XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

HỒ CHỨA THUỶ LỢI AYUN HẠ

Hồ Ayun Hạ

Quyết định số: 1165UB ngày 21/12/1993 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai “Về việc bổ sung nhiệm vụ Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
            - Căn cứ  Điều 47 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân;
            - Căn cứ Quyết định số 315/TC ngày 11/12/1986 của Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình AYunhạ tỉnh Gia Lai;
            - Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước; Công văn số 1627/TCCB-LĐ ngày 13/09/1993 của Bộ Thuỷ lợi về việc thành lập bộ máy quản lí, khai thác công trình AYunhạ;
            Theo đề nghị của Sở Thuỷ lợi (tại tờ trình số 486/TT-TC ngày 08/12/1993) và đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
            Điều 1:
            Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai và được bổ sung nhiệm vụ quản lí khai thác công trình AYunhạ như sau:
            - Theo dõi, tiếp nhận bàn giao hồ sơ: Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, theo tiêu chuẩn 5640-91.
            Nhận bàn giao từng phần, từng hạng mục hoàn thành theo đúng quy định để đưa vào khai thác phục vụ tưới.
            - Tổ chức, quản lí nước, điều hoà phân phối nước theo yêu cầu dùng nước và từng bước kí kết hợp đồng dùng nước, thu thủy lợi phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành, nhằm tạo nguồn thu trang trải cho công tác quản lí, khai thác từng bước, giảm dần kinh phí cấp.
            - Lập đề án quản lí, khai thác công trình AYunhạ cùng các thủ tục cần thiết để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Thủy lợi xét duyệt, làm căn cứ triển khai nhằm đảm bảo quản lí khai thác tốt công trình hoàn thành.
            - Trong giai đoạn đầu (1994-1996) đơn vị lập kế hoạch chi phí quản lí, sửa chữa hoàn chỉnh theo hàng năm, trình Bộ Thủy lợi duyệt cấp kinh phí, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai.
            Tổ chức, sắp xếp bộ máy hợp lí để từng bước quản lí, khai thác công trình có hiệu quả.
            Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền, Giám đốc Sở Thuỷ lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành, các cấp liên quan và Giám đốc Công ty quản lí- khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này./.
TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Vĩ Hà
Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện Phú Thiện, Ayunpa và Ia pa xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện cho nhà máy thuỷ điện Ayun Hạ công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu cho ngành điện: 14 tỷ đồng/năm, mang lại doanh thu tiền nước cho công ty hàng năm trên 1,6 tỷ đồng. Cấp nước phát điện cho nhà máy thuỷ điện Kênh Bắc Ayun Hạ, công suất 900kw/h đạt sản lượng 5 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu cho ngành điện 3,5 tỷ đồng/năm và doanh thu tiền nước cho công ty 300 triệu đồng/năm; Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, thuỷ lợi phí thu được: 388 triệu đồng/năm. Cấp nước thô sinh hoạt cho nhà máy nước Ayun Pa: 680.000 m3/năm, thuỷ lợi phí thu được 612 triệu đồng/năm. Cấp nước tưới cho vườn ươm cao su của công ty Hoàng Anh Gia Lai 54.000 m3/năm, thuỷ lợi phí thu được gần 50 triệu đồng/năm. Thành lập xí nghiệp thuỷ sản và tự tổ chức nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng thu được trên 250 tấn cá/năm chưa kể trên 1.500 ao cá lớn nhỏ (khoảng 121,27ha) của nhân dân 3 huyện dùng nước Ayun hạ. Trong công tác bảo vệ an toàn hồ đập Công ty đã liên kết với các đơn vị tham gia khai thác tổng hợp công trình (Như nhà máy thuỷ điện Ayun Hạ, Lâm trường Chư Sê, lâm trường Ayun Pa, Kiểm lâm, và chính quyền địa phương 6 xã ven hồ) bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Về với miền quê Ayun Pa hay thung lũng Ayun Hạ hôm nay du khách được thưởng thức không chỉ có hương vị ngọt lành của những cánh đồng lúa trũi bông, không chỉ có những nếp nhà sàn lúp súp chen nhau dưới lúa, hồ chứa Ayun Hạ giờ đây còn là điểm du lịch đầy lý thú, thực sự thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn bởi truyền thuyết huyền thoại về vùng đất Ayun Pa cổ xưa... nơi có những dũng sỹ Jơ Rai tuốt gươm thần chiến đấu với các loài ác thú, nơi quê hương của 16 đời Vua lửa và sự tích gươm thần và cũng là nơi của những dòng Soan, điệu nhạc uyển chuyển gợi mời trong  thanh âm của tiếng còng, tiếng chiêng bên ché rượu cần sóng sánh men say. Những năm gần đây công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai đã đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình đưa vào khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu tham quan và dừng chân của khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Với những dịch vụ của công ty du khách sẽ được đi du thuyền tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ và tham gia dịch vụ kéo dù rớt nước bằng tàu cao tốc. Doanh thu dịch vụ du lịch do công ty tổ chức ước tính đạt khoảng trên dưới 300 triệu đồng/năm, mỗi năm có tới trên 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ, hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Hiện nay công ty đang cùng với Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, công ty Dịch vụ Văn hoá du lịch Gia Lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 100 tỷ đồng (Gồm 6km đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng, khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua thuyền, lướt ván, câu cá chạy.....Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh - Tây nguyên - Huế - Hà nội - Hồ chí Minh.
Mái thượng lưu đập Ayunhạ nhìn từ Cổng vào

Cong nhan giat ao phao cuu sinh.JPG
Mặt hồ 3.700ha
Mat ho Ayunha.jpg
Thượng lưu đập nhìn từ nhà tháp tràn xả lũ ra phía cổng đập
Mai thuong luu dap Ayunha.JPG
Mái hạ lưu đập Ayunhạ
Mai ha lu dap Ayunha.JPG

Ranh tieu nuoc mai ha lu dap Ayunha.JPG
 Nhìn ra phia Hồ
Image(107).jpg
Tràn xả lũ Hồ Ayun Hạ
Image(110).jpg
Image(109).jpg
Cua tran xa lu Ayunha.JPG
Nhà tháp tràn xả lũ
Tran xa lu Ayunha.JPG

Nha thap tran xa lu Ayunha.JPG

Tran xa lu 3 cua cung Ayunha.JPG

nha van hanh cong lay nuoc.JPG
Đường đi từ đập xuống du thuyền
Image(122).jpg
Image(119).jpg

Mai thuong luu dap Ayunha.JPG
Nhà máy thuỷ điện sau cống lấy nước (Hạ lưu đập)
Nha may thuy dien Ayunha va van phong xi nghiep Ayunha.JPG

Thuy dien Ayunha.jpg
Image(199).jpg
Image(201).jpg
To may phat dien ho Ayunha.jpg
Image(203).jpg
Image(198).jpg
Đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ của XN NTTS Miền Trung (có lần xả bắt được 35 tấn cá/ngày)
Image(193).jpg
Image(190).jpg
Image(189).jpg
TOÀN CẢNH TRÀN XẢ LŨ HỒ AYUN HẠ  
1/Sơ lược về lịch sử công trình
        Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, từ tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai giao công trình cho công ty thuỷ nông Gia Lai (Nay là công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai) quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai)    
2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình:
Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m.
Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia Pa & thị xã Ayun Pa).
Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56'59'' - 12o57'60'' vĩ độ Bắc, 107o27'20''- 107o28'00'' kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn. 
3/ Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ayun Pa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm 1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm. Từ năm 2001 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tổ chức khai thác đa mục tiêu tiềm năng sẵn có từ công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao (Du lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, cấp nuớc Công, Nông nghiệp, sinh hoạt,...)
4/ Một số hạn chế:
+Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ thống tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình vẫn còn nhiều hạn chế.
+Một số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, qua nhiều năm Chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện tích tưới.
5/ Hiệu quả của công trình.
    Chỉ sau hơn 15 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư dân kinh tế mới thuộc 2 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo thành một vùng nông thôn trù phú, giàu đẹp và đã trở thành vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên.
6. Hiệu quả cụ thể tính đến năm 2009 
Hồ chứa Ayun Hạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện, thị (Phú thiện, Ia pa, và thị xã Ayun Pa) xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu cho ngành điện:12 tỷ đồng/năm mang lại doanh thu tiền nước cho công ty hàng năm 1.044 triệu đồng. Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, Thuỷ lợi phí thu được: 225 triệu đồng/năm. Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng đạt trên 250 tấn cá/năm chưa kể 1 trại cá giống của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung nằm ở thượng lưu hồ (30ha), 1 trại cá giống của công ty (4,6ha), 3 trại cá giống tư nhân và trên 1.500 ao cá của nhân dân trong khu tưới của công trình, bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiền nước thu được từ hợp đồng cho thuê hồ 73 triệu đồng/năm ngoài ra còn tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước thị xã Ayunpa:10 triệu đồng/tháng mang lại doanh thu tiền nước cho công ty 100 triệu đồng/năm. Liên kết khai thác trục vớt các cây gỗ chết trong lòng hồ Ayunhạ: sản lượng theo hợp đồng liên kết đã ký 300m3/năm đem lại doanh thu 10% giá trị hợp đồng cho công ty.  Dịch vụ du thuyền trên hồ (đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ bằng tàu du lịch, dạo chơi dưới nước bằng đạp thiên nga và tổ chức kéo dù rớt nước bằng thuyền cao tốc): Doanh thu ước tính đạt hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi năm có tới 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ, hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Khai thác du lịch sinh thái: Hiện nay công ty đang cùng với Sở Thương Mại và Du lịch, công ty Dịch vụ du lịch Gia lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 60 tỷ đồng (Gồm 6km đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng, khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua thuyền, lướt ván, câu cá chạy.....Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh - Tây nguyên - Huế - Hà nội - Hồ chí Minh. Khai thác thuỷ năng Kênh chính Ayunhạ: Cuối năm 2009 và năm 2010 công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai (đơn vị quản lý hồ) sẽ tổ chức thi công nhà máy thuỷ điện Kênh Bắc Ayunhạ (dùng nước từ hồ Ayunhạ) với tổng công suất lắp máy 900kwh, doanh thu tiền điện ước đạt 4 tỷ đồng/năm, doanh thu thuỷ tiền nước xấp xỉ 400 triệu đồng/năm. Tóm lại trong các năm đơn vị quản lý hồ thực hiện giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ đạt hiệu quả kinh tế cao”  tiền nước, tiền chi phí bảo vệ tiết kiệm được và doanh thu kinh doanh dịch vụ công ty tự tổ chức ở công trình Ayun Hạ bình quân mỗi năm thu được trên 1 tỷ đồng đủ trang trải cho hoạt động cho xí nghiệp Đầu Mối- Kênh chính, đảm bảo kinh phí tu sửa, bảo vệ công trình đầu mối và lòng hồ không cần dùng đến cũng như trông chờ vào nguồn thuỷ lợi phí của công ty thu từ các Trạm QLKT hệ thống hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước.. 

Thong so ky thua ho Ayunha.jpg

Rừng khọp và vỉa đá granits ven mép nước trên đường đi du thuyền vào lòng hồ

Image(136).jpg
Rừng phía bên trái

Image(137).jpg
Dãy núi phía bên trái lòng hồ
Image(134).jpg

Nhà Tháp tràn xả lũ nhìn từ phía lòng hồ về Đập đất

Image(133).jpg
Trại cá của Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung trong lòng hồ (Phía trái lòng hồ)
Image(144).jpg
Image(148).jpg
Tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của Xí nghiệp NTTS MT
Image(149).jpg
Thuyen danh bat ca Ho Ayunha.jpg
Thuy san Ayunha.jpg
Khai thac thuy san Ho Ayunha.jpg
Cảng cá Thượng lưu đập
Cang ca Ayunha.jpg
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP NGHỆ THUẬT VỀ HỒ AYUNHẠ
AyunHa3.jpg

Tràn xả lũ 3 cửa cung và nhà tháp tràn nhìn từ phía lòng hồ
AyunHa1.jpg
Các phiến đá Granit trên đường từ đập xuống bến du thuyền
AyunHa2.jpg

AyunHa4.jpg

AyunHa5.jpg

AyunHa6.jpg

AyunHa7.jpg

AyunHa9.jpg

AyunHa10.jpg

AyunHa11.jpg

AyunHa12.jpg

AyunHa13.jpg

AyunHa14.jpg

AyunHa15.jpg

AyunHa16.jpg

AyunHa17.jpg

AyunHa18.jpg

AyunHa19.jpg

AyunHa20.jpg

AyunHa21.jpg

AyunHa22.jpg

AyunHa23.jpg

AyunHa24.jpg

AyunHa25.jpg

AyunHa26.jpg

AyunHa27.jpg

AyunHa28.jpg

AyunHa29.jpg

AyunHa30.jpg

AyunHa31.jpg

AyunHa32.jpg

AyunHa33.jpg

AyunHa34.jpg

AyunHa35.jpg

AyunHa36.jpg

AyunHa37.jpg

AyunHa38.jpg

Ayunha 40.jpg

Ayunha 41.jpg

Ayunha 42.jpg

Ayunha 43.jpg

Ayunha 44.jpg

Ayunha 45.jpg

Ayunha 46.jpg

Ayunha 47.jpg

Ayunha 48.jpg

Ayunha 49.jpg
Núi nhọn phía thượng nguồn (bên phải hồ)
Image(159).jpg





Đường Quốc lộ 14 chân núi hàm rồng đi Chư Sê, rẽ QL25 đi Ayunhạ
Image(223).jpg

Thác Phú Cường chảy về hồ Auynhạ.

Mái thượng lưu đập Ayun Hạ nhìn từ phía cổng đập
Xí nghiệp NTTS Miền Trung Thu hoạch cá trong hồ

Ca tram nang 10 kg.jpg

Ca Ayunha.jpg


Kênh chính Ayunhạ 
Image(123).jpg

Hình ảnh Thủy điện Ayun hạ
 Văn phòng xí nghiệp Khai thác Đầu mối-Kênh chính thuỷ lợi Ayunhạ
Image(105).jpg
Nhân viên văn phòng xí nghiệp Khai thác Đầu mối-Kênh chính thuỷ lợi Ayunhạ
Image(101).jpg
Cổng vào công trình Ayunhạ (Cổng bán vé du lịch)
Image(100).jpg
Cổng vào công trình Từ QL 25 (QL25 rẽ vào 1km)
Image(098).jpg
Bia đá ghi công các đơn vị thi công công trình Ayunhạ
Image(216).jpg
Bia tưởng niệm các lao động đã ngã xuống vì công trình thuỷ lợi Ayunhạ
Image(214).jpg
Đền tưởng niệm những người đã ngã xuống vì công trình Ayunhạ (Xây trên núi cao-Phía cổng vào bờ đập)
Image(212).jpg
Văn phòng Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai (Chủ Hồ Ayunhạ)
van phong cong ty KTCTTL.JPG
ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC, CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG HỒ AYUNHẠ

       1. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hồ là nước mưa từ lưu vực đưa tới và nước sông Ayun. Sông Ayun có lưu lượng bình quân năm 56,3m3/s vào mùa kiệt, lượng nước mùa lũ chiếm tới 57,8% lượng nước cả năm, tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 10, với lưu lượng lên tới 188m3/s. Đối với vùng hồ Ayun Hạ modul dòng chảy chỉ có 10l/s/km2   
       2. Các yếu tố môi trường (thủy lý và thủy hóa)-Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ Gia lai
       *Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng đến sự phân bố và các quá trình sinh học xảy ra trong cơ thể sinh vật. Nhiệt độ của hồ Ayun Hạ thay đổi theo mùa. Mùa khô dao động từ 27,500C-28,650C, mùa mưa dao động từ 25,100C-26,950C.
       *pH nước: Độ pH dao động từ 6,85-7,70. Sự thay đổi độ pH cũng thể hiện tính chất mùa vụ và địa điểm lấy mẫu. Mùa khô pH cao hơn mùa mưa, mùa khô độ pH dao động từ: 7,00-7,70; mùa mưa dao động: 6,85-7,50. Vùng thượng lưu pH cao hơn vùng trung và hạ lưu nhưng nhìn chung sự chênh lệch không lớn.
       *Hàm lượng Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy dao động từ 7,98-8,59mg/l và mang tính chất mùa vụ, mùa khô lớn hơn mùa mưa. Mùa khô dao động: 6,28-8,59 mg/l và mùa mưa dao động: 4,98-6,40mg/l. Hàm lượng oxy hoà tan có sự phân tầng, cao nhất tầng mặt: 5,27-8,59mg/l kế đến tầng giữa: 5,72-8,15mg/l và thấp nhất là tầng đáy: 4,98 - 7,02mg/l. Hàm lượng O2 hòa tan cũng có sự khác nhau giữa các lưu vực nước, cao nhất là trung lưu: 5,95 - 8,59mg/l, thấp nhất là hạ lưu.
       *Hàm lượng CO2  hòa tan:  Hàm lượng CO2 trong hồ thay đổi phụ thuộc vào cường độ hô hấp của thủy sinh vật và sự phân hủy các chất hữu cơ. Hàm lượng CO2 có sự thay đổi theo vị trí và mùa vụ. Mùa khô dao động: 10,70-14,50mg/l. Vùng trung lưu có hàm lượng CO2 cao nhất, kế đến là hạ lưu và thấp nhất là thượng lưu. Sự chênh lệch làm lượng CO2 giữa các tầng trong mùa không lớn lắm. 
       *Độ oxy hóa: Hàm lượng COD là thông số đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước từ nguồn hữu cơ, COD càng lớn thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. COD biến động từ 0,30-2,80mg/l, thấp hơn nhiều so với TCVN–5942 (1995). Cao nhất là vùng trung lưu và hạ lưu của hồ, trong mùa mưa COD chỉ đạt 2,80mg/l. Như vậy nước hồ chưa bị ô nhiễm chất hữu cơ.  Hàm lượng BOD thể hiện chất hữu cơ bị phân huỷ sinh học, các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa nhờ vai trò của vi sinh vật. Hàm lượng BOD trong hồ thay đổi theo mùa vụ và vị trí lấy mẫu. Mùa mưa dao động: 2,04-3,12mgO2/l, mùa khô dao động: 1,00-1,91mgO2/l; vùng trung lưu hàm lượng BOD cao nhất: 1,72-3,12mgO2­/l; hạ lưu: 1,24-2,74mgO2/l và thấp nhất là thượng lưu: 1,00-2,73mgO­2/l.
       *Hàm lượng các muối dinh dưỡng: Chỉ tiêu NH4+, NO3-, P2O5 của hồ nằm trong mức từ trung bình đến phú dưỡng, rất thích hợp cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản. NH4+ dao động từ  0,03-0,11mg/l tùy theo mùa và tùy theo lưu vực nước. Theo tiêu chuẩn nước thủy sản của FAO yêu cầu nồng độ NH4+ nhỏ hơn 0,2 mg/l đối với các loại cá Salmonid và nhỏ hơn 0,8mg/l đối với các loại cá Cyprinid. Qua kết quả phân tích, chỉ tiêu NH4+ của hồ thích hợp cho nhiều loại cá. NO3- là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy xác thực vật, động vật và chất thải của chúng, phân bón hữu cơ... Ở vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón hữu cơ, nồng độ NO3- cao trên 10mg/l gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản. NO3- trong nước hồ dao động từ 0,20-0,60mg/l, thấp hơn nhiều so với quy định. Hàm lượng P25 dao động trong khoảng  0,015-0,04mg/l.
            Tóm lại, các chỉ tiêu hóa lý của nước hồ Ayun Hạ rất thích hợp cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và phát triển nuôi trồng thủy sản. 
         -Thành phần thủy sinh vật hồ Ayunhạ
+Sinh vật phù du 
             *Thực vật phù du: Kết quả điều tra nguồn lợi sinh vật đã ghi nhận được 68 loài thực vật phù du thuộc 5 ngành tảo: Euglenophyta, Cyano-Bacteriophyta, Pyrrophyta, Bacillariophyta, Chlorophyta. Trong đó, ngành Chlorophyta chiếm ưu thế tới 50% tổng số loài bắt gặp, tiếp đến là Euglenophyta chiếm 17,65%, Bacillariophyta chiếm 16,18%, Cyano-Bacteriophyta chiếm 13,23%, và thấp nhất là Pyrophyta chỉ chiếm 2,94%. Đặc biệt trong 5 ngành tảo này, có các ngành Chlorophyta, Bacillariophyta, Euglenophyta có nhiều thành phần giống loài là thức ăn rất tốt cho cá. Thành phần giống loài của thực vật phù du giữa hai mùa không có sự khác biệt lớn.
             *Động vật phù du: Thành phần động vật nổi trong hồ gồm 31 loài thuộc 3 bộ: Monogononta, Cladocera và Copepoda. Trong đó bộ Monogononta chiếm ưu thế 77,42% gồm 24 loài, bộ Copepoda chiếm 16,13% gồm 5 loài và ít nhất là bộ Cladocera chiếm 6,45% gồm 2 loài. Thành phần giống loài của động vật phù du giữa hai mùa mưa và khô không có sự biến động lớn.
             *Động vật đáy: Thành phần loài của động vật đáy ở hồ Ayun Hạ gồm 20 loài thuộc 2 ngành: Arthropoda và Mollusca. Trong đó, Arthropoda chiếm 70% gồm 14 loài và Mollusca chiếm 30% gồm 6 loài. Thành phần giống loài động vật đáy ít có sự thay đổi theo mùa.
            Tóm lại, thành phần thủy sinh vật ở hồ chứa nước Ayun Hạ rất phong phú và đa dạng, là tiềm năng cho phát triển thủy sản nói chung và nghề cá nói riêng.
TÍN NGƯỠNG "VUA NƯỚC-VUA LỬA Ở GIA LAI"

Về quê Vua lửa Tây Nguyên (Thuộc khu tưới của công trình thuỷ lợi Ayunhạ)
Từ trung tâm thành phố Pleiku, đi xuôi về hướng đông nam, vượt qua đèo Chư Sê, ta sẽ đến một vùng đất cực đẹp, một đồng bằng giữa cao nguyên hùng vĩ. Sau khi công trình thủy lợi Ayun Hạ hoàn thành, nơi đây đã trở thành một đồng bằng thứ thiệt với 13.500 ha ruộng lúa nước. Lọt thỏm giữa mênh mông ruộng nước và lúa ấy là ngọn núi Chư Tao Yang, không cao lắm (209,5m) nhưng nó chứa trong lòng một huyền thoại, một sự kiện văn hóa tín ngưỡng: Cây gươm thần của Pơtao Puih (Vua lửa).
Vua lửa Siu Luynh. Ảnh: Trần Phong
Thanh gươm ấy được cất rất kỹ trong hang, mà có thể là... chưa ai được thấy, kể cả một số người có trách nhiệm của tỉnh Gia Lai và huyện Phú Thiện. Phải qua hai ngách hang thì mới đến nơi cất gươm. Cửa hang chỉ rộng chừng 70cm. Lách qua cửa hang này, sẽ gặp một nhánh hang nữa. Và đây chính là nơi mà chiếc gươm đang ẩn mình, mà người duy nhất có thể vào sau khi đã làm lễ cúng là Pơtao Puih Siu Luynh. Nhưng ông đã băng hà năm 1999. Bên cạnh núi Chư Tao Yang là Plei Ơi (làng Ơi), quê hương của các Pơtao Puih. Nó thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (huyện này vừa tách ra từ huyện Ayun Pa , giờ là thị xã Ayun Pa ), Gia Lai.
Chúng ta đều biết, thực ra xã hội Tây Nguyên chưa có nhà nước. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đến giữa thế kỷ XX thì Tây Nguyên vẫn còn đang ở giai đoạn mạt kỳ mẫu hệ. Cái gọi là chính quyền mới chỉ xuất hiện vai trò của già làng, một vài nơi có tù trưởng như ông Chut Cheo Reo, người lãnh đạo nhân dân Jơ Rai Ayun Pa chống Pháp... Cho nên từ “Pơtao” như lâu nay ta hay dịch là “vua” thực ra là không chính xác. Ở đây, Pơtao để chỉ mối liên hệ giữa người Jơ Rai với các sức mạnh vô hình với họ như thần linh hoặc vũ trụ. Các Pơtao cũng đồng thời giữ mối liên hệ giữa huyền thoại và lịch sử. Thế tức là Pơtao là những người không thực quyền, họ chỉ có vai trò là cầu nối giữa cộng đồng với các đấng siêu nhiên, cụ thể ở đây là với việc cầu mưa.
Trong hệ thống các vua mang yếu tố thần quyền ở Tây Nguyên gồm Vua lửa, Vua nước, Vua gió... thì Vua lửa là người có vai trò lớn trong đời sống tinh thần các tộc người Tây Nguyên, đặc biệt là người Jơ Rai. Ông vua này đã từng nhận sắc phong của triều Nguyễn trong những nỗ lực cố gắng của các vua Nguyễn muốn thâu tóm vùng đất cao nguyên rộng lớn này. Siu Luynh là đời Pơtao thứ 14 trong hệ thống các Pơtao đã tồn tại ở Tây Nguyên. Gọi là vua nhưng thực chất Siu Luynh không khác gì người bình thường, cũng đi làm rẫy kiếm ăn, lấy vợ sinh con, và ngài cũng biết... đòi tiền khi nhà báo đề nghị chụp ảnh. Ông chỉ thực sự có quyền khi mà hạn hán thì ông cúng cho... mưa; và mưa nhiều quá thì ông lại cúng cho... hết mưa để khỏi úng (!) Cái thanh gươm của vua nghe đồn là gươm thần được tôi bằng máu người mới nguội. Đây là một thanh gươm có thật nhưng chưa ai được thấy bao giờ. Tôi sống ở Gia Lai đã hai sáu, hai bảy năm, nhiều lần ngồi... uống rượu với “vua”, nhiều lần lờn vờn quanh cái hang ấy, nhưng chưa bao giờ dám hó hé chuyện gươm với vua. Theo suy đoán của người viết thì nó chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho thần quyền, còn thì ít nhất nó cũng đã gỉ sét hết, và nó cũng tương tự như các thanh gươm hoặc các loại binh khí được tôn làm vật thiêng treo trên các nóc nhà rông (các vật thiêng trên nóc nhà rông ngoài binh khí, nhiều khi chỉ là hòn đá suối hoặc xương thú...).
Hang gươm thần. Ảnh: V.C.H
Nguồn gốc thanh gươm của Pơtao Puih theo truyền thuyết như sau: Nó do anh em T’dia và T’diêng rèn từ một hòn đá ở núi Hàm Rồng (là một miệng núi lửa khổng lồ cách trung tâm TP Pleiku về phía nam khoảng chục cây số), nhưng khi rèn xong, thanh gươm cứ đỏ rực, không chịu nguội, nhúng vào ghè thì ghè cạn, nhúng xuống suối thì suối khô, nhúng xuống sông thì sông hết nước... Cuối cùng người ta phải nhúng bằng máu các nô lệ (?). Và ai sở hữu thanh gươm này, người đó sẽ nói chuyện được với thần linh (?). Tôi đã khá nhiều lần được tiếp xúc với... vua và thấy đấy là một người đàn ông Jơ Rai hiền lành, có vợ con đàng hoàng, cũng lam lũ lắm, đến nhà ban ngày bao giờ cũng phải nhờ người lên rẫy, cách nhà hàng 5, 7 cây số tìm, vì ông suốt ngày làm việc trên ấy, duy chỉ một việc ranh mãnh là ông biết... làm kinh tế từ... danh hiệu vua, khi ai muốn chụp ảnh ông đều phải... cho tiền.
Như thế, Pơtao Puih là người luôn phải gắn chặt với gươm thần. Nếu không có gươm thì... không có vua. Nhưng điều lý thú rằng, người Jơ Rai, người Ba na, người Lào, người Mơ Nông... đều có chung truyền thuyết về thanh gươm này. Ấy là chi tiết khi thanh gươm cứ đỏ mãi không chịu nguội, sau khi đã ăn máu người (có truyền thuyết kể ăn máu nô lệ, có truyền thuyết cho rằng máu của chính một người giúp việc tên là Pang) nó vừa nguội thì anh em T’dia, T’ diêng vứt xuống sông. Hay tin, người Chàm, người Lào, người Khơ Me. .. đều lặn tìm thanh gươm. Một dân chài người Kinh lặn được thanh gươm. Từ dưới nước ông nhô người và giơ thanh gươm lên thì người Jơ Rai giật được lưỡi gươm, người Lào giật được chuôi gươm, còn người Kinh giữ vỏ gươm. Nhà văn Nguyên Ngọc đã khai thác truyền thuyết này thành chi tiết khá đắt nói về tình đoàn kết Kinh Thượng trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đang công tác ở Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai cho rằng: Yếu tố bản địa của “thanh gươm thần” được nhiều tộc người khác nhau công nhận. Bóc đi các yếu tố thần thoại, đối chiếu với các tài liệu và suy luận khoa học, có thể thấy khi việc trồng lúa trở thành phương thức canh tác chính nuôi sống con người trên cao nguyên, nó đòi hỏi kèm theo những yếu tố khí hậu thời tiết nhất định. Nhưng khí hậu Tây Nguyên bấy giờ với 6 tháng nắng liên tục rất khốc liệt và cũng đầy bất thường. Trong đó, nguy cơ thường trực nhất là hạn hán (Các truyện cổ, truyền thuyết, trường ca... của người Tây Nguyên đều nhắc đến hạn hán như một nguyên nhân gây ra bi kịch và là dịp để các dũng sĩ ra tay nghĩa hiệp cứu dân làng, cứu người yêu, mà truyền thuyết nàng Ly (Thác Ia Ly) là một ví dụ). Trong hoàn cảnh ấy, ước muốn lớn nhất của người Jơ Rai là có thể cầu xin, “hô phong hoán vũ”, bắt thiên nhiên phục vụ con người. Ngay ở làng của vua Lửa, làng Ơi, bây giờ là giữa cánh đồng Ayun hạ mênh mông nước, có một hòn đá sừng sững. Truyền thuyết kể rằng đấy chính là chàng trai người Jơ Rai đi tìm nước cứu dân làng. Khi chỉ còn cách nước mấy chục mét nữa thì chàng chết khát và đứng luôn ở đấy từ bấy đến giờ. Dưới góc độ lịch sử thì trong nửa đầu của thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, những tộc người ở Tây Nguyên là nạn nhân của những cuộc xung đột triền miên giữa Lâm Ấp và Phù Nam, tiếp theo là Chiêm Thành và Chân Lạp nên họ phải lùi sâu vào những vùng núi cao, hẻo lánh, cách biệt với thế giới bên ngoài. Và vì thế mà họ biết đến nghề rèn khá muộn màng. Và khi những công cụ rèn đầu tiên xuất hiện với tất cả những tính năng ưu việt của nó so với trình độ săn bắt hái lượm và phát đốt chọc trỉa lúc bấy giờ, nó được gán cho yếu tố thần linh (Người Tây Nguyên theo tín ngưỡng nguyên thủy “vạn vật hữu linh” nên việc này cũng là điều dễ hiểu). Và khi gươm đã được “phong thần” thì việc tìm một người để giữ gươm như giữ vật linh là đương nhiên. Pơtao Puih có thể đã xuất hiện trong hoàn cảnh như thế...
Huyền thoại “vua Lửa” ở Tây Nguyên
 Đường vào làng vua lửa
Theo chúng tôi, Vua lửa Pơtao Puih là một nhu cầu tâm linh thiết yếu của người Tây Nguyên nói riêng, loài người nói chung, bởi ai cũng biết lửa quan trọng đối với đời sống con người như thế nào? Prômêtê chẳng đã từng được ca ngợi là “kẻ đầu tiên tuẫn tiết trên tấm lịch triết học” đó sao? Và vai trò chính của Pơtao là cầu mưa, cũng là một thứ thiết yếu với loài người. Các đời Pơtao trước có thể vai trò và thế lực của các ông lớn hơn, còn đến Siu Luynh, thực chất ông chỉ còn cái tiếng, vì sống giữa rốn của công trình thủy lợi Ayun hạ mênh mông 13.500 ha ruộng nước, chả ai cần phải đợi mưa nữa cả, nước mênh mông như giữa đồng bằng lúa nước. Nhưng dẫu sao thì ông cũng đã là một nhân vật được chú ý. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai hồi đó đã tổ chức cho ông tham gia đoàn già làng trưởng bản ra thăm Hà Nội, viếng lăng Bác Hồ, khi về ông say sưa hào hứng kể chuyện cả tháng trời cho dân làng nghe mà vẫn “chưa hết cái Hà Nội”, chưa hết “con đường ra Hà Nội”. Làng Vua lửa ở là Plei Ơi (Plei = làng) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ cách đây hơn mười năm (1993). Khi ông mất, cả Plei và các vùng phụ cận đều đi đưa. Nghi lễ đám ma của ông cũng khác người thường một chút: Không đặt thi hài trên sàn nhà mà đặt dưới đất theo hướng đông tây, xác được quàn trong một cây gỗ to khoét rỗng và 2 ngày mới đi chôn. Nhà mồ hiện đại lợp ngói và trang trí rất đẹp nhưng không có tượng mồ như phong tục của người Tây Nguyên, vì tuy ông chết nhưng hồn ông vẫn còn ở với dân làng giúp những người kế vị tốt hơn?
Theo quy định truyền mồm thì con của Siu Luynh không được “nối ngôi” vì người này sẽ mang họ mẹ. Vậy chỉ có em ruột hoặc một người nào đó mang họ Siu mới được quyền này (một thứ quyền chẳng có... quyền gì). Theo chỗ tôi được biết thì có một vị phó vương là em Siu Luynh, người thường xuyên phụ giúp Siu Luynh khi hành lễ cúng Yàng khả năng sẽ được dân làng suy tôn, tuy thế, đã mấy năm rồi, ngôi vị Pơtao Puih vẫn để trống. Và như thế, những vấn đề thực hư về Vua lửa, về thanh gươm thần vẫn còn rất mơ hồ, vẫn còn bí ẩn như sương như khói. Và chính điều này nó khiến cho vùng đất này trở nên hấp dẫn...
  •  Văn Công Hùng
Ở Chư Sê gần Ayunhạ Vẫn còn một “vua Nước”
thứ thiệt ở Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên người ta hay nói đến vua Lửa (Pơ tao Puih) mà ít người biết ngoài vua Lửa còn có vua Nước. Chính sử triều Nguyễn Đại Nam liệt truyện đã có một chương chép về vua Nước dưới cái tên “Thuỷ Xá”. Ở làng Plei Tao, vua Nước vẫn còn trong ký ức với một vị “vua” thứ thiệt cuối cùng
Từ trung tâm thị trấn Chư Sê (Gia Lai) theo quốc lộ 19 về hướng tây – nam khoảng 20km là đến Plei Tao. “Plei Tao” tiếng Jrai có nghĩa là “Làng Vua”. Đây là nơi ở duy nhất của các vị vua Nước từ xưa đến nay…

Trong ký ức “làng vua”  
 “Vua nước” – tiếng Jrai là “ Pơtao Ia ”. “Pơ tao” có nghĩa là “đứng đầu”; “Ia” là nước. “Vua” ở đây chỉ là cách gọi của người Kinh, hoàn toàn không giống khái niệm vua của chế độ phong kiến. Đồng bào Tây Nguyên quan niệm hai yếu tố quan trọng nhất của sự sống con người là nước và lửa nên mỗi thứ phải có người đứng đầu để duy trì. Trách nhiệm của “vua” là trời hạn thì cúng cầu mưa; mưa lâu quá thì cúng cho tạnh. Ngoài ra nếu làng nào có dịch bệnh thì cúng cho khỏi. Không dính dáng gì đến việc cai trị có tính chất hành chính nhưng do sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, trình độ nhận thức về tự nhiên lạc hậu nên người Tây Nguyên rất coi trọng yếu tố tâm linh. Chính vì vậy nên vua Nước được đồng bào tôn sùng với một quan niệm thần bí không khác mấy một vị vua ở thế gian…
Theo các tài liệu thì hiện tượng vua Nước đã có cách đây trên 550 năm với bảy đời truyền nối xác định được tên. Đời vua Nước cuối cùng là Rơ Chăm Chuych – chúng tôi sẽ nói ở phần sau.
Các vua Nước kế vị không theo chế độ cha truyền con nối. Người nào trong họ cũng có thể làm “vua” miễn là thuộc dòng họ Rơ Chăm. Nếu là họ Kpă hoặc Siu thì chỉ được làm “phụ” – tức là thay “vua” đảm nhận các công việc ngoại giao, cúng lễ… Người làm “vua” phải được cả dòng họ và cộng đồng thừa nhận với những tiêu chuẩn rất nghiêm nhặt: không bao giờ được uống rượu say, không ăn uống tạp; không được làm điều ác, không trai gái bậy bạ… Nói tóm lại là người đó phải có một nhân cách đạo đức hơn hẳn mọi người…
Là “vua” nhưng suốt đời hoàn toàn không được hưởng chút quyền lợi gì của cộng đồng, trái lại phải tuân theo những quy ước rất hà khắc. Nhà “vua” phải nằm riêng ở một góc làng, cũng chỉ là nhà tranh nhưng phải dựng đúng con số năm hoặc bảy gian. “Vua” phải ở riêng một gian, ăn uống riêng, đồ dùng riêng. “Vua” cũng phải đi làm rẫy để kiếm sống như người thường nhưng phải là một khu vực riêng; giọt nước tắm cũng riêng… Trừ những lúc đi làm rẫy, “vua” chỉ ra ngoài lúc làng nào có dịch bệnh phải cúng. Mỗi chuyến “xuất cung”, “vua” thường cuỡi voi và đem tất cả người phụ việc cùng với đồ dùng riêng theo.
Như trên đã nói thì suốt cuộc đời làm “vua”, nhà vua chỉ giữ vai trò của một thầy cúng không hơn không kém. Nhưng sở dĩ “vua” có quyền năng trên tất cả là nhờ được sử dụng quyền trượng của thanh kiếm. Thanh kiếm của “vua” là một thanh kiếm rất đỗi kỳ bí… Người già truyền lại rằng nguyên lúc mới khai thiên lập địa mặt đất còn nhiều thú dữ và ma quỷ. Loài người lúc ấy còn yếu ớt nên không thể chống nổi. Yàng thấy vậy bèn ban cho thanh kiếm thần. Với thanh kiếm mầu nhiệm, con người đã trừ được ma quỷ, gọi được mưa xuống cho mình. Sau này trở nên đông đúc rồi, họ phải chia tay nhau đến mọi nơi sinh sống. Thanh kiếm thần cũng được chia ra, lưỡi do người Jrai giữ còn vỏ thì giao cho người Kinh, hẹn rằng có giặc thì phải gộp lại để cùng đánh chúng. Câu chuyện đượm màu truyền thuyết có lẽ mới xuất hiện sau này để nói lên ý chí đoàn kết dân tộc, còn nguồn gốc thực của thanh kiếm thì hãy còn là một điều bí mật chưa ai được tường. Người ta quan niệm nếu không có lý do gì mà lấy kiếm ra thì mưa sẽ ngập lụt cả thế gian. Bởi vậy thanh kiếm bí hiểm đó hiện chỉ một người biết nơi cất giấu – đó là Rơ Chăm Chuych đời vua Nước sau cùng. Nguyên ngày xưa thanh kiếm thiêng vẫn bọc kín để trong phòng “vua’’ nhưng nay vì Chuych không chịu làm “vua” nữa nên phải để xa làng, nếu không dịch bệnh, tai hoạ sẽ xảy ra…
“Vua’’ không muốn làm vua!  
Chúng tôi tìm đến làng Thơ Ga để tìm vị “vua” nghe có vẻ kỳ dị này… “Vua” đang ngồi thái thuốc trước hiên nhà bằng một cây rựa dài, mình khoác hờ chiếc áo màu gạch non nhăn nhúm; điếu thuốc sâu kèn ngậm lút miệng phả khói khét lẹt. Một nụ cười ngỡ ngàng mở ra thay lời chào… Những người hàng xóm tròn mắt ngạc nhiên khi nghe chúng tôi gọi ông là “vua”. Ở làng Thơ Ga này chẳng mấy ai biết vua Nước là gì nên với Rơ Chăm Chuych, người ta chỉ biết ông ở Plei Tao, bắt vợ ở làng này, tính hơi “hâm” một chút – thế thôi…
Rơ Chăm Chuych năm nay 57 tuổi. Ông là người được nhắm ngôi vị vua Nước lúc còn rất trẻ nhưng chưa kịp làm lễ thì bị điên. Một thời gian sau thấy đỡ, ông đi lính công binh cho chế độ cũ. “Thằng Chuych đi lính, rượu chè trai gái bậy bạ rồi sẽ hỏng mất con người vua”. Già làng nói vậy và dẫn dân làng lên đòi Chuych về. Người ta làm lễ “lên ngôi” rồi bắt vợ cho Chuych. Trong hơn 20 mùa rẫy, vợ đẻ được 11 đứa con nhưng chỉ nuôi được 5… Thấy làm “vua” chẳng được gì mà chỉ cúng lễ tốn kém, vợ gây gổ với Chuych luôn. Khổ trong đầu nhiều quá, Chuych hay lén đi uống rượu nhà mả, ăn cả con chuột, con ếch; nhìn cả người chết nên bị điên trở lại. Vợ đã khổ vì con đông nay lại phải gánh thêm “vua điên” nên bỏ luôn. Dân làng thấy vậy cho là Yàng không muốn Chuych làm “vua” nên xui ra thế, và từ đó họ không còn coi Chuych là “vua” nữa… Ba năm sống lang thang một mình, bỗng nhiên bệnh Chuych lại đỡ. Nhờ người mai mối, Chuych làm quen rồi bắt Siu Ar Lol ở làng Thơ Ga. Trước khi bắt lại Chuych, Ar Lol đã có hai đời chồng. Chồng đầu bỏ, được ba đứa con; chồng thứ hai bị điên chết, bỏ lại hai con. Chuych về ở cũng như góp gạo vào một nồi cho vui vậy thôi…
“Không phải Yàng không cho làm “vua” nên xui Chuych làm những việc cấm, chính vì không thích làm “vua” nên Chuych cố làm ra như vậy. Làm “vua” khổ quá, làm con người thường sướng hơn. Không phải riêng Chuych đâu, mọi người đều nghĩ thế cả. Cúng làm sao tới trời được, đó là vì ngày xưa ông bà mình nghĩ thế thôi”. Rơ Chăm Chuych cười thoải mái.
Quả là một “ông vua bất trị” thật, nhưng ngẫm điều ông nói cũng không phải không có lý: vua Nước thực ra chỉ là một hiện tượng tín ngưỡng của một thời…
                            bài và ảnh  Ngọc Tấn
Đầu xuân về thăm "làng vua" ở Gia Lai.
      Trong căn nhà sàn của Già làng Rơ mah Ên, lũ con cháu trong làng tụ tập về đây liên hoan. Lửa củi cháy bập bùng, những nam nữ thanh niên quây quần bên ghè rượu cần rồi gõ chiêng nhảy múa... Chúng tôi thực hiện chuyến du xuân đầu tiên về thăm một làng quê độc nhất vô nhị này ở Gia Lai... và lần đầu tiên được nghe câu chuyện về làng Plei Ơi "làng vua" (thuộc xã Ia Ke, huyện Phú Thiện)...
"Làng vua" - Chiếc nôi của nền văn hóa cộng đồng
......Vào một ngày xuân đã lâu lắm rồi, theo bao con trăng lẩn trốn, bao lần mặt trời mọc rồi lặn... Bỗng một hôm nắng đẹp, đánh thức những nhánh lan rừng chớm nở thơm ngát. Ở dưới chân núi Ba Hòn, người dân xung quanh nhìn thấy mọc lên 5 nóc nhà: Một là nhà "vua Lửa", hai là nhà phụ tá vua và nhà của họ hàng nhà "vua ("vua Lửa" có tên thật là Pơ Tao Pui Sui Lăk, người Jơ Rai.
      Vào đầu năm Minh Mạng thứ 10 (1824) "vua Lửa" còn được triều đình nhà Nguyễn ban cho tên là Ma Lâm). Không biết họ đến từ đâu. Chỉ biết rằng khi dừng chân ở đây, thấy thổ nhưỡng, địa hình trù phú rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nuôi sống con người, thế là chẳng ai bảo ai, họ tự dựng nhà và chung sức làm ăn sinh sống.
      Gọi là "vua" nhưng cuộc sống của "vua" cũng như bao bà con sống quanh vùng,   cũng "phát, đốt, chọc, tỉa", sống du canh, du cư, chỉ có vai trò của "vua" là quan trọng nhất, giống như già làng ở các địa phương Tây Nguyên bây giờ.
Khi "vua" đến vùng đất này, dân làng làm ăn khá giả và trở nên trù phú, người dân quanh vùng gặp chuyện khó khăn do mất mùa đói kém hoặc bất đồng trong cuộc sống gia đình, làng bản đều đến đây nhờ “vua” cho tá túc và dần dần họ cùng nhau lập thành làng. Rồi cái tên Plei Ơi xuất hiện từ đó. "Plei" tiếng Kinh có nghĩa là làng, còn "Ơi" là vua (làng vua).
      Tiếng lành đồn xa, đồng bào Jrai - Ba Nar ở Krông Pa, Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk... mỗi khi gặp chuyện không may thì cả làng kéo nhau đến tận Plei Ơi nhờ "vua" cúng Yang để cho cuộc sống gặp chuyện tốt lành. Cũng từ đây, phong trào văn hóa cộng đồng xuất hiện và phát triển, nhà nào ăn nên làm ra cũng đều tích góp mua sắm thật nhiều chiêng ghè, có những bộ chiêng trước đây có nhà phải đổi đến vài chục con trâu, bò, thậm chí cả 5-7 con voi.
      Hiện nay, trong làng còn có gia đình "vua Lửa", gia đình Rơ Mah Ên, Kso Hvim... mỗi gia đình có tới ba bộ chiêng quý: Chiêng để đánh ngoài cộng đồng, chiêng đánh trong gia đình, chiêng đánh trong mùa lễ hội...
      Đến nay, Plei Ơi là làng duy nhất ở Tây Nguyên còn nhiều chiêng, ghè cổ. Vì chính giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc như thế, nên đã có một làng Plei Ơi mang bao điều bí ẩn từ thuở lập làng và cho tới tận bây giờ vẻ nguyên sơ của làng chưa bị pha trộn văn hóa “hiện đại”. Chính điều đó đã có một Plei Ơi mang đậm giá trị văn hóa truyền thống và là khu di tích Plei Ơi bây giờ. Nhưng cuộc sống "du canh, du cư của người dân Plei Ơi ngày càng khó khăn, do rừng núi hoang tàn, đất đai bạc màu, dân cư đông đúc, Nhà nước đã tính đến việc dời dân, xây dựng cuộc sống mới.
Làng Plei Ơi - Ngôi nhà đại đoàn kết 
.......Plei Ơi là làng tập hợp nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, hiện có 97 hộ, 574 khẩu, 65% người Jrai, còn lại là người Thái, Ba Nar, Xê Đăng và Kinh. Bước ra từ rừng núi hoang vu, nên ngày đầu đời sống nhân dân còn có nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo và của cấp ủy, chính quyền địa phương..., Plei Ơi hôm nay khác trước nhiều lắm mà trước hết là nhận thức về xã hội, làm ăn kinh tế... Bởi vậy, khi nghe vận động, dân làng đã đồng loạt nhất trí rời làng ra gần đường lập nghiệp, để thuận lợi cho việc sản xuất, giao lưu hàng hóa...
      Không giấu được niềm vui, Sui Ghem, trưởng thôn nói như khoe với chúng tôi: "Mình đã làm nhiều, nói nhiều để dân Plei Ơi hiểu rằng ở đời này chỉ có Bác Hồ, chỉ có Đảng lãnh đạo thì dân mình mới luôn có nồi cơm đầy, hạt thóc, hạt ngô đầy nương, con cái được đi học, được làm cán bộ của Đảng, có điện sinh hoạt, mọi vật dụng trong gia đình như tivi, xe máy... ngày càng có nhiều, điều mà trước đây cha ông ta bao đời làm cũng chưa có được (hiện nay trong làng 97% số hộ đã có tivi, hơn 90% có xe máy, 35% có xe công nông, máy xay xát lúa, ngô...).
Nhưng cái đầu dân làng còn ít chữ vì thế một số bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo làm những điều sai trái. Biết được, cái bụng mình buồn lắm, cùng với già làng Ên và một số cán bộ thôn, cứ đi hết nhà này, qua nhà khác nói vào cái tai cho nó hiểu. Do đó, hơn 2 năm nay ở làng Plei Ơi không một ai bị kẻ xấu kích động, lôi kéo làm điều sai nữa. Giờ đây, họ đã hướng về Đảng, về Bác như cây rừng trên núi Ba Hòn hướng về mặt trời vậy...
      Nếu trước đây cuộc sống của bà con cứ “chặt, đốt, chọc, tỉa”, rừng rú ngày càng bị tàn phá, đất đai không còn màu mỡ nên người dân vẫn cứ nghèo khổ. Nay, nhờ vào thủy lợi Ayun Hạ, chỗ nào cũng trồng được cây lúa nước hai vụ, cùng những cây trồng cho năng suất cao.
Còn về chăn nuôi cũng đã thay đổi các giống “địa phương” không năng suất bằng giống lai hiệu quả... Đặc biệt là làng còn thành lập hợp tác xã nông nghiệp Thanh Sơn để vừa là cầu nối giúp bà con áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, trồng trọt, vừa tiêu thụ sản phẩm khi bà con làm ra...".
Bên cạnh sự thay đổi về kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần của bà con đồng bào các dân tộc ở đây cũng thay đổi rất nhiều. Chuyện học hành của con cháu đã được cả làng quan tâm. 100% trẻ em được đi học, có nhiều em đã học hết cấp 2, cấp 3. Năm 2000, Plei Ơi đã được công nhận là làng Thanh niên theo tiêu chí mới, làng văn hóa cộng đồng.
Nằm gần khu du lịch A Yun Hạ, với khu di tích Plei Ơi và núi Ba Hòn, hồ thủy lợi A Yun Hạ sẽ tạo nên một điểm du lịch sinh thái mang nhiều dấu ấn về vẻ đẹp kỳ thú và đậm đà bản sắc cội nguồn văn hóa truyền thống, địa phương...
Tây Nguyên vào xuân, khắp các bản làng mừng vui trong những ngày hội lịch sử của dân tộc, Plei Ơi cũng đang hòa vào những niềm vui lớn đó, đặc biệt là sự đổi thay nhiều mặt của một làng quê giàu truyền thống văn hóa, cộng đồng
   Lê Quang Hồi-Theo cand.com
Những bài viết khác xung quang chủ đề Vua Nước, Vua Lửa, Vua gió,...
             Ở Tây nguyên thực ra có đến 3 ông vua không ngai là vua gió, vua nước và vua lửa. Ông vua gió và vua nước nghe đồn là ở huyện Chư Sê, Gia Lai nhưng đã chết từ đời nảo đời nào, chỉ nghe nói chứ chả gặp bao giờ. Còn Hoả xá chính là Vua lửa Siu Luynh đời thứ 14 vừa băng hà tại quê nhà, làng Ơi, xã Chư A Thai, huyện A Yun Pa, tỉnh Gia Lai cách đây 6 năm. Tức là trước ông Siu Luynh này đã có 13 đời Hoả xá (Vua lửa) cùng trong dòng họ Siu, và cũng chỉ ở Chư A Thai, A Yun pa.
             Trong “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn ghi: “Nước ấy có chừng hơn 50 thôn, trong nước có núi Bà Nam rất cao lớn, là trấn sơn một phương, Thuỷ Vương ở phía Đông núi, Hoả Vương ở phía Tây núi, đều có địa phận riêng, gác cây làm nhà, bộ thuộc đều vài trăm người, cày bằng dao, trồng bằng lửa, tháng giêng reo, tháng năm lúa chín, không gặt mà chỉ tuốt, không biết ngày tháng. Vua cưỡi voi, đi theo độ hơn mười người. Đến một thôn Man nào đánh ba hồi chiêng, người trong thôn đều ra, làm nhà tranh cho vua ở”...  Còn trong “Đại nam liệt truyện” sơ tập 931 thì viết: “Nước Thuỷ xá và nước Hoả xá, hai nước này ở trên đất Nam Bàn, có độ hơn 50 thôn. Cứ 5 năm một lần, chúa Nguyễn sai người đến nước ấy, mang cho các đồ vật như áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và bát đĩa, các thứ đồ gốm... Hai nước nhận được các thứ cho ấy, tức khắc sắm sửa các thứ sản vật địa phương như kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực... để dâng hiến lại”... Sách này chép tiếp: “Hai nước tuy nay có vua mà không có binh lính và thành quách; cày lấy mà ăn, dệt lấy mà mặc... chỉ nên ra là nhờ dựa vào thần quyền mà dân chúng suy tôn. Mán dân thờ phụng như thần thiêng vậy. Còn như cái quyền sinh sát, việc tranh đấu đều do sách trưởng (có thể là tù trưởng hoặc tương đương thế- TG) nắm cả, vua thực không dự đến”.
            Ở Tây nguyên thực ra có đến 3 ông vua không ngai là vua gió, vua nước và vua lửa. Ông vua gió và vua nước nghe đồn là ở huyện Chư Sê, Gia Lai nhưng đã chết từ đời nảo đời nào, chỉ nghe nói chứ chả gặp bao giờ. Còn Hoả xá chính là Vua lửa Siu Luynh đời thứ 14 vừa băng hà tại quê nhà, làng Ơi, xã Chư A Thai, huyện A Yun Pa, tỉnh Gia Lai cách đây 6 năm. Tức là trước ông Siu Luynh này đã có 13 đời Hoả xá (Vua lửa) cùng trong dòng họ Siu, và cũng chỉ ở Chư A Thai, A Yun pa.
      Chúng ta đều biết, thực ra xã hội Tây Nguyên chưa có nhà nước. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đến giữa thế kỷ XX thì Tây nguyên vẫn còn đang ở giai đoạn mạt kỳ mẫu hệ. Cái gọi là chính quyền mới chỉ xuất hiện vai trò của già làng, một vài nơi có tù trưởng như ông Chut Cheo Reo, người lãnh đạo nhân dân Jơrai Ayun Pa chống pháp... Cho nên từ “Pơtao” như lâu nay ta hay dịch là “vua” thực ra là không chính xác. Ở đây, pơtao để chỉ mối liên hệ giữa người Jơ Rai với các sức mạnh vô hình với họ như thần linh hoặc vũ trụ. Các Pơtao cũng đồng thời giữ mối liên hệ giữa huyền thoại và lịch sử. Thế tức là Pơtao là những người không thực quyền, họ chỉ có vai trò là cầu nối giữa cộng đồng với các đấng siêu nhiên, cụ thể ở đây là với việc cầu mưa. Ở đây, ta cũng cứ gọi là “vua’ theo truyền thống cho nó... oách và quen miệng.Trong hệ thống các vua mang yếu tố thần quyền ở Tây nguyên gồm vua lửa, vua nước, vua gió... thì vua lửa là người có vai trò lớn trong đời sống tinh thần các tộc người tây nguyên, đặc biệt là người Gia Rai. Ông vua này đã từng nhận sắc phong của triều Nguyễn trong những nỗ lực cố gắng của các vua Nguyễn muốn thâu tóm vùng đất cao nguyên rộng lớn này. Siu Luynh là đời Pơtao thứ 14 trong hệ thống các Pơtao đã tồn tại ở Tây nguyên. Gọi là vua nhưng thực chất Siu Luynh không khác gì người bình thường, cũng đi làm rẫy kiếm ăn, lấy vợ sinh con, và ngài cũng biết... đòi tiền khi nhà báo đề nghị chụp ảnh. Ông chỉ thực sự có quyền khi mà hạn hán thì ông cúng cho... mưa? và mưa nhiều quá thì ông lại cúng cho... hết mưa để khỏi úng? Vua có một thanh gươm nghe đồn là gươm thần được tôi bằng máu người mới nguội, hiện được cất rất kỹ tại một hang đá ngay bên cạnh làng Ơi, giữa cánh đồng Ayun hạ bây giờ. Đây là một thanh gươm có thật nhưng chưa ai được thấy bao giờ. Tôi sống ở Gia Lai đã hai bốn năm, nhiều lần ngồi... uống rượu với “vua”, nhiều lần lờn vờn quanh cái hang ấy, nhưng chưa bao giờ dám hó hé chuyện gươm với vua. Theo suy đoán của người viết thì nó chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho thần quyền còn thì ít nhất nó cũng đã gỉ sét hết, và nó cũng tương tự như các thanh gươm hoặc các loại binh khí được tôn làm vật thiêng treo trên các nóc nhà rông (các vật thiêng trên nóc nhà rông ngoài binh khí, nhiều khi chỉ là hòn đá suối hoặc xương thú...). Nguồn gốc thanh gươm của Pơtao Puih theo truyền thuyết như sau: nó do anh em T'dia và T'diêng rèn từ một hòn đá ở núi Hàm Rồng (là một miệng núi lửa khổng lồ cách trung tâm TP Pleiku về phía nam khoảng chục cây số), nhưng khi rèn xong, thanh gươm cứ đỏ rực, không chịu nguội, nhúng vào ghè ghè cạn, nhúng xuống suối suối khô, nhúng xuống sông sông hết nước... cuối cùng người ta phải nhúng bằng máu các nô lệ? và ai sở hữu thanh gươm này, người đó sẽ nói chuyện được với thần linh? Từ năm 1904, một viên sĩ quan Pháp (có tài liệu nói là cố đạo, là nhà khoa học) tên là Odend’hal cùng 4 tuỳ tùng chỉ vì lý do cứ đòi xem gươm cho bằng được, đã bị dân làng giết chết. Sau đó tỉnh Gia Lai đã có một kế hoạch xem gươm do hai ông người Gia Rai đương chức thời ấy là ông Ksor Krơn nguyên bí thư tỉnh uỷ và ông Nay Quách nguyên phó giám đốc sở Văn Hoá thông tin chủ trì. Kế hoạch là phải làm một lễ rất lớn, có giết trâu cúng... rồi sau đấy mới được xem, được quay phim chụp ảnh... trong thời gian rất ngắn. Nhưng sau đấy hình như vì lý do kinh phí và cả một vài ý kiến rằng làm như thế là mê tín, là... công nhận vua... nên cuối cùng chưa ai thấy gươm cả. Tôi đã khá nhiều lần được tiếp xúc với... vua và thấy đấy là một người đàn ông Gia Rai hiền lành, có vợ con đàng hoàng, cũng lam lũ lắm, đến nhà ban ngày bao giờ cũng phải nhờ người lên rẫy, cách nhà hàng 5, 7 cây số tìm, vì ông suốt ngày làm việc trên ấy, duy chỉ một việc ranh mãnh là... làm kinh tế từ... danh hiệu vua khi ai muốn chụp ảnh ông đều phải... cho tiền.
            Như thế, Pơ tao Puih là người luôn phải gắn chặt với gươm thần. Nếu không có gươm thì... không có vua. Nhưng điều lý thú rằng, người Jrai, người Bơnah, người Lào, người Mơ Nông... đều có chung truyền thuyết về thanh gươm này. Ấy là khi thanh gươm cứ đỏ mãi không chịu nguội, sau khi đã ăn máu người (có truyền thuyết kể ăn máu nô lệ, có truyền thuyết cho rằng máu của chính một người giúp việc tên là Pang) nó vừa nguội thì anh em TDia, TDiêng vứt xuống sông. Hay tin, người Chàm, người Lào, người Khơ Me... đều lặn tìm thanh gươm. Một dân chài người Kinh lặn được thanh gươm. Từ dưới nước ông nhô người và giơ thanh gươm lên thì người Jrai giật được lưỡi gươm, người Lào giật được chuôi gươm, còn người Kinh giữ vỏ gươm. Nhà văn Nguyên Ngọc đã khai thác truyền thuyết này thành chi tiết khá đắt nói về tình đoàn kết Kinh Thượng trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đang công tác ở sở Văn hoá Thông tin Gia Lai cho rằng: Yếu tố bản địa của “thanh gươm thần” được nhiều tộc người khác nhau công nhận. Bóc đi các yếu tố thần thoại, đối chiếu với các tài liệu và suy luận khoa học, có thể thấy khi việc trồng lúa trở thành phương thức canh tác chính nuôi sống con người trên cao nguyên, nó đòi hỏi kèm theo những yếu tố khí hậu thời tiết nhất định. Nhưng khí hậu Tây Nguyên bấy giờ với 6 tháng nắng liên tục rất khốc liệt và cũng đầy bất thường. Trong đó, nguy cơ thường trực nhất là hạn hán (Các truyện cổ, truyền thuyết, trường ca... của người Tây Nguyên đều nhắc đến hạn hán như một nguyên nhân gây ra bi kịch và là dịp để các dũng sĩ ra tay nghĩa hiệp cứu dân làng, cứu người yêu, mà truyền thuyết nàng Ly (Thác Ia Ly) là một ví dụ). Trong hoàn cảnh ấy, ước muốn lớn nhất của người Jrai là có thể cầu xin, “hô phong hoán vũ”, bắt thiên nhiên phục vụ con người. Ngay ở làng của vua Lửa, làng Ơi, bây giờ là giữa cánh đồng Ayun hạ mênh mông nước, có một hòn đá sừng sững. Truyền thuyết kể rằng đấy chính là chàng trai người Jrai đi tìm nước cứu dân làng. Khi chỉ còn cách nước mấy chục mét nữa thì chàng chết khát và đứng luôn ở đấy từ bấy đến giờ. Dưới góc độ lịch sử thì trong nửa đầu của thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, những tộc người ở Tây Nguyên là nạn nhân của những cuộc xung đột triền miên giữa Lâm Ấp và Phù Nam, tiếp theo là Chiêm Thành và Chân Lạp nên họ phải lùi sâu vào những vùng núi cao, hẻo lánh, cách biệt với thế giới bên ngoài. Và vì thế mà họ biết đến nghề rèn khá muộn màng. Và khi những công cụ rèn đầu tiên xuất hiện với tất cả những tính năng ưu việt của nó so với trình độ săn bắt hái lượm và phát đốt chọc tỉa lúc bấy giờ, nó được gán cho yếu tố thần linh (Người Tây Nguyên theo tín ngưỡng nguyên thuỷ “vạn vật hữu linh” nên việc này cũng là điều dễ hiểu). Và khi gươm đã được “phong thần” thì việc tìm một người để giữ gươm như giữ vật linh là đương nhiên. Pơtao Puih có thể đã xuất hiện trong hoàn cảnh như thế.
             Như đã nói, đến nay đã có 14 đời Pơtao Puih. Nếu tính trung bình sáu chục năm một đời thì Pơtao Puih cũng mới xuất hiện trên dưới bảy tám trăm năm. Thứ tự tên các Pơtao Puih như sau; 1/ Ksor Chlỡi. Ông này là người đầu tiên được giao nhiệm vụ giữ gươm nhưng ông cương quyết từ chối vì Pơtao phải thực hiện một chế độ kiêng khem rất nghiêm ngặt (không được ăn thịt bò, ếch nhái, lòng của những động vật nuôi trong nhà...). Vì từ chối mà ông đã bị cộng đồng giết rất dã man, chặt 2 chân, 2 tay rồi chặt đầu. 2/ Rơ Chăm Trũl. 3/ Rơ Chăm ANur. Đây là người đầu tiên thực hiện các nghi lễ cúng thần gươm và có bài cúng cầu mưa hẳn hoi. 4/ Siu Bôm. Khi Anur chết, ông không trao việc giữ gìn thanh gươm cho dòng họ Rơ Chăm nữa mà trao cho con trai mình, một thanh niên thông minh và tài giỏi. Vì là con của Anur nên anh này mang họ mẹ. Từ đây vĩnh viễn thanh gươm do dòng họ Siu nắm giữ. 5/ Siu Djua. 6/ Siu Nhong. Đây là người đặt nền móng cho sự manh nha hình thành vùng lãnh thổ của Pơtao Puih. Đầu tiên ông này cũng từ chối không nhận nhiệm vụ giữ gươm vì nhà nghèo không ăn kiêng được. Dân làng thuyết phục ông 7 ngày 7 đêm, hứa sẽ cấp thức ăn cho ông ăn kiêng. Dân làng nói “ Nhong ơi, nếu ông không chịu giữ thanh gươm, chắc là cả vùng mình đây sẽ chết hết thôi. Bây giờ trời đang nắng, nếu ông gõ vào nước mà có mưa, dân làng không đau ốm thì ông là người có thần, có tài, chúng tôi sẽ cùng góp rượu, góp trâu để cúng và cử ông làm Pơtao”. Nhong đã đánh 7 lần vào nước, và 7 ngày sau thì mây mưa ào ào kéo đến như thác. Và ông chính thức phải nhận là Pơtao Puih. 7/ Siu Blông. 8/  Siu Blet. Đây là Pơtao có công rất lớn trong việc thiết lập quan hệ với người Việt. Hàng năm ông đều cử người mang quà đi tiến cống vua nước Việt và nhận quà của vua Kinh. Sử cũ có nhắc đến việc này. 9/ Siu Ji. 10/ Siu Y. Đây là Pơtao đã rời làng về địa điểm Plei Ơi ngày nay. Đây là thời kỳ trong xã hội Jrai xuất hiện nô lệ, thường là những người bị tội và không có tiền nộp phạt cho làng và bị những người giàu “mua” về, lấy tiền đó trả cho làng. 11/  Siu Ăt. Đây là vị thủ lĩnh Jrai chống pháp. Và người Pháp đầu tiên bị người Jrai giết Odend’hal chính là ở thời kỳ này. 12/ Siu Tũ. Ông này cũng quyết liệt chống Pháp và bị Pháp bắt giam ở Kon Tum. Ông mất năm 1947. 13/ Siu Nhót. Ông được cả người Pháp rồi người Mỹ sau này tìm cách thu phục. Năm 1973 ông bị ốm liệt cả tứ chi, nhưng đến 1986 ông mới mất. Mộ của ông vẫn còn ở Plei Ơi. Và người thứ 14 là Siu Luynh kế vị từ 1986. Thực ra ông này chưa được làm lễ nhận gươm và đã mất năm 1999. Ở đây có một điều lưu ý là vì người giữ gươm, tức được làm Pơtao Puih chỉ là người mang họ Siu nên con của các Pơtao không bao giờ được... nối ngôi, bởi người Jrai theo chế độ mẫu hệ, mang họ mẹ, mà theo nguyên tắc, vợ của Pơtao phải là người mang họ Rơmah. Quy định cụ thể về người nối ngôi như sau: Nếu một người mẹ họ Siu có con làm Pơtao, thì ở thế hệ tiếp theo, người kế vị sẽ là con trai của những người chị hoặc em gái của Pơtao cũ. Và cứ thế, bảo đảm người nối ngôi luôn mang dòng họ Siu. Nếu người nối ngôi khi lên nhận chức Pơtao Puih mà đã có vợ không phải họ Rơmah thì ông ta phải... bỏ bà vợ này và các phụ tế, gọi là kơeng, sẽ chọn cho ông một... hoàng hậu họ Rơmah.
             Theo chúng tôi, vua lửa Pơtao Puih là một nhu cầu tâm linh thiết yếu của người tây nguyên nói riêng, loài người nói chung, bởi ai cũng biết lửa quan trọng đối với đời sống con người như thế nào? Prômêtê chẳng đã từng được ca ngợi là "kẻ đầu tiên tuẫn tiết trên tấm lịch triết học" đó sao? Và vai trò chính của Pơtao là cầu mưa, cũng là một thứ thiết yếu với loài người. Các đời Pơtao trước có thể vai trò và thế lực của các ông lớn hơn, còn đến Siu Luynh, thực chất ông chỉ còn cái tiếng, vì sống giữa rốn của công trình thuỷ lợi Ayun hạ mênh mông 13.500 ha, chả ai cần phải đợi mưa nữa cả, nước mênh mông như giữa đồng bằng lúa nước. Nhưng dẫu sao thì ông cũng đã là một nhân vật được chú ý. Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai hồi đó đã tổ chức cho ông tham gia đoàn già làng trưởng bản ra thăm Hà Nội, viếng lăng bác Hồ, khi về ông say sưa hào hứng kể chuyện cả tháng trời cho dân làng nghe mà vẫn "chưa hết cái Hà Nội", chưa hết “con đường ra Hà Nội”. Làng vua lửa ở là Plei Ơi (Plei = làng) đã được bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ cách đây hơn mười năm (1993). Khi ông mất, cả  Plei và các vùng phụ cận đều đi đưa. Nghi lễ đám ma của ông cũng khác người thường một chút: Không đặt thi hài trên sàn nhà mà đặt dưới đất theo hướng đông tây, xác được quàn trong một cây gỗ to khoét rỗng và 2 ngày mới đi chôn. Nhà mồ hiện đại lợp ngói và trang trí rất đẹp nhưng không có tượng mồ như phong tục của người Tây Nguyên, vì tuy ông chết nhưng hồn ông vẫn còn ở với dân làng giúp những người kế vị tốt hơn?
              Theo quy định như đã dẫn thì con của Siu Luynh không được "nối ngôi". Vậy chỉ có em ruột hoặc một người nào đó mang họ Siu mới được quyền này (một thứ quyền chẳng có... quyền gì). Theo chỗ tôi được biết thì có một vị phó vương là em Siu Luynh, người thường xuyên phụ giúp Siu Luynh khi hành lễ cúng Yàng khả năng sẽ được dân làng suy tôn, tuy thế, đã mấy năm rồi, ngôi vị Pơtao Puih vẫn để trống. Sở Văn hoá Thông Tin Gia Lai, bằng nỗ lực và nhiệt tình của mình, đã vừa in và phát hành một tập sách về Vua Lửa Pơtao Puih dày gần 400 trang với nhiều thông tin rất thú vị về một hiện tượng thần quyền, vua không ngai, một hiện tượng văn hoá tín ngưỡng... của người Jơrai nói riêng và Tây nguyên nói chung...
ayunpa-Ho-Ayun-Ha-12521.jpg

KHAI THÁC TỔNG HỢP NGUỒN LỢI TỪ HỒ AYUNHẠ