XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Biển Hồ Pleiku và Hồ thuỷ lợi Biển Hồ


Biển hồ-Hồ Tơ nưng







 Những du khách đến Gia Lai và ghé thăm Biển Hồ Pleiku bên phố núi thơ mộng, ai cũng đều khen ngợi thắng cảnh có một không hai trên cao nguyên Gia Lai. Cảnh đẹp của Biển Hồ mà thiên nhiên ban tặng ở đây có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy, nhưng xung quanh thắng cảnh hữu tình ấy còn có nhiều câu chuyện khá thú vị mà không phải ai cũng biết đến

Tháp vọng cảnh Biển Hồ xây dựng năm 1998
Hình ảnh DSC08144.JPG
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Hình ảnh Biển hồ Pleiku


Biển Hồ, hay hồ Tơ Nưng, Ia Nueng nằm ở phía Bắc Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm.

Theo truyện cổ dân gian của dân tộc Jơ Rai kể về sự tích Ia Nueng (Biển Hồ) khi xưa là bến nước uống chung của làng người Jơ Rai. Nước ở bến Ia Nueng rất xanh trong, soi rõ mặt người. Một hôm, trên đường đi đến bến Ia Nueng để lấy nước, có hai người dân trong làng là Yă Pôm và Yă Chao phát hiện một con heo trắng rất đẹp. Yă Chao đã bắt con lợn trắng xinh đẹp kia về nuôi ở nhà mình. Hằng ngày, Yă Chao chăm sóc cho lợn trắng đủ thức ăn ngon nhưng chú lợn con không ăn gì cả. Một lần Yă Chao mang những chiếc bầu đi lấy nước ở Ia Nueng về dính những hạt cát trắng thì bỗng nhiên chú lợn con đã liếm hết những hạt cát một cách ngon lành. Sửng sốt trước hiện tượng lạ, sau này Yă Chao cứ đi lấy cát trắng về cho chú lợn ăn và lớn nhanh như thổi. Sau 3 lần trăng tròn, chú lợn trắng lớn bằng con trâu to và khiến cả dân làng ngạc nhiên.
Khi ấy dân làng làm nhà rông mới và sai người trong làng đi tìm một con lợn thật to để cúng Yàng và làm lễ ăn mừng. Sau khi sai người đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không lấy đâu ra con lợn to như già làng mong muốn nên trở về nhà Yă Chao xin bắt con lợn trắng này để làm thịt. Yă Chao kiên quyết từ chối, dù có đổi bao nhiêu tài sản của dân làng cũng không chịu. Nhưng cuối cùng dân làng đã quyết cử 2 người to khỏe đến bắt cho bằng được con lợn trắng về làm thịt cúng Yàng và chia đều thịt cho các gia đình trong làng để ăn mừng. Riêng Yă Chao không nhận thịt và thề rằng: "Nếu tôi ăn thịt này thì đất sẽ động, Ia Nueng sẽ sụp lở". Nhưng đứa cháu của Yă Chao thấy thịt ngon đòi ăn và khóc cả ngày đêm nên bà không cầm được lòng mà phải cho đứa cháu ăn thịt lợn trắng. Bỗng chốc, trời đất, núi rừng rung chuyển, nhà cửa ngả nghiêng, vùi lấp cả dân làng. Hai bà cháu Yă Chao chạy nhưng không kịp nên bị nước nhấn chìm biến thành tượng đá dưới đáy hồ...

Ngoài ra, còn có chuyện kể rằng, hồ mang tên Tơ Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể về ngôi làng xưa to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui, hòa thuận lâu đời thì bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới vùi lấp làng. Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho làng mình, khóc cho người thân không ngớt, khiến nước mắt chảy thành suối, các suối đổ về thành hồ. Hồ mang tên Tơ Nưng là một kỷ niệm chung của làng cổ đó...
Về Biển Hồ ở Pleiku còn có nhiều huyền thoại khác như chuyện kể rằng hồ sâu không đáy và thông ra tận biển Đông. Từ đó có câu chuyện ví von về những người làm gỗ ở Gia Lai, họ chỉ cần thả những lóng gỗ xuống Biển Hồ, một đêm xuống cảng biển Quy Nhơn, Bình Định là có thể lấy gỗ đem bán...
Biển hồ nhả máy nước

Thực tế, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng; Ia Nueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP Pleiku. Đây còn là nơi có nhiều tôm cá, phong cảnh xung quanh hồ rất xinh đẹp, mát mẻ quanh năm và là nơi hẹn hò thú vị của nhiều đôi nam nữ yêu đương. Có những bạn tình sau lần đến với Biển Hồ Pleiku đã rất thích thú và viết nên những cảm nhận trên Blogcủa mình: "...Giữa mùa nắng nóng oi nồng mà ở đây rất dễ chịu, không khí trong lành và mát rượi. Đứng trước hồ nước mênh mông, ngắm cảnh rừng thông trữ tình mà lòng càng đầy ắp tình yêu lãng mạn...".
Nhiều người còn ví Biển Hồ như viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là "đôi mắt" của phố núi Pleiku (Do có Hồ thuỷ lợi -Hồ B xây dựng từ năm 1978 ngay cạnh hồ Biển Hồ có diện tích mặt nước khoảng 240ha gần bằng diện tích hồ Biển Hồ, hai hồ nối với nhau bởi kênh thông hồ (50m) nên từ không trung nhìn xuống giống như đôi mắt). Gần đây, tỉnh Gia Lai dự định sẽ cho phép một doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư thực hiện dự án "Lâm viên Biển Hồ" hàng trăm tỷ đồng với nhiều loại hình dịch vụ du lịch khác nhau nhưng phải bảo đảm tính bền vững về môi trường sinh thái ở đây. Dự án đến nay chưa triển khai nên chưa thể nói gì thêm, tuy nhiên vẻ đẹp tự nhiên của Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã được xếp hạng là thắng cảnh đặc biệt và độc đáo./.
Biển Hồ, trước đây nguyên là miệng một núi lửa. Dân trong vùng gọi Hồ là Biển và thế là có tên Biển Hồ. Hồ còn mang tên Tơ Nuêng – tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể rằng, làngTơ Nuêng ngày xưa to và đẹp lắm dân bản sống yên vui hòa thuận, bỗng một hôm núi lửa ập tới vùi lấp làng Tơ Nuêng, những người sống sót khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng.
 
Một bài viết khác về Biển hồ
Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Ia Nueng (Tơ Nưng), là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm.
Quanh năm hồ ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngắt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của con người, cả người sở tại và du khách.
Theo truyện cổ dân gian của dân tộc Jơ Rai kể về sự tích Ia Nueng (Biển Hồ) khi xưa là bến nước uống chung của làng người Jơ Rai. Nước ở bến Ia Nueng rất xanh trong, soi rõ mặt người. Một hôm, trên đường đi đến bến Ia Nueng để lấy nước, có hai người dân trong làng là Yă Pôm và Yă Chao phát hiện một con lợn trắng rất đẹp. Yă Chao đã bắt con lợn trắng xinh đẹp kia về nuôi ở nhà mình. Hằng ngày, Yă Chao chăm sóc cho lợn trắng đủ thức ăn ngon nhưng chú lợn con không ăn gì cả. Một lần Yă Chao mang những chiếc bầu đi lấy nước ở Ia Nueng về dính những hạt cát trắng thì bỗng nhiên chú lợn con đã liếm hết những hạt cát một cách ngon lành. Sửng sốt trước hiện tượng lạ, sau này Yă Chao cứ đi lấy cát trắng về cho chú lợn ăn và lớn nhanh như thổi. Sau 3 lần trăng tròn, chú lợn trắng lớn bằng con trâu to và khiến cả dân làng ngạc nhiên.
Khi ấy dân làng làm nhà Rông mới và sai người trong làng đi tìm một con lợn thật to để cúng Yàng và làm lễ ăn mừng. Sau khi sai người đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không lấy đâu ra con lợn to như Già làng mong muốn nên trở về nhà Yă Chao xin bắt con lợn trắng này để làm thịt. Yă Chao kiên quyết từ chối, dù có đổi bao nhiêu tài sản của dân làng cũng không chịu. Nhưng cuối cùng dân làng đã quyết cử 2 người to khỏe đến bắt cho bằng được con lợn trắng về làm thịt cúng Yàng, và chia đều thịt cho các gia đình trong làng để ăn mừng. Riêng Yă Chao không nhận thịt và thề rằng: "Nếu tôi ăn thịt này thì đất sẽ động, Ia Nueng sẽ sụp lở". Nhưng đứa cháu của Yă Chao thấy thịt ngon đòi ăn và khóc cả ngày đêm nên bà không cầm được lòng mà phải cho đứa cháu ăn thịt lợn trắng. Bỗng chốc, trời đất, núi rừng rung chuyển, nhà cửa ngả nghiêng, vùi lấp cả dân làng. Yă Chao và cháu của mình cũng chạy nhưng không kịp nên bị nước nhấn chìm biến thành tượng đá dưới đáy hồ...
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì sẽ chẳng có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước/ nên cái ao tù cũng thành biển của em... Vì thế có một cái "ao" trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới Quốc lộ một nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín ấy thì người ta gọi là "biển" cũng đúng thôi. Ðối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửakhổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển HồHàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống.
Diện tích của Hàm RồngBiển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau. Nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy. Tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ vừa khít, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ... không có đáy, nó thông xuống... biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng thật khó giải thích.
Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm có ít nhất một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên.
Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Plieku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ.
Hồ Tơ Nưng làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là nơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa Ê Pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa mua màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng...
Nếu tản bộ dọc theo các đường mòn, sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp. Chim sin sít lông tím mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen chũi hay lốm đốm hoa mơ lúc ẩn, lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim d'rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ ven hồ Tơ Nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh dặng của vùng hồ.
Hồ Tơ Nưng còn là một ''vựa cá'' của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời.
Đi trên hồ Tơ Nưng bằng thuyền độc mộc, vừa ngắm cảnh vừa nghe người lái thuyền kể chuyện bí ẩn của vùng đất huyền thoại, hay cưỡi voi đủng đỉnh dạo quanh hồ; đêm về bên ché rượu cần nghe các cô gái, chàng trai múa hát, bạn sẽ được đắm mình trong không khí tưng bừng náo nhiệt bởi âm vang của cồng chiêng, của những lời ca điệu múa truyền thống đầy chất trữ tình và lãng mạn...
 
Cây cổ thụ ven hồ

 
IMG_0432.jpg image by hunguyenpvi
Ngày 16-11-1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa- TT cấp Bằng: Di tích danh thắng. Biển Hồ ngoài tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư TP Pleiku, nó còn tạo ra một vùng sinh thái rộng lớn. Đặc biệt là các di chỉ khảo cổ được phát hiện tại Biển Hồ đã đem lại bộ sưu tập hiện vật phong phú, là bằng chứng chứng minh lịch sử lâu đời của mảnh đất Gia Lai tươi đẹp và huyền bí.
Cổng vào Biển hồ Nước

Biển Hồ trong huyền thoại
  Nguyễn Quang Tuệ 
    Theo các nhà khoa học, Biển Hồ là miệng một núi lửa đã ngủ yên. Một nhạc sĩ đã ví Biển Hồ là đôi mắt đẹp của Pleiku duyên dáng. Nhiều tuyến du lịch đã chọn nơi này làm một điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước. Và, dĩ nhiên từ lâu lắm rồi, người dân Pleiku vẫn coi Biển Hồ là một niềm tự hào khi giới thiệu về thắng cảnh của quê hương mình với bạn bè…
       Hàng nghìn năm đã đi qua, đất bazan vẫn đỏ sậm, mặt hồ vẫn xanh trong và những huyền thoại về Biển Hồ tiếp tục làm cho người ta thêm yêu nơi này.
Thiếu nữ Jrai Pleiku trong ngày hội
       Câu chuyện thứ nhất thuộc về một người nước ngoài khá nổi tiếng, đó là Henri Maitre. Trong công trình nghiên cứu xuất bản lần đầu năm 1912, tại Pháp (Les Jungles Moi - Rú Mọi hay là Rừng người Thượng, đã in tại Việt Nam, 2008) chẳng biết có phải là đã cầm lòng không đậu trước vẻ đẹp của Biển Hồ hay không mà ông dừng bút khá lâu tại đó. Trong tác phẩm, không chỉ khảo cứu hình thế, nguồn nước, con đường người Chăm thâm nhập cao nguyên thủa trước, mà từ những năm đầu thế kỉ 20, “nhà thám hiểm” người Pháp này còn ghi lại cho chúng ta một huyền thoại. Ông kể rằng: Teneung (Tơnueng - NV) là một cái hồ thiêng của người Habau (tức người Jrai Hà Bầu, một cách định danh nhóm tộc người - NV), nằm bên đường từ Pleiku đi Kon Tum. Theo người Jrai ở khu vực này, dưới đáy của cái hồ lớn ấy có một chiếc chum của thần Ia Tiaou - gọi là Seron Iuan – (Ia Tiaou có thể là sự phiên âm từ Yă Chao = Bà Chao; Seron Iuan là Seron Yuan = Một loại ghè quí do người Việt sản xuất - NV). Vì những lí do khác nhau, người Chăm đã trút tất cả nước vào đồng bằng Menam – một vùng đầm lầy rộng lớn nằm cách hồ Teneung 5 cây số về phía bắc – khiến nước hồ cạn đi. Sau đó, người Chăm sử dụng chính chiếc chum đó bịt nguồn nước lại. Vì vậy, khi họ kéo nó ra, nước nước liền vọt lên cuồn cuộn, nhấn chìm hết tất cả những người Jrai ở nơi đó, và làm cho đầy lòng hồ trở lại.
       Câu chuyện thứ hai về Biển Hồ do ông Nay Ju kể trên Nguyệt san Thượng vụ, năm 1967. Chuyện kể đại ý rằng, ngày xưa, ở một làng Jrai rộng lớn nọ, năm kia bị hạn hán, trâu bò bị dịch bệnh chết hết. Đến ngày cúng yang, không có trâu bò, tộc trưởng đành sai người vào rừng tìm bắt nai về làm lễ. Sau khi đã có nai, theo thói quen, dân làng tụ tập tại nơi sẽ làm lễ, đánh chiêng, uống rượu suốt đêm. Rồi việc cúng yang với lễ vật là nai cũng được hoàn thành, mỗi người đều được chia một phần thịt của con vật ấy, theo tục xưa. Nào ngờ, mọi người đang vui vẻ ăn uống, bỗng mặt đất rung chuyển rồi sụp ập xuống. Nước từ đâu ào ạt dâng cao, dìm chết hết tất cả dân làng, trừ vợ chồng Măk – May đang đi thăm họ hàng ở nơi khác là còn sống. Hai người sọ hãi chạy đến các làng khác, kể cho họ nghe câu chuyện của làng mình. Từ đó, vùng đất này có Biển Hồ, cũng từ đó, người Jrai không dám cúng yang bằng thú rừng nữa.
       Chuyện thứ ba do ông Rơmah Del kể, trong một tập truyện cổ được in tại Gia Lai – Kon Tum, năm 1983, đại ý: Ngày xưa, Ia Nueng là một bến nước không bao giờ cạn; ba làng người Jrai ở đó luôn sống trong no đủ. Ngày nọ, yă (bà) Pôm và yă Chao ra bến gùi nước. Trên đường đi, họ nhìn thấy một con heo trắng rất đẹp. Bà Chao chưa từng thấy con heo nào đẹp như vậy, liền nói với bà Pôm rằng, mình sẽ đem con vật kia về nuôi, nếu chủ nó biết sẽ liền trả lại. Mang heo về thả, bà Pôm chẳng thấy nó đi đâu mà chỉ ủn ỉn quanh nhà, cho gì cũng chẳng ăn, đến cháo gạo cũng còn chê. Thế rồi một hôm, bà phát hiện ra con vật quí của mình chỉ thích ăn cát. Từ đó, yă Pôm nuôi heo bằng cát. Lạ lùng sao, mới ba lần trăng tròn, con heo đã to bằng trâu... Sau mùa thu hoạch, dân làng sửa soạn cúng yang. Anh em em Rok, Set được cử đi tìm heo bự. Họ đi khắp nơi mà chưa được việc, đành trở về, đến nhà yă Pôm nài nỉ. Bà không chịu nhưng rồi cuối cùng thì những người ấy cũng vây bắt được con heo khổng lồ nọ. Heo trắng được giết thịt, cúng yang, chia đều cho mọi người. Thương heo quí, bà Pôm thề rằng, nếu mình ăn miếng thịt kia, đất sẽ động, Ia Nueng sụp xuống. Không ăn nhưng vì thương đứa cháu khóc suốt một ngày đòi ăn thịt, bà đành lấy cho nó một miếng nhỏ. Thế là, ông trời nổi giận và cái gì đến đã đến. Ia Nueng thành Biển Hồ từ đấy.
Hoa phong lan
 Ba huyền thoại được kể vào những thời điểm khác nhau, mỗi cái một dáng vẻ nhưng dĩ nhiên, không phải là tất cả những gì thuộc về văn hóa dân gian liên quan đến Biển Hồ. Khảo cổ học hiện đại đã khẳng định Pleiku chính là nơi bao chứa “nền văn hóa Biển Hồ”. Ở đó, nhiều trầm tích văn hóa được phát hiện, đã chứng minh rằng từ xa xưa từng có dấu chân người tiền sử…
       Một hôm nào đó, đứng bên mặt hồ soi bóng thông yên bình trong vi vút gió lành, tôi thầm tự nhủ: May mắn sao, mình đang được sống ở một miền đất giàu có những tiềm năng!
HỒ THUỶ LỢI BIỂN HỒ
Hồ thuỷ lợi (Hồ B) nối thông với Hồ Tơ Nưng bởi kênh thông hồ, dân Pleiku thường gọi là Biển Hồ chè xây dựng từ năm 1978, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1983, hồ hình thành bởi đập chặn suối Ia Nhinh. Cấp nước cho Đập dâng Ia Sao tưới tự chảy cho 2.000ha cà phê, 60ha chè, 300ha lúa, màu và bổ sung nước cho Hồ Tơ Nưng (Hồ A hay Biển hồ nước) vào mùa mưa
Mái thượng lưu đập
 

 Mặt hồ thủy lợi
 Mái thượng lưu đập
 Cầu treo bắc qua kênh thông hồ

Hồ B (Hồ Thuỷ lợi có diện tích tương đương Hồ Tơ Nưng Về mùa kiệt) 240ha,
Gần 400ha về mùa mưa Nếu du khách đi du thuyền của Khu du lịch sinh thái
 
Thông số kỹ thuật hồ Thuỷ lợi
*Các thông số cơ bản của hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ:
+ Cao trình MNDBT                          : + 745,00m
+ Cao trình MNDGC thiết kế P=1%   : + 746,47m
+ Cao trình MNDGC kiểm tra P=0,2%: + 746,71m
+ Cao trình MNC                               : + 738,00m
+ Dung tích toàn bộ                            : 42,00 x 106m3
+ Dung tích hữu ích                            : 28,50 x 106m3
+ Dung tích chết                                 : 13,50 x 106m3
+ Hệ số sử dụng dòng chảy a = 0,84
+ Hệ số dung tích b= 0,69
+ Chế độ làm việc của hồ chứa: điều tiết nhiều năm.
*Đập đất:
+ Cao trình đỉnh đập                    : +748,30m
+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng  : +749,00m
+ Chiều rộng đỉnh đập                 :      5,50m
+ Chiều dài đỉnh đập                    :  L=280,00m
+ Chiều cao đập max                    : Hmax= 24,00m
+ Độ dốc mái thượng hạ lưu đập : mt =4,0; mh = 3,35 và 3,5
+ Hình thức kết cấu đập: Đập đất đồng chất + gia tải hạ lưu.
*Tràn xả lũ: Nằm ở Hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) do hai nối thông nhau bởi kênh thông hồ
- Cao trình ngưỡng tràn            : +745,00m
- Cao trình đỉnh đập không tràn: + 748,30m
- Cột nước tràn max                 :       1,47m
- Chiều rộng tràn                      :    18,00m
- Lưu lượng thiết kế tràn P=1%:     51,00m3/s
*Cống lấy nước:
- Cao trình ngưỡng cống : +736,14m
- Lưu lượng thiết kế cống: 3,00m3/s
- Khẩu diện cống            : (1,00x1,25)m2
- Chiều dài cống             : 70,00m
- Cao trình đầu dốc nước : +735,50m
- Cao trình cuối dốc nước: +730,49
- Chiều dài dốc nước      :50,10m
- Độc dốc dốc nước        : 10%
- Chế độ chảy trong cống: không áp
*Đường quản lý cụm đầu mối:
- Chiều rộng mặt đường:       5,50m
- Chiều rộng nền đường:       7,50m
- Chiều dài đường        : 1.927,00m
- Kết cấu đường: nền đường đá dăm (4x6) dày 15cm, mặt đường đá dăm dày 10cm láng nhựa tiêu chuẩn 6kg/m2

1 nhận xét:

  1. Quay phim Gia Lai

    QVFilm Production – Quay phim và sản xuất phim chuyên nghiệp tại Gia Lai, Ekip sản xuất và quay phim chúng tôi có những quay phim chuyên nghiệp, chuyên viên xử lý và kỹ xảo độ họa. Chúng tôi đã quay và sản xuất nhiều dự án phim khách hàng tại Gia Lai và tỉnh thành khác.

    Trả lờiXóa