Trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1054 đến năm 1076)

 Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ viết. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.  
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
1054 – Giáp Ngọ
Tháng mười
- Lý Thái Tông mất.
- Nhật Tôn lên ngôi vua (tức Lý Thánh Tông, 1054-1072) đặt tên nước ta là Đại Việt.
1056 – Bính Thân
- Xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên, lấy 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa này. Vua thân làm bài minh.
Chùa Sùng Khánh Báo Thiên và Tháp Đại Thắng Tư Thiên
Chùa Sùng Khánh Báo Thiên và Tháp Đại Thắng Tư Thiên
1057 – Đinh Dậu
Mùa xuân
- Đúc 2 pho tượng vàng cho chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ.
- Xây tháp Đại Thắng Tư Thiên 12 tầng ở chùa Sùng Khánh Báo Thiên, tháp lớn nhất ở kinh thành. Tháp cao vài chục trượng, những tầng dưới xây bằng đá và gạch, tầng trên bằng đồng,  nền tháp rộng như toà nhà, có 4 cửa đi vào. Mỗi cửa có 2 pho tượng Kim Cương bằng đá.
1058 – Mậu Tuất
- Xây điện Linh Quang. Sửa chữa cửa Tường Phù (cửa đông)
1059 – Kỷ Hợi
- Xây điện Hồ Thiên bát giác trên núi đá ở giữa hồ Kim Minh vạn tuế.
1060 – Canh Tí
Tháng tám
- Làm hành cung ở hồ Dâm Đàm (hồ Tây).
1063 – Quý Mão
- Vua Nhật Tôn (Lý Thánh Tông) gặp người con gái hái dâu đứng tựa bụi cỏ lan ở hương Thổ Lỗi (nay thuộc xã Dương Xá, Gia Lâm) cho đón vào cung phong làm Ỷ Lan.
Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở xã Dương Xá, huyện Giam Lâm, Hà Nội
Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở xã Dương Xá, huyện Giam Lâm, Hà Nội
1065 – Ất Tị
Tháng sáu
- Mở vườn ngự Thượng Lâm.
- Vua Lý ngự ở điện Thiên Khánh để xử kiện.
1067 – Đinh Mùi
- Quy định cấp lương bằng tiền đồng cho quan lại coi ngục ở kinh thành.
1068 – Mậu Thân
- Đổi tên hương Thổ Lỗi, quê nguyên phi Ỷ Lan thành hương Siêu Loại.
1069 – Kỷ Dậu
Tháng hai
- Lý Thánh Tông xuống chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tướng tiên phong, trao việc nước lại cho nguyên phi Ỷ Lan và thái sư Lý Đạo Thành.
Mồng tám tháng ba
- Chiến thuyền dời bến sông Hồng xuôi về phương Nam
Mười bảy tháng bảy
- Vua Lý chiến thắng trở về Thăng Long, bắt theo vua Chiêm, thuyền ngự ở bến Triều Đông.
+ Vua Chiêm dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để xin về nước.
1070 – Canh Tuất
- Lập Văn Miếu thờ Khổng Tử. Tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và 4 vị được thờ bốn hướng. Vẽ tranh 72 người hiền, học trò Khổng Tử để thờ.
 + Cho hoàng Thái tử đến học ở đây.
Văn Miếu xưa
Văn Miếu xưa
1072 – Nhâm Tí
Tháng giêng
- Lý Thánh Tông mất, Càn Đức lên ngôi vua (tức Lý Nhân Tông, 1072 - 1127) lúc này mới có 7 tuổi.
Mồng tám tháng tư
- Vua xem lễ tắm phật
1075 – Ất Mão
- Mở kỳ thi nho học gọi là “tam trường” đầu tiên. Trúng tuyển 10 người, Lê Văn Thịnh đỗ đầu.
- Lý Thường Kiệt vẽ bản đồ châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý dâng vua Lý.
Hai bảy tháng mười
- Lý Thường Kiệt, Tông Đản xuất quân đánh trước căn cứ hậu cần của quân xâm lược Tống ở Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm.
+ Lý Thường Kiệt nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng ra phía trước chặn mũi nhọn của giặc”.
1076 – Bính Thìn
- Lập trường Quốc Tử Giám ở cạnh Văn Miếu làm nơi cho con em các quan học.
 Đây là trường Đại học đầu tiên ở nước ta.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các - Văn Miếu Quốc Tử Giám
Tháng 4
- Quân ta hoàn thành cuộc tập kích chiến lược vào đất Tống, toàn thắng trở về.
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu).
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét