Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
CHÁU NỘI CỦA TÔI
Hôm nay vào lúc 8 giờ sáng ngày 03/5/2012 (nhằm giờ Mậu thìn, ngày Giáp tý, tháng Ất tỵ, năm Nhâm thìn) cháu nội Lưu Việt Hoàng của tôi chào đời
Cháu được sinh nở bình thường (MẸ TRÒN, CON VUÔNG) sau đây là đoạn video ghi lại hình của cháu lúc 10 giờ cùng ngày tức là sau khi sinh 2 giờ
Ngày 04/5/2012
Cháu được sinh nở bình thường (MẸ TRÒN, CON VUÔNG) sau đây là đoạn video ghi lại hình của cháu lúc 10 giờ cùng ngày tức là sau khi sinh 2 giờ
Ngày 04/5/2012
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
Quyết định Số 211/1998/QĐ-BNN-QLN
BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
|
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
– Tự do – Hạnh phúc
|
Số 211/1998/QĐ-BNN-QLN Hà nội, ngày 19 tháng 12 năm 1998
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
V/v ban hành quy định về chế
độ sử dụng
Chi phí cho sử chữa thường
xuyên tài sản cố định của
Doanh nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
- Căn cứ pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày
31/8/1994;
- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1998 của Chính phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
- Căn cứ Nghị đinh số 56/CP ngày 02/10/1996 của chính phủ về doanh nghiệp
nhà nước hoạt động công ích;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997
của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ
quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt đọng công ích trong lĩnh vực khai
thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi;
- Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 2458/TC/TCDN ngày
07/07/1998 về một số ý kiên tham gia vào bản quy định chi phí sửa chữa thường xuyên
tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi;
- Theo đề nghị của Cục trưởng cục quản lý nước và công trình thuỷ
lợi,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay
ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế về chế độ sử dụng chi phí cho sửa
chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ
lợi.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái vời
quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh
văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi; Vụ trưởng vụ
kế hoạch và quy hoạch; Vụ trưởng vụ tài chính kế toán; Thủ trưởng các đơn vị
liên quan thuộc Bộ, Giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; giám đốc các doanh nghiệp khai thác công trình
thuỷ lợi chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
-Như
điều 3
-Bộ Tài
chính
-UBND
các tỉnh, TP
-LưuCục
QLN, VP Bộ
|
KT/BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT
Thứ trưởng
(đã ký)
Vũ Trọng Hồng
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
|
QUY ĐỊNH
Về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên
Tài sản cố định của Doanh nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi
(Ban hành kèm theo Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày
19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1- Sửa chữa thường xuyên
tài sản cố định
Sửa chữa thường xuyên
tài sản cố định của Doanh nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi (viết tắt là Doanh nghiệp KTCTTL) là
tu sửa, nạo vét, bồi trúc, thay thế đối với các bộ phận công trình, kênh mương,
nhà xưởng, máy móc, thiết bị của Doanh nghiệp bị hư hỏng nhỏ, bồi lấp hàng năm,
chưa ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt động nhưng phải tu sửa, nạo vét ngay để
chống xuống cấp và đảm bảo công trình làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến
sản xuất và không dẫn đến những hư hỏng lớn.
Chi phí sửa chữa thường xuyên là một khoản chi
trong tổng chi phí hoạt động tưới tiêu và được duyệt chi từ nguồn thu thuỷ lợi
phí. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Khai thác công trình
thuỷ lợi có nguồn thu không đủ bù đắp chi phí sau khi đã huy động hết khả năng
và các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp hoặc đơn vị.
Điều 2 – Nội dung về sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định.
1 – Sửa chữa thường
xuyên công trình, kênh mương bao gồm: Bồi trúc mái đập, bờ kênh, nạo vét cửa
khẩu công trình, kênh mương theo các thông số kỹ thuật đã được duyệt; xử lý
mạch đùn, thẩm lậu, hang động vật, tổ mối; lắp ráp, tháo dỡ trạm bơm tạm; đắp
phá bờ ngăn để chống úng, chống hạn; lát mái đá, mái bê tông, mang cống, hố
tiêu năng; trát chít, ốp vá khe nứt, sứt mẻ của các cáu kiện xây đúc; thay thế
phai bộ máy đóng mở cống; sơn chống gỉ (từ 5 m2 trở lên) dàn khung,
cánh cống; vớt rong rác cản trở (từ 10 m2 trở lên) và các hạng mục
công việc phù hợp với quy định của Điều 1 trên đây.
2 – Sửa chữa thường
xuyên máy móc, thiết bị bao gồm: Sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện như bị,
bạc, đai ốc ống hút, ống đẩy nắp la pê, clepin máy bơm; sấy động cơ; sửa chữa
thay thế thiết bị điện như atomat, cầu chì, cầu dao, dây dẫn, vệ sinh, xiết
chặt, gia cố đầu bọt, hệ thống thanh cái, cáp ngầm, chống sét, ánh sáng, thông
tin và các thiết bị khác phù hợp với quy định tại Điều 1.
3 – Sửa chữa thường xuyên nhà, xưởng bao
gồm: Đảo, thay ngói, tấm lợp, sửa chữa phần gỗ (thay thế vì kèo, xà gồ,...),
trần bê tông (xử lý các khe nứt, chống dột), trát tường, lát nền, quét vôi, ve,
sơn cánh cửa.
4 – Đo đạc, kiểm tra
định kỳ tính ổn định của công trình theo thiết kế (cao trình trạm bơm, đập,
chất lượng làm việc của các thiết bị cơ khí, điện); sửa chữa, làm mốc kiểm tra
theo dõi, bảo vệ công trình.
5 – Tài sản cố định tuy
thuộc yêu cầu sửa chữa lớn như quy định ở điều 4 dưới đây nhưng giá trị sửa
chữa dưới 50 triệu đồng (đối với công trình đất), dưới 20 triệu đồng (đối với
công trình xây đúc); dưới 10 triệu đồng (đối với máy móc, thiết bị) và có yêu
cầu kỹ thuật không phức tạp thì được chuyển sang sửa chữa thường xuyên.
Điều 3 – Bảo dưỡng Tài sản cố
định
Bảo dưỡng là công việc
phải làm hàng ngày hoặc định kỳ nhằm duy trì vận hành bình thường và kéo dài
tuổi thọ đối với công trình, máy móc, thiết bị, bao gồm việc bảo dưỡng công
trình như bồi trúc, xử lý rò rỉ, thẩm lậu; kiểm tra, phát hiện hang động vật,
tổ mối; san lấp ổ gà đường, bờ kênh, hốt đất xô, xếp mái đá, mái bê tông, trát
chít vết nứt, sứt mẻ; cắt cỏ, chăm sóc trồng bổ sung, thay thế cỏ bị chết; vớt
rong rác (dưới 10 m2), khai thông dòng chảy: là những
việc tương tự như sửa chữa thường xuyên nhưng khối lượng nhỏ hơn 1 m3 đối với
đất và nhỏ hơn 0,3 m3 đối với xây đúc với điều kiện thi công đơn
giản, không đòi hỏi công nghệ phức tạp, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông; bảo
dưỡng máy móc thiết bị như cao hà, sơn chống gỉ (dưới 5 m2), bắt vít,
xiết bu lông, thay đai ốc, sấy động cơ, tra dầu mỡ, vệ sinh công nghệ và vận
hành thử máy móc thiết bị.
Bảo dưỡng là công việc
không có khoản chi riêng trong tổng chi phí hoạt động dịch vụ tưới tiêu. Doanh
nghiệp KTCTTL phải huy động lao động trực tiếp của Doanh nghiệp tự bảo dưỡng và
chỉ được chi tiền vật liệu trong khoản chi vật liệu dùng cho vận hành, bảo
dưỡng công trình, máy móc thiết bị.
Điều 4 – Sửa chữa lớn Tài sản
cố định
Sửa chữa lớn (đại tu)
tài sản cố định là công việc sửa chữa, nạo vét theo chu kỳ hoặc xử lý sự cố với
khối lượng lớn, hoặc phải thay thế một số bộ phận quan trọng bị hư hỏng nặng,
nếu không được sửa chữa, nạo vét ngay thì sẽ gây hư hỏng, ách tắc hạn chế năng
lực đến mức nghiêm trọng hoặc gây đổ vỡ công trình, máy móc, thiết bị.
Vốn sửa chữa lớn tài
sản cố định được đầu tư từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ, vốn vay
và thuỷ lợi phí, được thực hiện theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản (quy định
tại Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính
phủ về việc Ban hành Điều lệ quản lý đầu tư & xây dựng). Riêng các công
trình sửa chữa lớn thuộc địa phương quản lý và thuộc nguồn vốn doanh thu thuỷ
lợi phí thì do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo quy mô công
trình mà phân cấp cho Sở Nông nghiệp & PTNT duyệt từng phần hoặc toàn bộ
thủ tục xin đầu tư vốn.
Chương II
MỨC CHI PHÍ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CỦA DOANH NGHIỆP KTCTTL
Điều
5 – Mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên trên tổng chi phí hoạt động
tưới tiêu
Căn cứ yêu cầu thực tế, thời gian đã khai
thác của từng loại công trình ở từng vùng để quy định mức khung chi phí sửa
chữa thường xuyên TSCĐ của Doanh nghiệp KTCTTL bằng tỷ lệ dưới đây của tổng các
chi phí cho công tác tưới tiêu ghi tại điểm 2-1, khoản 2, mục III Thông tư liên
tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 cảu Bộ Tài chính và Bộ Nông nghuiệp
& PTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi
(gọi tắt là tổng chi phí tưới tiêu)
Loại hệ thống công
trình
|
Tỷ lệ % so với tổng
chi phí tưới tiêu
|
Tưới
tiêu tự chảy (hồ, cống, đập, kênh, rạch)
|
25-30
|
Tưới
tiêu bằng bơm điện
|
20-25
|
Tưới
tiêu tự chảy kết hợp bơm điện
|
23-28
|
Điều
6 - Mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên trên
giá trị tài sản cố định
Mức khung tỷ lệ % trên giá trị tài sản cố
định (nguyên giá) dưới đây áp dụng đối với các Doanh nghiệp KTCTTL có giá trị
tài sản cố định đã được đánh giá lại phù hợp với thực tế hoặc các hệ thống công
trình xây dựng cơ bản mới đưa vào sử dụng có giá trị sát với thực tế hiện nay:
Loại hệ thống
công trình
|
Vùng
đồng bằng
|
Vùng
trung du
|
Miền
núi
|
Vùng
ven biển
|
HT tự
chảy (hồ, đập, cống, kênh, rạch)
|
0,4 - 1,0
|
0,45 – 1,1
|
0,55 – 1,2
|
0,5 – 1,2
|
Tưới
tiêu bằng bơm điện
|
0,5 - 1,1
|
0,6 – 1,2
|
0,7 – 1,3
|
0,6 – 1,3
|
Tưới
tiêu tự chảy kết hợp bơm điện
|
0,45 - 1,05
|
0,55 – 1,15
|
0,65 – 1,25
|
0,55 – 1,25
|
Điều
7 – Mức sửa chữa thường xuyên của từng Doanh nghiệp
Căn cú khung mức chi phí sửa chữa thường
xuyên quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 và có điều kiện cụ thể của từng hệ thống
công trình, từng doanh nghiệp KTCTTL xây dựng định mức cụ thể của Doanh nghiệp,
trình Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh
nghiệp thuộc địa phương quản lý) hoặc Bộ Nông nghiệp & PTNT (đối với doanh
nghiệp thuộc Bộ quản lý) xét duyệt để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sửa chữa
thường xuyên và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương III
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 8 – Trình tự thực hiện sửa chữa thường xuyên
Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố
định được chi từ nguồn đã quy định tại Điều 1 trong bản quy định này. Giám đốc
Doanh nghiệp KTCTTL có trách nhiệm thực hiện toàn bộ trình tự sửa chữa, từ khâu
lập kế hoạch, lập đồ án dự toán đến hoàn công sửa chữa công trình đảm bảo an
toàn và kịp thời vụ sản xuất.
Điều
9 – Kế hoạch sửa chữa thường xuyên của năm sau được lập từ tháng 8 đến
tháng 10 năm trước bao gồm:
1. Kế hoạch tiền vốn sửa chữa thường
xuyên được lập theo mức quy định cụ thể đối với từng loại hệ thống công trình
đã duyệt cho Doanh nghiệp. Trường hợp hệ thống công trình mới đưa vào phục vụ,
được bảo vệ tốt, hoặc gặp năm thuận lợi, nhờ cải tiến tổ chức quản lý, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên khối lượng sửa chữa thường xuyên thực tế
phát sính thấp hơn mức tiền vốn được duyệt thì được chuyển tiền vốn sửa chữa
thường xuyên còn lại vào quỹ dự phòng hoặc quỹ đầu tư phát triển để nâng cao
năng lực phục vụ sản xuất của hệ thống;
2. Kế hoạch vật tư, thiết bị cho sửa chữa
thường xuyên
3. Kế hoạch lao động bao gồm lao động
công ích và lao động thuê ngoài cho sửa chữa thường xuyên.
Điều
10 – Lập đồ án, dự toán sửa chữa thường xuyên
Doanh nghiệp KTCTTL phải lập đồ án, dự
toán các công trình sửa chữa thường xuyên hoặc có thể phân cấp cho các xí nghiệp
thành viên, trạm thuỷ nông có khả năng lập đồ án, dự toán các công trình kỹ
thuật đơn giản. Trường hợp hạng mục công việc không lập được đồ án thì phải có
thuyết minh kỹ thuật và phải lập biên bản xác nhận giữa phòng Kỹ thuật doanh
nghiệp với Xí nghiệp thành viên với Trạm, Cụm thuỷ nông.
Trường hợp do mưa lũ gây ngập lụt, hoặc
vì nguyên nhân khác bị che lấp không thể lập đồ án chính xác và kịp thời thì
Doanh nghiệp phải đề nghị cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cử cán bộ xuống
tại hiện trường xác nhận tình trạng, khối lượng hư hỏng và biện pháp sửa chữa
để làm cơ sở cho việc lập đồ án, dự toán cùng với việc thi công, đảm bảo kịp
thời vụ sản xuất. Riêng công trình bị sự cố cần xửa lý gấp thì Doanh nghiệp mời
chính quyền địa phương lập biên bản, tổ chức thi công kịp thời và báo cáo lên
cơ quan quản lý cấp trên.
Điều
11 – Đơn giá để lập dự toán sửa chữa thường xuyên như sau:
1.Đối với việc đào đắp, nạo vét công
trình, kênh mương bằng thủ công thì được tính đơn giá công lao động theo đơn
giá xây dựng cơ bản hoặc đơn gái công lao động công ích đã quy định tại địa
phương và theo kế hoạch được duyệt của địa phương;
2. Đối với việc sửa chữa công trình xây
đúc, nạo vét bằng cơ giới thì dự toán được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản
hiện hành.
3. Đơn giá khảo sát và giá thiết kế sửa
chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi được áp dụng theo quy định hiện hành về
xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Xây dựng;
4. Về giá vật tư, thiết bị được mua theo
giá dự toán đã được duyệt, nếu có yêu cầu thay đổi giá thì phải được cơ quan
duyệt dự toán đồng ý bằng văn bản.
Điều 12 – Phân cấp xét duyệt đồ án, dự
toán sửa chữa thường xuyên.
Sở Nông nghiệp & PTNT (đối với các
doanh nghiệp thuộc địa phương), Cục quản lý nước & CTTL (đối với doanh
nghiệp thuộc Bộ quản lý) chịu trách nhiệm xét duyệt đồ án có dự toán từ 50
triệu đồng trở lên (đối với Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi từ hạng
2 trở lên) và 30 triệu đồng (đối với Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
từ hạng 3 trở xuống).
Sau khi nhận được đồ án, cơ quan xét
duyệt phải hoàn tất các thủ tục xét duyệt.
Điều
13 – Tổ chức thi công.
1. Doanh nghiệp KTCTTL được thực hiện các
phương thức tổ chức thi công phù hợp với điều kiện thực tế; được thuê các đơn
vị có phương tiện thi công, được hợp đồng kinh tế với các Hợp tác xã, với các
đại lý dịch vụ thuỷ lợi và phải huy động công lao động công ích theo kế hoạch
được duyệt để tu sửa công trình kịp thời vụ sản xuất.
2. Đối với các công trình ở những nới hẻo
lánh, công trình cần thi công khẩn trương hoặc khó thi công Doanh nghiệp được
thuê ngoài với giá cao hơn bình thường nhưng phải lập tờ trình trình cơ quan
duyệt dự toán xét duyệt.
3. Doanh nghiệp được giao cho Đội hoặc Xí
nghiệp xây lắp của Doanh nghiệp sửa chữa các công trình phù hợp với khả năng
của Đội hoặc Xí nghiệp xây lắp.
Điều
14 – Phân cấp xét duyệt quyết toán.
Cơ quan xét duyệt dự toán đồng thời cũng
là cơ quan xét duyệt quyết toán, được xét duyệt sau khi nghiệm thu và có ý kiến
của các cơ quan hữu quan. Trình tự ghi chép theo dõi và quyết toán khi công
việc sửa chữa thường xuyên hoàn thành được thực hiện và quyết toán như các
khoản mục chi phí quy định tại Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN của Bộ
Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT và theo các quy định về hạch toán kế
toán hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
15 – Doanh nghiệp KTCTTL căn cứ mức chi phí và hiện trạng công trình lập
đồ án, dự toán công trình, trình các cơ quan đã được phân cấp tại Điều 12 trên
đây xét duyệt; chuẩn bị đầy đủ vật tư, lao động thi công kịp thời vụ và đảm
bảo an toàn công trình.
Điều
16 – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục Quản lý nước và công
trình thuỷ lợi (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý) tổ chức chỉ đạo thực
hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
hoàn thành kế hoạch sửa chữa thường xuyên; chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện sửa chữa thường xuyên hàng năm của các Doanh nghiệp KTCTTL, đảm
bảo việc sử dụng chi phí sửa chữa thường xuyên đúng quy định và có hiệu quả.
Điều
17 – Bản quy định này áp dụng đối với các Doanh nghiệp KTCTTL trong cả
nước. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Doanh nghiệp KTCTTL kịp thời
phản ánh về Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Cục Quản lý nước và công trình thuỷ
lợi) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT/BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Thứ trưởng
(Đã ký)
Vũ Trọng Hồng
Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012
Cha & Con Trai
Cha & Con Trai
Chúng ta đều biết người mẹ có ảnh hưởng rất nhiều trên con trai nhưng người cha cũng có một ảnh hưởng không kém. Một trong những điều có ảnh hưởng âm thầm và ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ trên đời sống những người con trai trong gia đình là sự vắng mặt của người cha.
Điều mà hầu hết các bà mẹ và con cái thường phải đối diện trong đời sống hằng ngày là sự cách biệt hay xa vắng của người cha. Nói nôm na là có cha nhưng như là không có. Các ông cha vắng mặt trong đời sống vợ con dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, có những ông cha vẫn sống với gia đình, cuối ngày đi làm cũng trở về, vẫn có mặt trong bữa cơm hằng ngày với gia đình nhưng rất là xa cách. Lý do là vì các ông không nói chuyện với con. Khi có thì giờ, các ông xem ti-vi hoặc đọc báo, nghe radio hoặc làm một công việc gì đó. Có thể thỉnh thoảng các ông kể một vài tin tức trong báo, tin thời tiết, hay những tin nghe qua radio, với vợ con nhưng không bao giờ bày tỏ cảm nghĩ hay cảm xúc của mình. Các ông cha này chỉ lo một việc là đi làm nuôi gia đình còn ngoài ra không có ý kiến cũng không can dự vào những việc xảy ra trong gia đình. Cha buồn hay vui, con cái phải đoán chứ ông không bao giờ nói ra. Ông thương con và con cũng biết là cha thương mình nhưng đôi bên chỉ hiểu ngầm chứ không bao giờ bày tỏ tình cảm. Trong những gia đình này bà mẹ là người có nhiều ý kiến và thường cố gắng làm cho không khí gia đình vui vẻ.
Có những ông cha xa cách con cái vì ít khi nào có mặt ở nhà. Vì công vụ hoặc vì đeo đuổi một mục tiêu, một sự nghiệp nào đó, các ông cha này thường vắng nhà. Con cái ít khi gặp mặt cha, chỉ biết mình có cha vì cha vẫn cung cấp cho gia đình hằng tháng. Đối với những ông cha này sự nghiệp là ưu tiên hàng đầu, gia đình chỉ là thứ yếu. Ông thương con và thúc đẩy con học hành nhưng không thật sự hiểu con, không biết những khó khăn, thách thức con đang đối diện trong đời sống. Những người con trai trong gia đình này tuy có cha nhưng không có cơ hội đến gần cha để được cha khuyên dạy, hướng dẫn và nhất là được cha thông cảm. Lắm khi người con phải tự hỏi: Không biết cha có thương mình không, có bằng lòng về mình không? Mình có làm cho cha vui và hãnh diện không?
Cũng có những ông cha sống trong gia đình mỗi ngày nhưng kể như là vắng mặt vì thiếu tinh thần trách nhiệm: không lãnh đạo gia đình, không đi làm để cung cấp nhu cầu vật chất cho vợ con, cũng không quan tâm đến việc nuôi dạy con. Đây là trường hợp những người cha lười biếng, sống nhờ vào người khác; hoặc vì nghiện ngập, say sưa, không thể đi làm nuôi sống gia đình. Những người cha này không là mẫu mực tốt cho con trai noi theo, con không thấy được hình ảnh người chủ gia đình nơi cha mình. Trong những gia đình này người mẹ thường phải đứng ra cáng đáng mọi việc, không những chăm sóc con, dạy con mà có khi còn phải bươn chãi để nuôi con, và vì thế dần dần trở thành người chủ gia đình. Những người con trai lớn lên không có một khuôn mẫu đúng về người cha, người chồng để bắt chước, vì thế dễ trở thành yếu đuối, thiếu tự tin, tùy thuộc vào người khác, và khi có gia đình cũng không làm chủ gia đình theo mẫu mực của Chúa. Vì không có cha hướng dẫn về mặt đạo đức, luân lý, tình cảm những người con trai này dễ bị bạn bè lôi cuốn vào con đường sai hỏng. Những người cha như thế cũng không hướng dẫn con về mặt đức tin, con cái lớn lên không có niềm tin vững chắc nơi Chúa, cũng không biết nếp sống đạo của người tin Chúa là như thế nào. Để tránh tất cả những ảnh hưởng tai hại này, là người chủ gia đình, các ông cha cần ý thức trách nhiệm của mình và giữ một vai trò tích cực, ở gần bên con, dạy dỗ, hướng dẫn con trong mọi mặt.
Cũng có trường hợp gia đình thiếu bóng dáng người cha vì người cha đã qua đời, hoặc đã ly dị mẹ hoặc bị khuyết tật, đau ốm không thể lãnh đạo gia đình. Trong trường hợp này con cái trong gia đình cũng lớn lên với nhiều thiệt thòi, đặc biệt là những đứa con trai. Tuy nhiên, tình trạng chung về sự vắng mặt của người cha trong gia đình là, các ông cha không có mặt bằng xương bằng thịt trong gia đình lúc ban ngày, và ban đêm tuy có mặt ở nhà nhưng cũng kể như vắng mặt, đó là vắng mặt về phương diện tình cảm. Các ông cha thường ít chơi đùa hay gần gũi trò chuyện với con như các bà mẹ với con. Do đó giữa các ông và con trai thường không có sự khắng khít gần gũi như mẹ với con gái hoặc mẹ với con trai.
Khi lớn lên trong gia đình mà người cha quá xa cách với con cái, những đứa con trai trong gia đình thường trở thành quá gần gũi khắng khít với mẹ và lớn lên khó phát triển nam tính. Các em trai này thường hay sợ sệt, không biết là con trai thì mình phải xử sự hay hành động như thế nào. Các em không biết là khi bất đồng ý kiến hay buồn giận thì bày tỏ ra như thế nào. Những người con trai lớn lên trong gia đình thiếu sự hướng dẫn và mẫu mực của người cha để noi theo thường là những người xem như hiền lành, thụ động nhưng lại nóng nảy và khó tính, hay nổi giận bất ngờ. Những người con này cũng thường hay tìm đến những người đàn ông lớn tuổi hơn để tìm hình ảnh người cha mà mình đã không có khi còn nhỏ và dễ bị thất vọng vì không tìm được điều mình mong ước. Một hậu quả khác của những người con trai lớn lên thiếu mẫu mực của người cha là họ sẽ khó chấp nhận thẩm quyền và khi có thẩm quyền trong tay họ không biết sử dụng. E ngại khi tiếp xúc với phái nữ vì sợ những người đàn bà đó có quyền trên mình. Có người dù đã nhiều tuổi, vẫn cư xử và hành động như những em trong tuổi thiếu niên. Vì không có một mẫu mực đúng đắn của người thuộc phái nam để bắt chước, những người con trai này thường không muốn cố gắng nhiều, không đặt mục tiêu cho cuộc đời nhưng chỉ muốn đến đâu hay đó. Nói chung những người con trai này trở thành những người đàn ông yếu đuối, quá gần với mẹ, không hiểu rõ vai trò của người chồng người cha trong gia đình và vì thế khi lập gia đình, giữa mẹ và vợ của người đó dễ có nan đề......(st)
VIẾNG THĂM RƯỢU CẦN, GÀ NƯỚNG-CƠM LAM TÂN SƠN-PLEIKU
Gà nướng Tân Sơn-Pleiku
Xã
Tân Sơn tiếp giáp với xã Biển Hồ thành phố Pleiku, bà con các dân tộc
nuôi rất nhiều gà, heo thả vườn. Do vận động nhiều và tìm ăn những thức
ăn trong thiên nhiên nên thịt gà cũng như heo ở đây rất dẻ dặt, thơm
ngon, còn đọng nhiều tính hoang dã của vùng sơn cước. Có dịp đến Pleiku,
du khách nên thưởng thức món gà nướng ăn với cơm lam, tận hưởng hương
vị ẩm thực cao nguyên. Ở những khu du lịch khác thuộc các tỉnh Tây
Nguyên người ta nướng gà theo cách sau: Gà tơ khoảng chừng một ký
rưỡi trở lại, làm sạch để trong rổ chừng 10 phút cho ráo nước rồi dùng
cây xăm đâm vào thịt để cho gia vị ướp dễ thấm. Phụ liệu và gia vị gồm
có mật ong, dầu mè, nước tương ngon, ít muối, bột ngọt, ngũ vị hương,
tỏi bằm một củ, tiêu sọ đâm dập, vài lát gừng xắt sợi, vài miếng vỏ cam
sắc sợi mỏng… Cũng có thể mua loại nước sốt dùng để ướp nướng có bán sẵn
ở các chợ, siêu thị. Trộn đều tất cả gia vị và phụ liệu trên, dùng cọ
phết đều lên thân gà.Để gà lên vỉ nướng với lửa than hồng. Khi
thấy gà khô ráo mặt, ta lấy xuống phết thêm gia vị một lần nữa cho thấm
rút vào thịt. Giữ lửa liên tục, không để bị tắt trong suốt thời gian
nướng. Gà chín đem xuống đặt vào dĩa có lót sẵn xà-lách, cà chua, rau
diếp, càng cua. Chấm thịt gà nướng với nước tương ngon dầm ớt hiểm, ăn
kèm với cơm lam.
Còn
ở đây người ta nướng gà và dùng gia vị nguyên thuỷ hơn nhiều: Gà làm
thịt xong, chặt chân, cổ và bộ lòng làm món cháo gà (dùng để ăn nóng sau
khi nhậu xong), phần còn lại của con gà (không chế biến, không phết gia
vị) người ta dùng xăm thép, nứa hoặc cây lồ ô xuyên qua con gà và cắm
xung quanh bếp lửa, làm cho thịt khô dần và cho đến khi chín tới, vàng
ươm, thơm lừng, xong xếp ra dĩa, mỗi dĩa một con, thông thường là khẩu
phần nhậu của một người khi đến đây để thưởng thức. Khi ăn dùng tay xé
gà không dùng các thực cụ: dĩa, dao, muỗng, đũa. Chấm thịt gà với muối
é, ớt xanh.....muối là muối hầm hạt to nguyên thuỷ rang khô bỏ vào cối
giã nhỏ (không phải muối tinh, hay muối iốt), ớt xanh có mùi và vị thơm
hăng hắc nhưng rất cay, é là lá cây é được bỏ vào cối giã cùng với ớt
xanh và hạt muối rang, người ta không dùng thêm bất kỳ một gia vị nào
khác các loại trên, vì theo sự giải thích của dân địa phương nếu dùng
gia vị (hiện đại) thì sẽ làm mất hương vị của thịt gà, ban đầu không tin
nhưng khi thưởng thức thấy quả đúng là như vậy
Cảnh nướng gà chiếu ngày 01/5/2011 tại Tân Sơn-Pleiku
Cảnh giã muối é, ớt xanh
Du khách lúc 15h30' ngày 01/5/2011
Gia đình tôi
Khu ẩm thực được đặt từ trước, nhưng thường tới 18 giờ mới đông khách, có lẽ do ngày lễ du khách ăn, nhậu muộn hơn thường ngày
Khu chăn nuôi gà, heo của đồng bào dân tộc địa phương
Mỗi người một con như thế này đây
Cơm lam Pleiku, hương vị của núi rừng Tây Nguyên
Cơm
lam có nguồn gốc từ những chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông với
túi gạo mang theo, dao quắm và đá đánh lửa cùng ống nứa sẵn có trong
rừng, vậy mà nay đã trở thành món đặc sản, "hút hồn" du khách đến với
Tây nguyên. Trong hình dung cảm tính của nhiều người, cơm lam phải là
thứ cơm đại loại có mầu xanh của lá rừng, có hương thơm của cây rừng...
Nhưng thực tế đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn
với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba
ống, người "đầu bếp" khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái
bầu khô như cái hồ lô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước
những thẻ lá chuối già hườm hườm và ươm ươm vàng đã tai tái héo bởi hơi
nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa. Những chiếc ống
sau khi đã nạp đủ gạo, nước, nút lá chuối kín, được vùi vào bếp tro
hồng. Tiếng những hạt lửa nhỏ nổ, tiếng nước reo li ti trong ống nghe
thật ấm áp, vui tai. Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ
thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo.... Chỉ là một món ăn giản dị
của núi rừng, gắn với những con suối chảy róc rách đầu nguồn, những
nương lúa chín vàng bên sườn đồi, những vạt rừng tre, nứa, lồ ô xanh
ngút đầu non và bếp lửa hồng mùa đông của mẹ, mà sao có thể khiến người
đi xa khó nguôi quên đến thế. Cơm lam cũng khiến người mới gặp lần đầu
bỗng ngỡ ngàng trước một món ăn tưởng không có gì đơn giản, khiêm tốn
hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ thuật và ý tưởng của hạt gạo vùng
cao trong mối giao tình với nước, lửa và những ống nứa non...hình như
ống nứa càng nhỏ, càng non, càng dài thì cơm đựng trong ống càng ngon.
Cơm lam thường được ăn cùng với thịt rừng nướng hay thịt gà nướng. Từ
lịch sử hình thành và cách làm từ lâu cơm lam đã là một món ăn truyền
thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của
người Bahnar, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi
lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng.
Trong sự biến thiên, giao thoa của các giá trị tinh thần, cơm lam không
còn là món ăn của riêng đồng bào dân tộc thiểu số nữa mà nó đã trở thành
tài sản chung trong khối tài sản văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam.
Cơm lam xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa tiệc thịnh soạn, những
bữa cơm thết đãi người thân, bạn bè ở các nhà hàng, khách sạn của tỉnh
Gia Lai. Giữa không gian mênh mông, thoáng đãng, từng khúc cơm lam trắng
ngần chấm muối vừng ăn với thịt gà, lợn nướng thật không gì thú bằng.
Trong men rượu cần chuếnh choáng say, người ăn thưởng thức cơm lam đậm
hương vị nồng ấm của cây, của đất và như tận hưởng được cả thanh âm của
núi rừng. Cơm lam của người JơRai, Bahnar thể hiện sâu sắc tính cộng
đồng, gắn kết chặt chẽ với nhiều chi tiết liên quan đến đời sống thường
nhật của người dân. Chính vì thế cùng với thời gian, cơm lam đã nâng lên
thành một nét văn hóa ẩm thực, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc
Bahnar, JơRai.
Thường chỉ có thêm đĩa dưa leo để ăn cho đỡ say
Rượu cần Phố núi
Đây
là đặc sản rất riêng của núi rừng Tây Nguyên, rượu cần được làm từ men
rượu ủ với cơm, ngô, sắn nấu chín đựng trong ghè sành, trên phủ lá chuối
khô nén chặt. Độ 4-5 ngày rượu cần ngấm men, khi uống cho thêm nước lọc
vào. Rượu cần có nồng độ nhẹ, có vị chua chua, ngọt ngọt, người ta uống
rượu bằng cần. Trong những dịp Tết, lễ hội người ta thường uống rượu
cần để chúc mừng sức khoẻ, mừng mưa thuận gió hoà. Rượu cần có nhiều
loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để
bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng
được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là
trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu
chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v...
thì cũng làm theo cách trên. Đồng bào Ba Na gọi rễ cây men là Hiam. Rễ
này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi viên thành viên
nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men - loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây
trầu - đem phơi khô, giã nhỏ với củ riềng hay củ gừng rồi cũng viên
thành từng viên lớn như quả trứng gà so. Mỗi ché chỉ bỏ độ một viên men
là đủ. Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng
cây trúc hay cây triêng. Cuốn cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về
phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt! Rượu cần tuy nhẹ,
dễ uống, nhưng uống nhiều, khách dễ bị say và có thể ngã lăn quay
lắm...lắm
Trường Sơn cao ngất rừng xanh
Quây quần hũ rượu, Em - Anh chung cần
Quây quần hũ rượu, Em - Anh chung cần
Uống
rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú,
chén anh, chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần,
trẻ, già, trai, gái, cha, mẹ, vợ, con, anh, em, bè bạn,...nhâm nhi thịt
gà nướng mà không sợ mất vệ sinh...thắm đượm tình người.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)