Khoa
học công nghệ phát triển quá nhanh, đến mức xã hội không đủ thời gian
để thích nghi. Từ bé, trẻ em đã được tiếp xúc với Ipad, Iphone…Kết quả
là thế hệ trẻ em hiện tại đang hình thành dần một kiểu sống mới, một
nhân cách mới.
Tạp
chí Le Nouvel Observateur đi sâu vào chủ đề xã hội này với bài viết “Kỹ
thuật số đang biến đổi bộ não của con em chúng ta như thế nào?”.
Những
đứa trẻ ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo của Internet và công nghệ kỹ
thuật số. Có bé mới hai tuổi, mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên xin
bố mẹ là được sử dụng Ipad và xem đó là người bạn thân nhất. Có bé mới
học cấp một phổ thông đã ước được đem máy vi tính vào lớp để ghi chép
bài giảng thay cho việc dùng bút ghi chép như xưa nay.
Có
bé còn thắc mắc với bố mẹ là đi học làm chi vì tất cả đã có trên
Wikipédia. Nhiều bé còn dỗ giấc ngủ bằng các trang Twitter hay Facebook.
Còn ở Pháp, trẻ em thế hệ 2.0 cũng mất rất nhiều thời gian để lướt mạng
mỗi ngày trước sự bất lực của bố mẹ. Hậu quả thì vô cùng nhiều và vô
cùng tai hại.
Trẻ
em ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo và xem đó là người bạn thân
thiết, khiến cho chúng ngày càng xa rời cuộc sống thực tế, thiếu kỹ năng
giao tiếp với xã hội thực và ngày càng trở nên thụ động. Khả năng tư
duy của trẻ em ngày càng bị ảnh hưởng, ngày càng khó tập trung. Có
chuyên gia còn cho rằng, Internet khiến cho chỉ số thông minh của con
người ngày càng giảm.
Còn
trong việc học ở trường nói riêng, trẻ em ngày càng ỷ lại vào
Internet, công nghệ kỹ thuật số và ngày càng lười tư duy. Các em không
cần phải đầu tư suy nghĩ nhiều, mà chỉ cần lên mạng tìm, rồi cắt-dán.
Dần dần, cắt-dán khiến cho khả năng tư duy, suy luận ngày càng giảm.
Giới chuyên gia cho rằng, bên cạnh những tiện ích mà Internet mạng lại
cho thế hệ trẻ, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải hành động để
trang bị cho con em chúng ta biết tư duy “chậm hơn nhưng sâu sắc hơn”.
Một chuyên gia còn kêu gọi phải nhanh chóng đưa các em trở lại với thế
giới thực bằng những hành động thực như chơi thể thao thực, vẽ tranh
thực, nấu ăn thực…
MAI LINH (CHÍNH PHỦ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét