Trang

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

6 lý do vì sao Thụy Sĩ lại giàu có


Thường thì mọi người nghĩ rằng sự giàu có của Thụy Sĩ chỉ đến từ trạng thái của họ là một thiên đường thuế. Nhưng, hãy nghĩ về điều đó xem, có những nước khác như Panama, Cyrus hay thậm chí là Cộng Hòa Liberria, đó là những thiên đường thuế. Châu Phi, cung cấp không chỉ những mức thuế thấp mà còn sự thiếu minh bạch cho các công ty quốc tế. Nhưng, họ vẫn là những nước có thu nhập thấp… Trong khi Thụy Sĩ là một trong năm nước giàu có nhất trên thế giới.
Và tất cả điều đó có được trong khi không có tài nguyên tự nhiên và không suy giảm về nhân quyền hoặc dân chủ. Thực tế thì ngược lại: Thụy Sĩ có một trong những hệ thống chính trị công bằng nhất trong thế giới, với một hệ thống trợ cấp tốt tương tự như Na Uy hay Đan Mạch. Hơn nữa các công dân của họ có quyền để bầu không chỉ mỗi 4 năm, mà mỗi 4 tháng.
Người Thụy Sĩ không chỉ chọn các nhà lãnh đạo của họ, mà còn các chính sách của họ nữa – với vài cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức mỗi năm. Thụy Sĩ có một trong những hệ thống chính trị tốt nhất trong thế giới. Và đây chính là lý do thực sự vì sao nó đã quá thành công. Thậm chí, nó nên là mô hình lý tưởng cho những nước khác. Trong clip hôm nay, chúng ta sẽ xem vì sao.
1 — SỰ PHÂN PHỐI QUYỀN LỰC
Từ một góc nhìn thực tế, Thụy Sĩ là một liên minh. Nó là liên minh duy nhất mà tồn tại trên hành tinh. Họ có 26 tiểu bang độc lập, gọi là Cantons. Điều duy nhất họ có chung với nhau mà tiền tệ, chính sách ngoại giao và một hiến pháp. Trừ cái đó ra, luật pháp hoàn toàn khác nhau từ một Canton đến Canton khác.
Để ví dụ: nếu bạn có mức lương 6000 đồng Franc Thụy Sĩ và bạn sống ở khu vực của Jura, mức thuế thu nhập của bạn là 14%. Nhưng nếu bạn sống ở Zug, một trong những bang có mức thấp nhất, bạn chỉ đóng 4%. Để tôi đưa bạn một ví dụ khác: ở Geneva, các cửa hàng phải đóng cửa vào 6h chiều. Trong khi đó, ở Zurich, họ có tự do để mở và đóng cửa vào giờ nào mà họ muốn. Chính vì điều này, các Canton (tiểu bang) có thể điều chỉnh luật pháp của họ đối với những đặc thù của mỗi vùng.
Và điều quan trọng hơn là, họ có thể cạnh tranh với nhau. Điều này giải thích vì sao các canton, nói chung, có một mức thuế rất thấp. Nhưng câu chuyện không chấm dứt ở đó, Thụy Sĩ được phân phối (bất tập trung) đến mức họ có đến 4 ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, Pháp, Ý và Romanche. Điều này nghĩa là nếu bạn đi đến Geneva, vốn thuộc về vùng nói tiếng Pháp, bạn sẽ không nghe ai nói tiếng Đức. Các bảng quảng cáo, các bảng đường, các giấy tờ hành chính…tất cả đều ghi bằng tiếng Pháp. Điều tương tự ở Zurich với tiếng Đức, hoặc đi đến Lugano với tiếng Ý.
2 — THỤY SĨ KHÔNG CÓ TỔNG THỐNG
Tất cả các quốc gia đều có người đứng đầu chính phủ, đảm nhận trách nhiệm cho những vấn đề quan trọng nhất định, đúng không? Vâng không, ở Thụy Sĩ thì không. Đừng hiểu lầm tôi nhé, người Thụy Sĩ không chấp nhận chủ nghĩa vô chính phủ đâu. Đây là cách họ vận hành. Họ bầu có một quốc hội liên bang, tương tự như quốc hội ở Mỹ. Quốc hội này sau đó bầu chọn 7 thành viên mà sẽ trở thành những Bộ Trưởng hoặc Thư Ký. Tất cả đều có quyền lực như nhau. Và mỗi năm, một trong số họ thay phiên làm người đại diện quốc tế của Thụy Sĩ. Về hình thức thì người đó chính là tổng thống. Nhưng cô ta hoặc ông ta không có quyền lực đặc biệt nào hơn những người còn lại.
Và, khi tôi nói, họ liên tục thay phiên nhau mỗi năm. Đây là một sự khác biệt quan trọng trong tư duy. Trong bất cứ một quốc gia nào khác, tổng thống là một người vô cùng quyền lực. Nhưng ở Thụy Sĩ, đó chỉ là một biểu tưởng bởi vì tất cả những quyết định đều được thực hiện bởi một đội ngũ.
3 — NỀN DÂN CHỦ TRỰC TIẾP —- Đây là điều chiếm đa phần của nền chính trị Thụy Sĩ: các cuộc trưng cầu dân ý của họ. Thậm chí, đa số các bộ luật của họ được bầu chọn bởi một cuộc bầu phổ thông. Vài số đó trên toàn quốc, những cái khác được tổ chức ở mức tiểu bang. Một đề xuất cho một cuộc trưng cầu dân ý chỉ yêu cầu 50,000 chữ ký. Mặc dù, trong trường hợp một bộ luật có tác động đến hiến pháp, sau đó bạn cần 100,000 chữ ký.
Bây giờ, những nước khác chắc chắc cho các công dân của họ có những cuộc trưng cầu dân ý. Để ví dụ, ở Tây Ban Nha, bạn có thể đề xuất một cuộc bỏ phiếu. Nhưng bạn cần 50,000 chữ ký. Và, không như người Thụy Sĩ, bạn không thể đề xuất bất cứ điều gì mà có thể làm thay đổi hiến pháp. Chính vì điều này, Thụy Sĩ tổ chức vài cuộc trưng cầu dân ý mỗi năm.
Mỗi 4 tháng, các công dân đi đến trạm bỏ phiếu và bầu chọn cho tất cả bộ luật mà đã được đề xuất trong 4 tháng qua. Hãy nhìn vào một ví dụ từ một trong những cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015: họ phải họn liệu họ có muốn tạo ra một mức thu nhập cơ bản cho mỗi công dân Thụy Sĩ hay không, bỏ phiếu cho vài sự thay đổi cho Bộ Luật Sinh Sản Hỗ Trợ, cũng như vài quy định liên quan đến vận chuyển công cộng. Và tất cả những cuộc trưng cầu dân ý đó có một mức đi bỏ phiếu rất cao. Cái gần đây nhất có mức bỏ phiếu hơn 60%.
4 — THỊ TRƯỜNG TỰ DO — Vài bạn có thể nghĩ rằng rất dễ để cho một nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa tư bản, dân túy xuất hiện trong một nền dân chủ như vậy. Nhưng, đừng hiểu sao, Thụy Sĩ với thị trường tự do, cũng như Pháp với rượu vậy. Đừng quên, đây là một quốc gia cô lập ở vùng núi, với gần như không có mảnh đất nông nghiệp nào. Điều này ép họ phải ký kết những hiệp ước về thị trường tự do với gần như tất cả các nước trên trái đất.
Nhưng khoan đã, các người bạn chủ nghĩa tự do của tôi đang xem clip này, hãy kìm nén sự phấn khích của bạn chỉ một giây lát thôi…Vâng, đúng là Thụy Sĩ là một quốc gia yêu thương mại. Nhưng không hơn gì so với Liên Minh Châu Âu. Thực ra, Thụy Sĩ hỗ trợ ngành nông nghiệp của họ nhiều như người Chây Âu và Mỹ. Họ cũng tham gia vào những cuộc cấm vận thương mại tương tự mà tồn tại với các quốc gia như Nga hoặc Iran. Sự khác biệt duy nhất là, Thụy Sĩ đã chấp nhận giao thương tự do quốc tế kể từ năm 1874 trong khi cả các nước khác đa bỉ thực hiện điều đó chỉ cách đây vài thập niên. Bây giờ, có một sự khác biệt quan trọng mà chúng ta phải nói đến. Bạn có thể đã nghe đến ….
5 — SỰ TRUNG LẬP CỦA THỤY SĨ — Thụy Sĩ là một vài nước trung lập trong thế giới. Điều này nghĩa là họ sẽ không tham gia vào bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào. Họ thậm chí đã không tham gia vào Thế Chiến Thứ 2, mặc dù sự thật là đa số người dân chống lại Hitler. Vì điều này, Thụy Sĩ chưa bao giờ phải tái xây dựng.Trong khi cả Châu Âu tàn phá lẫn nhau bằng cách giết hàng triệu người, sau đó tiêu hàng tỷ đô trong sự tái xây dựng. Thụy Sĩ đã không cần làm vậy. Cho nên tất cả sự tiết kiệm đó đã được sử dụng để cải thiện hệ thống của họ. Kẻ thủ số một của sự tăng trưởng kinh tế là chiến tranh. Với điều đó, Thụy Sĩ có một quân lực.
Vấn đề là, quân lực của họ là hoàn toàn bảo thủ. Họ chỉ có thể chiến đấu để bảo vệ quê hương từ những cuộc tấn công từ bên ngoài. Nhưng họ sẽ không bao giờ chiến đấu bên ngoài để phòng thủ. Và đây là khi chúng ta chứng kiến vài khuyết điểm của Thụy Sĩ: quân đội của họ. Hoặc chính xác hơn, lực lượng dân quân của họ. Mỗi người dân Thụy Sĩ phải phục vụ nghĩa vụ quân sự. Từ độ tuổi 18 đến 30, họ phải dành 1 tháng mỗi năm để tập huấn quân sự. Sau đó, họ phải luôn có cây súng ở nhà.
Đương nhiên, Thụy Sĩ không phải là quốc gia duy nhất với nghĩa vụ quân sự bắt buộc – Na Uy và Israel là những ví dụ nổi tiếng khác. Nhiều người cổ vũ cho những lợi ích của một hệ thống đó, với các nhà bình luận nói rằng nó tạo ra những nhà khởi nghiệp, và nó làm giảm sự khác biệt trong thu nhập. Đừng quên rằng trong khoảng thời gian bạn trong quân đội, người giàu và người nghèo kết hợp với nhau. Và công ty khởi nghiệp đã được tạo ra khi những người từ những lý lịch khác nhau gặp gỡ trong khi họ phục vụ nghĩa vụ quân sự.
Nhưng….còn tự do thì sao? Còn tự do của bạn để lựa chọn thì sao? Tại sao chính phủ có tư cách để ép bạn làm ở nơi nào đó mà bạn không muốn? Chỉ vài câu hỏi cho những bạn nào hoài nghi …
6 — SỰ DỄ DÀNG TRONG KINH DOANH — Cuối cùng, có thể là một trong những điều được biết đến nhiều nhất về hệ thống Thụy Sĩ: các mức thuế của họ. Rất đúng..mặc cho những sự khác biệt lớn giữa một tiểu bang này với tiểu bang nọ, nhìn chung Thụy Sĩ có những mức thuế thấp hơn đa số những nước khác. Hơn nữa những luật lệ và yêu cầu để băt đầu một công ty thì rất đơn giản.Thậm chí, bất cứ ai có thể kiểm tra các điều kiện trang mạng (Thụy Sĩ cũng liên tục xếp hạng cao về mặt minh bạch). Điều này đã khuyến khích nhiều các công ty nước ngoài thành lập trụ sở tài chính của họ ở Thụy Sĩ. Nhưng không chỉ vậy. Nó cũng giúp nhiều công dân Thụy Sĩ bắt đầu các doanh nghiệp của mình.
Và…vâng, vâng, bạn nói đúng. Các ngân hàng chiếm một phần lớn của nền kinh tế Thụy Sĩ. Nhưng nó không lớn như bạn nghĩ. Có nhiều, nhiều, ngành khác. Cái tên Logitech có quen thuộc với bạn không? Kiểm tra con chuột của bạn xem, hay webcam của bạn….không hề bất ngờ là nó được sản xuất bởi công ty này. Và nó được thành lập ở Thụy Sĩ. Và còn về ngành dược phẩm thì sao? Liệu các công ty như Novartis hay Hoffman La Roche nghe quen không? Đừng quên nói về đồng hồ, du lịch hoặc các máy móc chính xác.
Tôi chắc chắn rằng tất cả các bạn có thể nêu ra hơn 5 công ty Thụy Sĩ được tạo ra ở Thụy Sĩ – hãy nêu ra vào trong những đồng hồ đắt tiền và bạn sẽ nêu ra được thôi. Và tất cả những thứ đó trong một đất nước với dân số nhỏ hơn thành phố New York. Như thường lệ tại VisualPolitik, điều làm cho một đất nước giàu có không chỉ là tài nguyên tự nhiên của họ hay sự may mắn mà vì hệ thống chính trị của họ và các cơ quan của họ. Và chúng tôi tin rằng người Thụy Sĩ có rất nhiều điều để dạy chúng ta. Đó chỉ là ý kiến của chúng tôi thôi.
Còn bạn thì sao? Bạn có nghĩa rằng một đất nước sẽ phát triển với một hệ thống tương tự như Thụy Sĩ không?
Theo: https://thanhnientudo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét