Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiền vẫn có thể tiếp tục trị vì Thục Hán trong 30 năm. Chỉ riêng việc có thể duy trì vương quyền trong suốt thời gian dài như vậy mà không xảy ra đại loạn gì lớn, có thể thấy Lưu Thiền vốn không phải hồ đồ như trong sử sách đã viết.
Lưu Thiền rốt cuộc có phải là một vị hoàng đế vô dụng như trong sử sách đã viết? (Ảnh: Internet)
Lưu
Thiền, tên mụ A Đẩu, là con trai cả của Lưu Bị thời Tam Quốc. Năm 223,
Lưu Bị bệnh mất, Lưu Thiền lên ngôi, sử sách gọi là Lưu Hậu Chu, lãnh
đạo nước Thục 41 năm. Trong cuộc đời nắm quyền lâu dài của Lưu Thiền,
“quý nhân” thật sự không thiếu, trước có Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy,
sau có những nhân tài như: Tưởng Uyển, Phí Huy, Khương Duy,… phò trợ.
Trong số các nhân vật xuyên suốt từ đầu đến cuối trong bộ tiểu thuyết
của La Quán Trung, hình tượng của Lưu Thiền trước sau là một người nắm
quyền tầm thường vô dụng nhất, thậm chí có người còn gọi ông là “hôn
quân vong quốc”.
Vậy
một người đần độn như vậy liệu có thế ngồi ở đế vị trong suốt 41 năm
hay không? Thiết nghĩ, Lưu Thiền dẫu không phải là bậc tài trí mưu lược
kiệt xuất, thì cũng không thể nói là hôn quân mười phân vẹn mười được.
Cùng là Hậu Chủ (vị hoàng đế sau cùng) như nhau, Lưu Thiền không nên
được xếp vào hàng vô dụng nhất. Hậu Chủ Nam Đường Lý Dục nếu không phải
là biết viết mấy câu thơ, thì ông ta ngay cả một nửa của A Đẩu cũng
không sánh bằng. Chỉ là sống cùng với những ngôi sao chói lọi như Lưu
Bị, Gia Cát Lượng, thì Lưu Thiền dẫu có ánh hào quang thì cũng không thể
tỏa sáng cho được.
Lưu Thiền có thể lãnh đạo nước Thục Hán 41 năm, hiển nhiên cũng có chỗ hơn người của ông.
Những
ai đã từng đọc qua lịch sử Trung Quốc đều biết rằng, những vị hoàng đế
sau cùng của mỗi một triều đại Trung Quốc, gần như toàn bộ đều là hoang
dâm vô đạo, chính trị thối nát, quan lại chuyên quyền, chiến tranh không
dứt, khởi nghĩa liên miên, dân chúng lầm than chẳng còn đường sống.
Nhưng Lưu Thiền lại không học theo họ.
Theo ghi chép trong “Tam Quốc Chí”, Lưu Bị trước lúc lâm chung đã căn dặn Lưu Thiền: “Mọi chuyện con hãy nghe lời thừa tướng, coi ông ấy như cha”. Khi Gia Cát Lượng còn sống, Lưu Thiền coi Khổng Minh như cha, hết thảy mọi việc đều không muốn can thiệp, trên cơ bản đều là “cứ nghe theo thừa tướng mà làm”.
Dẫu cho bản thân luôn có thành kiến đối với việc Gia Cát Lượng dốc hết
binh lực đi chinh phạt phương Bắc, cũng đều giấu ở trong lòng, chứ không
nói ra. Ông tiếp thu đầy đủ và nghiêm khắc làm theo lời dạy của Lưu Bị,
tôn trọng đối với bề trên. Quan trọng hơn cả là ông đã liên kết được
những quần thần, không tạo nên tranh chấp nội bộ, duy trì sự ổn định
trong nhóm quần thần. Vậy nên suy cho cùng thì người được lợi ích thiết
thực sau cùng vẫn là bá tánh thiên hạ.
Rất nhiều người khi bình phẩm Tam Quốc cũng đều cho rằng vị A Đẩu này thật sự rất thông minh:
“Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiền lập tức phế bỏ chế độ thừa
tướng, lệnh cho Tưởng Uyển chủ quản hành chính, lệnh cho Phí Huy chủ
quản quân sự; đem quyền lực ban đầu vốn nằm trong tay Gia Cát Lượng chia
thành 2 phần, để cho hai người tự quản lẫn nhau. Sau khi Tưởng Uyển
mất, Lưu Thiền kiên quyết tự mình nắm quyền, đây đều không phải là hành
vi của kẻ nhược trí”. Do vậy, cũng chính là không khó lý giải
nguyên nhân vì sao sau khi Gia Cát Lượng mất, bá tánh và quan lại nước
Thục dâng sớ yêu cầu các nơi xây miếu tưởng niệm, Lưu Thiền lại một mực
không nhận lời.
Khi
Lưu Thiền có lối sống sa đọa, học giả Chu Tiêu và lão thần Đổng Doãn
dâng thư can gián, Lưu Thiền nhiều nhất cũng chỉ là không thể làm gì
được, chứ không phải là trong một phút giận dữ mà đại khai sát giới. Hậu
Chủ Lưu Thiền có thể là một trong số các hoàng đế khai đao ít nhất đối
với đại thần trong suốt các triều đại lịch sử Trung Quốc, điểm này thật
sự rất khó có được.
Sau
khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiền vẫn có thể tiếp tục lãnh đạo Thục
Hán trong 30 năm, nghỉ ngơi lấy sức, dùng đạo vô vi mà trị nước. Chỉ
riêng việc có thể duy trì vương quyền trong suốt thời gian dài như vậy
mà không xảy ra đại loạn gì lớn, có thể thấy Lưu Thiền vốn không phải hồ
đồ như trong sử sách đã viết.
Năm
263, khi tam lộ đại binh nhà Ngụy đến bao vây dưới thành, Lưu Thiền đã
chọn đầu hàng. Lưu Thiền tuy hèn yếu nhu nhược, hổ thẹn với liệt tổ liệt
tông, nhưng nhìn từ một góc độ khác, hành động này của Lưu Thiền cũng
đã giúp người dân Thục Hán tránh khỏi bể khổ của nạn chiến tranh.
Trong thời gian đầu hàng nước Ngụy, Lưu Thiền đã lưu lại điển cố “Lạc bất tư Thục”
(vui quá không còn nhớ đến nước Thục nữa) khiến cho người đời chê cười.
Làm một đời quân vương, thiết nghĩ Lưu Thiền dẫu cho có hồ đồ hơn nữa
cũng không thể ngu xuẩn đến bước này được. Lưu Thiền thông qua trình độ
ngụy trang cao siêu khiến cho Tấn công Tư Mã Chiêu buông lơi cảnh giác.
Dẫu cho “người khôn giữ mình” tránh được họa sát thân, nhưng con người
vốn không phải là sắt đá, đằng sau ngụy trang giả tạo ấy, mỗi khi Lưu
Thiền nhớ nghĩ đến vong linh của người cha ở Tây Thục lại biết bao lần
nhớ Thục mà chảy nước mắt. Nỗi đau trong lòng ấy có mấy ai hiểu được?
Sau 8 năm đầu hàng nhà Ngụy, Lưu Thiền mất, hưởng thọ 65 tuổi.
Trong
Tam Quốc, nước Thục do Lưu Thiền lãnh đạo cứ mãi ở vào thế yếu. Tuy vậy
trong suốt 41 năm, Lưu Thiền có thể khéo dùng người tài, chính quyền ổn
định, coi nhẹ sĩ diện mà coi trọng hiện thực, giúp cho người dân tránh
khỏi cảnh lầm than của chiến tranh, đây lẽ nào lại là một A Đẩu đần độn
được hay sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét