XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

BÀN VỀ RĂNG VÀ LƯỠI

 Lão tử là một người thông minh và tài giỏi. Bữa đó nghe tin sư phụ là Thương Dung bị bệnh nặng, Lão Tử đến thăm và mời sư phụ ăn chút gì để chống lại bệnh tật hiểm nghèo. Nhân lúc sư phụ  tỉnh, Lão Tử xin sư phụ cho ý kiến dạy bảo thêm cho đệ tử. Thương Dung thấy Lão Tử không những thông mình mà còn ham học, suy nghĩ sâu sắc nên đã mở rộng miệng cho lão tử xem và hỏi:
- Lưỡi của ta còn không?
- Thưa sư phụ, Lưỡi của sư phụ còn ạ!
- Thế răng của ta còn không?
- Thưa sư phụ không còn ạ!
- Con có biết ta hỏi con vấn đề này có thâm ý gì không?
- Lão Tử trả lời: Thưa sư phụ, sư phụ về già rất thọ, sỡ dĩ cái lưỡi còn vì cái lưỡi mềm. còn răng rụng hết là vì nó cứng. Thưa sư phụ, có phải thế không ạ?
Thương Dung nghe Lão tử trả lời vậy vui vẻ nói: Đúng! lý giải của trò hoàn toàn chính xác. Lưỡi vì mềm mà còn được lâu, răng vì cứng nên rụng hết. Đạo lý này không chỉ đúng với răng và lưỡi mà mọi việc trong thiên hạ đều như thế cả!
Thời nay có người cho rằng: Nói đến ''răng và lưỡi'' là nói đến cương và nhu. Câu nói vì cương nên răng rụng trước, lưỡi nhu nên vẫn còn là một câu dạy ứng xử theo triết lý Phương đông nhưng không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Có người lại bàn rằng:
      Răng rụng về già, báo hiệu bạn đang sắp kề miệng lỗ (khi đó lưỡi cũng chẳng còn). Từ lúc răng rụng đến khi xuống lỗ, lưỡi ráng nỗ lực làm việc hộ răng nhé ! Còn cái dạ dày nữa chứ, nó lại hồi hộp mỗi lần thức ăn chảy xuống từ miệng vì nó biết răng đã không còn. Lưỡi mà không còn răng thì lưỡi khổ lắm. Thế nên tạo hóa mới để cho răng nằm ngoài che lưỡi (răng ôm lưỡi, lưỡi cù răng (nịnh răng))
Phải chăng ? Răng và lưỡi vừa có quan hệ biện chứng và vừa có quan hệ hữu cơ
Biện chứng “Vừa thống nhất-Vừa đối lập”
Thống nhất: Cùng phối hợp để chế biến thức ăn phục vụ cho bộ máy tiêu hoá “Răng xé, cắn, nhai còn Lưỡi thì nhào trộn đẩy, đưa thức ăn đến cho Răng làm việc”
Đối lập: Răng làm việc nhiều, Lưỡi làm việc ít. Răng làm việc nặng lưỡi làm việc nhẹ. Răng chịu sương gió, Lưỡi ở phòng the. Răng mà nhai kỹ, Lưỡi khỏi cần làm việc, Răng rình cắn lưỡi nhưng không bao giờ cắn trúng, Lưỡi luôn nịnh và mơn trớn răng, Răng tấn công trực diện, Lưỡi đánh lén sau lưng răng. Sinh thời Lưỡi ra đời sớm để hưởng thụ sữa mẹ, khi mẹ hết sữa mới sinh ra Răng để làm việc, Nhìn chung Răng ra đời đúng lúc và rụng cũng rất đúng thời, nếu lưỡi lười răng rụng sớm, nếu lưỡi siêng răng rụng muộn hơn. Khi Răn cắn, xé lưỡi trốn biệt, khi răng nhai (đã có thành quả) Lưỡi phối hợp nhào trộn, khi thành công Lưỡi xoa, mơn trớn và đấm bóp cho Răng. Răng rụng lưỡi vất vả vì phải làm thêm cả phần việc của Răng..........(sự trả giá của lưỡi) 
Hữu cơ: Hỗ trợ nhau cùng phát triển và hoàn thành nhiệm vụ. Lưỡi nịnh người mua thức ăn mềm để răng đỡ khổ, Răng phấn đấu nhai kỹ để lưỡi được nhàn rỗi hơn.
Tóm lại suy rộng ra răng và lưỡi cũng giống như Cương và Nhu, Trung thần và Gian thần, Quan Võ và Quan Văn, Quân sự và Chính trị, Cống hiến và hưởng thụ, và nhiều nhiều nữa........
Yên Hà at 08/16/2009 11:01 am comment
hic, vậy là dưới điểm trung bình mất rồi. Dạ, cháu sẽ tiếp thu các góp ý của chú và chỉnh sữa lại. Nhưng chắc không khá hơn mấy đâu chú. Từ đầu cháu cũng nói là cháu không hài lòng mà. 5 người nhưng hình phần lớn là có 4 người trong hình vì có một người phải bấm máy mà chú. nhưng nếu chú xem kỹ các tấm hình thì sẽ thấy đủ 5 thành viên ấy ạ.
Yên Hà at 08/15/2009 09:18 am comment
chú ơi, chú post bài dự thi rồi nhưng thấy tệ quá, cháu buồn, cũng chẳng biết sửa như thế nào.
Luu Van Chuong at 08/15/2009 04:31 pm reply
Bài viết điểm đến mùa hè 2009 của các blogger có thể viết theo nhiều cách (Quảng cáo, tản văn, tự sự xen quảng cáo, tự sự, ghi chép, tuỳ bút,...) Mục đích để giới thiệu cho mọi người biết điểm mà đến. Hình như cháu đã chọn thể loại Tự sự xen quảng cáo. Nội dung bài viết đạt yêu cầu nhưng bố cục bài chưa rõ ràng, còn vi phạm nhiều lỗi sơ đẳng. Ví dụ dùng ...quá nhiều (trong một bài chỉ dùng ...một lần thôi. Chấm, phẩy cũng đang còn tuỳ tiện (chấm, phẩy rồi mới đánh dấu cách mới đúng văn phạm). Hình ảnh đưa lên quá nhiều, chỉ nên đưa một vài hình đại diện thôi (đưa cảnh vật của điểm đến là chính, người là phụ), cháu bảo 5 người đi picnic nhưng xem hình chỉ thấy có 4 bạn thôi làm cho người đọc khõ chịu,. Phần giới thiệu điểm đến phải logic và hấp dẫn, giới thiệu điểm ưu nhưng cũng nên cảnh báo khách điểm nhược của điểm đến để du khách hiểu hết được và chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi. Theo chú chúa nên viết lại (không ảnh hưởng đến bình luận của mọi người đâu mà sợ-Đảm bảo vẫn giữ được các bình luận cũ)
Yên Hà at 08/15/2009 09:09 am comment
Thuở tớ sinh ra chú chửa sinh Tớ sinh ra trước tớ là anh Cay đắng ngọt bùi cùng cam chịu Cớ sao chú lại nỡ cắn anh. (mỗi chữ thưởng một lạng vàng nhưng phải chịu đánh một trượng ... vì cái tội nói xỏ nói xiên).
Luu Van Chuong at 08/15/2009 09:14 am reply
Chú còn nhớ thằng con chú khi mới 1,5 tuổi, mới bập bẹ biết nói, nó nói với chú rằng: Bố ơi sao cái tay cho cái răng ăn thịt mà cái răng lại cắn cái tay" Chú không trả lời nhưng nghĩ lại thấy rất hay.... Chúc Cháu một ngày bình an
Yên Hà at 08/14/2009 08:11 pm comment
" Răng rình cắn lưỡi nhưng không bao giờ cắn trúng"??? cháu từng nghe: "răng lưỡi cắn nhau cũng vì ngôi vị" cương và nhu - khôn khéo hay là xảo quyệt? ôi thôi ... cháu học Bác câu này vậy: "dĩ bất biến ứng vạn biến"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét