Trang

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Hồ chứa Plei Pai và Đập dâng Ia Lốp-huyện Chư Prông-Gia Lai


Cống lấy nước Hồ chứa PleiPai
Công trình Hồ chứa PleiPai thuộc hợp phần PleiPai-Ia Lốp được khởi công xây dựng năm 2009 đưa vào sử dụng năm 2011, vị trí công trình cách Quốc lộ 14 khoảng 45 km về phía Tây, cách thị trấn Chư Prông, huyện lỵ Chư Prông khoảng 40km về phía Tây Nam. Từ thành phố Pleiku đi theo QL14 về hướng Đăklăk khoảng 20km rẽ phải theo tỉnh lộ 675 khoảng 30km, sau đó rẽ trái vào xã Ia Lâu 12km đến khu đầu mối công trình PleiPai.


Ngày 25-12, tại xã Ia Lâu, huyện biên giới Chư Prông (tỉnh Gia Lai), Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 (thuộc Bộ NN-PTNT) đã tổ chức chặn dòng hồ chứa nước của công trình thủy lợi Plei Pai. Hồ Plei Pai có năng lực phục vụ tưới cho gần 877 ha lúa 2 vụ, cây công nghiệp và hoa màu; góp phần cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp du lịch, nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan cho khu vực biên giới. Công trình thủy lợi Plei Pai có tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng (từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ), do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. 
Toạ độ địa lý của toàn bộ hợp phần PleiPai-Ia Lốp kể cả lòng hồ và khu tưới:
x= 13025’20’’-13031’40’’ Vĩ độ Bắc
y = 107049’20’’ – 107056’20’’ Kinh độ Đông.
Toạ độ tuyến đập PleiPai tại vị trí giao với lòng suối:
x = 13029’00’’ Vĩ độ Bắc
y = 107053’00’’  Kinh độ Đông.
Giới hạn hành chính của công trình:
+Phía Bắc giáp xã Ia Piar
+Phía Đông giáp huyện Chư Sê
+Phía Nam giáp huyện Easuop tỉnh Đăc Lắc
+Phía Tây giáp khu tưới Ia Lâu
Toàn bộ địa giới hành chính của công trình nằm trọn trong địa giới hành chính xã Ia Lâu huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.














Diện tích tưới:
+Kênh Hồ Plei Pai : 877ha nằm kẹp giữa suối Ia Lo và suối Ia Lốp
+Kênh đập dâng Ia Lốp: 970ha nằm kẹp giữa suối Ia Lốp và suối Easchruoch.
Diện tích lưu vực: Hồ PleiPai có diện tích lưu vực 128km2, độ dài sông chính 26,3km, độ dốc bình quân lòng sông 6%, độ dốc bình quân lưu vực 47,7%, độ rộng bình quân lưu vực 4,9km, mật độ lưới sông 0,21km/km2
Khí hậu-Khí tượng: Vùng đầu mối công trình và lòng hồ chịu ảnh hưởng của khí hậu Gia Lai và Đăc Lắc nói chung, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang hình thái cao nguyên, chịu ảnh hưởng mạnh nhất và chủ yếu là hậu Tây Trường Sơn, với đặc điểm: Nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều, ít nóng bức do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa Đông mưa ít, nhìn chung thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
+Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời kỳ này gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là 7, 8, 9, lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80-90% tổng lượng mưa cả năm.
+Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: Thời kỳ này gió Đông Bắc thổi mạnh, độ ẩm giảm, bốc hơi lớn, khô hạn nghiêm trọng thường xảy ra, tháng 1 và tháng 2 hầu như không mưa
Đặc trung khí tượng:
-Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ bình quân hàng năm tương đối ổn định trong khoảng từ 19-240C, tính bình quân nhiều năm trị sộ nhiệt độ bình quân đạt 21,70C
-Độ ẩm không khí: Bình quân cả năm 82,4%, Độ ẩm cao nhất 87,7%, thấp nhất: 78,3%
-Số giờ nắng bình quân năm: 2.504 giờ, Cao nhất 2.818 giờ, thấp nhất 2.088 giờ.
-Gió: Trong năm có hai mùa gió
+Gió mùa Hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành là Tây và Tây Nam, tốc độ gió bình quân mùa là 1,6m/s
+Gió mùa Đông hoạt động các tháng còn lại trong năm, hướng gió thịnh hành là từ Bắc đến Đông Nam, tốc độ gió bình quân mùa là 3,3m/s
-Bốc hơi bình quân năm trên lưu vực: 1.017,2mm
-Lượng mưa bình quân năm: 2.000mm
Đặc điểm thuỷ văn:
Nguồn duy nhất sinh ra dòng chảy trong lưu vực của công trình là lượng mưa hàng năm. Phụ thuộc diễn biến của mùa mưa và các yếu tố khí hậu khác, phân bố dòng chảy cũng phân hoá mạnh mẽ theo thời gian trong năm, có sự tương phản sâu sắc và hình thành nên hai mùa lũ-kiệt đối lập nhau. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11, lượng nước dồi dào, chiếm khoảng-80% tổng lượng dòng chảy cả năm, mùa này thường xuất hiện lũ gây ngập, lụt. Mùa kiệt: Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, dòng chảy chỉ là dòng cơ bản do điều tiết từ lưu vực sau mùa mưa, các tháng 3, 4 thường dòng chảy rất nhỏ, chỉ chiếm khỏng 3,5% tổng lượng dòng chảy cả năm, gây gió khăn cho việc cung cấp nước cho cây trồng và nước dùng cho sinh hoạt.
Tài nguyên nước mặt: Suối Ia Glae và sông Ia Lốp chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, với chiều dài khoảng 50km, lưu lượng chảy lớn và có nước quanh năm đủ để phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân các xã Ia Tơr, Ia Vê và vùng kinh tế mới Ia Lâu, một trong hai vùng trọng điểm về Nông nghiệp của huyện Chư Prông. Ngoài ra suối Ia Puch cũng đóng góp một phân không nhỏ để tạo nên sự phong phú về tài nguyên nước mặt khu vực.
Tài nguyên nước ngầm: Qua khảo sát cho kết quả mực nước ngầm vùng dự án biến động tương đối lớn, những vị trí như chân đồi hoặc ven sông, suối mực nước nầm ở độ sâu từ 5-10m, kết quả phân tích, đánh giá nước ngầm tầng nông do viện khoa học thuỷ lợi thực hiện cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, do chỉ có chỉ tiêu vi sinh là không đạt yêu cầu. Cần phải xử lý vi sinh trong ăn uống và sinh hoạt.
Tài nguyên đất, mặt nước vùng dự án:
Tổng diện tích đất tự nhiên xã Ia Lâu 12.059,21ha. Trong đó diện tích đất Lâm nghiệp là 10.073,29ha chiếm 83,5% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.064,1ha, chiếm 8,8% diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thấp (nếu chưa tính hồ PleiPai) chỉ có 1,77ha. Diện tích đất chưa sử dụng gồm có 638,02ha và 105,9ha đất mặt nước chưa được sử dụng. Tổng diện tích đất vùng dự án là 2.689,36ha (bao gồm vùng lòng hồ và các khu tưới) chiếm 22,3% diện tích đất tự nhiên của xã.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỢP PHẦN HỒ CHỨA PLEIPAI-ĐẬP DÂNG IA LỐP
TTTHÔNG SỐKÝ HIỆUĐƠN VỊTRỊ SỐGHI CHÚ
IHỒ CHỨA PLEIPAI
AHồ chứa
1Diện tích lưu vựcFlvKm2128,0
2Mực nước dâng bình thườngMNDBTm206,2
3Mực nước gia cường thiết kếMNGCm209,05
4Mực nước gia cường kiểm traMNGCKTm209,59
5Mực nước chếtMNCm203,3
6Dung tích toàn bộVToàn bộ106m313,28
7Dung tích hữu íchVhi106m39,58
8Dung tích chếtVC106m33,7
9Chế độ điều tiếtNăm
10Hệ số điều tiếta0,25
11Hệ số dung tíchb0,10
12Diện tích ứng với MNDBTFMNDBTha477,5
BCác hạng mục chính
1Đập đất
Cao trình đỉnh đậpCTĐĐm211,0
Cao trình đỉnh tường chắn sóngCTĐTCSm211,6
Chiều dài đỉnh đậpLđđm1.672
Chiều rộng đỉnh đậpBĐĐm5,0
Chiều cao đập lớn nhấtm16,5
Kết cấu đậpHỗn hợp 2 khối
Hình thức tiêu nướcỐng khối,đống đá hạ lưu
2Tràn xả lũ
Cao trình ngưỡng trànCTngm206,2
Chiều rộng ngưỡng trànBTm20
Cột nước tràn thiết kếHTmaxm2,85
Lưu lượng xả thiết kếQXMaxm3/s153,69
Chiều dài dốc nướcLdm70,0
Chiều rộng dốc nướcBdm20,6
Độ dốc dốc nướci%0,05
Mực nước hạ lưu MaxCTmm+197,07
Hình thức trànTràn tựdo, tiêu năng đáy
3Cống lấy nước
Cao trình ngưỡng cốngCTNGCm201,1
Khẩu diện cốngFimm1200
Chiều dài thân cốngLCm48,3Đoạn 1+Đoạn 2
Độ dốc đáy cốngi%1Đoạn 2
Lưu lượng thiết kếQTKm3/s2,2
Hình thức cốngCống áp, van côn
IIĐẬP DÂNG IA LỐP
AĐập dâng Ia Lốp
Diện tích lưu vựcKm2334,0
Mực nước dâng BTMNDBT204,5
Mực nước dâng GC TKMNDGCTK208,62
Mực nước dâng GC KTMNDGCKT209,3
Mực nước hạ lưu Max TKCTm+204,75
BCác hạng mục chính
1Đập đất
Cao trình đỉnh đậpCTĐĐm209,50
Chiều dài đỉnh đậpLđđm1843,3
Chiều rộng đỉnh đậpBĐĐm5,0
Chiều cao đập lớn nhấtHMaxm7,5
Kết cấu đậpMột khối
Hình thức tiêu nướcÁp mái
Mái thượng lưumTL2,5
Mái hạ lưumHL2,0
2Đập tràn
Cao trình ngưỡng trànCTNgm204,5
Chiều rộng ngưỡng trànBTm60,0
Cột nước tràn thiết kếHTmaxm4,12
Lưu lượng xả thiết kếQXMaxm3/s958,0
Hình thức trànTràn tự do tiêu năng đáy
3Cống lấy nước, xả cát
Ngưỡng cống lấy nướcCTNGCLNm203,0
Ngưỡng cống xả cátCTNGCXCm201,0
Khẩu diện cốngB X Hm1,5x1,5
Chiều dài thân cốngLCm9,5
Độ dốc đáy cốngi%0
Lưu lượng thiết kếQtkm3/s1,4
Hình thức cốngCống hộp
CT mực nước sau cốngCTMNSCm204,3


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét