XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Những danh tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc

Những Danh Tướng Dũng Mãnh Nhất Tam Quốc

Lã bố 
Lã Bố, tự là Phụng Tiên (đôi khi cũng được gọi là Lữ Bố và Lữ Phụng Tiên), người đất Cửu Nguyên (nay là thành phố Bao Đầu, nội Mông Cổ). Lã Bố là một võ tướng và là một quân phiệt cát cứ cuối đời Đông Hán. Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng hết sức dũng mãnh, chuyên sử dụng phương thiên họa kích. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố".
Cuộc đời
Giết cha nuôi, lại nhận cha nuôi
Trước Lã Bố là tướng của Đinh Nguyên, nhận làm nghĩa phụ. Nhưng sau Đổng Trác cho người là Lý Túc đem ngựa Xích Thố đến dụ, Lã Bố lại giết Đinh Nguyên và về với Đổng Trác, nhận làm con nuôi ông này. Lã Bố là dũng tướng của Đổng Trác giúp Đổng Trác thực hiện âm mưu cướp ngôi vua nhà Hán.
Mắc mỹ nhân kế 
Trong phủ có quan tư đồ Vương Doãn bề ngoài cung kính nhưng ngấm ngầm lập mưu giết Đổng Trác. Vương Doãn biết hai cha con Lã Bố và Đổng Trác có tính hiếu sắc nên dùng kế ly gián trước, gả con gái nuôi là Điêu Thuyền cho Lã Bố sau là Đổng Trác gây nên mối bất hòa giữa hai cha con. Kết quả là Lã Bố giết chết Đổng Trác, lấy Điêu Thuyền làm thiếp.
Lã Bố và Điêu Thuyền
Lập nghiệp riêng 
Lý Thôi (Lý Giác) đem quân về báo thù cho Đổng Trác. Vương Doãn bị giết, Lã Bố bỏ chạy. Ông ta nương nhờ Viên Thuật, rồi Trương Dương, rồi Viên Thiệu, Trương Mạc. Lã Bố có các tướng giỏi là Trần Cung, Cao Thuận, Trương Liêu, Tang Bá, đánh chiếm Bộc Dương của Tào Tháo. Nhưng sau đó Tào Tháo kéo đến, đuổi Lã Bố chạy về phía đông. Bố lại nương nhờ Lưu Bị, nhưng sau đó chiếm thành Hạ Phì của họ Lưu, từ đó hùng cứ ở Từ Châu.
Cửa quan bắn kích 
Viên Thuật đánh Lưu Bị, cho tiền Lã Bố để ngồi yên. Lưu Bị lại cầu cứu Lã Bố. Bố mời 2 bên đến uống trà. Lã Bố cho dựng một cây kích ở rất xa, nói rằng nếu bắn trúng ngạnh kích bì 2 bên phải bãi binh. Tướng của Viên Thuật là Kỷ Linh không dám nói, còn Lưu Bị cầu cho bắn trúng. Lã Bố nhắm bắn trúng ngay ngạnh kích, Kỷ Linh đành rút về.
Tráo trở liên tục 
Viên Thuật xưng đế, định hỏi cưới con gái Lã Bố cho con trai mình. Lã Bố nhận lời, đưa con gái đi, nhưng giữa chừng lại theo phe Tào Tháo để được phong chức, đuổi theo đem con về. Lã Bố gây chiến với Viên Thuật, nhưng ít lâu sau chưa thấy được lên chức, lại chuyển theo Viên Thuật, trở lại đánh Tào Tháo.
Liều mạng giữ cô thành 
Năm 198, Lã Bố tấn công Lưu Bị, Tào Tháo đến cứu Lưu Bị. Lã Bố nghe lời vợ, ngồi nhà giữ thành, bị bao vây. Lã Bố lại cầu cứu Viên Thuật, nhưng Viên Thuật đòi gả con dâu mới đến cứu. Lã Bố giữ thành Hạ Phì, bị chính tướng lĩnh của mình phản bội, bắt nộp Tào Tháo. Nhưng trong bộ "Trung Quốc tướng soái toàn truyện" của Trịnh Phúc Điền, Dương Diệu Xuân và Khả Vĩnh Tuyết (Tập 1, trang 500), Lã Bố thấy thế lâm nguy, bảo bộ hạ lấy đầu mình đi dâng Tào Tháo lấy công, nhưng bộ hạ không nỡ làm. Lã Bố đành ra hàng.
Thằng Tai To kia!! 
Đằng nào cũng vậy, Lã Bố bị trói đến trước mặt Tào Tháo, nói rằng "Thiên Hạ từ nay yên rồi!". Tào Tháo hỏi tại sao, Lã Bố nói "Có ta làm phó thống lĩnh kỵ binh, bình thiên hạ dễ như trở bàn tay". Tào Tháo định thả Lã Bố, nhưng Lưu Bị ngồi bên nói "Ngài quên Đinh Nguyên và Đổng Trác rồi ư?". Thế là Lã Bố bị đưa đi thắt cổ. Lã Bố còn quay lại chửi Lưu Bị: "Thằng tai to kia mới là không đáng tin nhất! Mày quên công ta bắn kích rồi ư?" Lã Bố cùng Trần Cung, Cao Thuận đều bị treo cổ. Trương Liêu và Tang Bá đầu hàng.
Tính cách
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là một kẻ bạc nghĩa vô tình, nhận Đinh Nguyên, Đổng Trác làm cha nuôi, rồi sau đó lại chính tay mình giết hại hai người này. Khi bị Tào Tháo đánh đuổi đã chạy về với Lưu Bị, được Lưu Bị coi trọng đối xử hậu hĩnh, nhưng khi Lưu Bị đi đánh Viên Thuật thì Lã Bố đã lợi dụng việc đó chiếm lấy đất của Lưu Bị, sau đó khi Lữ Bố bị Viên Thuật đánh thì lại gọi Lưu Bị trở lại giúp mình... Có thể nói Lã Bố là một kẻ bất hiếu với cha, bất nghĩa với bạn bè, bất tín với người đời, là một kẻ bất trí, hữu dũng vô mưu, nhiều lần đã bị thảm bại chỉ vì không chịu nghe lời khuyên của những kẻ hiền.
Tuy vậy, sự dũng mãnh, uy phong của Lã Bố thì không ai có thể phủ nhận. Có thể nói trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là tướng mạnh nhất trong tất cả các tướng, vượt trên cả Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi... cho đến mười mấy năm sau khi có sự xuất hiện của vị tướng Mã Siêu trẻ tuổi khiến Tào Tháo phải nhận định Mã Siêu mạnh không thua Lã Bố. Chính sự dũng mãnh đó đã giúp cho Lã Bố vang danh thiên hạ, ngay cả khi Lã Bố không nghe theo lời Trần Cung, bị trúng kế của Quách Gia, nhưng với sự kiêu dũng của mình Lã Bố vẫn có thể đảo ngược tình thế đến nỗi suýt nữa giết được Tào Tháo. Trong truyện thì sức mạnh của Lã Bố được ca ngợi qua lần một mình đấu với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay một mình địch sáu tướng của Tào Tháo, trong đó có Hứa Chử, Điển Vi,Hạ Hầu Đôn,Hạ Hầu Uyên,Lí Điển và Nhạc Tiến.nếu đem ra để so sánh dựa vào lịch sử thì trương phi ngang ngửa với Mã siêu .Mã siêu thi ngang hứa chữ ,lữ bố có thể chấp cả 3 anh em lưu bị và đánh bật cả ,Hạ Hầu Đôn đánh ngang ngửa với 5 tướng còn lại của Tào Tháo, Hứa Chử, Điển Vi, Hạ Hầu Uyên, Lí Điển và NhạcTiến khi mà cả 6 tướng của Tào Tháo cùng xông vào Bố thấy không đich lại nổi mới rút quân, phải nói Lữ Bố là một chiến thần chứ không phải là anh hùng trong lịch sử, vì chẳng ai thắng nổi Lữ Bố trên sa trường, chỉ e là mắc tội bất hiếu nên phải bị quả báo do trời hại mà thôi...
Triệu Vân 

Triệu Vân (168-229), tự là Tử Long người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Cuộc đời 
Triệu Vân sinh năm 168 tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn (hiện nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông cao khoảng 1,92m (6,3 bộ), mày rậm mắt to, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Ông theo về với Công Tôn Toản trong một lần Triệu Vân cứu Công Tôn Toản thoát chết, một tướng quân cát cứ trong vùng vào khoảng cuối năm 191 hoặc đầu năm 192, với danh nghĩa thủ lĩnh một đội quân tình nguyện nhỏ. Trong năm 192, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị, người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Ngay sau đó, Triệu Vân từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản để về quê chịu tang anh trai. Triệu Vân lại theo về với Lưu Bị vào năm 200. Từ đó Triệu Vân quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Tam Quốc Chí kể họ cùng ngủ chung một giường trong thời gian hai người ở tại Gia Thành. Trong khoảng thời gian đó, Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của Lưu Bị. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo phò Lưu Bị.
Trận Trường Bản
Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản thì Triệu Vân đã liều mạng sống bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu), tạo nên điển tích Tử Long một ngựa cứu ấu chúa nổi tiếng đến ngày nay. Sau Đại chiến Xích Bích, Triệu Vân góp công lớn giúp Lưu Bị dành được phần nam Kinh Châu, và trở thành một trong những tướng lĩnh quan trọng trong tập đoàn Lưu Bị, được phong chức "đại tướng quân". Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu ( nay là tỉnh Tứ Xuyên), ông đã giao cho Triệu Vân phòng thủ căn cứ chính ở Công An ( bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc, ) với tư cách "lưu dẫn tư mã" .
Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản: 
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long
ZhaoYun.jpg
Thời gian sau 
Sau đó, Triệu Vân theo Gia Cát Lượng và Trương Phi vào Thục. Triệu Vân tự dẫn quân độc lập, hành quân qua Giang Châu và Kiến Vi tới Thành Đô, giúp Lưu Bị chiếm được Thành Đô. Khi Lưu Thiện lên ngôi năm 223, Triệu Vân được phong "Chinh Nam tướng quân" và phong "Vĩnh Trang Đình Hầu" Sau đó lại được phong "Trấn Đông tướng quân" 
Năm 227, Triệu Vân khi đó là tướng quân đứng đầu quân đội nước Thục, theo Gia Cát Lượng dẫn quân lên Hán Trung trong cuộc "bắc phạt" lần thứ nhất. Mùa xuân năm sau, Triệu Vân được lệnh hành quân qua Tà Cốc làm nghi binh cho quân chủ lực. Phải chống chọi với binh lực mạnh hơn nhiều của đại tướng Ngụy là Tào Chân, Triệu Vân đã phòng thủ thành công và dẫn quân rút lui an toàn. Ông lại được phong làm "Định Quân tướng quân".
Cuối đời 
Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm "Thuận Bình hầu" năm 261.
Miếu thờ và tượng Triệu Vân tại Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc.
Đánh giá 
Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Trong đoạn Lưu Bị thoát khỏi mưu mô của Sái Mạo hay đoạn đòi lại A Đẩu trên sông..., Triệu Vân luôn tỏ rõ là người biết suy xét thiệt hơn, bỏ qua tư lợi cá nhân, vì sự nghiệp lớn. Điều này chúng ta vẫn thấy một vị đại tướng thường mắc phải như Quan Vũ, Quan Vũ đã hơi vì tự tôn cá nhân mà quên đi lợi ích của cả một tập thể, khiến nhiều lần mắc sai lầm, tệ hại nhất là đánh mất Kinh Châu và tự mình chết uổng mạng. Đánh mất Kinh Châu cũng đã ảnh hưởng lớn tới cục diện 3 nước Ngô, Thục, Ngụy. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.
Trương phi
Trương Phi tự là Dực Đức, quê ở Trác Quận nước Yên. Ông đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người. Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng.
Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Lan đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết.
Ngoài ra, có thể nói ông là một trong 2 tướng có thể đấu ngang ngửa với Lã Bố cùng với Hứa Chử. Trong trận Hổ Lao, ông đã đấu với Lã Bố hơn 150 hiệp bất phân thắng bại để cứu Công Tôn Toản. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 4 trận, tất cả gần 500 hiệp và đều bất phân thắng bại.
Người sau có thơ khen rằng:
Trường Bản cầu này sát khí sinh
Ngang mâu, chững ngựa, mắt long lanh
Bên tai một tiếng vang như sấm
Khiếp vía quân Tào vội rút nhanh
Cũng chính vì tính nóng nảy của mình mà ông đã chuốc họa sát thân. Do nôn nóng báo thù cho anh là Quan Vũ bị quân Đông Ngô hại nên ông thường đánh đập quân sĩ. Trong đó có hai tên hạ quan dưới trướng là Trương Đạt và Phạm Cương, chúng đã âm thầm sát hại ông vì lo sợ bị ông chém đầu vì không hoàn thành quân lệnh ông giao là phải lo quân trang cờ xí màu trắng cho toàn quân của ông mặc để tang anh là Quan Vũ trong cuộc tấn công báo thù quân Đông Ngô. Đêm đó ông say rượu và bị sát hại. Ông mất ở tuổi 55. Trương Phi trong con mắt nhiều người là một vị tướng có vẻ như hữu dũng vô mưu nhưng hoàn toàn không có chuyện như vậy. Ông cũng là một tướng có mưu lược dù không nổi bật như tài năng võ nghệ của mình. Những hành động như tha cho Nghiêm Nhan thu phục cho Thục một danh tướng hay mẹo cột cành cây vào đuôi ngựa quét cho đất cát tung mù làm quân Tào nghi ngờ có phục binh tại cầu Trường Bản chứng tỏ ông cũng là người có mưu lược.
Trương Phi
ZhangFei.jpg
Quan Vũ.
Quan Vũ, 162? - 220), cũng được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường, Trường Sinh, là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 18kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.
Thân thế 
Quan Vũ người Giải châu. Tam Quốc ngoại truyện cho rằng ông là người Bồ châu.
Theo Quan Đế minh thánh kinh, cụ nội Quan Vũ là Quan Long Phùng, ông nội Quan Vũ là Quan Thẩm, tự là Vấn Chi; cha ông là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn.
Thời trẻ 
Thời trẻ, Quan Vũ làm nghề bán đậu phụ. Tuy nhà nghèo, ông cũng được theo học cả văn lẫn võ. Ông là người vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác.
Tại quận Trác, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi. Ba người coi nhau như anh em, thề cùng sống chết có nhau.
Tham chiến ở Từ châu 
Năm 184, khởi nghĩa Khăn Vàng của Trương Giác nổi lên, Quan Vũ cùng Trương Phi theo Lưu Bị khởi binh dẹp quân khởi nghĩa. Trong quá trình dẹp Khăn Vàng, ông là cánh tay đắc lực của Lưu Bị.
Sau đó Lưu Bị theo Công Tôn Toản làm Bình Nguyên tướng, bèn bổ nhiệm ông và Trương Phi làm Biệt hộ Tư mã, chia nhau thống lĩnh quân đội của Lưu Bị.
Năm 190, Viên Thiệu tập hợp chư hầu đánh Đổng Trác. Lưu Bị và Công Tôn Toản không đến dự hội minh với chư hầu như mô tả của Tam Quốc Diễn Nghĩa. Thực tế Quan Vũ cũng không dự cuộc chiến này và việc ông chém Hoa Hùng chỉ là hư cấu của La Quán Trung; Hoa Hùng bị Tôn Kiên hành hình năm 191 tại Dương Nhân , sau khi bị Kiên đánh bại.
Năm 193, Tào Tháo mang quân đánh Từ châu báo thù cho cha là Tào Tung vì nghi quan mục Từ châu là Đào Khiêm chủ mưu giết Tào Tung. Đào Khiêm cầu cứu thứ sử Thanh châu là Điền Khải. Khải lại cầu cứu đến Công Tôn Toản. Toản bèn sai Lưu Bị đi cứu. Quan Vũ cùng Trương Phi theo Lưu Bị đi cứu Từ châu với. Mấy cánh quân cứu viện cùng quân Từ châu tạo thế ỷ dốc khiến quân Tào không thể hạ được thành.
Không lâu sau, Lã Bố đánh chiếm Duyện châu của Tào Tháo. Tào Tháo buộc phải giải vây Từ châu, mang quân trở về cứu. Đào Khiêm rất cảm phục Lưu Bị đã cứu giúp.
Năm 194, do tuổi già sức yếu nên trước khi qua đời, Đào Khiêm tiến cử Lưu Bị làm Từ châu mục.
Lã Bố bị Tào Tháo đánh bật khỏi Duyện châu, bèn chạy đến Từ châu theo Lưu Bị. Ít lâu sau Viên Thuật mang quân đánh Từ châu, trong khi Lưu Bị đang cùng Thuật giao tranh thì Lã Bố đồng mưu với Thuật đánh úp thành Từ châu. Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi mắc kẹt ở Quảng Lăng không có đường về, đành phải trở lại Từ châu hàng Lã Bố, được Bố cho ở thành nhỏ Tiểu Bái.
Trở lại Từ châu 
Năm 197, Lã Bố lại trở mặt đánh Tiểu Bái. Tuy Quan Vũ và Trương Phi khỏe mạnh hơn người nhưng vì quân ít nên vẫn bị bại trận và theo Lưu Bị chạy sang Hứa Xương theo Tào Tháo.
Năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp sức mang quân đến đánh Từ châu để trừ Lã Bố. Quan Vũ cũng dự trận này. Quân Tào vây thành đến tháng 10 năm đó, Lã Bố khốn cùng phải chạy lên lầu Bạch Môn. Sách Thục ký chép rằng: trong bước đường cùng, Lã Bố đã mang vợ mình đến chỗ Quan Vũ để lấy lòng ông, hy vọng ông nói giúp với Tào Tháo. Quan Vũ hỏi Tào Tháo rằng có nhận người đàn bà này được không, Tào Tháo nói rằng được. Nhưng sau đó Quan Vũ hỏi thêm mấy lần nữa khiến Tào Tháo cảm thấy hứng thú bèn sai ông mang vợ Lã Bố tới. Khi Quan Vũ mang vợ Lã Bố đến cho Tào Tháo, Tào ưng ý và giữ lại chỗ mình.
Cuối cùng Lã Bố bị Tào Tháo đánh đến lầu Bạch Môn và giết chết. Tào Tháo cùng Lưu Bị thu quân về Hứa Xương. Tào Tháo không trả lại Từ châu vốn của Lưu Bị được Đào Khiêm giao cho mà sai thủ hạ là Xa Trụ trấn thủ. Lưu Bị bị giữ lại Hứa Xương để kiềm chế.
Sách Thục ký chép rằng: Có lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nên nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo nhưng Lưu Bị không nghe theo vì tình thế không cho phép manh động.
Năm 199, Lưu Bị xin đi đánh Viên Thuật, Tào Tháo cấp 1.000 quân cho đi. Quan Vũ và Trương Phi lại hộ vệ Lưu Bị ra mặt trận, giúp Lưu Bị đánh bại Thuật. Thuật thua trận ốm chết.
Lưu Bị thừa cơ dẫn quân đánh chiếm Từ châu, giết Xa Trụ. Quan Vũ được bổ nhiệm làm thái thú Hạ Bì.
Đầu năm 200, Tào Tháo chia quân đi chuẩn bị đánh Từ châu. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, bị thua tan tác. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt; Quan Vũ không có đường chạy, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.
Phục vụ cho Tào Tháo 
Tào Tháo rất trọng vọng ông, phong làm thiên tướng quân. Nhưng Tào Tháo để ý thấy ông không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông. Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương Liêu:
Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống cùng chết, không thể phản bội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi.
Trương Liêu trở về nói lại với Tào Tháo. Tào Tháo không những không tức giận mà càng thêm kính trọng ông.
Viên Thiệu theo lời khẩn cầu của Lưu Bị bèn dẫn quân đi đánh Tào Tháo. Thiệu chia quân, một mặt đánh thành Bạch Mã, mặt khác đóng ở bến Diên Tân. Tháng 4 năm 200, Tào Tháo dẫn Quan Vũ và Trương Liêu đi cứu Bạch Mã; mặt khác lại chia quân ra Diên Tân để phân tán sự chú ý của Thiệu. Quả nhiên Thiệu tăng cường thêm quân cho Diên Tân mà không chú ý Bạch Mã. Tào Tháo nhân đó đột ngột thúc quân đánh mạnh ở Bạch Mã. Quan Vũ ra trận, giết chết mãnh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, giải vây cho thành Bạch Mã.
Tháng 5 năm 200, Quan Vũ cùng Trương Liêu lại theo Tào Tháo đi men theo sông Hoàng Hà về phía tây đến cứu Diên Tân. Viên Thiệu cùng Lưu Bị và Văn Xú mang quân đuổi theo. Quan Vũ giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu một trận nữa tại đây, giết chết được Văn Xú. Vì lực lượng ít hơn địch nên sau đó Tào Tháo hạ lệnh lui quân về phía nam Tế Thủy, tức là bến Quan Độ đóng đồn, còn Viên Thiệu đóng lại ở Diên Tân.
Sau trận Diên Tân, hai bên tạm hưu chiến. Tào Tháo càng khâm phục Quan Vũ, ban thưởng cho ông rất nhiều.
Lưu Bị thấy Viên Thiệu không đủ tài năng để chống Tào Tháo nên bỏ đi tự lập. Quan Vũ sau khi đã lập công trả ơn cũng lẻn trốn đi tìm Lưu Bị. Trong khi Tào Tháo đang theo dõi sát sao tình hình mặt trận Quan Độ và điều quân để quyết một trận kịch chiến thì Quan Vũ gói toàn bộ tặng phẩm của Tào Tháo để lại, viết một lá thư cáo biệt và lẳng lặng ra đi. Thủ hạ của Tào Tháo muốn truy kích ông nhưng Tào Tháo ngăn lại không cho đuổi theo.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung tập trung mô tả việc Quan Vũ lén đi khỏi chỗ Tào Tháo ở Hứa Xương sau trận Diên Tân. Tào Tháo còn kịp đi ra tiễn ông ở Hứa Xương. Trên thực tế hai bên Viên - Tào đối luỹ từ tháng 5 và cả Viên Thiệu lẫn Tào Tháo đều bám sát không rời chiến trường và Quan Vũ rời khỏi đại doanh Tào ở Diên Tân.
Trở lại giúp Lưu Bị dựng nghiệp 
Sau đó ông gặp lại được Lưu Bị và Trương Phi, cùng nhau xây dựng lại lực lượng. Lưu Bị liên kết với tướng Khăn Vàng là Cung Đô ở Nhữ Nam. Trong khi đó, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu trong trận quyết định ở Quan Độ năm 200 và năm sau lại đánh bại Thiệu một trận nữa ở Thương Đình (ven sông Hoàng Hà). Viên Thiệu thu quân về, tinh thần suy sụp.
Tháng 6 năm 201, trong lúc họ Viên suy yếu, Tào Tháo mang quân về Hứa Xương rồi sai Sái Dương mang quân tấn công Lưu Bị ở Nhữ Nam. Quan Vũ cầm quân ra trận giết chết Sái Dương. Tào Tháo bèn tự cầm đại quân đi đánh. Quân Tào giết chết Cung Đô, Lưu Bị không chống nổi, phải bỏ chạy về Kinh châu theo Lưu Biểu.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc Sái Dương do Quan Vũ giết trong quá trình "qua 5 ải chém 6 tướng" sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ nhưng thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam.
Năm 208, Tào Tháo sau khi diệt họ Viên, làm chủ toàn bộ trung nguyên, bèn mang quân đánh Kinh châu. Lưu Bị từ Phàn Thành, chuẩn bị mang dân vượt sông, sai Quan Vũ mang mấy trăm chiến thuyền theo dòng sông, hẹn hội binh ở Giang Lăng.
Tào Tháo sợ Lưu Bị chiếm mất Giang Lăng là chỗ chứa nhiều lương thảo, bèn sai 5000 quân kỵ gấp rút đuổi theo. Lưu Bị giao chiến 2 trận đại bại, phải bỏ hết gia quyến chạy về Hán Tân và gặp Quan Vũ.
Tập hợp lực lượng trở lại, Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích cuối năm 208. Trong trận này, Quan Vũ chỉ huy quân chủ lực của Lưu Bị tham chiến, đẩy lui quân Tào về bắc. Sau đó ông cùng Lưu Bị đánh chiếm các quận Kinh châu, được phong làm thái thú Tương Dương, Đãng khấu tướng quân.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể tình tiết Quan Vũ trọng nghĩa tha cho Tào Tháo khi ông đón lõng Tào Tháo thua chạy về ở đường Hoa Dung. Thực tế không xảy ra sự việc này.
Trấn giữ Kinh châu
Tháng 12 năm 211, Lưu Bị mang quân vào Tây Xuyên, Quan Vũ được giao ở lại giữ Kinh châu. Kinh châu thời Lưu Biểu nguyên có 7 quận, lúc đó chiến tranh qua lại giữa 3 phe Tào - Tôn - Lưu sau trận Xích Bích, mỗi bên còn giữ một phần: Lưu Bị có 4 quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa, Vũ Lăng và một nửa quận Giang Hạ của Lưu Kỳ (con cả Lưu Biểu); Tôn Quyền chiếm được Giang Lăng, nửa quận Giang Hạ và nửa Nam quận; Tào Tháo còn giữ lại quận Nam Dương và nửa Nam quận. Sau khi Lưu Kỳ chết, Lưu Bị tiếp quản phần nửa quận Giang Hạ. Quan Vũ tiếp quản Kinh châu từ tay Lưu Bị với lãnh thổ 4 quận rưỡi.
Hội đàm với Lỗ Túc 
Lưu Bị và Tôn Quyền ngoài mặt là em rể và anh vợ nhưng vẫn tranh chấp nhau vùng Kinh châu mà Lưu Bị mang tiếng “mượn” lâu ngày không trả.
Năm 214, nhân lúc Lưu Bị đã vào Tây Xuyên và điều động thêm nhiều quân cùng các tướng giỏi như Triệu Vân và Trương Phi, Tôn Quyền bèn sai Lỗ Túc và Lã Mông đánh mấy quận Kinh châu trong tay Quan Vũ. Quân Đông Ngô đông đảo, đánh chiếm 3 quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa. Quan Vũ chỉ còn giữ được nửa quận Giang Hạ và quận Vũ Lăng. Lưu Bị ở Ích châu được tin, thấy tình hình Kinh châu nghiêm trọng, vội mang quân ra thành Công An thuộc quận Vũ Lăng, sai Quan Vũ mang quân đi đánh Lã Mông và Lỗ Túc.
Tôn Quyền cũng đích thân từ Ngô quận tiến ra Lục Khẩu phòng thủ và sai Lỗ Túc dẫn quân ra Ích Dương. Quan Vũ và Lỗ Túc gặp nhau tại Ích Dương. Hai bên hội đàm trước trận. Lỗ Túc hỏi Quan Vũ:
Ba quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa là bên tôi cho các ông mượn, sao các ông không trả lại?
Quan Vũ đáp:
Trong trận Xích Bích - Ô Lâm, Tả tướng quân (Lưu Bị) thân trong bộ ngũ, cùng các ông nhất tề ra sức, phá được quân địch, sao không được chia mảnh đất nào?
Lỗ Túc nói tiếp:
Lần đầu tiên ta gặp Lưu Dự châu (Lưu Bị) của các ông ở Đương Dương Tràng Bản, quân số ông ta không đầy một hiệu, bản thân ông ta hết cách, muốn chạy nạn tới nơi xa. Chúa thượng bọn ta (Tôn Quyền) thương ông ta không nơi nương tựa nên cho ông ta chỗ yên thân (Kinh châu). Không ngờ Lưu Dự châu biết làm việc đạo đức lại vứt bỏ tình nghĩa, bây giờ đã có Ích châu lại muốn có cả Kinh châu. Đó là chuyện người thường cũng không nỡ làm, huống chi Dự châu sao có thể như thế?
Quan Vũ không trả lời được. Hai bên thu quân trở về.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc hội đàm này là việc Quan Vũ “một đao tới hội” với Lỗ Túc và không có việc bị đuối lý với Lỗ Túc. Ông còn dùng mưu trí và uy dũng của mình để thoát khỏi sự uy hiếp của quân Đông Ngô.
Giảng hòa rồi bất hòa 
Năm 215, thấy tình hình bất lợi và không thể dùng vũ lực đoạt lại các quận đã mất, Lưu Bị đành phải nhượng bộ Tôn Quyền, đề nghị chính thức công nhận chủ quyền 3 quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa cho Đông Ngô, xin đổi lấy Nam quận. Tôn Quyền chấp thuận giảng hòa, phân chia lại Kinh châu, lấy sông Tương Thủy làm ranh giới. Quan Vũ tiếp nhận quận Giang Lăng, tướng của Tôn Quyền là Trình Phổ giao lại Giang Lăng, về giữ chức thái thú Giang Hạ. Tôn Quyền giao thêm phần nửa Nam quận cho Quan Vũ; đổi lại Quan Vũ chính thức giao lại quận Trường Sa và Quế Dương cho Tôn Quyền. Như vậy địa bàn Kinh châu của Quan Vũ từ năm 215 chỉ gồm có các quận Vũ Lăng, Giang Lăng và nửa Nam quận. Trên thực tế Quan Vũ vốn chỉ còn giữ được 1 quận và được Tôn Quyền bàn giao thêm 1 quận rưỡi.
Tôn Quyền sau đó tiếp tục muốn củng cố tình thân với Lưu Bị, bèn sai sứ giả đến xin cầu hôn con gái Quan Vũ cho con trai mình. Tuy nhiên, Quan Vũ không nhận thức được tầm quan trọng của liên minh Tôn – Lưu như Gia Cát Lượng từng nhấn mạnh, không những ông từ chối mà còn nhục mạ Tôn Quyền. Ông quát vào mặt sứ giả Đông Ngô:
Con gái ta như loài cọp, lại thèm gả cho loài chó à
Từ đó quan hệ giữa Đông Ngô và Kinh châu lại căng thẳng hơn trước. Người duy nhất chủ trương giữ hòa khí với Lưu Bị là Lỗ Túc đã qua đời nên Tôn Quyền chủ trương ngả theo Tào Tháo để lấy toàn bộ Kinh châu.
Năm 219, Lưu Bị đánh chiếm được Đông Xuyên từ tay Tào Tháo, lại đánh lui được đại quân Tào, tự xưng là Hán Trung vương. Quan Vũ được phong làm Tiền tướng quân và ban cho cờ tiết, lưỡi phủ việt.
Trên đà thắng lợi, Lưu Bị sai Quan Vũ đang trấn thủ Kinh châu đem quân bắc tiến. Tháng 7 năm 219, Quan Vũ giao cho My Phương giữ Giang Lăng, Phó Sĩ Nhân giữ thành Công An, còn mình khởi đại quân bắc phạt đánh Tào Tháo. Ông vây hãm thành Tương Dương, sau đó lại vây đánh Phàn Thành do Tào Nhân trấn thủ. Phàn Thành nguy cấp. Tào Tháo ở Nghiệp Thành rất lo lắng, toan tính thiên đô - dời Hán Hiến Đế khỏi Hứa Xương. Sau nghe lời Tư Mã Ý phân tích lợi hại, Tào Tháo mới quyết định không thiên đô, sai Vu Cấm và Bàng Đức mang quân đi cứu Phàn Thành, còn Nhạc Tiến hỗ trợ Tào Nhân cố giữ lấy Thanh Nê.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng Quan Vũ đánh chiếm được Tương Dương.
Đúng lúc đó thì Tôn Quyền muốn nhân cơ hội Quan Vũ rời Kinh châu để lấy toàn bộ Kinh châu, bèn sai người dâng thư đến xin quy phục Tào Tháo, giúp Tào giáp công đánh Quan Vũ ở mặt đông. Tào Tháo mừng rỡ, nhưng vẫn dùng quyền thuật: một mặt nhận cho Tôn Quyền đầu hàng, lĩnh chức Kinh châu mục; mặt khác lại mang thư đầu hàng của Quyền buộc vào tên, sai quân bắn vào trại của Quan Vũ. Việc làm đó của Tào Tháo đẩy Quan Vũ và Tôn Quyền vào thế không đội trời chung khiến Tào có thể ngồi nhìn hai bên đánh nhau mà vẫn có thể giải vây cho Phàn Thành, giữ yên được mặt nam. Tuy nhiên, Quan Vũ không hoàn toàn tin vào thư đó, cho rằng Tào Tháo lắm mưu mô, phao tin sai để lung lạc mình.
Tháng 8 năm 219, mưa nhiều ngày không ngớt, nước sông Hán Thuỷ lên cao. Quan Vũ nhân đó khơi nước sông đổ vào ngoài thành. Bảy đạo quân Vu Cấm và Bàng Đức đóng đồn ở phía bắc Phàn Thành bị nước dìm chết gần hết, số ít bỏ chạy thoát. Cả hai tướng định chạy trốn không được, đều lần lượt bị bắt. Vu Cấm sợ hãi đầu hàng Quan Vũ, còn Bàng Đức không chịu hàng nên bị Quan Vũ sai mang chém.
Phàn Thành rất nguy cấp, nhiều chỗ trong thành bị nước sông làm sói lở, Tào Nhân và các tướng cố sức liều chết chống trả. Tại thành Tương Dương, Lã Thường cũng cố sức cầm cự trước sức tấn công của Quan Vũ. Hai thành bị ông vây ngặt, hoàn toàn không liên lạc được với nhau. Trước tình thế đó, các tướng Tào khác gồm thứ sử Kinh châu[17] là Hồ Tu, thái thú Nam Dương là Trù Phương đều đầu hàng Quan Vũ.
Quan Vũ nhân đà thắng trận, dẫn quân tiến sâu vào Hiệp Hạ[18], kích động các bộ tộc thiểu số phản Tào. Nhiều lực lượng chống Tào ở phía nam Hứa Xương nhận ấn hiệu đi theo Quan Vũ. Trung nguyên rung động.
Thua trận ra Mạch Thành 
Viện binh cứu Phàn Thành bị tiêu diệt, Tào Tháo vội sai Từ Hoảng mang quân đi cứu. Trong khi Quan Vũ mải đánh Vu Cấm thì Tôn Quyền cũng sai Lã Mông mang quân đánh úp Kinh châu.
Quan Vũ vốn hay yêu quý sĩ tốt nhưng lại coi thường các sĩ phu. Vì vậy hai tướng My Phương và Phó Sĩ Nhân vẫn bất mãn với ông[19]. Lã Mông bất thần kéo đến, My Phương và Phó Sĩ Nhân theo lời thư dụ của Lã Mông, không giao chiến đã đầu hàng, dâng Giang Lăng và thành Công An cho Tôn Quyền.
Quan Vũ và Từ Hoảng đều là người quận Hà Đông, từ nhỏ đã quen biết nhau và quan hệ khá tốt. Tuy nhiên khi ra trận lần đó, Từ Hoảng quyết thắng Quan Vũ. Từ Hoảng dương đông kích tây, phao tin đánh đồn Vi Trủng nhưng kỳ thực đánh đồn Tứ Trủng. Quan Vũ mắc mưu nên bị thua nặng. Ông phải hạ lệnh giải vây Phàn Thành rút lui, quân bị rơi xuống sông Hán Thủy chết rất nhiều.
Quan Vũ chạy về nửa đường mới biết Giang Lăng và Công An đã mất. Ông vốn có thể chạy về phía tây bắc (gần Tây Xuyên) đến các quận Thượng Dung và Phòng Lăng, nhưng vì quan hệ với các tướng trấn giữ ở đó là Mạnh Đạt và Lưu Phong không tốt nên cùng đường phải chạy về phía nam ra Mạch Thành. Đến nơi, ông lại biết tin tướng Đông Ngô là Lục Tốn đã đánh chiếm được Nghi Đô. Trong khi Quan Vũ chờ đợi viện binh thì Mạnh Đạt và Lưu Phong án binh không đến cứu.
Tháng chạp năm 219, Tôn Quyền sai người dụ hàng ông. Trong tình thế bị quân Ngô truy kích, Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên một mặt giả vờ đầu hàng, sai một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn mình dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng men theo đường núi để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Tôn Quyền để tới Ích châu hoặc Hán Trung (địa bàn của Lưu Bị).
Khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường. Ông bị bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt được mang về. Vì không chịu khuất phục Tôn Quyền nên ông bị giết chết.
Tào Tháo hậu táng 
Tôn Quyền giết Quan Vũ, sai người mang đầu ông đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo không mang đầu Quan Vũ đi bêu mà sai làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng chư hầu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ. Mặt khác việc làm đó còn mang ý nghĩa chính trị không nhỏ: Tôn Quyền nộp đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để muốn thiên hạ biết rằng mình giết Vũ theo lệnh Tào Tháo, khiến Lưu Bị chĩa mũi nhọn vào họ Tào; nhưng Tào Tháo trọng táng Quan Vũ lại cho ra thông điệp khác: Tôn Quyền tự ý giết ông. Tào Tháo đã giải toả được sự hiềm nghi của mọi người và lái được mũi nhọn của Lưu Bị trở lại phía Tôn Quyền.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng: Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu và không lâu sau cũng chết.
Không lâu sau khi đánh chiếm được Kinh châu cho Tôn Quyền, Lã Mông trở về cũng ốm nặng, không ăn uống được gì và qua đời.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể chuyện Lã Mông bị oan hồn của Quan Vũ hiển linh nhập vào xác và vật chết.
Quan Vũ qua đời không rõ bao nhiêu tuổi. Tam Quốc diễn nghĩa ghi ông thọ 58 tuổi, tức là sinh năm 162, nhưng các nhà sử học không xác nhận thông tin này là chính xác. Ông được Lưu Bị truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Sau này Lưu Bị vì mối thù Quan Vũ đã dốc toàn quân đi đánh Tôn Quyền (năm 221).
Nhận định 
Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành. Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi.
Các nhà sử học nhất trí đánh giá Quan Vũ là người vũ dũng nhưng kiêu ngạo, không chịu ở dưới người khác. Năm 214, nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Quan Vũ đang ở Kinh châu bèn viết thư cho Gia Cát Lượng hỏi:
Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể so sánh với ai?
Gia Cát Lượng phải lựa lời viết thư lấy lòng Quan Vũ:
Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!
Ông đọc thư rất đắc ý và mang thư khoe với nhiều người.
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân. Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong.
Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa “nhận” 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại thực sự trao cho ông 2 quận đang nắm giữ. Việc trở mặt khinh mạn Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm. Sau này Tôn Quyền giết ông, các sử gia đánh giá rằng: Lưu Bị và Quan Vũ có nhiều điều không phải với Tôn Quyền, nhưng việc Tôn Quyền ngầm đầu hàng Tào Tháo từng là kẻ thù chung để đánh lén sau lưng Quan Vũ cũng là quá đáng.
Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.
Sự cao ngạo và thiếu hiểu biết về chính trị của Quan Vũ đã làm đổ vỡ liên minh Tôn – Lưu, gây ra việc mất Kinh châu, suy yếu cho lực lượng của Lưu Bị. Tính tự phụ và nông nổi, bất chấp đại cục của ông khiến ông trong một thời gian rất ngắn từ chỗ uy danh chấn động Hoa Hạ ngã lộn xuống, kết cục trong bi kịch, để lại bài học thất bại thê thảm.
Tam Quốc diễn nghĩa 
Tác giả La Quán Trung lấy nhà Hán làm chính thống và ủng hộ Lưu Bị, do đó Quan Vũ - người trợ giúp đắc lực của Lưu Bị - được mô tả là nhân vật chính diện, vũ dũng hào hiệp, có khí phách anh hùng.
Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi. Xuyên suốt trong Tam quốc, cụm từ "kết nghĩa vườn đào" là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn, hoạn nạn mà mờ phai.
Chiến tích 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjHZ2f8LFSBIcRrcMnazkpbeLvaR6sc7RQnEVMcHBoIj2N6LxdQJnaFlFlpa-_DtczGMcHiAVZN1FH2n5N_MSZdLGNQQvVvmxF-vnd5iJy8_lvSIL93E1X2xmzxXPoPRYcjVHL602P0xqY/s400/03.jpg

Những nhà nghiên cứu Tam Quốc diễn nghĩa đã tổng kết: Quan Công lập nhiều công trận, trước sau chém được 17 viên tướng ngoài mặt trận[34] (những trường hợp chữ nghiêng là có thật, được xác nhận trong sử sách):
1. Chém Trình Viễn Chí - tướng khởi nghĩa Khăn Vàng
2. Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác
3. Chém Quản Hợi, dư đảng Khăn Vàng
4. Chém Tuân Chính, tướng của Viên Thuật ở Vu Thai
5. Chém Xa Trụ, tướng của Tào Tháo ở Từ châu
6. Chém Nhan Lương, tướng của Viên Thiệu ở Bạch Mã
7. Chém Văn Xú, tướng của Viên Thiệu ở Diên Tân
8. Chém Khổng Tú ở ải Đông Lĩnh
9. Chém Mạnh Thản ở Lạc Dương
10. Chém Hàn Phức ở Lạc Dương
11. Chém Biện Hỉ ở Nghi Thủy
12. Chém Vương Thực ở Vinh Dương
13. Chém Tần Kỳ ở Hoạt châu
14. Chém Sái Dương ở Cổ Thành
15. Chém Hạ Hầu Tồn ở Tương Dương
16. Chém Dương Linh - tướng của Hàn Huyền ở Trường Sa
Ngoài ra, ông còn chém Bàng Đức sau khi bắt sống được viên tướng này ở Khoái Khẩu.
Những người trợ thủ đắc lực nhất cho ông ngoài mặt trận trong nhiều năm là con nuôi Quan Bình và nhân vật hư cấu Châu Thương.
Những điển tích từ tiểu thuyết
Tranh vẽ Quan Vũ vừa được chữa vết thương ở tay, vừa chơi cờ vây.
* Đuốc sáng thâu đêm (Minh chúc đạt đán): Kể về sự việc khi Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo cố ý sắp đặt cho Quan Vũ và 2 bà vợ Lưu Bị ở cùng một phòng để ông mắc lỗi đạo với Lưu Bị và không trở về với họ Lưu được nữa. Nhưng khi Cam phu nhân và My phu nhân đi ngủ, Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng. Tào Tháo nghe vậy rất khâm phục ông.
* Một đao đến hội (Đơn đao phó hội): Tôn Quyền muốn lấy lại Kinh châu, Lỗ Túc bày mưu dụ Quan Vũ đến hội ở Lục Khẩu và cho phục binh, nếu ông không đồng ý trả Kinh châu thì sẽ giết chết. Nhưng vì Quan Vũ quá uy dũng, vừa thủ thanh long đao trong tay, vừa nắm lấy Lỗ Túc khiến quân Ngô không thể động thủ. Quan Vũ trở về an toàn.
* Cạo xương trị thương: Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa, đề nghị ông chùm chăn để khỏi nhìn cảnh Hoa Đà khoét thịt cạo độc trong xương. Nhưng Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương trong lúc Hoa Đà chữa tay. Chính Hoa Đà phải khâm phục dũng khí của ông.
Vũ khí và ngựa chiến 
Nhiều năm chinh chiến và lập công trận, Quan Vũ gắn bó với vũ khí là thanh long đao và ngựa chiến là ngựa xích thố.
Thanh long đao gọi là Thanh long yển nguyệt (yển nguyệt là trăng lưỡi liềm) do ông rèn khi chuẩn bị đánh quân Khăn Vàng từ hồi 1 trong tiểu thuyết.
Con ngựa chiến Xích thố nổi tiếng của ông vốn là ngựa của Đổng Trác. Trác mang tặng Lã Bố để mua chuộc Bố phản Đinh Nguyên về theo mình. Lã Bố bị giết, ngựa về chuồng của Tào Tháo. Tào Tháo muốn lấy lòng ông bèn tặng ngựa xích thố cho ông. Ngựa quý một ngày có thể đi ngàn dặm, sau này theo Quan Vũ qua 5 ải chém 6 tướng và lập nhiều chiến tích khác.
Hiển thánh 
Đề cao uy linh dũng khí của ông, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiển linh sau khi chết: vật chết Lã Mông trong dinh Tôn Quyền; thủ cấp nổi giận khiến Tào Tháo bệnh nặng qua đời; giúp con là Quan Hưng giết được Phan Chương để trả thù trận Mạch Thành.
Ngoài ra, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiện lên đòi trả mạng chết oan khi gặp lại sư Phổ Tĩnh là người đồng hương. Sư Phổ Tĩnh lựa lời khuyên giải, ông mới ra đi.
Trọng Tương vấn Hán
Trọng Tương vấn Hán là tác phẩm văn học khuyết danh tác giả, kể theo thuyết tiền căn báo hậu kiếp hay luân hồi quả báo từ thời Hán Sở tranh hùng cho đến thời Tam Quốc.
Tác giả xây dựng nội dung để hàng loạt nhân vật thời Hán Sở tái sinh, trong đó Tây Sở bá vương Hạng Vũ đầu thai làm Quan Vũ; Hạng Bá và Ung Sĩ từng phản Hạng Vũ phải đầu thai làm Văn Sú và Nhan Lương để Quan Vũ sát hại trong trận Bạch Mã - Diên Tân; các viên tướng tranh giành xé xác Hạng Vũ để lĩnh tước hầu của Lưu Bang đầu thai làm các tướng giữ cửa 5 ải và bị Quan Vũ giết chết trên đường tìm Lưu Bị.
Danh hiệu
Quan Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi, tôn lên nhiều danh hiệu cao quý.
Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Thời nhà Tống, Tống Huy Tông truy tôn ông là Trung Huệ Công; Tống Cao Tông tôn ông làm Tráng Mậu Vũ An vương. Đến thời Minh Thần Tông, ông được tôn làm Quan Đế. Vua nhà Minh coi ông là vị thần hộ quốc[35].
Đời Thanh, Càn Long tôn ông làm Trung Nghĩa Vũ Thần đại đế. Năm 1856, người ta cho rằng ông đã hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc nên binh lính nhà Thanh thường treo ảnh ông trong doanh trại và đeo tượng ông, coi như bùa hộ mệnh[36]. Cũng vì sự việc này, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Ông là người thứ hai sau Khổng Tử được tôn xưng là Phu Tử[37].
Tôn thờ
Tào Tháo được xem là người đầu tiên dựng am thờ Quan Vũ, ngay tại quận Tiêu nước Bái quê mình - am Linh Thố.
Sau đó nhiều nơi ở Trung Quốc đã lập đền thờ Quan Vũ. Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng ông càng trở nên thần thánh trong sự ngưỡng mộ của nhân dân. Năm 1914 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quan Vũ được thờ chung với Nhạc Phi tại Võ miếu. Tại huyện Thái Hưng tỉnh Giang Tô, ông được thờ cùng Nhạc Phi và Văn Thiên Tường.
Việc thờ Quan Vũ có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian. Ông được nhân dân thờ như Thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ coi ông như thần văn học (tượng Quan Vũ trên 1 tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Người ta giải thích rằng sở dĩ ông có cả ảnh hưởng tới giới thương nhân vì hồi còn hàn vi ông từng làm nghề bán đậu phụ. Các đao phủ thường giấu đao trong đền thờ ông vì họ cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở oan hồn về báo oán.
Mã Siêu 

Mã Siêu (176-223), tự Mạnh Khởi , là một vị tướng của phe Thục Hán sống vào cuối đời nhà Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc, là dòng dõi Phục Ba tướng quân Mã Viện đời Đông Hán. Ông có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu" (tức Mã Siêu tráng lệ) nhờ khả năng chiến trận và bộ áo giáp của ông. Ông là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.
Cuộc đời 
Mã Siêu sinh năm 176 tại Lũng Môn (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông là con trưởng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Mã Siêu được miêu tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, lúc ra trận mình mặc hổ phù, tay cầm trường thương, oai phong lẫm liệt vô cùng.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dd/MaChao.jpg/300px-MaChao.jpg

Năm 191, Đổng Trác bị Lữ Bố giết chết. Sau đó Lý Thôi, Quách Dĩ là 2 tướng cũ của Đổng Trác đánh bại Lữ Bố, uy hiếp Hán Hiến Đế, nắm quyền ở Trường An. Năm 193, thứ sử Tây Lương Mã Đằng liên kết với Chinh tây tướng quân Hàn Toại dẫn 10 vạn quân về Trường An. Lý Mông, Vương Phương là 2 tướng của Đổng Trác kéo quân ra nghênh chiến. Mã Siêu (khi đó mới 17 tuổi) đâm chết Vương Phương, bắt sống Lý Mông. Lý Thôi, Quách Dĩ thấy Mông, Phương cùng bị giết cả bấy giờ mới chỉ giữ vững các cửa thành, mặc bên kia khiêu chiến thế nào cũng không ra. Quả nhiên chưa được hai tháng, quân Mã Ðằng, Hàn Toại cạn lương, hai tướng phải bàn nhau rút quân về. 
Năm 211, Tào Tháo lấy danh nghĩa thiên tử triệu Mã Đằng về triều. Mã Đằng bèn tìm kế phản Tào Tháo nhưng kế hoạch bại lộ, Mã Đằng và 2 con Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo giết. Mã Đại là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu. Mã Siêu tức giận hợp cùng Hàn Toại và bộ tướng là Bàng Đức kéo 20 vạn quân báo thù cho cha. Quân Tây Lương chiếm được Trường An, rồi chiếm luôn ải Đồng Quan. Tào Tháo kéo quân đến ải Đồng Quan bị Mã Siêu đánh bại, nhờ Hứa Chử cứu thoát, từ đó chỉ cố thủ. Mã Siêu cho quân tấn công liên tục nhưng gặp lúc mùa đông sắp đến, Hàn Toại bàn với Mã Siêu rút quân về. Tào Tháo nhân cơ hội đó thực hiện kế phản gián, khiến Mã Siêu đánh Hàn Toại. Nhân lúc quân Tây Lương rối loạn, Tào Tháo phản công, đánh bại Mã Siêu. Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại mở vòng vây chạy thoát.
Năm 213, Mã Siêu trốn về Lũng Tây rồi đem quân đánh chiếm Ký Thành. Mã Siêu trọng dụng Dương Phụ là tướng cũ của Ký Thành. Sau đó, Dương Phụ bất ngờ đánh úp Mã Siêu, lại gặp Hạ Hầu Uyên trợ giúp Dương Phụ nên Mã Siêu chống cự không lại, cùng Bàng Đức, Mã Đại đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ.
Năm 214, Mã Siêu nhận lệnh của Trương Lỗ tiến đánh ải Hà Manh để cứu viện cho Lưu Chương đang bị Lưu Bị tấn công. Mã Siêu đến Hà Manh quan, đánh nhau một trận kinh hồn với Trương Phi, sau Lưu Bị nhờ Lý Khôi theo kế Khổng Minh đến dụ hàng Mã Siêu. Mã Siêu liền bằng lòng qui thuận, Lưu Bị đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân. Cuối cùng, Mã siêu đem quân đến Thành Đô, bảo Lưu Chương ra hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu, phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân thống lĩnh toàn bộ kị binh.
Năm 219, Lưu Bị chiếm Hán Trung của Tào Tháo, sai Mã Siêu cùng Ngụy Diên đem quân truy kích Tào Tháo khi hắn rút chạy khỏi Hán Trung. Sau đó, Lưu Bị sai Mã Siêu trấn giữ Hán Trung, đề phòng quân Ngụy.
Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi. Trước khi chết, ông viết thư cho Lưu Bị bảo rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên nhờ Lưu Bị chăm sóc cho em mình là Mã Đại là người cuối cùng của nhà họ Mã.
Mã Siêu trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng sức địch muôn người, nhưng "có khỏe mà không có khôn" nên không báo thù được cho cha đồng thời không tạo dựng được cơ nghiệp. Tác phẩm có nói đến trận chiến giữa Tào Tháo với Mã Siêu và hai trận đánh giữa Mã Siêu với Hứa Chử, Trương Phi cho thấy sức mạnh của ông.
Mã Siêu đại chiến Hứa Chử
Trong trận chiến ở Đồng Quan, Mã Siêu nhiều lần suýt bắt được Tào Tháo nhưng lần nào Tào Tháo cũng nhờ có Hứa Chử cứu thoát. Từ đó, Tào Tháo và quân Ngụy ai cũng gọi Hứa Chử là "Hổ hầu". Mã Siêu kéo quân đến nghênh chiến. Hứa Chữ xin ra đánh Tào Tháo chấp thuận, bèn cho soạn chiến thư. Mã Siêu bảo quyết bắt được "con hổ điên" về xé xác. Hôm sau Mã Siêu đến thấy một tướng địch đứng cạnh Tào Tháo xông ra, mặt như ánh lửa, dáng điệu hung dữ, hét vang như sấm. Mã Siêu biết là Hứa Chủ bèn lao vào. Hai bên đánh nhau cả trăm hiệp chưa phân thắng bại. Hứa Chử liền chạy về, cởi bỏ giáp, trần trùng trục ra đánh tiếp, đánh trăm hiệp nữa Hứa Chữ vứt đao rồi giựt giáo đâm Mã Siêu. Cây giáo gãy đôi, mỗi người cầm một nửa đánh tiếp. Bên này Tào Hồng, Hạ Hầu Huyên ra đánh trợ lực, bên kia Bàng Ðức, Mã Ðại cũng ùa ra. Hai bên đánh loạn, Hứa Chử bị trúng hai mũi tên phải chạy, quân Tây Lương rượt theo, quân Tào đại bại. Mã Siêu về trận bảo với Hàn Toại chưa gặp ai liều mạng như Hứa Chử.
Trận chiến tại Hà Manh Quan - Mã Siêu đại chiến Trương Phi
Mã Siêu và Trương Phi đại chiến tại Hà Manh Quan
Năm 214, Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại trốn thoát đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ. Sau đó, Lưu Chương là thứ sử Ích Châu cầu cứu Trương Lỗ giúp đánh Lưu Bị. Mã Siêu bèn xin đi cứu Lưu Chương. Trương Lỗ cấp cho Mã Siêu 2 vạn quân cùng Dương Bách, Mã Đại kéo đến ải Hà Manh. Trương Phi nghe tin Mã Siêu kéo đến trước ải bèn xin Lưu Bị cho mình ra đánh nhau với Mã Siêu. Khổng Minh nói khích Trương Phi phải mời Quan Vũ tới mới chống cự được. Trương Phi liền viết quân lệnh trạng và được cử làm tiên phong, Ngụy Diên cũng được đi theo. Huyền Ðức lãnh hậu đội tiếp ứng. Quân hai bên gặp nhau, Dương Bách đánh cùng Ngụy Diên, Dương Bách thua chạy, Ngụy Diên trông thấy Mã Ðại lại ngỡ là Mã Siêu nên xông vào đánh lại giả thua, Ngụy Diên đuổi theo bị Mã Ðại quay lại bắn một mũi tên trúng tay, Ngụy Diên phải chạy về. Vừa lúc đó Trương Phi xông lên đánh bại Mã Đại. Lưu Bị ra lệnh thu quân, bảo Trương Phi dưỡng sức đánh Mã Siêu.
Mờ sáng hôm sau, Mã Siêu đã ra trận. Huyền Ðức nhìn sang thấy Mã Siêu đội mão Sư Tử, thắt đai Hổ Phù, bào trắng giáp bạc lóng lánh, cầm giao giục ngựa đi lại như bay nên Lưu Bị thích lắm. Lưu Bị thấy Mã Siêu đang hăng cứ giữ Trương Phi lại không cho xuống, chờ tới quá trưa thấy bên trận địa Mã Siêu có phần rời rạc, mới cho Trương Phi xuống đánh. Mã Siêu nhận ra Trương Phi cầm giáo vẫy một cái, quân lui cả ra phía sau. Sau đó, hai tướng khiêu chiến với nhau rồi lao vào nhau như hai con hổ, quân sĩ hai bên chỉ biết đứng nhìn. Hai bên đánh nhau cả trăm hiệp mà chưa phân thắng bại, Lưu Bị bèn cho thu quân. Hai bên về trận địa nghỉ chốc lát rồi Trương Phi chỉ buộc một chiếc khăn lên đầu, xông ra thách Mã Siêu đánh nữa. Mã Siêu cũng hăm hở nhảy ra, rồi hai bên lại giao tranh hơn một trăm hiệp nữa, hai con ngựa đều mệt lừ mà hai tướng lại càng đánh càng hăng hơn trước. Lưu Bị lại ra lệnh thu quân. Hai tướng lại về trận mình nghỉ rồi Mã Siêu thách Trương Phi chong đuốc đánh ban đêm. Lưu Bị ngăn cản nhưng Trương Phi đang hăng máu nên tiếp tục ra trận. Thế là quân hai bên lại hò reo vang trời dậy đất, trăm cây đuốc được đốt lên, hai hổ tướng lại xông vào nhau tranh thủ một còn một mất, dưới ánh đuốc chập chờn rồi lại lóe sáng. Ðang đánh Mã Siêu nghĩ ra mặt mẹo, liền chạy, Trương Phi đuổi theo thì Mã Siêu ngầm rút cây trùy đồng bên mình mà vụt lại. Trương Phi tuy đuổi mà vẫn đề phòng nên tránh kịp cây trùy nặng cả ngàn cân. Trương Phi lại quay ngựa chạy về. Mã Siêu lại đuổi theo. Bất ngờ, Trương Phi bắn một phát, nhưng Mã Siêu cũng nhanh như chớp tránh thoát. Sau đó hai tướng tạm buông nhau ai về trận nấy. Về sau, Lý Khôi theo kế của Khổng Minh đến dụ hàng được Mã Siêu và cuối cùng Mã Siêu kéo đến Thành Đô bắt Lưu Chương đầu hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu.
Hoàng Trung. 

Hoàng Trung (148-220), là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Hoàng Trung được miêu tả là một lão tướng đã gần 60 tuổi nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục cùng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Mã Siêu.
Cuộc đời 
Hoàng Trung, tự Hán Thăng , sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.
Năm 214, tướng Ngụy là Trương Cáp đem quân đến đánh cửa Hà Manh. Hoàng Trung và Nghiêm Nhan đem quân đánh, đẩy lùi được Trương Cáp và chiếm được núi Thiên Đăng là nơi trữ lương thảo của quân Tào.
Năm 217, Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau tại Hán Trung, Hoàng Trung chém chết Hạ Hầu Uyên, tướng tâm phúc của Tào Tháo tại núi Định Quân.
Năm 219, Lưu Bị lên làm vua, phong Hoàng Trung nằm trong Ngũ hổ tướng. Năm 220, Lưu Bị đem quân đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vũ, Trương Phi. Hoàng Trung bị thương nặng, sau đó qua đời ở tuổi 72.
Trận chiến tại Thiên Đăng Sơn 
Hồi thứ 70, tướng Ngụy là Trương Cáp sau khi thất bại trước Trương Phi ở Ngõa Khẩu Ải được Tào Hồng cấp 5.000 quân đến đánh cửa Hà Manh. Tin báo về Thành Đô. Gia Cát Lượng dùng kế khích tướng Hoàng Trung. Hoàng Trung xin cùng lão tướng khác là Nghiêm Nhan ra trận. Lưu Bị đồng ý. Các tướng ai nấy đều cười khẩy.
Hoàng Trung muốn chiếm núi Thiên Đăng là nơi cất giữ lương thảo của quân Tào nên nghĩ ra một kế. Hoàng Trung giả vờ thua quân Tào mấy trận liền, rút về cửa ải. Huyền Đức lo lắng, hỏi Khổng Minh. Khổng Minh bảo là mẹo của Hoàng Trung để quân địch sinh kiêu. Các tướng không tin. Lưu Bị sai Lưu Phong ra tiếp ứng.
Đến canh 2, Hoàng Trung dẫn 5.000 quân từ cửa ải kéo xuống. Quân Tào không phòng bị nên thua lớn, chết không biết bao nhiêu mà kể. Hoàng Trung đuổi đến sáng, cướp lại được nhiều trại sau đó lại thúc quân đuổi theo. Quân Tào rút về núi Thiên Đăng. Sau đó quân Tào trở lại phản công nhưng thất bại. Hàn Hạo, Hạ Hầu Đức bị giết. Quân Tào bỏ núi Thiên Đăng chạy về núi Định Quân. Huyền Đức nhân dịp đó khởi binh đến đánh Hán Trung, thưởng cho Hoàng Trung, Nghiêm Nhan rồi sai Hoàng Trung và Pháp Chính đem quân đánh núi Định Quân.
Cái chết của Hoàng Trung
Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. 2 người con trai của Quan Vũ và Trương Phi là Quan Hưng và Trương Bào liên tiếp lập công nên Lưu Bị khen ngợi và bảo các tướng theo mình từ trước nay đã già cả hết, không còn làm được gì. Hoàng Trung nghe thế tức giận liền dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô. Hoàng Trung gặp Phan Chương, chém chết tướng Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy. Quan Hưng, Trương Bào đến khen ngợi Hoàng Trung và khuyên ông quay về nhưng Hoàng Trung không nghe. Ðánh được vài hiệp, Phan Chương bỏ chạy, Hoàng Trung rượt theo, không ngờ bị Phan Chương bắn một mũi tên, Hoàng Trung né khỏi, rồi lại rượt theo nữa. Rượt được chừng vài dặm, xảy có tiếng chiêng trống nổi dậy, hai đạo binh mai phục ào tới, một phía là Chu Thái, một phía là Hàn Đương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Hoàng Trung vào giữa. Hoàng trung cố sức chống cự lại tiếp tục bị trúng tên, may nhờ có Quan Hưng, Trương Bào đến cứu. Lưu Bị nghe tin Hoàng Trung trọng thương thì đến thăm và nhận lỗi. Hoàng Trung bảo mình đã già, có chết cũng vừa, xin Lưu Bị bảo trọng long thể để chiếm Trung Nguyên. Đến nửa đêm, Hoàng Trung tắt thở. Lưu Bị đau buồn, sai đưa về Thành Đô chôn cất tử tế.
Khương Duy.

Khương Duy ( 204-264), là một tướng và sau này là thừa tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế 
Khương Duy tự là Bá Ước , người huyện Ký, Thiên Thuỷ.
Cha ông là Khương Quýnh từng làm chức Công tào trong quận. Khi người Nhung và người Khương chống lại nhà Ngụy, Khương Quýnh bảo vệ cho thái thú và bị tử trận. Vì vậy nhà Ngụy phong cho ông làm chức Trung lang.
Cha mất sớm, Khương Duy sống với mẹ, say mê Kinh học của Trịnh Huyền, làm chức Thượng kê duyên (ghi chép) trong quận, sau đó ông được làm tùng sự.
Hàng Thục 
Năm 228, Thừa tướng nhà Thục Hán là Gia Cát Lượng xuất quân bắc phạt, ra Kỳ Sơn lần thứ nhất. Thái thú Thiên Thuỷ là Mã Tuân dẫn ông cùng Lương Tự, Doãn Thưởng, Lương Kiều và thứ sử Ung châu là Quách Hoài đi tuần các nơi.
Nghe tin quân Thục đến Kỳ Sơn, Quách Hoài trở về Thượng Khuê phòng bị. Mã Tuân một mình ở lại Ký huyện xa xôi phía tây, thế cô, có ý lo sợ. Khương Duy khuyên Tuân về phòng thủ Ký huyện nhưng Tuân không nghe và có ý nghi ngờ Khương Duy, nói rằng:
Bọn các ngươi đều không đáng tin cậy!
Rồi Tuân nhân đêm tối bỏ chạy về Thượng Khuê với Quách Hoài. Khương Duy sau mới phát hiện ra, bèn chạy theo, nhưng đến nơi thì thành Thượng Khuê đóng cửa, không cho ông vào. Ông quay trở về Ký huyện thì Ký huyện cũng đóng cửa ngăn ông. Ông bèn chạy sang đầu hàng Gia Cát Lượng.
Thấy ông lại hàng, Gia Cát Lượng rất mừng. Nhưng sau đó Mã Tốc để mất Nhai Đình nên quân Thục phải triệt thoái. Khương Duy theo quân Thục về nước và lạc mất mẹ.
Gia Cát mến tài ông, phong làm Thương tào duyện, Phụng Nghĩa tướng quân, rồi Đan Dương đình hầu khi ông mới 27 tuổi (230). Trong thư gửi Trương Duệ, Gia Cát khen ngợi tài năng của ông:
”Khương Bá Ước là người trung thành, cần cù, suy nghĩ chín chắn… Người này đích thực là nhân vật xuất chúng về quân sự... Cái quý nhất là trong lòng anh ta vẫn còn nhà Hán...”
Trong thời gian Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn đánh Tào Ngụy những lần sau đó, Khương Duy đều tham gia chiến trận.
Đánh Ngụy 
Năm 234, Gia Cát Lượng mất. Khương Duy được giao trọng trách giữ việc quân sự. Ông trở về Thành Đô nhận chức Tả giám quân, Phù Hán tướng quân, Bình Tương hầu. Trên thực tế, ông vẫn ở dưới quyền Tưởng Uyển.
Năm 238, Uyển được phong làm Đại tư mã thì Khương Duy được phong làm Tư mã.
Năm 243, ông lại được phong làm Trấn tây đại tướng quân, kiêm nhiệm thứ sử Kinh châu.
Lần thứ nhất 
Năm 247, sau khi Tưởng Uyển mất, Phí Vĩ lên làm Thừa tướng, ông được phong làm Vệ tướng quân.
Năm đó các tộc thiểu số ở Vấn Sơn và huyện Bình Khang nổi dậy, ông thống lĩnh quân mã đi đánh dẹp, bình định hai vùng. Cùng năm, ông mang quân giao chiến với các tướng Ngụy là Quách Hoài, Hạ Hầu Bá ở Thao Tây. Các thủ lĩnh bộ tộc Khương ra hàng Khương Duy, ông thu họ về với nước Thục.
Lần thứ hai 
Năm 249, ông mang quân đánh về phía tây nước Ngụy, đánh quận Tây Bình, kết giao với một loạt thủ lĩnh người Khương. Do hiểu rõ tập tục của người Khương, người Hồ, ông thường muốn dùng họ làm vây cánh để đánh Ngụy và xuất đại quân, nhưng Phí Vĩ theo đường lối ôn hòa, cho rằng chỉ nên giữ vững biên cương nên ngăn trở việc ông ra quân, chưa bao giờ giao cho ông đến 1 vạn quân.
Lần thứ ba 
Năm 253, Phí Vĩ mất, Khương Duy lên nắm quyền. Ông được tướng Ngụy là Hạ Hầu Bá theo về hàng vì mâu thuẫn với quyền thần họ Tư Mã. Theo lời kêu gọi của tướng Đông Ngô là Gia Cát Khác[3] ông dẫn vài vạn quân rời Thạch Dinh[4], bao vây Nam An. Đến Lạc Môn, vì thiếu lương nên ông phải rút về.
Lần thứ tư 
Tháng 6 năm 254, ông được giao toàn quyền quân sự trong ngoài. Nhân lúc nước Ngụy có việc quyền thần Tư Mã Sư phế Tào Phương lập Tào Mao, ông mang quân ra Lũng Tây. Tướng Ngụy là Lý Giản mang 2 huyện Địch Đạo và Đại Lý ra hàng Thục. Ông mang quân vây thành Tương Vũ, tướng Ngụy là Từ Chất ra đánh bị ông chém chết, quân Ngụy đại bại phải rút lui.
Khương Duy thừa thắng tiến lên, hạ được nhiều thành, cho dân chúng 3 huyện Địch Đạo, Hà Quan và Gián Thao nhập vào nước Thục rồi rút quân về.
Lần thứ năm 
Năm 255, ông cùng Hạ Hầu Bá xuất quân khỏi Địch Đạo, đánh thứ sử Ung châu của Ngụy là Vương Kinh ở Thao Tây. Vương Kinh bị đánh bại, mất hàng vạn quân, phải lui về cố thủ. Khương Duy bao vây Địch Đạo.
Sau đó tướng Ngụy là Trần Thái đến giải vây, ông bị hết lương phải rút quân về.
Lần thứ sáu 
Năm 256, Khương Duy được Lưu Thiện phong làm Đại tướng. Ông chỉnh đốn binh mã, ước định ngày giờ hội quân với Hồ Tế ở Thượng Khuê nhưng Hồ Tế không đến. Khương Duy giao chiến với Đặng Ngải ở Đoạn Cốc, quân Thục bị đánh bại, thương vong khá nhiều. Vì vậy dân chúng oán hận ông, các địa phương Lũng Tây cũng nhân đó nổi loạn.
Khương Duy dẫn quân về, xin chịu tội, tự giáng chức Thừa tướng như Gia Cát Lượng từng làm khi mất Nhai Đình trước kia để lập công chuộc tội. Lưu Thiện chuẩn y giáng ông làm Hậu tướng quân, lo việc Đại tướng quân.
Lần thứ bảy 
Năm 257, tướng Ngụy là Gia Cát Đản phản đối quyền thần Tư Mã Chiêu, làm phản ở Hoài Nam. Khương Duy nhân cơ hội đó mang quân đánh Ngụy, từ lạc Cốc đến Đạt Thẩm Lĩnh. Lúc đó ở Trường Thành của nước Ngụy có nhiều lương thảo nhưng ít quân bảo vệ. Nghe tin ông tiến đến, quân Ngụy bỏ chạy.
Tướng Ngụy là Tư Mã Vọng mang quân đến giao chiến, Đặng Ngải cũng xuất quân từ Lũng Hữu đến Trường Thành. Khương Duy thúc quân tiến đánh. Ông dựa vào sườn núi cắm trại. Tư Mã Vọng và Đặng Ngải cố thủ ở sông Vị Thuỷ, dù ông khiêu chiến nhiều lần nhưng quân Ngụy không ra.
Sang năm 258, có tin Gia Cát Đản đã thất bại truyền tới mà quân Ngụy vẫn phòng thủ vững, ông rút quân về Thành Đô, được phục chức Đại tướng quân.
Lần thứ tám 
Khương Duy nghiên cứu địa thế nước Thục, đề ra sách lược mới là “liễm binh tụ cốc” (thu quân tập hợp lương thảo), tức là phòng thủ, thu hết lương thảo vào Hán Thành và Lạc Thành khiến quân địch không có lương, nhân thời cơ quân địch vào sâu nội địa để tập kích, quấy rối. Khi quân địch đi xa thiếu lương sẽ nguy cấp và quân Thục sẽ đồng thời phản công.
Năm 262, Khương Duy mang quân ra khỏi Hán Thành đánh Ngụy, bị Đặng Ngải đánh bại, phải lui quân về Đạp Trung[5].
Khi đó trong triều đình, Hậu chủ Lưu Thiện tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo, bỏ việc chính sự. Khương Duy rất bất mãn, muốn xin Lưu Thiện giết Hạo không được. Lưu Thiện lại nói việc đó với Hạo và bắt Hạo xin lỗi ông. Ông lo rằng Hạo sẽ trả thù, nên xin ra trồng lúa ở Đạp Trung.
Khương Duy
JiangWei.jpg
Tận trung với Thục Hán 
Lần thứ 9 Khương Duy đương đầu với quân Ngụy không phải là đánh vào đất Ngụy mà ông chống cuộc tây tiến của quân Ngụy. Đây cũng là cuộc chiến cuối cùng của Khương Duy.
Chống Chung Hội 
Năm 263, quyền thần Tư Mã Chiêu sau khi dẹp bỏ hầu hết các lực lượng chống đối bèn tính việc đánh Thục, sai Chung Hội và Đặng Ngải chia đường tây tiến.
Khương Duy ở Đạp Trung được tin, bèn viết biểu về triều, đề nghị Lưu Thiện điều động Trương Dực, Liêu Hóa bảo vệ Dương An và Âm Bình. Nhưng Lưu Thiện tin theo Hoàng Hạo, không nghe theo những tờ thư của ông, nên quân Thục không được điều động đi phòng thủ.
Đến khi Đặng Ngải sắp kéo đến Đạp Trung, Chung Hội sắp tiến vào Lạc Cốc, triều đình Thục Hán mới cho Trương Dực, Đổng Quyết dẫn quân tới Dương An lập trại tiếp ứng.
Liêu Hóa tiến đến Âm Bình, nghe tin tướng Ngụy là Gia Cát Tự đến Đình Uy, nên dừng lại chờ đón đánh.
Khương Duy nghe tin 2 cánh đại quân Chung Hội, Đặng Ngải tiến vào, bèn lui về phía đông, trên đường rút lui ông bị Đặng Ngải truy kích. Lúc đó Gia Cát Tự cũng chiếm được Vũ Đô, đến gần Âm Bình, cắt đường rút lui của ông. Ông bị dồn vào Khổng U Cốc. Ông dùng mưu lừa Gia Cát Tự, đốt đầu phía bắc cầu Âm Bình, Tự vội chạy qua phía bắc để chặn, ông bèn mau chóng qua cầu mà sang.
Khương Duy gặp viện binh của Liêu Hóa. Ông lệnh cho Liêu Hóa ở lại Âm Bình chống quân Ngụy, còn mình mang quân ra đánh Chung Hội.
Hội tấn công dữ dội vào Hán Trung và Lạc Thành. Tướng giữ ải Dương Quan là Tưởng Thư đầu hàng, để mặc phó tướng Phó Thiêm tử trận. Hội tấn công Lạc Thành không hạ được, nhưng lại nghe tin một cánh quân của mình đã chiếm được Quan Khẩu nên theo đường đó tiến vào.
Khương Duy, Liêu Hóa bỏ Âm Bình rút lui, gặp Đổng Quyết và Trương Dực vừa kéo đến Hán Thọ. Ông cùng các tướng họp quân rút về Kiếm Các cầm cự với Chung Hội.
Chung Hội viết thư dụ hàng Khương Duy. Ông không trả lời mà lập trại bố phòng. Hai bên giữ nhau khá lâu, quân Ngụy đi đánh đường xa, vận chuyển lương thảo khó khăn nên Hội bị thiếu lương. Chung Hội lo sợ xảy ra bất trắc nên toan tính chuyện rút quân.
Nhưng trong khi Chung Hội bắt đầu nản chí thì Đặng Ngải lại đi tắt theo đường núi Âm Bình, vượt qua Cảnh Cốc, đánh bại tướng Thục là Gia Cát Chiêm ở Miên Trúc rồi tiến thẳng vào Thành Đô. Hậu chủ Lưu Thiện bó tay ra hàng Đặng Ngải.
Khương Duy sai dò tin tức ở Thành Đô, thấy tin đồn lung tung. Vừa có tin Lưu Thiện cố thủ ở Thành Đô, lại có tin Lưu Thiện chạy về Kiến Minh phía nam, lại có tin khác là chạy sang Đông Ngô. Do tin tức không chuẩn, ông bèn lui quân từ Quảng Hán về Thê Huyện. Trên đường đi vừa nghe ngóng tin tức vừa tính việc quân.
Trá hàng Chung Hội 
Không lâu sau, có thư của Lưu Thiện ở chỗ Đặng Ngải gửi tới, lệnh cho ông đầu hàng. Khương Duy đau lòng đành phải phụng chiếu. Các tướng sĩ dưới quyền ông vô cùng tức giận, lấy gươm chém xuống đá mà than vãn vì Lưu Thiện không đánh địch đã hàng. Biết Chung Hội và Đặng Ngải có mâu thuẫn, tranh công đánh Thục, ông quyết định đến trá hàng Chung Hội để tìm cơ hội khôi phục nước Thục.
Chung Hội hỏi ông:
Sao bây giờ ông mới đến hàng?
Ông chảy nước mắt đáp:
Hôm nay đến hàng là sớm rồi!
Chung Hội mến tài và lòng trung của ông, nên hậu đãi ông và các tướng Thục. Hội cho ông đi cùng xe, ngồi cùng bàn ăn. Hội rất khâm phục tài Khương Duy, tâm sự với Trưởng sử Đỗ Dự rằng nhân tài nước Nguỵ như Gia Cát Đản, Hạ Hầu Huyền không bằng ông.
Chung Hội tranh công đánh Thục với Đặng Ngải, vu cho Ngải làm phản, sai Vệ Quán bắt Ngải, định nhân Ngải giết Quán thì Hội sẽ có cớ đánh. Nhưng Vệ Quán tự dùng mưu bắt sống được cha con Đặng Ngải nộp cho Chung Hội. Hội sai giải Ngải về Lạc Dương rồi cùng Khương Duy tiến vào Thành Đô.
Biết Chung Hội có ý phản Tư Mã Chiêu để tranh giành thiên hạ, Khương Duy lấy gương Văn Chủng, Hàn Tín ra nói với Hội để kích động. Chung Hội nghe theo, quyết định làm phản.
Chung Hội muốn giao cho ông 5 vạn quân tiến ra Tà Cốc, còn mình dẫn đại quân theo sau để đánh vào Lạc Dương tranh thiên hạ với họ Tư Mã. Thế nhưng Tư Mã Chiêu cũng trù liệu Hội làm phản nên đã dồn đại quân đến Tràng An, sai Giả Sung lén đến Tà Cốc, đóng quân ở Lạc Thành. Hội biết mình đã bị Chiêu nghi ngờ, bèn mượn cớ Nguỵ thái hậu họ Quách có thư sai mình đánh quyền thần Tư Mã Chiêu để ra lệnh các tướng phản lại Chiêu. Các tướng không nghe theo, Chung Hội liền sai giam cả lại, rồi cho những người thân tín nắm binh quyền.
Khương Duy thấy thời cơ đã tới, ông kích động cho Hội giết các tướng Nguỵ, rồi sẽ tìm cơ hội giết chết Chung Hội để khôi phục nhà Hán. Ông viết mật thư gửi cho Lưu Thiện nói rằng:
"Bệ hạ hãy nhẫn nhục ít ngày, thần muốn làm xã tắc biến nguy thành an".
Trong các tướng bị giam, Hồ Liệt có con là Hồ Uyên đang ở ngoài. Uyên được cha mật báo cho biết việc làm của Chung Hội, bèn ngầm dẫn quân bản bộ cùng Vệ Quán đánh vào Thành Đô, cứu các tướng Ngụy ra. Hồ Liệt trong ngục cũng phao tin rằng Chung Hội chỉ tin tưởng Khương Duy và định chôn sống tất cả quân Ngụy. Vì vậy các tướng sĩ nước Ngụy đều nổi giận, tập hợp binh mã đánh Chung Hội. Khương Duy và Chung Hội không chống nổi cuộc nổi dậy của các tướng Ngụy nên đều bị chết ở Thành Đô đầu năm 264. Ông bị mổ bụng và mọi người thấy quả mật to lớn khác thường.
Khương Duy mất năm 60 tuổi. Họ hàng ông sau đó cũng bị giết.
Ngụy Diên 

Ngụy Diên , (175-234) tự là Văn Trường là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu nhưng chính sử lại không ghi nhận điều này. Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.
Năm 211, Ngụy Diên cùng tham gia chiến dịch của Lưu Bị đánh Ích Châu ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tài năng của Ngụy Diên đã giúp ông được trọng dụng và trở thành một trong những vị tướng trụ cột Lưu Bị vài năm sau đó. Lưu Bị đã phong Ngụy Diên là Thái thú Hán Trung năm 219. 
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên còn là một tướng thường mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh. Lúc Gia Cát Lượng qua đời, Ngụy Diên tạo phản nhưng đã bị Mã Đại và Trương Vĩ giết chết theo kế của Gia Cát Lượng trước khi mất đã truyền cho.
Theo nhiều ý kiến thì Gia Cát Lượng có thành kiến không tốt với Ngụy Diên nên thường hay đem lòng nghi ngờ lòng trung thành của ông. Dù có lần Ngụy Diên hiến kế hay (đánh Nguỵ từ đường tắt là hang Tý Ngọ để tập kích vào Tràng An chứ không đi theo đường chính diện sẽ lâu và lộ liễu) nhưng Gia Cát Lượng vì thành kiến cá nhân nên không nghe theo. Kết quả thực tế cho thấy 6 lần Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn không theo kế của ông lần nào và đều không thành công.
Sách "Tam Quốc ngoại truyện" cho rằng chính Nguỵ Diên bị Dương Nghi vu hãm, còn bản thân ông là người tốt. Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng xác minh điều này: sau khi Gia Cát Lượng chết, vua Thục là Lưu Thiện ở Thành Đô liên tiếp nhận biểu của cả Nguỵ Diên và Dương Nghi tố cáo nhau làm phản nên không phân biệt được phải trái. Sau khi Nguỵ Diên bị giết rồi, không lâu sau chính Dương Nghi cũng bị Lưu Thiện xử tử.
Hứa Chử 

Hứa Chử hay Hứa Trử , tự Trọng Khang là vị tướng quân đội của nhà Tào Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ. Ông được Tào Tháo gọi là "Hổ hầu" hay còn có biệt danh là "Hổ dại" do Mã Siêu đặt cho khi ông và Mã Siêu đại chiến ở trận Đồng Quan.
Cuộc đời
Hứa Chử chưa rõ năm sinh, người Tiêu huyện, được miêu tả là người mình cao tám thước, lưng to mười bản tay, tay cầm thanh đao lớn. Khi Tào Tháo sai Điển Vi đi đánh dẹp bọn dư đảng giặc khăn vàng ở Nhữ Nam và Dĩnh Xuyên thì trên đường truy kích giặc gặp Hứa Chử. Điển Vi thấy Hứa Chử bắt được bọn giặc cướp nhưng không giao nộp nên lao vào đánh Hứa Chử. Cả 2 đánh nhau hơn trăm hiệp nhưng bất phân thắng bại. Tào Tháo thấy Hứa Chử sức khỏe phi thường như vậy nên thích lắm bèn sai người dùng kế bắt sống rồi mời Hứa Chử theo phục vụ mình. Hứa Chủ vui vẻ nhận lời và được Tào Tháo phong làm đô úy, cho làm tướng hầu cận bên cạnh mình cùng với Điển Vi.
Từ đó, Hứa Chử bên cạnh Tào Tháo lập được nhiều công lớn và cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn, được Tào Tháo so sánh như Phàn Khoái, một vị tướng nổi tiếng sống vào đầu đời Hán. Năm 200, Hứa Chử tham gia trận Quan Độ chống lại Viên Thiệu và tại đây ông dược Tào Tháo sai làm tiên phong tiến đánh hậu cần quân lương của Viên Thiệu tại Ô Sào. Thất bại ở Ô Sào dẫn đến thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu ở trận Quan Độ.
Năm 208, Hứa Chử đi theo Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu và tham gia trận Xích Bích nhưng thất bại. Trên đường trở về Hứa Đô, Hứa Chử đã bảo vệ Tào Tháo và các mưu sĩ an toàn trước sự truy kích của quân Lưu Bị và quân Đông Ngô.
Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn quân tấn công Trường An báo thù cho cha. Tào Tháo dẫn quân đến ải Đồng Quan nghênh địch. Trong trận Đồng Quan khi Mã Siêu suýt bắt được Tào Tháo thì bị Hứa Chử xông ra ngăn lại rồi còn tuyên chiến với Mã Siêu và cả 2 đánh nhau 1 trận kinh hồn. Sau trận đó, ai cũng gọi Hứa Chử là "Hổ hầu".
Năm 215, Hứa Chử theo Tào Tháo đi đánh chiếm Hán Trung. Tại đây, Hứa Chử cũng lập nhiều công lớn, góp công giúp Tào Tháo lấy Hán Trung. Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, Hứa Chử cũng đi theo Tào Tháo đến bảo vệ Hán Trung nhưng thất bại.
Năm 220, Tào Tháo bệnh mất, Hứa Chử theo phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi. Sau khi Tào Phi mất thì không còn thông tin gì về ông nữa ngoài việc sau này con trai ông là Hứa Nghi vì vi phạm quân lệnh nên bị Chung Hội xử chém năm 263.
Điển Vi

Điển Vi (?-197) là một viên tướng sống vào cuối đời nhà Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Điển Vi là người theo bảo vệ Tào Tháo, người đã xây dựng nên nhà Đại Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời 
Điển Vi quê ở Trần Lưu chua rõ năm sinh. Năm 189, Điển Vi theo thái thú Trương Mạc, sau vì lỡ tay giết người nên bỏ trốn sau về với Hạ Hầu Đôn, danh tướng của Tào Tháo. Sau Điển Vi được Hạ Hầu Đôn tiến cử cho Tào Tháo. Tào Tháo thấy Vi sức khỏe phi thường nên cho làm chức Trướng tiền đô úy, cho đi theo bảo vệ Tháo. Sau đó, Vi lập nhiều công trạng của Tháo nên được Tào Tháo rất tin tưởng.
Năm 197, Tào Tháo dẫn 15 vạn quân đánh Trương Tú ở Uyển Thành. Trương Tú đầu hàng. Sau vì Tào Tháo tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận bất ngờ đánh úp Tào Tháo. Tào Tháo tìm đường trốn. Nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên Tào Tháo mới thoát được. Sau đó Điển Vi hi sinh anh dũng. Tào Tháo rất thương tiếc Điển Vi nên khi về Hứa Đô, lập đền thờ Điển Vi và phong cho con trai Điển Vi là Điển Mãng chức Trung lang và nuôi dưỡng trong phủ.
Trận chiến tại Uyển Thành 
Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi. Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ nên rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Thế là Trương Tú mời Điển Vi đến uống rượu cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo. Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả lại nghe tin Trương tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại.
Điển Vi lăn sả vào đám quân ấy, chém giết một lúc chết hơn vài chục người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến. Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau, mình Vi không một mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm nhưng Vi vẫn cứ lăn sả vào đánh. Gươm mẻ không dùng được, Vi bỏ gươm, hai tay chụp ngay lấy hai xác chết làm khí giới, quật chết một lúc chết tám chín người. Giặc thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Ðiển Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau, Ðiển Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết. Ông chết được nửa giờ rồi mà vẫn không ai dám đi qua cửa trước.
Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng và người cháu. Tào Tháo thương tiếc Vi vô cùng, sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng:"Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".
Trương Liêu

Trương Liêu (169-222) là tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.
Thân thế 
Trương Liêu là người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay là khu Sóc Thành, thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tổ tiên của ông vốn mang họ Nhiếp, là phú hộ ở Mã Ấp, vì tránh kẻ thù nên đổi sang họ Trương.
Biến cố thay chủ 
Thời trẻ, Trương Liêu làm quận lại. Cuối thời Đông Hán, thứ sử Tinh châu là Đinh Nguyên thấy ông vũ dũng hơn người nên mời đến làm tòng sự. Năm 189, Đinh Nguyên sai ông mang quân vào kinh. Tại kinh đô, Trương Liêu gặp Hà Tiến, Tiến cử ông đi Hà Bắc chiêu mộ quân.
Khi Trương Liêu mộ được hơn 1000 quân trở về Lạc Dương thì Hà Tiến đã bị hoạn quan giết hại. Đổng Trác mang quân vào kinh, ông đi theo Đổng Trác.
Năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết, ông đi theo Lã Bố, làm chức kị đô uý. Bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi đánh báo thù vào Tràng An[1], Lã Bố thua trận bỏ chạy. Sau nhiều lưu lạc, năm 196, Bố chạy đến Từ châu, Trương Liêu vẫn đi theo, được kiêm nhiệm chức Lỗ quốc tướng khi mới 28 tuổi.
Năm 198, Tào Tháo đánh bại giết chết Lã Bố ở Hạ Bì. Trương Liêu mang quân đến đầu hàng, được Tào Tháo phong làm trung lang tướng, tước Quan nội hầu. Sau đó nhờ lập nhiều công lao nên được phong làm Tỉ tướng quân.
Đánh đông dẹp bắc 
Năm 200, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ và Thương Đình, sai ông đi bình định các huyện thuộc nước Lỗ (Sơn Đông). Trương Liêu cùng Hạ Hầu Uyên bao vây tướng địch là Xương Hi ở Đông Hải. Vây vài tháng, lương cạn, Hạ Hầu Uyên định lui quân, ông bàn rằng:
Mấy hôm nay, mỗi khi tôi đi tuần trước trại đều thấy Xương Hi nhìn tôi chằm chằm, dường như có điều gì muốn nói. Hơn nữa, chúng bắn tên ra ngày một ít đi, thế là ông ta do dự rồi. Tôi muốn hẹn nói chuyện với ông ta.
Trương Liêu sai người hẹn Xương Hi ra nói chuyện và thuyết phục Hi đầu hàng. Hi đồng ý. Trương Liêu một mình trèo lên núi Tam Công, vào nhà Xương Hi, hỏi thăm vợ con Hi. Hi cảm động, bèn theo ông đến gặp Tào Tháo.
Dẹp anh em họ Viên 
Viên Thiệu chết, Trương Liêu theo Tào Tháo đi đánh anh em Viên Đàm, Viên Thượng ở Hà Bắc, lập được nhiều công lao và được phong làm Hành trung kiên tướng quân[2]. Sau đó ông lại tác chiến với Viên Thượng ở Nghiệp thành. Thượng cố thủ nên quân Tào chưa hạ được thành. Tào Tháo bèn trở về Hứa Xương và sai ông và Nhạc Tiến đánh Âm An. Trương Liêu hạ thành Âm An, dời dân ở đó đến bờ nam sông Hoàng Hà.
Tào Tháo mang đại quân đánh Nghiệp thành lần thứ hai, Trương Liêu lại đi theo. Trong khi Tào Tháo đánh hạ Nghiệp Thành thì ông dẫn quân tuần hành ở nước Triệu, chiêu hàng các lực lượng thảo khấu là Tôn Khinh ở Hắc Sơn. Sau đó ông mang quân tấn công Viên Đàm, đánh bại Đàm. Trương Liêu một mình mang quân đi chinh phục vùng bờ biển, đánh tan Liễu Nghị. Khi ông trở về Nghiệp thành, Tào Tháo ra đón và cho ngồi chung xe, rồi phong ông làm Đãng Khấu tướng quân.
Viên Thượng mất Nghiệp Thành, chạy lên Liễu Thành. Ông cùng Tào Tháo đánh Liễu Thành. Thấy ông chiến đấu mạnh mẽ hăng hái, Tào Tháo giao cờ chỉ huy cho ông. Viên Thượng thua trận bỏ chạy. Trương Liêu tiến vào Liêu Tây, gặp quân bộ tộc Ô Hoàn là Thạp Đốn. Ông đại phá quân địch, chém chết Thạp Đốn. Không lâu sau Viên Thượng bị Công Tôn Khang giết để đầu hàng Tào Tháo.
Phòng giữ mặt nam 
Bình định xong Hà Bắc, Tào Tháo tiến xuống phía nam. Trương Liêu dẫn quân tấn công Kinh châu của Lưu Biểu, bình định các huyện ở Giang Hạ rồi về đóng ở Lâm Dĩnh, được phong chức Đô Đình hầu.
Kinh châu chưa bình định được, Tào Tháo phái ông đến giữ Trường Xã[3]. Trước khi xuất phát, trong quân có người làm phản, trong doanh trại hỗn loạn không ngớt, đang đêm lửa cháy, toàn quân xôn xao. Trương Liêu ra lệnh trong trại:
Phàm là những người không tham gia làm phản thì ngồi yên, không được rối loạn!
Sau đó Trương Liêu dẫn vài chục thân binh đứng giữa hàng quân, im lặng bất động, tình hình ổn định trở lại. Ông tra xét ra kẻ cầm đầu mưu phản và giết chết.
Dẹp loạn ở núi Thiên Trụ 
Sau trận Xích Bích, thế chia ba hình thành. Năm 209, Trần Lan và Mai Thành chiếm giữ Tiềm Sơn làm phản. Ông được lệnh cùng Vu Cấm đi đánh. Đến núi Thiên Trụ dốc hiểm cao hơn 20 dặm, đường xá chật hẹp phải đi bộ, quân địch đều đóng trên núi. Trương Liêu muốn tấn công, thủ hạ đều ngại đường hiểm trở, ông nói:
Phải người dũng cảm mới thắng được!
Ông đến chân núi hạ trại, chỉ huy quân tiếp chiến đánh thắng địch, chém chết cả Trần Lan và Mai Thành, bắt hết các thuộc hạ. Khi trở về, ông được Tào Tháo khen ngợi và thăng cấp.
Trấn giữ Hợp Phì 
Năm 213, Tào Tháo sai ông cùng Nhạc Tiến và Lý Điển lĩnh 7000 quân giữ Hợp Phì, giao cho ông một phong thư, nói: “Khi nào giặc đến hãy mở”.
Năm 215, Tào Tháo dẫn đại quân đi đánh Trương Lỗ ở Hán Trung, Tôn Quyền thừa cơ mang 10 vạn quân đến vây đánh Hợp Phì. Trương Liêu liền mở thư, trong thư nói:
"Khi Tôn Quyền đến, Trương Liêu và Lý Điển ra nghênh chiến, Nhạc Tiến giữ thành, Tiết Đễ không được tham chiến"
Các tướng thấy quân Ngô đông hơn nhiều nên sợ hãi không dám tiếp chiến. Ông giận nói:
Thành hay bại là ở trận này. Nếu các người do dự hoài nghi, ta sẽ một mình dẫn quân ra, quyết sống mái với địch!
Lý Điển vốn không ưa Trương Liêu, thấy ông nói vậy, cảm động, khảng khái theo ông xuất kích.
Đêm hôm đó Trương Liêu tuyển lựa lấy 800 quân cảm tử, giết trâu mở tiệc để khích lệ binh sĩ. Mờ sáng hôm sau, Trương Liêu cưỡi ngựa đi đầu xông vào trận địch, dũng mãnh liên tiếp đâm chết mấy chục quân địch, chém chết 2 viên tướng. Ông càng đánh càng hăng, xông thẳng vào dinh luỹ dưới lá cờ Tôn Quyền.
Tôn Quyền hoảng hốt vội bỏ chạy lên một ngọn núi nhỏ để trốn. Trương Liêu đứng dưới chửi mắng khiêu khích nhưng Tôn Quyền không dám xuống. Quân Ngô thấy Trương Liêu ít quân, bèn kéo lại vây bọc. Ông tả xung hữu đột, chém chết nhiều quân địch, dẫn vài chục thủ hạ phá vòng vây thoát ra. Một số quân sĩ bên trong gọi to:
Trương tướng quân bỏ mặc chúng tôi sao?
Trương Liêu nghe gọi bèn quay ngựa lại, lần thứ hai xông vào trận địa dày đặc. Ông đi đến đâu, quân địch tan ra đến đấy, không ai dám chống lại. Trận này đánh từ sáng đến trưa, quân Ngô khiếp đảm, nhụt hẳn ý chí. Ông rút về thành thế thủ, các tướng sĩ hết sức khâm phục.
Tôn Quyền vây đánh Hợp Phì liên tiếp hơn 10 ngày không hạ được đành lui về. Trương Liêu thấy quân Ngô rút lui bèn bất ngờ dẫn quân ra đánh úp. Các tướng Ngô kinh hoàng, Cam Ninh và Lã Mông ra sức chống giữ, Lăng Thống mới hộ vệ được Tôn Quyền chạy thoát. Thân binh của Tôn Quyền nhiều người bị thương vong. Trận đánh này Trương Liêu chỉ có ít quân mà đánh cho quân Ngô khốn đốn, làm kinh động nước Ngô, người Giang Nam nghe đều khiếp đảm. Trẻ con ở Giang Nam nghe tên Trương Liêu không dám khóc vào ban đêm[4].
Tào Tháo đánh chiếm Hán Trung xong, vô cùng khâm phục sự dũng cảm của ông, thăng cho làm Chinh đông tướng quân. Đến năm 216, Tào Tháo đi đánh Tôn Quyền, đến Hợp Phì - nơi chiến trường ông từng đánh quân Ngô trước kia, cảm khái hồi lâu rồi tặng thưởng thêm cho ông.
Công thần
Năm 220, Tào Tháo mất, Tào Phi lên thay, cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Ngụy. Ông được phong làm Tiền tướng quân, anh ông là Trương Phiếm và con ông cũng được phong tước hầu.
Tôn Quyền đã thần phục Ngụy rồi lại chống lại. Ngụy Văn đế Tào Phi sai ông đi đánh. Để tỏ ra trọng vọng ông, Ngụy Văn đế tặng chiếc xe của mình cho mẹ ông và hạ lệnh, khi nào mẹ ông đến thì đội nghi trượng phải ra đón. Tướng sĩ bộ hạ của Trương Liêu hạ bái bên đường đều khen ngợi[5].
Năm 221, Tôn Quyền lại thần phục nước Ngụy. Trương Liêu mang quân về Ung Khâu và bị bệnh. Tôn Quyền lại chống Ngụy. Tào Phi lại sai ông và Tào Hưu đi đánh Ngô. Tôn Quyền nghe tin ông vẫn ra quân, sợ hãi nói:
Trương Liêu tuy có bệnh nhưng vẫn dũng mãnh không thể cự được, nhất định phải cẩn thận!
Năm đó ông cùng các tướng đánh bại tướng Ngô là Lã Phạm, quân Ngô phải lui.
Năm 222, ông mất ở Giang Đô, thọ 54 tuổi.
Năm 225, Ngụy Văn đế truy niệm chiến tích của ông và Lý Điển ở Hợp Phì, hạ chiếu thư nói:
"Chiến dịch Hợp Phì, Trương Liêu và Lý Điển chỉ dùng 800 bộ binh mà đánh bại 10 vạn quân địch, tự cổ dùng binh chưa có ai được như thế. Kẻ địch đến nay vẫn táng đảm, hai tướng Trương, Lý quả là nanh vuốt của triều đình".
Con ông và con Lý Điển vì vậy đều được phong làm Quan Nội hầu.
Trong văn học 
Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân vật Trương Liêu xuất hiện từ hồi 11 đến hồi 86, được mô tả tương đối sát thực với chân dung ngoài đời. La Quán Trung không đề cập tới giai đoạn đầu sự nghiệp của ông, khi theo Đinh Nguyên, Hà Tiến và Đổng Trác. Ông chỉ được biết tới từ khi theo Lã Bố.
Khi Lã Bố bị giết, La Quán Trung mô tả ông là người khẳng khái chịu chết và được Quan Vũ xin hộ, Tào Tháo tha cho, ông đã quy phục họ Tào – không giống với việc tự về quy phụ trong sử sách.
La Quán Trung cũng không đề cập đến việc ông dụ hàng Xương Hi mà đi sâu vào hư cấu việc ông thuyết Quan Vũ - tướng của Lưu Bị - đầu hàng Tào Tháo. Ông là một trong những người thân thiết với Quan Vũ khi Quan Vũ phục vụ cho Tào Tháo.
Sự dũng mãnh và danh tiếng của Trương Liêu trong trận bảo vệ Hợp Phì cũng được La Quán Trung mô tả đậm nét, đặc biệt là uy danh của ông làm kinh động người Đông Ngô. La Quán Trung cũng nhắc tới tình tiết: “Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc”.
Về cái chết của ông, La Quán Trung mô tả ông đánh nhau với quân Ngô bị trúng tên và khi về thì qua đời chứ không phải chết bệnh năm 222.
Vu Cấm

Vu Cấm, tự là Văn Tắc, là một võ tướng cuối thời Hậu Hán, thuộc hạ của Tào Tháo. Ông là một trong những tướng dũng mãnh nhất của Tào Tháo, đã tham gia vào nhiều trận đánh lớn.
Mặc dù đã đầu hàng Quan Vũ trong trận Phàn Thành, nhưng Vu Cấm vẫn được Trần Thọ, tác giả của Tam quốc chí, xếp vào hàng 5 danh tướng giỏi nhất của nước Ngụy, cùng với Trương Liêu, Từ Hoảng, Nhạc Tiến, Trương Cáp.
Cuộc đời và sự nghiệp 
Ông sinh ra ở Cự Bình , tây nam của vùng Thái An, Sơn Đông ngày nay). Vào năm 193, khi Tào Tháo đánh được giặc Khăn Vàng và chiếm được Duyệt Châu, Vu Cấm đã gia nhập quân Tào và được đặt dưới quyền Vương Lãng. Với tài cung mã, võ nghệ hơn người, Vu Cấm được Tào Tháo thăng chức lên làm chỉ huy quân đội. Sau đó, Vu Cấm đã tham gia vào trận đánh Đào Khiêm ở Từ Châu, Lã Bố ở Bộc Dương và tàn dư của giặc Khăn Vàng.
Vào năm 197, Tào Tháo thua Trương Tú ở trận Uyển Thành và phải rút lui. Trên đường về trại, Vu Cấm thấy quân Thanh Châu (do Hạ Hầu Đôn quản lĩnh) cướp bóc người dân nên đã đuổi đánh. Quân Thanh Châu vu cho Vu Cấm làm phản, nhưng ông không hề bận tâm mà vẫn bình tĩnh dẫn vài trăm người chặn đánh quân Trương Tú, lúc đó đanh đuổi theo Tào Tháo, khiến quân Trương Tú thua to, phải quay về. Lúc đó, Vu Cấm mới giải thích cho Tào Tháo, được Tào Tháo khen thưởng.
Năm 200, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ. Vu Cấm được thăng chức vì sự dũng cảm của ông trên chiến trường. Nhưng sau đó, Xương Hi, một tên giặc núi đã đầu hàng Tào Tháo, nổi loạn. Vu Cấm được cử đi đàn áp cuộc nổi loạn này. Vì là bạn cũ thân tình, nên Xương Hi đã đầu hàng Vu Cấm. Ông nói rằng, giặc đầu hàng sau khi thất trận không thể tin tưởng được, nên dù rất đau xót, ông vẫn ra lệnh chém đầu Xương Hi. Khi Tào Tháo nghe tin này, ông càng tôn trọng Vu Cấm nên đã thăng chức thành "Hổ Tướng Quân" .
Kể từ đó, mỗi khi Tào Tháo dẫn quân, Vu Cấm được cử làm tiên phong. Khi quân quay về, ông được cử làm hậu quân. Chiếm được của cải nào của giặc, ông cũng chia đều cho ba quân và không giữ gì cho mình. Đường lối hành binh của ông rất nghiêm khắc nhưng công bằng.
Vào năm 219, khi Tào Nhân bị Quan Vũ tấn công ở Phàn thành, Vu Cấm, lúc đó đã là Tả tướng quân , được gửi đi tiếp viện cùng với Bàng Đức, người vừa gia nhâp quân Tào. Tuy nhiên, trận mưa lớn đã làm ngập sông Hán Thủy, khiến bảy đội quân của Vu Cấm bị chết đuối. Sau đó cả hai tướng đều bị bắt. Tuy Vu Cấm đầu hàng, nhưng Bàng Đức vẫn một lòng, nên bị xử chém đầu. Tào Tháo nghe tin, than thở rằng: "Vu Cấm theo ta hơn ba chục năm, ai ngờ gặp lúc nguy nan hóa ra lại không bằng Bàng Đức!"
Không lâu sau, Tôn Quyền đánh bại Quan Vũ, giữ Vu Cấm dưới trướng của mình. Năm 220, Tào Tháo mất, con trai là Tào Phi lên ngôi hoàng đế nước Tào Ngụy. Tôn Quyền chịu hàng và gửi Vu Cấm về nước Ngụy. Tào Phi rất khinh thường Vu Cấm, nên đã sai ông ra coi việc sửa lăng mộ Tào Tháo. Ở đó, Tào Phi đã cho người vẽ bức tranh Quan Vũ ngồi trên cao, ở dưới Bàng Đức hung hăng không phục còn Vu Cấm thì lom khom lạy xuống đất kêu van. Cấm thấy vậy, vừa uất ức vừa xấu hổ, sau đó sinh bệnh chết.
Trương cáp

Trương Cáp (167 - 231) tự là Tuấn Nghệ, là một võ tướng thời Hậu Hán, có công đóng góp rất lớn cho việc Tào Tháo lập nên nhà Ngụy.
Cuộc đời và sự nghiệp 
Trương Cáp (hay Trương Hợp) trước là thuộc hạ của Hàn Phúc, sau đó theo Viên Thiệu, rồi Tào Tháo. Ông bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân.
Khi Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu ở trận Quan Độ, Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Kết quả Trương Cáp và Cao Lãm chạy sang phe Tào Tháo.
Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy, được xếp vào hàng năm danh tướng của Ngụy. Trong những chiến tích của ông thì trận giao tranh với Trương Phi ở Ba Tây được xem là nổi bật nhất, dù thất bại nhưng cuối cùng Trương Cáp cũng bày kế và giết được Lôi Đồng của Trương Phi.
Khi Tào Phi mất, Tào Duệ lên, Trương Cáp được phong làm Hữu tướng quân, người giữ quyền lực quan trọng nhất trong triều đình chỉ sau Tư Mã Ý và tham mưu Hạ Hầu Mậu. Ông được giao trọng trách cùng với Tư Mã Ý tiến đánh vùng Ba Thục.
Cuối cùng Cáp bị trúng kế của Gia Cát Lượng ở Kiếm Các và bỏ mạng. Trong Tam Quốc Chí ghi rằng Tư Mã ý khuyên Trương Cáp không nên đuổi theo quân Thục Hán nhưng ông không nghe nên bị phục kích, nhưng trong các ghi chép khác thì Trương Cáp lúc đó là lão tướng nhiều kinh nghiệm nên không đuổi theo Gia Cát Lượng, nhưng Tư Mã Ý hoặc là vì thiếu hiểu biết hoặc là cố ý hại ông để tranh quyền nên ra lệnh cho ông đuổi theo.[1] Trương Cáp được phong tước Hầu sau khi chết.
Bàng Đức 
http://koeiw.files.wordpress.com/2008/08/0731.jpg?w=450&h=337

Bàng Đức (sinh năm 170 - mất năm 219) tự Lệnh Minh là vị tướng quân đội của phe Tào Ngụy cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong việc tham gia 2 trận chiến lớn trong đời Tam quốc là trận Đồng Quan (211) và trận chiến tại Phàn Thành(219).
Cuộc đời 
Bàng Đức sinh năm 170 tại Thiểm Tây. Lúc đầu, ông là tướng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Khi Mã Đằng bị Tào Tháo giết hại năm 211, ông cùng con trai của Mã Đằng là Mã Siêu cất quân đánh Tào Tháo báo thù. Quân Tây Lương chiếm được Trường An và ải Đồng Quan nhưng sau đó Tào Tháo phản công thắng lợi đánh bại quân Mã Siêu. Bàng Đức cùng Mã Siêu chạy trốn về phía tây. Năm 213, Bàng Đức và Mã Siêu lại lần nữa bị quân Tào đánh úp, chạy đến Hán Trung đầu quân cho Trương Lỗ.
Năm 214, Trương Lỗ sai Mã Siêu tiến đánh ải Hà Manh giải vây cho Lưu Chương. Bàng Đức vì bệnh nên không đi được. Sau đó, Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị. Năm 215, Tào Tháo tấn công ải Dương Bình nhằm chiếm Hán Trung. Trương Lỗ sai Bàng Đức ra địch Tào Tháo. Tào Tháo thấy Bàng Đức có tài nên tìm cách bắt Bàng Đức và chiêu hàng ông. Bàng Đức theo về với Tào Tháo. Đầu năm 219, Bàng Đức hộ tống Tào Tháo từ Hán Trung về Hứa Đô an toàn khi Tào Tháo bị quân Thục truy kích.
Cùng năm đó, Tào Tháo sai Bàng Đức làm tiên phong cùng Vu Cấm dẫn quân đánh Quan Vũ giải vây Phàn Thành. Tuy nhiên, Quan Vũ dùng kế thủy công khiến quân Ngụy đại bại, Bàng Đức bị bắt. Do ông không đầu hàng nên bị chém đầu. Ông mất năm 39 tuổi
Hạ Hầu Đôn

Hạ Hầu Đôn (? – 220), tự là Nguyên Nhượng , là một vị tướng của Tào Tháo vào cuối thời Đông Hán và trong thời Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Tào Tháo vốn họ Hạ Hầu, nhưng cha là Tung làm con nuôi họ Tào nên mới đổi họ Tào. Do vậy Hạ Hầu Đôn và Tào Tháo có quan hệ họ hàng với nhau. Ông là một trong những tướng trung thành với Tào Tháo, góp công trong những trận đánh với Lưu Bị, Tôn Quyền, Lã Bố.
Hạ Hầu Đôn là một mãnh tướng anh dũng. Trong một trận chiến vào năm 198, Hạ Hầu Đôn bị mất mắt trái và từ đó có biệt danh Manh Hạ Hầu (Hạ Hầu mù). Hình ảnh này được mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa, khi Hạ Hầu Đôn bị Tào Tinh bắn trúng mắt, đã rút tên nuốt con ngươi và làm đối phương khiếp sợ.
Trong Tam Quốc chí mô tả Hạ Hầu Đôn là người rộng rãi và khiêm nhường. Ông đưa cả thầy giáo đến doanh trại để có thể tiếp tục việc học hành ngay giữa trận chiến. Ông cũng phân phát của cải dư thừa, chỉ giữ lại số tài sản đủ để sống. Sau khi mất, Hạ Hầu Đôn được phong tước Trung hầu, tôn vinh lòng trung thành của ông.
Cuộc đời 
Hạ Hầu Đôn sinh tại đất Tiếu (nay là Bạc Châu, An Huy). Khi 14 tuổi, Hạ Hầu Đôn đã giết một người xúc phạm đến thầy giáo mình. Năm 190, Hạ Hầu Đôn gia nhập lực lượng của Tào Tháo, cùng tham gia Trận chiến chống Đổng Trác. Hạ Hầu Đôn trở nên một tướng thân tín với Tào Tháo sau trận đầu tiên đánh Đổng Trác và trận Duyện Châu, trở thành một tướng chỉ huy. Tuy nhiên, năm 194, ông bị bắt làm con tin ngay trong doanh trại của mình. Vào thời điểm đó Tào Tháo đang dẫn quân đi đánh Đào Khiêm, thứ sử Từ Châu (nay là bắc Giang Tô), người bị Tào Tháo buộc tội đã giết cha mình. Hạ Hầu Đôn ở lại trấn thủ Bộc Dương.
Hạ Hầu uyên

Hạ Hầu Uyên (?-219) tự là Diệu Tài là vị tướng quân đội của phe Tào Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là anh em họ của Tào Tháo, người đứng đầu phe Tào Ngụy. Ông cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn trong đời Tam Quốc và chết trong trận chiến núi Định Quân năm 219 bởi Hoàng Trung, 1 trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
Cuộc đời
Hạ Hầu Uyên chưa rõ năm sinh, người Tiêu Quận, nước Bái, là đồng hương đồng thời là anh em họ Tào Tháo. Có nguồn sử liệu khác viết rằng Hạ Hầu Uyên từng nhận tội giết người nhằm cứu Tào Tháo khỏi bị giam giữ nên Tào Tháo biết ơn và gả em gái vợ cho. Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Uyên cùng Hạ Hầu Đôn cũng là họ hàng Tào Tháo dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.
Năm 198, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia trận Hạ Bì chống lại Lữ Bố. Kết cục của trận chiến là cái chết của Lữ Bố. Năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu đại chiến tại Quan Độ, Hạ Hầu Uyên làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại và tiếp tế lương thảo. Trận Quan Độ kết thúc với thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu và Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc từ đó.
Năm 208, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia 2 trận đánh lớn là trận Trường Bản và trận Xích Bích nhưng thất bại. Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn đại quân Tây Lương tấn công Đồng Quan báo thù cha. Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đến chiếm lại Đồng Quan. Thời gian đầu, Mã Siêu chiếm ưu thế nhưng Tào Tháo sau đó phản công thắng lợi đánh bại Mã Siêu nhưng Mã Siêu chạy trốn. Sau trận Đồng Quan, Tào Tháo sai hạ Hầu Uyên trấn giữ Trường An phòng Mã Siêu.
Năm 213, Mã Siêu dẫn quân đánh chiếm lại Trường An. Hạ Hầu Uyên nhận lệnh của Tào Tháo liên kết cùng Dương Phụ đánh bại Mã Siêu lần nữa khiến Mã Siêu phải chạy đến Hán Trung. Sau đó, Hạ Hầu Uyên trở về Hứa Đô. Năm 215, Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đánh Hán Trung của Trương Lỗ. Trương Lỗ sai người dẫn quân đến Dương Bình Quan phòng thủ khiến quân Tào Tháo không qua được. Sau đó, Tào Tháo sai Hạ Hầu Uyên lặng lẽ dẫn quân đến đánh chiếm Dương Bình quan, quân của Trươg Lỗ không phòng thủ nên đại bại. Cuối cùng Tào Tháo chiếm Hán Trung. Cùng thời gian đó, quân Đông Ngô tấn công Hợp Phì nên Tào Tháo phải dẫn quân về Hợp Phì, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân là nơi hiểm yếu, đồng thời là nơi cất giữ lương thảo.
Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, sai Hoàng Trung tiến đánh núi Định Quân. Hạ Hầu Uyên nghe tin đó sai người báo cho Tào Tháo, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân về cứu Hán Trung, sai Hạ Hầu Uyên ra nghênh địch. Hạ Hầu Uyên và Hoàng Trung bất phân thắng bại. Sau đó, Hoàng Trung chiếm Đối Sơn khiến Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đánh Đối Sơn. Hoàng Trung theo kế của Pháp Chính đợi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt thì kéo quân xuống, chém chết Hạ Hầu Uyên rồi sau đó dẫn quân chiếm luôn núi Định Quân. Cuối cùng, Lưu Bị chiếm luôn Hán Trung vào năm 219.
Chu Du
http://koeiw.files.wordpress.com/2008/08/0012.jpg?w=450&h=337

Chu Du (175 - 210) , tên tự là Công Cẩn , là danh tướng của nước Ngô (Đông Ngô) thời Tam Quốc. Trong bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung có viết rằng do Chu Du đẹp trai và rất giỏi âm luật nên được gọi là Mỹ Chu Lang Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại Đô Đốc Thủy Quân (Grand Admiral), nên được gọi là Chu Đô Đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó.
Thời trẻ 
Chu Du sinh ra và lớn lên tại huyện Thư, quận Lư Giang. Lư Giang thuộc vùng Hoài Nam của Trung Nguyên, nhưng rất gần đất Ngô-Việt, ngày nay là Thư Thành, An Huy thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Gia đình Chu Du đều là danh sĩ, cha ông là Chu Dị từng làm quan huyện Lạc Dương, ông nội ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung từng làm quan Hiệu úy.
Chu Du thời trẻ chơi với Tôn Sách, con của Tôn Kiên, và hai người thân nhau như anh em. Khi Tôn Kiên bị giết trong cuộc chiến với Lưu Biểu, Tôn Sách lúc đó 16 tuổi, bắt đầu chinh phạt đất Ngô. Chu Du đem quân giúp Tôn Sách và trở thành khai quốc công thần.
Năm Chu Du 24 tuổi đánh chiếm Uyển Thành và cùng với Tôn Sách đi cầu hôn 2 cô con gái xinh đẹp của Kiều Tông. Tôn Sách cưới Đại Kiều, còn Chu Du cưới Tiểu Kiều.
Tham mưu 
Năm 200, Tôn Sách bị thích khách bắn bị thương rồi chết (nhưng Tam Quốc Diễn Nghĩa lại ghi rằng Tôn Sách giết đạo sĩ Cát Hồng nên bị nguyền rủa mà chết). Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng ghi rằng "Tôn Sách dặn Tôn Quyền chuyện đối nội thì hỏi Trương Chiêu, đối ngoại hỏi Công Cẩn". Chu Du chuyển từ thành Ba Khâu về Ngô Quận để giúp đỡ Tôn Quyền, lúc ấy còn nhỏ.
Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu và đòi Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin. Trương Chiêu sợ có chiến tranh nên không dám quyết định, nhưng Tôn Quyền nghe lời Chu Du và cương quyết từ chối. Tào Tháo cho một người tên là Tưởng Cán, là người quen của Chu Du đến dụ ông, nhưng Tưởng Cán về báo rằng "Chu Du là người có chí hướng cao vời, không thể thuyết phục được".
Năm 208, Lưu Bị thua chạy khỏi đất Trung Nguyên. Lưu Biểu chết bệnh, con là Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, lấy danh nghĩa của Hán đế để yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng. Lưu Bị cũng cho sứ giả cầu cứu. Các quan nước Ngô chia làm 2 phe, phe chủ hàng do Trương Chiêu cầm đầu, phe chủ chiến do Chu Du và Lỗ Túc đứng đầu. Chu Du phân tích cho Tôn Quyền tình hình chiến lược như sau:
* Địa thế: Đất Ngô có sông bao bọc. Tào Tháo không có thủy quân giỏi.
* Tình thế: Tào Tháo chưa bình định xong vùng Tây Lương, không thể ở lâu.
* Thời điểm: Đang là mùa đông, đất Ngô khí hậu ẩm ướt, quân phương Bắc sẽ sinh bệnh.
Tôn Quyền cho Chu Du và Trình Phổ đi hợp quân với Lưu Bị. Quân Tào đóng ở bờ bắc sông Xích Bích, quân Ngô đóng ở bờ nam.
Trận Xích Bích 
Quân của Chu Du ít hơn nhiều, nhưng lại chiếm ưu thế về thủy chiến, Tào Tháo không thể qua sông nên đóng trại ở bờ bắc để huấn luyện quân. Ông ta dùng xích sắt nối thuyền lớn lại theo lối của kị binh Liên Hoàn Mã, gọi đó là "Liên Hoàn Thuyền". Hoàng Cái giả đầu hàng Tào Tháo, và vào một đêm có gió đông nam, quân Ngô dùng hỏa công đánh trại của Tào Tháo, quân Tào thua to bỏ chạy. Do bị liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đuổi, Tào Tháo cho Tào Nhân giữ Nam Quận, rồi rút về phương bắc. Trận Xích Bích đưa tên tuổi Chu Du nổi lên, và được liệt vào hàng những tướng giỏi của lịch sử Trung Quốc.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung viết để ca ngợi nhà Thục Hán, nên "thần thánh hóa" Gia Cát Lượng, biến Chu Du thành người có tài năng kém Khổng Minh. Những chuyện như "thuyền cỏ mượn tên" được các nhà sử học sau này cho là cực kỳ hoang đường; bởi vì trong đêm, thủy chiến thường dùng tên lửa tẩm dầu để bắn nhau, chỉ cần một mũi tên trúng đích là thuyền bắt lửa, ánh sáng sẽ biến nó thành mục tiêu. Trong cuốn "Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện" của tác giả người Trung Quốc Trần Văn Đức có viết: "La Quán Trung là một thư sinh chưa bao giờ biết đến chiến trận, nên viết có nhiều chỗ hoang đường".
Chết trẻ 
Chu Du tiến đánh Nam Quận, trong lúc đánh thành thì bị tên bắn trọng thương. Tào Nhân nghe tin thì kéo ra khỏi thành đánh, nhưng Chu Du dù bị thương vẫn huy động quân sĩ đánh bại Tào Nhân. Nhưng mũi tên có độc, vết thương của Chu Du không thể chữa khỏi, đến năm 210 thì chết, khi đó 36 tuổi. Người kế tục ông làm quân sư cho Tôn Quyền là Lỗ Túc.
Chu Du là người yêu âm nhạc, lễ phép khiêm tốn, nhưng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông bị mô tả như một đứa trẻ ngô nghê và nóng tính, bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần đến chết. Nhà văn còn viết một câu khá nổi tiếng rằng trước khi chết Chu Du phẫn uất mà than: "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?". Trong bộ "Tướng Soái Trung Quốc Toàn Truyện" của các tác giả Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết và Dương Hiệu Xuân có ghi: "đó là lời lẽ của nhà văn, hoàn toàn không đáng tin". La Quán Trung là người đời sau, không có sách sử nào ghi như vậy, làm sao ông ta biết được là Chu Du nói gì trước khi chết? La Quán Trung là người "trù dập các tướng lĩnh Ngô, Ngụy và biến các tướng Thục thành thần, nếu các tướng Thục giỏi như vậy, sao cứ thua mãi?". Nhiều nhà phân tích cho rằng Khổng Minh có tài trị nước và vạch định sách lược, nhưng về chiến thuật và chiến trận thì kém, bằng chứng là từ thành Hán Trung ra đánh Trường An, chỉ cách nhau mấy dặm, nhưng chưa bao giờ thấy được mặt thành Trường An vì cứ bị thua giữa đường. (Mã Siêu chỉ đánh 1 trận là chiếm được Trường An).
Chu Du có công cực lớn trong việc giúp nhà họ Tôn lập nên Đông Ngô, là khai quốc đại công thần, từng theo phò tá cho cả 3 vị chủ tướng đầu tiên của Ngô.
Cam ninh 

Cam Ninh (175-218) tự Hưng Bá là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là 1 vị tướng gan dạ và dũng mãnh qua nhiều trận đánh nhưng nổi tiếng nhất là trận Hợp Phì năm 215 giữa Đông Ngô và Đại Ngụy.
Cuộc đời 

Cam Ninh sinh năm 175 tại Lâm Giang thuộc Ba quận. khi còn trẻ ông là người thông hiểu về kinh sử, có sức mạnh hơn người, tính lại thích lãng du, thường chiêu tập bọn du đảng, lưng đeo chuông đồng, tung hoành khắp thiên hạ. Ai ai nghe tiếng chuông đều kinh hãi ù té bỏ chạy trốn. Ông còn lấy gấm Tây Xuyên làm buồm thuyền, vì thế người ta gọi là "giặc buồm gấm". Về sau, ông hối hận việc làm của mình nên cải tà quy chánh, dẫn thủ hạ đến đầu Lưu Biểu. Thấy Lưu Biểu không làm nổi việc lớn, Ninh muốn sang theo Ðông Ngô , nhưng lại bị Hoàng Tổ giữ lại ở Hạ Khẩu. Khi Đông Ngô tiến đánh Hạ Khẩu, Hoàng Tổ đã nhờ Cam Ninh bắn chết tướng Đông Ngô là Lăng Tháo mới giữ được thành nhưng về sau, Tổ lại bạc đãi Ninh. Viên Đô Ðốc của Hoàng Tổ là Tô Phi nhiều lần khuyên Hoàng Tổ trọng dụng Cam Ninh nhưng Hoàng Tổ cho Ninh chỉ là tên cướp biển nên coi khinh. Về sau, Cam Ninh đầu hàng Đông Ngô và đem quân đánh trở lại Hoàng Tổ vào năm 208. Hoàng Tổ bị Cam Ninh giết chết và cả vùng Giang Hạ thuộc về Đông Ngô.
Cùng năm đó, Tào Tháo đem 83 vạn quân tiến đánh Đông Ngô nhưng thất bại ở trận Xích Bích. Cam Ninh cũng tham gia trận Xích Bích và lập được nhiều công trạng. Sau đó, ông theo Chu Du tấn công Nam Quận với ý đồ đoạt Kinh Châu của Tào Tháo. Chu Du sai ông tấn công thành Di Lăng nhưng sau khi chiếm thành ông bị vây hãm trong thành, may nhờ có Chu Thái và Chu Du đến cứu. Sau những trận đánh này danh tiếng của Cam Ninh vang danh khắp nơi.
Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì của Đại Ngụy nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trương Liêu, danh tướng của Tào Tháo. Tuy nhiên do quân lực chênh lệch lớn nên Trương Liêu sai người cầu viện Tào Tháo khi đó vừa chiếm được Hán Trung. Tào Tháo liền dẫn 40 vạn quân về cứu Hợp Phì. Tôn Quyền nghe tin đó bèn hỏi ai có thể ra đánh làm giảm nhuệ khí của quân Ngụy. Cam Ninh xin đi và chỉ xin mang theo 100 kị binh. Và sau đó chỉ với 100 kị binh ông đã khiến quân Ngụy hỗn loạn và trở về mà không mất 1 người nào. Tôn Quyền khen thưởng ông rất hậu và bảo Tào Tháo có Trương Liêu còn ông có Cam Ninh dư sức đối chọi lại.
Chẳng lâu sau đó, ông mất năm 218 ở tuổi 43 vì bệnh. Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì ông mất năm 222 trong trận Di Lăng bởi tướng Phiên là Sa Ma Kha.
Chu Thái

Chu Thái ( ?-225) tự Ấu Bình (幼平) là vị tướng quân đội sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng của phe Đông Ngô , nổi tiếng trong việc đã nhiều lần cứu Tôn Quyền là vua Đông Ngô thoát khỏi vòng vây.
Cuộc đời 
Chu Thái không rõ năm sinh, quê ở Hạ Sái xứ Cửu Giang. Năm 195 khi Tôn Sách là anh trai của Tôn Quyền đem quân đánh Lưu Do là thái thú Dương Châu để tăng cường thế lực. Chu Thái và Tưởng Khâm khi đó tụ tập quân trong sông Dương Tử, cướp bóc kiếm ăn khi nghe tiếng Tôn Sách là người hào kiệt ở Giang Ðông, hay cầu người hiền cho nên dẫn đồ đảng hơn ba trăm người đến theo. Sau đó, Tôn Sách bình định được Giang Đông thì giao cho em trai ông là Tôn Quyền cùng với Chu Thái giữ ở Tuyên Thành. Khi giặc núi bốn mặt kéo đến vào ban đêm, vì quá bất ngờ không kịp chống cự nên Chu Thái ôm Tôn Quyền lên ngựa để chạy. Chu Thái tả xung hữu đột cứu Tôn Quyền ra khỏi vòng vây nhưng bị 12 vết thương nặng suýt chết, may sau nhờ có thần y Hoa Đà cứu giúp.
Năm 200, Tôn Sách mất giao lại Giang Đông cho Tôn Quyền. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Khi Tôn Quyền bị Trương Liêu, Từ Hoảng vây khốn thì Chu Thái lần nữa cứu Tôn Quyền thoát khỏi vòng vây. Tôn Quyền nhờ có Chu Thái đỡ tên giùm nên không bị gì còn Chu Thái bị tên bắn xuyên hai lần áo giáp, còn vết thương thì vô kể. Lát sau Chu Thái còn lao vào vòng vây cứu Từ Thịnh. Trở về, Tôn Quyền mở một bữa tiệc nhỏ. Trong bữa tiệc ông bảo Chu Thái vén áo lên rồi hỏi thăm từng vết thương, Chu Thái cứ thực tình mà tâu từng vết thương bị khi nào, tại sao. Cứ mỗi vết thương, Tôn Quyền lại ban cho Chu Thái một chén rượu, lát sau Chu Thái say mèm. Sau đó Quyền lại ban cho Thái một cái tán , để ra vào thêm phần quí trọng.
Năm 222, Lưu Bị dẫn quân đánh Đông Ngô báo thù cho 2 em là Quan Vũ, Trương Phi. Đông Ngô nhờ có Lục Tốn dùng hỏa công đốt 40 doanh trại của Lưu Bị tại Di Lăng nên quân Thục đại bại. Chu Thái tham gia trận chiến này, đã chém chết Man Vương là Sa Ma Kha khi ông kéo quân truy kích quân Thục.
Năm 225, Chu Thái mất tại Giang Đông.
Thái Sử Từ
http://www.danhtuong.net/attachment/2012/01/10/_201201101008111jiPp.jpg

Thái Sử Từ (166-206) là người ở Hoàng Huyện, đất Ðông Lai, họ là Thái Sử tên là Từ, tự là Tử Nghĩa. Mẹ của Thái Sử Từ vì ân nghĩa với Khổng Dung (cháu mấy đời của Khổng Tử) nên sai Từ đi đánh Quản Hợi.
Năm cuối đời Đông Hán, Thái thú Bắc Hải Khổng Dung bị địch vây khốn trong thành, tiểu tướng Thái Sử Từ chuẩn bị đột phá vòng vây đi mời cứu viện. Thái Sử Từ không hung hăng chém giết vượt trùng vây, mà dắt hai tên kỵ binh đeo cung tên và bia mở cổng thành ra ngoài. Binh sĩ trong thành và kẻ địch ngoài thành thấy thế thì đều lấy làm lạ. Song Thái Sử Từ lại dắt ngựa tiến vào chiến hào, cắm bia xong rồi luyện bắn cung. Bắn hết tên thì trở vào thành. Ngày thứ hai lại đi luyện bắn cung như vậy, quân địch vây thành người thì đứng dậy xem, người thì nằm bất động. Ngày thứ ba, thứ tư ông vẫn làm như thế, quân địch vây thành chẳng còn để ý đến nữa. Ngày thứ năm, Thái Sử Từ ăn no bụng, thu xếp hành trang, đi ra cổng thành như mấy hôm trước. Nhân khi địch không đề phòng, ông đột nhiên nhảy lên lựng ngựa, phóng ra khỏi vòng vây quân địch nhanh như một mũi tên, đến khi quân địch phát hiện ra thì ông đã chạy xa rồi. Sau trận đánh này, ông đã được Khổng Dung đem vàng lụa tạ ơn nhưng ông không nhận.
Ông trở về hướng nam để giúp thứ sử Dương Châu là Lưu Do, người cùng quận với Từ. Suốt thời gian đó, Lưu Do đang chống lại Tôn Sách. Tôn Sách có trong tay Ngọc Tỷ (Ấn Vua), nhưng lại không có binh quyền thì cái quyền lực ảo đó không nghĩa lý gì, chi bằng cầm nó cho Viên Thiệu mượn ba ngàn quân thực về Giang Đông dựng nghiệp. Khi về đến Giang Đông đánh trận đầu với Thái Sử Từ cả ngày, lúc đầu còn dùng kích, giáo về sau quăng cả vũ khí đánh nhau bằng tay đến rách cả áo giáp vẫn không phân được thắng bại. Hôm sau Tôn Sách dùng mưu bắt sống được Thái Sử Từ. Thấy Thái Sử Từ là một tướng văn võ song toàn nên Tôn Sách đã phân giải mọi điều để chiêu dụ Thái sử Từ về dưới trướng mình.
Thái Sử Từ trở bệnh rồi mất trước trận đánh ở Hợp Phì. Ông được mai táng ở núi Cốc Sơn. Tôn Quyền đem con Thái Sử Từ là Thái Tử Hoàng làm con nuôi. Có người nói ông bị Trương Liêu giết trong trận đó.
Tôn Sách 

Tôn Sách (175 - 200) là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là con trai trưởng của Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh khi Tôn Sách mới 16 tuổi. Tôn Sách sau này rời bỏ khỏi người bạn đồng thời có thể coi là chủ cũ của cha mình là Viên Thuật để tiến về vùng đông nam Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của một số người có khả năng, như Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô, mà tại đó em trai của ông là Tôn Quyền cuối cùng đã xưng đế. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi vua, ông đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương (長.
Năm 200, khi lãnh chúa đang nổi lên là Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Quan Độ, thì Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công kinh đô và căn cứ quân sự của Tào Tháo tại Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này.
Tam Quốc Chí miêu tả Tôn Sách là một người thông minh và luôn cười. Ông cũng là người rộng lượng và có đầu óc dễ tiếp thu, có khả năng sử dụng con người theo khả năng của họ.Sách sử viết: Kẻ sĩ nhìn thấy Tôn Sách, không ai không tận tâm, vui vẻ nhận cái chết. Một nhân vật cùng thời là Hứa Cống , trong một bức thư gửi cho Hán Hiến Đế, đã so sánh Tôn Sách với Hạng Vũ, một mãnh tướng cuối thời kỳ nhà Tần. Do Hạng Vũ thường được gọi là Tây Sở Bá Vương nên Tôn Sách vì thế mà còn được gọi là Tiểu Bá Vương trong văn hóa dân gian Trung Quốc
Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc             
Bản thân thời đại Tam quốc là có thật, song do nhà Tấn (họ Tư Mã) tồn tại quá ngắn, tư liệu lịch sử còn lại bị thất tung trong loạn lạc. La Quán Trung lại viết Tam quốc dưới sức ép của chủ nghĩa quân thần ngu trung, dẫn đến một số bịa đặt. mục đích là hạ thấp những kẻ mà vua chúa cho là loạn thần tặc tử, dám cướp ngôi vua như Tào Tháo, còn dòng dõi hoàng thất như Lưu Bị dù bất tài nhưng vẫn được khen ngợi, thậm chí là tô vẽ quá lên so với sự thât.
Những điều khác biệt với lịch sử do La Quán Trung hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngu?
Những điều hư cấu của La Quán Trung trong "tam quốc diễn nghĩa" khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... những sách chính sử được viết ra trước La Quán Trung hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực không cần bàn cãi.
Hi vọng nó giúp đỡ anh em một phần nào đó khi trả lời những câu hỏi đầy mâu thuẫn mà chỉ vì La Quán Trung hư cấu thành ra anh em muốn tìm hiểu sâu mà không biết đâu là chân tướng.
À quên, tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... không phải do người viết viết ra nên chính bản thân cũng không biết những điều dưới đây có đúng không nữa? Biết đâu Trần Thọ hay Ban Cố chẳng hạn cũng phịa ra? Thôi thì mua vui cũng được vài trống canh vậy
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH:
Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình:
- Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian
- Điêu Thuyền không có thật
- Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi
- Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.
- Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền … đều không có thật.
Về chuyện “Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới”
-Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền”.
-Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo.
-Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.
-Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác).
Ngoài ra theo trang Wikipedia đây là 4 tình tiết chính mà các học giả TQ đã bắt được, vì theo lịch sử TQ thì các tình tiết dưới đay là
1. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hoa Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.
2.Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.
3. "Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.
4. Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải
VỀ CÁC NHÂN VẬT CHÍNH:
Lưu Bị
- Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả.
- Kết nghĩa vườn đào không có thật.
- Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay không hơn không kém) quanh quẩn ở Trác quận.
- Quân khởi nghĩa không hề giết Trình Viễn Chí, đối đầu với Trương Bảo Trương Lương, cứu Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn (là những đạo quân chủ lực của trung ương)
- Trương Bảo không hề trúng tên của Lưu Bị. Bị không hề dùng máu dê máu chó đồ tanh hôi phá ma thuật của Trương Bảo, không hề cứu Đổng Trác.
- Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu.
- Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc.
- Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả là mưu của chính Lưu Bị.
- Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị.
- Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị.
- Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn.
- Ngoài A Đẩu còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu)
Quan Vũ
- Kết nghĩa vườn đào không có thật.
- Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương)
- Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo.
- Không hề quá ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa không quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị.
- Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung
- Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.
- Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu.
- Trận lụt Phàn Thành không phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu không có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô.
- Là một viên tướng võ biền, chỉ khoẻ chứ không có mưu mẹo gì, trên thực tế Trương phi rất khôn ngoan, hơn Quan Vũ rất nhiều.
- Trong 3 người đó thì Quan Vũ là giỏi nhất, hoặc ít nhất là có uy thế lớn nhất trong các đại tướng nước Thục (chắc kế đến chỉ có Mã Siêu là có cái uy thế này). Trận Phàn Thành mặc dù sử chép là mưa to ngập nước nhưng việc bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức khiến Tào Tháo hoảng sợ và toàn bộ Hoa Nam đều chấn động là có thật.
Trương Phi
- Trương Phi không hề đánh viên quan Đốc Bưu (thanh tra). Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu.
- Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật không có thật.
- Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên.
- Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này.
- Trương Phi cũng giỏi dùng binh, có sách nói Phi còn giỏi thi họa, trong TQDN Trương Phi cũng là người trọng danh sĩ, hơn hẳn Quan Vũ.
Triệu Vân
- Không hề theo Viên Thiệu.
- Trong lần bỏ Công Tôn Toản cùng Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm, Vân theo Bị luôn, không trở về với Toản nữa. Chứ không phải mãi sau này Vân mới làm cướp núi rồi theo Bị.
- Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Nhưng không hề đánh với Trương Cáp. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt.
- Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật.
- Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật.
- Vân không giết Chu Nhiên ở Di Lăng.
- Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật.
- Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Hưng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương Duy (truyện không nhắc tới) tuy không giữ các vai trò quan trọng.
- Triệu Vân là tướng uy dũng và cũng có trí tuệ, tuy nhiên không được cầm đại quân bao giờ, thường chỉ làm tiên phong.
- Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường
Mã Siêu
- Không tham gia trận đánh Lý Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lý Mông.
- Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết béng.
- Không đánh Trường An của Chung Do. Chung Do là quan văn chứ không phải võ tướng.
- Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu.
- Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu.
- Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức.
- Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại
- Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề cơ ngợi Mã Siêu.
- Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ.
- Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh, cũng như không hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Siêu Đại chủ động theo Bị, không rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm.
- Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục
Gia Cát Lượng

- Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về.
- Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục. Do đó không hề có chuyện “Gia Cát Lượng nhân tuyết phá quân Khương” Dĩ An và Hề Nê là nhân vật không có thật.
- Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ không tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”
- Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử. Có thể nói, La Quán Trung “phịa” nhiều về nhân vật này nhất. 
Toàn bộ đoạn Tam Phân Sách mà Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị ở lều cỏ đều là sự thật lịch sử được La Quán Trung "cóp" từ sử sách đem qua nên tạm thời có thể cho là thật. Trước Gia Cát thì có Cam Ninh, Lỗ Túc cũng đề cập đến việc chia 3, nhưng mà chỉ có Gia Cát là cụ thể nhất và thực hiện được sách lược của mình nên ghi công cho ông cũng không sai.
Bàng Thống
- Làm tri huyện Lỗi Dương rất tệ, ông ta không có tài an dân trị quốc, chỉ có tài quân sự.
- Không phải tướng mạo xấu xí thôi đâu mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài” Lưu Bị -Tôn Quyền -Tào Tháo đều là những người biết xem tướng đều không nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% gặp Thống thì trật.
- Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương (làm thế tức là tự sát, người như Thống đương nhiên biết điều đó)
- Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng con Đích Lư. Chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành.
- Bàng Thống có thực tài. Trong TQDN có đoạn "Gia Cát Lượng thiện chiến quần nho" ở Giang Đông, nhưng thật ra, chính Bàng Thống mới là người "thiện chiến quần nho" khi ông sang Giang Đông. Trong chiến dịch đánh Tây Xuyên, Lưu Bị và Bàng Thống đã hạ Lạc Thành, bắt Trương Nhiệm chứ không cần đến Gia Cát (mặc dù Bàng Thống trúng tên chết).
Lã Bố
- Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác.
- Đinh Nguyên là thái thú Tịnh Châu, không phải Kinh Châu.
- Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.
- Chuyện “tam anh chiến Lã Bố” không có thật.
- Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ không phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam.
- Có 1 vợ chính thức họ Nghiêm (chứ không phải họ Tào) do đó Tào Báo không phải bố vợ Lã Bố
Tào Tháo:
- Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man.
- Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu.
- Không hề xử chém Tả Từ.
- Có đến 25 con trai, trong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng.
- Không mắc mưu Chu Du chém Sái Mạo -Trương Doãn. 2 người này chết khi quân Ngô đánh trận Xích Bích.
- Không phải bị mắc mưu Bàng Thống mà xích thuyền lại, ông ta buộc phải làm thế vì binh sĩ bị bệnh quá nhiều.
- Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực .
- Tào Tháo không những giỏi dùng người mà còn là 1 nhà chiến lược tài ba, có lẽ ở phương Đông cổ kim không nhiều người được như ông. Một mình Tào Tháo dẹp yên quần hùng bốn phương (Viên, Lã...), đánh dân du mục Khương phương Bắc, tỏa văn minh đến các xứ Cao Ly, Nhật Bản, khiến cái xã tắc nát toét của nhà Hán thành thái bình, cái công ấy quá lớn.
Cái công của Tào Tháo không chỉ dừng ở đấy. Binh pháp Tôn Tử xưa nay đã được nhiều nhà chú giải, nhưng bản của Tào Tháo chú được công nhận là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, các bản sau này chủ yếu thêm bớt những cái nhỏ nhặt, phần chính vẫn là lời của Tào Tháo, đến độ người đời sau nhiều lần dẫn lời ông mà không biết. Nếu gọi là binh pháp Tôn-Tào e cũng không quá đáng.
Cam Ninh
- Chết vì bệnh chứ không phải bị Sa Man Kha giết chết.
Chu Du

- Tưởng Cán không hề đến thăm Du.
- Chu Du không hề muốn giết Gia Cát Lượng. Cuộc chiến mưu trí giữa Chu Du và Gia Cát Lượng hoàn toàn do La bịa ra. Chu Du không hề hẹp hòi. Câu “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng” nổi tiếng không có thật.
Chu Thương
- Đây là nhân vật chỉ có trong quyển “Tam quốc chí bình thoại” xuất hiện đầu thời Nguyên.
Đào Khiêm
- Trên thực tế rất độc ác, cai trị tàn bạo chứ không có nhân từ như trong truyện.
- Là phe đồng minh với Đổng Trác chứ không phải tham gia chư hầu đánh Trác.
- Không hề nhường Từ Châu cho Lưu Bị. Lưu Bị do nhân dân Từ Châu đưa lên.
- Đích thân chủ mưu sắp đặt để giết Tào Tung cha Tào Tháo cướp của
Đổng Trác
- Không hề được Lưu Quan Trương cứu khỏi giặc Khăn Vàng.
Điển Vi
- Không hề dùng búa, đao hay giáo mà dùng đôi kích
Hạ Hầu Đôn
- Không hề đuổi theo và đấu võ với Quan Vũ
- Không hề bị Tào Tính bắn đui mắt, không hề nuốt con ngươi, không hề bị chột mắt.
Hàn Huyền
-Không hề bị Ngụy Diên giết, mà tự đầu hàng và dâng nộp thành trì.
-Không hề tàn bạo và ác độc như truyện mô tả mà còn là một quan văn cai trị tốt.
Hoa Đà
- Không chết ở trong tù và trao sách cho Ngô áp ngục. Đà cũng có rất đông học trò.
- Khi bị Tào Tháo goị đến chữa bệnh, Đà than đau yếu thoái thác không đến chữa, Tháo phát giác ra và giết Đà, không giam ngục. Chứ không phải đòi bửa đầu Tháo ra rồi bị Tháo tống ngục.
Hoa Hùng
- Không giết Tổ Mậu. Tổ Mậu bị Từ Vinh giết.
- Không bị Quan Vũ giết. Bị quân của Tôn Kiên giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)
Hoàng Cái
- Không hề dùng khổ nhục kế trá hàng Tào Tháo.
Hoàng Trung
- Chết trước khi chiến dịch đánh Ngô của Lưu Bị diễn ra
- Không đấu với Quan Vũ cũng như Quan Vũ không tha Hoàng Trung
Kỷ Linh
- Không hề dùng đao ba mũi như truyện mô tả.
- Không hề đấu tay đôi với Quan Vũ (thực sự có đấu tay đôi với Trương Phi và bị Phi giết)
Lã Mông
- Không hề giả ốm lừa Quan Vũ mà là ốm thật
- Không hề bị vong hồn Quan Vũ vật chết mà thật ra bị bệnh rồi mất
Lục Tốn
- Công lao mưu mẹo đánh Kinh Châu thật ra hoàn toàn là của Lục Tốn
- Không hề được Hám Trạch đem cả nhà ra đảm bảo về tài năng, chính Tôn Quyền biết tài Tốn mà cử Tốn ra Hạ Khẩu và cử làm đô đốc phá Thục
Lưu Tôn
- Không là con ruột Thái phu nhân (điều này khiến ta có thể nghi ngờ chuyện họ Thái thao túng chính trị Kinh Châu khi Lưu Biểu mất có thể không chính xác, biết đâu chính Lưu Biểu chủ ý muốn đầu hàng Tào Tháo?)
Ngụy Diên
- Không giết Hàn Huyền cứu Hoàng Trung
- Không giết Vương Song
- Là một viên tướng văn võ song toàn, đa mưu túc trí chứ không phải chỉ biết võ nghệ
- Không phản bội sau khi Gia Cát Lượng chết
Mùa thu năm ấy, (Gia Cát) Lượng bệnh nặng, bí mật ra lệnh cho Trường Sử là Dương Nghi, Tư Mã là Phí Vỹ, Hộ Quân là Khương Duy cùng nhau kéo quân về, lại ra lệnh cho (Ngụy) Diên đem quân đoạn hậu, Khương Duy thay thế. Nếu Diên không nghe lệnh thì quân cứ kéo đi, mặc kệ Diên. Lượng chết, nhưng không cho phát tang. Dương Nghi ra lệnh cho Phí Vỹ truyền lệnh của Lượng. Diên nói: "Thừa tướng tuy mất, nhưng còn có ta đây. Các ngươi cứ đem di hài thừa tướng về mai táng, còn ta ở đây lãnh quân đánh giặc, chứ không lẽ vì một người chết mà bỏ chuyện thiên hạ sao? Vả lại Ngụy Diên ta là người gì mà lại ở dưới Dương Nghi, lại còn bảo đoạn hậu cho y?" Diên nhân đó mới bảo Phí Vỹ ở lại cùng mình, cùng nhau răn bảo chư tướng. Phí Vỹ nói dối rằng: "Để tôi quay lại bảo Dương Trường Sử nhường chức cho ông, chắc là ông ấy không dám từ đâu." Vỹ ra cửa rồi đi luôn. Diên cho người đuổi theo mà không kịp. Diên cho người đi dò xét thì Dương Nghi cùng các tướng đã kéo quân rút cả rồi. Diên giận lắm, kéo quân chặn đường đốt hết sạn đạo. Diên và Nghi cùng dâng biểu cáo người kia làm phản, trong một ngày hai tờ biểu đến Thành Đô cùng một lúc. Hậu Chủ bèn hỏi Thị Trung là Đổng Doãn, Lưu Phủ Trường Sử là Tương Uyển thì Uyển và Doãn đều đứng ra bảo lãnh cho Nghi và nghi ngờ Diên có lòng khác. 
Lúc bấy giờ Nghi đã mở thông đường núi, nhân đêm kéo quân về, ra sau lưng quân Diên. Diên liền kéo quân đến, đóng tại cửa Nam Cốc, ra lệnh tấn công quân của Dương Nghi. Nghi ra lệnh cho Hà Bình đi trước chặn Ngụy Diên. Bình quát Diên rằng: "Thừa tướng mới mất, xác còn chưa lạnh, chúng mày sao dám làm vậy?" Binh sĩ của Ngụy Diên đều biết là lỗi tại Diên, không thèm nghe lệnh, quân bỏ đi. Diên một mình dẫn theo vài chục người bỏ chạy đến Hán Trung. Dương Nghi lệnh Mã Đại đuổi theo chém đầu đem về. Nghi đạp đầu Diên nói: "Thằng đầy tớ kia, để xem mày có lại tác ác được không?", rồi lệnh tru di 3 họ nhà Ngụy Diên. Lúc ấy Tương Uyển dẫn quân túc vệ đến, đi ra khỏi thành chưa hơn mười dặm thì nghe tin Ngụy Diên chết, liền quay về.
Chuyện Ngụy Diên với Dương Nghi ai làm phản thì không biết. Chỉ biết sự kiên là như vậy. Bản thân Trần Thọ cũng cho rằng đây là cuộc đấu đá giữa 2 nhân vật này, trong đó Dương Nghi do được ủng hộ của đa số nên thắng. Vậy bạn nói xem: Ngụy Diên có phản hay không?
Pháp Chính
- Là quân sư chính trong chiến dịch Lưu Bị lấy Hán Trung, không phải là Gia Cát Lượng
Quan Bình
- Là con đẻ chứ không phải con nuôi Quan Vũ
Quan Hưng
- Là quan văn chứ không phải là võ tướng
- Không đấu tay đôi với Trương Bào, không làm tiên phong đánh Ngô và ra Kỳ Sơn, không giết Phan Chương, không đoạt long đao, không được vong linh Quan Vũ cứu.
Tả Từ
-Không hề “quăng chén đùa Tào Tháo”, không hề làm trò ma thuật, không hề hại Tào Tháo mắc bệnh, không hề bị Tào Tháo xử chém.
Sái Mạo
- Thực ra là 1 quan văn chứ không phải là 1 võ tướng và cũng không thạo về thủy chiến
- Vì thế, chuyện Mạo được phong làm đô đốc thủy quân và bị Tào Tháo giết do mưu của Chu Du là chuyện bịa
Tôn Kiên
- Trong chiến dịch đánh Đổng Trác, Kiên tham gia như một phe dưới lệnh Viên Thuật, chứ không phải chư hầu một trấn.
- Đưa ngay ngọc tỉ cho Viên Thuật khi tìm được ở Lạc Dương chứ không giữ.
- Không hề bị Lưu Biểu chặn đánh đòi ngọc tỉ (có đâu mà đòi) ngược lại chính Viên Thuật lệnh cho Kiên đánh Biểu trước.
Tôn Quyền
- Chính Quyền quyết định đánh Tào ở trận Xích Bích, chứ không phải vì bị Gia Cát Lượng thuyết phục.
- Chính Quyền cử Lục Tốn ra thay Lã Mông bị bệnh và làm đô đốc phá Thục.
- Là 1 vị vua rất giỏi và có tài thao lược, lại biết dùng người, đãi sĩ. Thời Đông Ngô dưới trướng Tôn Quyền, nhân dân no ấm. Đến khi Quyền mất, không có người tài nối ngôi nên mới mất vào tay nhà Tấn (họ Tư Mã) năm 280.
Tôn Sách

- Không đưa ngọc tỉ cho Viên Thuật (có đâu mà đưa?)
- Không hề bắt Vu Cát bỏ ngục.
- Không chết vì bị hồn Vu Cát theo ám hại.
Tôn Thiều
- Không hề cãi lời Từ Thịnh, cũng như không hề bị lôi ra chém.
Trần Cung
- Không hề cứu Tào Tháo ra khỏi nhà tù.
Tư Mã Ý
- Không hề bị Gia Cát Lượng đốt suýt chết trong hang Thượng Phương
Từ Hoảng
- Không bị Mạnh Đạt giết.
Văn Sú
- Không phải bị Quan Vũ giết mà bị quân Tào mai phục giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)
Văn Ương
- Không hề một mình một ngựa đẩy lui trăm tướng Tào trên cầu Lạc Gia.
Vu Cát
- Không hề bị Tôn Sách giết.
- Không hề ám hại Tôn Sách đến chết.
Lỗ Túc
Kế chân vạc thì người đầu tiên đề xuất là Lỗ Túc đề xuất với Tôn Quyền, với thế lực của Tào Tháo như vậy thì việc giữ vững giang nam của Tôn Quyền là khó có thể lâu dài được. Tuy nhiên không phải Gia Cát Lượng ăn cắp mà là ý tưởng lớn gặp nhau.
TÁC PHẨM, TÁC GIẢ:
Tam Quốc Diễn Nghĩa ngày nay không chỉ là con đẻ của La Quán Trung mà còn có sự góp công rất lớn của Mao Tôn Cương. Người ghép 240 hồi thành 120 hồi.
Các câu thơ cuối mỗi hồi và lời bình đều của ông cả.
Và việc ghép 240 hồi thành 120 hồi thì đương nhiên là có thay đổi.
Có sự nhầm lẫn từ trước đến nay giữa Tam Quốc Chí và Tam Quốc Diễn Nghĩa, sự thật là:
- Tam Quốc Chí do Trần Thọ, sử thần nhà Thục và Tấn viết.
- Tam Quốc Diễn Nghĩa mới do La Quán Trung viết.
- Tam Quốc Chí Chú là do Bùi Tùng Chi đời Lục Triều dùng các sử liệu khác để chú thích thêm vào những chỗ Tam Quốc Chí viết quá vắn tắt hoặc không phù hợp với sử liệu khác. Quyển này độ tin cậy của nó chỉ kém TQC của 1 chút.
Các bạn cũng có thể tham khảo thêm từ nguồn Wikipedia: