Trang

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

BÀN VỀ VÔ THỨC VÀ CHÁNH NIỆM.


Bài của Hà Hùng trên facebook

Tinh thần con người chúng ta luôn chạy theo những hiện tượng bên ngoài, và luôn bị chi phối bởi nó. Mà các hiện tượng bên ngoài này thì luôn thay đổi, cho nên chúng ta cảm thấy như bị hụt hơi với nó luôn. Và cái cách quay vào trong tinh thần mình, để tránh cho tinh thần bị lôi kéo về phía các hiện tượng bên ngoài của thực tại, thì gọi là chánh niệm.

Chánh niệm là để nhận thức mọi sự thay đổi bên trong tinh thần của chính mình. Vậy chánh niệm phải được hiểu như thế nào thì mới gọi là đúng đây?

Sở dĩ tâm lý chúng ta luôn xáo trộn bởi vọng tưởng, là vì trong ký ức của chúng ta luôn chứa những thông tin cũ của quá khứ quá nhiều. Và những mơ mộng của tương lai cũng thế. Vì đó là hình ảnh phóng chiếu từ ký ức của quá khứ mà thôi. Vì ý thức chúng ta như cánh cửa mở ra cho tinh thần. Nó luôn đem vào tất cả mọi sự nên tinh thần chúng ta càng ngày càng nén chặc nơi tiềm thức. Và nếu như chúng ta không có con đường giải phóng khối năng lượng dồn nén này ra ngoài, thì chúng ta sẽ rất mệt tâm trí. Vì tâm trí chúng ta luôn chạy theo bên ngoài, chứ không biết cái gì đang xảy ra với chính nó. Vậy thực tập chánh niệm là hướng vào trong để sống một đời sống nội tâm tràn đầy trọn vẹn.

Và người ta quan niệm về chánh niệm sẽ là khác nhau, nếu như chúng ta quyết định có phần tham gia của ý thức hay không? Vì với ý thức, thì đó chỉ là tập trung tinh thần tạm thời vào trong để có chánh niệm mà thôi. Chánh niệm này được xem như là phương pháp tập luyện của tinh thần, để gạt bỏ những vọng tưởng hướng ngoại đi. Tuy nhiên nếu ai có tinh thần đi tới vô thức rồi, thì đó chính là chánh niệm mạnh nhất.

Chánh niệm là có niệm từ trong vô thức. Mà vô thức có nghĩa là vô niệm theo kiểu Huệ Năng nói rằng chánh niệm là vô niệm. Còn cái gọi là chánh niệm thuộc ý thức là không đúng. Vì đó là sự chủ quan của cái đầu, nên không thể biết bên trong nó nghĩ gì đâu.

Vô thức rất nguy hiểm. Vì nó rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Và cái gì làm nó tổn thương. Là những cái còn tồn tại nơi tiềm thức. Mà tiềm thức là cái bóng của ý thức. Cho nên chúng ta sống là luôn nhét vào nhiều thứ để ép cái vô thức đó cho nó khổ. Do đó bước đầu tiên là đánh dẹp nơi tiềm thức là ổn, vì đó là ký ức của chúng ta. Còn về phần ý thức thì dễ rồi vì nó có thể điều khiển được mà. Khi đánh dẹp xong tiềm thức thì tự nhiên vô thức cũng bình an. Cho dù ngoài đời vẫn ồn ào như thường.

Ý thức là bức tường vững chắc để bảo vệ tinh thần con người. Nếu đập vỡ nó ra thì phải có trả giá đau thương. Và điều đầu tiên khi bức tường ý thức bị đập bỏ là tất cả những điều VÔ LÝ trên đời sẽ tràn đến cho ta. Cái đó gọi là phá công án. Nếu ai vượt qua được là vào vô thức thênh thang. Là có chánh niệm. Ai không vượt qua được là điên. Trường hợp vượt qua cái ào gọi là đốn ngộ. Còn tu tịnh độ là tiệm ngộ nên cứ từ từ mà tu nhiều kiếp thôi.

Đi vào vô thức là để phá cái hữu thức. Vì vô thức là sáng trưng rồi chứ có gì đâu. Chỉ vì cái hữu thức che mờ thôi. Vô niệm là không có thực hành bằng ý thức. Vì những ai thiền còn quan niệm rằng phải thế này thế kia là mới ở ngoài thôi..Nếu vào trong vô thức rồi muốn xả ra cũng không được. Mà có chánh niệm suốt ngày suốt đêm không rời. Còn thiền mà nói phải xả thiền và nhập thiền là thiền còn non vậy.

Tuy nhiên thiền cũng có hai cách nhìn khác nhau. Là cách nhìn từ ngoài vào và xem nó như một nghề để tu luyện tinh thần dần dần. Đây là cách nhìn của ngươi chưa giác ngộ mà vẫn đang theo học tập thôi. Còn thứ hai là nhìn từ trong ra như đang sống trong nó vậy. Đó là cách nhìn của người đã giác ngộ rồi.

Có những điều nói được thuộc trí óc. Và có những điều không nói được thuộc trái tim. Điều không nói được chính là chân lý.

Kinh Phật xuất phát từ chân tâm của Phật. Là niết bàn vô vi tĩnh lặng trong tâm Ngài. Đó chính là cái gốc chứa đựng thực tại vô thường đời sống bên ngoài.

Thực tại vô thường là số nhiều, và luôn thay đổi biến chuyễn không ngừng. Cái này lặn xuống thì cái khác nổi lên. Nhưng tất cả những chìm nổi thay đổi đó, đều xuất phát từ cái lỏi của tinh thần vũ trụ, mà chúng ta không thể thấy được. Nhưng Phật thì thấy được cái lỏi này. Cho nên Ngài cũng đã nắm bắt được thực tại vô thường trong tay.

Sỡ dĩ bộ máy vũ trụ hoạt động được, là do nó luôn chuyễn xoay hai đầu của nó lần lượt theo vòng tròn. Cho nên đầu này đi từ trong tối ra sáng. Thì đầu kia của nó sẽ là từ sáng đi vào tối, và cứ thế mãi. Do đó nó vừa là cái chịu đựng lẫn nhau, và cũng là cái để giải thoát cho nhau. Vừa hủy diệt vừa sinh ra từng giờ từng phút.

Khi sự vật chuyễn vào trong tối. Thì niết bàn sẽ ôm lấy và chuyễn hóa nó thành hư không. Ngược lại từ hư không, niết bàn lại sinh ra các sự vật mới. Chúng sẽ tỏa đi trong rất nhiều con đường mới của thực tại. Từ đây sự vật đã được trình bày trong mắt chúng ta như những thực thể riêng biệt. Để nhận biết như là một thế giới luôn biến đổi của vô thường. Tuy nhiên, đằng sau cái sân khấu thực tại ấy. Chúng đều có những sợi dây liên kết với nhau rất chắc chắn.

Vậy thực tại vô thường, là thế giới vật chất của tạo hóa thiên nhiên vũ trụ. Còn niết bàn vô vi là cái kho tàng chứa đựng nó. Cho nên nếu ai có được chiếc chìa khóa mở ra được cái kho tàng này. Thì sẽ là người làm chủ thế giới. Và chính Đức Phật là người làm được điều này. Do đó, những gì Ngài nói ra, là luôn đúng với những quy luật vận hành theo tự nhiên. Mà muốn hay không muốn, thì con người rồi cũng sẽ bị cuốn trôi theo cái dòng đó thôi. Vì ý chí con người có mạnh tới đâu đi nữa. Thì cũng đều bị chặn lại trước bức tường của thực tại vô thường. Cho nên đứng trước thực tại. Con người mới thốt lên “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là vậy đó.

Thực tại là thế giới của vạn pháp vô ngã. Là tượng trưng cho đức Phật Tỳ Lô giá Na không thiện không ác. Còn niết bàn là tâm không của đức Phật Thích Ca, chứa lý tánh của vạn pháp. Đó là sự toàn thiện. Sỡ dĩ Phật có được cái lý tánh vạn pháp này. Là vì Ngài đã đi qua cái tâm lý hữu ngã của con người trần gian rồi. Đó là ý chí tư hữu vật chất của con người, cũng như tham vọng về quyền lực.vv. Vì thế Phật đã được giải thoát hoàn toàn khỏi thực tại vô thường.

Vậy sự giác ngộ của Phật là một điều đến thật tự nhiên, mà bản thân Ngài cũng không ngờ. Sự giác ngộ là trút bỏ tất cả cái trí tuệ hữu vi ở ngoài đi, để đạt đến cái trí tuệ vô vi ở bên trong. Là thông suốt từ ý thức đến vô thức. Là bỏ cách tư duy suy luận thông thường để có trực giác. Trực giác chính là cái nhận thức gần nhất, là trực tiếp tiếp xúc với đối tượng. Nó nhìn thấy sự vật vượt cả không gian và thời gian. Cho nên đức Phật ngồi một chỗ mà biết hết tất cả mọi việc trên thế giới. Ngài ngồi một chỗ mà giải quyết tất cả mọi việc của con người. Ngài biết rõ con người bế tắt bởi các hệ ý thức đã cùng đường. Nên Ngài đã chỉ ra những con đường mới cho con người đi tiếp. Cái đó gọi là trí tuệ minh triết, nó vượt qua hết các hệ ý thức triết học lý tưởng đã thất bại kia.

Khi người ta viết cái gì thì mình phải đọc thì mới hiểu được. Thậm chí khi bạn đọc mà còn chưa hiểu nói chi là không hề đọc, rồi ở đó đoán mò và phán bậy bạ theo cái ngã kiến chấp thủ của mình. Tu hành hơn nhau là ở chỗ này. Rằng mình biết sai chỗ nào và đúng chỗ nào. Dám nhìn nhận người khác, cũng như dám nhận thức về bản thân mình là như thế nào. Chứ đừng trôi nỗi theo những phù phiếm mơ hồ của tinh thần mà không thể nhận chân được sự thật. Vì sự thật rất đơn giản, chứ không có mang nhiều bùa phép ảo tưởng màu mè vây quanh nó, như chúng ta vẫn tưởng về một vị Phật đâu. Vì tất cả trời đất này gom lại làm hai, và hai gom lại làm một thì nó phải đơn giản đến tận cùng chớ. Vì đời sống này là đời sống của con người. Và đức Phật vẫn đang sống đây cùng chúng ta, thì Ngài sẽ cũng như bao nhiêu người khác thôi.

Chúng ta biết con người có ý thức, tiềm thức và vô thức. Tu Tịnh độ là ý thức, là tu từ ngoài vào lấy sự tướng làm phương tiện. Là tu theo lý tưởng mà tận cùng của nó là ở cỏi trời cực lạc thôi. Còn tiềm thức là siêu hình nên tu Mật Tông có nhiều điều huyền bí gì đó trong này. Và Mật Tông cũng chỉ tu theo lý tưởng thôi. Mấy ông thầy tu Tịnh Độ luôn thích đồng bóng, và mấy ông thầy tu Mật Tông luôn thích bùa phép, thì suốt đời không thể gặp Phật được. Vì họ chỉ thích ông Phật trên lý thuyết mà thôi. Còn tu Thiền là ở vô thức nên nó rất đơn giản, là tu từ trong ra. Do đó chỉ có Thiền là mới nhìn đúng với thật tướng của các pháp. Là gần với chánh pháp. Vô tướng bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm. Là cái sự tướng bên ngoài vô cùng đơn giản, nhưng cái tinh chất tinh thần bên trong đó mới thật sự lớn lao. Tu thiền là tu chứng, là đi con đường khó khăn VÔ LÝ để thành đạt trí tuệ vô vi, mà chạm tới chân lý. Vì chân lý rất đơn giản chứ không có bùa phép màu mè gì hết. Những kẻ tu cả đời mà nghiệp chướng quá lớn, chỉ mong cầu những hiện tượng bùa phép viễn vong, rồi đọc sách mà không hiểu cái lý của nó, nên suốt đời khổ vì chấp thủ kiên cố quá. Tu hành như thế là thất bại rồi. Vì cả đời chỉ ôm ấp những mộng mị tha lực mà không thể dứt bỏ nó ra, để đứng lên nhìn thấy rõ sự vật như thế nào.

Từ xưa đến nay con người quá chủ quan trong nhận thức của mình, nên luôn luôn cho rằng chân lý là tuyệt đối. Nhưng tuyệt đối chính là cái có giới hạn. Còn chân lý chỉ ra sự vận động của thế giới này là một hành trình chuyễn động không có giới hạn, không đầu không cuối thì làm sao nó là tuyệt đối được. Vậy mà cuốn sách nào cũng bảo chân lý tuyệt đối là chân đế mới lạ. Vì nói đến tính tuyệt đối là phải chính xác. Vậy hai đường thẳng song song trên mặt phẳng sẽ không bao giờ gặp nhau. Vì mặt phẳng là giới hạn. Nhưng hai đường thẳng song song trong không gian sẽ gặp nhau ở vô cực. Và đó chính là nó gặp nhau ở cuối chân trời. Cho nên nên người giác ngộ thành Phật cũng giống như người đi tới cuối chân trời, và nhìn thấy hết thế gian này rồi. Và đó là một điều rất hiếm xảy ra. Và không vì nó hiếm hoi như thế nên chúng ta nhìn nó bất thường tung tung bùa phép cho nó là sao. Vì nó cũng là con người bình thường mà.

Vật lý học theo Newton là đi theo con đường tư duy tuyệt đối trên không gian phẳng. Vật lý học theo Einstein  là đi theo con đường nhận thức tương đối trong không gian ba chiều. Cho nên hai cái này khác nhau như lý tưởng và chân lý vậy. Thuyết tương đối của Einstein đã phủ nhận những thành quả vật lý theo kiểu tuyệt đối của Newton, và phải xét lại Newton rất nhiều. Einstein cho rằng ánh sáng trong không gian sẽ bị cong, chứ không đi theo đường thẳng. Vì ông nói nó bị ảnh hưởng lẫn nhau bởi không gian và thời gian, theo tư duy tổng hợp. Gọi là “không thời gian”. Vì tư duy tuyệt đối giới hạn chỉ giải quyết vấn đề trên mặt phẳng ở dưới đất thôi. Nhưng khi để đo không gian trên trời thì phải dùng đến thuyết tương đối. Và chân lý chính là cái chứa đựng vũ trụ này nên nó rất phù hợp với thuyết tương đối của Einstein. Vì trong các môn khoa học, thì vật lý lý thuyết là tư duy theo minh triết. Là nó chỉ có thể đo lường không gian trong thời điểm đó mà thôi, chứ nó không mang tính xác quyết nhất định bao giờ cũng có kết quả như thế...

Vì thế chân lý là tương đối.

Và vì sao Napoleon và Hitler đem quân xâm lược nước Nga đều đại bại? Vì hai ông này tính toán một cách tuyệt đối đã dẫn đến sai lầm, cho một cuộc chiến tranh lâu dài trên một chiến trường rộng bao la. Vì đây là vấn đề chiến lược có yếu tố thời gian và không gian là quyết định. Khi thời gian kéo dài thì nó sẽ phát sinh bao nhiêu thứ rắc rối, mà trong cách tính toán tuyệt đối ban đầu đã không tính được. Đồng thời với một mặt trận rộng bao la thì làm sao canh giữ cho hết. Do đó tính toán theo kiểu đánh nhanh thắng nhanh mà nhằm vào đây là thất bại.

Do đó chiến thuật thì tuyệt đối, còn chiến lược thì tương đối.

Vì cái tương đối là cái còn vận động còn tiếp diễn mãi mãi. Chứ nó không giới hạn và ngừng lại như tính tuyệt đối chính xác kia. Vậy chỉ riêng cái gọi là TUYỆT ĐỒI & TƯƠNG ĐỐI mà loài người nhầm lẫn này, nên dẫn con người đi tới chỗ mắc kẹt. Vì rất nhiều các hệ ý thức lý tưởng ngày nay đã bị kẹt cứng rồi, có còn nhúc nhích được nữa đâu. Và khi minh triết lên tiếng thì vấn đề thế giới bây giờ mới được giải quyết. Và Ta đã nói rõ ràng ràng như thế rồi mà còn không hiểu thì bó tay. Và vấn đề ở đây là hãy tự trách mình u mê không hiểu được, không tin được sự thật của chân lý là như thế. Chứ đừng phán bậy bạ và nói Ta là này kia nghe chưa.

Vi chúng ta sống trong tư duy nhị nguyên mãi rồi chúng ta hiểu sai về chân lý luôn. Và hiện nay có hàng vạn người đi tu nhưng chung quy đều hiểu sai con đường tu của mình luôn. Rằng bùa phép đồng bóng chỉ là cứu cánh của tha lực thôi. Nó không có thực đâu. Vì người có thần thông là bước đi an lạc vô ngại trên mặt đất này, chứ không phải là bay lên trời hay lặn xuống biển. Người có hào quang là người có trí tuệ sáng suốt, giải quyết việc gì cũng xong. Người biết biến hóa là người có tinh thần tự do tự tại, phân thân bay khắp nơi cái gì cũng biết, cái gì cũng thấu hiểu tỏ tường hết!

Vì con người thật sự hơn nhau là trí tuệ mà thôi. Và chúng ta cũng thấy đó, đời sống con người có máy bay tàu ngầm hay lên vũ trụ thì cũng do trí tuệ mà ra. Chứ con người còn có quyền năng gì cao hơn trí tuệ nữa mà mơ mộng hả. Vì chân lý là nhìn thấy cả hai mặt âm dương của vấn đề. Cho nên nó thấu tình đạt lý. Còn con người khổ là có tâm lý chiếm hữu. Vậy ngược lại cái tâm lý chiếm hữu này thì là phép màu rực rỡ rồi có gì đâu. Tu mấy chục năm mà nói hoài vẫn không hiểu là sao trời?

Và cả đức Phật nếu còn sống trên đời, còn đụng chạm thị phi, còn hoát động sinh lý tâm lý như con người thì sẽ còn tạo nghiệp và sẽ còn phiền não. Nhưng cái khác là Ngài biết ngay cái phiền não đó từ đâu ra và Ngài cắt đứt nó ngay, và sau đó tâm hồn Ngài sẽ trở lại an lạc vô cùng. Vì chưa ai thành Phật ở đây hết mà ngồi đó đoán mò theo lý thuyết sai lạc cả mấy ngàn năm rồi. Vì chỉ có Phật là thấu hiểu hết tâm ý của chúng sanh đang nghĩ cái gì luôn, chứ không phải là ngược lại nghe chưa.

Một người sống ngoài đời giác ngộ, thì nó khác với một người tu tập trong đạo giác ngộ. Và tất cả những gì Ta nói thì người đời đã hiểu hết và chấp nhận hết, mặc nhiên sự thật là như thế. Tuy nhiên chỉ có mấy ông thầy tu trong chùa là không chịu. Vì ngôn ngữ Ta nói là ngôn ngữ đời thường chứ nó không mang nhiều bùa phép theo thuật ngữ trong đạo. Và vấn đề ở đây là do người tu bây giờ chỉ biết trên lý thuyết hạn chế trong chùa mà không có kiến thức rộng, cũng như không có chứng đắc một chút nào hết, thì làm sao hiểu được. Vã lại với tà kiến bao phủ đầu óc thì luôn luôn tìm kẻ hở để chóng phá phủ nhận mà thôi. Và đó là điều đáng tiếc cho một người đi tu mà không thấy đường đi vậy.

Vậy, Phật là một con người đã phát hiện ra, và nắm bắt được những quy luật vận động của tự nhiên trong vũ trụ. Và sự vận động của vũ trụ, thì theo quy luật cảm ứng của các lực hút và lực đẩy, bởi vật chất và năng lượng trong không gian luôn giãn nở ra, và co lại liên tục. Cái đó được gọi là luật nhân quả của nhà Phật trong tâm lý con người. Có nghĩa là vật chất trong vũ trụ này không hề mất đi. Mà nó chỉ thay đổi hình thức cho nhau mà thôi. Điều này khoa học gọi là định luật bảo toàn năng lượng và vật chất. Như thế thì thực tại có thay hình đổi dạng mấy đi nữa, thì cũng là chính nó thôi. Điều đó cũng giống như thần thức của con người, sẽ không bao giờ mất đi. Mà cái mất của sự sống con người, chỉ là sự chết của thân xác. Điều này có nghĩa là trong sự luân hồi lên cao xuống thấp. Thì chúng ta chỉ thay đổi kiếp sống, cùng với cái thân xác của mình mà thôi.

Vậy thì khi Phật Thích Ca nói kinh mà chúng ta tụng đọc hôm nay. Thì chỉ là hình thức phương tiện của Phật, để đi xuống gần thế gian với chúng ta. Và trong thời gian Phật trụ thế nói kinh. Thì tình trạng thế gian như thế nào, thì Phật phải nói như thế đó, để phù hợp với mọi căn cơ nhận thức của con người, và bối cảnh xã hội của thời đại đó. Cái đó gọi là khế lý và khế cơ bằng phương tiện quyền xảo, tùy duyên mà Phật đã dùng để giáo hóa chúng sanh. Do đó, kinh Phật chỉ là phương tiện để chúng ta đi tới chân lý. Chứ không phải chứa đựng chân lý như chúng ta vẫn tưởng. Vì chân lý nằm trong niết bàn vô vi yên lặng, bất khả thuyết không thể đo lường.

......................................................................................

Hạnh phúc càng đơn giản thì càng bền lâu. Và trong con mắt của Phật thì bất cứ cái gì cũng có linh hồn sống động và thật dễ thương trìu mến. Do đó Ngài bao giờ cũng hạnh phúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét