Báo NHÂN DÂN
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3 Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”
NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG
Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”
Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng trong mấy năm vừa qua kết quả của nhà trường đã phần nào không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tấm lòng kỳ vọng tha thiết của nhân dân: một số sinh viên tốt nghiệp ở trường ra, về địa phương, đã dạy xằng, làm bậy, khiến cho các cấp lãnh đạo bực mình, phụ huynh học sinh chán ghét, và một số học sinh chịu ảnh hưởng xấu xa. Có người khi dạy về Cách mạng tháng Tám đã tuyên bố ở giữa lớp rằng lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch là một công thức (!), có người đã dùng bài “Người khổng lồ không tim” làm một bài giảng văn thay cho những bài thần thoại trong chương trình; có người đã cả gan dám nói với học sinh rằng chế độ ta đã như cái trôn chảo thì bôi đen cũng là vô ích; có người lại còn phát triển tự do cá nhân đến nỗi yêu đương nữ học sinh một cách bừa bãi; còn có người tự cao tự đại đến mức coi khinh tất cả các bạn đồng nghiệp dạy trước mình, thậm chí khi cấp trên cử dạy ở một trường cấp II thì không nhận và nói rằng: “Tôi dạy những người dạy cấp II chứ không dạy học sinh cấp II”...
Thực ra trong số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có những kẻ dạy xằng, làm bậy như thế chỉ là một thiểu số, bên cạnh những người đã tỏ ra cần cù và khiêm tốn trong nghề. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh, nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là các khu, các ty rất e ngại khi được tin có những sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm được bổ nhiệm về địa phương mình.
Những kết quả tai hại trên đây do đâu mà có? Phải chăng vì trường Đại học sư phạm đã không làm tròn cái nhiệm vụ quang vinh mà Đảng mà Đảng và Chính phủ đã giao cho? Phải chăng vì sinh viên không chịu tiếp thu sự giáo dục của nhà trường?
Không phải thế: Nhà trường vẫn cố gắng rất nhiều và đã đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dưỡng và giáo dục, còn anh em sinh viên thì nói chung rất tích cực, rất chăm chỉ học tập và tu dưỡng.
Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trong vài năm vừa qua ở trường Đại học sư phạm có cái hiện tượng “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”:
Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!
Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.
Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở: Họ là giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi được đến những kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn “đảo nghị” mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho.
Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường.
Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu.
Nhiều người đã ngạc nhiên không hiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, như người ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?
Còn Trần Đức Thảo thì từ khi hòa bình lập lại được cử làm Phó giám đốc trường Đại học Văn khoa rồi làm chủ nhiệm khoa Sử, có quyền điều khiển nhiều giáo sư khác, trong đó có những đảng viên như ông Trần Văn Giàu; Thảo lại được sử dụng một cái quỹ mua sách cho khoa hàng mấy chục triệu đồng, thậm chí đã mua cho khoa Sử một bộ “Địa chất học” giá hai triệu đồng mà cũng không ai ngăn cản được; Thảo lại còn buộc nhà trường phải công nhận những việc rất vô lý, thí dụ như đòi giữ lại ở khoa Sử môn Tâm lý học là một môn ở bất cứ trường Đại học sư phạm nước nào cũng phải đi liền với môn giáo dục học. Ấy thế mà trong mấy năm không ai có thể thay đổi cái tình trạng bất hợp lý đó. Ngoài ra Thảo còn có những đòi hỏi rất nhiều về phương diện vật chất; trong khi anh em cán bộ giảng dạy khác không có nhà ở hoặc phải ở chen chúc bốn năm người trong một phòng nhỏ thì Thảo được ở một cái nhà lầu cao ráo, rộng rãi; thế mà vẫn cứ luôn luôn mè nheo, bắt dọn đi dọn lại, sửa đi sửa lại. Thảo dồn ép đồng chí phụ trách quản trị đến nỗi đồng chí này đã phải thốt ra lời nói rằng: “Đứng trước ông Thảo, tôi như người cố nông đứng trước địa chủ trong thời phong kiến!”. Thảo được chiêu đãi như thế, còn có lý gì bất mãn nữa?
Vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ tự đặt ra trước khi học tập hai văn kiện, nhưng không sao giải quyết được..
Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.
Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường.
Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động... đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có.
Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.
GSNguyễn Lân
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3 Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”
NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG
Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”
Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng trong mấy năm vừa qua kết quả của nhà trường đã phần nào không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tấm lòng kỳ vọng tha thiết của nhân dân: một số sinh viên tốt nghiệp ở trường ra, về địa phương, đã dạy xằng, làm bậy, khiến cho các cấp lãnh đạo bực mình, phụ huynh học sinh chán ghét, và một số học sinh chịu ảnh hưởng xấu xa. Có người khi dạy về Cách mạng tháng Tám đã tuyên bố ở giữa lớp rằng lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch là một công thức (!), có người đã dùng bài “Người khổng lồ không tim” làm một bài giảng văn thay cho những bài thần thoại trong chương trình; có người đã cả gan dám nói với học sinh rằng chế độ ta đã như cái trôn chảo thì bôi đen cũng là vô ích; có người lại còn phát triển tự do cá nhân đến nỗi yêu đương nữ học sinh một cách bừa bãi; còn có người tự cao tự đại đến mức coi khinh tất cả các bạn đồng nghiệp dạy trước mình, thậm chí khi cấp trên cử dạy ở một trường cấp II thì không nhận và nói rằng: “Tôi dạy những người dạy cấp II chứ không dạy học sinh cấp II”...
Thực ra trong số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có những kẻ dạy xằng, làm bậy như thế chỉ là một thiểu số, bên cạnh những người đã tỏ ra cần cù và khiêm tốn trong nghề. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh, nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là các khu, các ty rất e ngại khi được tin có những sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm được bổ nhiệm về địa phương mình.
Những kết quả tai hại trên đây do đâu mà có? Phải chăng vì trường Đại học sư phạm đã không làm tròn cái nhiệm vụ quang vinh mà Đảng mà Đảng và Chính phủ đã giao cho? Phải chăng vì sinh viên không chịu tiếp thu sự giáo dục của nhà trường?
Không phải thế: Nhà trường vẫn cố gắng rất nhiều và đã đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dưỡng và giáo dục, còn anh em sinh viên thì nói chung rất tích cực, rất chăm chỉ học tập và tu dưỡng.
Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trong vài năm vừa qua ở trường Đại học sư phạm có cái hiện tượng “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”:
Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!
Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.
Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở: Họ là giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi được đến những kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn “đảo nghị” mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho.
Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường.
Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu.
Nhiều người đã ngạc nhiên không hiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, như người ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?
Còn Trần Đức Thảo thì từ khi hòa bình lập lại được cử làm Phó giám đốc trường Đại học Văn khoa rồi làm chủ nhiệm khoa Sử, có quyền điều khiển nhiều giáo sư khác, trong đó có những đảng viên như ông Trần Văn Giàu; Thảo lại được sử dụng một cái quỹ mua sách cho khoa hàng mấy chục triệu đồng, thậm chí đã mua cho khoa Sử một bộ “Địa chất học” giá hai triệu đồng mà cũng không ai ngăn cản được; Thảo lại còn buộc nhà trường phải công nhận những việc rất vô lý, thí dụ như đòi giữ lại ở khoa Sử môn Tâm lý học là một môn ở bất cứ trường Đại học sư phạm nước nào cũng phải đi liền với môn giáo dục học. Ấy thế mà trong mấy năm không ai có thể thay đổi cái tình trạng bất hợp lý đó. Ngoài ra Thảo còn có những đòi hỏi rất nhiều về phương diện vật chất; trong khi anh em cán bộ giảng dạy khác không có nhà ở hoặc phải ở chen chúc bốn năm người trong một phòng nhỏ thì Thảo được ở một cái nhà lầu cao ráo, rộng rãi; thế mà vẫn cứ luôn luôn mè nheo, bắt dọn đi dọn lại, sửa đi sửa lại. Thảo dồn ép đồng chí phụ trách quản trị đến nỗi đồng chí này đã phải thốt ra lời nói rằng: “Đứng trước ông Thảo, tôi như người cố nông đứng trước địa chủ trong thời phong kiến!”. Thảo được chiêu đãi như thế, còn có lý gì bất mãn nữa?
Vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ tự đặt ra trước khi học tập hai văn kiện, nhưng không sao giải quyết được..
Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.
Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường.
Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động... đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có.
Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.
GSNguyễn Lân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét