Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ - 17. TỐNG, LIÊU, KIM, TÂY HẠ

TỐNG, LIÊU, KIM, TÂY HẠ
(960 – 1279)

Triều Tống tồn tại từ năm 960 đến năm 1279, cộng lại 320 năm. Triều Tống có thể chia thành hai giai đoạn: Bắc Tống (960 -1127) và Nam Tống (1127 – 1279). Cho nên, đã có lúc, triều Tống được gọi là “Lưỡng Tống”. Bắc Tống lấy Khai Phong (Khai Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay) làm quốc đô. Nam Tống lấy Lâm An (Hàng Châu, Triết Giang ngày nay) làm quốc đô.
Bắc Tống là thời kỳ lịch sử tương đối đặc biệt. Nó từ khi Triệu Khuông Dận qua “Trần Kiều binh biến” lập quốc, từ đầu tới cuối, quốc lực ngày càng suy yếu vì các dân tộc thiểu số như Liêu, Kim, Hạ quấy rối liên tục. Nhưng văn hóa có nhiều màu sắc, ảnh hưởng lâu dài về sau, trở thành thời kỳ chủ yếu trong việc hình thành dân tộc Trung Hoa.
Bắc Tống để gia tăng Hoàng quyền, chế độ trung ương tập quyền có sự phát triển mạnh mẽ, biểu hiện chủ yếu qua sự tập trung cao độ của chính quyền, quân quyền và tài quyền cùng hình thái ý thức duy tâm chủ nghĩa trong đạo học (còn được gọi  lý học) được hưng khởi.
Năm 916, người Khiết Đan kiến quốc ở lưu vực sông Tây La Mộc Luân, năm 947 chính thức đổi tên là Liêu.
Tây Hạ là từ người Đảng Hạng (một nhánh của tộc Khương) là chủ thể của quốc gia, địa giới cơ bản bao gồm vùng đất nay là toàn bộ Ninh Hạ tới Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải, một phần Nội Mông. Năm 1038, Lý Nguyên Hạo xưng đế, sau đó liên tục đánh bại quân Tống và quân Liêu, hình thành thế chân vạc Tống, Liêu, Tây Hạ. Trong cuộc chiến tranh Tống – Hạ, quân Tống chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, hai bên khi chiến lúc hòa, quan hệ không ổn định. Thời Nam Tống, Tây Hạ cuối cùng bị Mông Cổ tiêu diệt.
Tộc Nữ Chân nổi lên ở vùng lưu vực sông Tùng Hoa, năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả kiến lập nước Kim, nhiều lần đánh bại quân Liêu ở phía nam. Tống Kim cam kết cùng đánh Liêu. Năm 1125, Kim diệt Liêu, thừa thế đánh Tống, tiến sát Khai Phong. Tống Khâm Tông cự tuyệt ý kiến của Lý Cương, cắt đất bồi thường để cầu hòa. Kết quả, năm 1127 sau sự kiện Tĩnh Khang (Tĩnh Khang chi sỉ), Tống diệt vong. Cùng với việc Bắc Tống diệt vong, Triệu Cấu lên ngôi ở Nam Kinh Ứng Thiên Phủ (nay là Thương Khâu, Hà Nam), lập lại triều Tống, sử gọi là Nam Tống.
Năm 1279, trước sức tiến quân của quân Nguyên, Lục Tú Phu ôm vị Hoàng đế mới 8 tuổi Triệu Bính nhảy xuống biển tự sát. Vương triều Nam Tống trải qua 152 năm cuối cùng diệt vong.

BIỂU THẾ HỆ ĐẾ VƯƠNG

BẮC TỐNG
Thái Tổ Triệu Khuông Dận  (960 – 976)
Thái Tông Triệu Quang Nghĩa (976 – 997)
Chân Tông Triệu Hằng  (998 – 1022)
Nhân Tông Triệu Trinh (1023 – 1063)
Anh Tông Triệu Thự  (1064 – 1067)
Thần Tông Triệu Húc  (1068 – 1085)
Triết Tông Triệu Hú (1086 – 1100)
Huy Tông Triệu Cát  (1101 – 1125)
Khâm Tông Triệu Hoàn  (1126 – 1127)

NAM TỐNG
Cao Tông Triệu Cấu  (1127 – 1162)
Hieus Tông Triệu Thận  (1163 – 1189)
Quang Tông Triệu Đôn  (1190 – 1194)
Ninh Tông Triệu Khoách  (1195 – 1224)
Lý Tông Triệu Đôn  (1225 – 1264)
Độ Tông Triệu Kỳ  (1265 – 1274)
Cung Tông Triệu Hiển  (1275 – 1276)
Đoan Tông Triệu Thị  (1276 – 1278)
Triệu Bính   (1278 – 1279)


NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN

960 : Triệu Khuông Dận xưng đế, kiến lập Bắc Tống. Hậu Chu mất, Ngũ Đại kết thúc.
993 : Vương Tiểu Ba, Lý Thuận khởi nghĩa.
1004 : Đại quân Liêu tiến về phía nam. Bắc Tống và Liêu cùng lập “Thiền Uyên chi minh”.
1027 : Vương Duy Nhất đúc  châm cứu đồng nhân sớm nhất Trung Quốc.
1038 : Nguyên Hạo, tộc Đảng Hạng xưng đế, kiến lập Tây Hạ.
1041 – 1048 : Tất Thăng phát minh thuật in chữ bằng chữ rời.
1069 : Vương An Thạch bắt đầu biến pháp.
1084 : Tư Mã Quang chủ trì biên soạn thành sách Tư trị thông giám.
1114 : Hoàn Nhan A Cốt đả tộc Nữ Chân nổi dậy chống Liêu, năm sau xưng đế, kiến lập nước Kim.
1120 : Khởi nghĩa Phương Lạp.
1127 : Quân Kim tiến đánh Đông Kinh, Bắc Tống mất, Tống Cao Tông nối ngôi, bắt đầu Nam Tống.
1140 : Yển Thành chi chiến. Nhạc Phi đại phá quân Kim.
1161 : Thái Thạch chi chiến, Ngu Doãn Văn đại phá quân Kim.
1164 : Nam Tống và triều Kim cùng lập “Hòa nghị Long Hưng”.
1234 : Mông Cổ và Nam Tống liên hợp diệt Kim.
1271 : Hốt Tất Liệt xưng đế, định quốc hiệu là Nguyên.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét