So với Hán Cao Tổ (Lưu Bang), vị hoàng đế sáng lập nhà Tây Hán (ở ngôi từ năm 202 TCN-195 TCN) , cuộc đời sự nghiệp của Lê Thái Tổ (Lên ngôi năm 1428) có nhiều điểm trùng hợp nhau: Cả hai vua đều là con thứ ba trong nhà. Trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng. Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ. Cả vua Lê và vua Hán đều xuất thân từ người áo vải chức sắc rất nhỏ trong xã hội (Lưu Bang là đình trưởng còn Lê Lợi là Hào phú), khởi nghĩa gặp rất nhiều gian nan trong nhiều năm đầu, về sau mới thuận lợi. Đều dùng thuật thiên mệnh để lấy đắc nhân tâm (Lưu Bang-Chém rắn trắng khởi nghĩa, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi cho lính lấy mỡ viết lên lá cây cho kiến ăn hình thành chữ “Lê Lợi Vi Quân-Nguyễn Trãi Vi Thần” và thuật mỵ dân dùng sự tích được gươm và hoàn kiếm để thuận ý trời, lấy lòng thiên hạ; Khi gặp gian nguy, Lưu Bang phải nhờ Kỷ Tín ra hàng, lừa đối phương và bị Hạng Vũ giết. Lê Lợi cũng phải nhờ có Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát nạn, Lê Lai bị quân Minh giết. Khởi binh dùng chiến thuật “Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” để thu phục nhân tài, không tham quyền khi chiến đấu với kẻ thù; Sau khi lên ngôi, hai vua đều giết công thần khai quốc (Lưu Bang giết Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt, Lê Lợi nghe lời dèm pha giết Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, Đời vua sau giết Nguyễn Trãi. Lê Sát, Lê Ngân. (Tuy nhiên việc giết công thần cũng chỉ là nghi án) Về sau, cơ nghiệp của hai vua đều bị họ khác cướp ngôi con cháu, nhà Hán và nhà Lê đều bị gián đoạn một thời gian: nhà Tây Hán bị nhà Tân của Vương Mãng cướp ngôi còn nhà Lê bị nhà Mạc của Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Tuy nhiên, cả hai triều đó đều hồi phục lại được. Nhà Đông Hán kế tục nhà Tây Hán và nhà Lê được trung hưng. Giai đoạn cuối cả hai tuy không bị cướp ngôi nhưng chỉ làm vua Bù Nhìn theo mẫu hình "Lưỡng đầu chế" quan đầu triều cướp hết quyền lực; nhả Hán Bị Tào Tháo cướp-xưng Vương, Nhà Lê Bị chúa Trịnh cướp-xưng Chúa" Cả hai điều vướng nạn đàn bà lũng đoạn triều chính Nhà Hán thì Lữ Hậu, Nhà Lê: Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh; Trị quốc cả hai đều dùng thuật “Ngoại đức-Nội pháp” do Nhà Hán rút kinh nghiệm pháp trị thất bại của nhà Tần, Nhà Lê rút kinh nghiệm Pháp trị của nhà Tống, cả hai đều phát triển nông nghiệp hạn chế tối đa thương nghiệp (vì đều cho rằng rất khó quản lý gian thương) nên cả hai nhà đều giữ được ngôi có thể nói là lâu nhất trong lịch sử của hai nước Trung Hoa và Việt Nam 426 năm và gần 400 năm; Nhà Hán có Tư Mã Thiên (Thời Hán Vũ Đế) viết ra bộ sử ký đầu tiên của Trung Hoa trên cơ sở hoàn thành việc làm dang dở của cha ông là Tư Mã Đàm; Nhà Lê (Thời Lê Thánh Tông) có Ngô Sỹ Liên viết ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư đầu tiên cho Việt Nam trên cơ sở sử liệu của Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu viết đời nhà Trần đã bị nhà Minh đốt mất trong thời Kỳ bắc thuộc lần thứ 4 (1407-1428); Sau khi qua đời, cả hai vua đều được đặt chữ "Cao". Lưu Bang là (Cao Tổ) Cao hoàng đế, Lê Lợi là (Thái Tổ) Cao hoàng đế. Cả hai đều tập trung làm cho Nho giáo trở thành quốc giáo; Nhà Hán thì biến nho giáo thành Hán Nho (Đổng Trọng Thư), Nhà Lê thì biến nho giáo thành Tân nho giáo phục vụ cho mục đích cai trị và kéo dài vương quyền; Có thể nói ngu dân để trị, mị dân để lừa đều có ở cả hai nhà (Mỵ-Đức thực hiện lúc chiến tranh và còn Ngu – Pháp thực hiện lúc thanh bình)
Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh; Xuân Thu); thuyết tam cương ngũ thường, tam tòng, tứ đức, tề gia....phục vụ ngu dân làm cho dân cam chịu không đấu tranh, để cho bọn trị quốc bình thiên hạ thoải mái bóc lột và hưởng lợi, xã hội phát triển nhưng nhiễu nhương, gian thương thuyết khách lấn át vương quyền, Nhà Đông Chu trở thành liệt quốc; Khổng tử không được nước nào dùng vì giai cấp cai trị chỉ dùng thuyết của ông để ngu dân và không muốn ngu mình nên không dùng ông để ông giúp quản lý vương quyền xưng Bá; sau bị thuyết Pháp trị định nghĩa về con người ngược lại: Nhân chi sơ tính bản ác-Pháp trị là học thuyết cai trị do Tuân Khanh, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử, Lý Tư khởi xướng. Con người theo học thuyết pháp trị là con người tư lợi. Để cai trị những con người như vậy thì cần sử dụng kết hợp luật pháp và bạo lực, vì chỉ có như vậy thì họ mới tuân theo người cai trị, xã hội mới ổn định, trật tự, và thịnh vượng. Vì bản chất con người là tư lợi, xấu xa, nên giáo dục là vô ích, cách duy nhất cai trị hiệu quả là dùng pháp luật, hình phạt nghiêm khắc; và một người cai trị thay vì phải trở nên đạo đức…thì anh ta phải là người khôn ngoan, gian xảo, có tài. Pháp trị thống nhất được thiên hạ nhưng không thể kéo dài vương quyền. Nhà Tần Pháp Trị chỉ tồn tại khoảng 15 năm; Sau này Nhà Hán khôn khéo hơn là không phát triển thương nghiệp mà đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sử dụng trị nước Ngoại Đức- Nội Pháp...(Bên ngoài giả vờ đức trị theo Khổng giáo nhưng thực thi bên trong là Pháp trị, hình phạt rất nặng nên kéo dài vương quyền được 426 năm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét