Trang

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Thiếu Lâm Tự từ huyền thoại đến hiện thực - Kỳ 2: Và vẫn rất đời


Ngày nay, muốn gia nhập Thiếu Lâm Tự, người ta không những phải có tố chất luyện võ, bản tính hiền lành... mà còn phải có tiền (tất nhiên là những trẻ em mồ côi thì do nhà nước ủy thác). Học phí cho một em 4 tuổi đến 10 tuổi khoảng hơn 10.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 1.220 USD/năm). Đây là số tiền không nhỏ đối với thu nhập bình quân của người Trung Quốc. Còn học phí của các môn đệ ở tuổi lớn hơn sẽ cao hơn tùy loại võ công. Với người nước ngoài, muốn bái sư thì còn cao hơn nữa. Với trung bình trên 800 thiếu niên nhi đồng và hơn 500 thanh niên học võ tại chùa, rõ ràng Thiếu Lâm Tự đã có 1 nguồn thu đáng kể.
Thích ứng với kinh tế thị trường
Ngày nay, muốn gia nhập Thiếu Lâm Tự, người ta không những phải có tố chất luyện võ, bản tính hiền lành... mà còn phải có tiền (tất nhiên là những trẻ em mồ côi thì do nhà nước ủy thác). Học phí cho một em 4 tuổi đến 10 tuổi khoảng hơn 10.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 1.220 USD/năm). Đây là số tiền không nhỏ đối với thu nhập bình quân của người Trung Quốc. Còn học phí của các môn đệ ở tuổi lớn hơn sẽ cao hơn tùy loại võ công. Với người nước ngoài, muốn bái sư thì còn cao hơn nữa. Với trung bình trên 800 thiếu niên nhi đồng và hơn 500 thanh niên học võ tại chùa, rõ ràng Thiếu Lâm Tự đã có 1 nguồn thu đáng kể.
Nguồn thu thứ 2 chính là các đoàn biểu diễn võ thuật. Đây vừa mục đích tuyên truyền, vừa kinh doanh. Anh Vương Thanh, Trưởng đoàn Tinh Anh tiết lộ khi sang TPHCM biểu diễn: “Mỗi đêm biểu diễn ở châu Âu và châu Mỹ, chúng tôi được 20.000 USD, tiền vé máy bay và chi phí ăn ở đều do phía bạn chi. Mỗi năm chúng tôi đi biểu diễn suốt 8 tháng ròng”. Chẳng trách các đoàn Thiếu Lâm Tự này rất hiếm khi đến châu Á, nơi vốn có đời sống thấp hơn (mới đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam).
Cách làm chuyên nghiệp
Dưới sự hỗ trợ của các viên chức do chính phủ gửi đến (như anh Vương Thanh, người tốt nghiệp ĐH TDTT Bắc Kinh và Học Viện Điện ảnh Bắc Kinh), việc tổ chức của 2 đoàn Tinh Anh và Thiếu Lâm Tự (mỗi đoàn 16 thành viên) rất chuyên nghiệp. Nhà chùa còn mạnh tay chi đến 50.000 USD cho 1 nhạc sĩ người Đức sáng tác nhạc đệm cho các chương trình biểu diễn của họ. Thậm chí, ông còn được mời đến ở trong Thiếu Lâm Tự 4 tháng để có thể nắm bắt và hiểu hết phần nào quá trình phát triển hơn 1.500 năm của Thiếu Lâm Tự, văn hóa Phật giáo và tinh thần dân tộc của người TQ. Kết quả: 20 bài nhạc trong tuyển tập “Shaolin Kungfu” thấm đẫm tinh thần Thiếu Lâm Tự đã ra đời. Có bài khoan nhặt tựa tiếng tụng kinh gõ mõ đưa người nghe đắm chìm trong cõi hư vô, có bài hùng tráng oai phong như khí thế các tăng võ Thiếu Lâm Tự khi xưa xuống núi phò vua dẹp loạn. Những bài nhạc này đã góp phần không nhỏ vào giá trị nghệ thuật của chương trình biểu diễn võ thuật Thiếu Lâm Tự vốn đã được dàn dựng hết sức công phu.
Từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm, hai đoàn Tinh Anh bắt đầu tuyển chọn diễn viên. Các võ tăng có ngoại hình tốt và trình độ võ công thích hợp sẽ được chọn vào đoàn thay cho các võ tăng đã biểu diễn liên tục 2-3 năm, không đủ thời gian tu luyện thêm võ học. Đây là cách giúp các võ tăng không bị tụt hậu do phải đi biểu diễn liên tục. Chương trình biểu diễn sẽ được dàn dựng trên dàn diễn viên mới tuyển.

Khi các võ tăng nhập thế
Điều đáng nói là dù đi đến đâu, các võ tăng đều tận dụng tối đa thời gian rảnh để tập luyện. Người luyện khí công thì giam mình trong phòng, người luyện võ thì dùng sân trước, sân sau các khách sạn trú ngụ để làm võ đường. Họ cố gắng tối đa để duy trì phong độ khi không thể luyện tập thường xuyên như ở Thiếu Lâm Tự. Không những biểu diễn võ thuật trong đoàn Tinh Anh, nhiều võ tăng Thiếu Lâm Tự còn được giới thiệu làm cascadeur khi các đoàn phim có nhu cầu (đây cũng là 1 nguồn thu khác cho chùa). Thích Diên Cương (28 tuổi, ngũ đẳng quyền sư) và Triệu Vĩ (lục đẳng quyền sư) đều đóng 7, 8 phim. Triệu Vĩ bật mí: “Ngày xưa tôi đến Thiếu Lâm Tự vì quá mê cảnh người ta bay tới, bay lui trên phim. Học võ, sau đó được làm cascadeur thì mới biết phim ảnh toàn là chuyện phóng đại để tăng sức hấp dẫn”. Từng góp mặt trong phim “Anh Hùng” cùng Trương Nghệ Mưu, Triệu Vĩ khoái nhất là: “... được gặp các thần tượng như Lý Liên Kiệt, Lương Triều Vĩ, Trương Mạn Ngọc...”
Còn nhớ trong chuyến sang biểu diễn tại TPHCM, Đại sư Thích Đức Dũng đạo mạo trong chiếc tăng bào và sân tràng hạt khi biểu diễn và trong những chuyến tham quan của đoàn, nhưng khi đánh lẻ ra ngoài rửa hình, ông cũng chẳng khác gì những người bình thường với chiếc quần tây xanh và áo thun màu boọc – đô (tất nhiên ngoại trừ cái đầu nhẵn thín). Chẳng ai ngờ ngày xưa, ông lên Thiếu Lâm Tự tầm sư là vì: “rất thích võ và thường xuyên đánh lộn với trẻ con hàng xóm...”. Thích Tiểu Bửu, sư đệ của diễn viên nhí Thích Tiểu Long (người đóng vai Triển Chiêu trong phim Thời niên thiếu của Bao Thanh Thiên) mới 8 tuổi nhưng đã được đi biểu diễn ở 2 nước. Để học Đồng tử Công, Tiểu Bửu phải được sự chấp nhận của cha mẹ (bởi người học võ công này không được lấy vợ, nếu không sẽ hủy hoại toàn bộ công lực đã luyện thành).
Nghiêm túc như người lớn khi trò chuyện với người lạ nhưng cũng luyến thoắng y hệt bao cậu bé hiếu động khác khi được giải lao: nhảy ầm ầm từ sân khấu xuống khán phòng, đưa chiếc kính mát của anh MC cho người bạn đồng môn đeo thử... Có lần đoàn đến Mexico biểu diễn (9/2001), máy bay hư một bánh xe không đáp xuống được nên cứ bay vòng vòng trên không hơn 30 phút. Cả đoàn phải viết thư “tuyệt mệnh”. Đại sư Thích Đức Dũng luôn miệng niệm kinh, các chú nhóc khóc lóc thảm thiết... Thế mới biết, các võ tăng võ học đầy mình đôi lúc cũng chẳng khác chi người thường...
Các loại hình võ công có tiết mục đòi hỏi người biểu diễn phải có trên 25 năm rèn luyện như tiết mục “Nhãn bì khiêu thủy” (dùng 1 đồng xu có gắn 1 sợi dây gắn vào mắt, trên đầu dây có móc để kéo 2 xô nước lên) của đại sư Thích Đức Dũng. Để diễn thiết bố sam công, thiết đầu công (dùng cây sắt đánh vào đầu, vào tay, chân) cũng phải có hơn 3 năm chuyên cần luyện võ. Suốt 8 tháng sau đó (từ tháng 5 đến tháng 12) là những chuyến lưu diễn liên tục ở châu Âu và châu Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét