Nhữ Ngộ. Ít lâu sau ông được cử vào Nghệ An giữ chức Chi Nam đạo bình dân. Thời gian nhận chức ở Nghệ An ông đã lấy người vợ thứ 3 là Chu Thị Triều sinh ra con trai thứ 3 là Nguyễn Nhữ Lương. Sự kiện ông rời quê hương về thôn Cẩm Nga xã Mộc Nhuận là như sau: Năm Mậu Thân (1428) là năm kết thúc 10 năm chống quân Minh với thắng lợi cưc kỳ vẻ vang, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế mở ra triều đại nhà Lê. Nhà Lê liền mở hội mừng công ban tặng phong Điền Kiến Địa cho các công thần. Nguyễn Nhữ Soan là một tuy quận Công có công lớn trong sự nghiệp Bình Ngô khai quốc được phong tặng một số lớn ruộng đất công điền và được Vua cho tuỳ ý chọn vùng đất theo sở thích. Nguyễn Nhữ Soạn liền chọn vùng đất xã Cự Nạp là mảnh đất quê mẹ đất rộng, người thưa xin làm nơi huởng đất phong cấp và đất thế nghiệp. Về sau xã Cự Nạp đổi thành Mộc Nhuận của dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga (một chi họ của dòng Nguyễn Bặc) đã có 678 tuổi đời. Cuộc đời và sự nghiệp của tiên tổ Nguyễn Nhữ Soạn được tiến Sĩ Nguyễn Tài Sáng ghi lại trong cuốn danh nhân Đông Sơn(2008) như sau: THÂN THẾ: Nguyễn Nhữ Soạn là con thứ 6 của Nguyễn Phi Khanh. Vợ cả quê ở làng Cẩm Nga xã Mộc Nhuận, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá. Năm 1407 tại Ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn các con Phải cố gắng công đền nợ nước trả thù nhà.Nguyễn Nhữ Soạn còn ít tuổi không theo cha đến ải Nam Quan để trực tiếp nghe cha dặn nhưng Nguyễn Nhữ Soạn đã cùng anh là Nguyễn Nhữ Trạch thực hiện xuất sắc lời cha dặn và đều được công nhận là bậc công thần “ Bình Ngô Khai Quốc”. Nguyễn Nhữ Soạn có 3 người vợ: • Vợ cả là Nguyễn Thị Tài Người hương Lam Sơn sinh ra Dương quận công Nguyễn Nhữ Trực hiện nay hậu duệ sinh sống ở Nghệ An. • Vợ thứ 2 là Nguyễn Thị Thuý người xã Mộc Nhuận sinh ra Kiên quận công Nguyễn Nhữ Ngộ hiện nay hậu duệ sinh sống ở làng Cẩm Nga, xã Đông Yên, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hoá. • Vợ thứ ba là Chu Thi Triều người Nghệ An sinh ra Đại Lộc Nguyễn Nhữ Lương hiện nay hậu duệ sinh sống ở ở làng Cẩm Nga, xã Đông Yên, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hoá. SỰ NGHIỆP. Sở dĩ Nguyễn Nhữ Soạn được tôn vinh là một danh nhân tiêu biểu của Đông Sơn là do ông có cả sự nghiệp văn quan, có cả sự nghiệp võ tướng mà ông đã tác thành trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh được lịch sử ghi nhận. - Về văn quan: Chức năng chính của ông trong nghĩa quân Lam Sơn là lính văn thư( gia phảdo Nguyễn Đình Hội soạn năm 1938 ghi chức là: “ Trưởng thư ghi chép”) Ông thường làm hai việc: +Một là ông cùng Ngô Sĩ Liên ghi chép các sự kiện trong tiến trình lịch sửcủa nghĩa quân. + Hai là giúp Nguyễn Trãi thảo các văn bản, thư từ cho Lê Lợi. Khi kháng chiến thành công, Nguyễn Nhữ Soạn+ nguyễn Trãi+ Ngô Sĩ Liên viết lam Sơn thực lực” (Gia phả họ Nguyễn Đình do Nguyễn Đình Hạc soạn năm 1986 ghi là “ Lam Sơn thư ký” để tổng kết 10 năm kháng chiến chông quân Minh.( 1418- 1428). - Về võ tướng: tuy chức danh trong nghĩa quân là” Trưởng thư ghi chép” tức: là quan văn thư nhưng Nguyễn Nhữ Soạn là con người ”văn võ song toàn”, ông rất tinh thông binh pháp nên trong quá trình chiến đấu của nghĩa quân, sự nghiệp võ tướng của ông lại nổi hơn sự nghiệp văn quan. Trong nhiều cuộc chiến ông được cử làm quan đốc chiến và đều dành thắng lợi vẻ vang. Sau đây là một vài dẫn chứng: 1418 Nguyễn Nhữ Soạn tham gia và đóng góp lớn vào lần ra quân đầu tiên của nghĩa quân đánh thắng Mã Kỳ ở Lạc Thuỷ. 1419 ông tham gia trận đánh thắng đồn quân minh ở Nga Lạc. 1420 quân Minh bao vây Chí Linh, ông cầm quân đánh giải vây mở đường cho nghĩa quân tiến về Mường Nanh, Mường Thôi. Cuối cùng rút lên sát Ba Lẫm ( Điền Lư, Bá Thước). 1421, Trần Trí đem 10 vạn quân baomvây Ba Lẫm, Nguyễn Nhữ Soạn được giao nhiệm vụ thảo thư giao hiến với Ai Lao yêu cầu hợp tác viện trợ, rồi cùng các tướng lĩnh tổ chức 4 mũi tiến công đẩy lùi quân Minh. 1422, nghiã quân từ Ba Lẫm lại về Chí Linh rồi bị quân Mã Kỳ - Sơn Thọ bao vây suốt 2 tháng, hết lương thực, quân sĩ nản long bỏ vũ khí khá đông. Nguyễn Nhữ Soạn được giao quyền chém đầucác tướng sĩ bỏ ngũ để giớ nghiêm quân đội. 1423, Nguyễn Nhữ Soạn cùng các tướng lĩnh chỉ huy đại quân tiến vào Nghệ An. Sau khi chiếm Nghệ An, Nguyễn Nhữ Soạn + Đinh Lễ + Trần Nguyên Hãn được giao nhiệm vụ tiến thẳng vào Tân Bình Thuận Hoá rồi trấn ải Nam suốt ba năm: 1423, 1424, 1425. 1425, Nguyễn Nhữ Soạn cùng các tướng lĩnh chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm Tây Đô rồi Đông Đô 1427 trong trận chém đầu Liễu Thăng ở đèo Mã Yên đựơc giao nhiệm vụ thu thập, xác định các loại văn thư, ấn tín của Liễu Thăng để trình nộp cho Lê Lợi. Trong số đó có cả những con dấu bằng bạc. CÔNG DANH Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Soạn được phong chức Thái phó nhập nội hành khiểm, được phong tước Tuy quận công. Khi ông mất được triều đình phong “Thượng đẳng phúc thần”. Và, ngày nay ông được xếp hạng là một trong bảy danh nhân tiêu biểu của huyện Đông Sơn. d.Các hậu duệ của danh nhân Nguyễn Nhữ Soạn: Dòng họ làng Cẩm Nga rất đỗi tự hào về truyền thống yêu nước, dựng nước, mở nước, bảo vệ đất nước suốt nghìn năm phong kiến Việt Nam của tông tộc mình. Tiền nhân của Nguyên Nhữ Soạn lừng danh: - Với “Cửa tướng sáng ngời thôn Đại Hữu” - Với “Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” - Với Nguyễn Trãi anh hung dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. * Bản thân Nguyễn Nhữ Soạn là bậc công hầu trước nhất, xuất sắc nhất của đất Cẩm Nga là danh nhân tiêu biểu của xã Đông Yên, huyện Đông Sơn. * Hậu thế (hậu duệ) của Nguyễn Nhữ Soạn cũng có nhiều bậc công hầu góp phần làm rạng rỡ Cẩm Nga thôn, thật xứng đáng với định nghĩa “Người ta là hoa đất” của tổ tiên người Việt. Sau đây ta hãy kể một vài vị để chứng minh. Đời thứ 2 Đó là Dương quận công Nguyễn Nhữ Trực, Kiên quận công Nguyễn Nhữ Ngộ, Đại Lộc hầu Nguyễn Nhữ Lương ở đời thứ 2 kế cận với Tuy quận công Nguyễn Nhữ Soạn. Đời thứ 3 Đó là Hoằng Lê hầu Nguyễn Đình Khuynh, Thiêm Lộc hầu Nguyễn Đình Độ ở đời thứ 3. Đời thứ 4 Đó là Dương duyên hầu Nguyễn Đình Lượng. Đời thứ5 Đó là Lực quận công Nguyễn Đình Khế. Vậy là ở trung thời của chế độ phong kiến Việt Nam dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga đã sản sinh ra gần chục vị công hầu làm rạng rỡ Cẩm Nga thôn. Ngày nay, mỗi khi khách thập phương đặt chân đến cái cổng có biển đề “Làng văn hoá Cẩm Nga” trước hết là để tưởng nhớ đến 8 vị công hầu của dòng họ Nguyễn như 8 bông hoa văn hoá đầu mùa rực rỡ nhất của mảnh đầt Cẩm Nga. C. VÀI LỜI KẾT THÚC Bất kỳ câu chuyện nào rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc khi đã làm tròn sứ mệnh của mình. Câu chuyện nho nhỏ này của tôi có sứ mệnh là diễn đạt 3 vế đối bằng các sự kiện lịch sử cụ thể. Ba vế đối đó là: “Cửa tướng sáng ngời thôn Đại Hữu” “Dòng Vương hiển hách đất Gia Miêu” “Công hầu rạng rỡ Cẩm Nga thôn” Ba vế đối đó xoay quanh một truyền thống: truyền thống yêu nước, dựng nước, mở nước, bảo vệ đất nước của một dòng họ danh gia cự tộc vào bậc nhất ở Việt Nam: dòng họ Nguyễn Bặc. Đến đây sứ mênh đó đã hoàn thành và câu chuyện cuả tôi đã đến hồi kết thúc. Kết thúc không phải là xoá hết sạch trơn mà câu chuyện lịch sử khi kết thúc thường để lại một bài học làm người thật thấm thía. Bài học sâu sắc nhất mà câu chuyện này kết thúc còn để lại đến muôn đời sau là: Con người, đã là con người nhất là con người Việt Nam thì không bao giờ được quên cái định nghĩa khoa học, cái lời dạy thiết tha: “Người ta là hoa đất” Để rồi sống sao cho đẹp cho có tính nhân văn để góp phần làm rạng rỡ dòng tộc, quê hương đã sinh ra mình ví như những bông hoa đã làm đẹp mảnh đất sinh ra nó. Ngoài bài học sâu sắc trên thì câu chuyện còn để lại cho ta một niềm tin sâu sắc rằng: lớp lớp thế hệ trẻ của dòng họ Nguyễn làng Cẩm Nga chắc chắn sẽ thành đạt trên nhiều mặt góp phần làm rạng rỡ hơn nữa Cẩm Nga thôn. Bởi cha ông ta đã chỉ ra quy luật “Đất có sen sen lại mọc”. Cẩm Nga ngày 08 tháng 4 băm 2008 (12/05/2008) TIẾN SĨ NGUYỄN TÀI SÁNG Gia phả Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ ... trong thời đại mà họ đã sinh ra và lớn lên của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan), có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả... Tại các nước Đông Á, chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng, các thế hệ sau trong dòng họ hay vương triều phải giữ đạo Trung đạo Hiếu. Việc xây dựng và lưu truyền gia phả được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc. Ở Tây phương, người ta có tập tục làm cây phả hệ, tương tự như Tông đồ của người Hoa hay người Việt. Một Tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở nên những tài liệu quý báu cho nhà xã hội học, nhà sử học về sau. Nó còn có thể hữu dụng cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền học, huyết học, y học nữa. Môn học nghiên cứu về gia phả là gia phả học. Việt Nam Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên). Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại, nhà Lý có Hoàng Triều Ngọc Điệp - năm 1026; nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc Điệp, nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc Phả... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân. Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán-Nôm, nhưng số người giỏi không nhiều, qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ, cuốn gia phả của nhiều dòng họ cũng mất dần... Tục làm gia phả phát triển mạnh ở hai miền Bắc và Trung, miền Nam rất ít gia đình làm gia phả ở đấy còn được gọi là "gia phổ" và biến thái thành "tông chi" tức tờ "tông chi tông đồ". Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con khác sao lại bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con. "Họ" theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến, nối kết con người với đất ruộng: một mái nhà, một gia đình, một họ. Họ và tên của một người định vị trí của cá nhân người đó trong xã hội, xác định cá thể trong một toàn thể. Cấu trúc Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương, có nội dung cơ bản như sau: 1. Thông tin rõ ràng về người sao lục (biên soạn). 2. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc, là phả ký hay là gia sử. 3. Ghi Thuỷ Tổ của dòng họ. 4. Ghi từng phả hệ phát sinh từ Thuỷ Tổ cho đến các đời con cháu sau này. Có phần phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Đối với tiền nhân có các mục sau đây: • Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường. Thuộc đời thứ mấy? Con trai thứ mấy của ai? • Ngày tháng năm sinh (mất), giờ (nếu nhớ). Mộ nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Thời gian nào? • Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất. • Vợ: chánh thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con thứ mấy của ai? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm. • Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau). • Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc... • Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền...đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác. • Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung. • Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi... • Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân v.v. Ngoài các vãn đề đã nêu quyển gia phả phải là cầu nối anh em nội ngoại. Xa nhau ít gặp nhau, nhưng khi có quyển gia phả sẽ biết nhau, anh,em, chú bác ai mất ai còn,biết quan hệ gần xa trong dòng tộc vv... vì vậy quyển gia phả phải có cấu trúc hiện đại, đặc biệt là phả đồ.10 năm làm gia phả tôi rất hiểu vấn đề này GIA PHẢ, TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI Giới thiệu Gia phả Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, Gia là; 1 : Ở. 2 : Chỗ ở (nhà). 3 : Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. 4 : Ở trong một cửa gọi là một nhà. Như gia trưởng 家長 người chủ nhà, gia nhân 家人 người nhà, v.v. 4a : Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia 文學家, nhà văn học, chính trị gia 政治家 nhà chính trị, v.v. 5 : Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia. Như gia phụ 家父 cha tôi, gia huynh 家兄 anh tôi, v.v. 6 : Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm 家禽 giống chim nuôi trong nhà, gia súc 家畜 giống muông nuôi trong nhà. Phả là; 1: Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ 家譜 phả chép thế thứ trong nhà họ. 2 : Niên phổ 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ 同普. V ì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ 譜兄弟. 3 : Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả. Người Việt Nam ta có câu nói: “Sống lâu, chết nhanh”, nghĩa là khi một con người qua đời, người ta rất mau quên đi. Đến khi đi dự giỗ đầu, chợi nhớ lại, thì mới “ồ, thế mà Ông/Bà ấy đã mất 3 năm rồi, nhanh thật" . Cuộc sống là cát bụi, là tạm bợ thôi. Một con người là một hạt cát trong bể cát mênh mông. Tuy vậy, cuộc sống nó cũng có những ràng buộc nhất định về gia đình như ông bà, anh em, con cái,… Người Việt có một phong tục rất hay, đó là thờ cúng tổ tiên ông bà. Theo thiển ý của tôi, cha ông ta đã gửi gắm vào đó một quan niệm sống rất hay. Đó là nề nếp gia phong. Thử tưởng tượng trong một ngày giỗ ông bà, người mẹ chỉ đạo dâu rể, con gái lo việc nấu nướng. Người cha lo việc bày biện lên bàn thờ. Nguời con trai phụ giúp khi cha cần sai vặt. Thái độ thành kính với ông bà tổ tiên của người cha trong một không khí trang nghiêm, trịnh trọng, đầm ấm…của một gia đình như thế, truớc hết có tác dụng tạo nên một nề nếp gia giáo trong nhà. Không cần nói, người con trai phải hiểu là, cha mình tôn trọng ông bà mình, thì mình phải tôn trọng cha mình. Cứ thế cứ thế, đời này sang đời khác. Bên cạnh đó, một lễ giỗ là một cơ hội để các thành viên gia đình tụ họp, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Truyền thống gia đình là một nét đặc trưng của văn hoá Đông Phương. Tuy nhiên, làm thế nào để nhớ ngày giỗ kỵ của ông bà ? Bởi thế, nước có sử, nhà có phả. Gia phả là một sổ sách ghi chép tên tuổi, thân thế của một dòng họ, ghi chép thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên. Có gia tộc dòng họ mới có gia phả. Gia phả cần thiết cho mỗi gia đình dòng họ, các ngành khoa học, xã hội… là vật thiêng liêng trong gia đình, dòng họ. Nội dung của một gia phả Một gia phả hoàn chỉnh bao gồm những phần sau đây • Trước hết, phải có thông tin về người sao lục (biên soạn ) là ai, tên gì, thuộc đời thứ mấy, triều vua nào, năm nào… và tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. • Tên tộc họ, địa phương hiện đang sinh sống, các ngày tế lễ như hội mả, tế thu, tế xuân… • Tiếp theo, là phả ký hay là gia sử. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc. Gia sử là ghi lại xuất xứ của dòng tộc. Đất nước có lịch sử thì mỗi gia đình cũng có sự tích riêng. Gia sử được ghi theo thứ tự như sau: o Mục đích ghi gia sử o Nhận định của người viết trước những diễn biến của tông tộc o Ảnh hưởng của gia tiên với sự phát triển các thế hệ sau o Gia sử được tiến hành và hoàn thành trong bao lâu, vào thời điểm nào của đất nước, tộc họ. o Khi biên soạn gia sử, phải phối kiểm với những tài liệu lịch sử, như là niên đại hay sự kiện, thời thế… • Tiếp theo, là Thuỷ tổ của dòng họ. Ghi rõ tên người mở đầu một dòng tộc, o Nguyên quán ở đâu o Nơi đó phong cảnh như thế nào o Xuất thân làm nghề gì o Gia cảnh ra sao o Tới đời nào mơí thiên cư và sinh ra các chi nhánh như thế nào o Hoàn cảnh di dời nơi cư trú, lập nghiệp ở đâu.. o Nghề nghiệp tăng trưởng ra sao o Công đức với xã hội như thế nào • Tình trạng dòng tộc hiện nay, sinh sống ở các nơi nào trong nuớc hay ngoài nước. • Sau đó, là phả hệ phát sinh từ Thuỷ Tổ cho đến các đời con cháu sau này. Đây là phần quan trọng nhất của gia phả . Bên cạnh đó là phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Các quy tắc viết phả hệ như sau: o Luôn luôn nhập phả hệ theo hướng từ trên xuống dưới, từ anh qua em. Nghĩa là phải bắt đâu từ thuỷ tổ (đời thứ nhất), sau đó là đời thứ 2 và các anh em ở đời thứ 2.. o Trong phả đồ, mỗi đời gồm nhiều gia đình. Mỗi gia đình gồm một người con trai trong tộc và một(hoặc nhiều) người dâu. Nếu đó là con gái trong tộc, thì phần cước chú phải ghi rõ thông tin về người rể, và các cháu ngoại. Con cháu ngoại chỉ ghi vào cước chú của người mẹ ( là con gái của tộc ), chứ không được tạo thành một gia đình con mới. ( Vì đây là gia phả phụ hệ, con cháu ngoại sẽ là con cháu nội của tộc họ của người rể, tức là nằm ở tộc họ khác ) • Đối với mỗi người trong tộc, có những thông tin sau: o Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy? o Hình ảnh: Có thể có hoặc không có hình ảnh o Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào? o Ngày tháng năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh). o Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi? o Mộ táng tại đâu? (có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?) o Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều vua nào? Nhận chức vị gì? năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (Đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài. Ví dụ trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mục này đã trên mười trang) o Vợ: Chánh thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. o Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm. o Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau). o Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... o Những lời dạy bảo con cháu đời sau ( di huấn), những lời di chúc… o Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền...đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác. • Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt , tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung. • Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi… • Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân v.v. Gia phả, truyền thống và hiện đại Chúng ta đang ở thời bình trị, ổn định. Thiết nghĩ việc làm trước hết là phài khôi phục truyền thống văn hoá lâu đời đã bị xâm hóa nghiêm trọng sau những thời thăng trầm của đất nước. Giữ gìn và phát huy gia phả là giữ lấy cho con cháu đời sau một mảng văn hóa độc đáo gắn liền với đạo hiếu. Tác giả bài viết, với tâm huyết muốn bảo tồn và phát huy gia phả của tất cả các dòng họ ở Việt Nam, xin phép được đề xuất một giải pháp như sau: • Có một nơi lưu trữ gia phả chung cho mọi người, nơi đó mọi người dễ dàng viết gia phả của dòng họ nhà mình lên. Và chỉ được xem, chứ không được sửa chữa hay xoá gia phả của tộc khác. • Tất cả các gia phả của các dòng họ được sắp xếp, phân loại rõ ràng theo từng địa phương, theo độ lớn, có ghi chú rõ ràng về người quản lý, cũng như thông tin hiện hữu về tộc họ. Nhờ đó, con cháu ở xa hay bị thất lạc có thể dễ dàng thông tin để tìm lại nhau. • Cung cấp cho ban quản trị tộc họ một công cụ hữu hiệu để trao đổi, thông tin với người trong họ, bao gồm những thông báo và hình ảnh tộc họ. Tìm hiểu phả hệ dòng họ Nguyễn Trãi Nguyễn Khắc Minh Cùng với việc xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi và tu bổ quần thể di tích, Ban quản lý di tích Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) đã tiến hành khảo sát lập phả hệ dòng họ Nguyễn Trãi. Ông Nguyễn Khắc Minh - Trưởng ban quản lý di tích đã cho biết những kết quả bước đầu. Sau vụ án Lệ Chi Viên ngày 19/9/1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), dòng họ Nguyễn Trãi gần như tuyệt diệt. Một số con cháu sống sót phiêu tán lánh nạn khắp nơi. Đến nay chúng tôi tạm thống kê được 23 chi họ phân tán ở một số tỉnh từ Cao Bằng đến Nghệ An, Hà Tĩnh. Năm 2002 Ban quản lý di tích Côn Sơn bước đầu tổ chức khảo sát nghiên cứu sưu tầm tư liệu ở 12 chi họ: Chi Ngại, Phương Quất, Quế Lĩnh, Triều Bến, Xuân Dục, Phù Khê, Nhị Khê, Canh Hoạch, Thụy Phú, Gia Miêu, Cẩm Nga, Lan Trà, Dự Quần, ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa… Chúng tôi đã sưu tầm được 14 cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của các chi họ. Niên đại gia phả từ thời: Hồng Thuận Tứ Niên (năm 1513), Cảnh Hưng nguyên niên (năm 1740), gần đây nhất là cuốn gia phả sao lại năm 1962. Về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: Nguyên quán cụ tổ tiên đời trước của họ ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Chi Ngãi, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam. Về gốc tích cội nguồn họ Nguyễn ở thôn Chi Ngại, truyền thuyết của dòng họ kể rằng: Tổ tiên dòng họ Thái Tể triều Đinh - Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc (924 - 979), có công giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân để lập ra triều Đinh. Khi Nguyễn Bặc kéo quân về Côn Sơn dẹp sứ quân của Phạm Phòng Át (Phạm Bạch Hổ), ông để lại con cháu của mình cùng năm vị tướng quân họ Phí ở lại Chi Ngại cai quản vùng đất này. Khi năm anh em họ Phí mất, người dân Chi Ngại tôn họ làm Thành Hoàng, lập đền thờ cúng. Đình làng Chi Ngại bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ thờ phụng đến ngày nay (nay bài vị của năm vị Thành Hoàng thờ ở chùa Ngái của thôn Chi Ngại). Qua những tư liệu trên, chúng ta thấy nguồn gốc dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại có xuất xứ từ Nguyễn Bặc - Thái tể Định Quốc Công triều Đinh, quê ở huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa, di cư ra khoảng cuối thế kỷ X. Từ đó dòng họ Nguyễn phát triển đến đời cụ Tiên Nghiêm, sinh ra hai con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) làm thuê cho một nhà bán tương để sinh nhai. Nhờ một sự may mắn, hai anh em biết được ngôi đất quý ở cánh đồng Trung, bèn mang mộ tổ từ Chi Ngại sang táng ở bãi đất này. Ngôi mộ phát tích đó nay vẫn còn, người Nhị Khê gọi là "Dàn Cấm Địa". Một thời gian sau người em sang định cư ở thôn Cổ Hoạch: (huyện Thanh Oai, Hà Đông), người anh ở lại Nhị Khê. Từ đó lập nên ba chi họ Nguyễn. Chi họ gốc ở Chi Ngại, Chi họ Nhị Khê và chi họ Canh Hoạch. - Chi họ Nguyễn ở Canh Hoạch, đến thời Lê Mạc (thế kỷ XVI) sinh ra Nguyễn Thiến đỗ Trạng Nguyên, phù giúp vua Lê Trang Tôn trừ nhà Mạc, dẹp loạn Ai Lao, đánh Chiêm Thành. Sau con cháu vào Hà Tĩnh lập nên Chi họ Nguyễn Tiên Điền, cháu ngoại là Đại thi hào Nguyễn Du. Đến thế kỷ XX, cụ Nguyễn Du được Hiệp hội UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. - Theo gia phả chi họ Nguyễn Nhị Khê (khoảng năm 1455) thì cụ tổ sinh ra Nguyễn Ứng Long - đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh. 19 tuổi ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ, đệ nhị danh bảng nhãn thời Trần Duệ Tông (1374). Năm 1401, Nguyễn Phi Khanh ra làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, ông bị bắt đưa về Vạn Sơn Điếm- tỉnh Hồ Nam- Trung Quốc và mất ở đó. Hài cốt của ông được người con thứ ba là Nguyễn Phi Hùng đưa về táng ở núi Báo Đức (còn gọi là núi Bái Vọng). Nay thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, Hải Dương (cách làng Chi Ngại khoảng năm km về phía đông). - Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái hiệu là Ngọc Điền, con quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Bà sinh được 4 người con trong đó có Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phi Ly. Cụ bà Trần Thị Thái mất sớm (năm 1490). Cụ Nguyễn Phi Khanh lấy bà vợ kế người họ Nhữ ở xã Mộc Nhuận, nay là xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Bà sinh được hai người con trai tên là Nguyễn Nhữ Soạn. Ông là một trong số ít người tham gia tiền khởi nghĩa Lam Sơn. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Như Soạn là vị tướng tài ba lập nhiều công được vua Lê phong là Binh Ngô Khai quốc công thần. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi và Nguyễn Như Soạn cùng làm quan đông triều, anh là quan văn, em là quan võ làm rạng tổ tông. Từ đó dòng họ Nguyễn phát triển. Các chi đều lấy đệ Nhất Thái Thượng Cao Tổ của dòng họ là Nguyễn Phi Khanh (đời thứ nhất). Đệ nhị tổ (đời thứ 2) là Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, ông sinh năm 1380. Do có công lao lớn Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ ban họ vua là Lê Trai và phong chức tước: "Khai quốc công thần, Nhập nội hành khiển, Trung thư hàn lâm ngự sử, Lục Bộ Thượng Thư, Tứ Kim Ngư Đại Thượng Hộ Quan Phục Hầu". Năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên oan khuất đã kết thúc đời ông cùng ba họ. Nguyễn Trãi có năm người vợ. + Bà họ Trần: Sinh ra Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù. + Bà họ Phùng: Sinh ra Thị Trà, Nguyễn Bảng, Nguyễn Tích. + Bà Thị Lộ: Không có con. + Bà Phạm Thị Mẫn: Sinh ra Nguyễn Ánh Vũ (sau vụ án Lệ Chi Viên) + Bà họ Lê: Sinh ra con cháu ở chi Quế Lĩnh, Phương Quất- huyện Kim Môn, Hải Dương. Sau vụ án Lệ Chi Viên, dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát hết. Trong các phả hệ ghi lại số ít thoát nạn là: Nguyễn Phi Hùng con Nguyễn Phi Khanh là em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; Nguyễn Phù con Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương. Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây Thanh Hóa); Sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nay là thôn Dự Quần, xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia. Tại Đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Thanh Vũ. Mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn Nguyễn Anh Vũ vẫn nối chí cha ông, dùi mài kinh sử, thi đỗ hương cống. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông ra chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, vụ án Lệ Chi Viên mới đến hồi kết thúc sự truy sát của triều đình. Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ Tĩnh Gia- Thanh Hóa, cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nhớ ơn ông cha tổ tiên, Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần. Lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt. Ông xây dựng từ đường tổ tiên và người cha quá cố của mình. Lấy ngày mất của Nguyễn Trãi, 16 tháng 8 là ngày giỗ họ. Đời sau do khó khăn về kinh tế, tháng 8 lại gió bão nhiều, không thuận tiện cho việc tế tổ, họ chuyển ngày giỗ sang ngày 21 tháng Giêng (ngày mất của tổ Nguyễn Anh Vũ). Nguyễn Anh Vũ có hai bà vợ, tám người con: Bà cả sinh hạ sáu con trai một con gái. - Con cả là Nguyễn Tạc năm 23 tuổi đỗ tiến sĩ đệ tam danh "Thám hoa" được bổ nhiệm chức trấn thủ xứ An Bang (khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay). Sau đi sứ Trung Quốc bị đắm thuyền mất ở hồ Động Đình, tỉnh Hà Nam- Trung Quốc. Sau vụ Lệ Chi Viên ở quê tổ Chi Ngại và Nhị Khê, dòng họ thất tán không còn ai. Nguyễn Anh Vũ cử người con thứ hai là Nguyễn Đám trở về Nhị Khê để khởi dựng lại dòng họ, tu sửa từ đường phần mộ tổ để thờ cúng. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, dòng họ Nguyễn ở Nhị Khê lại cử cụ Nguyễn Thung hiệu là Phúc Khánh trở về chốn tổ là thôn Chi Ngại để chấn hưng dòng họ và trông coi phần mộ tổ ở núi Bái Vọng. Vì vậy chi họ Nguyễn ở Chi Ngại lấy đệm là Nguyễn Quy (Quy là quay trở lại gốc tổ tiên). - Người con thứ ba của Anh Vũ là Nguyễn Quân, thi trúng Sùng Văn Quán, được bổ nhiệm làm Thừa tuyên phủ Tĩnh Gia. Hậu duệ là con cháu làng Dự Quần ngày nay. - Con thứ tư là Nguyễn Thiêm. - Con thứ năm là Nguyễn Giáp, về Xuân Dục, lập gia chi họ Xuân Dục, ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. - Con thứ sáu là Nguyễn Thung, về xã Hải Phương huyện Hải Hậu - Nam Định. + Bà vợ thứ hai của Anh Vũ sinh được một con trai là Nguyễn Chân Phượng sau đổi sang họ Phạm về thôn Nỗ Vệ, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, để trông coi phần mộ và từ đường bà Phạm Thị Mẫn - thân mẫu của Anh Vũ. Nay thành chi họ Phạm Nguyễn. Như vậy kể từ sau vụ án Lệ Chi Viên năm 1442, đến năm 1464 khi vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, con cháu Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi mới phục hưng trở lại. Đến nay thành dòng họ lớn, các lớp con cháu không ngừng kế tiếp truyền thống tổ tiên, cống hiến nhiều công lao cho đất nước. Theo phả các chi họ, từ cụ Nguyễn Phi Khanh đến các đời sau, đời nào cũng có người đỗ đạt làm quan giúp nước. Qua thống kê ở năm chi họ là: Dự Quần, Canh Hoạch, Thuỵ Phú, Phù Khê, Xuân Dục, từ nửa thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX đã có 11 tiến sĩ nho học, một quận công, cùng hàng chục người đỗ cử nhân, tam trường, tứ trường... Họ được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình làm tri phủ, tri huyện, võ quan... ở các địa phương. Họ Nguyễn ở Phủ Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có tới 10 tiến sĩ (6 tiến sĩ nho học), 2 tiến sĩ, 3 giáo sư 42 cử nhân, 9 bác sĩ, 1 nhạc sĩ... Trong phong trào cách mạng vô sản đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940) là hậu duệ đời thứ 17 của dòng họ này. Chi họ Nguyễn Xuân Dục- Mỹ Hào- Hưng Yên, có 4 tiến sĩ (2 tiến sĩ nho học), 1 giáo sư, 4 phó giáo sư, 30 cử nhân. Trong phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, một người con ưu tú của dòng họ là Nguyễn Thiện Thuật tự là Mạnh Hiếu, (cử nhân khoa Bính Tý 1866) cùng các em là Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Dương đã thu nạp thân hào nghĩa sĩ, tế cờ khởi nghĩa Bãi Sậy, chống thực dân Pháp. Khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã (1892), Nguyễn Mạnh Hiếu; Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Dương, Nguyễn Tuyễn Chi... còn tiếp tục phò vua Hàm Nghi, vua Duy Tân trong phong trào Cần Vương. Các ông còn tham gia khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, phong trào Quang Phục Hội của Phan Bội Châu chống thực dân Pháp. Hơn năm thế kỷ hồi sinh phát triển dòng họ Nguyễn Trãi qua biết bao thăng trầm, có lúc tưởng như đã tuyệt diệt. Nhưng bởi phúc ấm tổ tiên với lòng nhân nghĩa thấu đất trời, dòng họ Nguyễn từ một mầm non đơn độc giữa phong ba bão tố, vẫn tồn tại phát triển đến ngày nay. Các thế hệ con cháu nối tiếp nhau kế thừa xứng đáng truyền thống: Yêu nước, hiếu học, "Bình dị, Cận dân"; "Lo trước vui sau giữ nếp nhà" của Ức Trai, để không ngừng học hành cống hiến xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn", từ năm 2000 đến năm 2002, nhân dân tỉnh Hải Dương đã xây lập đền thờ rất khang trang Người anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi tại quần thể di tích Côn Sơn, để hàng năm du khách thập phương ngưỡng mộ Người về thắp hương tưởng niệm. Nguyễn Khắc Minh (Theo Người Hà Nội) Do dòng họ ta có cả ngàn năm và là một trong những dòng họ lớn nhất trong các tộc Việt. Nhưng trên tất cả đó là những gì cha ông ta đã viết lên những chiến công hiển hách, làm lên những trang sử hào hùng của dòng họ và là một trong các dòng họ đụơc Nhà nứơc quan tâm và giữ gìn các nhà thờ để đưa vào di tích, di sản của Việt nam. Chính vì vậy huơng hỏa của dòng Nguyễn có ở khắp mọi miền. Từ Côn sơn Kiếp Bạc, Hải Hưng đến Thanh Hóa, Nghệ an, Huế... và trong Mien Nam. Cẩm Nga ngày 08 tháng 4 băm 2008(12/05/2008) TIẾN SĨNGUYỄN TÀI SÁNG Click [here] to send e-mail to me or icon go to Home: | |
Gia Phả Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn |
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)