Trang

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI
HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ IV (2008-2009)
 
                    Kính gửi: BAN TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI
              

A/Tên tôi là: Đại diện nhóm tác giả  

Trình độ văn hoá : 12/12
Học hàm, Học vị: Kỹ sư thủy lợi
Quốc tịch: Việt Nam                                       Giới tính: Nam                               
Tên cơ quan đơn vị có công trình: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Gia lai
Ngày, tháng, năm sinh: 28/02/1959
Đơn vị công tác: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai
Chức vụ công tác: Giám đốc Công ty.
Địa chỉ nơi công tác: 97A - Phạm Văn Đồng – Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia lai.
Điện thoại: 059.824227,                      Fax: 059.824227,
Địa chỉ nhà riêng: 143 Lê Duẩn -thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai
Điện thoại: 059.3821185                    Di động: 0913.408476
Là tác giả của giải pháp dự thi: “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”
B/Hồ sơ gồm có: (Đánh dấu x vào mục nếu có tài liệu):
1.      Phiếu đăng ký dự thi           x               4. Mô hình, hiện vật, sản phẩm mẫu    x
2.      Bản mô tả giải pháp dự thi  x
3.      Toàn văn giải pháp dự thi   x               5. Các tài liệu tham khảo khác             x
C/Lĩnh vực dự thi:
-Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông                   o 
-Cơ khí tự động hoá, giao thông, vận tải    o 
-Vật liệu, hoá chất, năng lượng      o 
-Nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên, môi trường  x
-Y dược                                                                       o 
-Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác                      o
     Tôi xin được tham dự Hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 (2008-2009). Tôi xin cam đoan giải pháp nói trên là do tôi nghiên cứu sáng tạo ra và các tài liệu gửi kèm là hoàn toàn phù hợp với bản gốc mà tôi đang giữ. Tôi cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ ai. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./.
 
                                                                            Pleiku, ngày 18  tháng 9  năm 2009
  CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN                                                 TÁC GIẢ
  (Hoặc chính quyền địa phương)                                                       
                                                                                                        TRƯƠNG VÂN
 
                                    BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ HỘI THI SÁNG TẠO
                                    KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ IV NĂM 2008-2009 
1/Tên giải pháp dự thi: “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”
2/Mô tả giải pháp đã biết:  
2.1/Đối với doanh nghiệp thuỷ nông và các tổ chức hợp tác dùng nước trong toàn quốc
     Các doanh nghiệp thuỷ nông (công ty khai thác công trình thuỷ lợi) và các tổ chức hợp tác dùng nước trong toàn quốc trong công tác làm chủ đầu tư sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình thuỷ lợi do công ty quản lý theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 2001) mới chỉ làm được các công việc sau:
    +Duy tu, bảo dưỡng công trình
    +Làm chủ đầu tư trong sửa chữa thường xuyên và nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình
    +Cải tiến kỹ thuật trong thiết kế và thi công Dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi Hồ chứa nước nhằm nâng cao khả năng tích nước và chống tổn thất nước.
    Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” và giải pháp tương tự tính cho đến nay tôi chưa phát hiện giải pháp nào dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, thành, Bộ, ngành, toàn quốc hàng năm đoạt giải và công bố bản quyền tác giả.
2.2/Đối với công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai:
Từ ngày thành lập 27/4/1983 đến năm 2008 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 29 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 10 hồ chứa, 17 đập dâng), 2 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 26.361 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 20.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Những năm trước 2007, thuỷ lợi phí thu được từ các công trình này khoảng 8,5-9 tỷ đồng/năm, cơ bản đủ bù đắp chi phí cho hoạt động công ích của Công ty. Suốt trong thời gian dài thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh giao và làm chủ đầu tư trong việc sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình thuỷ lợi công ty quản lý, công ty chưa có và chưa thực hiện giải pháp tương tự như giải pháp đề cập ở trên “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”
Tóm lại Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” của tôi (Giám đốc công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai) hoặc giải pháp tương tự “cải tiến dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi hồ chứa và sáng tạo biện pháp tưới thêm cho công trình khác” tôi chưa phát hiện giải pháp nào tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, thành, Bộ, ngành và toàn quốc hàng năm đoạt giải, được công bố bản quyền tác giả.
3/Mô tả giải pháp dự thi:
        Giải pháp dự thi của tôi được hình thành trong quá trình trực tiếp điều hành quản lý vận hành hồ chứa thuỷ lợi Biển Hồ, hồ chứa thuỷ lợi IaH’rung, hình thành trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm trong quản lý, vận hành, khai thác 10 hồ chứa thuộc quản lý của công ty. Đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp đề xuất khắc phục khó khăn hàng năm (Về tính đặc thù của vùng Tây Trường Sơn tỉnh Gia Lai thừa nước về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô; Về tình hình quản lý lưu vực của các công trình thuỷ lợi liên tục bị xâm hại và thu hẹp; Về tình hình hạn hán không thể khắc phục ở các công trình thuỷ lợi đập dâng và công trình hồ chứa Ia H’rung; Về kinh phí cho duy tu, nâng cấp công trình, tiền lương công nhân và các khó khăn khác xảy ra liên tục từ năm 2003 đến nay). Những ý nghĩ đó là:
+Quản lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ? (An toàn nhất, tiết kiệm chi phí sửa chữa nhất, giảm tối thiểu nhân công nhất, năng lực khai thác phục vụ sản xuất đạt gần với năng lực thiết kế nhất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các nguồn lợi từ công trình tốt nhất, thuỷ lợi phí thu cao nhất và tiền nước thu được từ các dịch vụ ở hồ chứa lớn nhất,...)
+Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất ?
+Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về nguồn nước thiếu ở các công trình lân cận hay không, so sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác về xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình đó bên nào có lợi hơn về kinh tế, về nguồn nước, v.v... 
+Xuất phát từ những ý nghĩ nung nấu nhiều năm đã trình bày ở trên- Tôi đã đưa ra Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”  đồng thời soạn thảo thành phương án đầu tư kết hợp với Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ trình Bộ Nông nghiệp và PTNT rồi UBND tỉnh phê duyệt. Giải pháp có tính khả thi cao vì không ngoài mục đích: An toàn hồ đập, nâng cao hiệu quả phục vụ của các công trình thuỷ lợi theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hồ chứa thuỷ lợi lớn như hồ thuỷ lợi Biển Hồ và đặc biệt hơn nữa là kết hợp xử lý việc thiếu nước thường xuyên không thể khắc phục của công trình Hồ chứa Ia H’rung lân cận với sự chênh lệch độ cao giữa 2 công trình đầu mối trên 100m và giữa 2 khu tưới trên 10m.
*Trình tự thực hiện các ý tưởng của giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện theo lộ trình từng năm (2003-2009) cụ thể  như sau:
      3.1/ Lập dự án xử lý chống hạn và tưới thêm diện tích cho khu tưới thuộc công trình Hồ chứa Ia H’rung. (Sự cần thiết lập dự án xem ở phần lịch sử, thông số kỹ thuật và các hạn chế của công trình Biển Hồ và Công trình Ia H’rung đính kèm)
      a/Năm 2003 thành lập tổ khảo sát địa hình, địa chất theo hướng nâng cấp (dùng đập cao su nâng cao ngưỡng tràn xả lũ để tích thêm nước, cải tạo nâng cao dung tích chứa của lòng hồ) hoặc xây dựng mới công trình khác,....nhưng không khả thi vì lưu vực công trình bị thu hẹp, do dân phát triển diện tích canh tác, do bị xây dựng các công trình thuỷ lợi khác phía thượng nguồn (Hồ Cỏ, đập bổi, đập dâng của dân tự xây dựng và các thành phần kinh tế không thể giải toả được). Đồng thời Trình UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ: “Làm chủ đầu tư các dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao và hoàn thiện các công trình thuỷ lợi công ty quản lý” và được UBND tỉnh chấp thuận căn cứ qui định của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001.
      b/ Năm 2004 thành lập tổ khảo sát địa hình, địa chất theo hướng kéo dài kênh Cấp I (N14) thuộc khu tưới Ia Sao dùng nước của Công trình hồ chứa thuỷ lợi Biển Hồ tiếp nước cho kênh IaH’rung. Lập thành dự án đầu tư, nhưng biện pháp thi công kênh hộp (cầu máng, hoặc xi phông vượt suối) vướng mắc công tác đền bù giải phóng mặt bằng (2.300 m x 3m = 6.900 m2 cà phê kinh doanh) dân và các tổ chức có cà phê không chấp nhận đền bù, mặt khác kinh phí đầu tư quá lớn nên chưa thể thực hiện được.
      3.2/ Lập dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi Biển hồ, bổ sung ý tưởng tưới cho Ia H’rung và đề nghị điều chỉnh lại dự án.
      a/Năm 2004 ký hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi Biển Hồ với xí nghiệp TKTVXD thuỷ lợi 3 thuộc công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi I Hà Nội yêu cầu mở rộng nhiệm vụ theo đề nghị của công ty.
      b/Năm 2006 lập văn bản đề nghị UBND tỉnh và đơn vị tư vấn bổ sung dự án phần kéo dài kênh N14 và lắp đặt đường ống D = 40 tiếp nước cho Công trình Hồ chứa thuỷ lợi Ia H’rung theo giải pháp mà tôi tự nghĩ ra nhằm xử lý chống hạn cho công trình này và tưới thêm diện tích cho công trình Ia H’rung 100ha cà phê. (Tại tờ trình số 128/TT-XDCB ngày 14/12 năm 2006 của công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai “V/v phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư” Với dự toán: 2.933.566.825,8 đồng (Trong đó phần kênh: 664.554.901,2đồng, thiết bị cơ khí và công trình trên kênh: 29.256.568 đồng, đường ống thép chiều dài: 2,32km, d = 0,4m, dày 4mm: 2.239.755.356,6 đồng) đây là giải pháp tối ưu thay cho giải pháp kênh hộp, cầu máng hoặc xi phông vượt suối và không phải đền bù giải phóng mặt bằng 0,69ha cà phê kinh doanh (chỉ mượn đất chôn đường ống sau đó hoàn trả lại mặt bằng cho tổ chức và cá nhân có cà phê).
      3.3/ Tổ chức đấu thầu và giao thầu thi công thực hiện dự án
      a/Năm 2007 thực hiện và hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, đấu thầu và hợp đồng giao thầu thi công xây dựng thực hiện dự án.
      b/Năm 2008 là năm giá vật liệu xây dựng tăng cao, đẩy giá thành thi công và kinh phí thực hiện dự án lên cao, tôi lại đưa ra giải pháp thay đổi thiết kế bê tông cốt thép mái kênh chính Ia Sao bằng Bê tông tấm lát thay thế đảm bảo không làm thay đổi mục tiêu, chất lượng kỹ thuật và hiệu quả của dự án, tiết kiệm cho nhà nước 1,6 tỷ đồng. (ngày 14/5/2008 lập tờ trình số 26/ĐT-XDCB xin chủ trương của UBND tỉnh về việc thay đổi thiết kế cơ sở hạng mục kiên cố kênh chính dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ và được UBND tỉnh chấp thuận tại văn bản số 1578/UBND-CN ngày 10/6/2008 theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT “V/v thay đổi thiết kế hạng mục kiên cố kênh chính dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” Với tổng giá trị trúng thầu: 9.889.655.743đ (bê tông cốt thép) thay đổi thiết kế bằng bê tông tấm lát giá trị còn lại là: 8.262.817.352đ tiết kiệm kinh phí: 1.626.838.391đồng (chi tiết xem bảng tổng hợp khối lượng và giá trị điều chỉnh đính kèm)
      c/Tháng 6 năm 2009 thực hiện xong dự án.
         Tóm lại Giải pháp“Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” thể hiện được các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật và xã hội cao và đã trở thành hiện thực đó là:
3.4/Tính mới của Giải pháp:
+Ca nhân tôi (Giám đốc Công ty) là chủ đầu tư quản lý toàn diện dự án, dám đề xuất thay đổi thiết kế để làm lợi cho nhà nước và tạo điều kiện cho các nhà thầu vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế, thắt chặt tiền tệ 2008-2009.
+Lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửa chữa nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ, kết hợp sáng tạo tiếp nước từ lưu vực công trình Biển Hồ sang lưu vực công trình Ia H’rung chống hạn cho gần 200ha (công ty đang tưới tự chảy) và tưới tự chảy thêm cho 100ha cà phê của dân.
+Mọi sự cải tiến, thay đổi biện pháp thi công trong thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đều được tính toán kỹ lưỡng không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, hiệu quả và mục tiêu của dự án ban đầu đã đề cập.
+Thực hiện 1 dự án sửa chữa, nâng cấp trong 1 công trình (hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ) nhưng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho 3 công trình (Hồ thuỷ lợi Biển hồ, Hồ tự nhiên Biển Hồ thuộc quản lý của Công ty cấp thoát nước Gia Lai, hồ chứa thuỷ lợi Ia H’rung)
3.5/Tính sáng tạo của Giải pháp:
+Qua nghiên cứu các giải pháp chống hạn vụ đông xuân nhiều năm cho các loại cây trồng hưởng lợi từ nguồn nước công trình công ty quản lý, đặc biệt là công trình Ia H’rung qua khảo sát bản thân tôi phát hiện không thể chống và cũng không thể chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để tránh hạn cho công trình này được (bất khả kháng do nguyên nhân cơ bản là lưu vực bị lấn chiếm xây dựng công trình sai qui hoạch và không ngừng bị thu hẹp do dân mở rộng diện tích sản xuất một cách tự phát), đồng thời phát hiện Hồ chứa Ia H’rung cùng lưu vực Sê San với công trình hồ chứa Biển hồ và chênh lệch độ cao giữa 2 công trình đầu mối trên 100m và giữa 2 khu tưới trên 10m, công trình Biển hồ sau khi nâng cấp (tiết kiệm được nước) tôi đã sáng tạo kéo dài kênh N14 thuộc khu tưới Ia Sao công trình Biển hồ vượt suối (bằng đường ống thép-phương án chọn tối ưu sau khi so sánh với nhiều phương án khác nhau) tiếp bổ sung nước cho kênh thuộc công trình Ia H’rung và linh hoạt hơn không lập dự án xử lý việc này riêng rẽ mà gộp chung vào dự án sửa chữa nâng cấp công trình Biển Hồ trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt để thực hiện.
+Trong thi công thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008 nhiều nhà thầu trong toàn quốc đã phải bỏ không thực hiện dự án do giá cả vật tư, vật liệu và cước vận chuyển tăng quá nhanh, quá cao, vượt xa giá trúng thầu, vì mục tiêu thực hiện hoàn thành dự án để vượt lũ tôi đã cải tiến và sáng tạo thay đổi biện pháp thi công từ bê tông cốt thép M150 bọc mái kênh đổ tại chỗ sang bê tông tấm lát M150 dày 7cm có chít mạch vữa xi măng M100, có khoá mái, độ rộng (khe hở) giữa các tấm để chít mạch tối thiểu 3cm; Phần đáy kênh là tấm bê tông cốt thép M150 đổ tại chỗ, chỉ giảm chiều dày từ 10cm xuống còn 9cm, phía dưới bổ sung vữa xi măng lót M150 dày 2cm không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật nâng cấp sửa chữa công trình và mục tiêu của dự án. Qua việc này tiết kiệm cho nhà nước so với dự toán 1.626.838.391 đồng và giá trị bù giá thép cho các nhà thầu 10triệu/tấn x 100 tấn = 1.000.000.000 đồng; Tổng cộng hai khoản là: 2.626.838.391 đồng, tạo điều kiện cho các nhà thầu tiếp tục thi công thực hiện dự án theo hợp đồng giao thầu đã ký kết đúng tiến độ đã vạch ra và thi công vượt được đợt mưa lũ năm 2008.
3.6/Khả năng áp dụng và nhân rộng:
+Giải pháp này đã được thực thi đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao tại hai công trình hồ chứa Biển hồ và Ia H’rung và đã được công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai áp dụng nhân rộng tại Công trình Hồ chứa Ia Ring Chư Sê “Xả nước từ hồ Ia Ring xuống suối cấp nước chống hạn cho các công trình đập dâng của dân gần 100ha trong cùng một lưu vực sông, suối (đập dâng Trà Đung-Ia Rú, đập dâng Làng Long-xã Ia Lốp, đập Ia Lú xã Ia Blang) và khoảng trên 500ha tưới hỗ trợ (có biên bản xác nhận của UBND các xã) và áp dụng tại Công trình hồ chứa Ia GLai-huyện Chư Sê tưới hỗ trợ nước cho 360ha thuộc công trình đập dâng Ia Lâu - huyện Chư Prông, kết quả phục vụ tưới hỗ trợ và chống hạn này đã được nhiều đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi khu vực Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, các tỉnh phía Bắc đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm chống hạn, đối với tỉnh Gia lai có thể áp dụng giải pháp này cho một số công trình hồ chứa có đủ điều kiện tương tự (chênh lệch độ cao và cùng lưu vực sông, suối) trong công tác chống hạn vụ đông xuân hàng năm, rộng hơn có thể áp dụng giải pháp này cho các chủ thể các Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi khác ở các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền núi trung du trên địa bàn toàn quốc nơi có độ dốc sông suối cao và có nhiều công trình trên cùng lưu vực.
+Giải pháp này được nhân rộng về quyền làm chủ của Chủ đầu tư “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đề xuất biện pháp có lợi cho công ty và nhà nước”
4/Lợi ích kinh tế-xã hội:
4.1/Kinh tế: Giải pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp trước đây của các chủ đầu tư là các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc (trong đó có công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai trước khi có giải pháp này) trong công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi hồ chứa, đồng thời giải pháp này phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới và không ngừng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong giai đoạn mới, giải quyết được và vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đầu 2009 trong đầu tư xây dựng công trình trong cả nước, tạo đà hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Hiệu quả cụ thể:(Gía trị làm lợi)
a/Hồ Biển Hồ                                                                          2.626.838.391 đồng
-Tiết kiệm chi phí thi công so với dự toán: 1.626.838.391 đồng
-Tiết kiệm chi phí bù thép cho các nhà thầu và nhà nước: 1.000.000.000đồng
-Thi công đúng tiến độ vượt được lũ năm 2008, tránh được thiệt hại (không tính trước được) do lũ gây ra.
-Tiết kiệm chi phí quản lý dự án do công ty làm chủ đầu tư (thi công đúng tiến độ và vượt được lũ)
-Giảm bớt được khó khăn (tại thời điểm) cho các nhà thầu trong đầu tư kinh doanh thi công trong khi sắt thép nâng giá gần gấp đôi so với giá trúng thầu và tiết kiệm được chi phí nhân công thi công.
-Tạo nhiều thuận lợi cho công tác duy tu, bảo dưỡng công trình của công ty.
b/Hồ Ia H’rung                                                                      12.519.908.775 đồng
-Tiết kiệm chi phí chống hạn cho dân:199,84ha * 1.500.000đ/ha =  299.760.000 đồng
-Làm tăng thuỷ lợi phí cho công ty (1,5 đợt tưới):199,84ha*840.000đ/ha= 167.865.600đồng
                                      100 ha 3 đợt tưới * 1.680.000đ/ha  = 168.000.000đồng
-Tiết kiệm chi phí đầu tư so với dân tự đầu tự khoan giếng, bơm điện và tưới bơm 100ha cà phê: (100ha * 147,4triệu/ha) – (kênh tiếp nước Ia H’rung +thiết bị cơ khí và CTTK+Đường ống D400) =14.740.000.000 đồng -  2.933.836.825 đồng = 11.766.163.175đồng
[+(1ha cà phê cần đầu tư (Khoan giếng+Máy bơm điện chìm 1 pha, Q=3,5-5m3/h và thiết bị+Hệ thống điện giếng khoan và máy bơm+100m đường ống+điện năng tiêu thụ + nhân công tưới bơm) = (126triệu+101triệu):2+29triệu+2,4 triệu+1triệu+1,5 triệu)=147,4triệu
+(kênh tiếp nước cho hồ Ia H’rung 664.554.901đ + Thiết bị cơ khí kênh và công trình trên kênh 29.526.568đ + Đường ống D400 tiếp nước kênh Ia H’rung 2.239.755.356đ)]  
-Tiết kiệm chi phí tưới tưới tự chảy so với tưới bơm: (1triệu+1,5triệu)-1,68triệu = 0,82triệuđ
(chi phí điện năng 3 đợt tưới+nhân công tưới 3 đợt = 1triệu+1,5triệu=2,5triệu và thuỷ lợi phí nộp cho công ty tưới tự chảy là 1,68 triệu đồng/ha)
-Tiết kiệm tiền đền bù giải phóng mặt bằng 0,69ha cà phê *170.000.000đ/ha(theo đơn giá của nhà nước tại thời điểm)  = 117.300.000đồng
(Ghi chú: 199,84ha cà phê kinh doanh công trình Ia H’rung từ 2001 đến 2008 công ty chỉ thực hiện tưới được 1,5 đợt BQ/3đợt yêu cầu; Sau giải pháp sẽ tưới đủ 3 đợt ngoài ra còn tưới thêm 100 ha diện tích cà phê của dân trong khu tưới của công trình Ia H’rung mà không phải đầu tư tưới bơm điện từ giếng khoan)
*Tổng giá trị làm lợi của giải pháp : 15.146.747.166 đồng ≈ 15,0 tỷ đồng
                      (2.626.838.391đ + 12.519.908.775đ= 15.146.747.166 đồng)
4.2/Xã hội: Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà trong công tác chống hạn, công tác bảo vệ nguồn nước ngầm giữ cân bằng sinh thái trong khu tưới IaH’rung, ổn định đời sống nhân dân, tạo việc làm thêm cho 150 lao động sản xuất và dịch vụ trong ngành cà phê trên địa bàn xã Ia H’rung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia lai. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước sẽ tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có dùng nước từ công trình thuỷ lợi.
                                                                                           Người Mô tả
                                                                                           Trương Vân

TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

TỈNH GIA LAI LẦN THỨ IV (2008-2009)

I/Qúa trình hình thành ý tưởng và kết quả của giải pháp tương tự đã biết
1/Qúa trình hình thành ý tưởng
    Tôi đến nhận công tác tại công ty thuỷ nông Gia Lai (nay là công ty khai thác công trình thuỷ lợi gia lai) ngay từ buổi đầu thành lập 27/4/1983 đúng vào lúc công trình thuỷ lợi Biển Hồ thi công xây dựng xong và bàn giao cho công ty quản lý, khai thác. Từ năm 1983 tôi được phân công phụ trách công tác kỹ thuật của công ty, năm 1991 được UBND tỉnh bổ nhiệm chức vụ phó Giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và xây dựng cơ bản, năm 2001 đến nay được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc công ty. Với tính đặc thù của Gia Lai (mùa mưa thừa nước, mùa khô thiếu nước) và trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp tuới tiết kiệm nước, chống hạn, tránh hạn cho cây lúa, cây cà phê trong khu tưới của các công trình công ty quản lý, từ biện pháp điều tiết hợp lý để tích nước hồ chứa, tưới luân phiên để chống hạn, tham mưu và khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để tránh hạn, cho đến các biện pháp bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình, công tác sửa chữa lớn, đầu tư nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý bởi không ngoài mục đích hoàn thành nhiệm vụ “Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh và các thành phần kinh tế khác” được UBND tỉnh giao phó.
      Giải pháp dự thi “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” của tôi được hình thành trong quá trình trực tiếp điều hành quản lý vận hành hồ chứa thuỷ lợi Biển Hồ, hồ chứa thuỷ lợi IaH’rung và đúc rút kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý 10 hồ chứa vừa và lớn của công ty và đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp khắc phục khó khăn (Về tính đặc thù của vùng Tây Trường Sơn tỉnh Gia Lai thừa nước về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô, Về tình hình quản lý lưu vực của các công trình thuỷ lợi liên tục bị xâm hại và thu hẹp; Về tình hình hạn hán không thể khắc phục ở các công trình thuỷ lợi đập dâng và đặc biệt là công trình hồ chứa Ia H’rung; Về kinh phí cho duy tu, sửa chữa công trình và các khó khăn, trở ngại trong quản lý khai thác khác xảy ra liên tục từ năm 2003 đến nay). Những ý nghĩ đó là:
+Quản lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ? Phải áp dụng biện pháp nào?
+Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế nhất, hạn chế được các rủi ro thiên tai và công trình bền vững lâu dài nhất ?
+Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về nguồn nước thiếu ở các công trình lân cận hay không, so sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác về xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình đó bên nào có lợi hơn về kinh tế, về nguồn nước, về xã hội v.v..?
+Giải quyết các hiện thực thường xuyên xảy ra trong công tác bảo vệ công trình như thé nào ? (rừng đầu nguồn, lưu vực, hành lang chỉ giới bảo vệ công trinh, sự xâm hại công trình của con người, thiên nhiên,..)
+Vấn đề hạn hán thường xuyên và tích không đủ nước hồ chứa vì lưu vực hứng nước bị thu hẹp thì giải quyết thế nào? Biện pháp nào là tối ưu ?
Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” của tôi đưa ra đã cơ bản giải quyết được các câu hỏi đặt ra ở phần trên.
2/Kết quả của các giải pháp tương tự đã biết trên toàn quốc và địa bàn tỉnh Gia Lai
-Giải pháp cải tiến, thay đổi biện pháp thi công giảm kinh phí đầu tư cho Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều. Tuy nhiên hiệu quả mang lại của từng dự án, từng giải pháp có khác nhau và chưa có giải pháp thực hiện dự án nào (đã dự thi, được giải và công bố bản quyền tác giả) mang lại hiệu quả tổng hợp như giải pháp này.
-Giải pháp kết hợp thực thi dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi hồ chứa này qua đó sáng tạo tiếp nước bổ sung cho công trình hồ chứa kia trên địa bàn tỉnh Gia Lai và toàn quốc tính cho đến nay tôi chưa phát hiện giải pháp cùng loại và tương tự dự hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, bộ, ngành, toàn quốc đoạt giải và công bố bản quyền tác giả.
II/Vấn đề đặt ra và sự cần thiết phải đưa ra giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”
Thứ nhất: Đòi hỏi bức xúc của thực tiễn bảo trì, đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi toàn quốc, tỉnh Gia lai nói chung và công ty Khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng nhiều năm qua chưa được giải quyết một cách thoả đáng về quản lý đầu tư xây dựng, về chất lượng đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi hồ chứa, về tiết kiệm chi phí đầu tư, về hiệu quả đầu tư so với kinh phí đầu tư nhà nước bỏ ra.
Thứ hai: Công tác chống hạn cho các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng và Tây nguyên nói chung chưa tìm được hướng giải quyết mang tính khả thi trong khi mực nước ngầm tụt, lượng mưa ngày càng thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm về trước, bức xúc hơn là lưu vực hứng nước của công trình bị xâm lấn để sản xuất và thu hẹp hàng ngày do quy hoạch thuỷ lợi chưa được người dân và các thành phần kinh tế khác coi trọng và tự giác chấp hành.
Thứ ba: Hầu hết các công trình thuỷ lợi của tỉnh Gia Lai và Tây nguyên đều được tập trung đầu tư trong thập niên 70-80 của thế kỷ trước cho đến nay phần lớn đã già cỗi, xuống cấp nghiêm trọng, chưa được quan tâm đầu tư khôi phục và nâng cấp để phát huy hiệu quả công trình phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân, vậy đầu tư như thế nào là hợp lý và hiệu quả nhất, đặc biệt đối với các công trình hồ chứa vừa và lớn.
Thứ tư: Công tác đầu tư một mang lại lợi ích hai, ba chưa được đề cập thường xuyên và khuyến khích, mà chủ yếu thiết kế đúng dự án được duyệt, thi công đúng với thiết kế, chưa dám bứt phá làm khác đi để đem lại hiệu quả cao hơn.
Thứ năm: Khi chủ đầu tư và đơn vị bảo trì công trình hợp nhất là một đơn vị thì công tác đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi đã đi theo một hướng mới đem lại lợi ích cho người quản lý và người tiêu dùng, sát với thực tế hơn.
Thứ sáu: Để tránh và chiến thắng được sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đến đầu tư, xây dựng và sản xuất hàng hoá của Việt Nam trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009 ngoài chủ trương của Chính Phủ thì doanh nghiệp phải có động thái gì và phải làm như thế nào?
Thứ bảy: Việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi gắn liền với công tác quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường sinh thái, vì vậy quản lý dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình và thực thi công tác chống hạn, tưới thêm diện tích cho dân phải làm như thế nào để không làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, môi trường sinh thái và đặc biệt không làm ảnh hưởng và cạn kiệt nguồn nước ngầm trong lưu vực hứng nước của công trình công ty quản lý, do trong những năm gần đây lưu vực liên tục bị nhân dân và các thành phần kinh tế khác xâm hại bằng việc tự ý khoan và đào giếng tưới cho cây cà phê trồng tự phát.
         Từ 7 vấn đề trên Tôi quyết định đưa giải pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết nhiều năm vào thực tế đầu tư xây dựng dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển hồ, trải qua hơn một  năm thực hiện cho tới nay đã thu được hiệu quả kinh tế-xã hội khả quan.
III/Ý tưởng hình thành giải pháp:
1/Tìm biện pháp xử lý chống hạn và tưới thêm diện tích cho công trình Hồ Ia H’rung
      Qua nhiều năm và nhiều lần khảo sát địa hình, địa chất theo hướng nâng cấp (dùng đập cao su nâng cao ngưỡng tràn xả lũ để tích thêm nước, cải tạo nạo vét lòng hồ nâng cao dung tích chứa), nghiên cứu lập dự án xây dựng mới công trình khác nhưng không khả thi vì lưu vực công trình do dân phát triển diện tích canh tác nên bị bị thu hẹp, xâm chiếm lưu vực xây dựng các công trình thuỷ lợi khác phía thượng nguồn (Hồ Cỏ, đập bổi, đập dâng của dân tự xây dựng và các thành phần kinh tế không thể giải toả được). Tóm lại, tôi khẳng định không thể thực hiện được các phương án khắc phục đã đề cập nêu trên, vậy chỉ còn một phương án là tiếp nước Biển Hồ (thừa nước) về công trình Ia H’rung (thiếu nước) là hợp lý và khả thi nhất, bởi vì 2 công trình này tuy cách xa nhau (gần 20km) nhưng cùng lưu vực sông Sê San và chênh lệch độ cao giữa 2 đầu mối công trình rất lớn trên 100m và hai khu tưới của hai công trình (trên 10m)-Tuy nhiên vẫn không thực hiện được trong những năm công ty còn phải thu thuỷ lợi phí và nguồn ngân sách đầu tư cho việc kéo dài kênh tưới qua Ia H’rung của tỉnh Gia Lai rất eo hẹp.
2/Tìm biện pháp thực hiện đầu tư dự án đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ đúng tiến độ, vượt được lũ năm 2008 trong khi nền kinh tế thị trường năm 2008 và dự báo đầu năm 2009 sẽ bị suy thoái nghiêm trọng.
     Sau khi được UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ: “Làm chủ đầu tư các dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao và hoàn thiện các công trình thuỷ lợi công ty quản lý” vào năm 2003. Tôi đã chủ động hơn trong công tác nghiên cứu lập dự án đầu tư hoặc chọn nhà tư vấn thực hiện các dự án đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình có uy tín nhất, bất cứ dự án nào cũng nghiên cứu nhiều phương án, biện pháp thi công sao cho đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất cho công ty và tỉnh nhà. Trong điều kiện đấu thầu và giao thầu thi công thực hiện dự án gấp rút vượt mùa mưa lũ và sự trượt giá của vật tư, vật liệu, cước vận chuyển, thì ý tưởng đưa ra cải tiến thay đổi biện pháp thi công từ bê tông M150 đổ mái kênh tại chỗ  thành biện pháp thi công thay thế bằng bê tông tấm lát như đã trình bày ở phần trên xuất hiện và được nhiều người ủng hộ, vì vậy giải pháp thay đổi, cải tiến biện pháp thi công được hình thành và được tôi đề xuất UBND tỉnh cho phép công ty thực hiện.
Tóm lại từ hai ý tưởng cơ bản trên, Giải pháp: “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” được hình thành và đưa vào thực hiện chung trong dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ và đã thu được hiệu quả kinh tế và xã hội không nhỏ.
IV/Kết quả của giải pháp sau khi thực hiện xong dự án và thay cho lời kết:
Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” qua nhiều năm hình thành ý tưởng và 2 năm thi công thực hiện giải pháp lồng trong dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ đã thu được kết quả tổng hợp, giải quyết được các khó khăn từ nhiều năm nay công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai chưa có hướng giải quyết một cách thoả đáng và dứt điểm.
V/Hiệu quả Kinh tế-Xã hội 
1/Hiệu quả kinh tế (giá trị làm lợi)                                             15,0 tỷ đồng
a/Hồ Biển Hồ                                                                         2.626.838.391 đồng
-Tiết kiệm chi phí thi công so với dự toán: 1.636.838.391 đồng
-Tiết kiệm chi phí bù thép cho các nhà thầu và nhà nước: 1.000.000.000đồng
-Thi công đúng tiến độ vượt được lũ năm 2008, tránh được thiệt hại (không tính trước được) do lũ gây ra.
-Tiết kiệm chi phí quản lý dự án do công ty làm chủ đầu tư (thi công đúng tiến độ và vượt được lũ)
b/Hồ Ia H’rung                                                                           12.519.908.775 đồng
-Tiết kiệm chi phí chống hạn cho dân:199,84ha * 1.500.000đ/ha =  299.760.000 đồng
-Làm tăng thuỷ lợi phí cho công ty (1,5 đợt tưới):199,84ha*840.000đ/ha= 167.865.600đồng
                                                        100 ha 3 đợt tưới * 1.680.000đ/ha  = 168.000.000đồng
-Tiết kiệm chi phí đầu tư so với dân tự đầu tự khoan giếng, bơm điện và tưới bơm 100ha cà phê: (100ha * 147,4triệu/ha) – (kênh tiếp nước Ia H’rung +thiết bị cơ khí và CTTK+Đường ống D400) =14.740.000.000 đồng -  2.933.836.825 đồng = 11.766.163.175đồng
[+(1ha cà phê cần đầu tư (Khoan giếng+Máy bơm điện chìm 1 pha, Q=3,5-5m3/h và thiết bị+Hệ thống điện giếng khoan và máy bơm+100m đường ống+điện năng tiêu thụ + nhân công tưới bơm) = (126triệu+101triệu):2+29triệu+2,4 triệu+1triệu+1,5 triệu)=147,4triệu
+(kênh tiếp nước cho hồ Ia H’rung 664.554.901đ + Thiết bị cơ khí kênh và công trình trên kênh 29.526.568đ + Đường ống D400 tiếp nước kênh Ia H’rung 2.239.755.356đ)] 
-Tiết kiệm chi phí tưới tưới tự chảy so với tưới bơm: (1triệu+1,5triệu)-1,68triệu = 0,82triệuđ
(chi phí điện năng 3 đợt tưới+nhân công tưới 3 đợt = 1triệu+1,5triệu=2,5triệu và thuỷ lợi phí nộp cho công ty tưới tự chảy là 1,68 triệu đồng/ha)
-Tiết kiệm tiền đền bù giải phóng mặt bằng 0,69ha cà phê *170.000.000đ/ha(theo đơn giá của nhà nước tại thời điểm)  = 117.300.000đồng
(Ghi chú: 199,84ha cà phê kinh doanh công trình Ia H’rung từ 2001 đến 2008 công ty chỉ thực hiện tưới được 1,5 đợt BQ/3đợt yêu cầu; Sau giải pháp sẽ tưới đủ 3 đợt ngoài ra còn tưới thêm 100 ha diện tích cà phê của dân trong khu tưới của công trình Ia H’rung mà không phải đầu tư tưới bơm điện từ giếng khoan)
*Tổng giá trị làm lợi của giải pháp : 15.146.747.166 đồng ≈ 15,0 tỷ đồng
                      (2.626.838.391đ + 12.519.908.775đ= 15.146.747.166 đồng)
2/Hiệu quả Xã hội: Ngoài hiệu quả xã hội về tạo việc làm, dân sinh, lao động, môi trường sinh thái ổn định như đã trình bày trong phần mô tả giải pháp ở trên, giải pháp thực hiện còn mang lại hiệu quả thúc đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn, thúc đẩy xã hội hoá công tác thuỷ lợi, thuỷ nông trên địa bàn toàn tỉnh, khu vực Tây nguyên và toàn quốc phù hợp với xu thế đổi mới công tác quản lý tài nguyên nước (đặc biệt là tài nguyên nước ngọt) của khu vực và thế giới trong tiến trình hội nhập WTO của nước nhà.
                                                                                                     TÁC GIẢ
                                                                                               TRƯƠNG VÂN
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM GIẢI PHÁP DỰ THI
LỊCH SỬ -THÔNG SỐ KỸ THUẬT - HẠN CHẾ CỦA CÔNG TRÌNH
HỒ CHỨA THUỶ LỢI BIỂN HỒ VÀ HỒ CHỨA THUỶ LỢI IA H’RUNG
 
1/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình:
*Hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ (Thuộc địa phận xã Biển hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là công trình cấp 4, được khởi công xây dựng từ năm 1978, (chặn dòng suối IaRơ Nhing là nhánh tả ngạn của sông Ia Krông PôKô thuộc lưu vực thượng sông Sê San chảy về sông MêKông), nằm cạnh hồ thiên nhiên Biển Hồ (hồ trên miệng núi lửa), cách thành phố Pleiku 10km về phía Bắc, hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng năm 1983, có dung tích hữu ích 28,5 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường (dung tích toàn bộ) 42 triệu m3, Dung tích chết: 13,5 triệu m3, diện tích lưu vực 38 km2 (Nếu tính cả hồ thiên nhiên lưu vực là 40,5km2), diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường): 250 ha;  Đập đất dài 210 m, cao 21m, đỉnh đập rộng 5,5m, cao trình đỉnh đập 748m, cao trình mực nước dâng bình thường 745m, cao trình mực nước dâng gia cường 746m, cao trình mực nước chết 738m, kênh thông hồ lộ thiên, cao trình đáy kênh 735m, chiều rộng đáy kên 5m, dài 50m; Tràn xả lũ nằm ở phía Hồ thiên tạo xả lũ xuống suối Ia Nhinh, cao trình đỉnh ngưỡng tràn 745, hình thức xả lũ tự do, cột nước tràn max 1,47m, chiều rộng tràn 18m, lưu lượng xả lũ theo thiết kế 51m3/s; Cống lấy nước đặt trong thân đập gồm một lỗ, kích thức BxH=(1,2mx1,4m) bê tông cốt thép dài 70m, cao trình đáy cống 735,5, lưu lượng nước qua cống bình quân 3m3/s (xả lũ 10m3/s), năng lực tưới theo thiết kế (2 Giai đoạn I &II): 4.500ha, hiện mới thi công giai đoạn I năng lực tưới là 2.300ha, Nước từ cống được đưa xuống 9km suối Ia Nhinh chảy về Đập dâng Ia Sao (dài 20m, cao 5m, cao trình đỉnh đập 700m, cống lấy nước lộ thiên rộng 2m, lưu lượng nước qua cống 2,8m3/s Hệ thống kênh: Kênh chính dài 12,788km, năng lực tải nước 2,8m3/s và hệ thống kênh cấp 1, cấp 2 tuới phủ toàn bộ diện tích tự chảy trong khu tưới Ia Sao với năng lực tưới theo thiết kế 2.300ha  Cao  trình khu tưới tự chảy bình quân 600m.
Vị trí công trình: Lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính xã thuộc Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, xã Biển Hồ thành phố Pleiku, phường Yên Thế, thành phố Pleiku. Lòng hồ Biển Hồ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Tây Trường sơn. Đập dâng Ia sao, hệ thống kênh và khu tưới Ia sao thuộc địa giới hành chính các xã huyện Ia Gia, tỉnh Gia Lai. 
*Hồ chứa thuỷ lợi Ia H’rung (Xã Ia H’rung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai)
là công trình cấp 4, được khởi công xây dựng từ năm 1976, chặn dòng (suối Ia H’rung thuộc lưu vực thượng nguồn sông Sê San chảy về sông MêKông, chiều dài suối đến vị trí công trình 9km) hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1977, có dung tích hữu ích 1,58 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường (dung tích toàn bộ) 2,09 triệu m3, Dung tích chết: 0,51 triệu m2, diện tích lưu vực 18 km2 diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường): 40 ha; Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng gia cường: 60ha,  Đập đất (đồng chất) dài 206 m, cao 14m, đỉnh đập rộng 3,5m, cao trình đỉnh đập 632m, cao trình mực nước dâng bình thường 629,7m, cao trình mực nước dâng gia cường 630,6m, cao trình mực nước chết 622,5m; Tràn xả lũ nằm ở phía hữu đập đất theo hướng nhìn về phía lòng hồ xả lũ xuống suối Ia H’rung, cao trình đỉnh ngưỡng tràn 629,7m, chiều rộng tràn 26,7m, lưu lượng xả lũ theo thiết kế 76m3/s; Cống lấy nước (phía hữu đập) D = 80cm, cao trình đáy ngưỡng cống 620,7m, lưu lượng nước qua cống bình quân 0,5m3/s, năng lực tưới theo thiết kế ban đầu: 500ha, thực hiện tưới cao nhất năm 2001: 210ha (trong đó có 10ha lúa nước) Hệ thống kênh: Kênh chính dài 5km, năng lực tải nước 0,5m3/s, đã thực hiện bê tông hoá 3,5km từ năm 2003 (giá trị thực hiện 1,740 tỷ đồng), hệ thống kênh nhánh 10km
 
 2/ Nhiệm vụ của công trình:
*Công trình Biển Hồ
+Cấp nước tưới đợt I (tự chảy) cho 2.300ha, đợt II (2.200ha bơm), cả hai giai đoạn 4.500ha
+Bổ sung nước cho Hồ thiên tạo cấp nước sinh hoạt cho thành phố phố Pleku
*Công trình Ia H’rung
+Cấp nước tưới theo thiết cho 500ha lúa 2 vụ kể cả hoa màu (hoặc 250ha lúa/vụ+hoa màu)
+Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản
  3/Một số hạn chế:
*Công trình Biển Hồ
+Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình không thiết kế Tràn xả lũ bên phía hồ thuỷ lợi mà thiết kế tràn bên phía hồ Thiên tạo Biển Hồ xả nước xuống suối Ia Nhinh nên hàng năm hay gây lụt cho đồng bào sản xuất ven suối Ia Nhinh  
+Thiết kế cống lấy nước chảy xuống 9km suối Ia Nhinh sau đó mới chặn lại bằng Đập dâng Ia Sao rồi điều tiết vào 12km kênh chính và kênh cấp 1, 2 bằng đất nên gây tổn thất nước lớn trong suốt quá trình tưới phục vụ sản xuất.
+Trải qua trên 25 năm từ 1983 đến 2008 đồng bào dân tộc địa phương sống ven suối Ia Nhinh xâm lấn hai bên bờ suối để canh tác nên diện tích mặt suối cũng như mặt cắt của suối bị biến dạng và thu hẹp nên năng lực tải nước ngày càng bị hạn chế.
+Việc tuyên tuyền, phổ biến Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Nghị đinh 140 về xử lý vi phạm hành lang chỉ giới công trình chưa thật sâu rộng cho đồng bào dân tộc địa phương trong vùng hưởng lợi từ nguồn nước của công trình.
+Tuy thiết kế xây dựng công trình 2 giai đoạn nhưng Nhà nước chỉ xây dựng giai đoạn I  đưa vào sử dụng năm 1983 và dừng lại cho đến ngày nay
*Công trình Ia H’rung:
+Lưu vực 18km2 và 9km suối Ia H’rung trải qua trên 30 năm quản lý, khai thác bị các thành phần kinh tế khác, cũng như chính quyền địa phương cho xây dựng thêm hồ chứa và đập dâng tưới cho một số diện tích cà phê phía thượng nguồn nên lưu vực bị thu hẹp lại, chỉ còn khoảng 8km2, lòng hồ bị bồi lắng dẫn  đến hồ Ia H’rung hàng năm tích không đủ nước để phục vụ tưới cho (199.84ha) ≈ 200ha cà phê và 10ha lúa nước (cà phê chỉ tưới được 1,5 đợt/ 3đợt) Mặc dù năm 1996 UBND tỉnh đã nâng cấp (áp trúc đập, bê tông mái thượng lưu, sửa chữa lớn và nâng cấp tràn xả lũ), trên 100ha cà phê còn lại của dân phải tự bơm suối và đào giếng.
+Khu vực Ia H’rung không thể xây dựng thêm công trình thuỷ lợi để đáp ứng được các nhu cầu trên.
 4/ Hiệu quả của công trình.
*Công trình Biển Hồ
-Từ 1983 đến trước khi có dự án nâng cấp 2007
+1.569,21ha (Ia Sao)+159,21ha (Biển hồ) = 1.728,42ha
+Cấp nước bổ sung cho hồ thiên tạo cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Pleiku 3,5 triệu m3/năm xấp xỉ 9.600m3/ngày đêm
*Công trình Ia H’rung:
-Từ 1977 đến trước khi có dự án nâng cấp 1996: 100ha
-Từ 1997 đến 2008: tăng dần do sửa chữa và bê tông hoá kênh chính: 210ha (10ha lúa). trong đó 1997 đến 2001 tưới đủ 3 đợt, từ 2001 đến nay chỉ tưới được từ 1,5 đến 2 đợt và thường xuyên phải chống hạn vụ đông xuân.
-Diện tích canh tác năm 2008: 149,84ha chỉ tưới được từ 1,5 đến 2 đợt
5/Các thông số cơ bản của hồ chứa thuỷ lợi Biển hồ sau khi hoàn thành dự án đầu tư nâng cấp năm 2009 trong đó có áp dụng giải pháp dự thi:
5.1/Hồ chứa
+ Cao trình MNDBT                            : + 745,00m
+ Cao trình MNDGC thiết kế P=1%    : + 746,47m
+ Cao trình MNDGC kiểm tra P=0,2%: + 746,71m
+ Cao trình MNC                                  : + 738,00m
+ Dung tích toàn bộ                              : 42,00 x 106m3
+ Dung tích hữu ích                              : 28,50 x 106m3
+ Dung tích chết                                   : 13,50 x 106m3
+ Hệ số sử dụng dòng chảy a = 0,84
+ Hệ số dung tích b= 0,69
+ Chế độ làm việc của hồ chứa: điều tiết nhiều năm.
5.2/Đập đất:
+ Cao trình đỉnh đập                      : +748,30m
+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng : +749,00m
+ Chiều rộng đỉnh đập                   :       5,50m
+ Chiều dài đỉnh đập                     : L=280,00m
+ Chiều cao đập max                     : Hmax= 24,00m
+ Độ dốc mái thượng hạ lưu đập  : mt =4,0; mh = 3,35 và 3,5
+ Hình thức kết cấu đập: Đập đất đồng chất + gia tải hạ lưu.
5.3/Tràn xả lũ: Nằm ở Hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) do hai nối thông nhau bởi kênh thông hồ
- Cao trình ngưỡng tràn             : +745,00m
- Cao trình đỉnh đập không tràn: + 748,30m
- Cột nước tràn max                  :        1,47m
- Chiều rộng tràn                       :     18,00m
- Lưu lượng thiết kế tràn P=1%:      51,00m3/s
- Lưu lượng max ứng với P = 0,2%  64m3/s
 
5.4/Cống lấy nước:
- Cao trình ngưỡng cống : +736,14m
- Lưu lượng thiết kế cống: 3,00m3/s
- Khẩu diện cống             : (1,00x1,25)m2
- Chiều dài cống              : 70,00m
- Cao trình đầu dốc nước : +735,50m
- Cao trình cuối dốc nước: +730,49
- Chiều dài dốc nước       :50,10m
- Độc dốc dốc nước         : 10%
- Chế độ chảy trong cống: không áp
5.5/Đường quản lý cụm đầu mối: Từ quốc lộ 14 đến cầu treo-(Đường Lê Văn Sỹ)
- Chiều rộng mặt đường:        5,50m
- Chiều rộng nền đường:        7,50m
- Chiều dài đường         : 1.927,00m
- Kết cấu đường: nền đường đá dăm (4x6) dày 15cm, mặt đường đá dăm dày 10cm láng nhựa tiêu chuẩn 6kg/m2.
5.6/Đập dâng Ia Sao:
- Cao trình đỉnh ngưỡng tràn     : +705,97m
- Cao trình đỉnh đập không tràn : +708,7m
- Chiều rộng ngưỡng tràn          : 19,9m
- Cột nước tràn                           : 2,27m
- Cao trình ngưỡng cửa xả sâu   : +704,47m
- Khẩu diện cửa xả sâu               : 2 x (1,5x1,5)m
- Lưu lượng thiết kế tràn            : P =2%: 161m3/s
- Cao trình đáy sân tiêu năng     : +704,10m
5.7/Kênh chính Ia Sao: Từ K0 đến  K12+788,5 (chiều dài kênh 12,7885km)
-Từ K0 – K7+586 Bê tông tấm lát (thay thế bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 7cm)
-Từ K0 đến K12+788,5 Giữ nguyên hiện trạng
-Hệ số mái: 1,5
-Lưu lượng thiết kế kênh từ 1,8-1,1m3/s
5.8/Công trình trên kênh chính Ia Sao
-Sửa chữa và tháo dỡ làm mới: 56 công trình (xem chi tiết trongTK Bổ sung)
5.9/Kênh Cấp I-N14 (Ống tiếp nước cho kênh chính hồ chứa thuỷ lợi Ia H’rung)
-Chiều dài ống: 2,32km
-Đường kính ống: 0,40m
-Kết cấu ống: Thép dàu 4mm
-Lưu lượng thiết kế: 0,12m3/s
-Diện tích tưới: 100ha
* Diện tích tưới: 3.310ha (tăng 300ha)
*Lượng cấp nước sinh hoạt cho hồ thiên tạo Biển hồ tăng thêm: 3.460.000m3/năm
*Hiệu quả của công trình sau khi dự án hoàn thành và giải pháp được áp dụng.
*Công trình Biển Hồ
+1.569,21ha (Ia Sao)+159,21ha (Biển hồ) = 1.728,42ha + 300ha (tăng thêm) = 2.028,42ha
+Cấp nước bổ sung cho hồ thiên tạo cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Pleiku 19.000m3/ngày đêm
*Công trình Ia H’rung:
-Dự kiến từ sau khi có kênh tiếp nước từ công trình Biền Hồ: 210ha (200ha cà phê+10ha lúa nước) tưới đủ 3 đợt và tưới thêm cho dân khoảng 100ha cà phê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét