XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Điểm trùng hợp lịch sử của nhà Hán và nhà Lê (Cách nhau 17 thế kỷ)

So với Hán Cao Tổ (Lưu Bang), vị hoàng đế sáng lập nhà Tây Hán (ở ngôi từ năm 202 TCN-195 TCN) , cuộc đời sự nghiệp của Lê Thái Tổ (Lên ngôi năm 1428) có nhiều điểm trùng hợp nhau: Cả hai vua đều là con thứ ba trong nhà. Trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng. Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ. Cả vua Lê và vua Hán đều xuất thân từ người áo vải chức sắc rất nhỏ trong xã hội (Lưu Bang là đình trưởng còn Lê Lợi là Hào phú), khởi nghĩa gặp rất nhiều gian nan trong nhiều năm đầu, về sau mới thuận lợi. Đều dùng thuật thiên mệnh để lấy đắc nhân tâm (Lưu Bang-Chém rắn trắng khởi nghĩa, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi cho lính lấy mỡ viết lên lá cây cho kiến ăn hình thành chữ “Lê Lợi Vi Quân-Nguyễn Trãi Vi Thần” và thuật mỵ dân dùng sự tích được gươm và hoàn kiếm để thuận ý trời, lấy lòng thiên hạ; Khi gặp gian nguy, Lưu Bang phải nhờ Kỷ Tín ra hàng, lừa đối phương và bị Hạng Vũ giết. Lê Lợi cũng phải nhờ có Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát nạn, Lê Lai bị quân Minh giết. Khởi binh dùng chiến thuật “Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” để thu phục nhân tài, không tham quyền khi chiến đấu với kẻ thù; Sau khi lên ngôi, hai vua đều giết công thần khai quốc (Lưu Bang giết Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt, Lê Lợi nghe lời dèm pha giết Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, Đời vua sau giết Nguyễn Trãi. Lê Sát, Lê Ngân. (Tuy nhiên việc giết công thần cũng chỉ là nghi án) Về sau, cơ nghiệp của hai vua đều bị họ khác cướp ngôi con cháu, nhà Hán và nhà Lê đều bị gián đoạn một thời gian: nhà Tây Hán bị nhà Tân của Vương Mãng cướp ngôi còn nhà Lê bị nhà Mạc của Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Tuy nhiên, cả hai triều đó đều hồi phục lại được. Nhà Đông Hán kế tục nhà Tây Hán và nhà Lê được trung hưng. Giai đoạn cuối cả hai tuy không bị cướp ngôi nhưng chỉ làm vua Bù Nhìn theo mẫu hình "Lưỡng đầu chế" quan đầu triều cướp hết quyền lực; nhả Hán Bị Tào Tháo cướp-xưng Vương, Nhà Lê Bị chúa Trịnh cướp-xưng Chúa" Cả hai điều vướng nạn đàn bà lũng đoạn triều chính Nhà Hán thì Lữ Hậu, Nhà Lê: Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh; Trị quốc cả hai đều dùng thuật “Ngoại đức-Nội pháp” do Nhà Hán rút kinh nghiệm pháp trị thất bại của nhà Tần, Nhà Lê rút kinh nghiệm Pháp trị của nhà Tống, cả hai đều phát triển nông nghiệp hạn chế tối đa thương nghiệp (vì đều cho rằng rất khó quản lý gian thương) nên cả hai nhà đều giữ được ngôi có thể nói là lâu nhất trong lịch sử của hai nước Trung Hoa và Việt Nam 426 năm và gần 400 năm; Nhà Hán có Tư Mã Thiên (Thời Hán Vũ Đế) viết ra bộ sử ký đầu tiên của Trung Hoa trên cơ sở hoàn thành việc làm dang dở của cha ông là Tư Mã Đàm; Nhà Lê (Thời Lê Thánh Tông) có Ngô Sỹ Liên viết ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư đầu tiên cho Việt Nam trên cơ sở sử liệu của Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu viết đời nhà Trần đã bị nhà Minh đốt mất trong thời Kỳ bắc thuộc lần thứ 4 (1407-1428); Sau khi qua đời, cả hai vua đều được đặt chữ "Cao". Lưu Bang là (Cao Tổ) Cao hoàng đế, Lê Lợi là (Thái Tổ) Cao hoàng đế. Cả hai đều tập trung làm cho Nho giáo trở thành quốc giáo; Nhà Hán thì biến nho giáo thành Hán Nho (Đổng Trọng Thư), Nhà Lê thì biến nho giáo thành Tân nho giáo phục vụ cho mục đích cai trị và kéo dài vương quyền; Có thể nói ngu dân để trị, mị dân để lừa đều có ở cả hai nhà (Mỵ-Đức thực hiện lúc chiến tranh và còn Ngu – Pháp thực hiện lúc thanh bình)

Lưu Bang


Lê Lợi

Bàn thêm về Nho giáo khổng tử
          Khổng tử: Nho giáo-Đức Trị, định nghĩa về con người nhân chi sơ tính bản thiện - Tác phẩm kinh điển nền tảng gồm Tứ Thư, Ngũ kinh (Tứ thư: Đại Học, Trung Dung, Luận ngữ , Mạnh Tử
Ngũ Kinh: Kinh ThiKinh Thư, Kinh LễKinh DịchKinh;  Xuân Thu); thuyết tam cương ngũ thường, tam tòng, tứ đức, tề gia....phục vụ ngu dân làm cho dân cam chịu không đấu tranh, để cho bọn trị quốc bình thiên hạ thoải mái bóc lột và hưởng lợi, xã hội phát triển nhưng nhiễu nhương, gian thương thuyết khách lấn át vương quyền, Nhà Đông Chu trở thành liệt quốc; Khổng tử không được nước nào dùng vì giai cấp cai trị chỉ dùng thuyết của ông để ngu dân và không muốn ngu mình nên không dùng ông để ông giúp quản lý vương quyền xưng Bá; sau bị thuyết Pháp trị định nghĩa về con người ngược lại: Nhân chi sơ tính bản ác-Pháp trị là học thuyết cai trị do Tuân Khanh, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử, Lý Tư khởi xướng. Con người theo học thuyết pháp trị là con người tư lợi. Để cai trị những con người như vậy thì cần sử dụng kết hợp luật pháp và bạo lực, vì chỉ có như vậy thì họ mới tuân theo người cai trị, xã hội mới ổn định, trật tự, và thịnh vượng. Vì bản chất con người là tư lợi, xấu xa, nên giáo dục là vô ích, cách duy nhất cai trị hiệu quả là dùng pháp luật, hình phạt nghiêm khắc; và một người cai trị thay vì phải trở nên đạo đức…thì anh ta phải là người khôn ngoan, gian xảo, có tài. Pháp trị thống nhất được thiên hạ nhưng không thể kéo dài vương quyền. Nhà Tần Pháp Trị chỉ tồn tại khoảng 15 năm; Sau này Nhà Hán khôn khéo hơn là không phát triển thương nghiệp mà đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sử dụng trị nước Ngoại Đức- Nội Pháp...(Bên ngoài giả vờ đức trị theo Khổng giáo nhưng thực thi bên trong là Pháp trị, hình phạt rất nặng nên kéo dài vương quyền được 426 năm).

Phương Tây có Plato và Phương Đông có Khổng tử
Hai ông xuất hiên cách nhau không xa, Plato 428 TCN, Khổng tử 551 TCN và là 2 người soi đường chỉ lối cho hai nền văn minh Tây-Đông.
Plato đề ra con người cần có 4 đức tính: công bình- chính trực, thận trọng, kiên quyết, điều độ trong đó công bình chính trực là đức tính quan trọng nhất;
Khổng tử coi người quân tử cần có 5 đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trong đó nhân là quan trọng nhất là biểu hiệu của đức.
Khổng tử đã chia người thành 2 hạng quân tử, tiểu nhân còn Plato chú ý tới đức tính công chính của con người. 1 bên chú ý tới cá nhân, 1 bên là đẳng cấp nên người ta mới cho rằng phương Tây là chủ nghĩa cá nhân còn phương Đông là chủ nghĩa tập thể đây.
Khổng tử xây dựng duy nhất 1 mô hình xã hội “Tam Cương” Quân thần-Phụ tử-Phu Thê đến đời nhà Hán biến tướng thành quân -sư -phụ với vua đứng đầu là thiên tử có tôn ti trật tự chặt chẽ còn Plato đưa ra tới 4 mô hình thành quốc là chế độ quân sự, quả đầu, dân chủ và độc tài. Qua đối thoại Plato đưa ra được tư duy biện chứng còn Khổng tử ở mức tư duy trực quan.
Với 1 mô hình khép kín kiểu kinh Dịch chứng tỏ sự hoàn thiện của nó và đưa Trung Hoa phát triển hơn phương Tây cả ngàn năm trong xã hội nông nghiệp. Plato đưa ra 4 mô hình chứng tỏ sự bất toàn trong xã hội phương Tây nhưng cũng chính sự khiếm khuyết này cho phép con phượng hoàng tái sinh từ tro tàn của chính nó như Phục hưng là 1 minh chứng.
Như vậy, 1 mô hình đóng hướng tới mẫu chuẩn là tổ tiên còn 1 mô hình mở hướng tới thần linh. Khi gặp biến cố thiên nga đen thì mô hình khép kín Khổng tử không giải quyết được và mô hình mở Plato lại phát triển.
Nho giáo đề ra nam nữ thụ thụ bất thân quần áo che kín cơ thể còn Plato khuyến khích thi đấu thể thao cho con người cường tráng mà dân Hi lạp khi thi đấu là khỏa thân.
Với 2 định hướng này thì người nào khỏe, thuận tự nhiên thì đã biết. Tất nhiên Khổng tử quá tài nhưng so với Plato thì còn kém một bậc vì thuyết của ông bị người đời sau biến tướng phục vụ ngu dân và bóc lột mấy ngàn năm trong lịch sử phương Đông quá thương tâm.
Còn về Plato nếu đọc 3 tập Cộng hòa của ông chúng ta sẽ rõ: Ralph Waldo Emerson đã viết về Plato như thế này: “Plato chính là triết học, triết học chính là Plato. Ông không vợ, không con nhưng tất cả các nhà tư tưởng của tất cả các dân tộc văn minh đều là hậu duệ của ông. Biết bao nhiêu con người vĩ đại Tự nhiên đang không ngừng sản sinh ra đều là môn đệ của ông – những người theo chủ nghĩa Plato.”
"Cộng Hòa" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất lên sự phát triển tư duy của triết học và học thuyết chính trị. Tác phẩm bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý thuyết về nghệ thuật. Những vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra tại đây. Nhân vật chính trong tác phẩm là Socrates cùng với nhiều học giả Athen và các nơi thảo luận về ý nghĩa của công lý. Đây cũng là một tác phẩm mà Plato viết để tôn vinh người thầy đã quá cố của mình - Socrates.
“Cộng Hòa” của Plato được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị. Trong những mục chính của “Cộng hòa”, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra, chỉ làm bạn với cái bóng của chính mình. Vai trò của triết học là đưa con người thoát ra khỏi cái bóng, và hướng bản thân họ đến với thực tế. Đây chính là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không một nhà nước lý tưởng nào không làm.
“Cộng Hòa” là tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tư duy triết học và học thuyết chính trị suốt hơn hai ngàn năm qua. Có người đã cho rằng, nếu đem tất cả sách vở trên thế giới ra đốt hết thì cũng không hề hấn gì, ngoại trừ cuốn “Cộng hòa” của Plato.
Thông tin tác giả: Plato sống vào khoảng thời gian từ 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực. Sinh ra ở Athen, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates. Có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates.
Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét