Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nguyễn Huỳnh Đức (1748 - 1819) là một trong Gia Đinh ngũ hổ tướng Gia Định


Nguyễn Huỳnh Đức (1748 - 1819) là một trong Gia Đinh ngũ hổ tướng, khai quốc công thần triều Nguyễn và từng là tổng trấn Bắc Thành và Gia Định.
Ông tên thật à Huỳnh Tường Đức, cha và ông nội của ông đều là quan chức phụng sự chúa Nguyễn. Tương truyền ông là người có dung mạo khôi ngô, lại có sức khoẻ, dũng cảm hơn người.
Năm 1781, sau khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa, chúa Nguyễn Ánh phải lên đường bôn tẩu, ông Nguyễn Huỳnh Đức gia nhập quân Đông Sơn lãnh đạo bởi Đỗ Thành Nhơn chống chọi với quân Tây Sơn. Về sau Đỗ Thành Nhơn bị Nguyễn Ánh giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được lưu dùng.
Năm 1782, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại ở Định Tường, quân sĩ chạy tan tác cả, chúa chẳng may bị sa lầy. Ai cũng lo chạy thoát thân, chỉ có Huỳnh Đức là quay trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời sập tối , quân Tây Sơn sợ có phục binh nên không truy đuổi nữa. Cả đêm, vì kiệt sức mà Nguyễn Ánh nằm gối đầu lên đùi ông mà ngủ say, Huỳnh Đức thức trắng đêm, ngồi bất động như tượng đá canh cho chúa ngủ. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ của ông mà chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông, đối đãi ông như là thành viên của hoàng tộc.
Năm 1783, ông dẫn quân đánh nhau với quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, thua trận bị bắt. Chủ tướng quân Tây Sơn lúc đó là Nguyễn Huệ thấy ông là người hữu dũng bèn thu dụng ông. Nguyễn Huỳnh Đức chịu theo, nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân Trịnh không đánh quân chúa Nguyễn.
Năm 1786, ông theo Nguyễn Huệ ra bắc đánh quân Trịnh, được giao làm phó tướng của Nguyễn Văn Duệ. Duệ là tâm phúc của vua Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, có ý không phục Nguyễn Huệ. Ông bèn dụ Duệ cùng mình theo đường tắt lẻn trở về Quy Nhơn với Nguyễn Nhạc, dọc đường nhân khi quân Duệ sơ hở ông trốn sang Vạn Tượng rồi chạy tiếp sang Xiêm La tìm Nguyễn Ánh, nhưng lúc này Nguyễn Ánh đã về Gia Định rồi, vua Xiêm muốn giữ ông lại, nhưng ông kiên quyết về với chúa Nguyễn.
Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí, rồi Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ được thành Quy Nhơn, rồi được cử vào Nam cai quản xứ Định Tường. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú Xuân, giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công.
Ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Mão (tức 27 tháng 10 năm 1819), ông mất khi đang tại chức, thọ 71 tuổi, an táng tại nơi quê nhà và được thờ tại miếu Trung hưng công thần tại kinh đô Huế.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công. Ông có 4 người con trai đều là võ quan, trong số đó có 2 người là rể của vua Gia Long.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét