XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Thờ Táo Quân đúng cách - Và một số sai lệch của dân gian

Một số sai lệch trong cách thờ Ông Công ông Táo 

- Nguồn: Được tác giả Phan Lan Hoa tổng hợp lại từ nhiều bài viết khác, sau đó Kim Phong copy lại và bỏ bớt một số đoạn mà Kim Phong cho rằng không phù hợp.

“Táo Quân” là nhân dân gọi tắt từ “Định Phúc Táo Quân”. Thực ra, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Táo quân bao gồm ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Trong đó Thổ Kỳ là nữ thần (Hai ông một bà).

     Có người cho rằng câu chuyện Táo quân trên đây là xuất xứ từ Trung Hoa? Nhưng tôi cho rằng không phải. Bởi chữ "Cao" trong Trọng Cao và chữ "Lang" trong Phạm Lang là cái tên thường xuất hiện trong các câu chuyện truyền thuyết của tổ tiên người Việt cổ; chữ "Thị" trong Thị Nhi cũng là từ chỉ tên đệm của người đàn bà Việt Nam. Đàn bà Trung Hoa không có tên đệm này.

     Danh hiệu của ba vị được gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定福灶君), nhưng mỗi người giữ một việc riêng rẽ:

     -Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp lửa, bát cơm manh áo, danh hiệu là: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

     -  Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc long mạch đất đai nhà cửa, danh hiệu là: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

     -  Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc tiền bạc, chợ búa, danh hiệu là: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần

     Đây cũng là lý do vì sao cái kiềng lại có ba chân, hay nói cách khác là “đầu rau ba người”.

     Thờ cúng Táo Quân như thế nào?

    Theo tục lệ cổ truyền của người Việt hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình hạ giới với Ngọc Hoàng Thượng đế. Và đến giờ tý đêm trừ tịch (giao thừa) Táo Quân mới quay trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình trong năm mới.

- Mời các bạn nhấn vào đây, và gõ từ khóa: tranh phong thủy, để tìm thấy một sản phẩm độc đáo, đó chính là bức tranh dán tường Cá vàng Kim Long chiêu tài. 

     Ở đây, tôi xin mạn phép bàn một chút về “nên” hay “không nên” ?

Hiện tại trong nhân dân có thể nói là hỗn độn về thờ phụng. Ở Miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn bị ảnh hưởng khá nhiều, hay nói cách khác là bị nhầm lẫn với việc thờ cúng Ngũ vị tài thần trong văn hóa tín ngưỡng của Trung Hoa với Ngũ vị tài thần của người Việt.

Ngoài ra còn bị nhầm lẫn giữa lý thuyết Phật giáo và lý thuyết của Đạo Cao Đài. Đa số các gia đình đều tách Thổ địa ra ghép với thần tài để cúng dưới đất, ở một góc nhà ngoảnh mặt ra cửa chính.

     Như vậy có nên chăng? Thần cai quản đất đai không có nghĩa là phải nằm dưới đất mới là thần đất?

     Một số gia đình cũng cho rằng đã là vua bếp thì phải thờ ngay tại bếp. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Tuy tên gọi là Táo, nhưng nhiệm vụ của ba vị thần Táo đâu chỉ có cai quản cái bếp không thôi, mà sự cai quản của Định phúc Táo quân bao gồm cả long mạch, đất đai, nhà cửa, tài lộc và sự bình yên trong sinh hoạt của của một gia đình. Mỗi gia đình chỉ nên có một bàn thờ duy nhất ở nơi trang trọng và tôn nghiêm trong nhà.

- Mời các bạn nhấn vào đây, và gõ từ khóa: tranh phong thủy, để tìm thấy một sản phẩm độc đáo, đó chính là bức tranh dán tường Cá vàng Kim Long chiêu tài.

Bởi vì ba vị Táo quân là một bộ “Tam tài thần” của người Việt Nam, nếu tách riêng Thổ Địa (của văn hóa Việt Nam) để ghép với Thần tài (của văn hóa Trung Hoa), thì ví như quẻ hào Ly bị biến động bất an, gia đạo có thể gặp điều chẳng lành?

   Sau đây là cách  Lập bài vị và bát hương thờ thần Táo :

      Đã thờ là tối thiểu nghi lễ phải có bài vị, bát hương và vật phẩm thờ cúng (gồm hương, đăng, hoa, quả, nước). Phấn nghi lễ, tôi sẽ nói cụ thể ở bài “Bày trí bàn thờ của người Việt” sau. Ngoài ra thờ Táo quân thì cần thêm ba hũ gạo – muối – nước bày hang ngang phía trước bát hương.

     Vị trí của “Định Phúc Táo Quân” – cần đặt ở nơi cao nhất của bàn thờ chính trong gia đình. Trên một bàn thờ, cao hơn phía sau đặt bài vị thờ ba vị tam tài Thổ Công, Thổ Địa, Thổ kỳ. Vị trí thấp hơn phía trước đặt bài vị thờ gia tiên; hoặc gia đình khá giả có thể tách riêng rường thờ thành hai phần. Bên trái rường thờ (cao hơn) thờ Ngũ vị tài thần của người Việt gồm Hoàng Thiên (là vua cai quản vùng trời của một Quốc gia) – Hậu Thổ (là vua cai quản vùng đất lãnh thổ của một quốc gia) và ba vị Định phúc táo quân là thần bản gia.

- Mời các bạn nhấn vào đây, và gõ từ khóa: tranh phong thủy, để tìm thấy một sản phẩm độc đáo, đó chính là bức tranh dán tường Cá vàng Kim Long chiêu tài. 

     Bài vị thờ Táo quan thường ghi tên ba vị thần Táo là  “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ Phương ngũ thổ phúc đức chính thần”.  Hai bên bài vị thờ Táo Quân thường có hai câu đối liễn:

Hữu đức năng tư hỏa

Vô tư khả đạt thiên

(Có đức trông coi việc lửa

Vô tư có thể lên trời.)

     Ví dụ như bức tranh Ba vị Táo Quân - tranh Đông Hồ dưới đây:



東廚司命灶府神君 - 五方五土福德正神 - 土地龍脈尊神
Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân - Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần- Thổ địa long mạch tôn thần

     Lễ vật cúng trong ngày 23 tháng chạp thì cần thêm:

      - Ba cái mũ đỏ; Ba bộ áo dài thụng đen Táo Quân;

      - Cá chép và vàng mã, gạo, muối, xôi, chè, giò lụa, gà luộc: Có thể cúng tranh cá chép hoặc cá chép sống đều được. Nếu cúng tranh cá chép thì sẽ đốt cùng áo mũ, tiền vàng; Nếu cúng cá chép sống thì phải đến thả một nơi có dòng nước chảy  để cá chép có thể bơi được theo dòng.

- Mời các bạn nhấn vào đây, và gõ từ khóa: tranh phong thủy, để tìm thấy một sản phẩm độc đáo, đó chính là bức tranh dán tường Cá vàng Kim Long chiêu tài. 

---------------------------------------------

Hết bài viết, dưới đây là các câu hỏi của người xem và được tác giả giải đáp thắc mắc:

Trần xuân thành

Cháu chào cô! trước hết cháu xin chúc cô và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và hanh thông trong mọi việc. Cháu rất thích và đọc tất cả các bài của cô, nay qua loạt ý kiến cháu thấy có đặt hũ muối và gạo lên ban thờ. Vậy cô cho cháu hỏi nhà cháu thờ thổ công và gia tiên, bà cô... trên cùng một ban thờ, thì cháu có thể đặt hũ gạo,muối lên được không ạ? có phạm kỵ gì không? Cháu xin cảm ơn cô rất nhiều.

Phlanhoa phản hồi

Gạo - muối - nước lã luôn luôn nên có trên án thờ cháu à. Nước là khởi đầu sự sống. Gạo tương trưng cho nền văn minh lúa nước. Muối theo truyền thuyết là vật phẩm quý giá nhất của tổ tiên chúng ta thời Hùng Vương. Ngoài ra muối còn có công năng liễm tà khí nữa đấy, nên 3 thứ ấy không chỉ có giá trị thờ gia tiên, mà còn có giá trị dâng thần linh nữa.

------------------------------------------------------
lêhhuythông

Ở bv TrưngVương Tp HCM có bố trí tượng Hai Bà Trưng và rất nhiều bệnh nhân và thân nhân khấn lạy cầu an cho tai qua nạn khỏi (hết bệnh). Việt Nam còn nhiều danh nhân danh tướng để kính thờ như vậy ; cứ gì phải chọn ngoại lai mà trang trọng... nhưng để thoát ra không hề dễ; một phần vì tín ngưỡng không có người định hướng về chân thiện mỹ của dân tộc, phần vì đó đều thuộc duy tâm không có cơ sở cụ thể để thấy mà tin mà chuộng ! Bài viết trên rất có ý nghĩa .... mong được đọc thêm các ý tưởng phân tích mới có hồn Quốc gia Dân tộc...
--------------------------------------------------------


- Mời các bạn nhấn vào đây, và gõ từ khóa: tranh phong thủy, để tìm thấy một sản phẩm độc đáo, đó chính là bức tranh dán tường Cá vàng Kim Long chiêu tài. 

Nguyễn Ngọc Nguyên

Nhà tôi sắp xếp bàn thờ theo nguyên tắc "Tiền Phật Hậu Linh", nhưng vì nhà tôi không theo đạo Phật mà chỉ thờ cúng ông bà nên đã có biến tấu. Hiện tại, bàn thờ Táo quân nằm trước bàn thờ tổ tiên. Theo thứ tự từ ngoài cửa vào là Bàn thờ Táo Quân, bộ bàn chữ nhật 6 ghế và cuối cùng là bàn thờ tổ tiên. Xin hỏi cách sắp đặt này có ổn không? Điều cuối cùng, hiện trên bàn thờ Táo Quân trước đây ba tôi nghe theo Thầy đặt thêm 3 hũ tiền, muối, gạo bên cạnh các đồ thờ cần thiết. Xin hỏi điều này đúng hay sai?

Phlanhoa phản hồi

Hầy zà! người không theo đạo Phật mà thờ Phật ở nhà đã là không đúng quy tắc thờ phụng, bởi Phật ăn chay trường, trong gia đình ngửi khỏi nấu nướng đồ mặn đã không hợp lý. Nay gia đình bạn không theo Phật giáo cớ chi thờ Phật?

Về ba hũ gạo tiền muối thì đúng rồi. Tôi cũng thường xuyên để gạo và muối trên án thờ, còn tiền thì khi có thưởng để lên đó mấy đồng thay cho vàng tiền giả. Tích cóp cả năm lại, đến 23 tháng chạp đem tiền đó đi sắm đồ lễ tiễn ông Táo về trời.

Về trình bày án thờ, không sai, chỉ về hình thức thì thiếu gọn gàng, nhiều án thờ sẽ khiến cho gia chủ mệt nhọc thời gian lau chùi quét dọn. Chỉ cân một tủ thờ có tam cấp thì có thể thờ được cả Định phúc Táo quân, Gia tiên và bà cô ông mãnh mà...
----------------------------------------------------------------


Bùi Xuân Toàn

Kính gửi tác giả phlanhoa :

Toi ở Hà Tinh nhung gio định cư ở trong nam ở đây hầu hết các gia đình đều lập bàn thờ Táo quân ở trên bếp (ngay trên bếp ga) Theo tac gia thi khg đúng roi. vậy thi giờ làm sao cho hợp lễ? nhà tôi có thờ bà cô ông mãnh, cùng con cái sa sẩy của tôi,   và tôi để bát nhang trên cùng một bàn thờ ((bát nhỏ và thấp hơn). Vậy có phạm gì không?   Tôi sinh năm 1963,nhà tôi ở mặt đường (huong Tây) nên phạm hướng tuyệt mệnh(đã xây kiên cố) có cách gì sữa đc lỗi này khg? tôi xoay bàn thờ sang hướng khác đc khg? Xin sự tư vấn và trân trọng cám ơn tác gia.

Phlanhoa phản hồi.

1. Con cái sa sảy cũng là bà cô ông mãnh. Vị trí thấp hơn là phải phép rồi.

2. Việc sửa chữa bàn thờ, lập bát hương mới vv... đều có thể được. Tuy nhiên cần phải xem xét các yếu tố sau: Nếu gia đạo làm ăn và sinh hoạt đang ổn thì chớ nên thay đổi. Phải coi ngày giờ cẩn thận khi thỉnh mới thứ gì đó đưa lên rường thờ. hoặc thay đổi vào thời gian từ 23 - 30 tháng chạp.

3. Sửa chữa hướng phạm như sau: Nhà nếu có cổng, thì làm lệch hai cột cổng vài tấc cho hướng gió không xộc thẳng vào nhà; mở cửa số ở hướng sinh khí; pha kim tuyến ngũ sắc để sơn cửa, cổng; dùng rèm hoa ngũ sắc để che hướng gió.

Các thủ tục khác trong loạt bài viết về cúng bái tôi đã nói rõ, chỉ cần đọc là có thể làm được.

------------------------------------------------------
nguyen cong tung

     Cháu muốn hỏi trước đây cháu làm bàn thờ nhưng khi mua bát hương mới về cú để như vậy cúng chứ không làm lễ. Cháu nghe nói cần làm lễ bốc bát hương. Vây bây giờ cháu muốn làm lễ bốc bát hương thi cần thay bat hương hay cú để bát hương cũ rồi làm lễ. Xin chân thành cảm ơn.

Phlanhoa phản hồi:

     Nếu bát hương cũ còn tốt muốn sử dụng lại vẫn tốt, không sao. Bạn đổ hết cốt tro cũ ra ngoài, rồi đem rửa sạch bát hương với loại rượu ngâm với quế chi và hồi hương, sau đó phơi khô thì có thể bốc cốt mới bỏ vào.

     Nếu bạn muốn thay bát hương mới cho hoành tráng hơn, thì thủ tục thay thế đã có trong bài hướng dẫn. Đúp vô đây để đọc

----------------------------------------
dinhtaylam

Cô ơi! Cháu đi xem nhiều nơi, họ nói là hiện nay cháu có anh trai và chị gái chết tre đi theo! Nhà cháu đúng là có anh trai, chị gái chét trẻ thật. Cháu muốn lập bàn thờ. Mong cô chỉ bảo cho cháu với có được không cô?

dinh tay lam

Cháu cám ơn cô rất nhiều! Khi đọc bài viết của cô cháu mở mang ra nhiều điều! Xin cô hướng dẫn cháu cách bốc bát nhang cho anh trai( chét rất tre, khi mẹ cháu mang tahi anh cháu được 6 tháng thì đẻ non, mấy tiếng sau thi chết)chi gái thì có tên(chết sau khi mẹ cháu đe chị mấy ngày). Cô giúp cháu với cô nhé!?

Phlanhoa hồi đáp:

(Trả lời bạn Vũ Thị Thắng và bạn dinhtaylam1974)

Cô đảm bảo với cháu, hễ đi xem bói, kiểu gì thầy bói cũng nói có bà cô theo. Gần như cả trăm người đến thì cả trăm đều được nghe câu đó. Trên thực tế theo cô nghiên cứu, chỉ khi lá số tử vi của người nào có ngôi sao "Cô Thần" đóng tại cung Mệnh, cung Thân, hoặc cung Phúc Đức, thì mới có diễm phúc bà cô ông mãnh phù hộ độ trì cháu à.

Việc lập bát hương thờ cúng cô nói cả trong mục "Phong tục tập quán" rồi,.

Mong cháu bình tĩnh và an tâm. Nếu không an tâm, thì chỉ cần mỗi năm về thăm anh trai một vài lần, hương khói, nếu không về được thì ngày kỵ, ngày rằm tháng bảy lập mâm cơm cúng vọng trước giờ cúng chính thức của anh trai ở nhà thì được rồi.

------------------------------------------------------


Hoàng Long

Trước đây khi về nhà mới, tôi chưa biết nên tự lập ban thờ gia tiên.Nay đọc lại bài viết của cô, thấy nhiều chỗ chưa đúng phong tục. Vậy nếu phải lập lại ban thờ thì cần theo các bước như thế nào, xin cô chỉ giúp.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phlanhoa trả lời:

    Bước 1: làm lễ xin phép tôn tạo, sửa chữa, thay mới vv...
    Bước 2: chọn ngày lành tháng tốt (tốt nhất là thay đổi vào dịp sau 23 - 30 tháng chạp)
    Bước 3: lập bát hương, bài vị, các thứ khác theo hướng dẫn trong bài viết
    Bước 4: những thứ cũ không dùng nữa thì đem chôn sâu xuống đất, hoặc thả xuống sông sâu.
-------------------------------------------------------------------

khổng Vũ Thành

     Cháu thấy những bài viết về phong tục bản sắc văn hóa của dân tộc ta rất hay và mong có nhiều bài viết hay hơn nữa, nhiều người biết hơn nữa để những giá trị của người Việt không bị lai tạp biến dạng quá nhiều.Nhưng cháu cũng có vài điều thắc mắc về thờ cúng Táo Quân. Trong dân gian vẫn có câu:"Đất có Thổ Công sông có hà mã" vậy thì Thổ Công ở đây phải là thần cai quản đất đai long mạch,còn theo Định Phúc Táo Quân thì Thổ Công lại là thần bếp;phải chăng chúng ta đã nhầm lẫn và hợp nhất giữa Thổ Công và ba vị Táo Quân vào là một. Và một điều cháu thắc mắc nữa là trong các bài văn khấn lại chỉ lạy ngài "Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân" mà không nhắc đến hai vị còn lại và coi ngài là đứng đầu trong ngũ tự gia thần,vậy ngũ tự gia thần ở đây là những ai? (Mong cô Phlanhoa giải đáp giúp cháu!)


Phlanhoa hồi đáp:

     Nghe cháu hỏi là biết cháu đọc bài chưa hết ?

      Tìm hiểu về thờ cúng là phải kỹ càng cháu à. Định phúc táo quân có ba vị là  Thổ công - Thổ địa - Thổ Kỳ (xem lại bài viết). Khi khấn là phải nguyên câu " Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân - Thổ địa long mạch tôn thần - Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần".

     Câu trong dân gian là "Đất có Thổ Công sông có Hà Bá", chứ không phải "hà mã" cháu à. Dân gian đôi khi gọi gộp chung ba vị Định phúc lại thành "Thổ Công - Hà Bá". Còn một vị nữa cũng được coi ngang với Thổ Công Hà Bá đó là Thành hoàng làng. Các bài khấn cổ của các cụ đều nhất nhất như nhau, có các vị này, cháu đọc bài khấn tại phần hai của "cấu trúc từ đường" để biết nhé.

-----------------------------------------------Nguyễn Thị Nguyệt

Cháu cảm ơn bác rất nhiều khi nhận được hồi âm của bác. Thay mặt gia đình cháu kính chúc Bác cùng toàn thể gia đình một năm mới an khang thịnh vượng!


Nguyễn Thị Nguyệt

Cháu rất tâm đắc về bài viết của Bác về phong tục thờ phụng của người Việt ta. Cháu có 1 chút thắc mắc muốn nhờ Bác giải đáp giúp. Hiện nay bố cháu đã mất nên nhà chỉ có 2 mẹ con, ông bà không ở với mẹ con cháu(hiện nay ông bà đã mất). Khi mẹ cháu xây lại nhà(ông bà chưa mất) mẹ cháu có nhờ 1 thầy cúng tới xem đất và lập bát nhang. Thầy nói nhà cháu chỉ cần lập 1 bát nhang. Đến nay nhà cháu vẫn chỉ có 1 bát nhang thờ thần linh. Tới 23 tháng chạp mẹ cháu sửa soạn cỗ cúng dưới bếp tiễn Táo quân lên trời mặc dù ở dưới bếp nhà cháu không có bàn thờ. Nay cháu muốn lập thêm bát hương trên ban thờ gia tiên. Bác cho cháu hỏi nếu cháu lập thêm bát hương cần phải làm những gì ạ? có cần phải mời thầy cúng không ạ? mong bác sớm giải thích giúp cháu nghen. Cháu cảm ơn bác rất nhiều.

Hồi đáp của Phlanhoa:

     Cách thức, nghi lễ lập bát hương, đề nghị bạn đọc kỹ loạt bài Phlanhoa giới thiệu trong mục "Phong tục tập quán", Phlanhoa đã nói rất kỹ tất thảy mọi điều bạn hỏi và hơn thế nữa.

      Chỉ xin bạn nhớ kỹ bài của Phlanhoa giới thiệu là nhằm phản bác lại chính các thầy cúng hiện nay bốc bài vị cho các gia chủ không có cội nguồn căn nguyên văn hoá dân tộc. Do đó bạn hoặc là theo thầy cúng, hoặc là tự bốc bát hương theo hướng dẫn trong các bài ở mục "Phong tục tập quán" của vidamdodua.com, hai chỉ chọn một thôi, chọn cả hai là mâu thuẫn đấy.

     Cơ bản là cốt tro trong bát hương, mỗi khi dã tự bốc được bát hương thì cứ thắp hương lên mà khấn, há cớ phải mời thầy cúng? cách bốc bát hương cũng như sớ khấn mẫu có hết cả trong "Phong tục tập quán".

     Trong nhà dù trai hay gái đều phải có bát hương thờ gia tiên. Con trai trưởng thì thờ chính thức cha mẹ ông bà, con trai thứ, hoặc dâu con cháu chắt ở xa quê thì lập bàn thờ vọng, trong phạm vi sắp bày của lễ giáo quy định (đã có trong bài viết) ai cũng có quyền thờ phụng cha mẹ ông bà nhà mình. Bàn thờ vọng nghi thức cũng như bàn thờ chính. Duy chỉ có khi cúng giỗ, cần phải liên hệ với con trưởng để thắp hương trước giờ cúng chính thức của con trưởng từ 12 - 24 giờ.
--------------------------------------------------------------Trần Thị Bích Loan

     Dạ chào bác, cháu là người miền trung gia đình chưa phải thờ cúng tổ tiên vì còn cha mẹ. Nay trong gia đình có làm bàn thờ thổ công vậy cho cháu được hỏi bác : hàng năm tết đến có phải thay bát hương mới và bài vị thổ công không, nói chung là bác cho cháu và mọi người rõ hơn về việc thờ cúng vị nhất gia chi chủ này cho đúng khỏi bị thiếu sót. Cháu cảm ơn bác.


Hồi đáp của Phlanhoa

     Chào bạn Bích Loan

     Tôi đã có nói rất kỹ trong một loạt bài về thờ cúng, việc thờ cúng phải cẩn trọng bạn nên đọc cho kỹ, chớ có đọc lướt mà làm sai đấy, bởi ai cũng hỏi thì Phlanhoa sẽ không có nhiều thời gian trả lời đâu.

     Bát hương chỉ lập một lần và thờ mãi luôn năm này qua năm khác.

     Bát hương sau khi thỉnh xong phải để cố định không được xê dịch cho đến 23 tháng chạp, sau khi cúng ông táo xong mới được đem lau chùi, rút hết chân hương cũ, chỉ chừa lại 3 cái, hớt bớt phần tro tàn bên trên do hương cháy rụng xuống, còn phần cốt tro do mình thỉnh phải giữ nguyên không được đổ đi, lau chùi sạch sẽ bên ngoài và dể bát hương lại vị trí cũ.
-------------------------------------------------------------------------

Trần Văn Hải

Chào Bác Phlanhoa. Cháu rất vui khi nhận được những hồi âm quý báu của bác. Thay mặt gia đình, cháu xin chúc bác cùng toàn thể gia quyến đón 1 năm mới khang thái, thành đạt, bình an.


     Cháu là một người xứ Quảng. Cháu rất tâm đắc khi đọc các bài viết của Bác về phong tục thờ cúng. cháu cũng đã có nhà riêng, cha mẹ 2 bên đều còn sống. Cháu có một số thắc mắc muốn nhờ Bác giải đáp giúp. 1. bàn thờ ngũ vị tài thần nhà cháu thì bố trí như thế nào, dùng bài vị gì. 2. nhà cháu dùng bếp gas thì làm sao lấy tro giữa bếp để bỏ vào bát hương. 3. khi cúng ngoài sân thì có vái Hoàng thiên, Hậu thổ và 3 vị Táo quân nữa không. vì cúng trong nhà đã vái 5 vị này rồi. 4. nhà cháu lỡ làm 1 bàn thờ Táo quân tại bếp thì làm sao xin để chuyển lên bàn thờ ở tầng trên. Tết sắp đến, mong Bác sớm giúp giải thích giùm cháu nghen. Cháu vô cùng biết ơn.


Phlanhoa hồi đáp:

     Chào bạn Trần Văn Hải.

     Câu hỏi của Bạn thật thú vị ở chỗ con cháu đời sau như chúng ta phát huy truyền thống như thế nào cho phù hợp. Bếp gas rõ ràng ngày xưa các cụ không có nên tất nhiên sách vở cũng không có để mà di truyền lại. Vậy thì chỉ còn cách chúng ta tự suy nghĩ để đưa ra một hướng giải quyết hợp tình hợp lý thôi. Tôi đề nghị thế này:

      Bạn in một tờ tranh Đông Hồ vẽ Định phúc Táo quân có màu.

     rồi mua vàng mã, áo mũ ông Táo, đến ngày 23 tháng chạp, sau khi lau chùi, thay bát hương như ý mình xong, cứ cúng tiễn ông táo về trời bình thường tại bếp nhà mình như trước nay vẫn cúng, nhớ khấn thêm phần cầu xin di chuyển bát hương. Sau đó lấy một cái chảo cho vàng mã, áo mũ, hình vẽ Táo quân vào trong chảo, đặt lên bếp bật lửa đốt cho cháy thành tro, lấy tro đó thả vào bát hương.

     Việc di chuyển thì như sau: bạn bật bếp gas lên, lấy lửa từ ngọn lửa của bếp thắp sang đèn dầu, đem đèn dầu và bát hương để lên bàn thờ mới, thắp hương từ lửa của ngọn đèn dầu cắm vào bát hương, gọi là tiếp lửa. như vậy việc di chuyển đã hoàn thành. (chú ý ngọn lửa phải được bảo quản lúc di chuyển không được làm tắt, hương và đèn phải cháy sáng suốt 24/24 giờ trong suốt thời gian ông Táo về trời (từ 23 - 30 tết))

Bài vị: bức tranh Đông Hồ trên đây đã có đủ thông tin về Định Phúc Táo Quân, về Hoàng Thiên Hậu Thổ là đại diện âm dương, trời đất nên không có hình hài con người cụ thể. Bạn vẽ một vòng tròn âm dương hai màu trắng - đen như dưới đây, cắt hình âm dương đó dán lên phần trên bức tranh Táo Quân, đem đóng khung là có thể thành bài vị để thờ Việt Nam Ngũ vị tài thần rồi.


Lời khấn vái:

     Như tôi đã giải thích, Việt Nam Hòang Thiên Hậu Thổ chính là vua Trời vua Đất nước Việt đương nhiên luôn luôn phải là câu khấn mở đầu, dù bất kỳ ở đâu trên lãnh thổ nước Việt. (Thiết nghĩ dù là Phật hay Thánh gì đi chăng nữa cũng không ngoài vòm bao bọc của Trời Đất cả mà thôi, nên khấn "nam mô a di dà Phật" trước Hoàng Thiên Hậu Thổ như hiện này e là chưa phải Đạo Trời?)

     Riêng Định Phúc Táo Quân, như tôi đã giới thiệu, ngoài quản bếp núc ra, ĐPTQ còn là thần tài, thần long mạch thổ địa nhà mình, nên trong khuôn viên gia đình, ĐPTQ là vị thần cai quản, luôn luôn phải khấn xin mới được. Chỉ khi đi lễ đền chùa mới thôi khấn ĐPTQ.

      Sớ cúng các kiểu bạn nên coi ở bài Cấu trúc thờ cúng Từ đường... phần 2

     Chúc bạn và gia đình sáng suốt, tâm niệm, an lành!
----------------------------------------------------------
dinh trong sang

     Hiện tại tôi mới làm nhà xong, tôi có lập một bàn thờ tại giữa vị trí giữa của bức tường phòng khách để thờ Bố, phía bên dưới lối đi từ phòng khách xuống phòng ngủ và bếp tôi có đặt một bàn thờ ông địa cùng ông thần tài, bây giờ tôi muốn làm thêm một bàn thờ ông táo quân dưới bếp như vậy có được không, nếu không được thì bây giờ tôi phải bố trí lại như thế nào cho đúng. Rất mong nhận được sự đóng góp. Trân trọng

Hồi đáp của Phlanhoa

Xin chào bạn Đinh Trọng Sang.

Cám ơn bạn đã đền với vidamđòdưa.com. Vấn đề của bạn Phlanhoa có ý kiến hư sau:

     1. Trong các sách phong tục tín ngưỡng của VN nói chung mà Phlanhoa có dịp nghiên cứu tìm hiểu qua, kể cả các sách của các chùa Phật giáo, không có chỗ nào hướng dẫn thờ riêng ông Địa, ông Thần tài và ông Táo quân trong nhà cả.

     2. Tại khu vực Miền Nam, cũng chỉ có đạo Cao Đài là thờ riêng ông địa. Việc thêm ông thần tài là đã bị pha tạp văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa. Tuy nhiên sự pha tạp này cũng không đúng với tín ngưỡng của người Tàu, bởi Phlanhoa từng đi hết 8 thành phố của TQ, người Trung Hoa chỉ đặt ông Địa và ông Thần tài trong phòng khách, sảnh khách sạn, văn phòng làm việc vv... như một vật trang trí phong thủy chứ không hề lập bàn thờ hương khói như Miền Nam VN;

     3. Tam tài thần cùa người Việt Nam bắt nguồn từ mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân trong vũ trụ, (thần là Thần khí) và Táo quân bao gồm ba vị thần đại diện cho ba giềng mối đó, nếu tách rời nghĩa là tự mình xóa bỏ Tam tài nhà mình. Trong bài Phlanhoa cũng nói rõ, vị trí thờ của Táo quân phải là nơi trang trọng và cao nhất trên bàn thờ trong nhà mình, chứ không có nghĩa ông Táo thì thờ trên ngọn khói, ông Địa thì thờ dưới đất, họ là những vị thần thì đi mây về gió, hà cớ phải chui rúc ở nơi bẩn thỉu? Việc thờ cúng của các gia đình từ Huế đổ ra, từ thập niên 90 đổ về trước không ai thờ ông Táo ở dưới bếp cả; từ thập niên 2000 đổ về đây, có một số bị ảnh hưởng từ các thầy cúng miền Nam ra, một số gia đình trong các thành phố cũng đã theo phong trào thờ ông Địa riêng , ông Táo riêng, nhưng ở nông thôn thì không hề có.

     Ý kiến của Phlanhoa là như vậy, tuy nhiên Phlanhoa cũng biết việc phá bỏ một luồng mê tín đã thành nếp trong nhà, (dù biết rằng đi ngược với tín ngưỡng dân tộc) thì cũng sẽ rất khó khăn, chỉ biết nếu ý kiến của mình và mong bạn sáng suốt. Thiết nghĩ, dân ta phải biết thờ phụng Bầu trời, mặt đất, thần khí sông núi, tổ tiên giống nòi, phong tục tín ngưỡng dân tộc ta mới vững bền cội nguồn được. Sự bền vững Giang sơn gấm vóc VN, phụ thuộc từ tấm lòng gìn giữ bản sắc Chân - Thiện - Mỹ của mỗi cá nhân, gia đình.

     Trong nhà Phlanhoa, chỉ có một bàn thờ duy nhất với ba bát hương, thứ tự cao thấp Thần - Thánh - Gia tiên, cụ thể như sau:

Thần:

    Việt Nam Hoàng Thiên, Hậu Thổ (Vua trời, vua đất cai quản lãnh thổ VN)
    Định phúc Táo quân

Thánh:

    Việt Thủy Tổ Kinh Dương vương Lộc Tục
    Việt Tiên Tổ khảo Lạc Long quân
    Việt tiên tổ Mẫu Âu cơ
    Các Chư vị Việt Nam tiên tổ
    Các chư vị Việt Nam Thánh Quốc
    Các Chư vị anh hùng Việt Nam dân Tộc
    Thành hoàng làng

Gia tiên:

    Cao - Tằng - Tổ - Khảo - (Bậc thấp hơn chưa có)

Thân ái!

Nguồn: http://www.motherviet.com/2016/06/tho-tao-quan-ung-cach-va-mot-so-sai.html

1 nhận xét:

  1. Thật đáng tiếc vì không còn truy cập được trang vidamdodua.com nữa. Đáng tiếc ...

    Trả lờiXóa