XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

THĂNG LONG-ĐÔNG ĐÔ-HÀ NỘI (Từ năm 2000 TCN đến năm 966)

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (Khoảng từ năm 2000 trước công nguyên đến năm 966)

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (Khoảng từ năm 2000 trước công nguyên đến năm 966)
Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ viết. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
Khoảng từ năm 2000 đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên
- Thời kỳ Hùng Vương thứ 6, có cậu bé làng Gióng, hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh, nước Văn Lang (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) đánh giặc Ân rồi cưỡi ngựa bay về núi Sóc (Phù Linh, Sóc Sơn) về trời.
Đền Gióng
Đền thờ Thánh Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)
Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên
- Cuối đời các vua Hùng, có công chúa Mị Nương đẹp người đẹp nết.
Có hai chàng trai đến hỏi. Vua đặt điều kiện ai đưa sính lễ đến trước thì gả. Sơn Tinh thắng cuộc, đón vợ về núi Tản Viên (Ba Vì). Thủy Tinh đến sau dâng nước đuổi theo toan cướp lại. Từ đó, đời đời,  họ thù nhau. Mùa nước to hằng năm là trận đánh của họ.
Núi Ngọc Tản
Núi Ngọc Tản (Ba Vì)
257 trước công nguyên – Giáp Thìn
- An Dương Vương Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh), nhờ Cao Lỗ hiến kế, xây thành ốc đến năm 255 trước công nguyên mới xong. Thành cuốn hình tròn như hình ốc nên gọi là Loa thành, lại có tên là thành Tự Long.
Đền Thờ An Dương Vương
Đền Thờ An Dương Vương (Cổ Loa, Đông Anh)
210 trước công nguyên – Tân Mão
- Triệu Đà cho con là Trọng Thủy sang ở rể vua Thục ở Loa thành để làm gián điệp nội ứng.
208 trước công nguyên – Quý Tị
- Thành Cổ Loa mất vào tay Triệu Đà
40 – Canh Tí
Tháng hai
- Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở sông Hát (Hát môn, Phúc Thọ), được bốn phương hưởng ứng, đuổi thái thú Tô Định, thu lại 65 huyện, thành. Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh (xã Mê Linh, Hạ Lôi cũ, huyện Mê Linh)
- Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta.
Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc)
Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc)
43 – Quý Mão
Tháng năm
- Hai Bà Trưng thua trận gieo mình xuống sông Hát tự vẫn (một số tài liệu khác ghi Hai Bà tử trận tại Cẩm Khê: “Việt điện u linh, Lĩnh Nam trích quái. Toàn thư, Cương mục, Hậu hán thư, Nam Việt chí”).
203 – Quý Mùi
- Nhà Hán đặt tên Giao châu, gồm 7 quận.
264 – Giáp Thân
- Nhà Ngô chia Giao Châu thành hai: Quảng Châu và Giao Châu.
+ Quảng Châu gồm 3 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm. Giao Châu gồm 4 quận: Giao Chỉ, Cửu chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Châu lỵ đóng ở Long Biên (Yên Phong, Bắc Ninh)
454 – 456 Giáp Ngọ - Bính Thân
- Thành lập huyện Tống Bình.
541 – Tân Dậu
- Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư, đóng giữ Long Biên.
544 – Giáp Tí
Tháng hai
- Lý Bí xưng làm Nam Việt Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Vạn Xuân (Vĩnh Tuy, Thanh Trì)
Chùa Trấn Quốc, nằm trên bán đảo nhỏ của hồ Tây.
Chùa Khai Quốc (mở nước) được xây dựng từ thời Lý Nam Đế ( Lý Bí) nay đổi tên thành Chùa Trấn Quốc, nằm trên bán đảo nhỏ của hồ Tây.
545 – Ất Sửu
Tháng bảy
- Lý Bí đánh quân xâm lược nhà Lương, dựng thành bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch (chợ gạo).
+ Phạm Tu, tướng tài của nghĩa quân (người xã Thanh Liệt, Thanh Trì) chiến đấu chống giặc đến hơi thở cuối cùng tại đây ngày 20 tháng 7 Ất sửu (Tháng 8-545)
- Tống Bình trở thành quận với 3 huyện: Xương Quốc, Nghĩa Hoài và Tuy Ninh.

557 – Đinh Sửu
- Cuộc tranh chấp gữa hai thế lực phong kiến: Triệu Quang Phục đóng giữ Long Biên chống lại Lý Phật Tử đóng ở thành Ô Diên (Hạ Mỗ, Đan Phượng), sau 2 bên lấy bãi Quân thần (Thượng Cát, Từ Liêm) làm ranh giới.
571 – Tân Mão
- Lý Phật Tử giành được chính quyền trong cả hai châu, bỏ thành Ô Diên dời đô lên ở Phong Châu (Bạch Hạc nay thuộc Phú Thọ).
602 – Nhâm Tuất
- Quân nhà Tùy sang xâm lược, Lý Phật Tử lui về tổ chức phòng ngự ở Cổ Loa.

603 – Quý Hợi
- Giặc Tùy do Lưu Phương cầm đầu vây Cổ Loa, bức Lý Phật Tử đầu hàng.
618 – Mậu Dần
- Dời trị sở Giao Châu từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội).
 621 – Tân Tị
- Khâu Hòa, đại tổng quản Giao Châu dựng ở Tống Bình một thành gọi là Tử Thành
+ Chu vi thành là 900 bộ (mỗi bộ đời Đường là 1,8m, như vậy vòng quanh thành dài 1,62km).
622 – Nhâm Ngọ
- Tách Tống Bình thành hai huyện: Giao Chỉ và Hoài Đức. Đổi Giao Châu là An Nam đô hộ phủ.
627 – Đinh Hợi
- Hợp nhất các huyện Hoàng Giáo, Giao Chỉ, Hoài Đức thành huyện Tống Bình.

679 – Kỷ Mão
- Tăng cường xây phủ thành Tống Bình. Nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ quản lý 12 châu, phủ lỵ đóng tại Tống Bình, Giao Châu.
687 – Đinh Hợi
- Nghĩa quân của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến vây đánh phủ thành Tống Bình, giết chết đô hộ phủ Lưu Diên Hựu.
722 – Nhâm Tuất
- Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở Nghệ An, sau khi xưng đế kéo quân ra Bắc, quét sạch quân Đường ra khỏi Tống Bình. Tên đô hộ Quang Sở Khách trốn chạy
Đền thờ và Lăng mộ vua Mai tại chân Rú Đụn xã Vân Diên (Nam Đàn, Nghệ An).jpg
Đền thờ và Lăng mộ vua Mai tại chân Rú Đụn xã Vân Diên                 (Nam Đàn, Nghệ An)
757 – Đinh Dậu
- Nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ làm Trấn Nam đô hộ phủ.
767 – Đinh Mùi
- Trương Bá Nghi, kinh lược sử nhà Đường xây dựng ở Tống Bình 10 dinh.
+ Mỗi bên tả hữu 5 dinh và đắp thành bao quanh. Tường thành cao 2 trượng 2 thước (8m) có 3 cửa thông ra ngoài là cửa Đông, cửa Tây - mỗi cửa 3 ngăn - và cửa Nam 5 ngăn, trên có vòm canh. Thành ấy gọi là La Thành, một chiến lũy chưa có dân sinh hoạt ở bên trong.

768 – Mậu Thân
- Nhà Đường lại đổi Trấn Nam ra làm An Nam đô hộ phủ.
782 – Nhâm Tuất
- Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây) đánh chiếm phủ thành Tống Bình. Đô hộ sử Cao Chính Bình thua, ốm mà chết.
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây)
789 -  Kỷ Tỵ
- Phùng Hưng mất tại Tống Bình. Nhân dân tôn là Bố Cái đại vương (lăng ở đầu đường Giảng Võ, quận Đống Đa).
Lăng mộ Phùng Hưng
Lăng mộ Phùng Hưng
791 – Tân Mùi
- Triệu Xương, đô hộ sứ nhà Đường sai đắp thêm La Thành cho kiên cố.
801 – Tân Tỵ
- Đô hộ Bùi Thái sửa sang An Nam La Thành (gồm cả Tử Thành và La Thành).
803 – Quý Mùi
- Vương Quý Nguyên nổi dậy làm binh biến đuổi Bùi Thái về nước.
808 – Mậu Tý
- Trương Chu, đô hộ Giao Châu đắp thêm thành cao 22 thước (6,8m) gọi là Đại La, đóng 300 chiến thuyền lớn.
819 – Kỷ Hợi
- Dương Thanh khởi nghĩa, tập kích phủ thành giết chết tên đô hộ Lý Tượng Cổ.
820 – Canh Tý
- Sư Vô Ngôn Thông đến truyền đạo Phật tại chùa Kiến Sơ (Phù Đổng, Tiên Du, nay là huyện Gia Lâm).
Chùa Kiến Sơ (Gia Lâm, Hà Nội)
Chùa Kiến Sơ (Gia Lâm, Hà Nội)
824 – Giáp Thìn
- Lý Nguyên Gia sợ nghĩa quân tấn công, dời phủ đô hộ sang một thành nhỏ ở phía Tây sông Tô Lịch, cách bờ sông Tô về phía nam 200 bộ (khoảng 360m) và cách sông Nhuệ về phía Nam khoảng 2 dặm (hơn 1km- vào khoảng miền Dịch Vọng, Cầu Giấy).
825 – Ất Tý
- Lý Nguyên Gia lại trở về Đại La thành.
828 – Mậu Thân
- Binh sứ yêu nước nổi dậy đuổi đô hộ sứ Hàn Ước về nước.
843 – Quí Hợi
- Quân sĩ làm binh biến, đốt lầu thành, cướp vũ khí, kinh lược sử Vũ Hồn phải chạy khỏi Đại La.
853 – Quí Dậu
- Quân Nam Chiếu đánh vào phủ thành Tống Bình.
858 – Mậu Dần
- Tống Bình lại bị quân Nam Chiếu uy hiếp.
- Viên đô hộ Vương Thúc trồng cây táo gai, ken thành lũy suốt 12 dặm, ngoài đào hào. Ngoài hào lại trồng táo gai, tre gai nên có tên nữa là Trúc thành.

860 – Canh Thìn
-  Đỗ Thủ Trừng dấy binh từ vùng Đỗ Động (Thanh Oai) đánh phá thủ thành, đô hộ sứ Lý Hộ bỏ chạy.
863 – Quí Mùi
- Tháng Giêng - Tống Bình bị mất vào tay quân Nam Chiếu (Vân Nam).
866 – Bính Tuất
- Cao Biền làm tiết độ sứ, xây lại thành Đại La có 2 lớp tường.
+ Lớp tường ngoài bao quanh thành Đại La cũ là một con đê, chu vi 2125 trượng 8 thước (khoảng hơn 7 km), cao 1 trượng 5 thước, chân rộng 3 trượng. Lớp tường trong chu vi 1982 trượng 5 thước (khoảng 6km), cao 2 trượng 5 thước, chân rộng 2 trượng 5 thước, 4 mặt có tường cao 5 thước 5 tấc. Có 55 lầu vọng địch, 3 hào nước và 34 con đường đi. Trong thành có 5000 gian nhà.
880 – Canh Tí
- Quân và dân Tống Bình nổi dậy đuổi tiết độ sứ Tăng Cổn.
906 – Bính Dần
- Khúc Thừa Dụ dấy quân từ Hông Châu (Ninh Giang, Hải Dương) tiến về chiếm Tống Bình, tự xưng là tiết độ sứ.

907 – Đinh Mão
23 – 7
- Khúc Thừa Dụ mất.
923 – Quý Mùi
- Nhà Nam Hán cử Lý Tiến sang làm thứ sử châu Giao cùng Lương Khắc Chinh đóng giữ Tống Bình.
930 – Canh Dần
Tháng 10
- Quân Nam Hán chiếm thành Đại La, bắt sống Khúc Thừa Mỹ.
931 – Tân Mão
Tháng chạp
- Dương Đình Nghệ tiến đánh Giao Châu, đuổi Lý Tiến về nước, chiếm giữ Đại La.
 
937 – Đinh Dậu
- Kiều Công Tiễn ám hại Dương Đình Nghệ, đoạt cờ tiết.
938 – Mậu Tuất
Tháng 9
- Ngô Quyền đánh chiếm Đại La trừ tên bán nước Kiều Công Tiễn.
939 – Kỷ Hợi
Mùa xuân
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (cuối năm 938), Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh).
944 – Giáp Thìn
- Ngô Quyền mất.
Lăng mộ Ngô Quyền tại đường Lâm Sơn Tây
Lăng mộ Ngô Quyền tại đường Lâm Sơn Tây
966 – Bính Dần
- Loạn 12 sứ quân, trong đó có Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phù Liệt (Đông Mỹ, Thanh Trì), Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây)
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét