XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

NGŨ ĐẠI MAI THẦN CHỦ

五代埋神主  
五 ngũ = 5  
代 đại = đời 
  埋 mai = mai táng, chôn cất 
  神 thần = thần linh, thần hồn  
主 chủ = chủ nhân, chúa  
Cần chú ý là hai chữ "thần chủ" (神主) ghép với nhau là một từ chỉ cái bài vị (tấm thẻ đề tên người chết) đặt trên bàn thờ để thờ.  
Ngũ đại mai thần chủ" = Năm đời thì đem chôn bài vị. 
Xưa không có ảnh, nên ai chết thì làm bài vị, đặt trên bàn thờ để cúng giỗ. 
Đây là câu quy định cách cúng giỗ tổ tiên, đến năm đời thì đem bài vị chôn đi, cúng giỗ chung với các bậc tổ tiên. Về các đời: Bản thân (đời 1), cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời).

MẤY ĐIỂM CHUNG VỀ THỜ CÚNG GIA TIÊN Ở CÁC GIA ĐÌNH THUỘC KHU ĐỒNG BẰNG BẮC VÀ TRUNG BỘ VIỆT 
NAM
Nghi Vu 

Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau cùng chung sống, tồn tại và phát triển hơn 4000 năm lịch sử, trải dài hơn 1000km trên dải đất hình chữ S suốt trục hướng Bắc Nam. Từng dân tộc khác nhau sẽ có những tập quán khác nhau về thờ cúng thần linh, nhưng tập tục thờ cúng Gia tiên Ông bà Bố mẹ thì dân tộc nào cũng có và có nhiều điểm chung; Cùng tồn tại với sự phát sinh phát triển của đời sống con người thì những tập tục, tập quán cũng từ đó mà ra, tập quán văn minh được xã hội chấp nhận thì được gọi là phong tục, tập quán xấu xã hội phần đa không chấp nhận thì gọi là hủ tục; Phong tục tập quán lâu đời và phổ biến tới ngày nay xuất phát từ vùng đất cổ đó là vùng đất Đền Hùng Phú thọ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên kéo xuôi về Hà Tây, Sơn Tây, Hoà Bình dọc vùng phía Tây của các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ... Dải đất cổ này cũng đa phần là người dân tộc Kinh sinh sống (dân tộc người Kinh chiếm đa phần trong 54 các dân tộc Việt Nam)
Trong phạm vi bài viết này, Tác giả sưu tầm, nghiên cứu và mạo muội ghi lại một vài tập tục, một vài “luật bất thành văn” mà các Cụ xưa ở những vùng đất cổ này để lại và hiện tại các con cháu, các gia đình vẫn đa phần làm theo các luật lệ mà các bậc Tiền Nhân để lại !
1. Luật “nhất Đông”: Nghĩa là đứng ngoài nhìn vào (cũng tương ứng với người ngồi xem tivi) thì bên phải bao giờ cũng là số 1; Nếu hướng nhìn vào là Bắc thì phải Đông-Trái Tây, ở bàn thờ người ta hay nói đông Bình (Bình hoa)-Tây quả (mâm quả). Luật này cũng đúng với nghi lễ Ngoại giao hiện hành trên thế giới, đúng với nghi lễ thủ tục cho đám dạm ngõ, đám hỏi ... các cuộc tiếp xúc giao lưu giữa hai họ nhà trai và nhà gái, đúng với nghi thức thắp hương trên Ban thờ la từ Phải sang trái từ trong ra ngoài và càng đúng với nghi lễ Phúng viếng khi Cha mẹ mất: con trai Trưởng đứng đâu hàng bên phải linh cữu; bên trái là con gái... Luật này cũng hoàn toàn đúng với cách sắp xếp vị trí khi quy hoạch mộ chí: Mộ trong cùng bên phải là Cụ có vị trí cao nhất trong khu mộ, trên Bàn thờ (kể cả treo ảnh) thì bát nhang bên phải là Nam bên trái là Nữ; Ngoài mộ cũng theo luật này ...!
2. Nét chung về bài trí Bàn thờ Gia tiên vùng Đồng bằng Bắc và Trung bộ:
- Vị trí Ban thờ thường đặt trang trọng nơi chính giữa (gian giữa) trong căn nhà , nơi thường xuyên con cháu tụ tập ở đó.
- Bài trí sắp xếp trên Ban thờ: Thường trong cùng là khám thờ, tiếp theo bên dưới là Bài vị và bát hương thờ từng người, các Bài vị thờ và bát nhang đi kèm cũng sắp xếp theo luật “nhất Đông” nghĩa là từ trong ra ngoài từng cặp (Nam Nữ) và từ phải qua trái; Đủ là 8 bài vị và 8 bát nhang ( Kỵ :2, Cụ :2,Ông :2, Bố mẹ :2) tiếp tới là các đồ thờ (Tam sự gồm đỉnh + 2 cây nến, Ngũ sự gồm đỉnh + 2cây nến +2hạc — những thứ này không bắt buộc phải có; tiếp đến chính giữa thẳng vị trí đặt đỉnh là Bát nhang công đồng (Bát nhang công đồng có kích thước to hơn bát ngang thường, có bát nhang công đồng thì thôi bát nhang thờ bà Cô ông Mãnh ; các Cụ cho rằng: Ngũ Đại mai thần chủ nghĩa là quá 5 đời các Cụ đã là Tiên là Phật con cháu không bắt buộc thờ cúng ... Bát nhang công đồng này khi có việc thắp hương để các Cụ và các vong linh không nơi thờ cúng nương tựa đi về chiêm ngưỡng hưởng thụ lễ vật...Do vậy bát nhang này chỉ có ở bàn thờ có từ ngũ đại trở lên; Tiếp đến là vị trí để đặt mâm lễ (Trầu rượu, hoa quả, đồ mã...) và mâm bày cỗ mặn; Tiếp theo là phía cạnh mép Ban thờ ở phía trái có lọ để cắm hoa tươi mỗi khi có việc, phía đối diện tức mép Ban thờ bên phải là lọ để đựng những thẻ hương chưa dùng tới ...
Trên đây là những bố trí, sắp xếp bài trí cơ bản cho một Ban thờ Gia tiên ... Ngoài ra các gia đình có điều kiện còn trang trí thêm như Cửa võng, Hoành phi, Cuốn thư, Đại tự, Câu đối ... (Nói thêm: Bài vị thờ là trên đó ghi rõ họ tên (huý) , ngày tháng năm sinh, ngày kỵ (mất) tháng năm nào, nội dung tương tự bia ghi ngoài mộ - Bài vị cổ, bia cổ ngày xưa của các vị làm vua làm quan còn ghi đầy đủ nơi sinh, chức tước, công trạng ...)
3. Luật “hoá vàng”:
- Gia đình thường có Ban thờ Gia tiên và Ban thờ Thổ Địa, Từ đường dòng họ có Ban thờ Cụ Tổ, Bà Cô ông Mãnh ... Nguyên tắc chung là sau khi lễ xong thì Ban thờ nào hoá riêng Bàn thờ đó, thứ tự tử cao xuống thấp ...
- Hoá vàng bát nhang và Bài vị thờ: Khi quá 5 đời thì bát nhang vài Bài vị thờ này sẽ được hoá hoặc “ngũ đại mai thần chủ” thần chủ được chôn đi. Ví dụ cụ thể là Bạn đang đứng chủ thờ Bàn thờ gia tiên đến hàng Kỵ, khi Bạn chết đã xong lễ đoạn tang và sang cát (Bốc mộ) lúc này con trai Bạn đang mặc nhiên là đứng chủ trì Ban thờ Gia tiên gia đình Bạn cháu sẽ làm lễ Hoá vàng bát nhang và Bài vị Kỵ ông, lập Bài vị và bốc bát nhang cho Bạn (Bố cháu) đặt vào hàng dưới ở vị trí Bạn gọi là Bố (cháu gọi là ông đó) (lúc này trên Ban thờ hàng Kỵ chỉ còn bát nhang và Bài vị Kỵ bà; đến lúc vợ Bạn tức Mẹ cháu chết thì cũng sau sang cát (bốc mộ) cháu làm tương tự và bát nhang cùng bài vị thờ Mẹ đặt cạnh bát nhang Bài vị thờ Bố phía bên trái. Cứ như vậy chu trình Hoá đi và kế tiếp đặt lên ...Nói tóm lại thông thường trên Ban thờ Gia tiên các Gia đình ở vùng Đồng bằng Bắc và Trung bộ thì ngoài bát nhang Công đồng (không có Bài vị) thì chính tắc luôn có 8 Bài vị (hoặc di ảnh) tương ứng 8 bát nhang thờ điều đó hoàn phù hợp và logíc với bài khấn khi có việc khấn trước Gia tiên: Namôadiđàphật ! Kính lạy hương linh các Cụ Cao (kỵ), Tằng (cụ), Tổ (ông), Khảo (bố); Cao, Tằng, Tổ, Tý (tức là các Kỵ, Cụ, Bà, Mẹ) !!!
4. Văn khấn Gia tiên ngày giỗ tết, lễ tiết hàng năm ...
Hiện nay đa phần ít người biết chữ nho do vậy thường khấn Nôm, ngoài xã hội rất nhiều các tài liệu viết về các bài khấn này, nhưng tựu trung một bài khấn cũng giống như một bài văn phải có: Mở bài (mục đích về việc gì: Động thổ, cất nóc, cưới, hỏi hay đám giỗ... Tuỳ việc mà kính trình cho chuẩn chỉ ...); Thân bài: Tử việc tấu trình ở trên để phần này chi tiết, cụ thể hoá công việc cần sự chở che của đất trời, thần phật hay phúc ấm của Tổ đường ...; Kết luận: là những lời thỉnh nguyện cầu an, cầu phúc, cầu tài hay cầu duyên trước các đấng anh linh tối cao ... để cho mục đích của tín chủ được toại nguyện ! Văn khấn nôm là tâm thành , nghĩ gì tấu trình thế, ai cũng khấn được “ vô sư vô sách qủy thần bất trách” ...
Dưới đây là ví dụ cho một bài khấn nôm cho một đám giỗ:

NAMÔADIĐÀPHẬT ! ( 3 lần)
Kính lạy hương linh các cụ Cao, Tằng, Tổ, Khảo;  Cao, Tằng, Tổ, Tỷ, Bá, Thúc, Huynh, Đệ, Cô, Dì, Tỷ, Muội, Nam, Nữ,  Tử, Tôn nội ngoại ...
Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... Tại Làng ...Xã...Huyện...Tỉnh (tương tự với Phường Quận...)
Là ngày chính giỗ của Cụ: ... Sinh ngày tháng năm (ko có thì bỏ) mất ngày ... tháng ... năm ... hiện mộ phần táng tại Thôn ... Xóm ... Xã ...Huyện ...Tỉnh ...
Tín chủ con là (người chủ trì đám giỗ) cùng toàn gia con cháu Nội ngoại luôn nhớ và khắc cốt ghi tâm công ơn trời bề gây cơ tạo nghiệp của Cụ ...Nay chúng con thành tâm sửa biện nhang, đăng, hoa, trà, quả, thực, trầu, tửu và các lễ vật bày trên trước án cáo yết Tôn thần, Tiến cúng hương linh Cụ ... Chúng con cũng xin kính mời các Vong linh tiền chủ, hậu chủ trong khu đất này cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần thụ hưởng lễ vật ...
Kính mong Cụ sống khôn chết thiêng linh thiêng giáng về linh sàng chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì cho cháu con ... thường xuyên qua lại soi xét cửa nhà, ban tài, tiếp lộc, điều lành mang tới, điều dữ xua đi, độ cho gia phong quế hoè tươi tốt 4 mùa không hạn ách nào xâm, 8 tiết có điềm lành ứng báo ... Cháu con vui hưởng lộc Trời trẻ già nhuần ơn Phật Thánh.
Chúng con xin dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám !
NAMÔADIĐÀPHẬT !!!
(Giỗ lớn như Chi Họ, Giỗ Tổ, Thanh minh, Thành Hoàng làng, Tế Rước ... sau NAMÔADIĐÀPHẬT !(3lần) sẽ thêm:
- Kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần,
- Kỉnh lạy Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương,
- Ngài Bản gia Táo quân,
- Ngài Thổ công Thồ địa và các vị Thần linh cai quản trong khu vực này;

1 nhận xét:

  1. cảm ơn bài viết giúp dược nhiều người (có tôi).xin phép hỏi thêm tác giả , nếu cụ tổ, cành, chi được thờ tại nhà thờ tổ, cành ,chi có phải chấp thuận luật mai thần chủ không? nếu nhà thờ họ đó thờ theo phương thức thờ thần chủ,/

    Trả lờiXóa