XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Kỷ niệm ngày nhập ngũ (31/8/1978-31/8/2008)

Tấm hình này chụp vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày nhập ngũ (31/8/1978-31/82008)



  Bài thơ viết phía dưới là của đồng đội: Nguyễn Mạnh Hùng 31.8.1998 (hai mươi năm sau, người đứng ngoài cùng bên trái)
Huấn luyện Tân Binh
Tiền nhập trận địa và ba bài AK






































Hoàng Văn Khương lùn nhất Trung đoàn 582 bên bờ đập nước






AK47
M79
Lính nhập ngũ 31.8.1978 ngày 19.10.2020 gặp nhau tại Hà Nội

Học viên sĩ quan kỹ thuật Vinhempic gặp nhau tại Hà Nội
Kỷ vật chiến trường 


Hai mươi năm trước một sáng mùa thu,
trời trong xanh mà nắng không dịu ngọt.

Hơn một 1000 người tiễn đưa 42 sinh viên lên đường nhập ngũ. (ĐHKTQD)

Chẳng ai vui trong những phút giây này.

Người xưa nói: “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”.

Khi lửa cháy ở hai đầu đất nước,

máu vẫn đổ liên hồi trên mảnh đất biên cương.

Tôi 18 lẻ một ngày, đứa lớn nhất chớm vào 21,

học ở các khoa, các khoá trong trường.

Tôi đã khóc không phải vì hèn nhát,

bao người che nước mắt lặng thầm.

Thằng Đồng cùng lớp nắm tay tôi xúc động

“Hùng ơi đi đừng chết trở về”

Chúng tôi biết những tháng ngày phía trước,

là dằng dặc đau thương, biệt ly khắc khoải đợi chờ

của những người thân yêu, của những mùa hoa sữa.

Ngày mai trên giảng đường,

bàn học trống, điểm danh không tiếng có,

những chiến trường thêm tay súng xung phong.
Tuổi còn trẻ chưa biết yêu,
chưa kịp hôn nhưng nhiều nỗi nhớ, lắm mộng mơ.
áo lính xanh như màu xanh tuổi trẻ,
chúng tôi lên đường trong tiếng gió thu reo.
Nơi chúng tôi ở, trèo qua quèn Mu đi vào chợ Đập,
cô gái Mường nước ngập đến eo mà không ướt váy.
Ngắm nhìn các em in trên dòng suối,
nước lung linh và ánh mắt đung đưa,
một biệt hiệu cho thằng Quang ti-vi là thế:
những biệt danh Nhàn lô lô,Thư xã đội,
Xuân chi điền, Bập bùng, Hợp cóc,
Cường quái và cả Chuông lưu manh.
Bãi tập bắn có đồi sim chín mọng,
tím răng môi nhớ mực tím học trò
Những buổi chiều êm ả cuối thu,
trên bãi cỏ xanh nghe gió rừng xào xạc,
ngửa mặt nhìn trời theo làn mây trắng,
đọc cho nhau nghe những đoạn thơ hay,
bịa chuyện yêu đương như là tiểu thuyết.
Ba tháng sau, cứ từng ngày, từng ngày,
đại đội tập trung nghe gọi từng người
đứng ra một hàng lên đường làm nhiệm vụ.
Tôi nhớ một chiều tháng Mười,
dưới chân núi “con rùa kéo con chuột”
chia tay đồng đội vào biên giới Tây Nam .
Cuộc đi chiến trường lặng thầm sau này với tôi trở nên quen thuộc.
Ai còn, ai mất hiện ở đâu?
Bốn mươi hai sinh viên sau ba tháng chia đi nhiều ngả,
khắp nẻo đường đất nước có chúng tôi.
Bập, Hợp, Hùng, Cường ở lại sau cùng:
đi Lạng Sơn trong những ngày ác liệt.
Tạm biệt làng quê, núi đồi, các mẹ, các em,
nơi chúng tôi ở những ngày đầu đời lính, nhiều kỷ niệm yêu thương…
Để rồi 20 năm sau, 11 thằng cùng nhau trở lại,
cũng một ngày tháng 11 như xưa.
Số phận đã mỉm cười, chúng tôi đi qua chiến tranh rồi trở lại.
Hôm nay mỗi thằng mỗi số phận, buồn vui, giàu có, khó nghèo
mà vẫn như lính ngày xưa cười đùa, châm chọc.
Chúng tôi nhớ con đường thân quen
dẫn đến mái nhà ngày xưa từng ở,
Quèn Mu sỏi đỏ, đập nước rêu xanh,
những ông, bà người còn người mất,
những thanh niên tuổi như chúng tôi ngày trước
lắng nghe chuyện cổ tích:
bộ đội ở nhà dân, bộ đội đi chống lụt, bộ đội đuổi gà.
Một cháu trai 19 tuổi hỏi tìm kỷ niệm về người cha thuở ấy,
giọt máu bộ đội mình để rơi trước khi đổ máu ở chiến trường.
Chúng tôi hứa tìm lại cội nguồn để cháu còn hy vọng.
Hai mươi năm quãng thời gian không ngắn
Chỉ có nửa ngày đi tìm kỷ niệm.
Và vẫn dưới mái tranh chúng tôi ngồi ăn sắn,
nhắc lại chuyện xưa rồi hát khúc quân hành.
Tôi tìm chỗ tôi ngủ trong căn nhà ông Nhiếp,
nơi để súng, ba lô, rẽ cỏ cây tìm về lối cũ.
Thằng Hợp tìm cây ớt từng sưởi ấm bữa cơm chiều đông muối nhạt.
Anh tìm lại các em ngày ấy, tuổi 17, 15 rất đẹp
Người lính trẻ như tôi đùa nghịch,
Thao hay gọt cho anh ăn quả gì chua ngọt,
Mơ bảo đầu anh Hùng như trái gáo còn xanh.
Bờ giếng đầu làng muộn một chiều đông,
Nhạn và anh đùa nhau té nước,
em dỗi hờn vẫn nhường anh tấm khăn lau mặt,
áo em ướt rồi khăn anh giữ một mùa trăng.
Hai mươi năm những mong về gặp em,
Nhạn,Thao, Mơ đi lấy chồng anh không gặp mặt.
Thôi cứ để kỷ niệm hai mươi năm trước.
Tình vô tư dịu nhẹ nếp đời thường.
Không hẹn trước nhưng chúng tôi trở lại.
Những người lính đến, đi, trở về thức dậy nỗi niềm xưa.
Bát nước chè xanh, củ khoai, củ sắn
mái nhà tranh, cánh đồng nước ngập..
vẫn còn đây những tháng ngày trẻ trung gian khổ,
là kỷ niệm tươi hồng nhớ mãi suốt đời ta. 


DANH SÁCH NHẬP NGŨ 31/8/1978 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-KẾ HOẠCH (NAY LÀ ĐẠI HỌC KTQD)
1. Chu Hải An – Hải quan Hải Phòng – 0315550410
2. Vũ Xuân An -091354069322.
3. Nguyễn Văn Bập – Trường Cao đẳng NN Hà Nội-0912818422
4. Trần Tích Chiến-0912043673
5. Lưu Văn Chuông – TP Hồ Chí Minh – 0905190395
6. Nguyễn Mạnh Cường-0904198141
7. Nguyễn Trọng Cường – Hải Phòng – 0983451688
8. Khuất Thế Cường – Công ty Lương thực Hà Nội – 0912019909
9. Phan Công Danh - ?
10. Bùi Quang Dũng – Cảng Hải Phòng -0913586246
11. Cát Quang Dương – Ngân hàng quốc gia VN -0988082258
12. Lê Quang Đều – Sở Nội Vụ Quảng Bình – 0913311805
13. Trần Thanh Hà - TP Hồ Chí Minh – 0913912857
14. Trần Ngọc Hiền-0913234155
15. Trần Xuân Hiệu –Ngân Hàng Công thương -0982386089
16. Trần Phúc Hợp - 0918768195
17. Nguyễn Lương Hợp-Tổng công ty VTC -0912069859
18. Nguyễn Mạnh Hùng – 195 –Đội Cấn- Hà Nội- 0945646848
19. Vũ Việt Hùng – Công ty Phong phú – 0903404582
20. Hứa Cao Huy – Lao động 19 bỏ về (không đi lính)
21. Đặng Văn Hưng - TP Hồ Chí Minh – 0903912319
22. Phạm Văn Hữu- Đại học kinh tế quốc dân- 0913394622
23. Chu Xuân Khánh-Học viện CT-HC quốc gia HCM-0913581185
24. Nguyễn Quốc Khánh -0983249286
25. Phan Quốc Khánh -0904129715
26. Hoàng Văn Khương (đã mất)
27. Võ Tùng Lâm -0913227855
28. Lê Văn Lập –Thống kê 18  ..(Bỏ về không đi lính)
29. Vũ Chi Long- Bộ Tài Chính-0936492535
30. Nguyễn Văn Long – Gia Lâm Hà Nội- (Đã mất)
31. Trần Ngọc Nhàn – Tổng cục Hậu cần – 0912085177
32. Vũ Phấn – 56 Cầu Đất Hải Phòng-0913241392
33. Phạm Quang – (đã mất)
34. Nguyễn Mạnh Quân-Bộ KHCN-0903217918
35. Nguyễn Quỳnh – 0913233699
36. Nguyễn Tuấn Sinh- TP Hồ Chí Minh – 0988302065
37. Nguyễn Thiện - TP Hồ Chí Minh – 0988302065
38. Ngô Thành Thư -Tổng cục Hậu cần – 0989878999
39. Nguyễn Hữu Tĩnh - ?
40. Lê Đình Tới – Ngân Hàng NN Thanh hóa – 0913293121
41. Hoàng Trung Trực – Chứng khoán nhà nước-0913037179
42. Nguyễn Trọng Xuân -0913217882

(Tính đến 31.8.2020 danh sách còn 37 người, 3 người đã chết vì bệnh tật)

Số nhập ngũ 40 người này sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự 4 năm hầu hết quay về trường học tiếp, ra trường và đi khắp mọi miền đất nước công tác hoặc kiếm sống, hai đồng đội ở Tổng Cục Hậu Cần (Ngô Thành Thư và Trần Ngọc Nhàn) không ra quân tiếp tục phục vụ quân đội cũng được quân đội gửi về trường tiếp tục học tập để phục vụ quân đội, về hưu với quân hàm thiếu tướng và đại tá; Một đồng đội ra quân không quay về học là Bùi Quang Dũng Cảng Hải Phòng;
Chụp hình tại nơi huấn luyện năm xưa
Chụp tại bờ đập nơi ngày xưa hay tắm sau mỗi lần tập trận
Phía xa là Quèn Mu
Nhà Ông Châu nơi ở của tổ tam tam tiểu đội 4 (Chuông-Hùng-Khương)


Nơi c4d2 ăn cơm mỗi ngày...Tân Cu Lừng đổ canh vào đầu một thằng tham ăn;
Ngôi nhà sau 30 năm quay lại vẫn như xưa không có gì đổi khác
Đầu làng Phúc Tường
Quèn Mu-Cổng trời
Lỗi vào nơi đóng quân và quân tư trang cá nhân trước khi ra trận

 Một số hình ảnh thời tân binh tại C4D2E582F432


8/2008 kỷ niệm 30 năm ngày nhập ngũ


 31.8.2016 Tại Hà nội với những mái đầu đã bạc
 Trần Văn Tĩnh-Thiếu úy- Phòng chính trị trường sỹ quan Kỹ thuật Vinhempic-TCKT



Tại quán chị Dậu-Tân Bình-tp HCM- 31/8/2017 Kỷ niệm 39 năm ngày nhập ngũ







Tháng 6 năm 1982 trước khi ra quân tại cổng trường SQKT Vinhempic Gò vấp
Thiếu úy Trần Văn Tĩnh sĩ quan chính trị


































SQKT VinHempic gặp nhau tại đường Trường Sơn Sài gòn 2018





Lính trung đoàn 582 gặp nhau tại Hà Nội tháng 10/2020


GIÃ TỪ VŨ KHÍ SAU 3 ĐẾN 4 NĂM PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI