Trang

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Huyền thoại Thiếu Lâm Tự

Theo truyền thuyết của Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa, sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau (cước đạp lô diệp quá giang) đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng "cước đạp lô diệp quá giang" miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).
Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành.
Hai bức tượng ngay cổng chính đi vào trung tâm huấn luyện võ thuật quốc gia được gọi là Viện Nghiên Cứu Võ Thuật Trung Quốc, nơi đã đào tạo nên Thành Long, Phàn Thiếu Hoàng, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, Triệu Văn Trác, Ngô Kinh,...
Các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma cho đến hiện nay vẫn chưa thể xác định được.
Theo các nhà khảo cứu võ thuật Trung Hoa (cũng chính là người Trung Hoa) thì các tài liệu đời sau đều gán công lao cho vị sư tổ này sáng tạo ra môn Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh, được biết nhiều hơn với tên Dịch Cân Kinh và La Hán Thập Bát Thủ (mười tám thế tay của phật La Hán).
Các hệ phái của Thiếu Lâm Quyền
Trong Thiếu Lâm Quyền có 3 hệ thống quyền thuật biểu hiện theo những kỹ thuật đặc trưng:
Quyền Pháp Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam:
La Hán Thập Bát Thủ
La Hán Quyền
Tiểu La Hán Quyền
Đại La Hán Quyền
Tiểu Hồng Quyền
Đại Hồng Quyền
Thông Tý Quyền
Triều Dương Quyền
Thất Tinh Quyền
Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền
Liên Hoa Quyền
Pháo Chùy hay Pháp Trùy (Pháo Quyền)
Tâm Ý Bả
Tâm Ý Quyền
Ngũ Hợp Quyền
Khán Gia Quyền
Ngũ Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc)
Thái Tổ Trường Quyền
Kim Cương Quyền
Bắc Thiếu Lâm:
Mê Tung Quyền
Nhị Lang Quyền
Thông Bối Quyền
Phách Quải Quyền
Phiên Tử Quyền
Quan Đông Quyền
Tra Quyền hay Soa Quyền
Đàm Thoái Quyền hay Đàn Thoái Quyền
Bát Cực Quyền
Đường Lang Quyền Bắc Thiếu Lâm
Ưng Trảo Quyền
Pháo Quyền
Hình Ý Quyền hay Lụ
Hợp Quyền của Thiếu Lâm Vy Đà Môn
Hoa Quyền hay Hóa Quyền của vua Khang Hy nhà Thanh sáng tạo
Địa Đàng Quyền
Binh Bộ Quyền của các võ quan thời nhà Minh sáng tạo
Nam Thiếu Lâm:
Thiếu Lâm Hồng gia
Lưu Gia
Lý Gia
Mạc Gia
Thái Gia
Thiếu Lâm Bạch Mi
Thiếu Lâm Vịnh Xuân
Thiếu Lâm Phật Gia Quyền
Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia.
Thiếu Lâm Đường Lang Quyền Nam Phái
Thiếu Lâm Bạch Hạc Quyền
Thiếu Lâm Quý Châu Quyền
Theo Wikipedia : Mai Tân & Ngọc Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét