Quyết
định số: 1165UB ngày 21/12/1993 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai “Về
việc bổ sung nhiệm vụ Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia
Lai”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
–
Căn cứ Điều 47 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân;
– Căn cứ Quyết định số 315/TC ngày 11/12/1986 của Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình AYunhạ tỉnh Gia Lai;
– Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước; Công văn số 1627/TCCB-LĐ ngày 13/09/1993 của Bộ Thuỷ lợi về việc thành lập bộ máy quản lí, khai thác công trình AYunhạ; Theo đề nghị của Sở Thuỷ lợi (tại tờ trình số 486/TT-TC ngày 08/12/1993) và đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
– Căn cứ Quyết định số 315/TC ngày 11/12/1986 của Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình AYunhạ tỉnh Gia Lai;
– Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước; Công văn số 1627/TCCB-LĐ ngày 13/09/1993 của Bộ Thuỷ lợi về việc thành lập bộ máy quản lí, khai thác công trình AYunhạ; Theo đề nghị của Sở Thuỷ lợi (tại tờ trình số 486/TT-TC ngày 08/12/1993) và đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Công ty quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Gia Lai và được bổ sung nhiệm vụ quản lí khai thác công
trình AYunhạ như sau:
– Theo dõi, tiếp nhận bàn giao hồ sơ: Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, theo tiêu chuẩn 5640-91. Nhận bàn giao từng phần, từng hạng mục hoàn thành theo đúng quy định để đưa vào khai thác phục vụ tưới.
– Tổ chức, quản lí nước, điều hoà phân phối nước theo yêu cầu dùng nước và từng bước kí kết hợp đồng dùng nước, thu thủy lợi phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành, nhằm tạo nguồn thu trang trải cho công tác quản lí, khai thác từng bước, giảm dần kinh phí cấp.
– Lập đề án quản lí, khai thác công trình AYunhạ cùng các thủ tục cần thiết để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Thủy lợi xét duyệt, làm căn cứ triển khai nhằm đảm bảo quản lí khai thác tốt công trình hoàn thành.
– Trong giai đoạn đầu (1994-1996) đơn vị lập kế hoạch chi phí quản lí, sửa chữa hoàn chỉnh theo hàng năm, trình Bộ Thủy lợi duyệt cấp kinh phí, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai. Tổ chức, sắp xếp bộ máy hợp lí để từng bước quản lí, khai thác công trình có hiệu quả.
Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền, Giám đốc Sở Thuỷ lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành, các cấp liên quan và Giám đốc Công ty quản lí- khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
– Theo dõi, tiếp nhận bàn giao hồ sơ: Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, theo tiêu chuẩn 5640-91. Nhận bàn giao từng phần, từng hạng mục hoàn thành theo đúng quy định để đưa vào khai thác phục vụ tưới.
– Tổ chức, quản lí nước, điều hoà phân phối nước theo yêu cầu dùng nước và từng bước kí kết hợp đồng dùng nước, thu thủy lợi phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành, nhằm tạo nguồn thu trang trải cho công tác quản lí, khai thác từng bước, giảm dần kinh phí cấp.
– Lập đề án quản lí, khai thác công trình AYunhạ cùng các thủ tục cần thiết để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Thủy lợi xét duyệt, làm căn cứ triển khai nhằm đảm bảo quản lí khai thác tốt công trình hoàn thành.
– Trong giai đoạn đầu (1994-1996) đơn vị lập kế hoạch chi phí quản lí, sửa chữa hoàn chỉnh theo hàng năm, trình Bộ Thủy lợi duyệt cấp kinh phí, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai. Tổ chức, sắp xếp bộ máy hợp lí để từng bước quản lí, khai thác công trình có hiệu quả.
Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền, Giám đốc Sở Thuỷ lợi, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành, các cấp liên quan và Giám đốc Công ty quản lí- khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
DU THUYỀN HỒ TRÊN NÚI
Công
trình thủy lợi AYun Hạ là công trình thủy lợi khai thác tổng hợp nguồn
nước lớn nhất Tây Nguyên, cách thành phố Pleiku 65km về hường Đông Nam
và cách quốc lộ 25 Gia Lai-Phú Yên-Khánh Hòa 1km, rất thuận tiện cho
việc mở tour du lịch. Hồ nước rộng 37km2 là điểm du lịch có
môi trường sinh thái tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách.
Đứng trên đập chính phóng tầm mắt về phía Bắc là hai dãy núi sừng sững
ôm lấy dòng sông Ayun hiền hòa; dưới chân đập là nhà máy thủy điện Ayun
Hạ và dòng nước trong xanh chảy theo kênh chính dài 47km, uốn lượn theo
những cánh đồng chạy dài xuống thị trấn Ayun Pa tạo nên bức tranh đồng
quê tự nhiên, hài hòa và trù phú. Mời quý khách lên thuyền, sau 1 giờ
lênh đênh trên mặt hồ phẳng lặng, hít thở không khí trong lành, ngắm
cảnh núi non, sông nước; du khách sẽ dừng chân ở trạm nghỉ chân bìa
rừng, nơi đây là bãi hang Dơi. Quý khách có thể nghỉ ngơi để chuẩn bị
cho cuộc vượt dốc lên núi. Rừng ở đây xanh tươi quanh năm, với nhiều
thảm thực vật xanh tốt. Những cây cổ thụ cao vút, thân bám đầy rong rêu
soi bóng xuống lòng hồ. Đặc biệt nơi đây có nhiều hang đá tự nhiên được
tạo bởi những hòn đá to (Granits) chồng lên nhau; trên mặt phiến đá có
nhiều lan hoa phong lan màu sắc đẹp đẽ. Hang Dơi với vẻ huyền bí; vào
trong hang cảm giác mát lạnh làm cho con người kính cẩn trước vẻ uy
nghi, hoang dã của nó. Phía trên hang Dơi là những cánh rừng nguyên
sinh, du khách có thể cắm trại, picnic hay dã ngoại rừng già. Đối diện
với hang Dơi bên kia dòng nước, chiều về nghe tiếng cồng, chiêng rộn rã
vui tai cảm nhận không gian văn hoá phi vật thể của các tộc người Tây
Nguyên, quý khách có thể dùng ống nhòm cá nhân sẽ nhìn thấy từng cặp
công rừng xòe cánh múa dưới ráng chiều tà trông rất rất bắt mắt và dễ
thương. Du khách tiếp tục cuộc hành trình lên thượng nguồn, ngồi trên
thuyền ngắm nhìn những cánh rừng già, những dãy núi nhấp nhô xa xa … Đây
rồi, bãi tắm tiên! (Nhớ Chử đồng tử và Công chúa Tiên Dung xưa kia) Mời
quý khách dừng chân. Trên bãi phủ đầy cuội sỏi, làn nước trong xanh,
khí hậu mát lành. Tại đây quý khách có thể nghỉ ngơi hoặc có thể đắm
mình dưới làn nước mát rượi đùa giỡn thỏa thích như thuở còn ấu thơ.
Hướng lên thượng nguồn, đi thuyền khoảng 30 phút trong tầm mắt của quý
khách là những mái nhà sàn, những cây Knia sừng sững gợi nhớ đến dáng vẻ
cần cù, bất khuất của Tây Nguyên hùng vĩ. Cạnh đó là những mái nhà tạm
của ngư dân đánh cá, những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ; những
chú cá mắc lưới quẫy đuôi làm nước bắn lên tung tóe trong thật vui mắt.
Điểm dừng chân hoang dã tại núi nhọn như hòn đảo bao quanh mặt nước hồ,
với rừng cây xanh thẳm bao quanh, quý khách có thể cắm trại nhiều ngày
và ở lại để thư giãn dưới chân núi có bãi Trai tự nhiên. Du khách dừng
chân, nhóm lửa rồi nhặt trai tự nhiên ngay ở mé hồ lên nướng chín chấm
với muối tiêu, muối é ớt xanh, nhâm nhi ly rượu đế hoặc hớp rượu cần sẽ
quên đi những ồn ào của phố phường, vứt bỏ hết mọi nỗi lo toan, mệt nhọc
của đời thường. Trên đường về mời quý khách vào thăm Trạm nuôi trồng
thủy sản của Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung đang hợp đồng nuôi
trồng đánh bắt cá lòng hồ. Nơi đây bạn có thể thưởng thức món cá nướng
lụi, món gỏi (hoặc chả)cá thát lát hoặc những món cá đặc sản khác như
(lóc, đối, lăng, chình) mà Trạm nuôi trồng thủy sản đánh bắt, bán lại
cho quý khách. Hồ AYun Hạ có thể gọi là hồ trên núi, du khách tham quan
còn được thưởng thức hương vị ẩm thực của miền sơn cước (Cơm lam, thịt
rừng nướng,…); nghe và biết được nhiều điều thú vị, huyền bí từ xa xưa
…cho đến hôm nay đã đi vào huyền thoại như: Tín ngưỡng Vua lửa, Vua
nước, Vua gió… trong đó Vua lửa là người có vai trò lớn trong đời sống
tinh thần các tộc người Tây Nguyên, đặc biệt là người Jơ Rai. Hay huyền
thoại về những mối tình thắm thiết của các chàng trai, cô gái Jơrai
không thành và họ đã quyên sinh để bảo vệ mối tình đầu trong sáng
đó,….Đặc biết đến với hồ Ayunhạ quí khách sẽ được thưởng thức khí hậu
của vùng giáp gianh Đông Trường Sơn Và Tây Trường sơn (bên nóng, bên
lạnh-bên mù, bên trong-bên nắng, bên mưa rất rõ rệt), vì gianh giới của
hai vùng khí hậu cắt ngang lòng hồ Auynhạ. Công ty KTCT thủy lợi Gia Lai
thường xuyên có 4 chiếc thuyền (1 chiếc 50 chỗ ngồi, 2 chiếc 20 chỗ
ngồi, 1 chiếc tàu cao tốc kéo dù rớt nước) phục vụ quý khách du thuyền,
nhảy dù theo hành trình đã định hoặc hành trình do quý khác tự chọn;
Thượng lưu đập nhìn từ nhà tháp tràn xả lũ ra phía cổng đập
Phượt thủ Hà Nội đến thăm công trình tháng 3 mùa con ong đi lấy mật năm 2017
Nhà máy thuỷ điện sau cống lấy nước (Hạ lưu đập)
Hai tổ máy
Thủ tướng thăm nhà máy
Đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ của XN NTTS Miền Trung
1/Sơ lược về lịch sử công trình
Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp
với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm
1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, từ tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai
giao công trình cho công ty thuỷ nông Gia Lai (Nay là công ty Khai thác
công trình thuỷ lợi Gia Lai) quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB ngày
21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai)
2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình: Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m. Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia pa & thị xã Auynpa). Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56’59” – 12o57’60” vĩ độ Bắc, 107o27’20”- 107o28’00” kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn.
3/ Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ayunpa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm 1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm. Từ năm 2001 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tổ chức khai thác đa mục tiêu tiềm năng sẵn có từ công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao (Du lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, cấp nuớc Công, Nông nghiệp, sinh hoạt,…)
2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình: Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m. Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia pa & thị xã Auynpa). Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56’59” – 12o57’60” vĩ độ Bắc, 107o27’20”- 107o28’00” kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn.
3/ Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ayunpa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm 1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm. Từ năm 2001 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tổ chức khai thác đa mục tiêu tiềm năng sẵn có từ công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao (Du lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, cấp nuớc Công, Nông nghiệp, sinh hoạt,…)
4/Một số hạn chế:
+Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ
thống tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này
qua ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống
công trình vẫn còn nhiều hạn chế. +Một số diện tích tưới tự chảy nằm
trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công
trình, qua nhiều năm Chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở
hạ tầng làm giảm diện tích tưới.
5/ Hiệu quả của công trình.
Chỉ sau hơn 15 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã
mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư
dân kinh tế mới thuộc 2 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói
riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và
nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo
thành một vùng nông thôn trù phú, giàu đẹp và đã trở thành vựa lúa lớn
nhất Tây Nguyên.
6. Hiệu quả cụ thể tính đến năm 2009 Hồ chứa Ayunhạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện, thị (Phú thiện, Ia pa, và thị xã Ayunpa) xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện
công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu
cho ngành điện:12 tỷ đồng/năm mang lại doanh thu tiền nước cho công ty
hàng năm 1.044 triệu đồng. Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, Thuỷ lợi phí thu được: 225 triệu đồng/năm. Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản
trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng đạt trên 250 tấn cá/năm
chưa kể 1 trại cá giống của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung nằm
ở thượng lưu hồ (30ha), 1 trại cá giống của công ty (4,6ha), 3 trại cá
giống tư nhân và trên 1.500 ao cá của nhân dân trong khu tưới của công
trình, bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiền
nước thu được từ hợp đồng cho thuê hồ 73 triệu đồng/năm ngoài ra còn tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước thị xã Ayunpa:10 triệu đồng/tháng mang lại doanh thu tiền nước cho công ty 100 triệu đồng/năm. Liên kết khai thác trục vớt các cây gỗ chết trong lòng hồ Ayunhạ: sản lượng theo hợp đồng liên kết đã ký 300m3/năm đem lại doanh thu 10% giá trị hợp đồng cho công ty. Dịch vụ du thuyền trên hồ (đưa
khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ bằng tàu du lịch, dạo chơi
dưới nước bằng đạp thiên nga và tổ chức kéo dù rớt nước bằng thuyền cao
tốc): Doanh thu ước tính đạt hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi năm có tới 30
ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham
quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ,
hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và
thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Khai thác du lịch sinh thái:
Hiện nay công ty đang cùng với Sở Thương Mại và Du lịch, công ty Dịch
vụ du lịch Gia lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh
thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 60 tỷ đồng (Gồm 6km
đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi
thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng,
khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có
cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây
nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên
mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua
thuyền, lướt ván, câu cá chạy…..Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở
thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh – Tây nguyên
– Huế – Hà nội – Hồ chí Minh. Khai thác thuỷ năng Kênh chính Ayunhạ:
Cuối năm 2009 và năm 2010 công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai
(đơn vị quản lý hồ) sẽ tổ chức thi công nhà máy thuỷ điện Kênh Bắc
Ayunhạ (dùng nước từ hồ Ayunhạ) với tổng công suất lắp máy 900kwh, doanh
thu tiền điện ước đạt 4 tỷ đồng/năm, doanh thu thuỷ tiền nước xấp xỉ
400 triệu đồng/năm. Tóm lại trong các năm đơn vị quản lý hồ thực
hiện giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa
thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” tiền nước, tiền chi phí
bảo vệ tiết kiệm được và doanh thu kinh doanh dịch vụ công ty tự tổ chức
ở công trình Ayunhạ bình quân mỗi năm thu được trên 1 tỷ đồng đủ trang
trải cho hoạt động cho xí nghiệp Đầu Mối- Kênh chính, đảm bảo kinh phí
tu sửa, bảo vệ công trình đầu mối và lòng hồ không cần dùng đến cũng như
trông chờ vào nguồn thuỷ lợi phí của công ty thu từ các Trạm QLKT hệ
thống hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước..
Thuyền chở khách du lịch dã ngoại
Rừng phía bên trái
Cống lấy nước
Nhà tháp cống lấy nước
Mái thượng lưu
Tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của Xí nghiệp NTTS MT và ngư dân
Tàu bảo vệ và ngư dân
Ngư dân sinh sống trên mặt hồ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ HỒ AYUNHẠ
Một đoạn Kênh chính Ayun Hạ phía hạ du
Đập đát nhìn từ phía lòng hồ
Mặt hồ
Cá nướng của ngư dân ở mép rừng ven hồ
Mặt hồ mùa mưa và mùa khô
Mặt đập 6m
Mái hạ lưu đập
Đường xuống bến thuyền
Thuyền du lịch trong lòng hồ
Du khách đi du lịch dã ngoại bằng thuyền
Ngư phủ
Một số hình ảnh sinh hoạt khác của người dân
Thác Phú Cường chảy về hồ Auynhạ.
Kênh chính Ayunhạ
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH TƯỚI VÀ CẤP NƯỚC CÔNG TRÌNH AYUN HẠ (1995-2015)
Năm
|
Diện tích tưới công trình Ayun Hạ
(ha)
2vụ
|
Cấp nước phát điện
(1000kw)
|
Cấp nước sinh hoạt (m3)
|
Cấp nước công nghiệp (m3)
|
Cấp nước NT Thủy sản
(tấn)
|
Năm 1995
|
545
|
250
| |||
Năm 1996
|
1.247
|
300
| |||
Năm 1997
|
2.076,7
|
350
| |||
Năm 1998
|
3.062,4
|
371
| |||
Năm 1999
|
5.029,61
|
320
| |||
Năm 2000
|
6.412,16
|
315
| |||
Năm 2001
|
7.682,8
|
19.000
|
250
| ||
Năm 2002
|
8.269,72
|
21.000
|
200
| ||
Năm 2003
|
8.615,75
|
21.425
|
225
| ||
Năm 2004
|
9.437,78
|
21.224
|
250
| ||
Năm 2005
|
10.085,07
|
21.084
|
227
| ||
Năm 2006
|
10.635,43
|
20.754
|
236
| ||
Năm 2007
|
11.356,79
|
21.082
|
0
|
450.250
|
223
|
Năm 2008
|
11.804,59
|
21.197
|
0
|
520.456
|
259
|
Năm 2009
|
13.520,89
|
22.321
|
0
|
642.725
|
246
|
Năm 2010
|
13.621,20
|
22.000
|
0
|
643.777
|
232
|
Năm 2011
|
13.861,80
|
25.724
|
0
|
701.246
|
257
|
Năm 2012
|
14.333,84
|
26.030
|
701.124
|
760.520
|
302
|
Năm 2013
|
14.594,72
|
27.091
|
709.012
|
771.300
|
150
|
Năm 2014
|
14.620,36
|
27.345
|
710.000
|
752.455
|
140
|
Năm 2015
|
14.651.80
|
26.500
|
722.223
|
722.223
|
15
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét