GIẢI PHÁP DỰ THI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ VII (2014-2015)
1- TÊN GIẢI PHÁP: “Biện pháp tiêu úng cục bộ cho hai cánh đồng xã Ia Mrơn – huyện Ia Pa”
2- GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐÃ BIẾT:
Hầu
hết các công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc trong đó
có tỉnh Gia Lai đều tổ chức bộ máy quản lý sản xuất thuỷ nông (trong đó
có bộ máy quản lý, vận hành, khai thác, điều tiết hồ chứa tuân thủ theo
Nghị định 31/2004/NĐ-CP về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích (Trước đây
là Nghị định 56/CP về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Thông
tư số 06/1998/TT-BNN-TCCB, Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày
19 tháng 12 năm 1997 và Quyết định số 211/1998/BNN&PTNT) còn tồn
tại quá nhiều bất cập.
Công
trình thuỷ lợi hồ chứa trong các thập niên cuối của thế kỷ trước chỉ
tập trung phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Diện tích phục vụ
tưới thực tế mới khai thác được khoảng 70% năng lực thiết kế. Việc khai
thác thuỷ điện, cấp nước công nghiệp, trồng rừng đặc dụng, chăn nuôi gia
súc,... chưa được quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm khai thác nhưng
không đồng bộ, chưa tập trung và không thuộc quản lý của các công ty
khai thác công trình thuỷ lợi. Diện tích phục vụ tưới của công trình hồ
chứa đưa vào ký kết hợp đồng dùng nước không công ty nào vượt được qua
ngưỡng 70% diện tích thực tưới.
Hàng
năm nhà nước thường xuyên phải cấp bù cho duy tu sửa chữa công trình và
hoạt động của công ty. Công tác đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ
vận hành nhiều năm công ty không chủ động thực hiện được do thiếu kinh
phí.
Những
năm gần đây, do ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu, trái đất nóng
dần lên. Tình hình khí hậu diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường.
Ở
Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu cũng đã được nhận thấy qua
nhiều dấu hiệu, bằng chứng. Trước hết, những diễn biến bất thường của
thời tiết, khí hậu trong nhiều năm gần đây có thể được cho là có liên
quan đến sự biến đổi của các hệ thống hoàn lưu khí quyển, đại dương qui
mô lớn cũng như sự biến đổi trong hoạt động của gió mùa châu Á. Bão, áp
thấp nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển về phía nam và có quĩ đạo phức
tạp, khó dự báo hơn. Hạn hán, lũ lụt dường như xảy ra bất thường hơn.
Hiện tượng nắng nóng có xu hướng gia tăng cả về cường độ, tần suất và độ
dài các đợt. Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng mức độ khắc nghiệt
và độ kéo dài các đợt có dấu hiệu gia tăng những hiện tượng cực đoan,
dẫn đến sự gia tăng các thiên tai có nguồn gốc khí tượng, tác động xấu
đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và môi trường. Lượng mưa tập
trung lớn trong thời gian ngắn nên tình hình lũ lụt, ngập úng nhiều khả
năng xảy ra làm cho năng suất cây trồng bị sút giảm nghiêm trọng.
Bên
cạnh đó, việc tháo úng cho vùng chuyên canh tác lúa từ nhiều năm qua
ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương vẫn chưa làm được để giúp
nông dân canh tác các vụ lúa đạt kết quả cao, bền vững, là do còn tư
tưởng trông chờ Nhà nước, chờ cấp trên đầu tư.
Để
cứu lúa, cần phải triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như: vận hành các
trạm bơm tiêu thoát nước, vớt bèo, làm cỏ khơi thông dòng chảy các kênh
mương, chủ động giải tỏa vật cản trên các lòng kênh, tu sửa các máy bơm,
bể hút để tiêu úng kịp thời khi có mưa lớn, cung cấp nước tại các công
trình đầu mối kịp thời đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển
tốt. Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông viên cơ sở, bảo vệ thực vật cơ sở
tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khơi
rãnh thoát nước xung quanh ruộng để chống úng. Hiện nay biện pháp chủ
yếu đặt ra nhằm giải quyết tiêu úng cho vùng lúa là dùng máy bơm di động, công suất vừa phải.
Do
luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ không
thiết kế hệ thống tiêu riêng (suất đầu tư quá lớn) mà thiết kế tiêu theo
kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác, xuống vùng trũng và cuối
cùng đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình
vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong
quá trình khai thác một số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới
ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, qua nhiều năm
chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện
tích tưới theo thiết kế ban đầu.
Mặt
khác một số diện tích đất nằm trong đường tiêu nước theo luận chứng đã
ghi qua gần 20 năm dân tự sản xuất làm tăng diện tích lên nhưng thường
ngập úng cục bộ đầu vụ mùa gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, gây
ách tắc trong quản lý đồng ruộng theo mùa vụ của chính quyền địa phương
và công tác tưới, tiêu của công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy
lợi Gia Lai.
3- GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP DỰ THI:
3.1. Ý tưởng hình thành giải pháp:
Giải pháp dự thi: “Biện pháp tiêu úng cục bộ cho hai cánh đồng xã Ia Mrơn – huyện Ia Pa” của
tập thể đồng tác giả được hình thành trong quá trình quản lý vận hành
hồ chứa nước thủy lợi Ayun Hạ, đặc biệt là sự trăn trở tìm ra biện pháp
hỗ trợ nhân dân Xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa giải quyết tình trạng ngập úng
cục bộ đầu vụ mùa; hình thành trong quá trình mà tập thể đồng tác giả
cùng nhau học tập, tìm hiểu bàn bạc, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều công ty
khai thác công trình thủy lợi trong toàn quốc và đặc biệt ý tưởng làm
nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp khắc phục khó khăn.
Đó là:
-
Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện
công trình công ty quản lý như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế nhất, hạn
chế được các rủi ro thiên tai và bền vững lâu dài nhất?
-
Thực hiện giải pháp này liệu có thể giải quyết triệt để vấn đề ngập úng
cho 50ha cây trồng hay không từ đó có thể giải quyết bài toán năng cao
diện tích lúa cũng như hạn chế mất mùa và giảm sản lượng do người dân
phải dời thời gian gieo giống muộn hơn.
-
So sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác về xây dựng
mới hoặc nâng cấp công trình đó bên nào có lợi hơn về kinh tế và nguồn
nước, v.v…?
-
Giải quyết các biện pháp thường xuyên xảy ra trong công tác bảo vệ công
trình (rừng đầu nguồn, lưu vực, hành lang chỉ giới bảo vệ công trình,…)
Giải pháp: “Biện pháp tiêu úng cục bộ cho hai cánh đồng xã Ia Mrơn – huyện Ia Pa” đã cơ bản giải quyết được các câu hỏi đặt ra ở phần trên.
3.2. Mô tả giải pháp dự thi:
Công
trình hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với
khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990,
chặn dòng sông Ayun năm 1994, từ tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia Lai giao
công trình cho công ty thuỷ nông Gia Lai (Nay là công ty TNHH MTV Khai
thác công trình thuỷ lợi Gia Lai) quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB
ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai); Nhiệm vụ công trình (Theo
quyết định 315/CT ngày 11/12/1986 của Chủ tich Hội đồng Bộ
trưởng-Phê duyệt Luận chứng kinh tế-kỹ thuật công trình Ayun Hạ
tỉnh Gia Lai-Kon Tum):
Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56'59'' - 12o57'60'' vĩ độ Bắc, 107o27'20''- 107o28'00''
kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6
xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc Đoa đồng thời là nơi tiếp
giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ
Ayun Hạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường Sơn và bán Tây
Trường Sơn.
Nhiệm vụ của công trình:
Tưới tự chảy cho 13.500ha của 6 xã Chư Athai, Ia Piar, Ia Jur,
Phú Hòa, Ia Rbol, Amarơn (nay là các xã thuộc 3 huyện Phú Thiện, Ia Pa
và thị xã Ayun Pa của tỉnh Gia Lai); kết hợp phát điện, bơm tưới
trong vùng và nuôi, đánh bắt thuỷ sản trong hồ. Tính chất: công
trình thủy lợi Ayun Hạ là công trình nhóm A, đồng thời cũng là công
trình trọng điểm của tỉnh về kinh tế - xã hội có tầm quan trọng đặc
biệt.
Xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa thuộc khu tưới kênh chính Bắc của công
trình Ayun Hạ do công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
quản lý có 2 cánh đồng lớn: cánh đồng Ia Mkrăk thuộc khu vực kênh tưới
B20; cánh đồng Hồ Sen thuộc khu vực kênh tưới B22 (B20 & B22 là kênh
cấp 1 của kênh chính Bắc); hai cánh đồng này thuộc vùng trũng, cao
trình thấp có khoảng 50 ha thường hay ngập úng vào thời kỳ gieo sạ đầu
vụ mùa do lượng mưa đầu mùa hàng năm (trong điều kiện thời tiết bình
thường).
Để
giảm bớt thiệt hại cho nông dân trong việc gieo sạ lúa vụ mùa hàng năm
đồng thời thực hiện đảm bảo tưới cho hợp đồng dùng nước vụ mùa của công
ty ký kết với người dân. Tôi đã cùng Xí nghiệp thủy nông kênh Nam Bắc
Ayun Hạ thực hiện giúp dân khảo sát thực địa, lập phương án tiêu nước
bằng hệ thống kênh tiêu tự chảy. Phương án này đã được địa phương và các
phòng chức năng của công ty đồng ý chuẩn y.
Tuy
nhiên để thực hiện thi công còn gặp nhiều khó khăn trở ngại về khối
lượng đào đắp lớn, thi công thủ công nhiều hơn cơ giới, tuyến thi công
phải đền bù thiệt hại cho dân không ít kinh phí. Sau hơn một tháng đi
thực địa, tìm hiểu địa chất của các tuyến định thi công, tôi đã tìm ra
được tuyến thi công tối ưu, trình lãnh đạo công ty phê duyệt và tổ chức
thực hiện thi công hai tuyến kênh tiêu này dài hơn 4.200m và đã hoàn
thành trước vụ mùa năm 2013.
3.3. Kinh phí đầu tư: 50,532 triệu đồng (theo bảng nghiệm thu khối lượng thực tế thi công phần dưới). Lấy tròn: 50 triệu đồng
Nhờ có hai tuyến kênh tiêu này, vụ mùa vừa qua nông dân canh tác 50ha
ruộng vùng trũng ở hai cánh đồng này không phải cày gieo sạ lại lần 2
như những năm trước đây.
3.4. Thuyết minh tính mới của giải pháp:
So
với các giải pháp tiêu úng cục bộ đầu vụ mùa trước đây thường là tiêu
tràn tự do xuống các chân ruộng thấp rồi tràn chuyền ruộng ra suối về
sông nên hiệu quả thấp và gây thiệt hại cho các hộ dân sản xuất ổn định
khác. Tính mới của giải pháp là người cung cấp nước cho cánh đồng thi
công thực hiện giải pháp đem lại nguồn lợi hàng năm cho người dùng nước.
Mọi
sự cải tiến, thay đổi biện pháp, giải pháp công trình trong thực hiện
dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn điều được tính toán kỹ lưỡng
không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, hiệu quả và mục tiêu dự án
ban đầu đã đề cập.
Thực
hiện giải pháp kỹ thuật cho tuyến kênh tiêu úng cho hai cánh đồng xã Ia
Mrơn, huyện Ia Pa không những đảm bảo sự làm việc an toàn của công
trình mà còn giảm bớt rủi ro cho nhân dân sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn khu vực hưởng lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện
đời sống, kinh tế cho người dân.
Xây
dựng tuyến kênh này không những góp phần chống ngập úng cho người dân
tại hai cánh đồng thuộc xã Ia Mrơn mà còn có tác dụng cung cấp nước tưới
khi cần thiết.
-
Người cung cấp nước (đơn vị cấp nước) cho cánh đồng đồng thời là người
thi công thực hiện giải pháp, Chỉnh trị và cải tạo công trình tiêu úng
tự nhiên (là sông, suối trong khu tưới) không dùng biện pháp công trình
tiêu (xây dựng kênh , cống và trạm bơm tiêu) nhằm giải quyết 2 mục tiêu
chủ yếu sau:
1.
Lựa chọn công trình tiêu phù hợp (trục tiêu, kênh tiêu) sẵn có là các
sông suối trong khu vực từ đó có biện pháp kỹ thuật công trình nhằm giảm
giá thành đồng thời đạt hiệu quả cao nhất. (diện tích chiếm đất sản
xuất để xây dựng ct, giảm thiểu tối đa đến tác động môi trường tự nhiên)
2.
Kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm qua các năm quản lý khai thác và các
biện pháp khác nhằm giải quyết cơ bản tiêu thoát nước trong mùa mưa (vụ
mùa hàng năm) đảm bảo tính chủ động, an toàn phục vụ sản xuất (vừa điều
tiết cấp nước phục vụ sản xuất đồng thời triệt để tận dụng khả năng tiêu
úng – theo phương châm “trữ nước, rãi nước, chôn nước và tháo nước có
kế hoạch” theo giải pháp tiêu úng cho cây trồng từ đó đảm bảo điều kiện
sinh trưởng tốt nhất tạo ra năng xuất cao.
3.5. Thuyết minh tính sáng tạo của Giải pháp:
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trắc đạc phối hợp với kinh nghiệm
thi công kênh tiêu nhiều năm. Bên cấp nước chủ động thi công giúp dân
nhằm giảm đền bù trong hợp đồng cung cấp nước (đảm bảo tưới) hàng năm.
Trong quá trình thi công sử dụng máy thi công là chính, không sử dụng
nhân lực thủ công trong thi công đào đắp thủ công nhằm giảm giá thành và
rút ngắn thời gian thi công. Người cấp nước thi công thuận tiện hơn
người dùng nước thi công, giảm được giá thành đào kênh mương 50% nếu so
với người dùng nước thi công.
3.6. Mô tả khả năng áp dụng và nhân rộng:
Giải
pháp này đã được thực thi và áp dụng tại cánh đồng trũng thuộc khu tưới
của hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ từ năm 2013, có khả năng nhân rộng cho
tiêu úng ở tất cả công trình thủy lợi hồ chứa công ty quản lý và các hồ
chứa trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là các công trình có suất đầu tư
cao, chỉ đủ kinh phí xây dựng tuyến kênh tưới chứ không thể xây dựng
tuyến kênh tiêu.
4- HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI:
4.1. Kinh tế:
4.1.1- Hiệu quả đem lại:
- Chi phí cày, bừa, gieo sạ và giống : 7.000.000 đ/ha
- Diện tích hưởng lợi : 50 ha
-
Giá trị làm lợi đem lại hàng năm : 350 triệu (công ty
không phải đền bù thiệt hại cho dân do phải gieo sạ lại lần hai)
Giá trị làm lợi năm 2013: 350 triệu – chi phí 50 triệu = 300 triệu đồng
Ngoài ra, hai kênh tiêu này còn có tác dụng tiêu nước cho hàng trăm
hecta lúa của hai cánh đồng này trong thời kỳ sinh trưởng khi gặp mưa
lớn, không bị giảm năng suất do bị ngập úng trong thời gian ngắn.
BẢNG NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG THỰC TẾ THI CÔNG
Đào mương tiêu nước xã Ia Mrơn - Ia Pa
TT
|
Hạng mục công việc
|
ĐVT
|
Khối lượng
|
Chiều dài xử lý (m)
|
Diễn toán
|
Lý trình
|
I
| Tuyến B20-3 đến suối Mkrăk: |
2.741,20
|
2.495
| |||
1
| Đào mương tiêu |
m3
|
210,00
|
210
|
2*0,5*210
|
Kênh B20-3
|
2
| Đào mương tiêu |
m3
|
120,00
|
120
|
2*0,5*120
| |
3
| Đào mương tiêu |
m3
|
120,00
|
120
|
2*0,5*120
| |
4
| Đào mương tiêu |
m3
|
180,00
|
150
|
2*0,6*150
| |
5
| Đào mương tiêu |
m3
|
120,00
|
120
|
2*0,5*120
| |
6
| Đào mương tiêu |
m3
|
180,00
|
150
|
2*0,6*150
| |
7
| Đào mương tiêu |
m3
|
210,00
|
150
|
2*0,7*150
| |
8
| Đào mương tiêu |
m3
|
54,00
|
45
|
2*0,6*45
|
Cống tiêu
|
9
| Đào mương tiêu |
m3
|
210,00
|
210
|
2*0,5*210
| |
10
| Đào mương tiêu |
m3
|
120,00
|
120
|
2*0,5*120
| |
11
| Đào mương tiêu |
m3
|
180,00
|
180
|
2*0,5*180
| |
12
| Đào mương tiêu |
m3
|
180,00
|
180
|
2*0,5*180
| |
13
| Đào mương tiêu |
m3
|
60,00
|
60
|
2*0,5*60
| |
14
| Đào mương tiêu |
m3
|
151,20
|
180
|
1,2*0,7*180
| |
15
| Đào mương tiêu |
m3
|
210,00
|
150
|
2*0,7*150
| |
16
| Đào mương tiêu |
m3
|
180,00
|
150
|
2*0,6*150
| |
17
| Đào mương tiêu |
m3
|
144,00
|
120
|
2*0,6*120
| |
18
| Đào mương tiêu |
m3
|
112,00
|
80
|
2*0,7*80
|
Suối Mkrăk
|
II
| Tuyến Xi phông số 1 thuộc B22 đến đường bê tông liên xã Ia Mrơn IaYeng |
M3
|
7.920,40
|
1.716
| ||
1
| Đào mương tiêu |
m3
|
1.080,00
|
180
|
5*1,2*180
|
Hạ lưu xi phông số 1
|
2
| Đào mương tiêu |
m3
|
900,00
|
200
|
4,5*1*200
| |
3
| Đào mương tiêu |
m3
|
1.140,00
|
190
|
5*1,2*190
| |
4
| Đào mương tiêu |
m3
|
660,00
|
150
|
4*1,1*150
| |
5
| Đào mương tiêu |
m3
|
792,00
|
180
|
4*1,1*180
| |
6
| Đào mương tiêu |
m3
|
680,00
|
170
|
4*1*170
|
Hồ sen
|
7
| Đào mương tiêu |
m3
|
432,00
|
90
|
4*1,2*90
| |
8
| Đào mương tiêu |
m3
|
420,00
|
120
|
3,5*1*120
| |
9
| Đào mương tiêu |
m3
|
630,00
|
180
|
3,5*1*180
| |
10
| Đào mương tiêu |
m3
|
720,00
|
150
|
4*1,2*150
| |
11
| Đào mương tiêu |
m3
|
466,40
|
106
|
4*1,1*106
|
Cầu qua đường bê tông liên xã
|
Tổng cộng
|
m3
|
10.661,60
|
4.211
| 12.000đ/m3 |
50.532.000đ
|
Kinh phí đầu tư đào mương (kênh) theo định mức : 50.532.000đồng
Kinh phí đầu tư khảo sát và tự đào bằng máy : 48.821.000đồng
Kinh phí đầu tư khảo sát và thi công kênh tiêu bình quân: 50.000.000 đồng
- Số ca máy đào làm là : 35,5 (ca) 300 (m3/ca)
- Di chuyển máy thi công là : 0,5 (ca)
- Tổng số ca máy đào là : 36,0 (ca)
Nhiên liệu: 36.821.000 đồng
- Dầu Diezen: 36,0ca x 40,50 lít/ca = 1.458lít x24.500đ/l = 35.721.000 đồng
- Nhớt phụ: 1.458lít x 1,5% = 22lít x 50.000đ/l = 1.100.000 đồng
Nhân công 12.000.000 đồng
-Khảo sát: (5 công) = 2.000.000 đồng
-Lái máy: (2tháng) = 10.000.000 đồng
Tóm lại Giải pháp “Biện pháp tiêu úng cục bộ cho hai cánh đồng xã Ia Mrơn – huyện Ia Pa” thể
hiện được các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật cao, hợp lòng dân và đã trở
thành hiện thực đó là: dễ thi công, thiết bị thi công cơ giới sẵn có,
không phải tổ chức thi công đào đắp bằng thủ công, kinh phí thực hiện ít
tốn kém, đặc biệt là người cấp nước thi công thực hiện giải pháp không
phải người dùng nước thực hiện như trước đây.
4.1.2- Hiệu quả cụ thể của giải pháp:
Kinh phí đầu tư: 50,532 triệu đồng (theo bảng nghiệm thu khối lượng thực tế thi công phần dưới). Lấy tròn: 50 triệu đồng
Nhờ
có hai tuyến kênh tiêu này, vụ mùa vừa qua nông dân canh tác 50ha ruộng
vùng trũng ở hai cánh đồng này không phải cày gieo sạ lại lần 2 như
những năm trước đây.
Hiệu quả đem lại:
- Chi phí cày, bừa, gieo sạ và giống : 7.000.000 đ/ha
- Diện tích hưởng lợi : 50 ha
-
Giá trị làm lợi đem lại hàng năm : 350 triệu (công ty
không phải đền bù thiệt hại cho dân do phải gieo sạ lại lần hai)
* Giá trị làm lợi năm 2013: 350 triệu – chi phí 50triệu = 300 triệu đồng
Ngoài ra, hai kênh tiêu này còn có tác dụng tiêu nước cho hàng trăm
hecta lúa của hai cánh đồng này trong thời kỳ sinh trưởng khi gặp mưa
lớn, không bị giảm năng suất do bị ngập úng trong thời gian ngắn.
Giải
pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp chống ngập úng
trước đây của các chủ đầu tư là các công ty khai thác công trình thủy
lợi trong toàn quốc (trong đó có công ty TNHH MTV khai thác công trình
thủy lợi Gia Lai trước khi có giải pháp này) trong công tác thực hiện
giải pháp vừa đảm bảo an toàn công trình vừa đảm bảo ổn định diện tích
tưới của công ty với nhân dân trong địa bàn và công ty cũng không phải
đền bù thiệt hại hàng năm do nhân dân phải gieo xạ lại lần hai.
4.2. Xã hội:
Giải
pháp sau khi đưa vào áp dụng đã giải quyết được tình trạng úng ngập cho
50ha cánh đồng thuộc xã Ia Marơn, huyện Ia Pa; giúp cho bà con nông dân
thoát khỏi cảnh lo lắng vì công sức gieo trồng của mình bị "đổ sông đổ
biển", người dân an tâm hơn vì năng suất cây trồng được cải thiện đáng
kể. Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho công ty,
huyện Ia Pa và tỉnh nhà. Tiết kiệm được nhân công lao động lãng phí cho
gần 100 hộ dân do hàng năm phải đợi nước rút để gieo xạ lại. Nếu giải
pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tăng thêm diện tích
sản xuất lúa từ một vụ thành hai vụ, tạo thêm việc làm cho hàng trăm
lao động trong lĩnh vực sản xuất lúa nước hai vụ trong khu tưới các công
trình thuỷ lợi hồ chứa.
TM/TẬP THỂ TÁC GIẢ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét