Trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1077 đến năm 1136 )

Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ viết. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
1077 – Đinh Tị
Tháng giêng đến tháng ba
- Chiến đấu chống quân Tống trên sông Như Nguyệt, cuộc bảo vệ Thăng Long toàn thắng.

Lý Thường Kiệt viết bài thơ “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” 

Bài thơ "Tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của đất nước
Tháng chín
- Đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ
- Mở kỳ thi lại viên đầu tiên tại Thăng Long. Thi 3 môn: viết chữ, toán và hình luật.
1078 – Mậu Ngọ
- Sửa lại thành Đại La.
1080 – Canh Thân
- Đúc chuông lớn ở chùa Diên Hựu, tức là chuông Quy Điền - quả chuông lớn nhất ở kinh thành. Chuông đúc xong đánh không kêu, bèn đem bỏ ở ruộng rùa nên có tê là Quy Điền.
1096 – Bính Tí
- Lý Nhân Tông cấp ruộng vùng Dâm Đàm (hồ Tây) cho Mục Thận làm thái ấp. Lê Văn Thịnh, thái sư bị ngờ làm phản, cho đi đày ở Lương Giang (Thanh Hoá).
1097 – Đinh Sửu
- Sửa đổi lại điều lệ, điển chương cũ, quy định một số điều mới, biên soạn thành bộ Hội điển. Thái hậu Ỷ Lan cho dựng nhiều chùa.
1098 – Mậu Dần
- Đào hồ Phương Liên, xây điện Sùng Uyên, bên trái lập điền Huy Dương, đình Lai Phượng, bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa.
Tháng tám
- Động đất.
1099 – Kỷ Mão
- Cấm phụ nữ kinh thành dùng lối trang sức trong cung.
1101 – Tân Tị
- Xây quán Khai Nguyên. Sửa chùa Diên Hựu.
- Thái Úy Lý Thường Kiệt kiêm chức Nội thị phán thủ đo trị sự.
1103 – Quý Mùi
- Đắp đê ở kinh thành Thăng Long.
- Thái hậu Ỷ Lan phát tiền chuộc con gái nhà nghèo bán đi ở, đem gả cho người goá vợ.
1104 – Giáp Thân
- Lý Thường Kiệt đem quân đi dẹp giặc ở phương Nam. Cô bé Ngọc Hoa 9 tuổi, người làng Đại Yên theo đại quân đi làm trinh sát, lập công giết giặc, sau được phong làm thành hoàng làng
1105 – Ất Dậu
Tháng sáu
- Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi, phong tước Việt Quốc Công.

Đền thờ Lý Thường Kiệt
Tháng chín
- Dựng 2 ngọn tháp bắng sứ trắng ở chùa Diên Hựu, đào hồ Liên Hoa đài gọi là hồ Linh Chiểu.

1108 – Ất Dậu
Tháng hai
- Đắp đê Cơ Xá dọc đê sông Hồng từ Nghi Tàm tới Lương Yên.
1115 – Ất Mùi
- Xây đền Sùng Phúc ở hương Siêu Loại (nay là đền Bà Tấm)

Đền Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội)
1117 – Đinh Dậu
Hai nhăm tháng bảy
-  Hoàng thái hậu Ỷ Lan chết. Hoả táng, bắt ba người hầu gái chôn theo.
1118 - Mậu Tuất
- Khánh thành 7 bảo tháp, mở hội Thiên phật, khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ

1120 – Canh Tí
- Mở hội đền Quảng Chiếu.
- Đắp đài Chúng Tiên
1121 – Tân Sửu
- Nước lớn tràn đến cửa Đại Hưng.
- Làm chùa Quảng Giáo.
1123 – Quý Mão
Hai nhăm tháng giêng
- Ngày sinh nhà vua, làm nhà múa có bánh xe đẩy đi, sai cung nữ múa ở trên để dâng rượu.
- Cấm giết trâu ăn thịt để có trâu cày ruộng.
- Bắt đầu làm chiếc lọng che mưa cán cong.

1126 – Bính Ngọ
- Mở hội đèn Quảng Chiếu 7 ngày đêm ở cửa Tường Phù (cửa Đông)
Tháng hai
- Vua ngự xem đá cầu ở điện Thiên An.
Tháng chín
- Mở hội đền Quảng Chiếu ở Long Trì.
1127 – Đinh Mùi
- Lý Nhân Tông mất, Dương Hoán lên ngôi (tức Lý Thần Tông, 1128-1138)
1128 – Mậu Thân
Tháng sáu
- Các quan làm lễ tuyên thệ trung thành với vua ở cửa Đại Hưng.
1129 – Kỷ Dậu
- Mở hội khánh thành 84.000 bảo tháp bằng đất nung ở gác Thiên Phù.
1130 – Canh Tuất
- Duyệt binh lớn ở điện Thiên Linh. Vua ngự xem bơi trải ở điện Linh Quang
- Mở vườn Bảo Hoa.
- Xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi sau kỳ tuyển chọn cung phi nếu không trúng mới được lấy chồng.
1134 – Giáp Dần
- Đúc 3 pho tượng: “Tam tôn” bằng vàng để ở quán Ngũ Nhạc. Vua ngự đến quán.
1135 – Ất Mão
- Nhà sư Khánh Hỷ, tác giả “Ngộ đạo thi tập”, người làng Cổ Giao, huyện Long Biên (nay là thôn Giao Tất, Giao Tự, xã Kim Sơn, Gia Lâm) mất.
1136 – Bính Thìn
- Nhà sư Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông nên được phong là quốc sư.
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
 Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét