Trang

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

60 câu hỏi và đáp án ôn thi sát hạch kỹ sư tại chức chuyên ngành nuôi trồng thủy sản

60 câu hỏi và đáp án
ôn thi sát hạch kỹ sư tại chức chuyên ngành nuôi trồng thủy sản

Câu 1: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 1
Đáp án:
A. Hiểu biết:
- Đại cương tập tính sinh sống của các loài cá nuôi ở địa phương.
- Hiểu đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất cá giống.
- Nắm được tên gọi các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và kỹ thuật bảo quản thông thường.
B. Làm được:
- Làm được những công việc phụ trợ do cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao chỉ dẫn.
- Bảo quản được các công cụ sản xuất.
- Cho cá ăn, tháo mở cống lấy nước, làm vệ sinh sàn ăn.
Câu 2: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 2
Đáp án:
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
A. Hiểu biết:
- Phân biệt được các loài cá nuôi phổ biến ở địa phương (cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, chép rôhu, maigal, rô phi, cá trê, cá tra, cá mè vinh...).
- Nắm được đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nuôi ở địa phương (cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi, trê, rô hu, maigal, cá tra, mè vinh,...).
- Đo độ trong, nhiệt độ, độ pH.
- Hiểu tính năng, cách sử dụng các trang, thiết bị dụng cụ trong xí nghiệp.
- Đặc điểm sinh sản các loài cá nuôi; Một số loại kích dục tố; Một số thuốc phòng trị bệnh.
B. Làm được:
- Tẩy dọn ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương cá giống. Làm vệ sinh bể đẻ, bể ấp và các dụng cụ trong trại.
- Đánh bắt, tuyển chọn, vận chuyển cá bố mẹ.
- Cho cá ăn, theo dõi kiểm tra, quản lý ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá bột, cá giống.
- Sử dụng máy bơm nước loại thông dụng bằng điện, điezel.
- Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ. Thu trứng, thu cá bộ, đếm cá và vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng các loại lưới đánh cá, bảo quản và sửa chữa lưới.
Câu 3: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 3
Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
A. Hiểu biết:
- Đại cương về đời sống của các loài cá nuôi.
- Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, quy trình sản xuất cá giống.
- Tác dụng của việc tẩy dọn ao, thay nước, làm vệ sinh dụng cụ sản xuất trong trại.
- Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho đẻ.
- Vai trò và tác dụng của các loại kích dục tố.
- Vai trò, tác dụng của các loại thức ăn nuôi vỗ.
B. Làm được:
- Thành thạo công việc tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho cá đẻ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Lấy, bảo quản, sử dụng não thuỳ và các loại kích dục tố bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêm cá, vận hành bể đẻ và cho đẻ nhân tạo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Ương cá bột, cá hương, cá giống.
Câu 4: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 4
Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
A. Hiểu biết:
- Đặc điểm cơ bản về sinh trưởng; sinh sản các loài cá nuôi ở địa phương.
- Vai trò, tác dụng của các loại thức ăn (tự nhiên, nhân tạo).
- ý nghĩa của tẩy dọn ao, bón phân gây mầu nước ao...; Các giải pháp thay nước kích thích, luyện cá...
B. Làm được:
- Tính toán được nhu cầu khối lượng và chất lượng thức ăn cho từng loài cá bố mẹ theo từng giai đoạn nuôi vỗ.
- Tính toán liều lượng, kích dục tố cho từng loài cá, từng đợt tiêm theo quy trình phát dục của cá.
- Tính toán nhu cầu cá bố mẹ để sản xuất đủ số lượng, cá bột theo yêu cầu sản xuất.
- Tính toán nhu cầu phân bón, thức ăn hàng ngày và cả quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ.
Câu 5: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 5
Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
A. Hiểu biết:
- Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thông thường trên cá bố mẹ, cá hương, cá giống và một số biện pháp phòng trị.
- Cơ sở khoa học của quy trình nuôi vỗ, sản xuất cá bột, ương cá hương, ương cá giống.
- Các phương pháp vận chuyển cá giống trong túi kín có ô-xy và vận chuyển hở.
B. Làm được:
- Thành thạo các thao tác trong quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp trứng, ương cá bột, cá hương, cá giống.
- Thành thạo thao tác thụ tinh nhân tạo cho các loài cá.
- Thành thạo đong đếm cá bột, cá hương, cá giống. Đóng túi vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống, cá bộ mẹ trong dụng cụ kín có bơm ô-xy và vận chuyển hở.
- Phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời các bệnh thông thường như nấm thuỷ mi, đốm đỏ, trùng mỏ neo, trùng bánh xe...
Câu 6: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 6
Đáp án: Công nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
A. Hiểu biết:
- Đặc điểm cơ bản về sinh trưởng, sinh sản, một số loài đặc sản (ba ba, ếch, lươn, cá quả).
- ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, độ trong... Đến kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp ương cá bột, cá hương, cá giống.
- Tiêu chuẩn cá bố mẹ, cá bột, cá hương, cá giống.
- Biết tính toán nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho nhiệm vụ sản xuất một trại giống.
- Nội dung tổng kết các kinh chuyên môn trong một tổ hoặc một trại sản xuất.
B. Làm được:
- Thành thạo tất cả các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp trứng, ương nuôi cá hương, cá giống, vận chuyển, phòng trị bệnh.
- Lập kế hoạch sản xuất giống cho một trại sản xuất quy mô nhỏ (1-2ha).
- Dự trù nguyên, nhiên vật liệu, kinh phí cho sản xuất giống, ương cá hương, cá giống của một trại giống.
- Kiểm tra, xử lý giải quyết được sự cố kỹ thuật thông thường trong các khâu ở trại giống.
- Tổng kết được những kinh nghiệm chuyên môn để phổ biến áp dụng trong đơn vị.
Câu 7: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 1:
Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 1:
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết được các loài cá nuôi nước ngọt chủ yếu ở địa phương.
2. Ðặc điểm để phân biệt cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.
3. Các loại hình nuôi cá nước ngọt (nuôi cá trong ao, hồ, ruộng ...)
b) Làm được :
1. Làm được các công việc lao động giản đơn như : đào đắp đất tu sửa bờ ao, mương máng; đóng mở cống lấy, hoặc tháo nước; cho cá ăn, kéo lưới, chuyển cá trong trại nuôi ...
2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi như : tẩy ao, diệt tạp, bón phân, lấy nước vào ao gây màu nước ...
3. Chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu công việc cần làm trong ngày. Bảo quản được ngư cụ sau khi sử dụng.
Câu 8: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 2:
Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết
1. Khái quát tập tính sống của một số loài cá nuôi chủ yếu hiện nay ở địa phương.
2. Ðặc điểm, cấu trúc và yêu cầu của ao, hồ nuôi cá.
3. Những khái niệm cơ bản về một số yếu tố của môi trường nước như : độ trong, nhiệt độ, độ pH ... trong kỹ thuật nuôi cá.
4. Các biện pháp cải tạo ao trước khi nuôi cá. Tác dụng của vôi bột, một số loại thuốc diệt tạp và các loại phân bón trong việc cải tạo ao.
5. Nội dung công việc chủ yếu trong quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
b) Làm được :
1. Chủ động làm được các công việc đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị ao, hồ nuôi cá. Tính được lượng vôi, phân bón cần thiết để cải tạo ao, hồ.
2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật các công việc như : quấy đảo ao nuôi; ép, luyện cá giống trước khi vận chuyển.
3. Phát hiện được bờ ao rò rỉ, tổ chức sửa chưũa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Câu 9: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 3:
Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ðặc điểm cơ bản về sinh trưởng của các loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.
2. Vai trò, tác dụng của thức ăn; các loại thức ăn đối với cá nuôi nước ngọt.
3. Tập tính ăn của các loài cá nuôi ở các giai đoạn bột, hương, giống và trưởng thành.
4. Yêu cầu kỹ thuật của một ao, hồ nuôi cá đạt năng suất cao.
5. Tiêu chuẩn phân loại chất lượng cá giống, cá thương phẩm.
6. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống.
b) Làm được :
1. Thành thạo các công việc trong quy trình nuôi như : ương cá giống, nuôi cá thịt, nuôi đơn, nuôi ghép ...
2. Biết sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ, thức ăn tinh phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cá nuôi.
3. Chủ động tổ chức được và thành thạo các công việc như : kéo lưới bắt cá, cân đo đong đếm cá hương, cá giống ...
4. Sử dụng và bảo quản tốt các loại ngư cụ chuyên dung; vá được lưới rách đơn giản.
5. Biết sử dụng và bảo quản máy bơm nước phục vụ ao nuôi.
6. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên, tham gia vận chuyển cá giống bằng các loại dụng cụ (thúng sơn, bạt, nilông bơm ôxy ...) và phương tiện (xe đạp, ôtô, tàu hoả, máy bay ...).
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Câu 10: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 4:
Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những kiến thức cơ bản về cấu tạo và sinh thái một số loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.
2. Các yếu tố lý, hoá, sinh vật học chủ yếu của môi trường nước ao nuôi. Mối quan hệ giữa môi trường nước với đời sống của các đối tượng nuôi.
3. Mùa vụ sinh sản của một số loài cá nuôi chủ yếu.
4. Sự biến động và phát triển của sinh vật phù du ảnh hưởng tới chất lượng nước (tốt, hoặc xấu) liên quan đến đời sống của các loài cá nuôi.
b) Làm được :
1. Vận chuyển cá giống thành thạo bằng các loại dụng cụ và phương tiện vận chuyển.
2. Thành thạo công việc lựa chọn cá giống theo quy cỡ; tính toán được mật độ cá giống để thả nuôi.
3. Ðiều chỉnh được màu nước của ao nuôi. Tính được khối lượng thức ăn hợp lý hằng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng nuôi.
4. Thành thạo các công viềc quản lý, chăm sóc ao nuôi cá. Phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý các hiện tượng bất thường của ao nuôi : cá nổi đầu, cá có dấu hiệu bị mắc bệnh, chất lượng nước ao biến động ...
5. Lắp ráp được vợt vớt cá; vá được các tấm lưới rách phức tạp.
6. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Câu 11: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 5:
Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
2.Quan hệ tương hỗ giữa các loài cá nuôi; cơ cấu hợp lý đàn cá nuôi trong ao, hồ.
3. Triệu chứng, tác nhân gây bệnh một số loài bệnh thường gặp và sự lây lan bệnh đối với nghề nuôi cá nước ngọt.
4. Tác dụng của một số loại thuốc phòng, trị bệnh cho cá nuôi.
5. Kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Chủ động tổ chức và chỉ đạo được công tác vận chuyển cá giống (bố trí nhân lực, tính toán mật độ cho từng loại dụng cụ, bơm ôxy, bảo quản trên đường ...).
2. Phát hiện và phân biệt được các loại bệnh thường xẩy ra trong ao, hồ nuôi. Thành thạo thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi.
3. Kiểm tra định kỳ, xác định được tốc độ sinh trưởng của cá nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về mật độ cá nuôi và khối lượng thức ăn hằng ngày.
4. Thao tác thành thạo xác định một số yếu tố môi trường như : độ pH, độ trong, nhiệt độ ...
5. Lắp ráp được giềng phao, giềng chì một tấm lưới cá hương, cá giống.
6. Có năng lực tổ chức, quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bấc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Câu 12: Anh (hay chị) hãy trình bày hiểu biết và những việc phải làm được của công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 6:
Đáp án: Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Khái quát về hệ sinh thái nước ngọt; chuỗi thức ăn trong vùng nước ao, hồ nuôi cá.
2. ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.
3. ảnh hưởng của môi trường đến sự sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.
3. Nắm vững các quy trình kỹ thuật về nuôi cá nước ngọt và có thể đánh giá được hiệu quả của từng khâu trong quá trình sản xuất. Biết sơ bộ quy trình cho cá đẻ nhân tạo.
4. Nắm chắc thị trường con giống và cá thương phẩm, để cân đối về lượng cũng như thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp.
5. Các tính toán hiệu quả kinh tế của một vụ, một năm sản xuất của cơ sở.
6. Những khái niệm cơ bản để lưu giữ đàn cá thuần chủng, đảm bảo giống nuôi không bị thoái hoá.
7. Nắm được kiến thức về tổ chức, quản lý một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận dụng thành thạo các biện pháp kỹ thuật, linh hoạt trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi để phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
2. Ðánh giá được hiệu quả kinh tế một vụ, hoặc một năm sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng được các phương án sản xuất hằng năm cho cơ sở.
3.Tổng kết được kinh nghiệm; phát huy các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Ðồng thời, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cá nuôi và hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá.
4. Có khả năng tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm, phụ giúp thành thạo công việc lai tạo giống cá, xử lý chuyển đổi giới tính cá rô phi ..
5. Biết lắp ráp hoàn chỉnh một vàng lưới cá hương, cá giống, cá thịt.
6. đủ năng lực phụ trách công tác kỹ thuật, hoặc quản lý tốt một đội sản xuất (hoặc trại sản xuất, hoặc đơn vị tương đương).
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Câu 13: Anh (hay chị) hãy trình bày chuẩn kiến thức và chuẩn kỹ năng của Kỹ sư nuôi trồng thủy sản:
Đáp án:
1/Chuẩn kiến thức: Trình bày được các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.
+Kiến thức cơ sở ngành: Hình thái và phân loại thủy sinh vật; Sinh học và sinh thái học của thủy sinh vật; Môi trường ao nuôi thủy sản và thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học
+Kiến thức chuyên ngành: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi các loài thủy sản nước ngọt và lợ có giá trị kinh tế; Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Quản lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực thủy sản
2/ Chuẩn kỹ năng
+Thành thạo về kỹ thuật sản xuất giống và thực hành tốt kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá kinh tế (cá Tra, cá đồng), tôm (Sú, tôm càng xanh); và Cua biển.
+Quản lý và vận hành cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ lĩnh vực thủy sản,...
+Chẩn đoán và phòng trị được một số bệnh phổ biến trên tôm/cá nuôi và quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản
+Làm việc độc lập và nhóm, xây dựng đề cương/đề án, thực hiện nghiên cứu
+Trình độ tiếng Anh và tin học từ chứng chỉ B trở lên
+Có kiến thức và khả năng về nghiên cứu khoa học
+Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh.
Câu 14: Anh (hay chị) hãy trình bày những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án:Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản
            1. Khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.
            2. Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thủy sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.
            3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn.
            4. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thủy sản.
            5. Khai thác thủy sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép.
            6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thủy sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác.
            7. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
            8. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
            9. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
            10. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.
            11. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
            12. Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Thủy sản cho phép và các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.
            13. Nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thủy sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành, nghề khác.
            14. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thủy sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản.
            15. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên.
            16. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh.
            17. Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác; thủy sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch; thủy sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
            18. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thủy sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 15: Anh (hay chị) hãy trình bày về quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án:
            1. Khai thác thủy sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
            2. Ðược cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thủy sản, thông tin về hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thủy sản.
            3. Ðược Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thủy sản.
            4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 16: Anh (hay chị) hãy trình bày về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án:
            1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
            2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
            3. Ðánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thủy sản.
            4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
            5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
            6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.
            7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
            8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 17: Anh (hay chị) hãy trình bày về Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án:Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
            1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đã được Chính phủ phê duyệt.
            2. Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi cả nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
            Căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thủy sản.
            Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản trong phạm vi quản lý của mình để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
            3. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản phải do cơ quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định.
Câu 18: Anh (hay chị) hãy trình bày về Ðiều kiện nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án: Ðiều kiện nuôi trồng thủy sản
            1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải có các điều kiện sau đây :
            a/ Ðịa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch;
            b/ Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
            c/ Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về thú y.
            2. Bộ Thủy sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản theo phương thức bán thâm canh, thâm canh đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 19: Anh (hay chị) hãy trình bày về Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án: Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
            1. Ðược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.
            2. Ðược Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng,quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
            3. Ðược cơ quan chuyên ngành thủy sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thủy sản, thông báo về tình hình môi trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản.
Câu 20: Anh (hay chị) hãy trình bày về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án:  Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thống kê.
4. Giao lại đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 21: Anh (hay chị) hãy trình bày về Giống thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án: Giống thủy sản
1. Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản phải bảo đảm chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải bảo đảm sản xuất giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành.
3. Giống thủy sản mới, giống thủy sản lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ Thủy sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thủy sản quý hiếm, tạo giống thủy sản mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống thủy sản quốc gia. Bộ Thủy sản phối hơp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng giống thủy sản ở các cơ sở sản xuất giống.
Câu 22: Anh (hay chị) hãy trình bày về Thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Luật thủy sản 2003)
Đáp án: Thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu chuyên ngành thủy sản phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hóa, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu chuyên ngành thủy sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ Thủy sản.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải có đủ kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải tuân theo các quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Bộ Thủy sản có trách nhiệm :
a/ Công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thủy sản;
b/ Quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản;
c/ Công bố danh mục thuốc, hóa chất được dùng trong nuôi trồng thủy sản; cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Câu 23: Anh (hay chị) hãy trình bày về Kích thước tối thiểu của các loài thủy sản nước ngọt kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác, đánh bắt
Đáp án:
Kích thước tối thiểu tính từ mõm đến chẽ vây đuôi của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác đánh bắt trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực hiện theo quy định tại Phụ lục Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số 07 khích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác đánh bắt của Thông tư số 02/2006/TT-BTS kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:
STTTên Việt NamTên khoa họcChiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đánh bắt (mm)
1
Tôm Càng xanh (Tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi)Macrobrachium rosenbergii
100
2
Cá ChépCyprinus carpio
150
3
Cá Sỉnh gaiOnychostoma laticeps
200
4
Cá HoảLabeo tonkinensis
430
5
Cá Rằm xanh (loà)Bangana lemassoni
130
6
Cá TrôiCirrhina molitorella
220
7
Cá Chày đấtSpinibarbus hollandi
150
8
Cá BỗngSpinibarbichthys denticulatus
400
9
Cá Trắm đenMylopharyngodon piceus
400
10
Cá Trắm cỏCtenopharyngodon idellus
450
11
Cá Mè trắngHypophthalmichthys molitrix
300
12
LươnMonopterus albus
360
13
Cá ChiênBagarius rutilus
450
14
Cá ViềnMegalobrama terminalis
230
15
Cá TraPangasianodonhypophthalmus
300
16
Cá Bông (cá Lóc bông)Channa micropeltes
380
17
Cá Trê vàngClarias macrocephalus
200
18
Cá Trê trắngClarias batrachus
200
19
Cá Sặt rằnTrichogaster pectoralis
100
20
Cá duồngCirrhinus microlepis
170
21
Cá CócCyclocheilichthys enoplos
200
22
Cá DầyCyprinus centralus
160
23
Cá SỉnhOnychostoma gerlachi
210
24
Cá Chát trắngAcrossochellus krempfi
200
25
Cá He vàngBarbonymus altus
100
26
Cá Ngão gùErythroculter recurvirostris
260
27
Cá Chày mắt đỏSqualiobalbus curriculus
170
28
Cá Ngựa namHampala marolepidota
180
29
Cá NgạnhCranogalnis sinensis
210
30
Cá Rô đồngAnabas testudineus
80
31
Cá Chạch sôngMastacembelus armatus
200
32
Cá Lóc (cá Quả)Channa striata
220
33
Cá Linh ốngCirrhinus siamensis
50
34
Cá Mè vinhBarbonymus gonionotus
100
35
Cá Bống tượngOxyeleotris marmorata
200
36
Cá Thát látNotopterus notopterus
200
37
Cá ChàiLeptobarbus hoevenii
200
38
Cá Lăng chấmHemibargrus guttatus
560
39
Cá Lăng đen (Quất)Hemibargrus pluriradiatus
500
40
Cá Chình hoaAnguilla marmorata
500
41
Cá NhưngCarassioides cantonensis
150
Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 15% sản lượng thuỷ sản khai thác đánh bắt được (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệ bình quân).
Câu 24: Anh (hay chị) hãy trình bày về Danh mục các loài thủy sản nước ngọt bị cấm khai thác đánh bắt.
Đáp án: Danh mục các loài thủy sản nước ngọt bị cấm khai thác đánh bắt thực hiện theo quy định tại Phụ lục Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 về những đối tượng bị cấm khai thác đánh bắt của Thông tư số 02/2006/TT-BTS kèm theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:
STT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
1
Cá cháy
Tenualosa toli
2
Cá Chình mun
Anguilla bicolor pacifica
3
Cá Anh vũ
Semilabeo notabilis
4
Cá Tra dầu
Pangasianodon gigas
5
Cá Chìa vôi sông
Proteracanthus sarissophorus
6
Cá vồ cờ
Pangasius sanitwongsei
Câu 25: Anh (hay chị) hãy trình bày về kích thước mắt lưới của các loại ngư cụ được phép sử dụng trong khai thác thủy sản
Đáp án:
     Sử dụng ngư cụ khai thác đánh bắt thuỷ sản nước ngọt có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định thực hiện theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản. Cụ thể như sau:
TT
Các loại ngư cụ
Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn
1
Lưới vây (lưới giựt, bao cá...)
18
2
Lưới kéo (thủ công, cơ giới)
20
3
Lưới kéo cá cơm
10
4
Lưới rê (lưới bén...)
Lưới rê (cá cơm)
Lưới rê (cá linh)
40
10
15
5
Vó (càng, gạt...)
20
6
Chài các loại
15
7
Đăng
18
8
Đáy
18
Câu 26: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Trắm
Đáp án:
-Cá trắm thích sống trong môi trường nước sạch, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng nước dưới trong ao.
-Cá thích sống trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên có thể sống được trong môi trường nước lợ độ mặn đến 9%0.
-Cá trưởng thành ăn thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại:
+ Cá các loại ở trên cạn và dưới nước.
+ Các loại rong, bèo ở dưới nước.
+ Các loại lá cây như: lá chuối, lá sắn, lá ngô.
Ngoài ra cá có thể ăn các loại thức ăn tinh như:
+ Các loại bột như: bột sắn, bột ngô, bột cám.
+ Các loại hạt, củ, lúa, ngô, khoai, sắn và thức ăn viên tổng hợp.
Cá có kích cỡ từ 2 - 3cm trở lên có thể ăn bèo tấm, bèo cám. Cá từ 8 - 10cm trở lên có thể ăn rong cá trực tiếp.
Cá trắm cá có khả năng tăng trọng khá nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1,5 - 2kg/con.
Khả năng sinh sản: cá trắm cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cá trắm cá không đẻ tự nhiên trong ao mà chỉ đẻ trong điều kiện nhân tạo.
Cá trắm cá thường được chọn làm đối tượng nuôi chính.
Câu 27: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Chép
Đáp án:
-Cá chép thích sống ở tầng đáy và tầng giữa. thức ăn chính là các loài động vật đáy gồm: các loại giun, các loại ốc, giáp xác, côn trùng.
-Cá chép còn ăn thức ăn tinh như:
+ Các loại bột: bột sắn, bột ngô, cám.
+ Các loại hạt: thóc, ngô và thức ăn tổng hợp.
Cá chép tăng trọng tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con.
Khả năng sinh sản: cá chép 1 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá có khả năng đẻ tự nhiên trong ao nuôi khi gặp điều kiện thích hợp.
Cá chép vẫn thường được sử dụng để làm đối tượng nuôi ghép với cá khác ở trong ao.
Câu 28: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Mè Trắng
Đáp án:
-Cá mè trắng thích sống ở vùng nước tĩnh, cá sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa.
-Thức ăn của cá mè trắng là sinh vật phù du mà thực vật phù du là chủ yếu (chiếm 60 - 70%). Sau khi nở 3 - 4 ngày ăn chủ yếu là động vật phù du và luân trùng, cá đạt 2,5 - 3cm trở lên ăn thực vật phù du là chính như cá trưởng thành.
-Cá mè trắng có khả năng tăng trọng tương dối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1 - 1,5kg/con.
Khả năng sinh sản: cá mè trắng cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cũng như cá trắm cá, cá mè trắng không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà phải cho đẻ nhân tạo để lấy giống.
Cá mè trắng thường được sử dụng làm đối tượng nuôi chính.
Câu 29: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Mè Hoa
Đáp án:
Cá mè hoa thích sống ở tầng nước mặt và tầng giữa. thức ăn là sinh vật phù du nhưng ngược lại với cá mè trắng, cá mè hoa ăn chủ yếu là động vật phù du (chiếm 60 - 70%).
Khả năng tăng trọng của cá mè hoa nhanh hơn cá mè trắng, nuôi trong ao 1 năm tuổi có thể đạt 1 - 2kg/con nếu thức ăn đầy đủ.
Khả năng sinh sản: cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà chỉ sinh sản nhân tạo.
Do phổ thức ăn của cá mè hoa hẹp nên không sử dụng làm đối tượng nuôi chính mà chỉ ghép với các loại cá khác.
Câu 30: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Rô Phi
Đáp án:
Cá rô phi là loại cá dể nuôi và phổ biến, cá sống được trong môi trường nước ngọt và nước mặn.
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng là thực vật, mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du, côn trùng. Cá còn ăn thức ăn tinh như: các loại bột, thức ăn viên.
Khả năng sinh sản: cá rô phi rất mắn đẻ, nuôi trong ao cá đẻ tự nhiên nhiều lần trong năm, ảnh hưởng đến quy cở thương phẩm.
Cá rô phi nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con. Nhưng do mắn đẻ, giao phối gần dần dần giống bị thoái hóa nên chậm lớn.
Hiện nay để hạn chế khả năng sinh sản người ta tạo ra giống cá rô phi đơn tính đực bằng cách sử dụng hóa chất (17a-metyltestosterol) trộn vào thức ăn cho cá con ăn từ khi mới nở (bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài) đến khi cá đạt 21 ngày tuổi. Sau thời gian nuôi như vậy đàn cá rô phi con sẽ chuyển giới tính thành cá đực gọi là cá rô phi đơn tính đực.
Cá rô phi có thể sử dụng làm đối tượng nuôi chính và có khả năng thâm canh với năng suất cao.
Câu 31: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Chim Trắng
Đáp án:
Cá chim trắng thích hợp trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống bình thường ở độ mặn từ 5 – 10%0.
Cá chim trắng sống ở tầng giữa và tầng đáy, cá thường bơi thành từng đàn trong ao. Cá chim trắng ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng. Thức ăn của cá là thực vật các loại, hạt ngũ cốc, mùn bã hữu cơ, động vật các loại như: giun, ốc, hến, cá tạp và thức ăn viên.
Cá chim trắng 3 tuổi thì thành thục sinh dục và có thể sinh sản tự nhiên trong ao được.
Về khả năng sinh trưởng: cá 6 – 7 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con.
Cá chim trắng có thể sử dụng làm đối tượng nuôi đơn hoặc nuôi ghép ở trong ao.
Câu 32: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Trê
Đáp án:
Cá trê sống ở tầng đáy, lúc còn nhỏ ăn động vật phù du, lúc lớn ăn các loại giun, côn trùng, tôm cá tạp, xác bã động vật thối rữa và các chất bột ngũ cốc.
Cá trê sống được trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp (môi trường xấu mà các loài cá khác không sống được). Ngoài tự nhiên thu được cỡ cá 0,2 - 0,4kg/con. Nuôi trong ao có thể cho cá trê ăn thêm cám gạo, ngô (70%) và cá tạp, bột cá (30%) nấu chín, đóng viên hoặc nắm lại rải ven ao, cho cá ăn vào buổi chiều tối.
Câu 33: Anh (hay chị) hãy trình bày về đặc điểm sinh học của cá Lóc
Đáp án:
Thích sống ở vùng nước có nhiều rong cá, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.
Câu 34: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường độ pH ảnh hưởng đến đời sống của cá
Đáp án:
pH là một ký hiệu dùng để diển tả mức độ chua hoặc kiềm của nước và đất. Người ta chia độ pH ra làm 14 bậc, pH = 7 là môi trường trung tính, pH < 7 là môi trường axit, pH > 7 là môi trường kiềm.
Độ pH để cá sinh trưởng và phát triển tốt là pH = 7 - 8,5. Nếu pH càng thấp hoặc càng cao thì đều ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá và có thể làm cho cá bị chết.
Độ pH ở trong ao nuôi cá thường dao động không lớn lắm.
Câu 35: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường nhiệt độ nước ảnh hưởng đến đời sống của cá
Đáp án
Nhiệt độ thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất nằm trong khoảng 25 - 320C. Ngoài phạm vi trên nhiệt độ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá. nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm cho cá bị chết.
Nhiệt độ nước ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nhưng mức độ biến thiện chậm hơn nhiệt độ không khí. Càng xuống sâu nhiệt độ càng ổn định hơn. Bởi vậy về mùa lạnh, nước ở tầng đáy các ao hồ ấm hơn ở tầng mặt và ngược lại về mùa nóng nước ở tầng đáy mát hơn.
Do đó ở các ao hồ nuôi cá, để hạn chế ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến cá người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ sâu mực nước đạt từ 1,2 – 1,5m để nuôi cá.
Câu 36: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường Hàm lượng ô xi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống của cá
Đáp án
Cũng như các loài động vật khác, cá rất cần có oxy để thở. Khác với động vật trên cạn, cá sống trong nước, hô hấp bằng mang nhờ oxy hòa tan trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt là > 5mg/l. Nếu hàm lượng oxy < 2mg/l thì cá có thể nổi đầu và chết.
Hàm lượng oxy ở trong ao nuôi do 2 nguồn cung cấp:
+ Thứ nhất: do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh tạo ra. Đây là nguồn cung cấp oxy chính cho ao nuôi .
+ Thứ hai: do sóng, gió và tác động cơ học khác làm cho oxy trong không khí hòa tan vào nước trong ao.
Ở điều kiện thông thường, do hoạt động quang hợp và hô hấp của tảo, ở những ao có nhiều thực vật phù du thì hàm lượng oxy sẽ cao về ban ngày và thấp về ban đêm. Do đó hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao nhất vào lúc 15 – 17h và thấp nhất vào lúc 4 – 6h sáng hàng ngày. đó là lý do cá thường bị nổi đầu vào ban đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy để thở.
Do vậy, ở các ao hồ nuôi cá cần phải giữ ổn định mức độ phát triển của thực vật phù du ở mức vừa phải để khắc phục tình trạng thiếu oxy trong ao.
Câu 37: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường Hàm lượng khí cacbonic (CO2) ảnh hưởng đến đời sống của cá
Đáp án
Khí CO2 có hại cho sự hô hấp của cá. Hàm lượng CO2 trong nước cao sẽ làm cho cá ngạt thở.
Nguồn CO2 được tạo ra trong nước ao nuôi là do sự hoà tan CO2 từ trong không khí vào nước bởi sóng gió và do quá trình hô hấp của sinh vật ở trong nước tạo ra. Ngoài ra CO2 còn do quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước tạo ra.
Câu 38: Anh (hay chị) hãy trình bày yếu tố môi trường Hàm lượng khí Sunfuahydro (H2S) ảnh hưởng đến đời sống của cá
Đáp án
Khí H2S là một khí rất độc cho cá.
Khí H2S được tạo ra bởi quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng đọng dưới đáy ao hồ.
Những ao nuôi cá có lớp bùn đen dày nếu không được xử lý cải tạo kỹ trước khi thả cá, trong quá trình nuôi, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi có thể cá bị chết do hàm lượng khí H2S quá cao.
Do vậy để hạn chế ảnh hưởng của khí H2S đối với cá, những ao nuôi lâu ngày có lớp bùn đen dày thì cần phải nạo vét hoặc phơi đáy, cải tạo kỹ càng. Đồng thời trong quá trình nuôi cần phải quản lý kỹ lượng thức ăn cho cá ăn tránh để dư thừa thức ăn.
Câu 39: Anh (hay chị) hãy trình bày Lợi ích của nuôi cá ao
Đáp án:
   Nuôi cá ao từ lâu đời nay đã được đồng bào tiến hành rộng rãi vì:
-         Kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản.
-         Tiền vốn đầu tư cho nuôi cá thường thấp.
-  Có thể tận dụng sức lao động của những lứa tuổi khác nhau và các sản phẩm nông nghiệp sản có trong gia đình để nuôi cá đạt hiệu quả cao.
Câu 40: Anh (hay chị) hãy trình bày Tiêu chuẩn ao nuôi cá
Đáp án:
Ao nuôi cá nên có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 - 1,5 m nước, ao có 1 lớp mùn dày từ 15 – 25 cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 - 0,5 m, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
Với những ao hồ nằm ở vị trí có khả năng bị ngập lụt thì cần nuôi tránh lụt.
Nên chọn ao nuôi ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát, không bị chua phèn hay nhiễm mặn.
Ao ở gần nguồn nước sạch, có thể chủ động cấp và thay được nước.
Ao nuôi nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Câu 41: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp Dọn ao nuôi cá
Đáp án:
Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cá, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều. Sau đó phơi nắng từ 5 - 7 ngày. Nếu là ao mới đào thì cần tháo rữa đáy ao bằng cách cho nước vào ao, ngâm từ 1 - 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 - 4 lần.
Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 – 10 kg/100m2 đáy ao. Mục đích của việc bón vôi là giảm độ chua phèn của ao nuôi , giữ cho độ pH trong ao được ổn định. Ngoài ra vôi còn có khả năng diệt trừ cá dữ, địch hại, mầm bệnh. Nên bón vôi vào những ngày nắng. Vôi cần được rãi đều trong ao và nên tập trung vào những vùng nước đọng có mạch nước rỉ màu nâu đá nhiều hơn. Có thể bón vôi quanh bờ ao để hạn chế phèn rỉ xuống ao nuôi .
Sau khi tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100m2. Lá xanh cần bó thành từng bó nhỏ 5 – 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập 0,3 - 0,4 m, ngâm 5 – 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m. Nước lấy vào ao cần phải lọc bằng đăng hoặc lưới để đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Sau 3 - 4 ngày quan sát thấy nước có màu xanh lục hay nâu vàng là được.
Nếu nước chưa lên màu có thể bổ sung thêm phân vô cơ gồm các loại: urê, lân, NPK. Có thể bón urê : lân với tỷ lệ 2 : 1, hoặc NPK, liều lượng bón khoảng 0,2 kg/100m2. Chú ý: phân phải được hoà tan vào nước riêng rẽ từng loại rồi tạt đều xuống ao chứ không bón nguyên hạt,
Mục đích của việc bón phân nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng, tạo thức ăn tự nhiên cho cá để sau khi thả là cá có sẵn thức ăn tự nhiên, cá sẽ ít hao hụt và chóng lớn.
Câu 42: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp Chọn giống Mè, Trắm, chép cho ao nuôi
Đáp án:
Con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi sau này, vì vậy cần phải chọn giống tốt.
- Chất lượng giống tốt: cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.
- Kích cở giống: cá giống phải đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ bị hao hụt.
+ Cá mè, cá trắm: kích cỡ 12 – 15 cm.
+ Cá chép: kích cở 8 – 12 cm, cá rô phi: kích cở: 6 - 8cm.
Câu 43: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp thả giống cho ao nuôi
Đáp án:
          Tuỳ theo điều kiện ao nuôi, khả năng giải quyết thức ăn, phân bón, nguồn cá giống và nhu cầu tiêu thụ mà có thể chọn chủng loại cá gì làm đối tượng nuôi chính.
- Với những ao có chất đáy màu mỡ, nước ao có màu tốt, không bị ô nhiễm thì nên chọn cá mè là đối tượng nuôi chính.
- Với những ao khó gây màu nước, trong ao có nhiều rong, bèo cá và ở địa phương có cây làm thức ăn xanh thì nên chọn cá trắm cá là đối tượng nuôi chính.
+ Nếu nuôi cá trắm cá là chính: thì thả cá trắm cá 50%, các cá khác như mè trắng, mè hoa, chép, rôphi 50%
+ Nếu nuôi cá mè trắng là chính: thì thả cá mè trắng 60%, các cá khác như chép, mè hoa, trắm cá, rôphi 40%
Mật độ thả ghép: tuỳ thuộc vào điều kiện của ao hồ và khả năng đầu tư chăm sóc quản lý mà thả nuôi cá với mật độ khác nhau. Tuy nhiên nên thả nuôi với mật độ: 0,7 - 1,5 con/m2 là thích hợp.
Câu 44: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp Chăm sóc ao nuôi cá
Đáp án:
Chăm sóc cá trong ao nuôi cần đạt được 2 mục tiêu là cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cá để rút ngắn thời gian nuôi , tăng cỡ cá hưong phẩm đồng thời giảm đầu tư chi phí thức ăn, hạ giá thành cá thương phẩm. Phương pháp chủ yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cá là bón phân và cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá.
3.1. Bón phân
Đối với đa số các ao nuôi cá nước ngọt (trừ ao nuôi cá trắm cá), bón phân là phương pháp rẻ tiền đồng thời tạo ra cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Người nuôi cá cần lưu ý, chỉ một số ít các loài cá sử dụng phân chuồng làm thức ăn trực tiếp, phần lớn lượng phân bón được phân huỷ để phát triển cơ sở thức ăn tự nhiên. Do vậy, nên ủ kỹ phân hữu cơ trước khi bón xuống ao.
3.2. Bổ sung thức ăn trực tiếp
Đối với các ao nuôi cá tăng sản thức ăn tự nhiên trong ao không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cá, người nuôi cá cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn trực tiếp.
Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn như sau:
- Thức ăn tinh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 2 - 3% trọng lượng cá.
- Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 - 35% trọng lượng cá.
Thường xuyên cho cá ăn vào những thời gian và địa điểm cố định sẽ tạo cho cá một phản xạ có điều kiện, cá sẽ tìm ăn đúng giờ và đúng địa điềm. Như vậy sẽ hạn chế thức ăn thừa lẫn vào bùn, tránh lãng phí thức ăn, tránh ô nhiễm môi trường và dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá.
Câu 45: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp quản lý ao nuôi cá và thu hoạch
Đáp án:

4. Quản lý ao nuôi cá

Để quản lý tốt ao nuôi cá tăng sản, nguời nuôi cá phải thăm ao hàng ngày để phát hiện các sự cố như sụt lì bờ, địch hại, ô nhiễm môi trường, bệnh cá... Hàng tháng phải kiểm tra tốc độ lớn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá. Kịp thời thay nước, bổ sung nước, xử lý bệnh tật khi phát hiện các sự cố về môi trường.

5. Thu hoạch

Sau một thời gian nuôi, có thể thu hoạch bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm theo hình thức đánh tỉa. Sau 8 - 9 tháng nuôi tháo cạn ao để thu hoạch.
Câu 46: Anh (hay chị) hãy trình bày lợi ích của việc nuôi cá ruộng lúa
Đáp án:
Nuôi cá trong ruộng lúa có lịch sử từ lâu đời, đây là một việc làm mang lại nhiều lợi ích:
Trước hết ngoài lúa ra còn thu thêm được cá là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Nhờ nuôi cá ở ruộng lúa mà tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cả cá và lúa ở trong ruộng:
+ Cá ăn sâu bọ phá hoại lúa.
+ Cá ăn các loại cá dại trong ruộng.
+ Cá thải ra phân làm cho ruộng màu mỡ hơn.
+ Bón phân cho lúa có tác dụng làm tăng thức ăn tự nhiên cho cá.
+ Thóc rơi rụng là thức ăn của cá.
Câu 47: Anh (hay chị) hãy trình bày Phương pháp chọn ruộng lúa để nuôi cá
Đáp án:
Ruộng lúa dùng để nuôi cá phải bờ ruộng chắc chắn, không bị rò rỉ và cao hơn mức nước trong ruộng ít nhất 0,5 m, có cống cấp và cống thoát, chủ động về nguồn nước. Trong ruộng phải có kênh mương với diện tích tổng cộng 1/10 diện tích ruộng lúa, độ sâu của kênh mương phải đảm bảo từ 0,8 – 1 m để cá trú ẩn khi cần thiết.
Tháo cạn nước trong ruộng, bón vôi với liều lượng 8 – 12 kg/100m2. Bón lót từ 30 – 40 kg phân chuồng/100m2 mương.
Câu 48: Anh (hay chị) hãy trình bày thời gian thả cá ruộng lúa
Đáp án
 Sau khi cấy lúa từ 15 đến 20 ngày ta tiến hành thả cá giống vào ruộng. Đối với lúa gieo thì phải sau 1 tháng mới được thả cá.
Trước khi thả phải ngâm túi cá giống xuống nước 15 phút, sau đó mở túi cho nước vào từ từ để tránh cho cá khái bị sốc.
Đối tượng thả nuôi là: cá trắm cá, cá mè, rô phi, cá chép.
Lưu ý: chỉ thả cá trắm cá khi lúa đã tốt hoặc đã thu hoạch
Câu 49: Anh (hay chị) hãy trình bày mật độ thả cá ruộng lúa
Đáp án
- Mật độ cá thả từ 0,3 – 0,35 con/m2.
- Kích cở cá thả:
+ Cá rô phi, cá chép: 6 – 8 cm.
+ Cá mè, cá trắm cá: 10 – 12 cm.
Câu 50: Anh (hay chị) hãy trình bày cách chăm sóc, quản lý, thu thoạch cá ruộng lúa
Đáp án

Chăm sóc quản lý

Thường xuyên quan sát theo dõi hoạt động của cá, kiểm tra đê cống đề phòng rò rỉ cá sẽ bị hao hụt.
Bổ sung thức ăn trực tiếp để cá mau lớn, cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn như sau:
- Thức ăn tinh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 2 - 3% trọng lượng thân cá.
- Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 - 35% trọng lượng thân cá.
Trong quá trình nuôi khi cần phun thuốc trừ sâu cho lúa phải tháo cạn ruộng để dồn cá vào mương. sau khi phun thuốc từ 5 đến 7 ngày mới lấy nước trở lại để cho cá lên ruộng kiếm ăn.

Thu hoạch

Sau 1 thời gian nuôi ta có thể tiến hành thu hoạch bằng cách đánh tỉa những cá thể có kích thước lớn. Tiếp theo ta tiến hành tháo cạn nước trong ruộng để thu hoạch (thường là nuôi 2 vụ lúa 1 vụ cá để có kích cở cá thương phẩm lớn, được thị trường ưa chuộng). Với những ruộng nuôi cá có bổ sung thức ăn ta có thể đạt năng suất 2 – 3 tấn/ha.
Câu 51: Anh (hay chị) hãy trình bày phương pháp và quy trình chế biến thức ăn cho cá nuôi
Đáp án
 Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển tốt, đạt chất lượng cao, người nuôi cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cá, trong đó nhu cầu chất đạm từng giai đoạn phát triển rất quan trọng. Việc sử dụng các chất cung cấp tinh bột như cám, tấm, mì lát.. phải trong giới hạn, dựng quá nhiều cá sẽ khụng tiờu húa hết, tích luỹ trong cơ thể dưới dạng mỡ hoặc thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nuôi. ngoài ra để tăng cường sức kháe cho đàn cá cần bổ sung thêm vitamin (1-2%), đặc biệt là vitamin C. 
Một vài công thức đề nghị phối chế thức ăn cho cá: 
(chỉ bao gồm các thành phần chính)
Nguyên liệu
Cộng thức thức ăn
theo tỷ lệ đạm khác nhau (%)
Bột cá (*)
Bột đậu nành
Cám gạo
Bột sắn
Premix vitamin
20
30
34
15
1
17
25
35
20
1
9
20
50
20
1
(*) Có thể thay thế bột cá bằng cá tạp theo tỷ lệ lượng cá tạp = lượng cá bột x 4 
 Tuỳ điều kiện của nụng hộ mà áp dụng các phương thức chế biến khác nhau. Tuy nhiờn việc nấu chớn các nguyên liệu là cần thiết, đặc biệt là cám, bột sắn vì sẽ làm gia tăng độ tiêu hoá thức ăn, giảm lượng phân thải vào môi trường.
Quy trình chế biến thức ăn cho cá như sau:
Cân nguyên liệu -----> Trộn và nấu nguyên liệu -----> Để nguội ------> Trộn thêm nguyên liệu (vitamin, men tiêu hóa,...) ------> ép viên hoặc nắm thành từng nắm và cho ăn.
Câu 52: Anh (hay chị) hãy trình bày cách sử dụng một số loại thức ăn cho cá nuôi

 Đáp án:

Khi cho cá ăn cần quan tâm tới 4 yêu cầu cơ bản: lượng thức ăn vừa đủ; chất lượng thức ăn tốt (không ẩm, mốc, thiu thối, hàm lượng đạm động vật chiếm 10% trở lên và lượng vitamin C chiếm 1%); thời gian cho ăn thích hợp; địa điểm cho ăn là nơi cá thường đến, yên tĩnh và cố định.
Thức ăn cho cá có thể chia làm 2 loại chính: thức ăn sử dụng trực tiếp và thức ăn sử dụng gián tiếp.
Thức ăn sử dụng trực tiếp (thức ăn trực tiếp) gồm: thóc gạo, ngô, khoai, sắn, đậu tương, khô dầu, các loại thủy sản chế biến ở dạng bột hoặc để thô; một số loại thực vật như cá, lá ngụ, rong, lá sắn... thái nhá vừa cỡ để cá có thể ăn được. Thức ăn thực vật dùng để phối chế bổ sung vitamin C và các chất khoáng theo tỷ lệ phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng của cá (gọi là thức ăn tổng hợp). Vì chất lượng thức ăn có ý nghĩa quyết định tới tốc độ sinh trưởng, phát triển nên khi cá còn nhá phải cho ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
Các loài cá đều ăn thức ăn tinh bột, lượng cho ăn hàng ngày bằng 1- 10% trọng lượng thân cá. Riêng cá trắm cá thiên về thức ăn thực vật, bằng 20 – 70% trọng lượng thân cá.
Với thức ăn là tinh bột, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát. Thức ăn là thực vật thường cho cá ăn vào chiều tối. Địa điểm cho ăn cách bờ ao 1-2m, có độ sâu 1-1, 5m trở lên, ở vị trí cố định và yên tĩnh. Thức ăn tinh nên cho vào sàn, đặt cách đáy ao 0,3-0, 5m. Thức ăn thực vật phải thả vào khung tre nổi trên mặt nước, khung rộng 6-10m2.
Thức ăn sử dụng gián tiếp (thức ăn gián tiếp) gồm các loại phân bón cho ao để tạo ra thức ăn tự nhiên cho cá.
Nguyên tắc chung khi bón phân cho ao nuôi cá là phải xác định được lượng phân phù hợp. Không nên bón phân vào ngày trời âm u hay mưa. Trước khi bón, phân chuồng phải được ủ kỹ với vôi bột. Nếu cần bón phối hợp các loại phân thì nên bún riờng và xen kẽ, 2 ngày bún một loại.
Phân bón cho ao nuôi cá có 2 loại chính: phân hữu cơ và phân vô cơ.
Phân hữu cơ gồm các loại phân chuồng (phân gia súc, gia cầm, thuỷ cầm...) và phân xanh (các loại lá cây thân mềm, có nhiều màu xanh, không gây độc hại như chó đẻ, cứt lợn, cóc vàng, cây họ đậu còn xanh...). Có thể ủ phân hữu cơ với phân chuồng và vôi bột, trong 20-30 ngày, vói đều cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho cá.
Câu 53: Anh (hay chị) hãy trình bày cách bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá;
Đáp án:
          Phân chuồng và phân xanh ủ tổng hợp với nhau, lượng bón 20-25kg/100m3 nước ao /tuần. Phân được rói đều khắp ao.
Nếu bón riêng phân chuồng đó ủ kỹ thì bón 10-15kg/100m3 nước ao /tuần, phân được rói đều khắp ao. Phân xanh có thể không cần ủ mà bó thành bó (10 – 15kg/bú) rồi dìm ở đáy ao, sau 2-3 ngày vớt cọng phân xanh lên bờ để nước ao khái bị thối. Lượng phân xanh bón cho ao trung bình 7-15kg/100m3 nước ao /tuần.
Phân vô cơ gồm các loại phân đạm, lân, kali, NPK và vôi, riêng vôi cần sử dụng thường xuyên cho ao nuôi cá theo liều 2-3kg/100m3 nước ao /tuần vì có tác dụng làm sạch nước ao, giữ nước không bị chua và cung cấp lượng chất khoáng, canxi giúp cá sinh trưởng và phòng bệnh tốt.
Phân vô cơ nên bón từ tháng 4 đến tháng 10 (bón vào ngày nắng vừa phải). Thời gian bún tốt nhất 9 – 10 giờ. Lượng phân trung bình là 0,2kg đạm + 0,4kg lân/100m3 nước ao /tuần. Trước khi bón phân vô cơ được hoà tan riêng biệt từng loại, té đều khắp mặt ao.
Câu 54: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh
Đáp án:  Bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn:
Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước.
Có các đốm đỏ trên thân, vảy, vây xuất huyết rách nát.
Cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết hoại tử thối nát.
Bệnh thường gặp ở cá giống và cá thịt.
* Phòng trị bệnh:
- Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.
- Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3% (200 – 300g) muối/10 lít nước. Thời gian tắm 5 – 10 phút.
- Thuốc kháng sinh:
+ Stretomyxin: 50 – 75mg/kg cá nuôi , cho ăn 5 – 7 ngày.
+ Kanamyxin: 50mg/kg cá nuôi , cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 100 – 200mg/kg cá nuôi , cho ăn 10 - 12ngày.
          - Thuốc Vitamin C: Vào mùa cá xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu, trộn thêm Vitamin C vào thức ăn tinh cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng 50 – 60mg/kg cá/ngày.
Câu 55: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Nấm thủy my thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh
Đáp án:  Bệnh nấm thuỷ my: 
Trên da cá xuất hiện nhiều vùng trắng xám.
Nấm phát triển như đám bông (để trong nước quan sát rõ hơn ngoài khô).
Trứng cá nhiễm bệnh có màu trắng đục xung quanh có sợi nấm.
Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân.
 * Phòng trị bệnh:         
- Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.
- Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3% (200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút.
- Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.
Câu 56: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Trùng quả dưa thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh
Đáp án:  Bệnh trùng quả dưa:
- Trên da, vây, mang cá xuất hiện nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm rất nhá màu hơi trắng đục có thể thấy rá bằng mắt thường.
- Cá bị bệnh này thường tách đàn bơi lờ đờ quanh bờ, khi bơi đầu hơi ngoi lên đuôi cắm xuống đáy.
- Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân, mùa thu.
* Phòng trị bệnh:
- Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.
- Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3%( 200 – 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 – 10 phút.
- Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.
Câu 57: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Trùng Mỏ neo thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh
Đáp án:  Bệnh trùng mỏ neo
- Cá kém ăn, gầy yếu đầu to thân nhá.
- Trùng ký sinh vào làm viêm loét da, vây và mang cá.
* Phân bố bệnh:
- Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân mùa thu.
* Phòng trị bệnh:
- Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.
- Dùng lá xoan( để cả nhánh) đập dập bó thành từng bó thả xuống ao sau 3 – 5 ngày lá xoan có tác dụng diệt trùng.
- Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.
Câu 58: Anh (hay chị) hãy trình bày bệnh Rận cá thường gặp ở cá nuôi và cách trị bệnh
Đáp án: 
*Bệnh rận cá
-Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công có thể thấy rá bằng mắt thường.
-Cá bị bệnh này thường tách đàn bơi lờ đờ quanh bờ, khi bơi đầu hơi ngoi lên đuôi cắm xuống đáy.
-Bệnh thường gặp vào mùa xuân, mùa thu.
* Phòng trị bệnh:
-Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 –3 kg/100m2ao.
-Dùng lá xoan (để cả nhánh) đập dập bó thành từng bó thả xuống ao sau 3 – 5 ngày lá xoan có tác dụng diệt trùng
-Tắm cho cá bằng muối trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 – 3%(200 – 300g) muối/10 lít nước. Thời gian tắm 5 – 10 phút.
-Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMn04) nồng độ 5 – 10 g/m3 nước. Thời gian tắm 15 – 30 phút.
Câu 59: Anh (hay chị) hãy trình bày Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Đáp án: 
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH GIA LAI
1.     Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản:
1.1. Đối tượng nuôi
          Bên cạnh các loại cá truyền thống, phát triển các đối tượng nuôi mới như: cá tra, rô phi đơn tính, cá lóc, cá chim trắng, cá trê lai, tôm càng xanh, ba ba, ếch, cá sấu...và từng bước tiến tới nuôi trồng các loại thủy đặc sản như cá thác lác, anh vũ, lăng, chình...Đối với mỗi loại hình mặt nước khác nhau có cơ cấu đàn giống thả nuôi khác nhau.
2.2. Diện tích, sản lượng nuôi trồng
          - Đến năm 2015 nuôi trồng 2.180 ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm 10%; nuôi bán thâm canh chiếm 20%; nuôi quảng canh cải tiến chiếm 70%. Sản lượng đạt 3.500 tấn; năng suất đạt 1,6 tấn/ha.
          - Đến năm 2020 nuôi trồng 3.580 ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm khoảng 13%, nuôi bán thâm canh chiếm khoảng 25%; nuôi quảng canh cải tiến chiếm khoảng 62%. Sản lượng đạt 8.000 tấn, năng suất đạt 2,2 tấn/ha.

          Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản theo các loại hình nuôi trồng đến năm 2015 và 2020 cụ thể như sau:
Các loại hình nuôi trồng thủy sản
Đến năm 2015
Đến năm 2020
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
I. Tổng số
2.180
3.500
3.580
8.000
1.Nuôi thủy sản ở ao hồ nhỏ
1.510
2.441
1.820
4.526
Thâm canh
140
560
310
1.395
Bán thâm canh
296
592
590
1.425
Quảng canh cải tiến
1.074
1.289
920
1.656
2. Nuôi thủy sản ở ruộng trũng
510
895
900
2.510
Thâm canh
50
200
160
720
Bán thâm canh
110
275
310
930
Quảng canh cải tiến
350
420
430
860
3. Nuôi thủy sản ở vùng bán ngập
160
128
860
860
Quảng canh cải tiến
160
128
860
860
II. Nuôi cá lồng
100
(lồng)
40
200
(lông)
100
          (Cụ thể ao, hồ nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản từng huyện, thị xã, thành phố có báo cáo Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo)
2. Quy hoạch khai thác thủy sản trên các loại hình mặt nước lớn:
          -Khai thác thủy sản chủ yếu là ở hồ chứa và hồ tự nhiên, sông Ba, sông Ayun, sông Sê San, sống Sêrêpôk. Trong những năm đến tiếp tục thả giống ra các diện tích mặt nước lớn để phát triển nguồn lợi, dự kiến đến năm 2015 diện tích khai thác là 13.690ha, sản lượng đạt 795 tấn; đến năm 2020 diện tích khai thác là 20.760 ha, sản lượng đạt 1.051 tấn.
          - Nhu cầu đầu tư thêm tàu thuyền máy có công suất từ 12-35CV đến năm 2015 là 70 chiếc và đến 2020 là 100 chiếc.
          3. Nhu cầu lao động sản xuất thủy sản:
          Lao động trong sản xuất thủy sản đến năm 2015 là 5.000 lao động, đến năm 2020 là 9.000 lao động, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 4.650 lao động, đến năm 2020 là 8.500 lao động. Lao động khai thác thủy sản đến năm 2015 là 350 lao động, đến năm 2020 là 500 lao động. Để đáp ứng lao động có trình độ kỹ thuật cho sản xuất thủy sản, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản, trong những năm tới cần mở các lớp tập huấn, đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao kiến thức về thủy sản cho người nuôi.
          4. Nhu cầu giống:
          - Đến năm 2015 là 9,8 triệu con, trong đó giống cá là 8,83 triệu con, giống tôm là 0,98 triệu con;
          - Đến năm 2020 là 21,1 triệu con, trong đó giống cá là 19 triệu con, giống tôm là 2,1 triệu con
          - Giống thả cho khai thác thủy sản (chủ yếu là giống cá) đến năm 2015 là 5,7 triệu con. đến năm 2020 là 7,2 triệu con.
          - Nguồn giống được cung cấp chủ yếu từ các cơ sở sản xuất và hộ gia đình.
          5. Nhu cầu về thức ăn:
          - Đến năm 2015 nhu cầu thức ăn là 77.700 tấn, trong đó thức ăn tinh 5.100 tấn, thức ăn xanh là 72.600 tấn
          - Đến năm 2020 nhu cầu thức ăn là 162.000 tấn, trong đó thức ăn tinh 12.500 tấn, thức ăn xanh là 149.500 tấn.
          6. Các dịch vụ hậu cần: Phát triển mạng lưới cơ  sở bán ngư cụ cho nghề cá. Các cơ quan về khuyến nông, khuyến ngư tích cực thúc đẩy mạng lưới này phát triển, đồng thời tư vấn về dịch bệnh và thuốc phòng chữa bệnh cho người nuôi. Việc quản lý và kiểm soát các dịch vụ này sẽ được thực hiện qua các cơ quan kiểm dịch về thú y và thủy sản hoặc các bộ phận khuyến nông, ngư. Các cơ quan có chức năng quản lý về thủy sản cần phải kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và đảm bảo an toàn cho người nuôi.
          7. Cơ sở hạ tầng về thủy lợi cho vùng nuôi trồng thủy sản
          Sử dụng hệ thống các hệ thống thủy lợi ao, hồ chứa, kênh mương hiện có cho cả nông nghiệp và thủy sản, tiến hành bê tông hóa các kênh mương cấp 1 và cấp 2 tăng hiệu suất lưu chuyển nước, xã hội hóa về xây dựng và quản lý hệ thống thủy lợi nuôi trồng thủy sản.
          8. Các chương trình và dự án nuôi trồng thủy sản:
          - Chương trình phát triển giống thủy sản; chương trình phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản; các dự án chi tiết (quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung; phát triển thủy sản ao, hồ nhỏ, vùng ruộng trũng, phát triển nuôi và khai thác thủy sản hồ chứa, khai thác thủy sản sông ngòi);
          - Chương trình phát triển khoa học công nghệ và khuyến ngư; chương trình phát triển nguồn nhân lực; chương trình đầu tư cho tàu thuyền và ngư lưới cụ;
          - Nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển thủy sản gồm: Nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương, vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước, vốn của nhân dân.
Câu 60: Anh (hay chị) hãy trình bày Nnhững giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Đáp án: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH GIA LAI
          1. Giải pháp về cơ chế chính sách:
          - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt là đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn và công nghệ cao.
          - Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê mặt nước để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản; vay vốn tín dụng để đầu tư phát triển thủy sản phù hợp với chu trình sản xuất;
          - Thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển thủy sản theo qui định và hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
          2. Giải pháp về giống và thức ăn cho thủy sản:
          2.1. Giải pháp về giống:
          - Xây dựng Trung tâm giống thủy sản để sản xuất giống cấp I cùng với các trại vệ tinh để cung cấp 70% nhu cầu về giống; 30% lượng giống nhập từ các tỉnh khác trong nước và nước ngoài.
          - Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung ứng giống thủy sản đảm bảo chất lượng.
          2.2. Giải pháp về thức ăn:
          - Xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (trong đó có chế biến thức ăn cho thủy sản), đồng thời nhập khẩu thức ăn thủy sản của các cơ sở chế biến trong và ngoài nước để đảm bảo cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
          - Sử dụng các sản phẩm, phụ phẩm trong nông, ngư nghiệp tại chỗ để cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
          3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư:
          Đào tạo kỹ thuật viên cho các cán bộ địa phương hoặc một số hộ dân ở vùng nuôi tập trung để làm nòng cốt cho phong trào....Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật và kỹ năng quản lý thủy sản cho cán bộ quản lý. Tổ chức tập huấn cho nông dân hàng năm, hàng vụ đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ. Thay thế hệ thống đào tạo không theo nhu cầu thị trường sang tiếp cận từ ngoài và bằng hệ thống đào tạo theo nhu cầu thị trường. Tích cực phổ biến các yêu cầu mới, chuẩn mực quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như áp dụng công nghệ mới. Phối hợp với viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của tỉnh trong lĩnh vực thủy sản.
          4. Giải pháp về thị trường:
          Quản lý chặt chẽ chất lượng và duy trì sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản để đảm bảo uy tín trên thị trường. Giữa người nuôi trồng thủy sản và các tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để không bị bán ép giá. Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Mở các lớp tập huấn cho người sản xuất thủy sản về phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tránh việc phải bán hạ giá do bảo quản sản phẩm không tốt.
          5. Giải pháp về môi trường:
          - Khuyến cáo thực hiện đầy đủ các biện pháp tẩy dọn ao nuôi trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới;
          - Khi cá, tôm bị dịch bệnh tuyệt đối không được xả nước hoặc vét bùn ra môi trường xung quanh và nguồn cung cấp nước;
          - Trong các khu nuôi tập trung và các khu nuôi theo hình thức sản xuất hàng hóa cần phải thực hiện các biện pháp về xử lý nước thải cũng như việc cấp thoát nước tuân thủ theo quy định chung;
          - Tăng cường giám sát môi trường nước xung quanh và điều tiết cấp thoát nước giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp, tránh nguy cơ bị ô nhiễm từ các loại hóa chất bảo vệ thực vật cũng như thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp.
                                                                               GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét