PHẦN I. TRÊN ĐẤT NƯỚC AI-LAO
(13.12.2024)
I/ BUỔI SÁNG ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT AI-LAO
Ông Đoàn
Văn Báu: Chiếc xe phía trước là của chị làm ngành Hải Quan tại nước Lào. Chị ấy
cũng rất là tế nhị.
Khi chị
biết các sư nghỉ ở đây, chị đã chạy quá ra một cây số, chờ các thầy đến, để
cúng dường nước uống.
Ngày hôm
qua, khi chị nghe nói, thầy chỉ ăn một bữa một ngày, và đang ngồi ngoài rừng,
chị ấy đã chạy ra ngoài, lúc đang làm việc, mà ôm mặt, khóc nức nở.
Chúng ta
hãy xem người dân đầu tiên của nước sở tại, đảnh lễ sư. Chị ấy lúc này đã bỏ
giày ra, đi chân đất và quỳ bên đường. Chị giữ khoảng cách và đảnh lễ rất đẹp.
Tôi đã
thấy chị xúc động và rơi nước mắt.
Chị chờ
đây lâu chưa chị?
Phật Tử
Ai-Lao: Cũng một tí thôi. Ở đây là nước với hạt điều, xin em hãy cầm giúp. Đi
trên đường, khi nào cảm thấy… (nghẹn ngào).
Ông Đoàn
Văn Báu: Vâng, vâng, em cảm ơn chị.
Phật Tử
Ai-Lao: Được gặp, chị mừng lắm.
Ông Đoàn
Văn Báu: Người Việt gọi là có duyên.
Phật Tử
Ai-Lao: Chị thấy là chị có duyên, chị có phước. Vì chị… (khóc). Chị thấy ông ở
trên mạng… (khóc). Cái clip, có người đánh ông đó… (khóc). Chị viết trên trang
của chị: Ông là con của ông Phật ở trên trời đó… (khóc).
Thật,
nếu mà không phải con của Phật, thì người ta sẽ phản ứng lại… (khóc). Nhưng mà
ông thì đã không như thế… (khóc).
II/ CẢM NGHĨ
1. PHẬT TỬ BUỔI SÁNG ĐẦU TIÊN TRÊN NƯỚC AI-LAO
Tôi xem
video này từ sáng đến giờ, không biết đã bao lần. Bao lần xem là đủ bao lần tôi
xúc động vì hình ảnh của chị Phật Tử nước bạn. Chị thiệt là dễ thương, vừa đẹp
người lại đẹp nết.
Tôi
không hồ đồ, vội vã, khi ca ngợi chị như thế đâu. Mà chính một loạt các hành
vi, thái độ của chị, dù chỉ diễn ra vỏn vẹn trong hai phút, cũng đã quá đủ cho
tôi có ấn tượng ban đầu như vậy về chị.
Giá mà
tôi có thể được ôm chị, và nói, cảm ơn chị nhiều lắm, ngưỡng mộ chị nhiều lắm,
chị thiệt là đáng yêu làm sao. Người đẹp như chị, thiệt hiếm có trên đời.
2. PHÁP DANH CỦA SƯ MINH TUỆ
Nhớ gì,
tôi sẽ nhắc đó cùng các bạn. Tôi đã bỏ hàng mấy trăm giờ ra xem tất cả các
video về sư, và tôi xin khẳng định, sư đã lặp đi lặp lại không biết bao lần:
Minh Tuệ, là Pháp danh, là tự sư lấy tên đó cho mình, và không có họ Thích phía
đầu.
Chỉ đơn
giản là Minh Tuệ.
Sư cũng
nói thêm, sư chưa là thầy của ai cả. Sư chỉ là người xuất gia, bộ hành, khất
thực, tu tập theo mười ba hạnh Đầu Đà.
3. Y PHẤN TẢO CỦA SƯ MINH TUỆ
Sư cũng
đính chính rất nhiều lần, áo nhiều mảnh mà sư mặc (chớ không phải áo bảy màu,
như cá bảy màu, hay như cầu vồng bảy màu), có đủ màu, tùy vào việc nhặt được
vải gì trên đường, miễn dày, miễn không hoa hòe, là sư cắt ra miếng vuông vức,
giặt sạch và sẽ may, trong những lúc ngồi nghỉ bên đường. Thêm vào đó, việc mặc
như vậy, là để không liên lụy đến hình ảnh của chùa chiền, của Giáo Hội, cả Nam
Tông và Bắc Tông.
4. NỒI CƠM ĐIỆN CỦA SƯ MINH TUỆ
Nồi Cơm
Điện, cũng chỉ là việc rất tình cờ, được sư dùng thay cho bình bát. Với sư,
bình bát đẹp quá, không hợp với hạnh tu của sư, lại không bền, phải thay hoài,
mà sư thì không có tiền mua, nên sư đã xin cái lõi nồi cơm điện của người ta,
ngay từ hôm đầu tiên, sư quyết chí lên đường, tu theo hạnh: ba y, một bát.
5. ĐÔI CHÂN TRẦN CỦA SƯ MINH TUỆ
Trong
một buổi phỏng vấn của nhiều năm về trước, khi người phỏng vấn xin được xem hai
bàn chân của sư, và họ đã thảng thốt kêu lên, khi nhìn thấy đôi bàn chân sư,
phần lồi ra, cháy nám, như có một lớp hắc ín quét lên - đau không sư ơi, thì sư
đã cười thật tươi mà rằng, dạ đau chớ, chảy máu, mưng mủ, nhiễm trùng, đủ hết,
những năm đầu, nhưng con cố gắng chịu đựng, vì con đi suốt đời, dép không bền
đâu, vài tháng là đứt, chẳng lẽ thay hoài, chỉ da thịt con là bền thôi, không
phải lo âu đến tiền mua dép.
6. ẤN ĐỘ ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ VÙNG ĐẤT PHẬT
Còn
nhiều điều về sư nữa, nếu các bạn thắc mắc, chịu khó coi lại các bài chuyển
thoại của tôi về sư Minh Tuệ. Tất cả là sự thực, hình ảnh còn đó, lời sư còn
đó, xin đừng vô tình hoặc cố ý, hiểu lầm, hiểu sai, làm tổn thương thêm sư, tổn
thương cả những người kính trọng, thương yêu sư - một người con Phật, quá hiền
lành, không dám giẫm đạp từ con sâu, cái kiến bên đường, không dám làm phiền
đến một ai, trong suốt tám năm qua, từ khi trở thành tu sĩ.
Chuyện
cuối, tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay, có một vài ý kiến, cho rằng: Đất nào là
đất Phật? Có đất nào không có Phật đâu? Tu ở đâu mà chẳng được? Sao phải ra xứ
người?
Hành
trình của sư, sẽ đi qua các nước: Ai Lao, Thái Lan, Miến Điện, và cuối cùng là
Ấn Độ.
Miền Đất
Phật, là tên gọi bao lâu nay, người ta dùng cho Ấn Độ, vì Đức Phật là hoàng tử
của xứ Ấn Độ mấy ngàn năm trước. Người ta cũng gọi Tây Tạng, hay Nepal, hay Miến
Điện là vùng đất Phật nữa, vì Phật Giáo vốn là tôn giáo chánh ở các xứ sở này.
Thậm chí Cam Bốt, thậm chí Thái Lan, người ta cũng tự hào, nước của người ta là
vùng đất Phật luôn.
Vậy thì
thay vì viết, Sư Minh Tuệ - Bộ Hành Đến Ấn Độ, được đổi thành, Sư Minh Tuệ - Bộ
Hành Về Miền Đất Phật, cũng có sai gì về chánh tả, hay ngữ pháp, hay nội dung
của câu đâu.
Xin được
tán thán sư Minh Tuệ, tán thán hạnh nguyện của ngài, kính chúc ngài được trọn
vẹn thành tựu trên con đường tu tập.
Cảm ơn
và mến chúc các bạn đọc an lạc.
Sài Gòn
13.12.2024
Phạm Hiền Mây
Nguồn:
Văn bản
trò chuyện, trao đổi trên, được chuyển thoại từ video: Chị làm Hải Quan Lào
Đảnh Lễ Sư Minh Tuệ Khi Sư Đi Qua. Phát hành ngày 13.12.2024, trên kênh YouTube
Phật Bên Ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét