XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Chó Lài Tây nguyên

Chó Lài huyền thoại hay sự thật?

Gần đây, khi phong trào chăm nuôi những giống chó ta được khởi sắc do một số nhóm người có quan tâm đến chúng gây dựng lại. Trong những nhóm người đó có người thực sự tâm huyết với những giống chó quý của nước nhà, bên cạnh đó là nhóm thứ 2 với mục đích tranh thủ và lợi dụng để kiếm lời từ nhóm người thứ nhất (với danh nghĩa là đáp ứng nhu cầu về chó ta). Thêm vào đó là sự tiếp tay của một số bài báo phiến diện (bài viết về chó ta lại đăng nguyên hình con chó Tây…) nên phong trào này có vẻ như lại bắt đầu hỗn loạn. Đâu đó lại xuất hiện những bài báo, những mẩu tin hay ở những chợ chó lại xuất hiện một giống chó mà tên nó mang theo biết bao nhiêu huyền thoại – chó Lài (Lai).
Trong cuộc sống luôn tồn tại những điều huyền bí chưa được hoặc khó lý giải. Nhất là những giai thoại, những câu chuyện hay những thông tin về các khu rừng đại ngàn luôn là điều hấp dẫn mọi người nhất. Những gì của rừng, trong rừng hay xuất phát từ rừng bao giờ cũng mang nhiều màu sắc huyền bí khiến người ta không khỏi trầm trồ thán phục. Những câu chuyện về chó cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt là những con chó ta từ ngàn xưa đã được gắn liền với những câu chuyện, không cảm động thì kì bí. Con chó Lài (Lai) là một điển hình trong số này.
Bút Ký : Thú Rừng Tây Nguyên - tác giả Thiên Lương

Đôi lời về tác giả :

Cố nhà văn THIÊN LƯƠNG (1934-2010)
Tên thật: Nguyễn Thiên Lương
Bút danh khác: Nắng Mai Hồng, Thường Lăng, Thượng Liên, Hoa Hương Ngải…
Nguyên quán: xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)
Vào bộ đội năm 1949, tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ; chiến trường biên giới Tây Nam.
Tác phẩm viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Thú rừng Tây Nguyên (NXB Kim Đồng - 1976, 1978, 2000); Chim Tây Nguyên (NXB Kim Đồng – 1980); Tay không bắt cọp, Cuộc chiến bên sông Krông Na, Vệ sỹ rừng xanh, Tiếng hót chim Pút Kút (NXB Văn hóa dân tộc, 1996); Dũng sỹ thành Đắk Pha, Phân đội voi dũng sỹ (NXB Kim Đồng – 2001)… 


Thời chiến tranh chống Mỹ, các bác các chú bộ đội của chúng ta phải hành quân, hoạt động và sinh sống dưới những tán rừng già miền Trung - Tây Nguyên. Để cải thiện dinh dưỡng cho bộ đội, các cán bộ cấp dưỡng đã phân công nhau vào rừng tìm thêm nguồn rau, thịt. Trong quá trình ấy, bác Thiên Lương (là một cán bộ cấp dưỡng) đã ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe về cuộc sống trong rừng của người Tây Nguyên và đặc biệt là muôn hình muôn vẻ cuộc sống của động thực vật rừng Tây Nguyên. Có lẽ Bút ký này là tài liệu chân thực nhất về hệ động vật rừng Tây Nguyên thời đó. Trong đó có một đoạn trích như sau (trong đoạn nói về Sơn Dương):
Sơn dương sống thành từng bầy, có bầy đông vài trăm con, đứng ở xa nhìn ngỡ đó là hoa e pang mọc trên núi đá. Chúng sống rất cheo leo, hiểm hóc, nên rất khó nắm bắt.

Chúng thuộc loại đẻ mau. Nếu không có những con bị chết già hoặc bị sói ăn thịt thì có lẽ sơn dương cũng phải dời núi đá, di cư xuống đồng cỏ ở, vì sức sinh sản của nó rất nhanh.

Săn sơn dương phải dùng lối bao vây, có khi phải huy động cả làng mới đủ lực lượng. Mặt khác, hay phải những con chó săn “hay” mới có thể lừa nổi sơn dương vào nơi phục sẵn, hoặc phải có những tay bắn giỏi, đón sẵn ở lõng để kịp nổ súng mỗi khi sơn dương phá vòng vay tháo chạy.

Chó săn sơn dương phải cao mới đuổi kịp nó. Giống chó lài đi săn tốt nhất, vì chó lài có chân cao, tai to, có sức khỏe. loại chó này đi xa nghe tiếng hú của chủ cũng biết mà về. Cặp chân cao của nó đảm bảo chạy nhanh, và cũng bạo gan nhảy từ trên cao xuống như dê rừng. Có khi sơn dương vừa nhày từ trên cao xuống nó đã nhào theo, nhảy lên lưng, dùng mõm ngoác lấy cổ dê rừng. Chó lài còn đánh được cả cho sói cao to hơn nó. Những người dân tộc ở Tây Nguyên, nhà nào cũng nuôi chó lài đi săn, thì quanh năm có thịt ăn. Khi chó ốm người ta nấu cháo gạo nếp và giã mía lấy nước cho nó uống. Con chó quý là công cụ sản xuất của gia đình, đối với những người lấy nghề đi săn để sinh sống.

Con báo, khi đã leo lên cây, gặp chó lài ở dưới đất, đố dám xuống. Con trăn gió thường nuốt nổi cả con bê mới sinh hoặc cả hươu sao, vậy mà gặp chó lài, đuôi trăn cũng trở thành vô dụng.

Vốn là một loài rất khôn, khi đi săn, chó lài thường đi đôi với nhau, gặp con mồi cả hai con cùng đâm lao vào kẻ địch, chứ không như chó thường.

Rất táo bạo chúng xông ra từ giữa bầy dê, chộp đúng con nó định bắt, chứ không đuổi lộn xộn hay đánh lén. Với lối xọc sâu táo bạo bất ngờ ấy, khi con dê đầu đàn được cả đàn bảo vệ cẩn thận mà cũng bị nó chộp lôi đi. Vì thế, người ta dùng chó lài từng đôi để đi săn, ít ai chịu đem một, vì không sử dụng được lối đánh tập trung của nó. Nếu đi săn cọp, phường săn thường tung vào trận khoảng chục con chó săn thường để làm vướng chân cọp, chứ không dùng chó lài đi săn một mình…
Bài viết của bác Hà (shakhi Viet), nguồn Vietpet.com
Các bác thông cảm
, cái ảnh con đen, bạc má, tai cụp là do junmanji chụp tại Tp Lạng Sơn. Cái ảnh dưới là copy được từ báo Giáo dục và Thời đại.

Khoảng 3 năm trước, shakhi viet còn rất mê chó Lài, cứ hỏi han ở VietPet, lúc đó mọi người cũng nhiệt tình trao đổi. VP có 1 chuyên gia là Hùng_Hànội, là dân huấn luyện chó chuyên nghiệp, nuôi chó lài từ hồi 8x. HùngHN có xác nhận là con đen trong ảnh đó là giống chó Lài nhất. Sau đó mình có nghi ngờ là giống chó Sharky Viet trong chuyến khảo sát của sir Alex chính là chó Lài, vì khá tương đồng với con chó trong ảnh chụp ở dưới. Lúc đó tranh luận khá sôi nổi, các lão làng VP như Trang Phương, Vladavia, Taivenh, snipper, TGDDV, Thông vv... đều đưa ra các thông tin, ý kiến sắc xảo. Nhưng thật đáng buồn là kết quả đưa đến 1 nhận định là đã hết thời của chó Lài, chỉ còn lại dư âm. Anh HùngHN cũng không nuôi nữa. Dấu chấm hết là chuyến đi Lạng Sơn của Junmanji, mang về 3 con được cho là giống chó Lài nhất, 1 con chết sau vài ngày, 2 con còn lại thì bị cho về quê. Sau chuyến đó, junmanji cũng chuyển sang HMC và "tầm" được em Pao nhà chị Tú đó.
Kính mời anh em vào chủ đề Chó Lài trong box chung với HMC bên VP để xem lại 1 giai đoạn cháy về 1 giống chó huyền thoại. Lúc đó shakhi việt lấy nick là Lipschitz.
Có thông tin cho rằng chó Lai (Lài) do người Pháp mang chó của họ sang rồi cho phối với chó bản địa để tạo ra một giống chó thích nghi thủy thổ VN nhằm mục đích săn bắn tiêu khiển. Đặc biệt nếu là người Pháp thì họ sẽ mang con Beauceron sang VN (Beauceron - mời Gúc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét